You are on page 1of 5

ĐOÀN PHƯƠNG ANH

DHTM14A6HN
20207200012
CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN c4

Câu 1 :Trình bày quan niệm về hợp đồng thương mại.


Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các
bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong
hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Câu 2 ;Phân tích mối quan hệ giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại đều là hợp đồng được thành lập bởi sự thỏa thuận
của các bên, dựa trên sự tự nguyện. Do đó, hợp đồng dân sự và thương mại cũng có các điểm
tương đồng:
Cả 2 loại hợp đồng đều có bản chất là giao dịch dân sự. Cả 2 loại đều được thiết lập dựa trên
sự bình đẳng, thỏa thuận và sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Đều hướng tới các lợi ích chung, hợp pháp của các bên tham gia.
Đều có các điều khoản cơ bản, theo quy định của pháp luật như: quy định về chủ thể, đổi
tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, phương thức thanh toán, giải
quyết tranh chấp…
Giống nhau về hình thức: có thể giao kết bằng miệng, bằng văn bản, bằng phương thức điện
tử…
Sau khi hợp đồng được ký kết, có hiệu lực pháp luật thì các bên sẽ bị rằng buộc và phải thực
hiện theo các cam kết và thỏa thuận đã đặt ra.

Câu 3 :Trình bày nội dung của pháp luật về hợp đồng thương mại.
Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại bao gồm:
(i) Những quy định về bản chất, chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;
(ii) Những quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;
(iii) Những quy định về thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;
(iv)Những quy định về trách nhiệm vật chất (chế tài thương mại) do vi phạm hợp đồng
tronglĩnh vực thương mại;
Ngoài ra, trong nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, còn
có những quy định về hợp đồng vô hiệu, về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Câu 4 :Phân tích vấn đề áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại.
- Áp dụng các văn bản luật quốc gia:
Các văn bản pháp luật quốc gia là nguồn luật cơ bản và chủ yếu nhất điều chỉnh các quan hệ
hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Các văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh
vực thương mại ở Việt Nam bao gồm BLDS năm 2015, LTM năm 2005, các luật chuyên
ngành và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật đó.
Theo các nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định trong các văn bản kể trên, khi kí kết và
thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, trước hết áp dụng văn bản pháp luật chuyên
ngành, nếu trong văn bản pháp luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng LTM năm 2005
và trong trường hợp LTM năm 2005 cũng như luật chuyên ngành đó không quy định thì áp
dụng những quy định của BLDS về vẩn đề đó. Với phạm vi áp dụng của BLDS, các quy định
về hợp đồng dân sự được áp dụng chung cho hợp đồng nói chung trong các lĩnh vực dân sự,
lao động, thương mại và đầu tư kinh doanh. Như vậy, BLDS là văn bản gốc điều chỉnh mọi
trong thương mại.
Đối với các hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia có thể được áp dụng theo những
điều kiện nhất định. Thông thường pháp luật quốc gia được áp dụng trong các trường hợp sau:
(i) Các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn áp dụng;
(ii) Điều ước quốc tế mà các quốc gia có các chủ thể của hợp đồng mang quốc tịch của quốc
gia đó kí kết hoặc tham gia có quy định điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng thương mại
quốc tế là luật của một quốc gia nhất định;
(iii) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chọn luật áp dụng (khi các bên không đạt
được thỏa thuận về luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng).
Trường hợp có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều
chỉnh một quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, xung đột pháp luật sẽ nảy sinh và đòi hỏi
phải được giải quyết. Thực chất của việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng thương
mại quốc tế là lựa chọn một hệ thống pháp luật để áp dụng cho quan hệ hợp đồng thương mại
quốc tế. Khi được chọn áp dụng, luật quốc gia được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật. Nếu
luật của Việt Nam được chọn áp dụng, thì toàn bộ các quy định có liên quan đến hợp đồng
thương mại quốc tể sẽ được áp dụng.
- Áp dụng Điều ước quốc tế:
Trong lĩnh vực thương mại nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng, có
rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được thiết lập mà Việt Nam đã hoặc
sẽ là thành viên. Trong đó phải kể đến các điều ước quan trọng như: Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ của WTO (GATS), có hiệu lực từ ngày 01/01/1995;Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP), kí ngày 02/02/2016; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
EU (FTA) có hiệu lực ngày 01/8/2020; Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), có
hiệu lực từ ngày 10/12/2001; Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế (CISG), có hiệu lực tại Việt Nam ngày 01/01/2017.
Việc áp dụng Điều ước quốc tế tại Việt Nam dựa trên các nguyên tắc quy định trong BLDS,
LTM cũng như các luật chuyên ngành. Khi áp dụng điều ước quốc’ tế đối với các hợp đồng
trong lĩnh vực thương mại, cần phân biệt hai trường hợp :
(i) Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên, nếu điều ước có quy định
khác với pháp luật Việt Nam, thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế;
(ii) Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, thì các bên trong hợp
đồng trong lĩnh vực thương mại có quyền thỏa thuận áp dụng những nội dung không trái với
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Áp dụng tập quán thương mại
Tập quán thương mại là nguồn luật rất quan trọng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh
vực thương mại, đặc biệt là trong thương mại quốc tế. Theo LTM năm 2005, tập quán thương
mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền
hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
Tập quán thương mại thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh
vực thương mại, khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên
hoặc điều ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia.
Hiện nay, trong quan hệ thương mại hàng hoá quốc tế, khi đề cập đến tập quán thương mại
cần đặc biệt quan tâm đến các điều kiện thương mại quốc tế, gọi tắt là Incoterms
(International Commercial Terms), Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(Uniform Customs and Practise for Documentary Credit - UCP) do Phòng Thương mại quốc
tế (International Chamber of Commerce - ICC) tập hợp và phát hành...
- Thói quen thương mại:
Thói quen thương mại cũng là nguồn quy phạm điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực
thương mại. Theo LTM, thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung
rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các
bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương
mại.

