You are on page 1of 20

Chương 1: Tổng quan về KDQT

1. Khái niệm
Là toàn bộ hoạt động đầu tư sản xuất, mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ
nhằm mục đích sinh lợi có liên quan đến 2 hay nhiều nước và khu vực khác
nhau
VD: mua bán hàng hóa giữa VN và TQ. VN xuất khẩu gạo sang TQ thu về
lợi nhuận. TQ thì xuất khẩu vải sang các nước khác để mua bán và trao đổi
để thu về lợi nhuận từ nhiều nước hoặc khu vực
2. Tại sao các doanh nghiệp tham gia KDQT
Mở rộng thị trường
-Tăng doanh số
+ Các công ty khai thác cơ hội bán hàng ở quốc tế để tăng doanh số bán
hàng do yếu tố thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang
trong tình trạng suy thoái
+ Do thái độ tiếp cận sản phẩm ở các nền văn hóa khác nhau: các công ty
tin rằng các khách hàng ở các nền văn hóa khác sẽ có thái độ tốt khi mua
và sử dụng sản phẩm của mình giúp tăng doanh số bán hàng
-Giảm cạnh tranh
- Tận dụng công suất dư thừa
Tận dụng nguồn lực
+ Vốn
+ Lao động
+ Tài nguyên
3. Khái niệm toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa ám chỉ sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn
nhau nhiều hơn của nền kinh tế thế giới
VD: từ một thị trường biệt lập của các nền kinh tế quốc gia để hướng tới
1 thị trường khổng lồ toàn cầu
4. Thành phần toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa thị trường: sự sáp nhập của các thị trường quốc gia riêng
biệt và tách rời nhau thành 1 thị trường khổng lồ toàn cầu
- Toàn cầu hóa sản xuất: khai thác lợi thế do sự khác biệt giữa các quốc gia
về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất
5. Phân biệt toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất
Giống nhau: toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất giúp tạo ra thị
trường khổng lồ toàn cầu
Khác nhau:
Toàn cầu hóa thị trường: chuyển dịch từ 1 hệ thống kinh tế mà trong đó các
thị trường quốc gia là những chỉnh thể riêng biệt, bị cô lập bởi các hàng rào
thương mại cũng như các trở ngạo về không gian, thời gian, văn hóa để
hướng tới một hệ thống mà các thị trường quốc gia hợp nhất thành một thị
trường toàn cầu.
VD: dỡ bỏ các hàng rào thương mại xuyên biên giới làm cho hoạt động buôn
bán quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng tại
các quốc gia khác nhau bắt đầu hội tụ lại để tạo ra một thị trường khổng lồ
toàn cầu. Chẳn hạn như Coca- Cola là ví dụ điển hình của xu hướng này.
Các doanh nghiệp không chỉ là người hưởng lợi từ xu hướng này mà chính
họ còn là người thúc đẩy sự phát triển của nó. Thông qua việc cung cấp các
sản phẩm cơ bản tương tự nhau trên toàn thế giới , mà các DN còn góp phần
tạo nên 1 thị trường toàn cầu.
Toàn cầu hóa sản xuất: xu hướng của những công ty riêng lẻ tiến hành
phân tán các bộ phận trong quy trình sản xuất của họ tới nhiều địa điểm khác
nhau trên toàn thế giới để khai thái lợi thế do sự khác biệt về chi phí và chất
lượng của các yếu tố sản xuất
VD: về hãng máy bay Boeing các nhà sản xuất ở các nước chia ra để làm các
bộ phận của máy bay. 8 nhà cung cấp Nhật Bản chế tạo các bộ phận của máy
bay, cửa ra vào và đôi cánh, một nhà cung cấp ở Singapore chế tạo cửa cho
bộ phận hạ cánh ở đầu máy bay, nhà cung cấp ở Italia chế tạo bộ phận điểu
chỉnh gió trên máy bay ,…

6. Định chế toàn cầu


- Ngân hàng thế giới ( World Bank: WB): 7/1944 thúc đẩy kinh tế tại
các quốc gia đang phát triển
- Liên hiệp quốc(UN): 10/1945 thúc đẩy tôn trọng nhân quyền, hòa
bình, an ninh quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia
- Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF): 12/1945 duy trì trật tự trong hệ thống tiền
tệ thế giới
- Tổ chức thương mại thế giới ( WTO): 1/1995 cắt giảm các hàng rào
đối với dòng chảy thương mại
- Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)
7. Động lực thúc đẩy toàn cầu hóa
- Cắt giảm hàng rào thương mại và đầu tư:
+ Về thương mại quốc tế: xảy ra khi một doanh nghiệp xuất khẩu hàng
hóa hay dịch vụ tới người tiêu dùng ở một nước khác
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu do các DN tăng cường
đầu tư xuyên quốc gia. Vd: mức trung bình hàng năm của dòng vốn FDI
đầu tư ra nước ngoài đã tăng từ 25 tỷ $ (1975) lên tới 2000 tỷ $ ( 2007)
- Sự thay đổi công nghệ:
+ Mạch vi xử lý và hoạt động viễn thông: sự thay đổi mới đơn lẻ mà quan
trọng nhất chính là vi xử lý, mở ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng
máy tính chi phí thấp và công suất cao, cho phép tăng khối lượng vi xử lí
thông tin của các cá nhân và DN vô cùng lớnđịnh luật Moore ra đời:
cứ sau 18 tháng, sức mạnh công nghệ của amchj vi xử lý sẽ tăng gấp đôi
và chi phí sản xuất của nó sẽ giảm đi 1 nửa
+ Internet và mạng viễn thông mở rộng toàn cầu: mạng viễn thông đang
nổi lên như một yếu tố giúp giảm bớt sức ép chi phí do sự khác biệt về
không gian, thời gian và quy mô lợi suất kinh tế. Mạng viễn thông làm
cho người mua và người bán gặp nhau dễ dàng hơn, bất kể đang ở đâu và
quy mô cỡ nào. Nó cho phép các DN mở rộng sự hiện diện của họ trên
toàn cầu với chi phí thấp hơn so với những thời điểm trước đây, nó còn
cho phép các DN phối hợp và kiểm soát hệ thống sản xuất phân tán trên
toàn cầu theo cách chưa từng có trước đây 20 năm
+ Công nghệ vận tải: sự ra đời của container giúp đơn giản hóa việc
chuyển tải hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải
khác. Nó có thể rút ngắn khoảng cách khi đi từ địa điểm này đến địa điểm
khác một cách nhanh chóng bằng máy bay phản lực dân dụng tốc độ cao.
