You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KHOA NGỮ VĂN
-------------------------

NHÓM 1

TÌM HIỂU KHUYNH HƯỚNG


XÃ TẮC TRONG VĂN HỌC LÝ – TRẦN

Học phần: Khuynh hướng tác giả và thể loại


văn học trung đại Việt Nam

GVHD: TS. NGUYỄN QUANG HUY

Đà Nẵng, 2021

1
Bảng phân công nhiệm vụ của nhóm 1

Thành viên Nhiệm vụ Hiệu suất


Nguyễn Thị Cẩm Ly 20SNV2 - Tìm hiểu về 100%
+ thể loại trong các sáng tác của nhà
nho tài tử
+ tác giả tiêu biểu của loại hình nhà
nho tài tử
+ tác phẩm tiêu biểu của loại hình nhà
nho tài tử
- Làm slide và tổng hợp danh mục tài
liệu tham khảo
Nguyễn Thị Kiều Liên 20SNV1 - Tìm hiểu về: 100%
+ nghệ thuật trong các sáng tác của
nhà nho tài tử
+ hình tượng con người trung tâm
trong các sáng tác của nhà nho tài tử
- Thuyết trình

Đỗ Nguyễn Hoài Thuận - Tìm hiểu về: 100%


20SNV2 (nhóm trưởng) + định nghĩa nhà nho tài tử
+ đề tài chủ yếu trong các sáng tác của
nhà nho tài tử
+ tư tưởng, chủ đề trong các sáng tác
của nhà nho tài tử
- Chỉnh sửa nội dung tất cả các mục
- Chỉnh sửa danh mục tài liệu tham
khảo
Lê Hoàng Uyên 20SNV1 - Tìm hiểu về: 100%
+ ý nghĩa của loại hình tác giả nhà nho
tài tử
+ vị trí của loại hình tác giả nhà nho tài
tử
- Tổng hợp nội dung

Nhóm trưởng
Đỗ Nguyễn Hoài Thuận

2
MỤC LỤC

1. Định nghĩa ....................................................................................................................... 4


2. Chủ đề.............................................................................................................................. 5
2.1. Tư tưởng hành lạc.................................................................................................... 5
2.2. Khát vọng tình yêu ................................................................................................... 6
3. Đề tài ................................................................................................................................ 7
3.1. Thương xót thân phận những con người bất hạnh và người phụ nữ.................. 7
3.2. Đề cao con người nổi loạn với tính cách ngông .................................................... 8
3.3. Tiếng cười trào phúng ............................................................................................. 9
4. Hình tượng con người trung tâm ............................................................................... 10
4.1. Hoài bão cá nhân- Nhu cầu giải phóng hoài bão cá nhân .................................. 10
4.2 Hình tượng hào kiệt - Người anh hùng trong thời loạn lạc .................................. 11
4.4 Hình tượng người phụ nữ “ Hồng nhan - bạc mệnh” ........................................... 11
4.5 Bi kịch của người tài tử .......................................................................................... 12
5. Nghệ thuật ..................................................................................................................... 12
5.1 Điển cố ..................................................................................................................... 12
5.2 Sử dụng chữ Nôm và chữ Hán ............................................................................... 13
5.3 Quan niệm về thời gian và không gian .................................................................. 13
6. Thể loại .......................................................................................................................... 13
6.1. Truyện thơ Nôm ...................................................................................................... 13
6.2. Ngâm khúc .............................................................................................................. 14
6.3. Hát nói ..................................................................................................................... 14
7. Tác giả tiêu biểu ............................................................................................................ 15
7.1. Tản Đà ..................................................................................................................... 15
7.2. Nguyễn Công Trứ ................................................................................................... 15
7.3. Nguyễn Du .............................................................................................................. 16
8. Tác phẩm tiêu biểu........................................................................................................ 17
8.1. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều .................................................... 17
8.2. “Chí làm trai” của Nguyễn Công Trứ ................................................................... 17
8.3. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.............................................................................. 17
9. Ý nghĩa của loại hình nhà nho tài tử trong tiến trình văn học Việt Nam ................... 18
10. Vị trí của loại hình nhà nho tài tử trong tiến trình văn học Việt Nam ..................... 18

3
1. Định nghĩa
Trong công trình “Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ” (Tạp chí Văn mới, Hà Nội, 1944) lần
đầu tiên Trương Tửu dùng khái niệm “người tài tử”, “nhà nho tài tử”. Ông viết: “Quan niệm
“cầm kỳ thi tửu” là một quan niệm tài tử. Bằng danh từ này người ta thường chỉ thị hạng nho
sĩ lơ đãng với công việc kinh bang tế thế (hành đạo) mà thiên trọng về văn học, về sự vui sống
cầu kỳ (hành lạc). Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lưu Linh… là những nhà nho tài tử vậy. Họ không sống cho
Tổ quốc, không sống vì đạo lý. Họ sống cho họ, sống vì nghệ thuật, sống vì đẹp. Suốt đời họ
chỉ tìm cái đẹp. Cái ý vị của cuộc sống, theo quan niệm tài tử, không phải ở chỗ phụng sự mà
là ở chỗ hưởng thụ, ở uống rượu, ở làm thơ, ở gẩy đàn, ở đánh cờ, ở giăng gió, ở sông núi.”

Như vậy nhà nho tài tử là những người có tài, nhận thức được tài năng, nhân phẩm của mình,
và họ có sự chủ động trong việc chọn cách ứng xử với thế giới bên ngoài. Cách ứng xử này có
thể phù hợp với chuẩn mực Nho giáo hoặc không, tùy theo chiến lược của mỗi người. Nhà
nho tài tử là loại hình tác giả thích cầm, kỳ, thi, hoạ; sống ngoài vòng cương toả, ngông nghênh
“khinh thế ngạo vật”. Nhà Nho tài tử khác với nhà Nho truyền thống ở hai điểm: trọng tài và
đa tình.

