You are on page 1of 7

Sinh học Đại cương – Sinh giới

Họ và tên: Trịnh Phương Thảo Đơn vị: K9 Dược học B

SINH GIỚI
Whittaker và Margulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới, lần lượt là: giới Khởi
sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.

1. Giới Khởi sinh (Monera)


 Đại diện:
- Vi khuẩn thật (Eubacteria): Clostridium tetani (gây bệnh uốn ván)
- Vi khuẩn cổ (Archaebacteria): Metallosphaera sedula
- Vi khuẩn lam (Cyanobacteria): Khuẩn bèo tây (ký sinh và cộng sinh trong lá
lục bình)

 Đặc điểm nơi sống:


Có ở khắp mọi nơi, cả trong và xung quanh môi trường sống của con người
kể cả những môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Trong đất, nước, không khí, kí
sinh trong cơ thể sinh vật khác.

 Đặc điểm cấu trúc cơ thể:


- Cấu tạo tế bào nhân sơ đơn giản gồm vách tế bào, màng sinh chất và tế bào
chất, một số có thêm tiêm mao, roi,…
- Tồn tại ở dạng đơn bào
- Phần lớn có kích thước hiển vi (khoảng 1-3μm)

 Đặc điểm dinh dưỡng:


- Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: Tự dưỡng (Hóa tự dưỡng, Quang tự
dưỡng), Dị dưỡng (hoại sinh, kí sinh trên cơ thể khác),…

 Đặc điểm sinh sản:


- Sinh sản kiểu tự phân đôi: hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng cách tự phân đôi
- Sinh sản kiểu nảy chồi và tạo bào tử
- Sinh sản kiểu tiếp hợp

1
Trịnh Phương Thảo – Dược học B K9
Sinh học Đại cương – Sinh giới

 Đặc điểm vòng đời:


Vòng đời của sinh vật thuộc Monera gồm 4 giai đoạn:
Pha Tiềm phát (Lag phase)  Pha Lũy thừa (Logarit phase)  Pha Cân bằng
(Stationary Phase)  Pha suy vong (Death Phase)

 Lợi ích:
- Sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự
phát triển của các vi sinh vật có hại
- Vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được
dùng để làm sạch các vết dầu loang
- Vi khuẩn axit lactic, như Lactobacillus và Lactococcus cùng với nấm men
và nấm mốc, hoặc nấm được dùng để chế biến các thực phẩm lên men
như phô-mai, dưa chua, nước tương, sữa chua…
- Sử dụng trong công nghệ sinh học để sản xuất thuốc trị bệnh như insulin
- Vi khuẩn cũng là nhân tố cần thiết trong bào chế thuốc kháng sinh.

 Tác hại:
- Là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm: uốn ván, tả, bạch hầu, kiết lỵ,
bệnh dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn,…
- Gây sưng, tấy, nhiễm trùng tại các vết thương hở
- Làm thực phẩm bị mốc, ôi thiu

2. Giới Nguyên sinh (Protista)


 Đại diện:
- Động vật nguyên sinh (Protozoa): Trùng roi, Trùng sốt rét
- Tảo (Alge): tảo lục đơn bào, tảo đỏ, tảo nâu
- Nấm nhầy (Myxomycota)

 Đặc điểm nơi sống:


- Phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, kí sinh trong cơ thể động
vật, thực vật và cả trên các sinh vật chết
- Có thể sống đơn độc hoặc theo tập đoàn

 Đặc điểm cấu trúc cơ thể:


- Là những sinh vật nhân thực có cấu tạo đơn giản
- Cơ thể đơn bào hoặc đa bào, loài tảo có thành xenlulozo, lục lạp
2
Trịnh Phương Thảo – Dược học B K9
Sinh học Đại cương – Sinh giới

- Động vật nguyên sinh chuyển động bằng lông hoặc roi
- Nấm nhầy tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào và pha hợp bào

 Đặc điểm dinh dưỡng:


- Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: Quang tự dưỡng, Dị dưỡng, Dị dưỡng
hoại sinh,… nhưng đa số là dị dưỡng.

 Đặc điểm sinh sản:


 Một số sinh sản vô tính bằng cách phân đôi
 Một số có khả năng sinh sản hữu tính (VD: Trùng sốt rét)

 Đặc điểm vòng đời:


- Vòng đời của giới Nguyên sinh trải dài từ đơn giản đến cực kì phức tạp
- Nhiều loài kí sinh phải lây nhiễm cho các loài vật chủ khác nhau ở các giai
đoạn phát triển khác nhau để hoàn thành vòng đời của chúng

 Lợi ích:
- Là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật
- Điều hòa hệ sinh thái, cung cấp Oxi trong không khí
- Chất chiết xuất từ tảo được dung trong công nghiệp dược phẩm

 Tác hại:
- Tác nhân gây ra các loại bệnh truyền nhiễm như sốt rét, bệnh lỵ, bệnh ngủ
Châu Phi,…

3. Giới Nấm (Fungi)


 Đại diện:
- Nấm men, nấm sợi, nấm đảm
- Địa y

 Đặc điểm nơi sống:


- Nấm sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc
kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác
- Một số loài lại chỉ tìm thấy ở môi trường nước
- Địa y thường sống trên mặt đất ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt

3
Trịnh Phương Thảo – Dược học B K9
Sinh học Đại cương – Sinh giới

 Đặc điểm cấu trúc cơ thể:


- Là sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần
lớn thành tế bào chứ kitin, không có lục lạp

 Đặc điểm dinh dưỡng:


- Nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh và cộng sinh
- Địa y là loài sống tự dưỡng

 Đặc điểm sinh sản:


- Sinh sản hữu tính qua bào tử
- Sinh sản vô tính bằng cách hình thành các bào tử không có lông và roi
- Nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng

 Lợi ích:
- Được con người sử dụng để chế biến và bảo quản thức ăn 
- Nhiều loại nấm được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh
- Được dùng làm thuốc trừ sâu sinh học và dung để cải tạo môi trường sinh
học

 Tác hại:
- Vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng
như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng
- nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học độc đối với động vật
lẫn con người gây buồn nôn, khó chịu, ngộ độc
- phá hoại áo quần, tranh vẽ, phim ảnh, đồ da, sáp, chất cách điện trên dây
điện hoặc dây cáp, các chất phủ máy ảnh,…
- Là nguyên nhân phổ biến gây thối rữa thức ăn dự trữ, tạo ra những sản phẩm
độc hại cho con người và làm suy giảm chất lượng không khí trong nhà.

4. Giới Thực vật (Plantae)


 Đại diện:
- Rêu (Bryophyta): Rêu, Địa tiên
- Quyết (Pteridophyta): Dương xỉ
- Hạt trần (Gymnospermatophyta): Thông, Tuế
- Hạt kín (Angiospermatophyta): Ngô, Đậu

4
Trịnh Phương Thảo – Dược học B K9
Sinh học Đại cương – Sinh giới

 Đặc điểm nơi sống:


- Đa số thực vật ở cạn
- Một số thực vaath thủy sinh sống ở dưới nước

 Đặc điểm cấu trúc cơ thể:


- Sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, thành tế bào được cấu
tạo bằng xenlulozo, nhiều tế bào chứa lục lạp
- Cơ thể chúng gồm nhiều tế bào được phân hóa thành nhiều mô và cơ khác
nhau
- Thường có đời sống cố định và tế bào có thành xenlulozo nên thân cành
vững chắc, vươn cao tỏa rộng tán lá, nhờ đó hấp thu được nhiều ánh sang
cần cho quang hợp
- Có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn: phát triển hệ mạch dẫn
nước, lớp cutin bên ngoài lá, sự tạo thành hạt và quả, …

 Đặc điểm dinh dưỡng:


- Đa số tế bào thực vật, đặc biệt là tế bào lá có nhiều lục lạp chứa sắc tố
clorophyl nên có khả năng tự dưỡng nhờ quang hợp
- Dùng năng lượng ánh sang để tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô
cơ, nguyên liệu dinh dưỡng tích lũy chính là tinh bột

 Đặc điểm sinh sản:


- Đa số là sinh sản hữu tính
- Một vài loài có khả năng sinh sản vô tính
- Rêu, Quyết: Tinh trùng có roi, thu tinh nhờ nước
- Hạt trần: Tinh trùng có roi, thụ phấn nhờ gió, hạt không được bảo vệ
- Hạt kín: Tinh trùng có roi, thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng, thụ tin kép,
hạt được bảo vệ trong quả
 Đặc điểm vòng đời:
Bào tử Giao tử

Bào tử
Hợp tử
thực vật

Phôi

5
Trịnh Phương Thảo – Dược học B K9
Sinh học Đại cương – Sinh giới

 Vai trò:
- Sinh vật sản xuất sơ cấp, điểm bắt đầu của chuỗi thức ăn
- Cung cấp Oxi cho hệ sinh thái
- Là nguồn dược liệu lâu đời của con người
- Cung cấp thực phẩm, gỗ phục vụ hoạt động sống của con người

5. Giới Động vật (Animalia)


 Đại diện:
- Động vật không xương sống: Thủy tức, Giun, Sán, Tôm, Châu Chấu, …
- Động vật có xương sống: Giun mang ruột, Cá mập, Cá chép, Rắn, Ếch,
Chim, Hổ, Sư tử,..

 Đặc điểm nơi sống:


- Phân bố ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, ở cả những nơi khí hậu khắc nghiệt
như Sa mạc hay Cực bán cầu

 Đặc điểm cấu trúc cơ thể:


- Sinh vật có nhân, đa bào, nhân tế bào ở thể lưỡng bội
- Động vật không xương sống: Không có bộ xương trong, bố xương ngoài
(nếu có) bằng kitin, hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí, thần kinh
dạng hạch hoặc chuỗi ở mặt bụng
- Động vật có xương sống: Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với
dây sống hoặc cột sống làm trụ, hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi, hệ thần
kinh dạng ống ở mặt lưng

 Đặc điểm dinh dưỡng:


- Không có khả năng quang hợp, sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ sẵn có của
cơ thể khác

 Đặc điểm sinh sản:


- Sinh sản hữu tính bằng giao tử đực nhỏ chuyển động và giao tử cái lớn
không chuyển động
- Một vài loài có khả năng sinh sản vô tính
 Đặc điểm vòng đời:
Giao tử  Hợp tử  (Giai đoạn trứng  Giai đoạn trung gian)  Con non
 Con trưởng thành
6
Trịnh Phương Thảo – Dược học B K9
Sinh học Đại cương – Sinh giới

 Lợi ích:
- Là nguồn thực phẩm chính cho con người
- Thụ phấn cho nhiều loài hoa
- Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp: Da, tơ lụa, …
- Đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên

 Tác hại:
- Là trung gian gây ra nhiều loại bệnh truyền nhiễm
- Phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh khu vực

7
Trịnh Phương Thảo – Dược học B K9

You might also like