Việc vận chuyển bằng container đã cách mạng hóa hđ kinh doanh vận tải
làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa đường dài.
Chương 2: Các lý thuyết về thương mại quốc tế
1. Lý thuyết về thương mại cổ điển
Chủ nghĩa trọng thương( giữa TK 16):
- Các nhà tư bản cho rằng sự giàu có thịnh vượng của 1 quốc gia là do sự
tích lũy về của cải ( vàng)
- Để tích lũy vàng thì quốc gia đó nên XK và hạn chế NK
+ Hạn chế: coi thương mại là trò chơi có tổng lợi ích bằng 0 có nghĩa là các
quốc gia NK là các quốc gia chịu tổn thất, các quốc gia XK là các quốc gia
thu về lợi ích
Lợi thế tuyệt đối( Adam Smith, 1776)
Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối là một quốc gia có thể sản xuất hiệu quả
hơn bất kỳ quốc gia nào khác có nghĩa là mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối
trong sản xuất sản phẩm thì quốc gia đó nên sản xuất những hàng hóa có lợi
thế tuyệt đối để đổi lấy những hàng hóa có lợi tuyệt đối ở các quốc gia khác
Lợi thế so sánh( David Ricardo, 1817)
Trong các sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối thì sản phẩm nào không có
lợi thế tuyệt đối ít hơn thì quốc gia đó nên sản xuất sản phẩm đó
Tương quan các nhân tố: lý thuyết so sánh và lý thuyết tuyệt đối chỉ chỉ ra
được tất cả hàng hóa sản phẩm được quy đổi ra giờ lao động. Tuy nhiên, ở lý
thuyết tương quan các nhân tố sản phẩm được tạo ra bởi nhiều nhân tố chứ
không chỉ ở sức lao động
2. Lý thuyết thương mại hiện đại
- Vòng đời sản phẩm
- Thương mại quốc tế mới
+ Nguồn lực có thể di chuyển giữa các quốc gia
+ Chi phí vận chuyển được cộng thêm trong sản phẩm
+ Khi sản xuất ra 1 số lượng hàng hóa nhiều thì chi phí sản xuất giảm xuống
Thương mại làm tăng sự đa dạng của hàng hóa và giảm chi phí sản phẩm
- Lợi thế cạnh tranh: mô hình kim cương

+ Sự sẵn có của các yếu tố sản xuất: vị thế của 1 nước về YTSX
 Các yếu tố cơ bản: các nguồn tài nguyên, khí hậu, nhân khẩu học,..
