You are on page 1of 2

Câu 1/ Cho biết vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao.

Qua nhân vật


Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái
đẹp?
Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật viết thư pháp. Ông có tài viết chữ
rất nhanh và rất đẹp, đến nỗi gười tỉnh Sơn phải thốt lên “người nhắc nhỏm đến cái
danh đó luôn”. Ngoài ra, ông còn là một trang anh hùng, có khí phách hiên ngang,
không sợ cái chết, đầu đội trời chân đạp đất. Điều đó được thể hiện rõ qua việc ông
vẫn giữ nguyên vẹn tư thế ung dung, không cuối đầu trước quyền lực và đồng tiền
mặc dù chờ ngày ra chặt đầu. Đặc biệt hơn, người tử tù ấy là một có thiên lương
trong sáng, phẩm chất cao đẹp. Qua đó, ta thấy được quan niệm sâu sắc của
Nguyễn Tuân rằng cái tài phải luôn đi đôi với cái tâm và cái đẹp với cái thiện thì
không thể tách rời.
Câu 2/ Đọc đoạn văn tả cảnh cho chữ viên quản ngục trong nhà lao: Vì sao tác
giả coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ?
Nguyễn Tuân cho rằng cảnh cho chữ viên quản ngục trong nhà lao “là một cảnh
tượng xưa nay chưa từng có” để làm nổi bật hình tượng trang trọng, uy nghi của
Huấn Cao. Trong không gian chật hẹp, trong hoàn cảnh éo le ấy, ở nơi nhà tù tối
tăm, nơi bóng tối và cái ác ngự trị: “Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng
nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”, không khí ngột ngạt “khói tỏa như đám
cháy nhà”, “khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa”, thế nhưng cái đẹp lại
được tỏa sáng hơn bao giờ hết, người nghệ sĩ nắn nót lại là tử tù bị giam cầm. Cuộc
gặp gỡ giữa 3 con người ở 2 giới tuyến lại càng đặc biệt hơn. Về mặt xã hội - chính
trị, họ là kẻ thù của nhau, là những người không đội trời chung. Vậy mà họ đã ở
bên cạnh nhau, 3 cái đầu chụm lại trong 1 thế giới đầy thân thiện, tin yêu của
những kẻ tri âm tri kỉ, dám tử vì nghệ thuật và giữa họ không còn ranh giới, ngăn
cách. Tư thế nắn nót mặc cho “cổ đeo gông, chân vướng xiềng người cho chữ vẫn
“đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Sự thành kính ngưỡng mộ của người
nhận chữ như viên quản ngục và thầy thơ cũng làm nổi bật lên cái đẹp nơi tâm tối.
Trật tự bị đảo ngược khi người tù lại ban phát cái đẹp còn viên quan ngục thì trở
nên nhỏ bé trước cái đẹp. Điều đó đồng thời khẳng định rõ nét chiến thắng của tài
năng, nhân cách: cái đẹp luôn đi với cái thiện, cái đẹp có thể tỏa sáng ở bất cứ nơi
đâu và cái đẹp luôn có sức cảm hóa vô biên.
Câu 3/ Anh (chị) có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp
miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong
truyện Chữ Người Tử Tù.
Nhân vật được xây dựng môt cách lãng mạn bằng bút pháp lí tưởng hóa. Cảnh cho
chữ có nghệ thuật tương phản làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa đẹp và xấu, thiện
và ác, khắc họa rõ nét tính cách và hoàn cảnh nhân vật. Bút pháp tạo hình giàu chất
điện ảnh kết hợp cùng từ ngữ Hán Việt giàu tính tạo hình được sử dụng thông thạo
tạo nên không khí cổ kính, trang trọng của thời đại

You might also like