Câu 5 :Trình bày nội dung của pháp Luật Thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện thông
qua phương tiện điện tử.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tửThương mại điện tử phát triển và làm thay
đổi cách thức kinh doanh, giao dịchtruyền thống đồng thời đem lại những lợi ích to lớn cho xã
hội. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh của thương mại điện tử cũng kéo theo nhu cầu
cấp thiết phải có mộtkhung pháp lý cho các hoạt động giao dịch bằng phương tiện điện tử này.
Để thươngmại điện tử thực sự là công cụ kinh doanh hiệu quả và an toàn, cần phải có các giải
phápkhông chỉ về mặt kỹ thuật, mà còn cần có một cơ sở pháp lý đầy đủ của quốc gia cũng
như quốc tế.
- Pháp luật quốc tế:
Hiểu được tầm quan trọng của thương mại điện tử, cũng như những tác động tolớn của nó đối
với nền kinh tế thế giới và sự phát triển thương mại của mỗi quốc gia, ủyban Luật Thương
mại của Liên hợp quốc đã ban hành Đạo luật mẫu về thương mại điệntử nhằm xây dựng
khung pháp lý thống nhất điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thươngmại điện tử.
UNCITRAL đã ban hành và cho công bổ Công ước của Liên hợp quốc vềviệc sử dụng giao
dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế (UN Convention on the use ofelectronic communication
in international contracts). UNCITRAL cũng cho ra đời một loạt các văn bản cốt lõi của hệ
thống luật quốc tế về thương mại điện tử, trong đó có
Luật mẫu về chữ kí điện tử năm 2001. Những văn bản này đã đặt nền tảng chuyên môncho
việc xây dựng một hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam và giúp Việt Nam
hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
- Pháp luật quốc gia:
Việt Nam đã ban hành tương đối đầy đủ các quy định liên quan đến giao dịch điện tử. Luật
Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật được ban
hành kèm theo, cùng với LTM năm 2005, BLDS năm 2015 đã tạo nên một hệ thống các văn
bản pháp luật về thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức công nhận về
mặt pháp lý hoạt động thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển, bảo
vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam.
Nội dung chủ yếu của các văn bản pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam ghi nhận giá
trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử, vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin
cậy cho các giao dịch thương mại điện tử, cơ chế xử lý vi phạm, tranh chấp trong thương mại
điện tử. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có rất nhiều giao dịch thương mại phải được
thực hiện dưới hình thức văn bản, đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hiện nay, chúng ta chưa có một khái niệm cụ thể, rõ ràng về văn bản. Việc kí kết hợp đồng
thương mại bằng phương tiện điện tử cũng dẫn đến việc phải thừa nhận một hình thức thay
thế cho chữ kí tay trong hợp đồng thương mại truyền thống. Chính vì vậy, để thương mại điện
tử được thừa nhận hợp pháp ở nước ta, phải công nhận giá trị pháp lý của các thông tin điện
tử cũng như các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Các giao dịch này thường
được thực hiện thông qua hình thức thư điện tử (email) hoặc bằng việc trao đổi dữ liệu điện tử
(electronic data interchange - EDI). Các thông tin điện tử trong giao dịch thương mại điện tử
có thể đượcthể hiện dưới hình thức như: (i) thông điệp dữ liệu, (ii) chữ kí sổ; (iii) giao dịch
điện tử.
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
1. Tóm tắt nội dung
Công ty TNHH An Hải (tỉnh H) kí hợp đồng bán cho DNTN chuyên sửa chữa xe máy Bình
Minh (tỉnh Đ) Một lô hàng xe máy trị giá 2tỷ VNĐ theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí.
Hàng được giao làm 2 đợt :
Đợt 1: 10/3/2020 số lượng 50 chiếc xe máy
Đợt 2: 25/3/2020 số xe máy còn lại
Số hàng đợt một hai bên đã giao nhận và thanh toán đầy đủ. Số hàng đợt hai bên công ty
TNHH An Hải đã không giao hàng theo thoả thuận, lý do vì dây chuyền sản xuất gặp sự cố về
mặt kỹ thuật, nên không có hàng giao cho doanh nghiệp như đã thoả thuận và công ty đề nghị
doanh nghiệp Bình Minh cho thêm 2 tháng nữa để khắc phục sự cố máy móc . Bên doanh
nghiệp Bình Minh chấp nhận và yêu cầu công ty An Hải phải giảm giá 5% trên giá trị lô hàng
chậm giao. Công ty An Hải không chấp nhận yêu cầu đó vì cho rằng đó là lỗi khách quan .
Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ
quyền lợi cho mình.
2. Câu hỏi
Bằng kiến thức lý luận và thực tế anh chị hãy cho biết:
1, Chủ thể của hợp đồng trên?
2, Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì? Vì sao ?
3, Để giải quyết tranh chấp của 2 công ty nêu trên thì cần căn cứ các văn bảnpháp luật nào?
Vì sao?
TRẢ LỜI :
- Căn cứ theo Luật thương mại năm 2005
Điều 37. Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao
hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và
phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong
một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Điều 56. Nhận hàng
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp
bên bán giao hàng.

Căn cứ theo 2 điều trên thì:


- Công ty An Khánh sai vì không giao hàng đúng thời điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.
- DNTN sai vì công ty An Khánh không cố ý vi phạm hợp đồng, mắc lỗi khách quân nên
DNTN cần hiểu và giúp cty An Khánh nhanh chóng giao hàng, mặt khác trong hợp đồng
không đề cập nếu vi phạm sẽ bị trừ 5% số tiền lô hàng đó trong hợp đồng.

You might also like