 Các yếu tố cao cấp: hạ tầng truyền thông, lao động hành nghề và trình độ
cao, bí quyết công nghệ
+ Các điều kiện về nhu cầu: bản chất của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ
trong nước của ngành
 Nhu cầu thị trường nội địa quan trọng trong định hình thuộc tính sản
phẩm
 Các doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh nếu người tiêu dùng
trong nước sành điệu và đòi hỏi cao
+ Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ: sự hiện diện hoặc không sẵn có
của các ngành phụ trợ và liên kết có năng lực cạnh tranh quốc tế
 Những lợi ích có được do các ngành liên kết và phụ trợ có thể lan tỏa
sang ngành khác
 Các ngành thành công có xu hướng tập hợp với nhau thành các cụm
ngành có liên quan
+ Chiến lược, cấu trúc DN và năng lực cạnh tranh DN: các điều kiện chi
phối việc thành lập, tổ chức, quản trị DN và tính chất cạnh tranh trong nước
 Đặc điểm về hệ tư tưởng quản trị khác nhau sẽ ảnh hưởng đến lợi thế
cạnh tranh quốc gia
 Mức độ cạnh tranh trong nước khác nhau tạo ra sức mạnh cạnh tranh
khác nhau ở tầm cỡ thế giới
Chương 3: Hội nhập KT khu vực
1. Các mức độ hội nhập KTKV:
* KN: hội nhập KTKV là đề cập đến những thỏa thuận giữa các quốc gia
trong khu vực địa lý để giảm bớt và sau cùng là loại bỏ những rào cản thuế
và phi thuế quan cho mạu dịch giữa các quốc gia
* Có 5 mức độ hội nhập KT
- Khu vực mậu dịch tự do ( mức độ thấp nhất): đối với các quốc gia trong
khu vực có biểu thuế quan giống nhau, các quốc gia ngoài khu vực có
biểu thuế quan khác nhau
Dỡ bỏ hàng rào thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ: là hình thức
KTQT trong đó các nước thành viên thỏa thuận với nhau về việc giảm
bớt hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số
lượng tiến tới thành 1 thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ
Chính sách thương mại đối ngoại độc lập
- Liên minh thuế quan: đối vs các quốc gia nằm ngoài khu vực có biểu thuế
quan chung đối với các quốc gia trong khu vực và ngoài khu vực
+Dỡ bỏ hàng rào thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ
+Chính sách thương mại ngoại khối chung
- Thị trường chung: giống với liên minh thuế quan
+Dỡ bỏ tất cả hàng rào đối với thương mại, hàng hóa, dịch vụ và nguồn
lực sản xuất( nguồn lực sx là yếu tố đầu vào, hàng hóa là yếu tố đầu ra)
+Chính sách thương mại ngoại khối chung
- Liên minh kinh tế
+Dỡ bỏ hàng rào đối với đầu vào và đầu ra.
+Chính sách thương mại ngoại khối chung.
+Hài hòa tỷ lệ thuế: có sự giống nhau về mức thế giữa các quốc gia để
tránh mức thuế thu nhập cá nhân thấp hơn so với các quốc gia khác.
+Sử dụng một đồng tiền chung ( EURO): có 19/27 quốc gia sd đồng tiền
chung EURO, có 8 quốc gia không sd chung đồng tiền EURO.
+Liên minh Châu Âu có 27 quốc gia, trước năm 2020 có 28 quốc gia sau
đó Anh rời khỏi liên minh Châu Âu ( 31/1/2020).
- Liên minh chính trị: là một tổ chức bao gồm các bộ máy về KT, CT, XH
Liên minh châu Âu đang nằm giữa liên minh KT hướng tới liên minh
chính trị, chưa có quốc gia nào nằm hoàn toàn ở liên minh chính trị
Cơ hội và thách thức đối với hội nhập kinh tế khu vực
Cơ hội:
+ Phá bỏ được các rào cản thương mại
+ Giảm thiểu các thủ tục hành chính
+ Tiếp cận các YTSX dễ dàng
+ Tăng tính hiệu quả của chuyên môn hóa
+ Tiếp cận nhiều thị trường cùng một lúc
Thách thức
+ Sự cạnh tranh trong khối trở nên gây gắt
+ DN ngoại khối khó cạnh tranh
+ Dễ xuất hiện các đối thủ tiềm năng
+ DN mất sự bảo hộ của chính phủ
VD
2. Đồng EURO:
Hiệp ước Maastricht: cam kết thông qua đồng tiền chung(1/1/1999), Phát
hành 1/1/2002
Chương 4: Môi trường văn hóa
1. KN:
- Văn hóa: như một hệ thống giá trị và chuẩn mực được chia sẻ giữa một
nhóm người và khi tập hợp lại thì tạo thành một khuôn mẫu cho cuộc
sống
- Giá trị: là những quan niệm trừu tượng về những thứ mà 1 cộng đồng
người tin là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn
VD: dân chủ, công lý, tự do cá nhân
- Chuẩn mực: những quy định và quy tắc xã hội đặt ra cho những hành vi
ứng xử hợp lý trong từng trường hợp cụ thể
+Lề thói ( lệ thường trong cuộc sống hàng ngày): mang tính chỉ trích,
không mang tính chất pháp luật
+Tập tục ( tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động xã hội): mang
tính chất pháp luật
2. Các yếu tố quyết định văn hóa
Cấu trúc xã hội: việc tổ chức cơ bản của một xã hội
- Mức độ nhìn nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội tương
quan so với tập thể. Vd: phương Tây thường có xu hướng nhấn mạnh tính
ưu việt của cá nhân, trong khi đó thì tập thể có vai trò lớn hơn trong các
xã hội khác
