You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(HKI NĂM HỌC 2022-2023)

ĐỀ TÀI: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐÁNH GIÁ TÁC


ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH PHƯỜNG VĨNH
PHÚ, TP. THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ
XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Nhóm thực hiện: Nhóm 2; tiết 2-4-6 Chủ nhật hàng tuần
STT Họ và tên Lớp SĐT Ghi chú
1 Trần Ngọc Yến Nhi DH21QL 0373592040 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Đại Huy Cường DH21QL 0945718577 Nhóm Phó
3 Huỳnh Trọng Nghĩa DH20QL 0374607960
4 Hoàng Duy Nam DH16QL 0343535291
5 Nguyễn Công Hon DH21QL 0354307813
6 Lê Tấn Lộc DH20QL 0356599813
7 Trần Ý Như DH20MT 0933521397
8 Lê Nguyễn Minh Khoa DH20QL 0961460052
9 Mai Huỳnh Tố Như DH20QL 0933534801

THỦ ĐỨC, THÁNG 11 NĂM 2022


Bảng 1. Thời gian và danh sách thành viên tham gia
Thời gian học nhóm
STT Họ và tên
13/10 14/10 17/10 21/10 6/11
1 Trần Ngọc Yến Nhi x x x x x
2 Nguyễn Đại Huy Cường x x x x x
3 Huỳnh Trọng Nghĩa x x x x x
4 Hoàng Duy Nam x x x x x
5 Nguyễn Công Hon x x x x x
6 Lê Tấn Lộc x x x x x
7 Trần Ý Như x x x x x
8 Lê Nguyễn Minh Khoa - - x x x
9 Mai Huỳnh Tố Như - - - - -

Chú thích:
X : có tham gia
- : không tham gia
13/10 : xác định và sắp xếp nội dung dự án.
14/10 : phân công nội dung cho các thành viên, nghiên cứu sâu hơn nội dung cần
thực hiện.
17/10 : nộp bài lần 1, thảo luận, bổ sung và chỉnh sửa.
21/10 : nộp bài lần 2, thảo luận, bổ sung và chỉnh sửa.
06/11 : thành viên gửi bài cho trưởng nhóm, trưởng nhóm tổng hợp, hoàn chỉnh
dự án.

Bảng 2. Đánh giá mức độ tham gia


Thiếu
STT Họ và tên Tích cực Bình thường
tích cực
1 Trần Ngọc Yến Nhi x
2 Nguyễn Đại Huy Cường x
3 Huỳnh Trọng Nghĩa x
4 Hoàng Duy Nam x
5 Nguyễn Công Hon x
6 Lê Tấn Lộc x
7 Trần Ý Như x
8 Lê Nguyễn Minh Khoa x
9 Mai Huỳnh Tố Như x

Chú thích:
X : có tham gia
- : không tham gia
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.......................................................2
1.1Thông tin chung về dự án...............................................................................2
1.1.1 Tên dự án....................................................................................................2
1.1.2 Chủ dự án....................................................................................................2
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án.................................................................................2
1.1.3.1 Vị trí dự án...............................................................................................2
1.1.3.2 Các đối tượng xung quanh khu vực dự án...............................................3
1.1.4 Mục tiêu, quy mô, loại hình của dự án.......................................................3
1.1.4.1 Mục tiêu dự án.........................................................................................3
1.1.4.2 Quy mô dự án...........................................................................................3
1.1.4.3 Loại hình dự án........................................................................................3
1.2 Các hạng mục công trình của dự án...............................................................3
1.2.1 Các hạng mục công trình chính..................................................................3
1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất khu thực hiện dự án...............................................5
1.3 Nguyên nhiên vật liệu sử dụng của dự án......................................................6
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào (phục vụ cho xây dựng)..........................6
1.3.1.1 Nguyên, vật liệu đầu vào (phục vụ cho xây dựng)..................................6
1.3.1.2 Nhiên liệu và hóa chất phục vụ cho thi công xây dựng...........................6
1.3.1.3 .Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đầu vào..............................................7
1.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu đầu ra....................................................................7
1.4. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án..............................9
1.4.1. Tiến độ thực hiện dự án.............................................................................9
1.4.2. Vốn đầu tư..................................................................................................9
1.4.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án...........................................................9
1.4.3.1. Sơ đồ tổ chức dự án................................................................................9
1.4.3.2. Nhu cầu về lao động...............................................................................9
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..........................................................11
2.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................11
2.1.2. Điều kiện khí tượng.................................................................................12
2.1.3 Điều kiện thủy văn....................................................................................12
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý..........................13
2.1.4.1 Chất lượng nước mặt.............................................................................13
2.1.4.2 Chất lượng nước ngầm...........................................................................17
2.1.4.3 Chất lượng không khí............................................................................17
2.1.4.4 Chất lượng đất........................................................................................18
2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học.................................................................18
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................19
LỜI KẾT...........................................................................................................20

i
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đất nước, các công trình nối tiếp nhau mọc lên.
Kéo theo đó là sự đi lên của ngành vận tải, đặc biệt là xây dựng.
Trên thị trường hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp
phục vụ xây dựng các công trình xây dựng dân dụng là rất lớn, đặc biệt là mặt
hàng gạch xây dựng, gạch ốp lát các loại... Theo quy hoạch sản xuất vật liệu xây
dựng tỉnh Bình Dương có xác định tiếp tục mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong nước và xuất khẩu đối với một số sản phẩm vật liệu xây dựng có
lợi thế, trong đó có chủng loại sản phẩm vật liệu ốp lát. Nắm bắt chủ trương của
tỉnh, lợi thế của địa phương, vị trí dự kiến đầu tư thuận lợi về giao thông thủy,
nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn lao động địa phương, xa khu dân cư... Với dây
truyền công nghệ khép kín, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Để có thể triển khai dự án một cách thuận tiện, hướng đến một dự án vừa
đem lại hiệu quả kinh tế vừa đề cao các vấn đề về môi trường và cũng để tìm hiểu
rõ hơn và có cái nhìn thực tế hơn về môi trường mà các hoạt động sản xuất gây nên
cũng như các biện pháp áp dụng để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con
người tại công ty hiện nay, Chủ dự án quyết định tiến hành đánh giá tác động môi
trường khu vực phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đó là
cơ sở để xây dựng dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất gạch nung” với quy mô,
tiến trình phù hợp, đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng đi vào sản xuất theo tiêu chí
an toàn - tối ưu.

