You are on page 1of 2

5.1.

Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Đoạn của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: “Theo quy định tại Điều 627 BLDS
1995 (Điều 623 BLDS 2005) thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi
không có lỗi (trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra hòa toàn do lỗi cố ý của
người bị thiệt hại, thiệt hại xảy trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế
cấp thiết,…).” và đoạn “Khi giải quyết vụ án, Tòa án các cấp cần xác định rõ
đường dây điện đó do ai quản lý, sử dụng; từ đó căn cứ theo Điều 623 Bộ luật
dân sự và Nghị định số 45/2001/NĐCP ngày 02/08/2001 của Chính phủ quy
định về hoạt động điện lực và sử dụng điện để giải quyết.”
5.2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo em, về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra là hợp lý. Bởi vì:
Theo khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm
phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp
đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và
các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Theo điểm a Mục 1 phần III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐCP “Khi có
phương tiện giao thông, công trình, vật chất hoặc loại thú nào đó gây ra thiệt
hại, để có căn cứ áp dụng các khoản 2, 3 và 4 Điều 623 BLDS xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là
nguồn nguy hiểm cao độ hay không.”
Để xác định việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì
phải xác định được nguồn gây thiệt hại đó có phải do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra hay không. Tòa án xác định “nguyên nhân cháu Lợi bị chết là do đường
dây điện hạ thế bị hở mạch điện.”. Do đó, có thể thấy được thiệt hại phát sinh
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tại khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 có nhắc
đến hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vây, Tòa án xác định đây
là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hợp lý.
Tóm tắt Nghị quyết số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 về vụ việc
“Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
Nguyên đơn: Trịnh Văn Vinh
Bị đơn: Đào Văn Lộc, Hoàng Thị Loan
Nội dung: 09/09/2005 vơ chồng ông Đào Văn Lộc chuyển nhượng 953 m2 đất
cho ông Trịnh Văn Vinh là đất ruộng. Hợp đồng chuyển nhượng trên không
được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng. Hơn nữa, ông Vinh
mới trả cho ông Lộc 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000
đồng tức mới trả 45% giá trị thửa đất. Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc
thẩm hủy hợp đồng trên. Trong quá trình giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu
Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác định chính xác mức độ lỗi
của các đương sự làm cho hợp đồng vô hiệu. Việc xác định hợp đồng trên là
chưa chính xác khi cả 2 bên đều có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng
vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2 theo giá thị trường,
nhưng Tòa án lại bắt ông Lộc bồi thường 1/2 giá trị toàn bộ thửa đất theo giá
thị trường là k đúng.
Quyết định của Tòa, chấp nhận kháng nghị 945/2010/DSST. Hủy bán án dân
sự sơ thẩm số 128/2010/DSPT.

You might also like