- Mức độ 1 xã hội phân tầng thành các giai câp hay đẳng cấp. Vd: 1 vài xã
hội cho thấy mức phân chia giai cấp tương đối cao và tính chuyển đổi
thấp giữa các tầng lớp ( Ấn Độ), 1 vài xã hội cho thấy mức phân chia giai
cấp tương đối thấp và tính chuyển đổi cao giữa các tầng lớp ( Mỹ)
Ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ nói: ngôn ngữ có vai trò quan trọng nhiều hơn so với việc chỉ
là công cụ giao tiếp với người khác, nó định hình cách con người nhận
thức về thế giới nên nó cũng giúp định hình nền văn hóa. Các quốc gia có
nhiều hơn một ngôn ngữ thường có nhiều hơn một nền văn hóa. Vd:
Canada có văn hóa nói tiếng Anh và tiếng Pháp, vì vậy sự căng thẳng
giữa 2 nền văn hóa có khả năng tăng cao, những người thiểu số nói tiếng
Pháp muốn đòi ly khai khỏi 1 Canada bị thống trị bởi những người nói
tiếng Anh
- Ngôn ngữ không lời: là dạng thức giao tiếp không dùng lời nói hoặc văn
bản, có thể giao tiếp với nhau bằng hàng loạt dấu hiệu không lời. Vd:
nhướn mày là 1 tín hiệu của sự công nhận trong đa số nền văn hóa, trong
khi nụ cười là 1 tín hiệu của niềm vui. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu không
lời bị ràng buộc theo văn hóa. Vd: vẽ vòng tròn bằng ngón cái hoặc ngón
trỏ là 1 cử chỉ thân thiện ở Mỹ, nhưng lại là 1 lời chào mời quan hệ thô
thiển ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
Giáo dục:
Giáo dục chính quy là phương thức giúp các cá nhân tiếp thu nhiều kỹ
năng từ ngôn ngữ, nhận thức, tới toán học không thể thiếu trong xã hội
hiện đại. Từ góc nhìn KDQT, 1 khía cạnh quan trọng của giáo dục là vai
trò trọng việc xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia. Vd: trong việc phân
tích thành công cạnh tranh của NB 1945, Micheal Porter lưu ý rằng NB
thời hậu chiến không có gì ngoài 1 nguồn nhân lực được đào tạo và có kỹ
năng
- Tôn giáo
- Triết lý chính trị
- Triết lý kinh tế
3. Chiều hướng văn hóa
Khoảng cách quyền lực
+Bất bình đẳng về quyền lực và của cải
+Hệ thống về cấp bậc
+Cách thức đưa ý kiến
+Cách quản trị
Né tránh rủi ro
+Áp lực
+Thái độ với ý kiến trái chiều
+Sự cam kết, gắn bó
+Phản ứng đối với sự thay đổi
+Nhu cầu về việc áp đặt các nguyên tắc quy định
Chủ nghĩa cá nhân
+Mối quan hệ giữa các cá nhân
+ Ghi nhận thành tích
+Tự do cá nhân
+Nghĩa vụ đối với tập thể
Hành vi giới tính
+Sự khác biệt về cảm xúc giữa các giới tính
+Sự khiêm tốn và cẩn thận
+Sự quyết đoán và tham vọng
+Sự ưu tiên đối với công việc
+Thái độ với giới tính
Định hướng theo thời gian
+Mức độ quan trọng giữa các sự kiện trong thời gian
+Khả năng thích nghi hoàn cảnh
+Vai trò của hoàn cảnh
+Tiêu dùng và tiết kiệm
+Thái độ với truyền thống
Sự giới hạn
+Khả năng ghi nhớ cảm xúc tích cực
+Mối quan tâm đối với tự do ngôn luận
+Thái độ đối với việc tận hưởng cuộc sống
Chương 5: Môi trường chính trị, pháp luật về kinh tế
1. Hệ thống chính trị: là hệ thống chính quyền của 1 quốc gia
- Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng dân chủ: nhấn mạnh triết lý cá nhân phải
được tự do theo đuổi chính kiến về kinh tế và chính trị của mình
- Chủ nghĩa tập thể có xu hướng chuyên chế: chú trọng vào các mục tiêu
chung thay vì mục tiêu cá nhân
2. Độc tài và dân chủ
- Độc tài:
+ Thần quyền: quyền lực chính trị sẽ do đảng, tổ chức hay các nhân điều
hành theo nguyên tắc tôn giáo độc quyền nắm giữ
VD: ở các nước hồi giáo điều hành dựa trên nguyên tắc tôn giáo
+ Bộ tộc: Đảng phái chính trị đại diện cho quyền lợi của một bộ tộc cụ
thể
VD: xuất hiện ở Châu Phi, bộ tộc nào mạnh nhất là tộc trưởng sẽ nắm
quyền quản lý các bộ tộc khác
+ Cánh hữu: cho phép đôi chút tự do về kinh tế nhưng vẫn hạn chế
quyền tự do cá nhân về chính trị
VD: xã hội ở Triều Tiên
- Dân chủ
+ Thuần túy: tất cả người dân phải tham gia trực tiếp tham gia vào quá
trình ra quyết định. Xuất hiện ở một số thành phố Hy Lạp
+ Đại diện: người dân định kì bầu những cá nhân đại diện cho họ. Những
đại diện được bầu sau đó sẽ dựng nên 1 chính phủ có chức năng ra quyết
định thay mặt cho toàn bộ cử tri
3. Hệ thống pháp luật
- Thông luật được hiểu là:truyền thống là đề cập đến lịch sử pháp luật quốc
gia, tiền tệ nghĩa là những trường hợp đã xuất hiện tại tòa trong quá khứ
và phong tục, tập quán là cách thức áp dụng luật trong những tình huống
cụ thể. Khi tòa diễn giải thông luật, họ sẽ diễn giải trên cơ sở toàn bộ
những điểm nêu trên. Thẩm phán trong hệ thống thông luật có quyền diễn
giải luật theo cách luật ứng dụng cho những tình huống đặc biệt của một
trường hợp cụ thể. Mỗi cách diễn giải mới sẽ tạo ra 1 tiền lệ có thể áp
dụng cho những trường hợp trong tương lai.