1
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
1.1.1 Tên dự án
Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất gạch nung” (Sau đây gọi tắt là dự án)
1.1.2 Chủ dự án
- Chủ dự án: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
- Địa chỉ liên hệ: Đường Vĩnh Phú 24, Khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, Tp.
Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án: 30.000.000.000 ( 30 tỷ đồng). Nguồn vốn do
công ty tự có, trong đó:
+ Chi phí máy móc, thiết bị: 10.000.000.000 (10 tỷ đồng).
+ Chi phí nhà xưởng, lò gạch: 10.000.000.000 (10 tỷ đồng).
+ Chi phí đầu tư cho công trình môi trường: 1.000.000.000 (Một tỷ đồng).
+ Chi phí dự phòng cho các yếu tố phát sinh: 9.000.000.000 (Chín tỷ đồng).
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Tháng 1/2022 - 1/2023 :Hoàn thành thủ tục pháp lí
+ Tháng 2/2023 – 8/2023 :Xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc
+ Tháng 9/2023 – 9/2024 :Xây dựng lò gạch, lắp đặt các thiết bị sản xuất
+ Tháng 10/2024 – 12/2024 :Vận hành thử nghiệm
+ Tháng 01/2025 :Vận hành chính thức
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án
1.1.3.1 Vị trí dự án
Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất gạch nung” được thực hiện tại đường Vĩnh Phú
24, khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Diện tích khu đất thực hiện dự án là 7772 m2. Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc: giáp đường Vĩnh Phú 26;
- Phía Đông Bắc: giáp Công ty TNHH Quảng Kết;
- Phía Nam và Tây Nam: giáp đường Vĩnh Phú 24.
- Phía Tây: giáp Công ty TNHH Vĩnh Phú

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án và các đối tượng xung quanh

2
1.1.3.2 Các đối tượng xung quanh khu vực dự án
Dự án được thực hiện tại đường Vĩnh Phú 24, khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, tp.
Thuận An, tỉnh Bình Dương, trên nền đất có tổng diện tích 7772m2. Hiện trên khu đất này
đã có 1 khu nhà xưởng công suất nhỏ. Xung quanh khu vực dự án không có các công
trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử, sông suối, hệ thống đồi núi và khu bảo tồn.
Các đối tượng tiếp giáp dự án:
- Phía Bắc: giáp đường Vĩnh Phú 26;
- Phía Đông Bắc: giáp Công ty TNHH Quảng Kết;
- Phía Nam và Tây Nam: giáp đường Vĩnh Phú 24
- Phía Tây: giáp Công ty TNHH Vĩnh Phú.
Dự án nằm tại đường Vĩnh Phú 24, khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, Tp. Thuận
An, tỉnh Bình Dương; liền kề với khu dân cư; cách trung tâm tp. Thuận An khoảng 7,6
km; cách quốc lộ 13 khoảng 1,2 km.
1.1.4 Mục tiêu, quy mô, loại hình của dự án
1.1.4.1 Mục tiêu dự án
Việc đầu tư dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất gạch nung” nhằm đạt mục tiêu sau:
- Phục vụ nhu cầu xây dựng
- Tạo việc làm cho người dân lao động
- Góp phần làm tăng ngân sách cho Nhà nước và địa phương thông qua thuế
- Thúc đẩy phát triển kinh tế từ hộ gia đình, cá nhân cho đến địa phương phường
Vĩnh Phú.
1.1.4.2 Quy mô dự án
Sản xuất khoảng 25 triệu viên/năm
1.1.4.3 Loại hình dự án
Loại hình của dự án: tạo hình và nung gạch cho ra thành phẩm là gạch nung.
1.2 Các hạng mục công trình của dự án
1.2.1 Các hạng mục công trình chính
Dự án sẽ dược triển khai thực hiện trên khu đất có tổng diện tích là 7.772 m² tại
địa chỉ đường Vĩnh Phú 24, khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình
Dương.
Hiện trạng khu đất này nằm kế Quốc lộ 13. Trên địa bàn phường có nhiều dự án
chung cư và khu căn hộ như chung cư Ehome, dự án Rivana, khu liên hợp căn hộ Marina
riverside, khu căn hộ Marina Tower, khu dân cư Vĩnh Phú 2,... Phường còn có khu du
lịch sinh thái Thanh Cảnh. Tiếp theo đó, chủ đầu tư sẽ cho thi công nhà máy sản xuất với
các công trình cụ thể như sau:

DIỆN
SỐ
STT HẠNG MỤC TÍCH
TẦNG
(M²)
A Các hạng mục công trình chính
1 Khu vực nhà xưởng sản xuất 3.656 1
2 Văn phòng 335 3

