You are on page 1of 7

ĐOÀN PHƯƠNG ANH

DHTM14A6HN

CÂU HỎI CHƯƠNG 1

Câu 1. Phân tích khái niệm hành vi thương mại.

Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận về hành vi thương mại bằng một khái niệm có nghĩa khái quát đó là
hoạt động thương mại (tổ hợp các hành vi thương mại).

Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; “ Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương
mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Dưới giác độ học thuật, khái niệm hành vi thương mại được xem xét ở đây tương ứng với khái niệm
hoạt động thương mại cụ thể: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư...

Theo khoản 8 điều 3 Luật Thương mại 2005 : Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa
vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

Khoản 9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có
nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách
hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Khoản 10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ,
bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ,
triển lãm thương mại.

Ví dụ về hành vi thương mại : Ví dụ, thương nhân mua phương tiện, trang thiết bị văn phòng để
trang bị cho các phòng làm việc của mình là hành vi thương mại phụ thuộc (do nhu cầu của nghề
nghiệp).

Câu 2. Phân tích đặc điểm của hành vi thương mại

Hành vi thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và về tính ổn định. Qua
nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của quá trình trao đổi hàng hoá, có thể khẳng định hành vi
dân sự ra đời sớm hơn và ổn định hơn hành vi thương mại.

Thứ hai, hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi. Theo quy
định của pháp luật, hành vi thương mại không chỉ là hành vi diễn ra trên thị trường mà còn là hành vi
nhằm mục đích sinh lợi.

Thứ ba, hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương nhân (tổ chức, cá
nhân kinh doanh) thực hiện.
Thương mại là hành vi mang tính nghề nghiệp có nghĩa là chủ thể của hành vi khi tham gia thương
trường thực hiện sự phân công lao động xã hội. Các hành vi này được chủ thể tiến hành thường
xuyên, liên tục, thể hiện tính chuyên nghiệp cao và mang lại thu nhập chính cho chủ thể thực hiện
hành vi.

Câu 3. Trình bày về các loại hành vi thương mại.

Dựa trên những căn cứ khác nhau, hành vi thương mại có thể được chia ra các loại khác nhau.

Dựa vào tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện hành vi , hành vi thương mại có thể được
chia ra thành:

- Hành vi thương mại thuần túy: là hành vi thương mại vì bản chất của nó thuộc về công việc buôn
bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại.

- Hành vi thương mại phụ thuộc: là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực
hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề và do đó được coi là hành vi thương mại.

Ví dụ, thương nhân mua phương tiện, trang thiết bị văn phòng để trang bị cho các phòng làm việc
của mình là hành vi thương mại phụ thuộc (do nhu cầu của nghề nghiệp)..

- Hành vi thương mại hỗn hợp: Có thể được hiểu là hành vi thương mại đối với một bên (thương
nhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân không có tư cách thương nhân)

Một hành vi có bản chất là dân sự chỉ có thể trở thành hành vi thương mại khi hội đủ hai yếu tố:

(i) Hành vi đó phải do thương nhân (thương gia) thực hiện;

(ii) Hành vi đó được thương nhân thực hiện nhân dịp hành nghề hoặc do nhu cầu nghề nghiệp.

* Dựa vào lĩnh vực phát sinh cũng như đối tượng của hành vi thương mại và theo tinh
thần của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 (US - Vietnam
Bilateral Trade Agreement), các hành vi thương mại có thể chia ra các nhóm như sau:

- Nhóm hành vi thương mại hàng hoá;

- Nhóm hành vi thương mại dịch vụ;

- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư;

- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

+ Nhóm hành vi thương mại hàng hoá

: Hành vi thương mại hàng hoá là những hành vi phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hoá, bao
gồm: mua bán hàng hoá và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như cung
ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại.

Trong thương mại hàng hoá, mua bán hàng hoá là hành vi chủ yếu nhất, mua bán hàng hoá được
quy định cụ thể trong chương 2 Luật Thương mại năm 2005.
+ Nhóm hành vi thương mại dịch vụ:

Thương mại dịch vụ được hiểu là các hoạt động thương mại trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ.