- VD: Các thông luật được sử dụng hầu hết ở các thuộc địa cũ của Anh bao
gồm luôn cả Hoa Kỳ. Do nó sử dụng ở hầu hết các thuộc địa cũ nên nó
dựa vào những trường hợp tại tòa trong quá khứ, hệ thống luật dựa trên
truyền thống, tiền tệ và phong tục tập quán
- Dân luật: khi tòa án diễn giải luật dân sự, họ sẽ diễn giải trên cơ sở các
chuẩn mực này. Hệ thống luật dân sự có xu hướng ít thù địch hơn so với
hệ thống thông luật vì thẩm phán chỉ dựa vào những chuẩn mực đạo đức
chi tiết chứ không dựa vào diễn giải truyền thống, tiền lệ và phong tục
tập quán. Thẩm phán trong hệ thống luật dân sự kém linh hoạt hơn so với
thẩm phán trong hệ thống thông luật. Thẩm phán trong hệ thống thông
luật có quyền diễn giải luật trong khi thẩm phán trong hệ thống luật dân
sự chỉ có quyền áp dụng luật.
VD: hơn 80 quốc gia bao gồm cả Đức, Pháp, Nhật Bản và Nga đều sử
dụng bộ luật dân sự vì hệ thống luật dựa trên 1 bộ phận các luật chi tiết
được thành lập các chuẩn mực đạo đức mà 1 xã hội, 1 cộng đồng chấp
nhận
- Luật thần quyền: hệ thống luật dựa trên những giáo huấn luật về tôn giáo.
Hệ thống luật thần quyền được ứng dụng rộng rãi nhất trong thế giới hiện
đại là luật Hồi giáo. Luật Hồi giáo thiên về đạo đức hơn là thương mại
nhằm kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống. Mặc dù luật hồi giáo liên
quan đến nhũng khía cạnh đạo đức nhưng nó hiện đang được mở rộng để
bao gồm các hoạt động thương mại.
VD: khi thanh toán hay nhận lợi tức , đều được coi là cho vay nặng lãi và
không được kinh Koran chấp nhận vì khi chấp nhận trả lợi tức được xem
là vi phạm lỗi nghiêm trọng
Dân luật không phải là luật dân sự
Luật dân sự nằm trong dân luật
4. Hệ thống kinh tế
Hệ thống kinh tế thị trường: trong đó sự tương tác giữa bên cung và cầu
xác định mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
+ Mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân sở hữu: mọi hoạt động
sản xuất đều do cá nhân sở hữu không phải do nhà nước quản lý. Sản
xuất được quyết định bởi tương tác giữa cung và cầu báo hiệu cho nhà
sản xuất thông qua hệ thống giá cả.
VD: nếu sản phẩm vượt quá mức cung thì giá sẽ tăng và nhà sản xuất
thêm nhiều sản phẩm hơn. Nếu lượng cung vượt quá cầu thì giá sẽ giảm
nhà sản xuất giảm bớt sản phẩm đikhách hàng là thượng đế, mô hình
mua bán của khách hàng như tín hiệu cho nhà sản xuất qua cơ chế của
hệ thống giá cả quyết định cái gì cần sản xuất và số lượng bao nhiêu
+ Các nhà sản xuất có động lực thay đổi phát triển để phục vụ khách
hàng tốt hơn: Việc hạn chế nguồn cung xuất hiện khi một công ty riêng
lẻ chiếm thế độc quyền thị trường. Thay vì tăng sản lượng để đáp ứng
nhu cầu, nhà sản xuất độc quyền hạn chế sản lượng khiến giá tăng lên
làm cho nhà sản xuất độc quyền kiếm được nhiều tiền hơn nhưng lại là
chiều hướng xấu đối với người tiêu dùng vì phải trả giá cao hơn. Cuối
cùng kết quả là nhà sản xuất độc quyền ngày càng kém hiệu quả, sản
xuất làm ra có giá thành cao chất lượng thấp và hậu quả là cả xã hội
phải gánh chịu. Nhìn vào những hiểm họa vốn có của sự độc quyền vai
trò của chính phủ đối với nền kinh tế thị trường là khuyến khích tự do
và cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất tư nhân.