3
Kho chứa hóa chất ( nằm trong
3 178 1
nhà xưởng sản xuất)
Kho chứa nguyên liệu sản phẩm (
4 226 1
nằm trong nhà xưởng sản xuất)
Kho chứa gạch ( nằm trong nhà
5 250 1
xưởng sản xuất)
Các hạng mục công trình phụ
B
trợ
1 Nhà xe 80 2
2 Nhà bảo vệ 12.6 1
3 Đài nước 10 -
Nhà vệ sinh(nằm trong khu văn
4 26.4 1
phòng)
5 Bể chứa nước ngầm 78 -
C Cây xanh 600 -
D Đường nội bộ,sân bãi 2320 -
Tổng diện tích khu đất 7772
Bảng 1.1. Các hạng mục công trình của dự án
A. Các hạng mục công trình chính của dự án
1. Nhà văn phòng (xây mới): 3 tầng
- Diện tích xây dựng : 335 m²
- Kết cấu công trình : Khung sàn BTCT, mái bằng BTCT, tường bao che xung
quanh gạch dày 200mm, móng cọc BTCT
-Chiều cao đỉnh mái:15.3m
2. Nhà xưởng sản xuất (xây mới)
- Diện tích xây dựng: 3.656 m²
- Kết cấu xây dựng:Khung- sàn thép, tường gạch, mái tôn.
- Tường xây dựng bằng gạch dày 200mm,cao 4m. Tất cả tường trong và ngoài trát
sơn nước.
- Nền bê tông lót đá 40x60 M50 dày 150, trên là bê tông đá 10x20 M200x50,xoa
mặt, kẻ joint ô vuông 2000x2000
- Bổ trí các khung cửa sổ để lấy ánh sáng, cửa chính dùng khung nhôm, xung
quanh nhà xưởng có bố trí các cửa thoát hiểm.
3. Kho chứa hóa chất (xây mới)

4
- Nằm trong nhà xưởng sản xuất, có diện tích xây dựng 178 m²
- Xây dựng tường bao xung quanh có chiều cao 6m, số tầng :01 tầng.
- Kết cấu chính: móng đơn bê tông cốt thép ,cột,dầm,sàn bằng bê tông cốt
thép.Tường nhà kho xây gạch 100mm, tô vữa sơn nước hoàn thiện.
4. Kho chứa nguyên vật liệu (xây mới)
- Nằm trong nhà xưởng sản xuất, diện tích xây dựng : 226 m²
- Xây dựng tường xung quanh có chiều cao:6m , số tầng: 01 tầng.
- Kết cấu chính: móng đơn bê tông cốt thép,cột dầm, sàn bằng bê tông cốt
thép,tường nhà kho xây gạch 100mm,tô vữa sơn nứa hoàn thiện.
5. Kho chứa gạch (xây mới)
- Nằm trong nhà xưởng sản xuất, có diện tích xây dựng : 274 m²
- Xây dựng tường xung quanh có chiều cao:6m , số tầng: 01 tầng.
- Kết cấu chính:móng đơn bê tông cốt thép,cột dầm, sàn bằng bê tông cốt
thép,tường nhà kho xây gạch 100mm,tô vữa sơn nứa hoàn thiện.
B. Các hạng mục công trình phụ trợ
1. Nhà xe (xây mới): 2 tầng
- Diện tích xây dựng: 80 m²
- Kết cấu công trình: Khung ,cột,vì kèo thép,mái lợp tôn,móng đơn
- Chiều cao đỉnh mái: 2,5m
2. Nhà bảo vệ (xây mới)
- Diện tích xây dựng :12,6 m²
- Kết cấu chính:Khung BTCT, mái dốc về 4 phía lợp ngói.Tường bao che xây gạch
dày 100mm. Móng đơn BTCT trên nền đất gia cố bằng cừ tram
- Chiều cao đỉnh mái 4,75m
3. Đài nước (xây mới)
- Diện tích xây dựng :10 m²
- Kết cấu công trình: Khung thép cao 15m đỡ bồn inox 10.000 lít
4. Bể chứa nước ngầm (xây mới)
- Bể có diện tích 78 m2 phục vụ cho PCCC
- Móng bê tông cốt thép M 250
- Thành bể nắp bể dược đút bằng BTCT có trộn phụ gia chống thấm
1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất khu thực hiện dự án
Khu đất thực hiện dự án có tổng diện tích 7.772 m² nằm tại đường Vĩnh Phú 24, khu
phố Trung, phường Vĩnh Phú, tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Hiện trạng sử dụng đất nơi thực hiện dự án: là bãi đất trống, nền đất chắc. Trong
quá trình xây dựng và sản xuất cần lượng nước lớn