Nhà nho quân tử Nhà nho tài tử


Tâm Tài
(Lòng ưu ái) (Tài hoa)
Chí Tình
Tiên ưu chí (ái tình)
(Chí nam nhi, Chí công danh)
Đạo Tính
(Đạo cương thường) (tính dục)
Nghĩa Du
(Nghĩa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, (Thú giang hồ; Thú phong lưu/ Hành lạc)
bạn bè, đất nước)
Khí Mỹ
(chí ý, khí cốt) (Mỹ cảnh, mỹ nhân)
Bảng 1: Phân biệt phẩm chất nhà nho quân tử và nhà nho tài tử.

Nguồn: [2, “Nhà nho tài tử”: Nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học
trung cận đại Việt Nam”]

4
2. Chủ đề
2.1. Tư tưởng hành lạc
Nếu công danh là cách tự khẳng định cá nhân trong bất hủ với vô hạn thời gian thì hưởng lạc
là việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời người.

Trăm năm trong cõi người ta


Xoá sổ tính ngày chơi đà được mấy
(Trong trần mấy mặt làng chơi - Nguyễn Công Trứ)

Nguyễn Công Trứ đã nâng hành lạc thành một triết lý sống, một tuyên ngôn cuộc đời của
mình:
Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương
(Ở đời không hành lạc
Sống ngàn năm cũng chết yểu)
(Đánh thức người đời - Nguyễn Công Trứ)
Trong thơ của Tản Đà thì tư tưởng hưởng lạc được thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh đó là say
trong men rượu và sự ăn chơi.
Đêm xuân một trận nô cười
Dưới đèn chẳng biết là người hay hoa
Khi vui quên cả cái già
Khi say chẳng dốc giang hà cũng say
(Say - Tản Đà)
Trong thơ Nguyễn Du cũng xuất hiện tư tưởng hành lạc, thể hiện thái độ bi quan, chán nản
thời cuộc nên muốn tìm đến hành lạc để giải khuây.
Cuộc đời trăm năm thương thay chỉ là chớp mắt
Cuộc vui chơi lúc tuổi già mua vui, tiếc chỉ là thoáng chốc
Sao biết được rằng ngày khác nằm ở dưới gò tây
Có thể uống được một giọt rượu nào trong tiết Trùng dương không?
(Mạn hứng- Nguyễn Du)
Rượu quý uống hàng trăm chén
Đời người không ai sống trăm tuổi
Nên vui chơi cho kịp thì
Chớ nên giữ nếp nghèo hèn
Cả năm chẳng được mở mày mở mặt

5
Bá Di, Thúc Tề chẳng danh lớn
Đạo Chích, Trang Kiểu chẳng lợi to
rung thọ chỉ được tám mươi tuổi
Việc gì tính chuyện ngàn năm
(Hành lạc từ - Nguyễn Du)

2.2. Khát vọng tình yêu


Nếu trong văn chương chính thống chưa dành một vị trí cho chủ đề tình yêu một cách đúng
nghĩa thì văn chương của nhà nho tài tử lại rất chú ý đến tình yêu, hôn nhân.

Tình yêu không chỉ làm "đổ quán, xiêu đình" mà có khi làm cho "nghiêng nước, nghiêng
thành". Bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã viết về tình yêu. Tình yêu là nguồn đề tài không bao
giờ vơi cạn. "Cái tình là cái chi chi" vừa là câu hỏi, vừa là câu trả lời. "Cái chi chi" ấy đã "làm
khổ" Nguyễn Công Trứ, "làm khổ" biết bao người trên thế gian này.

Đa tình là dở
Đã mắc vào đổ gỡ cho ra
Khéo quấy người một cái tình ma
Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy!
(Vịnh chữ tình - Nguyễn Công Trứ)
Càng tài hoa thì càng đa tình. Một danh tướng can trường như ông, một viên quan đại thần
"ngất ngưỡng" như ông thế mà khi đứng trước sự bội tình đã phải thốt lên những lời thê thiết:

Non nước, nước non ngao ngán nỗi


Cỏ hoa, hoa cỏ ngẩn ngơ chiều
(Trách tình nhân - Nguyễn Công Trứ)
Chẳng thế mà khi đã vào tuổi "xưa nay hiếm" ông vẫn cưới vợ hầu 23 tuổi:

Tân nhân dục vấn lang niên kỷ


Ngũ thập niên tiền nhị thập tam
(Người vợ mới hỏi chồng bao nhiêu tuổi
Năm mươi năm trước (ta) hai ba tuổi!)
(Tuổi già cưới vợ hầu - Nguyễn Công Trứ )
Nhưng khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc được thể hiện rõ trong thơ Hồ Xuân Hương
rằng cuộc sống dẫu có bi đát thì cũng mong rằng người với người đến với nhau bằng duyên
tình chứ không nên ép uổng, đùa cợt tình cảm.
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại

6
Đừng xanh như lá bạc như vôi
(Mời trầu- Hồ Xuân Hương)

hay
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
(Tự tình 1 - Hồ Xuân Hương)
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã đưa ra những quan điểm tiến bộ về tình yêu đôi lứa:
phá vỡ quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hay “nam nữ thụ thụ bất tương thân”. Tuy
là phận gái nhưng Kiều rất chủ động đến nhà Kim Trọng trao lời hẹn ước.
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình

3. Đề tài
3.1. Thương xót thân phận những con người bất hạnh và người phụ nữ
Đến giai đoạn cuối TK XIX, với những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội biến đổi thì những
tiếng nói “đồng thanh tương ứng, đồng chí tương cầu” ấy mới được cất lên và nhanh chóng
được quản truyền. Với việc tiếp cận đề tài người đẹp bất hạnh, các nhà nho tài tử đã tìm ra
một sự đột phá mới, một ngả đường cho sự giải phóng văn học, giải phóng những tâm tư
thầm kín của con người. “Gắn sắc đẹp, tài năng với bi kịch, các tác giả mở đầu của giai đoạn
văn học này đã nhanh chóng tìm được một sự cộng hưởng, một sự đồng cảm sâu xa trước
hết trong giới trí thức, và lập tức, sau đó là của toàn thể xã hội” [16, tr.82]