VD: khuyến khích các chủ doanh nghiệp tìm kiếm cách thúc tốt hơn để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề này có thể được thực hiện
qua việc giới thiệu sản phẩm mới, ứng dụng những dịch vụ marketing,

Hệ thống kinh tế chỉ huy: trong đó chính phủ sẽ lên kế hoạch những
hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia sẽ sản xuất cũng như số lượng và giá
bán các sản phẩm dịch vụ đó
+ Mọi cơ sở kinh doanh đều được nhà nước quản lý: chính phủ sẽ lên
kế hoạch những hàng hóa, dịch vụ mà quốc gia sẽ sản xuất cũng như số
lượng và giá bán các sản phẩm dịch vụ đó. Nhà nước chỉ đạo trực tiếp
những cơ sở này đầu tư vì lợi ích tốt nhất cho quốc gia không phải vì
lợi ích cá nhân
+ Không có động cơ để các cá nhân tìm biện pháp tốt hơn để phục vụ
nhu cầu của người tiêu dùng: chính phủ sở hữu các doanh nghiệp có ít
động cơ phát triển để kiểm soát chi phí và tăng hiệu quả vì những
doanh nghiệp này không thể giải thểtrong nền kinh tế chỉ huy, động
lực và đổi mới sẽ không xuất hiện, thay vì phát triển và thịnh vượng,
các nền kinh tế chỉ huy đều có xu hướng trì trệ
Hệ thống kinh tế hỗn hợp: trong đó một số lĩnh vực kinh tế theo cơ chế
thị trường và 1 số lĩnh vực khác do cơ chế chính phủ lập kế hoạch
+ Phổ biến ở nhiều quốc gia tuy nhiên ở nhiều cấp độ khác nhau: những
năm 1980, Anh, Pháp và Thụy Điển là những quốc gia theo nền kinh tế
hỗn hợp và xu hướng này tiếp tục xuất hiện ở nhiều quốc gia có lĩnh
vực quốc doanh lớn như Brazil, Ý và Ấn Độ
+ Có xu hướng hạn chế sự can thiệp của nhà nước và chỉ can thiệp khi
cần thiết. Vd: trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ có xu hướng quốc
hữu hóa những công ty có vấn đề nhưng lại có vai trò qun trọng đối với
lợi ích của quốc gia. Ví dụ như trường hợp Công ty ô tô Renault của
Pháp. Chính phủ đã mua lại công ty khi công ty này lâm vào khủng
hoảng tài chính nghiêm trọng. Chính phủ Pháp giải thích rằng chi phí
xã hội phát sinh do sự thất nghiệp nếu Renault phá sản sẽ là không thê’
chấp nhận được, do đó chính phủ mua lại công ty để tránh công ty rơi
vào phá sản.
5. Xu hướng kinh tế chính trị và kinh tế
Chính trị: chủ nghĩa cá nhân có xu hướng dân chủ, pháp luật ít có sự thay
đổi
Kinh tế: hệ thống kinh tế hỗn hợp với tỷ lệ kinh tế thị trường cao hơn
kinh tế chỉ huy
Chương 6: Môi trường tài chính
1. Thị trường ngoại hối: thị trường cho phép chuyển đổi tiền tệ của 1 quốc gia
thành tiền tệ của một quốc gia khác
VD: các công ty thường có nhu cầu chuyển đổi đồng tiền này sang đồng tiền
khác để phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư
2. Chức năng của thị trường ngoại hối
+ Chuyển đổi tiền tệ: chuyển đổi các tiền tệ của một quốc gia sang các loại
tiền tệ khác
 Các khoản thanh toán nhận được từ các công ty nước ngoài
 Thanh toán cho các công ty nước ngoài
 Đầu tư nước ngoài
 Đầu cơ tiền tệ, kinh doanh chênh lệch lãi suất
+ Bảo hiểm rủi ro ngoại hối: chống lại những kết quả bất lợi của những thay
đổi không thể đoán
trước của tỷ giá hối đoái
 Giao dịch ngay
 Giao dịch kì hạn
 Hoán đổi tiền tệ
3. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái
Các yếu tố tác động tỷ giá hối đoái
a) Lạm phát
- Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Hiện tượng xảy ra khi số lượng tiền
trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với các lượng hàng hóa và dịch vụ,
có nghĩa là, khi cung tiển tăng nhanh hơn mức tàng của sản lượnglạm
phát về giá cả
- Về mặt lý thuyết, một quốc gia mà lạm phát giá cả đang tăng sẽ mong đợi
rằng đồng nội tệ của mình giảm giá so với đồng nội tệ của những quốc
gia mà tỷ lệ lạm phát ở mức thấp hơn. Nếu chúng ta có thê’ dự đoán tỷ lệ
lạm phát của một quốc gia sẽ như thế nào trong tương lai thì chúng ta
cũng có thể dự doán được giá trị của đồng nội tệ ở quốc gia đó so với
quốc gia khác sẽ thay đổi như thế nào. Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền của
một quốc gia sẽ xác định tỷ lệ lạm phát trong tương lai.
- Một cách khác đê’ nhìn vào cùng một hiện tương này là sự gia tảng cung
tiền của một quốc gia, làm tăng số lượng tiền tệ sẵn có, làm thay đối
những điểu kiện cung và cầu tương đối trên thị trường ngoại hối. Nếu
việc cung tiển của Mỹ đang tăng trưởng nhanh hơn so với sản lượng của
Mỹ, đổng US$ sẽ tương đối sẵn có hơn so với các loại tiền tệ của các
quốc gia mà tăng trưởng tiền tệ ngang bằng hơn so với tăng trưởng của
sản lượng. Như một kết quả của sự gia tàng nguổn cung đổng us$, đồng
ưs$ sẽ mất giá trên thị trường ngoại hối so với đổng tiền của các quốc gia
có tốc độ tàng trưởng tiến tệ chậm hơn
b) Lãi suất
- Ở các quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát ở mức cao, bởi vì các nhà đầu tư muốn
đền bù cho sự suy giảm của giá trị đổng nội tệ nên lãi suất cũng ở mức
cao. Mối quan hệ này lần đầu tiên được công thức hóa bởi nhà kinh tế
Irvin Pisher và được gọi là hiệu ứng Fisher. Hiệu ứng Fisher nói rằng tỷ
lệ lãi suất “danh nghĩa” của một quốc gia (i) là các tổng lãi suất “thực” (r)
và tỷ lệ lạm phát dự kiến trong giai đoạn mà khoản vốn được cho vay (l).