Khác với mua bán hàng hoá trong thương mại hàng hoá (đối tượng của hoạt động này là các sản
phẩm hữu hình), trong thương mại dịch vụ đối tượng của nó lại là những sản phẩm vô hình.

Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư là những hành vi đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm
lợi nhuận của nhà đầu tư, là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh
thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức
kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là những hành vi liên quan đến việc chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt các sản phẩm của trí tuệ nhằm mục đích thương mại, bao gồm các hành
vi như: Sử dụng đối tượng của sở hữu công nghiệp (bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích)
trong hoạt động kinh tế - thương mại, sử dụng các đối tượng của sở hữu công nghiệp như là một yếu
tố thể hiện lợi thé cạnh tranh, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ v.v..

Câu 4 : Khái niệm và đặc điểm của thương nhân :

Khái niệm

- Tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có
đăng kí kinh doanh”.

Điều 6. Thương nhân

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và
theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa,
dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa,
dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

Đặc điểm :

Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

Thương nhân và hành vi thương mại có mối quan hệ logic với nhau. Điều đó được thể hiện ngay
chính khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005.

Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và
vì lợi ích của bản thân mình:

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương
mại một cách độc lập. Như vậy, theo tinh thần của pháp Luật Thương mại, thực hiện hành vi thương
mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác
định chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không.

Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường
xuyên

Pháp Luật Thương mại thừa nhận sự cần thiết của hai yếu tố: tính nghề nghiệp và tính thường xuyên
để xác định tư cách thương nhân. Để trở thành thương nhân thì các chủ thể phải thường xuyên thực
hiện những hành vi thương mại, điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện những hành vi thương mại
một cách thực tế lặp đi, lặp lại, kế tiếp mang tính nghề nghiệp.

Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại:

Thứ năm, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh:

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân gồm... và có đăng kí kinh
doanh”.

Câu 5 : Các loại thương nhân

Dựa vào các quy định của pháp luật, thương nhân có thể được chia ra các loại sau:

Thứ nhất, thương nhân là cá nhân:

Là một con người cụ thể.

Để trở thành thương nhân, con người cụ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
theo quy định của Bộ luật Dân sự (xem thêm Mục 1 Chương 3 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Phải có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân, họ có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi để thực hiện hoạt động thương mại, tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về hoạt động thương mại đó.

Theo pháp Luật Thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các
trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh.

Khoản 2 diều 17 Luật doanh nghiệp 2020 nói về tổ chức cá nhân không có quyền thành lập doanh
nghiệp

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công
nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm
đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại
doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn
góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực
hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp
nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các
trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp
phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ hai, thương nhân là pháp nhân: Một tổ chức chỉ được coi là thương nhân là pháp nhân khi nó
hội đủ các điều kiện của pháp nhân theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Thương nhân là pháp nhân chủ yếu bao gồm: (i) Thương nhân là các DNNN; (ii) Thương nhân là các
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; (iii) Thương nhân là các CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Câu 6 : Các loại trách nhiệm tài sản của thương nhân

Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân), theo đó chủ
sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của thương nhân bằng toàn
bộ tài sản của mình, kể cả những tài sản không được huy động vào kinh doanh của doanh nghiệp
(thương nhân).

Ví dụ : Doanh nghiệp tư nhân A có khoản nợ 1 tỉ đồng khi bị phá sản nhưng tài sản của doanh nghiệp
chỉ còn 500 triệu đồng. Chủ doanh nghiệp phải dùng toàn bộ tài sản của mình để trả hết nợ.

Pháp luật hiện hành quy định, các chủ thể sau phải chịu trách nhiệm vô hạn: Chủ DNTN; thành viên
hợp danh của công ty hợp danh; thành viên hộ kinh doanh; thành viên tổ hợp tác.

Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu doanh
nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp
vào doanh nghiệp; bản thân doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ của mình đến hết giá trị
tài sản có trong doanh nghiệp.