Nguyễn Du đã vượt lên trên mọi thành kiến của xã hội để ca ngợi vẻ đẹp hình thức, tài năng,
đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều - người phụ nữ “dưới đáy” xã hội.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Ở Văn tế thập loại chúng sinh, nhà thơ tỏ lòng thương đối với tất cả mọi người trong xã hội,
đặc biệt là những kiếp người bất hạnh như kẻ đi buôn về bán “đòn gánh tre chín rạn hai vai”
phong sương dầm dãi, bỏ mạng giữa đường; những kẻ mắc vào khóa lính “nước khe cơm vắt”
chiến trận xông pha, thân vùi nghìn dặm; giang hồ ca kỹ bán nguyệt buôn hoa “tuổi già cô
quạnh thác làm ma không chồng”; kẻ hành khất “sống nhờ hàng xứ, thác vùi đường quan”;
kẻ bần dân vì miếng ăn mà bất đắc kỳ tử. Nhà thơ khóc người đã khuất nhưng cũng là lời tâm
sự, chia sẻ những nỗi khổ ải mà con người đang phải gánh chịu trong xã hội loạn ly như trong

7
Độc Tiểu Thanh kí, Long thành cầm giả ca, Sở kiến hành... thể hiện nỗi ưu tư của nhà thơ trước
cuộc đời và vận mệnh con người.

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia thiều là tiếng oán than đến rớm máu cho những số phận
đau thương đó:
Hoa này bướm lỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng
(Cung oán ngâm - Nguyễn Gia Thiều)

Đó là lời tâm sự ngậm ngùi khi phải chịu kiếp chồng chung của Hồ Xuân Hương, chia sẻ hạnh
phúc của mình cho một người khác.

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng


Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong
(Lấy chồng chung - Hồ Xuân Hương)

3.2. Đề cao con người nổi loạn với tính cách ngông
Cảm giác u uất, bế tắc trước thực tại xã hội nhiễu nhương đã hướng người tài tử đến chỗ
ngông. Đó là thái độ phản kháng lại chế độ xã hội đầy rẫy bất công. Tính cách ngông là sự thể
hiện của cái tôi cá nhân rõ nét. Cao Bá Quát cho rằng đời người ngắn ngủi nên hãy cứ làm thơ,
uống rượu, ngắm trăng:

Nhân sinh thiên địa nhất nghịch lữ,


Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày.
Như chiêm bao, như bóng sổ, như gang tay,
Sực nhớ chữ “cổ nhân bỉnh chúc”.
Cao sơn lưu thuỷ, thi thiên trục,
Minh nguyệt thanh phong, tửu nhất thuyền.
Dang tay người tài tử khách thuyền quyên,
Chén rượu thánh, câu thơ thần thích chí.
Thành thị ấy, mà giang hồ ấy,
Đâu chẳng là tuyết, nguyệt, phong, hoa.
Bốn mùa xuân lại, thu qua,
Đời người thấm thoắt như là con thoi.
Cho hay kẻ thế người đời.

8
(Nhân sinh thấm thoát - Cao Bá Quát)
Đó là một cái tôi “ngông” của một kẻ “ngất ngưởng” trong thơ Nguyễn Công Trứ
Người có biết ta hay thì chớ
Chẳng biết ta, ta vẫn là ta
(Ngao du thoả chí - Nguyễn Công Trứ)

Hay cái ngông của một “trích tiên” trong thơ Tản Đà
Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
(Ngày xuân thơ rượu - Tản Đà)
Hay Trần Tế Xương có một bài thơ viết về tính ngông
Ông trông lên bảng thấy tên ông
Ông nốc rượu vào, ông nói ngông
Trên bảng, năm hai thầy cử đội
Bốn kỳ, mười bảy cái ưu thông
Xướng danh tên gọi trên mình tượng
Ăn yến xem ra có thịt công
Cụ xứ có cô con gái đẹp
Lăm le xui bố cưới làm chồng!
(Đi thi nói ngông - Trần Tế Xương)

Chất ngông thường được thể hiện thông qua hình tượng (Nguyễn Công Trứ qua hình tượng
cây thông, bậc quân tử, đại nhân. Tản Đà qua hình tượng núi Tản, sông Đà, kẻ hầu văn nhà
trời…).

3.3. Tiếng cười trào phúng


Trong loại hình tác giả này còn xuất hiện tiếng cười trào phúng. Nho giáo suy tàn, con người
không còn đề cao những mẫu hình hiền nhân quân tử nữa mà quay trở về với con người trần
tục. Trong nụ cười mang tính chất tự tiếu và tiếu ngã ấy các nhà nho đã đem bản thân ra làm
đối tượng để cười: cười bản thân mình để tự răn mình tránh vấy bẩn những điều ô trọc. Nếu
như Nguyễn Khuyến với kiểu tự trào ý nhị, kín đáo thông qua hình ảnh để nói về mình tiểu
biểu như một số bài: Vịnh tiến sĩ, Vịnh Kiều, Tạ người tặng hoa trà, Thân già… và Ông phỗng
đá:

Ông đứng làm chi đó hỡi ông

Trơ trơ như đá vững như đồng

Đêm ngày giữ gìn cho ai đó

Non nước đầy vơi ông biết không?

9
Tú Xương tự trào một cách trực tiếp, không hề giấu giếm tật xấu của mình. Trong kiểu tự trào
phủ định, Tú Xương có một lối trào lộng vô cùng độc đáo. Dưới ngòi bút của Tú Xương, mọi
khía cạnh của bản thân ông đều trở nên xấu xí để làm đối tượng trào lộng. Hết những ăn chơi
ông quay sang kể dến những sự dốt nát của bản thân để cợt nhả

Ý hẳn thầy văn dốt vũ dát,

Cho nên thầy luẩn quẩn loanh quanh

(Phú thầy đồ- Trần Tế Xương)

Với vũ khí tiếng cười, Hồ Xuân Hương đã đánh rất trúng rất đau từ ông vua ngất ngưởng trên
ngai vàng đến anh thư sinh nghiên bút đến cửa Khổng sân Trình để học đạo thánh hiền. Có
thể thấy, đối tượng đả kích trong thơ bà rất rộng. Với vua chúa, bà chỉ mắng nhè nhẹ mà đau
vô kể, và chỉ có thế cũng đủ làm cho vua chúa tối mặt, bà hạ bệ vua chúa ngang hàng với
những kẻ vẫn bị người “quân tử” cho là “phàm phu tục tử”:

Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm

Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà.

Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe

Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.

(Chế sư - Hồ Xuân Hương)

4. Hình tượng con người trung tâm


4.1. Hoài bão cá nhân- Nhu cầu giải phóng hoài bão cá nhân
Trong điều kiện chế độ chuyên chế, muốn có sự nghiệp tất yếu phải qua con đường công
danh, làm theo lệnh vua. “ Dù kiêu ngạo, thị tài đến đâu, người tài tử không thể qua mặt được
đấng chí tôn mà có sự nghiệp phi thường được”. Nhưng “ trí quân trạch dân” đối với họ là
để trổ tài, thử tài, chứ họ không quan tâm đến nghĩa vụ, không coi đó là mục đích của cuộc
đời như nhà nho hành đạo. Ở người tài tử không quan sát thấy một sự trung thành vô điều
kiện, trung thành đến hy sinh tính mạng như người hành đạo trung nghĩa. Mối quan tâm hàng
đầu của họ trong cuộc đời chính là việc làm thỏa mãn hoài bão cá nhân .
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ )
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
(Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ)

10
4.2 Hình tượng hào kiệt - Người anh hùng trong thời loạn lạc
Người tài tử thường cậy tài, muốn trổ tài, thưởng bất mãn với cái có sẵn, muốn xáo trộn,
muốn hành động, phá phách trật tự. Họ cũng thường tự cao tự phụ, ngông nghênh, vòi vĩnh,
không chịu yên mệnh.
Người anh hùng có khát vọng "kinh bang tế thế", tự cho "vũ trụ giai ngô phận sự”, thực tế là
túc trí đa tài, ở thời điểm trẻ trung mơ ước một cách trừu tượng một sự nghiệp lẫy lừng "làm
nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ ", trải qua ba mươi năm tham chính, công không phải không
thành, danh không phải không toại, thân không phải không toàn, cho đến lúc tuổi đã ngoại
thất tuần, thân đã "ngoài vòng cương tỏa", miệng đã dám ca "Bài ca ngất ngưởng", vẫn phải
ngậm ngùi tổng kết “ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng"
Trẻ chẳng thương mà già cũng chẳng tha
Tức mình muốn hỏi cho ra
(Con tạo ghét ghen - Nguyễn Công Trứ )
Nguyễn Du gọi Từ Hải là “ anh hùng”, là “ trượng phu” , là “ Từ Công”, đặt vào miệng Từ Hải
ngôn ngữ của một người có tầm sống cao vượt hẳn người bình thường, tuy chưa là khẩu khí
vương giả nhưng chắc chắn là một người anh hùng xuất chúng.
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì !
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương !
Trước cờ ai dám tranh cường,
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Nguyễn Du nhìn nhận Từ Hải như một người anh hùng chân chính, chứ không phải như một
kẻ phản nghịch theo tiêu chuẩn của nho giáo chính thống. Nhân vật Từ Hải được sáng tạo
trong bầu không khí chung là chấp nhận một thực tế hiển nhiên - sự xuất hiện của mẫu người
anh hùng thời loạn cả trong lịch sử tư tưởng, lịch sử chính trị lẫn trong sáng tạo văn học.
4.4 Hình tượng người phụ nữ “ Hồng nhan - bạc mệnh”
Đặng Trần Côn khi viết Chinh phụ ngâm như nhận xét của người đương thời "cảm thời thế mà
làm ra" nhưng chỉ có thể gián tiếp bộc lộ mình qua tâm sự người vợ lính xa chồng.
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề, thuỳ tạo nhân
(Loạn thời - Đặng Trần Côn)
Nguyễn Hữu Chỉnh và Phạm Thái, trong hai bài văn tế nổi tiếng, một người khóc chị, một
người khóc vị hôn thê, đều không hẹn mà gặp ở cái ý tưởng "hồng nhan bạc mệnh" ấy. Phạm
Thái khóc cho chính mình lênh đênh chìm nổi:

11
“ Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời cho nấn ná nhân duyên
Nàng long đong phận gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính mệnh".
Trong hầu hết các tác phẩm truyền Nôm, đều xuất hiện người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh",
đúng hơn, ở truyện Nôm là tài tử - giai nhân. Họ là Trương Quỳnh Thư và Phạm Kim của "Sơ
kính tân trang”, Lượng Sinh và Giao Tiên của "Hoa tiên", Hạnh Nguyên - Mai Sinh của "Nhị độ
mai"... và đỉnh cao là Kim Trọng - Thúy Kiều của “Truyện Kiều".
4.5 Bi kịch của người tài tử
Nguồn gốc của cảm quan bi kịch ở người tài tử là chính những phẩm chất của họ. Nguyễn Du
cảm nhận một cảnh sâu sắc sự vô nghĩa của những giá trị “thiêng liêng" trong mắt các nhà
nho chính thống: Ai có thể "trung" mãi mãi, vô điều kiện với một triều đại, khi mà "cổ kim vị
kiến thiên niên quốc"?. Phạm Thái hăm hở chống triều đại mới (Tây Sơn) trên tinh thần phục
Lê, rồi cũng nhanh chóng nhận ra tính chất “nhất khứ bất phục phản" của tiến trình lịch sử,
không tìm đâu ra ý nghĩa tích cực của đời sống, chỉ uống rượu tìm lãng quên, tỉnh ra thì mơ
“Chết về Tiên Bụt cho xong tiếp
Đủ ỏa trần gian sống mãi chi"
Tuy đã tự vũ trang bằng ý tưởng "tề vật luận", tự cho mình đã đến mức
“Được mất dương dương người Thái Thượng
Khen chê phơi phới ngọn Đông Phong”
Cho dù Cao Bá Quát có kêu gọi “ Chớ thấy người bạch diện thư sinh mà cười rằng đa cùng tài
tử” thì trong đời thực, người tài tử vẫn cứ mãi “đa cùng”.Triết lí định mệnh “ tạo vật đố toàn”
phản ánh cái ngưỡng nhận thức đối với thế giới và đối với bản thân sự tồn tại của mình ở
người tài tử không hề chỉ là một xác tín nhận thức, mà là sự nhức nhối của chính bản thân sự
tồn tại.