Theo công thức ta có:
i=r+I
- "Ví dụ, nếu tỷ lệ lãi suất thực của một quốc gia là 5% và tỷ lệ lạm phát
hàng năm dự kiến sẽ là 10%, lãi suất danh nghĩa sẽ là 15%. Theo dự đoán
của hiệu ứng Fisher, sẽ có một mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất.
- Chúng ta có thê’ nghiên cứu kỹ hơn và xem xét nó được áp dụng như thế
nào đối với rất nhiéu quốc gia và những dòng vốn không hạn chế. Khi
nhà đẩu tư được tự do chuyển nhượng vốn giữa các quốc gia, lãi suất
thực sẽ giống nhau ở tất cả các quốc gia. Nếu sự khác biệt giữa các tỷ lệ
lãi suất thực tế giữa các quốc gia xuất hiện, kinh doanh chênh lệch tỷ giá
sẽ sớm cần bằng lại chúng. Ví dụ, nếu tỷ lệ lãi suất thực ở Nhật là 10%
và 6% ở Mỹ, nhà đầu tư sẽ vay tiền ở Mỹ và đem đầu tư ở Nhật. Sự gia
tăng cầu tiền ở Mỹ sẽ làm tăng lãi suất thực, trong khi sự gia tăng nguồn
cung tiền ngoại tệ ở Nhật sẽ giảm tỷ lệ lãi suất thực ở đó. Điều này sẽ tiếp
tục cho đến khi hai mức lãi suất thực đưỢc cân bâng. Theo hiệu ứng
Fisher nếu tỷ lệ lãi suất thực là ngang bằng nhau trên toàn thế giới, bất kỳ
sự khác biệt nào về lãi suất giữa các nước đểu phản ánh sự kỳ vọng khác
nhau vế tỷ lệ lạm phát. Như vậy, nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến ở Mỹ là lớn
hơn so với ở Nhật, lãi suất danh nghĩa của Mỹ sẽ lớn hơn lãi suất danh
nghĩa của Nhật.
c) Tâm lí thị trường
- Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng cả lý thuyết ppp và hiệu ứng
Fisher quốc tế đều không có khả năng giải thích tốt được những biến
động của tỷ giá trong ngắn hạn. Một lý do có thể là những ảnh hưởng của
tâm lý nhà đầu tư đối với những biến động của tỷ giá ngắn hạn. Những
bằng chứng trong suốt thập kỷ qua đã cho thấy những yếu tố khác nhau
vể tâm lý đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự kỳ vọng của
thương nhân đối với tỷ giá hối đoái trong tương lai. Ngược lại, kỳ vọng
có xu hướng trở thành hiện thực.
- Theo một số nghiên cứu gần đây, tâm lý nhà đầu tư và các hiệu ứng
bandwagon đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những biến
động tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn.Tuy nhiên, những hiệu ứng này có
thê’ khó dự đoán. Tâm lý nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
chính trị và các sự kiện kinh tế vi mô, chẳng hạn như quyết định đầu tư
của các doanh nghiệp cá nhân, rất nhiều trong số đó chỉ có mối liên hệ
lỏng lẻo với các nguyên tắc cơ bản của kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như tỷ lệ
lạm phát tương đối. Hơn nữa, hiệu ứng bandwagon có thê’ bị gây ra từ cả
hai phía và làm trầm trọng thêm bởi các hành vi khác nhau của các chính
trị gia. Một trường hợp tương tự đã xảy ra ở Đông Nam Á trong năm
1997 khi các đổng nội tệ của Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, và
Indonesia bị mất 50% đến 70% giá trị so với đồng US$ trong một vài
tháng.

Chương 7: Chiến lược kinh doanh quốc tế của cty đa quốc gia
1. Chuỗi giá trị:

2. Doanh nghiệp cạnh tranh trên toàn cầu cần đối mặt
- Áp lực chi phí: sản phẩm hàng hóa thông thường, sản phảm công nghiệp
và tiêu dùng
- Áp lực thích nghi:
+ Sự khác biệt trong sở thích và thị hiếu người tiêu dùng
+ Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống
+ Sự khác biệt về kênh phân phối
+ Nhu cầu về chính phủ của nước sở tại
3. 4 chiến lược cơ bản
- Chiến lược quốc tế: chuyển dịch năng lực cốt lõi đến các thị trường nước
ngoài
- Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu: giảm chi phí trên quy mô toàn cầu có
thể thông qua lợi thế kinh tế về quy mô, hiệu ứng học tập và lợi thế kinh
tế vùng
- Chiến lược địa phương hóa: tùy chỉnh hàng hóa và dịch vụ để phù hợp
với thị hiếu và sở thích tại các thị trường quốc gia khác nhau
- Chiến lược xuyên quốc gia: đồng thời đạt được chi phí thấp và cung cấp
hàng hóa phù hợp với thị trường địa lý.