5
1.3 Nguyên nhiên vật liệu sử dụng của dự án
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào (phục vụ cho xây dựng)
1.3.1.1 Nguyên, vật liệu đầu vào (phục vụ cho xây dựng)
Căn cứ Bảng tổng hợp nguyên vật liệu thi công dự án năm 2020 do Chủ đầu tư cung
cấp, thống kê được tổng khối lượng nguyên, vật liệu chính phục vụ cho thi công dự án là
7.882,4 tấn.
- Nguồn cung cấp: Các nguyên vật liệu sẽ được thu mua của các đơn vị nhà cung
cấp quanh khu vực khu phố Trung và các cơ sở lân cận trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Cụ thể:
+ Đá các loại, cấp phối đá dăm: mua tại các mỏ đá thuộc tỉnh Đồng Nai vận chuyển
đến công trình;
+ Gạch: tại khu vực dự án có nhiều đơn vị cung cấp gạch nằm ở địa bàn Thuận An
đảm bảo cung cấp vật liệu thi công;
+ Cát: được mua tại các bãi khai thác gần sông Đồng Nai, cung cấp đến công trình;
+ Các vật liệu khác như sắt, thép, xi măng, tôn... các loại được mua tại các đại lý
trên địa bàn Tuận An, cung cấp đến chân công trình theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt
Nam.
- Dự kiến dự án được thi công trong khoảng 12 tháng (mỗi tháng làm việc 30 ngày
công; 8h/ngày). Số lao động sử dụng khoảng 30 người.
ST Nguyên vật liệu Đơn vị Tiêu hao Khố lượng Quy đổi
T riêng (tấn)
1 Bê tông M3 617,7 2,87 tấn/m3 1.772,80
2 Gạch Viên 26.560 1,7kg/viên 45,15
3 Thép xây dựng Tấn 93 93,00
4 Gạch lát nền Viên 8.400 2kg/viên 16,80
5 Xà gỗ, kèo M 3
1.857 0.8 tấn/m3 1.485,60
6 Cát, đá, sỏi M3 2.760 1,54 tấn/m3 4.250,40
7 Tôn M 2
4.379 4,2kg/m2 18,39
8 Thạch cao M2 10.000 9kg/m2 90,00
9 Panel M3 5.500 20kg/m3 110,00
10 Que hàn Kg 250 0,25
Tổng 7.882,4
Bảng 1.2. Nguyên liệu phục vụ cho quá trình thi công

1.3.1.2 Nhiên liệu và hóa chất phục vụ cho thi công xây dựng
Dự kiến quá trình thi công dự án tiêu thụ hết khoảng 17.017 lít dầu diezel;
1.775kWh điện và 1.605m3 nước. Cụ thể như sau:
Máy thi công Khối Đơn vị Khối lượng sử dụng (kWh)
lượng (kWh/ca)
Đầm dài 120 7 840
Máy cắt uốn thép 15 9 135

6
Máy trộn 160 5 800
Tổng 1.775
Bảng 1.3. Khối lượng điện tiêu thụ

Khối Định mức Tổng khối


lượng (m3/ngày) lượng nước
( ngày)
Nước cấp thi công dự án 300 2 600
Nước cấp phục vụ thi công xây dựng 300 1 300
Nước sinh hoạt 300 1,35 405
Nước tưới ẩm 300 0,5 150
Nước rửa máy móc 300 0,5 150
Tổng 1.605
Bảng 1.4. Khối lượng nước tiêu thụ
- Nguồn cung cấp nước: Chủ dự án dự kiến sử dụng nguồn nước lấy giếng khoan
- Nguồn cấp điện: Chủ dự án dự kiến sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện chung của
TP Thuận An.
1.3.1.3 .Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đầu vào
Nhà máy cần sử dụng khoảng 10,000 tấn nguyên liệu/năm tương đương 833,3
tấn/tháng.
Nguyên liệu, phụ gia sản xuất của công ty đƣợc thu mua trong tỉnh Bình Dương và
các tỉnh lân cận.
Cụ thể các loại nguyên liệu phục đầu vào nhƣ sau:
+ Đất sét: 6000 tấn/năm
+ Than : 2000 tấn/năm
+ Bao bì, khung gổ đỏng gói: 500 tấn/năm
+ Đá phiến: 1.500 tấn/năm
1.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu đầu ra
Gạch nung: 25 triệu viên/năm. Trong đó có 4 loại như sau:
Tên sản phẩm Đặc điểm

Gạch đặc Kích thước gạch đặc thường là 220x105x55 mm. Gạch dạng khuôn đặc
có màu đỏ .

Gạch đặc được lựa chọn để thi công kết cấu tường do có sức chịu lực tốt
và tính chống  thấm cao. Các hạng mục khác cũng hay dùng gạch đặc là
móng nhà, móng tường, lanh tô, bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh. Ngoài ra
người ta còn phân loại gạch ra các loại với cường độ khác nhau như A1,
A2, B.

7
+ Ưu điểm của gạch đặc: cường độ chịu lực tốt, khả năng chống thấm

+ Nhược điểm của gạch đặc: trọng lượng tương đối nặng ảnh hưởng đến
kết cấu, tiến độ thi công. Chi phí đắt hơn các loại gạch khác.

Gạch 2 lỗ Gạch hai lỗ có kích thước tương đương gạch đặc nhưng dược đục 2 lỗ
tròn bên trong. Gạch được sử dụng cho các kết cấu ít chịu lực và không
ẩm ướt. Để giảm tải trọng kết cấu người ta có thể thi công tường  bao
ngoài kết hợp giữa gạch rỗng và gạch đặc.

+ Ưu điểm của gạch hai lỗ đó là có trọng lượng nhẹ nên dễ vận chuyển
và thi công. Giảm đáng kể tải trọng kết cấu lên dầm cột. Giảm chi phí
đầu tư hơn so với gạch đặc.

+ Nhược điểm: tính chịu lực không cao nên không sử dụng được cho kết
cấ cị lực. Khả năng chống thấm kém, không được dùng cho khu vực ẩm
ướt như nhà tắm, bể nước.

Gạch 4 lỗ Gạch nung 4 lỗ có kích thước 190x80x80mm. Thường dùng để xây dựng
tường 10 trong các công trình xây dựng. Có 2 dạng gạch nung 4 lỗ phổ
biến thường thấy đó là gạch nung 4 lỗ tròn và gạch nung 4 lỗ vuông.
Ngoài ra còn có gạch 4 lỗ nửa có cường độ chịu nén 37N/mm2, trọng
lượng vào khoảng 0,6kg.

Gạch 4 lỗ thường được sử dụng để xây nhà cao tầng. Khả năng chống
thấm và chống nóng của gạch nung 4 lỗ được đánh giá cao hơn so với
gạch 2 lỗ.