5. Nghệ thuật
5.1 Điển cố
Điển cố là những sự việc, những câu văn, câu thơ trong kinh, sách đời trước mà người đọc
cũng biết đến (nhờ vốn tri thức của mình), được rút gọn thành một chữ, một ngữ hoặc một
câu tuỳ theo tình hình sử dụng nhằm biểu đạt được ý đồ của người sáng tác, làm tăng thêm
tính hàm súc và tính biểu đạt của tác phẩm
Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khi Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm nàng Kiều,
thì ôi thôi không thấy nàng đâu cả:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Thôi Hộ đời Đường, tư chất thông minh, phong nhã, nhân tiết Thanh Minh, một mình đi chơi
về phái Nam thành đô, thấy một ấp trại, xung quanh trồng hoa đào, Thôi Hộ gõ cửa xin nước
uống. Một người con gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến. Người con gái đó có sắc đẹp
đậm đà và duyên dáng, tình ý dịu dàng và kín đáo. Năm sau, cũng vào tiết Thanh Minh, Thôi

12
Hộ lại tìm đến người cũ, thì thấy cửa đóng, then cài, nhân đó mới đề trên cánh cửa bên trái
một bài thơ:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc thường xuyên sử dụng điển cố như : điển vân
vũ chỉ chuyện ái ân nam nữ được tác giả vừa thay đổi hình thức ngữ âm vừa giáng cấp cấu
trúc ngữ pháp thành điển tình mây mưa (trong câu Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa); điển
khuynh quốc khuynh thành -> mùi hương khuynh thành (vừa bị rút gọn vừa bị giáng cấp; Thâm
khuê còn rấm mùi hương khuynh thành) và sóng khuynh thành; (Khóe thu ba rợn sóng khuynh
thành)…
5.2 Sử dụng chữ Nôm và chữ Hán
Nguyên tắc cấu tạo của chữ Nôm là dựa hoàn toàn vào chữ Hán. Điều đó có nghĩa muốn đọc
được chữ Nôm phải tinh thông chữ Hán. Với chữ Nôm không thể có được các tác phẩm văn
xuôi dung lượng lớn . Trong khi ta có được di sản thơ Nôm phong phú thì về văn xuôi, có
những tác phẩm đích thực ( tư tưởng, sử học hay văn học ) đều viết bằng chữ Hán. Trong điều
kiện hạn chế ngặt nghèo của sự phát triển hệ thống chữ viết mang tính dân tộc như vậy, thiên
tài sáng tạo của các tác giả bộ phận văn học Nôm thật đáng kinh ngạc : Thơ nôm Hồ Xuân
Hương, các ngâm khúc và các bản dịch thành ngâm khúc ( theo thể thơ song thất lục bát),
truyện thơ Nôm đỉnh cao là Truyện Kiều

5.3 Quan niệm về thời gian và không gian


Các nhà nho tài tử thường lấy con người làm chủ, với tinh thần trách nhiệm tiến thủ, nhà nho
luôn cảm thấy lo lắng, bối rối trước thời gian trôi nhanh vô tình. Với họ, thiên nhiên vũ trụ là
vĩnh hằng, vô hạn, vô thủy, vô chung, còn con người, muôn vật đều ngắn ngủi, hữu hạn. Trước
sự trôi chảy của thời gian ấy, con người phải làm gì? Có người tìm cách hòa mình vào thiên
nhiên, vũ trụ, có người lại sống gấp, sống vội để cống hiến, hưởng thụ.

Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi

Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi…

(Chí ngao du- Nguyễn Công Trứ)

6. Thể loại
6.1. Truyện thơ Nôm

Truyện thơ Nôm là loại hình tự sự bằng thơ dùng văn tự Nôm, “phản ánh cuộc sống xã hội
thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tính cách nhân vật
bằng một cốt truyện với hệ thống biến cố và sự kiện”.

13
Có thể nói kết tinh thành tựu văn học trung đại Việt Nam nằm ở thể loại truyện Nôm với đỉnh
cao là tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Nguyễn Du về cơ bản giữ lại cốt truyện và các tình tiết chính của "Kim Vân Kiều truyện", đó
cũng là điều không phải nghi ngờ. Trong tác phẩm này tác giả đã có những đột phá về nghệ
thuật khi lần đầu tiên lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực (đoạn tả chị em Thuý Kiều) hay
nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật (đoạn Kiều trao duyên cho em, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Những nhân vật của Nguyễn Du điển hình hoá đến mức đã được sử dụng cho đến hôm nay
như Hoạn Thư, Sở Khanh, Tú Bà. Sự đột phá về quan niệm tình yêu tự do cũng xuất hiện trong
tác phẩm này. Lần đầu văn học trung đại được chứng kiến sự xuất hiện của nhân vật kỹ nữ
như Thuý Kiều được Nguyễn Du hết mực thương yêu, đồng cảm và trân trọng đã thể hiện sự
đổi mới về tư duy, tư tưởng.

6.2. Ngâm khúc

Là thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát,
thường có quy mô tương đối lớn (thường là trăm câu thơ, lớn hơn nữa là đến vài trăm câu
thơ). Ngâm khúc là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc
thoại.Trong thơ này nhân vật trữ tình thường thể hiện nỗi niềm hồi tưởng mong nhớ, sầu
muộn, suy tư, ai oán, xót thương cho số phận mình. Ngâm khúc là sản phẩm kết hợp nhuần
nhuyễn giữa thể thơ song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, gắn với số phận thăng
trầm của một con người.

Với Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều trên phương diện khẳng định những giá trị
nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn thể
loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát, song bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm lại có phần
giản lược những suy tưởng triết lí cao siêu và hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường.
Tâm tình người chinh phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình
bình dị và ước mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng.

Nhân vật chủ thể trữ tình – người chinh phụ – xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức
trong từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ
với tất thảy :

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đồi phen.