Chiến lược Thuận lợi Bất lợi
Tiêu chuẩn hóa toàn Khai thác tính kinh tế Hạn chế khả năng đáp
cầu của địa điểm ứng nhu cầu của địa
Khai thác lợi ích kinh phương
tế của đường cong kinh
nghiệm
Quốc tế Đưa những khả năng Hạn chế về khả năng
đặt biệt ra thị trường đáp ứng nhu cầu của
nước ngoài địa phương
Không khai thác được
tính kinh tế của địa
điểm
Thất bại trong việc
khai thác hợp lý đường
cong kinh nghiệm
Địa phương hóa Cung cấp các sản Không có khả năng
phẩm chiến lược khai thác tính kinh tế
marketing phù hợp với của địa điểm
nhu cầu của địa Thất bại trong việc
phương khai thác lợi ích của
đường cong kinh
nghiệm
Thất bại trong việc
đưa những khả năng
đặt biệt ra thị trường
quốc tế

Tiền thân của EU, Cộng đồng than thép Châu Âu, được thành lập vào năm
1951 bởi Bỉ, Pháp, Tây Đức, Italia, Luxembourg, và Hà Lan. Mục tiêu của tổ
chức này đó là để loại bỏ các rào cản đổi với vận chuyển nội khối than đá, sắt,
thép, và kim loại phế liệu. Với việc ký kết Hiệp ước Rome năm 1957, Cộng
đồng chung Châu Âu được thành lập. Cái tên này đã thay đổi một lần nữa vào
năm 1994 khi Cộng đổng chung châu Âu đã trở thành Liên minh châu Âu sau
khi phê chuẩn Hiệp ước Maastricht
- Cơ câu chính trị của liên minh châu âu : Các chính sách kinh tế của Liên
minh chầu Âu được xây dựng và thực hiện bởi một cơ cấu chính trị phức tạp và
vẫn đang phát triển. Bốn định chế chính trong cấu trúc này gồm có: ủy ban châu
Âu, Hội đồng Châu Âu, Nghị viện châu Âu, và Tòa án.
+ ủy ban châu Âu chịu trách nhiệm đề xuất luật pháp EU, thực hiện và giám ủy
ban châu Âu sát việc tuân thủ pháp luật EU của các quốc gia thành viên. ủ y ban
được điểu hành bởi một nhóm ủy viên hội đổng đưỢc chi định bởi mỗi quốc gia
thành viên cho nhiệm kỳ 5 năm.
- Hội đồng Châu Âu đại diện cho lợi ích của các quốc gia thành viên. Đây rõ
ràng là cơ quan kiểm soát cao nhất của EU bởi lẽ dự thảo luật pháp của ủy ban
Cháu Âu chi có thể trở thành luật của E ư nếu nhận được sự thông qua của Hội
đổng. Hội đổng này bao gổm một đại diện từ chính phủ của mỗi quốc gia thành
viên. Tuy nhiên, thành viên của Hội đổng sẽ thay đổi tùy thuộc vào chủ để đang
đưỢc thảo luận.
- Nghị viện châu Âu, năm 2012 có khoảng 754 thành viên, được bầu trực tiếp
bởi công dân của các nước thành viên. Nghị viện, họp tại Strasbourg, Pháp, vể
cơ bản là một cơ quan tư vấn chứ không phải là cơ quan lập pháp. Cơ quan này
thảo luận về dự thảo luật pháp do ủ y ban Chầu Âu để xuất và chuyển tới Hội
đổng. Nghị viện cũng có thể để xuất bổ sung và sửa đổi cho những dự thảo luật
này, ủy ban và hội đổng có thể không tuân theo, nhưng thường họ cũng sẽ thay
đổi. Sức mạnh của nghị viện gẩn đây đã đưỢc tăng lên, mặc dù vẫn chưa đưỢc
như các nghị sĩ mong muốn. Nghị viện cháu Âu có quyển biểu quyết về việc bổ
nhiệm các ủy viên, cũng như quyến phủ quyết đối với một số dự luật (ví dụ như
pháp luật về ngân sách EU
và thị trường chung).
- Tòa án, bao gổm một thắm phán từ mõi nước, là tòa án phúc thẩm tối cao
của pháp luật EU. Giống như các ủy viên, các thẩm phán được yêu cẩu phải
hành động như các quan chức độc lập chứ không phải là đại diện cho lợi ích
quốc gia.
- Sự RA ĐỜI CỦA ĐỒNG EURO Vào tháng 2.1992, các thành viên của EC
đa ký một hiệp ước (Hiệp ước M aastricht) cam kết các quốc gia này sẽ thông
qua Hiệp ước Maastricht một đồng tiền chung vào 01.01.1999.
- Raymond Vernon là người đầu tiên đưa ra học thuyết về vòng đời sản phẩm vào
giữa thập niên 60.

You might also like