+ Ưu điểm: Gạch 4 lỗ có những ưu điểm nổi bật là có màu sắc đẹp.Tạo


được màu tự nhiên cho các công trình. Ngoài ra gạch 4 lỗ còn có khả
năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm rất tốt. Chính vì vậy loại gạch
này sẽ giúp ngôi nhà thoáng mát trong mùa hè  và ấm cúng về mùa đông.
Gạch 4 lỗ cũng có giá thành rẻ hơn gạch đặc . Nên sẽ giúp người tiêu
dùng tiết kiệm được chi phí cho các công trình xây dựng lớn. Bên cạnh
đó thì gạch 4 lỗ cũng có trọng lượng tương đối nhẹ nên sẽ giúp các nhân
công tiết kiệm sức lao động.

+ Nhược điểm : Gạch 4 lỗ dù có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nhưng
vẫn không thể bằng gạch đặc. Đồng thời cũng chỉ dùng ở những vị trí
không chịu tải trọng hoặc chịu ít. Và khi sử dụng gạch 4 lỗ thì phải hạn
chế khoan cắt tường do dễ bị vỡ gạch.

Gạch 6 lỗ Gạch đỏ 6 lỗ có kích thước 220x105x150 mm. Gạch thường được sử


dụng cho kết cấu không chịu lực, khu vực không ẩm ướt. Gạch cũng có
thể sử dụng để chống nóng cho sân mái do các lỗ rỗng bên trong sẽ tăng
khả năng cách nhiệt. Gạch đỏ rỗng 6 lỗ được dùng để xây tường ngăn
8
bên trong với độ dày 150 mm.

+ Ưu điểm: do trọng lượng nhẹ nên dễ dàng thi công. Đẩy nhanh tiến độ
công trình. Giảm thiểu kết cấu và chi phí đầu tư. Giá thành gạch rỗng 6
lỗ khá rẻ.

+ Nhược điểm: Khả năng chống thấm và chịu lực tương tự gạch 4 lỗ. Sử
dụng tường gạch rỗng 6 lỗ để lắp các thiết bị điều hòa nên cẩn thận vì
khả năng chịu lực chưa tốt. Khoan tường và đóng đinh dễ vị vỡ gạch.

1.4. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
1.4.1. Tiến độ thực hiện dự án.
STT Thời gian Hoạt động
1 Tháng 1/2023 – 1/2024 Hoàn thành thủ tục pháp lí
2 Tháng 2/2024 – 8/2024 Xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc
3 Tháng 9/2024 – 7/2025 Xây dựng lò gạch, lắp đặt các thiết bị sản xuất
4 Tháng 7/2025 – 11/2025 Vận hành thử nghiệm
5 Tháng 12/2026 Vận hành chính thức
1.4.2. Vốn đầu tư.
Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án: 30.000.000.000 ( 30 tỷ đồng). Nguồn vốn do
công ty tự có, trong đó:
- Chi phí máy móc, thiết bị: 10.000.000.000 (10 tỷ đồng).
- Chi phí nhà xưởng, lò gạch: 10.000.000.000 (10 tỷ đồng).
- Chi phí đầu tư cho công trình môi trường: 1.000.000.000 (1 tỷ đồng).
- Chi phí dự phòng cho các yếu tố phát sinh: 9.000.000.000 (9 tỷ đồng).
1.4.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
1.4.3.1. Sơ đồ tổ chức dự án.
Giám Đốc

Bộ phận Hành Kế hoạch Bộ phận xuất


Phân xưởng
chính – Nhân sự - kinh doanh nhập khẩu
sản xuất
Kế toán

Bộ phận
Bộ phận sản Bộ phận Bộ phận quản
nguyên liệu
xuất KCS lý môi trường
– sản phẩm
1.4.3.2. Nhu cầu về lao động.
(1). Giai đoạn xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lò gạch và lắp đặt các thiết
bị.
Giai đoạn xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc, lò gạch và lắp đặt các thiết
bị: 50 người.
Tổ chức ăn ở và sinh hoạt của công nhân: Lao động làm việc tại công trình xây
dựng không ở lại tại dự án. Dự án ưu tuyển dụng lao động tại địa phương. Đối với các lao
động ở xa sẽ sinh hoạt tại các khu trọ được thuê xung quanh khu vực dự án. Tại công

9
trình không tổ chức nấu ăn, nhà thầu sẽ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp xuất ăn công
nghiệp hoặc ăn tại các quán ăn xung quanh khu vực dự án.
(2). Giai đoạn vận hành.
Nhu cầu sử dụng lao động của Nhà máy được thể hiện dưới bảng sau:
TT Vị trí Số lao động
1 Lao động trực tiếp 3
2 Lao động gián tiếp 47
Tổng 50
Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng lao động
(3). Chế độ làm việc.
- Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày.
- Số giờ trong ca: 8 giờ/ca, 1 ca/ngày.
- Thời gian làm việc thực hiện theo đúng pháp luật quy định, thực hiện đầy đủ các
chính sách bảo hiểm, bảo hộ lao động theo quy định.
- Dự án không tổ chức nấu ăn tại nhà máy, ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp
suất ăn công nghiệp.
(4). Bộ phận môi trường – An toàn lao động.
Bố trí 3 nhân viên trong đó 1 nhân viên có trình độ đại học, 1 nhân viên có trình
độ cao đẳng, 1 nhân viên vệ sinh có trách nhiệm:
- Vận hành các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy;
- Vệ sinh môi trường chung;
- Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, PCCC và an toàn lao động;
- Báo cáo công tác giám sát môi trường định kì cho giám đốc Công ty và các cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường.