Bản thân thương nhân (doanh nghiệp) chịu trách nhiệm hữu hạn nghĩa là doanh nghiệp chỉ chịu
trách nhiệm trong phạm vi vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên A, có số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng (vốn này do các
thành viên E góp 10 tỉ đồng, F góp 4 tỉ đồng, G góp 6 tỉ đồng), do kinh doanh thua lỗ công ty nợ các
chủ nợ là 23 tỉ đồng. Xử lý khoản nợ 20 tỉ đồng này, với chế độ trách nhiệm hữu hạn cho nên họ chỉ
chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn A, cụ thể: E chịu trách
nhiệm trong phạm vi 10 tỉ đồng; F chịu trách nhiệm trong phạm vi 4 tỉ đồng và G chịu trách nhiệm
trong phạm vi 6 tỉ đồng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thương nhân được hưởng quy chế TNHH gồm: (i) Công
ty TNHH; (ii) CTCP; (iii) hợp tác xã và (iv) DNNN

Pháp luật hiện hành quy định, các chủ sở hữu (thành viên) của doanh nghiệp (thương nhân) phải
chịu TNHH gồm: (i) thành viên công ty TNHH; (ii) cổ đông CTCP; (iii) thành viền góp vốn vào công ty
hợp danh; (iv) thành viên họp tác xã và (v) đại diện chủ sở hữu DNNN

Câu 7 . Phân tích các quyền cơ bản của thương nhân

· Có 2 quyền cơ bản là : tự do kinh doanh và quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại

(1) Quyền tự do kinh doanh : Tại khoản 2 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định:
“Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình
thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”.

+ Nội dung của quyền tự do kinh doanh của thương nhân gồm:

- Tự do thành lập doanh nghiệp;

- Tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh;

Các ngành nghề bị cấm quy định điều 6 Luật đầu tư 2014.

- Tự do lựa chọn khách hàng và trực tiếp giao dịch với khách hàng;

- Tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh;

- Tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp;

- Các quyền tự do khác mà pháp luật không cấm.

(2) Quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân

Tại Điều 10 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình
đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại”

Luật Doanh nghiệp năm 2020 tiếp cận quyền bình đẳng của doanh nghiệp (thương nhân) như là một
sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp (thương nhân )
Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp

1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định
tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở
hữu và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

+ Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong đăng kí thành lập doanh nghiệp

+ Quyền bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) trong hoạt động kinh doanh

- Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong việc giải thể, phá sản: Bên cạnh việc ghi
nhận những quyền cơ bản của thương nhân (doanh nghiệp), pháp luật hiện hành còn quy định
những quyền và nghĩa vụ cụ thể của thương nhân (doanh nghiệp)

Câu 8: Phân tích các nghĩa vụ cơ bản của thương nhân

Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh
doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật.

Câu 9: Ví dụ về trách nhiệm vô hạn ( phân tích rõ )

Doanh nghiệp tư nhân X do ông B là chủ sở hữu được thành lập và hoạt động với số vốn điều lệ là 1
tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì làm ăn thua lỗ dẫn tới công nợ là 6tyr
đồng và buộc doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục phá sản. Khi đó doanh nghiệp tư nhân X sẽ phải
thanh toán hết tất cả các khoản công nợ và chịu trách nhiệm về mặt tài chính, thanh toán các nghĩa
vụ về thuế, nghĩa vụ với người lao động theo quy định. Tuy nhiên với số vốn điều lệ nêu trên thì
doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả và lúc này ông A là chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải sử
dụng các tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân của mình để thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính của
doanh nghiệp.

Câu 10: Ví dụ về trách nhiệm hữu hạn ( phân tích rõ )

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên A, có số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng (vốn này do các
thành viên E góp 10 tỉ đồng, F góp 4 tỉ đồng, G góp 6 tỉ đồng), do kinh doanh thua lỗ công ty nợ các
chủ nợ là 23 tỉ đồng. Xử lý khoản nợ 20 tỉ đồng này, với chế độ trách nhiệm hữu hạn cho nên họ chỉ
chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn A, cụ thể: E chịu trách
nhiệm trong phạm vi 10 tỉ đồng; F chịu trách nhiệm trong phạm vi 4 tỉ đồng và G chịu trách nhiệm
trong phạm vi 6 tỉ đồng.

You might also like