6.3. Hát nói

Ở thể loại hát nói, người tài tử đã tiếp thu tinh thần “du thế” của Trang. Vì cuộc đời là quán
trọ: “Nhân sinh thiên địa nhất nghịch lữ”.. Do đó, hành lạc trở thành cái thú tự nhiên được
con người tài tử mặc sức tung hô. Họ đắm chìm trong tứ thú: cầm, kỳ, thi, tửu. Họ say mê
trong tứ mỹ: phong, hoa, tuyết, nguyệt.

14
Thông minh nhất nam tử

Yếu vi thiên hạ kì

Trót sinh ra thời phải có chi chi

Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu

Nhà thơ tính gọn một năm là ba trăm sáu mươi ngày, mà ước lệ của người đời là một trăm
năm là ba vạn sáu ngàn ngày. Chẳng lẽ “tiêu lưng” cả một đời người mà không làm một việc
gì có ích cho đời! Triết lí của Nguyễn Công Trứ là triết lí của con người hành động, hợp với lẽ
Trời, hợp với lẽ Đời.

7. Tác giả tiêu biểu


7.1. Tản Đà

Khác với các nhà nho thuở trước sáng tác văn chương chỉ để lưu vào thị tập văn tập, Tản Đà
đã mạnh dạn dùng tài văn chương ấy để mưu sinh chống lại cái sự nghèo. Đây là nét thị tài”
theo xu hướng nhập cuộc với thời thế mà vẫn dương dương tự đắc “Rủ nhau quang gánh với
đời, mà cho thiên hạ chê cười cũng hay”.

Tản Đà là người đầu tiên, là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách
đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi. Tản Đà đã từng nhận mình
là hủ nho lo việc đời, là người thuộc lớp người tài cao phận thấp, đau đời, chán đời, ông đã
tìm cách để thoát đời. Và để thoát đời, cách của ông là tìm lên cõi thượng giới do mình tưởng
tượng ra. ở đó ông tha hồ, mặc sức để cho trí tưởng tượng mình tự do, bay bồng.

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên sướng lạ lùng

7.2. Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một đệ tử nổi danh của “chủ nghĩa hành lạc”, ông nói đến triết lí hành lạc
như nói đến một triết lý nhân sinh hắn hỏi:

Nhân sinh bất hành lạc

Thiên tuế diệc vị thương

(Nhân sinh thích chí).

Trước ông, Nguyễn Bá Xuyến cũng đã đôi ba lần lập tuyên ngôn như vậy:

Của trời đất khéo chơi thì được

15
Có so chi mấy chút sự nhân tình

Xưa nay mấy kẻ vong hình

Kì hay Kim cốc nọ đình Túy ông

(Xuân nhật dữ liệu quan sách ca nhất khúc)

7.3. Nguyễn Du
Nguyễn Du là con người biết tìm sự đối thoại ngầm trong cuộc sống, đối thoại với mọi điều
ngang trái của quyền lực, của nhân tình thế thái, cận kề ngay trước mắt, giáng lên đầu, khi
mình chưa kịp hiểu, chưa thể lý giải, khi trong tâm lý mình còn cố cưỡng lại mặc dầu lý trí đã
phải khuất phục, phải chấp nhận. Nguyễn Du là người biết khao khát chân lý và cũng do đó
biết sống theo những tình cảm mà lương tri mách bảo; là con người biết “tỉnh táo để nhìn
đời” và cũng do đó đã tránh được những phản ứng lầm lạc trong mọi hoàn cảnh tối tăm.
Nhưng càng nhìn đời, càng thấy xung quanh mình tràn đầy thống khổ, thì lại càng bế tắc. Càng
đưa suy nghĩ lên mức khái quát thì lại càng chìm sâu vào một nỗi đau vô hình. Suốt đời, nhà
thơ đã vùng vẫy trong cái mớ bòng bong tư tưởng đó:

Nhất sinh u tứ vị tằng khai

(Thu chí)

(Trọn đời mối u sầu chưa hề gỡ ra)

Trong bài “Tạp Ngâm” trong Thanh Hiên Thi Tập

Gót mòn biển rộng trời cao

Dọc ngang tròi đất ngả đâu cũng nhà

Truyện ruồi xanh đà bỏ qua

Sống chung tổ kiến lòng ta ngại ngùng

Tráng tâm tàn lụi thẹn gươm

Thời ca xiết chặt mối buồn buồn thêm

Chẳng hay sớm muộn tiết xuân

Gốc lê hoa rụng trắng ngần tả tơi.

16
8. Tác phẩm tiêu biểu
8.1. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều

Cung oán ngâm khúc về mặt cấu trúc cũng như về mặt ngôn từ đều sắc sảo. Không gian Cung
oán ngâm khúc là không gian bưng bít của chốn tiêu phòng lạnh lẽo. Thời gian Cung oán ngâm
khúc chủ yếu là mùa thu và bóng đêm. Cảnh trong Cung oán ngâm khúc là cảnh lồng qua màn
sương hồi ức và tưởng tượng. Đặc biệt, lối biểu hiện bằng cảm giác là cách viết độc đáo của
Nguyễn Gia Thiều có lẽ là lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam, rất tập trung và cô
đọng. Những hình dung từ về xúc giác, thị giác, thích giác chọn lọc tài tình, bất ngờ mà đúng
chỗ, đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Vần điệu song thất lục bát nhuần nhuyễn,
phép đối ngẫu được tôn trọng chặt chẽ. Hơi văn, giọng văn réo rắt não nùng, thích hợp với
nội dung và tâm trạng con người trong khúc ngâm.

8.2. “Chí làm trai” của Nguyễn Công Trứ


Đối với ông trong cõi đời này người với người: “Hơn nhau hai chữ anh hùng” mà thôi. Tiền
bạc, danh vọng có rồi cũng mất. Chỉ riêng tên tuổi, sự nghiệp vĩ đại mới lưu danh hậu thế,
cùng núi sông trường tồn mãi mãi.Thế nhưng, chí khí là vậy, kiêu hùng đến thế, cuộc đời của
ông cũng lắm lúc lao đao. Nhiều lúc trong trong cơn bĩ cực, trải qua nhiều thăng trầm giúp
Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời

“Thế thái nhân tình gớm chết thay

Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy”.