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI


KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1 Điều kiện tự nhiên

10
Vĩnh Phú là một thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương Việt Nam, Vĩnh Phú có
tên gọi cũ là thị xã Thuận An có diện tích tự nhiên6,53 km² nằm ở phía Nam của tỉnh
Bình Dương.
- Vị trí địa lý:
Tọa độ: 10°52′48″B 106°42′22″Đ
Phường Vĩnh Phú nằm ở phía nam thành phố Thuận An, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp các phường Lái Thiêu và Bình Hòa
- Phía Nam giáp phường Hiệp Bình Phước ,quận Thủ Đức , tp Hồ Chí Minh
- Phía Tây giáp với phường Lái ThiêuPhía Đông giáp với phường Bình
chiểu ,quận Thủ Đức , thành phố Hồ Chí Minh
- Về diện tích
Theo công bố của các cơ quan hành chính địa phương, Phường Vĩnh Phú thành
phố ,Thuận An Bình Dương có diện tích khoảng 6,53 km². Đến nayPhường Vĩnh Phú
đang là phường có về mặt dân số với khoảng 30.526 cư dân sinh sống (số liệu tính đến
năm 2021). Với con số này, thậm chí còn đông dân hơn các còn có cộng đồng dân cư
đông hơn cả các phường khác. Mật độ dân số của thành phố đạt mức 4.675người/km2.
- Về hành chính
Như đã đề cập ở trên,phường Vĩnh Phú, tp thuận An đã được Nhà nước chuyển
đổi lên cấp phường vào năm 2013 và từ đó đến nay chưa có thêm thay đổi nào về mặt
hành chính. Như vậy hiện tại quy hoạch phường Vĩnh Phú thành phố Thuận An có tổng
cộng 5 khu phố . Các đơn vị này lần lượt bao gồm:- Khu phố Phú Hội
- Khu phố Đông
- Khu phố Trung
- Khu phố Tây
- Khu phố Hòa Long

Hình 2.1. Vị trí phường Vĩnh Phú


Đất đai Phường Vĩnh Phú  rất đa dạng và phong phú về chủng loại, có thể chia
thành những nhóm chính sau đây:

11
Đất xám có diện tích khoảng 352,62 ha, chiếm 54,8% tổng diện tích đất đai của
Phường Vĩnh Phú , được phân bố hầu hết trên địa bàn. Loại đất này phù hợp với nhiều
loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.
Đất phèn có khoảng 45,43 ha phân bổ chủ yếu ở khu vực dọc sông Sài Gòn và
khu vực dọc sông. Đất có nơi rất chua (pH=3,5), nghèo lân. Loại đất phèn sau khi được
cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...
Theo thống kê Phường Vĩnh Phú  có tổng diện tích 653 ha
Trong đó:
- Nhóm đất nông nghiệp 214,70 ha(chiếm 32,88% tổng diện tích tự nhiên )
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 425,49 ha( chiếm 65,16% tổng diện tích tự nhiên)
- Nhóm đất chưa sử dụng : 12,7ha (chiếm 1,95 % tổng diện tích tự nhiên).
2.1.2. Điều kiện khí tượng:
- Mang những tính chất đặc trưng của khí hậu vùng Đông Nam Bộ nước ta. Đặc
điểm khí hậu Phường Vĩnh Phú thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm là 26,5 độ C, tháng 4 là tháng có nhiệt độ cao nhất
(khoảng 29 độ C), tháng thấp nhất là tháng 1 (khoảng 24 độ C).
- Số giờ nắng trung bình tại phường Vĩnh phú là 2.400 giờ, năm có số giờ nắng
cao nhất là 2.700 giờ.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ dao động từ 1.800 – 2.000mm. Tháng có
lượng mưa lớn nhất là tháng 9 (khoảng 335mm), tháng 1 là tháng mưa ít nhất (khoảng
50mm).
- Chế độ gió tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng bởi bão hay áp thấp nhiệt đới.
- Độ ẩm tương đối cao, dao động từ 80 – 90% và thay đổi tùy theo mùa.
2.1.3 Điều kiện thủy văn
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay
đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa: mưa, nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều
rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Ở tỉnh Bình Dương, hiện có 3 trạm
thủy văn: trạm Phước Hòa (Tân Uyên), trạm Thủ Dầu Một và trạm Dầu Tiếng.
Theo kết quả đo thuỷ văn sông Sài Gòn - Trạm Thủ Dầu Một (cảng Bà Lụa) trong
5 ngày đêm vào tháng 3 năm 2013 cho thấy: Chế độ dòng chảy sông Sài Gòn thuộc Bình
Dương thể hiện rất rõ chịu ảnh hưởng của triều Biển Đông. Lưu lượng lớn nhất khi triều
xuống là khoảng 1580 m3/s, lớn nhất khi triều lên là 1460 m3 /s, mực nước giữa chân
triều và đỉnh triều chênh nhau khoảng 2m. Mặt khác sông Sài Gòn còn nhận một lượng
nước lớn từ sông Thị Tính, lưu lượng trên Thị Tính lớn nhất khi triều lên là 197 m3/s và
khi triều xuống là 232 m3/s, tương ứng gần 15% lưu lượng nước sông Sài Gòn tại tuyến
đo cảng Bà Lụa – Thủ Dầu Một

12
Hình 2.2. Đường quá trình mực nước, lưu lượng nước sông Sài Gòn – trạm Thủ Dầu
Một.
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý.
2.1.4.1 Chất lượng nước mặt.

Bảng 2.1 . Thông tin các trạm quan trắc chất lượng nước
Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương hiện có hơn 600.000 dân, nước thải sinh
hoạt khoảng 61.000m3/ngày, chủ yếu qua bể tự hoại và thoát trực tiếp ra môi trường,
khiến chất lượng nguồn nước mặt ngày càng giảm. Ở một số rạch, suối thoát nước đô thị,
khu công nghiệp chất lượng nước mặt suy giảm đáng kể mà nguyên nhân chính là do ô
nhiễm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để, thoát trực tiếp
vào môi trường.

13
Bảng 2.2. Kết quả chất lượng nước mặt giai đoạn 2015 – 2017 (tác động của nước thải
sinh hoạt)
Bảng trên trình bày kết quả quan trắc tổng hợp chất lượng nước mặt hệ thống kênh
rạch giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương. Số liệu trong
bảng cho thấy chất lượng nước mặt khu vực Thuận An chịu tác động bởi nưuosc thải sinh
hoạt chưa được thu gom và xử lý. Trong đó, có nhiều chỉ tiêu chất lượng nước không đạt
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt QCVN08-MT:2015/BTNMT. Quá đó, cho
thấy khả năng tiếp nhận hạn chế các nguồn nước thải trong tương lai.
Theo diễn biến chất lượng nước mặt của hệ thống Chòm Sao – Suối Đờn, có thể
nhận thấy chất lượng nước mặt hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng do tiếp nhận nước thải của khu vực, chủ yếu là nước thải sinh hoạt của khu
dân cư chưa qua xử lý và nước thải công nghiệp trên lưu vực thu gom.

Hình 2.3. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate hệ thống rạch Chòm Sao
Suối Đờn tại cầu Bà Hai.
Kết quả quan trắc nước mặt tại rạch Lái Thiêu được so sánh với quy chuẩn QCVN
08:2015/BTMNT cột B1. Theo đó, các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit, phosphate
đều vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép, trong đó có chỉ tiêu amoni vượt cao nhất là 16,0
lần.

14
Hình 2.4. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, phosphate, nitrite trên rạch Lái Thiêu.
Kết quả quan trắc nước mặt rạch Búng được so sánh với quy chuẩn QCVN
08:2015/BTMNT cột A2. Theo đó, các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit, phosphate
đều vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép, trong đó có chỉ tiêu nitrit vượt cao nhất là 62,5
lần.

Hình 2.5. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate tại Rạch Búng

15
Bảng 2.3. Kết quả chất lượng nước mặt giai đoạn 2015 – 2017 (tác động của
nước thải công nghiệp)
Bảng thống kê kết quả quan trắc chất lượng nước mặt giai đoạn 2015 – 2017 dưới
tác động bởi các nguồn nước thải công nghiệp trên địa bàn Thuận An.
Kết quả quan trắc nước mặt tại kênh D được so sánh với quy chuẩn QCVN
08:2015/BTMNT cột B1. Theo đó, các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit, phosphate
đều vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép, trong đó có chỉ tiêu nitrit vượt cao nhất đến 80,3
lần

Hình 2.6. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, phosphate, nitrite trên kênh D
Theo diễn biến chất lượng nước mặt của kênh D, có thể nhận thấy kênh đã bị ô
nhiễm nghiêm trọng do tiếp nhận nước thải của khu vực, chủ yếu là nước thải sinh hoạt
của khu dân cư chưa qua xử lý và nước thải công nghiệp trên địa bàn lưu vực thải vào.
Kết quả quan trắc nước mặt tại kênh Bình Hòa được so sánh với quy chuẩn QCVN
08:2015/BTMNT cột B1. Theo đó, các chỉ tiêu dinh dưỡng như amoni, nitrit, phosphate

16
đều vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép, trong đó có chỉ tiêu amoni vượt cao nhất đến 118
lần.

Hình 2.7. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate trên kênh Bình Hòa.
2.1.4.2 Chất lượng nước ngầm.
Nguồn nước dưới đất trên địa bàn thị xã Thuận An tương đối phong phú và được
phân bố trong 2 tầng chứa nước:
- Tầng nước ngầm nông: Phân bố gần mặt đất, không chịu tác động bởi áp lực
nhưng trữ lượng phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa.
- Tầng nước ngầm sâu: Độ sâu chứa nước khoảng: 30-39 m và chiều dày tầng
chứa nước: 20-30 m. Chất lượng nước ở tầng này tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn,
nên có vai trò rất lớn trong cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất trên địa
bàn thị xã.
Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất qua các năm cho thấy hầu hết các
giếng ở tất cả các tầng chứa nước đều có độ pH thấp (3,06 - 6.9); chất lượng nước dưới
đất tại các vị trí quan trắc còn tương đối tốt, nước có vị nhạt, không màu, hàm lượng các
nguyên tố thay đổi theo mùa, các chỉ tiêu phân tích đều đạt qui chuẩn cho phép. Tuy
nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu hóa lý, vi lượng và vi sinh tại một số giếng vượt quá qui
chuẩn cho phép như: NH4 + , COD, NO3 , độ pH thấp (3,9 ÷ 6,06), Hg2+, Cl- , Fe2+ ,
Mn2+ , E.coli, Coliform. Tại các khu vực quan trắc hàm lượng vi sinh vượt qui chuẩn
cho phép, điều này cho thấy nguồn nước ngầm tại các vị trí này đã có dấu hiệu ô nhiễm
do có sự xâm nhập chất ô nhiễm từ bên ngoài vào các tầng chứa nước.
2.1.4.3 Chất lượng không khí.
Môi trường khói bụi tại nhiều nơi trong TP.Thuận An là một vấn đề lớn. Ô nhiễm
bụi biểu hiện rõ ở các trục giao thông chính và một số khu công nghiệp. Cùng với ô
nhiễm bụi thì tiếng ồn cũng vượt quy chuẩn cho phép ở hầu hết các điểm nút giao thông,
vượt mức chuẩn cho phép.