Bài thơ cũng nêu lên một quan niệm về chữ “vinh”, chữ “nhục”, chữ “danh” của kẻ làm trai.
Thật ra đây là ý thức bản ngã của nhà thơ. Phải biết vinh, biết nhục và đặc biệt là phải có danh.
Với Nguyễn Công Trứ “danh” cũng trở thành một khát vọng cháy bỏng:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”.

8.3. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du


Tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên vẻ đẹp nhân văn của áng thơ
này. một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một trái tim giàu yêu thương, đồng
cảm với tâm tư và số phận của con người, một tài năng lớn về thi ca đã làm rạng rỡ nền văn
học cổ Việt. Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du thấm nhuần trong trang thơ Truyện Kiều.

Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con người.
Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều được thể hiện qua sự trân trọng vẻ đẹp
của con người, thương xót cho số phận đau thương của con người, tố cáo, phê phán những
thế lực chà đạp lên con người và thấu hiểu ước mơ của con người.

17
9. Ý nghĩa của loại hình nhà nho tài tử trong tiến trình văn học Việt Nam
9.1. Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, có thể dùng khái niệm nhà nho tài tử để phân kỳ văn học
Việt Nam. Nếu nhìn theo phương pháp nghiên cứu loại hình tác giả thì có thể thấy: Thiền sư
và quý tộc là loại hình tác gia chủ yếu của giai đoạn văn học Sơ kỳ trung đại (thế kỷ X – thế kỷ
XIV); Kẻ sĩ quân tử là loại hình tác gia chủ yếu của giai đoạn văn học Trung kỳ trung đại (thế
kỷ V – thế kỷ XVII) và Nhà nho tài tử là loại hình tác gia chủ yếu của giai đoạn văn học Hậu kỳ
trung đại (thế kỷ VIII – thế kỷ XIX).
9.2. Với tín niệm “một học thuyết dù phong phú và uyển chuyển đến đâu mà không có đối
trọng, không nằm trong thế đa cực thì rất dễ trở nên xơ cứng, độc quyền chân lí, và trở nên
cằn cỗi vì bộ máy tự điều chỉnh bị han gỉ không hoạt động được”, Đỗ Lai Thuý đã viết một bài
“đọc” khá kĩ so với những bài đã từng viết về Trần Đình Hượu: Trần Đình Hượu với những khái
niệm công cụ trong nghiên cứu Nho giáo, TC Văn hoá Nghệ thuật, số 6 - 2000. Khẳng định khái
niệm nhà nho tài tử là một đóng góp quan trọng của Trần Đình Hượu để đánh dấu sự biến đổi
của xã hội Việt Nam nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng, Đỗ Lai Thúy cũng đồng thời thấy
rằng “luận điểm ba mẫu nhà nho của Trần Đình Hượu chưa thật chặt. Nhà nho tài tử không
phải đối lập với nhà nho hành đạo hay ẩn dật, bởi con người tài tử, chất tài tử có thể có cả ở
người hành đạo lẫn người ẩn dật, mà chỉ đối lập với người nho chính thống, tức nhà nho quân
tử”(2000). Đúng như Trần Nho Thìn ghi nhận, “với những dòng ngắn ngủi (...) [Đỗ Lai Thuý]
chưa thể thuyết phục được người đọc, song dẫu sao Đỗ Lai Thuý cũng là một trong số rất ít
người có đọc và suy nghĩ kĩ trước các trang viết của Trần Đình Hượu”
9.3. Khái niệm “nhà nho tài tử” là một công cụ tư duy có tầm ảnh hưởng nhất định trong giới
nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay, điều khiến nhiều người băn
khoăn là thái độ “kín tiếng” của những nhà nghiên cứu văn học sử “chính hiệu” cùng thời với
Trần Đình Hượu như Đinh Gia Khánh, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê… trong vấn đề này, dù cho
về mặt hình thức các công trình của Trần Đình Hượu được công bố muộn nhưng trên thực tế
Trần Đình Hượu đã từng bước đề xuất quan điểm của mình trong những sinh hoạt chuyên
môn từ khá sớm. Dù sao chăng nữa, việc tồn tại nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm
này chứng tỏ “sức vận hành và năng sản” của nó như đánh giá của Đỗ Lai Thuý, một người đã
sử dụng khá thành công mô hình lí thuyết về nhà nho tài tử trong một số công trình nghiên
cứu của mình.

10. Vị trí của loại hình nhà nho tài tử trong tiến trình văn học Việt Nam

10.1. Khái niệm “Nhà nho tài tử” là một trong những khái niệm then chốt trong các tiểu luận
về nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam của Trần Đình Hượu như: Vấn đề xuất xử của
nhà nho và sự phát triển trong thơ Tam Nguyên Yên Đổ; Văn chương Ông già Bến Ngự; Tản
Đà – đấng “trích tiên”, cái Trang Tử đa dục chán đời và lạc lõng trong xã hội tư sản; Về nội
dung tính giáo thời khi nghiên cứu sáng tác của Tản Đà; Quan niệm văn học của Tản Đà … Khái
niệm ấy được kế thừa từ người thầy của ông là nhà nghiên cứu Nguyễn Bách Khoa – Trương
Tửu. Nguyễn Bách Khoa trong công trình Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (Tạp chí Văn
mới, Hà Nội, 1944) lần đầu tiên dùng khái niệm “người tài tử”, “nhà nho tài tử”. Ông viết:

18
“Quan niệm “cầm kỳ thi tửu” là một quan niệm tài tử. Bằng danh từ này người ta thường chỉ
thị hạng nho sĩ lơ đãng với công việc kinh bang tế thế (hành đạo) mà thiên trọng về văn học,
về sự vui sống cầu kỳ (hành lạc). Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lưu Linh… là những nhà nho tài tử vậy. Họ
không sống cho Tổ quốc, không sống vì đạo lý. Họ sống cho họ, sống vì nghệ thuật, sống vì
đẹp. Suốt đời họ chỉ tìm cái đẹp. Cái ý vị của cuộc sống, theo quan niệm tài tử, không phải ở
chỗ phụng sự mà là ở chỗ hưởng thụ, ở uống rượu, ở làm thơ, ở gẩy đàn, ở đánh cờ, ở giăng
gió, ở sông núi. Nếu không biết thưởng thức những trò chơi ấy một cách mỹ thuật thì dù có
sống đến nghìn tuổi cũng như là chết non mà thôi (thiên tuế diệc vi thương)”.
10.2. Phải nói rằng trước Trần Đình Hượu khá lâu, Nguyễn Bách Khoa đã sử dụng khái niệm
“nhà nho tài tử” (1944) song không thấy ông triển khai, phát triển rộng hơn. Sau Nguyễn Bách
Khoa, đã có những người quan tâm đến kiểu tác giả nhà nho này và diễn đạt bằng một số cách
khác nhau. N. I. Niculin thì cho rằng họ “đã thể hiện rõ lối sống tự do và tài tử”(1971), “có lẽ
chỉ ở Trần Đình Hượu, được đặt trong hệ thống nghiên cứu Nho giáo của ông, chữ này mới
trở thành một khái niệm khoa học có giá trị thao tác” . Trên thực tế, tư tưởng về sự tồn tại
của loại hình nhà nho tài tử như là loại hình tác giả thứ ba của văn chương Nho giáo ở Việt
Nam lần đầu tiên được Trần Đình Hượu đề xuất từ những năm 1970 và lần đầu tiên được
“hiện thực hoá” thành văn bản trong Luận văn tốt nghiệp đại học của Trần Ngọc Vương năm
1976. Về sau, Trần Đình Hượu củng cố thêm tư tưởng của mình và trình bày kết hợp trong
phần viết về Tản Đà trong Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930, tuy nhiên giáo
trình này đến tận năm 1988 mới chính thức được xuất bản. Có thể nói việc sử dụng khái niệm
“nhà nho tài tử” như một giả thuyết làm việc đã thực sự lôi cuốn giới nghiên cứu văn học
trung đại. Những học trò của Trần Đình Hượu đã vận dụng khái niệm này để đi tiếp con đường
của mình như chuyên luận Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam
(NXB Giáo dục, 1995) của Trần Ngọc Vương (vốn có cơ sở là Luận án mà ông bảo vệ tại Nga
năm 1992) và Luận án Thể hát nói trong sự vận động của lịch sử văn học (2000) của Nguyễn
Đức MậuTheo Trần Ngọc Vương, các nhà nghiên cứu về Nhật Bản và Triều Tiên mà ông có dịp
tiếp xúc đã thừa nhận vấn đề loại hình nhà nho tài tử “là một vấn đề có ý nghĩa toàn khu vực”,
và riêng ở Việt Nam, “việc khảo sát sự tiếp tục của văn chương tài tử trong văn học Việt Nam
cận hiện đại đòi hỏi một công trình khác, hứa hẹn nhiều ý nghĩa”. Bên cạnh Trần Ngọc Vương,
Nguyễn Đức Mậu... có nhiều nhà nghiên cứu cũng sử dụng khá đắc lực khái niệm nhà nho tài
tử trong các công trình của mình. Phan Ngọc là một trường hợp như thế. Bằng một lối văn sắc
sảo trong Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,ông viết: “Các tài tử ra đời để
thay thế các quân tử, các trượng phu là những người độc chiếm văn đàn trước đây. Các tài tử
ấy học đạo thánh hiền, nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát đều tự xưng là tài tử. (…) Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng những chàng
trai tài giỏi nhất của thời đại” (1986) . Chuyên luận của Phan Ngọc phần nào có sự xuất nhập
bên những trang viết của Trần Đình Hượu nên băn khoăn “khái niệm nhà nho tài tử cũng được
nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng, trong đó đặc biệt rõ rệt là Phan Ngọc (...) tuy không có
một giới thuyết nào về việc sử dụng khái niệm này” của Trần Ngọc Vương là có cơ sở. Trần
Nho Thìn cho rằng “có những luận điểm của ông khiến chúng tôi còn băn khoăn, trong đó nổi

19
bật là luận điểm về ba loại hình nhà nho trong lịch sử văn học trung đại” vì “ai cũng biết là
không thể có một thứ Nho giáo thuần tuý, tinh khiết”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Xuân Diệu(1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Đoàn Lê Giang (2017), “Nhà nho tài tử”: Nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc
nghiên cứu văn học trung cận đại Việt Nam”, truy cập ngày 18/12/2021, nguồn:
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-
vi%E1%BB%87t-nam/6772-nh%C3%A0-nho-t%C3%A0i-t%E1%BB%AD%E2%80%9D-
ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c,-n%E1%BB%99i-dung-v%C3%A0-%C3%BD-
ngh%C4%A9a-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87c-nghi%C3%AAn-
c%E1%BB%A9u-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-trung-c%E1%BA%ADn-
%C4%91%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam.html
3. Đoàn Lê Giang (2000), “Ý thức văn học trung đại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường
Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM .
4. Trần Đình Hượu (2007), Tuyển tập,tập II, Trần Ngọc Vương giới thiệu và tuyển chọn,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX, NXB. Giáo
dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Mậu (2016), “Mẫu hình nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ”, truy cập
ngày18/12/2021,nguồn http://nguyenducmau.blogspot.com/2016/07/mau-hinh-
nha-nho-tai-tu-nguyen-cong-tru.html
7. Phan Ngọc (2003), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh niên,
Hà Nội.
8. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh giới thiệu và tuyển chọn (2003), Nguyễn Du - Về tác gia và
tác phẩm, Trịnh Bá Đĩnh, NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Trần Nho Thìn (2003), Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, NXB. Giáo dục, Hà Nội,
11. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, NXB Giáo
dục.
12. Trương Tửu (1944), “Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ”, Tạp chí Văn mới, Hà Nội.
13. Trần Ngọc Vương (1995), Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB. Giáo dục, Hà Nội,
14. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X - XIX: Những vấn đề lí
luận và lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam - Dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Phạm Vĩnh (1993), Thơ văn Tú Xương, NXB. Văn học, Hà Nội.

20

You might also like