17
Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Qua kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu mẫu không khí xung quanh
so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và không khí xung
quanh (trung bình 1 giờ), thì nồng độ các chỉ tiêu bụi, NO2, SO2, CO tại các vị trí đo đạc
đều nằm trong quy chuẩn cho phép.
2.1.4.4 Chất lượng đất.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất
Qua kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu mẫu đất trong khu vực dự án so sánh
với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (đất dân sinh) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới
hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, thì các chỉ tiêu kim loại trong đất như As, Zn,
Cu, Pb tại vị trí đo đạc đều nằm trong quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học;


Khu vực dự án nằm trong phường Vĩnh phú , thành phố Thuận An ,tỉnh Bình
Dương đã quy hoach phóng mặc bằng san nền do đó không có hệ sinh thái đặc trung
trong khu vực , hệ thực vật và động vật chủ yếulà cỏ dại ,côn trùng,….

18
Xung quanh khu vực dự án trong vòng bán kính 1km không có các vùng sinh thái
nhạy cảm , không có rừng, không có các loài thực vật ,động vật hoang dã.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo báo cáo "Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2015" của Ủy
ban nhân dân TP.Thuận An, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của TP.Thuận An trên
các lĩnh vực cụ thể như sau:
- Cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại dịch vụ – nông nghiệp tương ứng:
70,5% - 29,2% - 0,3%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ước tính thực hiện 164.645 tỷ đồng đạt 100% Nghị
quyết HĐND, tăng 9% so với năm 2014.
- Giá trị thương mại dịch vụ ước tính thực hiện 28.900 tỷ đồng đạt 100% Nghị
quyết HĐND, tăng 22% với năm 2014.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp ước tính thực hiện 285 tỷ đồng đạt 100,1% Nghị
quyết HĐND TP, tăng 0,7% so với năm 2014.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước tính thực hiện 2.712 tỷ đồng đạt
100,52% dự toán UBND tỉnh và 100,17% nghị quyết HĐND TP, trong đó thu cân đối
ngân sách 2.547,5 tỷ đồng TP trực tiếp thu 1.218,9 tỷ đồng đạt 104,48% dự toán UBND
tỉnh và 104,4% Nghị quyết HĐND TP.
- Tổng chi ngân sách nhà nước ước tính thực hiện 1.136,707 tỷ đồng, đạt 112,05%
dự toán UBND tỉnh và 101,19% Nghị quyết HĐND TP; trong đó chi ngân sách cấp TP
1.025,659 tỷ đồng, đạt 113,29% dự toán UBND tỉnh và 101,29% Nghị quyết HĐND TP.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 415 tỷ đồng, đạt 103,75% Nghị quyết HĐND TP.
- Tỷ suất sinh giảm 0,34‰ (kế hoạch 0,35‰). Giảm 464/835 hộ nghèo, còn lại 371
hộ nghèo đạt tỷ lệ 0,85%/tổng số hộ dân (Nghị quyết HĐND TP, số hộ nghèo còn lại
<1%/tổng số hộ dân).

19
LỜI KẾT
Đánh giá tác động môi trường trong ngành sản xuất gốm sứ, gạch nung nhiều công
ty đã tiêu chuẩn ISO 14000, hoặc yêu cầu chúng tôi sẽ chuẩn cho là cần thiết để giám sát
các vấn đề môi trường, như là tốt. Nhiều công ty hàng xuất khẩu sang châu Âu và Hoa
Kỳ, nó sẽ giám sát hiệu ứng về môi trường và sẽ có một cơ sở để chấp nhận tương đối
cao trông giống như một chi phí cho các nhà sản xuất, nhưng thực sự chúng tôi có thể
loại bỏ các chất thải từ quá trình tái sử dụng, chi phí sản xuất giảm. Mặc dù có một sự
đầu tư trong nửa đầu, nhưng nó sẽ giá trị chi phí. Sẽ có một khoảng thời gian chậm hay
nhanh tùy thuộc vào số tiền đầu tư và kích thước của các cây trồng. Nhưng những gì là
kết quả trực tiếp, nhưng có thể không nghĩ về bản thân như thu nhập là môi trường tốt
hơn môi trường ở nơi làm việc sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sự khuyến khích của người
dân.
Đánh giá tác động môi trường trong ngành sản xuất gốm sứ, gạch nung đối với các
nhà máy gạch ở bên ngoài khu vực công nghiệp Nếu không có không có hệ thống xử lý
nước thải đủ tốt. Xử lý nước thải đã được phát hành bên ngoài nhà máy, nó sẽ có hại cho
môi trường bởi vì các nước trong hệ thống các ngành công nghiệp gốm sứ, sau đó sẽ có
rất nhiều các loại ô nhiễm kim loại nặng tồn tại.
5.Nhiệt từ quá trình đốt cháy. Không khí nóng được chiết xuất từ lò có thể sử dụng để lợi
thế cho khô, nướng sản phẩm, phong cách band aid, nhưng một cái gì đó cần phải cẩn
thận để kiểm tra chất gây ô nhiễm không khí nóng đi kèm với sathi như lưu huỳnh mà
đến sau khi họ có nhiên liệu, hoặc từ nguyên vật liệu. Điều này là của chúng tôi các hợp
chất lưu huỳnh sathi, này sẽ đi vào để đáp ứng với hơi nước trong lò gây ra các axit có
thể gây tổn hại sức khỏe của nhân viên và cấu trúc là kim loại ăn mòn của hơi nước gây
ăn mòn kim loại

20

You might also like