You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bộ môn Dược – Khoa Công nghệ hóa học

Ths. Ds. Trương Thị Ngọc Diễm


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
MỤC TIÊU

Cung cấp kiến thức cơ bản về tâm lý học nói chung và tâm lý y học nói
riêng
Cung cấp kiến thức về cách ứng xử của cán bộ y tế khi tiếp xúc với
người bệnh, đồng nghiệp và trong cộng đồng
Trình bày những nguyên lý cơ bản của đạo đức Y dược học

CHUẨN ĐẦU RA

CL01 Nắm vững và có khả năng cập nhật kiến thức về ELO1
tâm lý và đạo đức y học
CL02 Vận dụng kiến thức về tâm lý học, tâm lý y học vào EL09
trong công tác nghề nghiệp cũng như trong đời
sống
CL03 Vận dụng kiến thức về đạo đức y dược học trong EL011
công tác nghề nghiệp và trong nghiên cứu y sinh
học
ĐÁNH GIÁ

Cột điểm Hình thức Tỷ lệ (%)

1. Thường xuyên Chuyên cần 20%


Làm bài tập nhóm + Bài kiểm tra
2. Giữa kỳ Thi viết (trắc nghiệm + tự luận) 30%
Thời gian: 30 phút
3. Cuối kỳ Thi viết (câu hỏi tự luận) 50%
Thời gian: 60 phút

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế, Nguyễn Huỳnh Ngọc, Tâm lý y học – Y đức, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2011
Nguyễn Quang Uẩn (2007), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB ĐH
Sư Phạm
NỘI DUNG HỌC PHẦN

TÂM LÝ Y HỌC

STT BÀI GIẢNG Số tiết


1 Đại cương tâm lý học và tâm lý y học 3
2 Một số vấn đề cơ bản về tâm lý con người 3
3 Tâm lý bệnh nhân 3
4 Tâm lý người cán bộ Y tế 1
5 Vấn đề giao tiếp giữa cán bộ y tế và bệnh nhân 2
6 Tâm lý học đối với sức khoẻ và bệnh lý 3
7 Chấn thương tâm lý (stress) 3
8 Liệu pháp tâm lý và vệ sinh tâm lý 3
NỘI DUNG HỌC PHẦN

ĐẠO ĐỨC Y DƯỢC HỌC

STT BÀI GIẢNG Số tiết


1 Đạo đức y học 3
2 Đạo đức hành nghề dược 3
3 Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học 3
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ
TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ Y HỌC
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Trình bày được khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển
của, một số quan điểm cơ bản của tâm lý học

2. Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý
học và tâm lý y học

3. Nắm được khái quát các nguyên tắc chung và phương pháp
nghiên cứu cơ bản của tâm lý y học
ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC

01. Khái niệm và lịch sử hình thành, phát


triển của tâm lý học

02. Một số quan điểm cơ bản trong tâm lý


học hiện đại

03. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của


NỘI DUNG tâm lý học

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ Y HỌC

04. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của


tâm lý y học

05. Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu


tâm lý y học
A. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC

PHẦN 1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ


HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN CỦA
TÂM LÝ HỌC
TÂM LÝ

“Tâm lý là toàn bộ những hiện


tượng tinh thần nảy sinh trong
não người, gắn liền và điều khiển
toàn bộ hoạt động, hành vi của
con người” – Phạm Minh hạc

Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng phản ánh đời sống tinh thần của
con người từ đơn giản tới phức tạp: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng, tình cảm, ý chí, tính khí, năng lực, lý tưởng, niềm tin,…
TÂM LÝ HỌC

Psyche: tâm hồn


Psychelogos Psychology
logos: khoa học

 Khoa học về tâm hồn / khoa học chuyên nghiên cứu về hiện tượng tâm lý

Tâm lý học là một ngành khoa học


chuyên nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý của con người và quá trình
hình thành, vận hành và phát triển
của chúng
Lịch sử hình thành và phát triển của tâm lý học

GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3

Thời cổ Nửa đầu TK XIX Từ đầu thế kỷ


đại trở về trước XIX trở về sau
• Tiền đề của • Tâm lý học vẫn còn •Tâm lý học trở
tâm lý học gắn với triết học thành một
gắn liền với nhưng có nhiều điều khoa học độc
các tư tưởng kiện để tách khỏi mqh lập
triết học phụ thuộc chặt chẽ với
triết học
Giai đoạn 1

 Di chỉ của người nguyên thuỷ: bằng


chứng chứng tỏ có quan niệm về cuộc
sống của “linh hồn”, “phách” sau cái chết
thể xác
 Trong các bản văn tự đầu tiên thời cổ
đại, kinh Ấn Độ: có những nhận xét về Tiền đề của
tính chất của “hồn”  ý tưởng tiền khoa tâm lý học gắn
học về tâm lý
liền với các tư
 Khổng Tử (511-479 TCN) nói đến chữ tưởng triết học
“tâm” của con người là “nhân, tri, dũng”
(lòng thương người, hiểu biết, gan dạ)
 Trong các tác phẩm triết học Hy Lạp cổ
đại: quan niệm về tâm lý con người được
hệ thống hoá lần đầu tiên
Giai đoạn 1

Triết học duy tâm Triết học duy vật

Linh hồn hay tâm hồn do các Tâm hồn được cấu tạo từ vật
“lực lượng siêu nhiên” tạo ra chất

Linh hồn là cái thứ nhất, có


Tâm hồn gắn liền với thể xác
trước, thế giới vật chất là cái
thứ hai, có sau
Đại diện:
Đại diện: Platon Socrates, Democrite

Các quan điểm của 2 trường phái này luôn đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối
quan hệ vật chất và tinh thần, tâm hồn và vật chất
Giai đoạn 1

Đại diện cho triết học duy tâm


Platon cho rằng:
• Tâm hồn là cái có trước, thực tại
có sau
• Tâm hồn do Thượng đế sinh ra
• Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu,
chỉ có ở giai cấp chủ nô. Tâm hồn
dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở
tầng lớp quý tộc. Tâm hồn khát
vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng
lớp nô lệ

Platon (427 – 347 TCN)


Giai đoạn 1

Đại diện cho triết học duy vật

Aristotle cho rằng:


• Tâm hồn gắn liền với thể xác, là chức
năng của con người
• Tâm hồn chia làm 3 loại:
1. Tâm hồn thực vật (tâm hồn dinh
dưỡng)
2. Tâm hồn động vật (tâm hồn cảm giác)
3. Tâm hồn trí tuệ (tâm hồn suy nghĩ)

Aristotle (384-322 TCN)


Giai đoạn 1

Đại diện cho triết học duy vật


“Hãy tự biết mình”

Con người có thể và cần phải hiểu biết


chính mình, có khả năng tự ý thức
 Định hướng mang giá trị to lớn
trong tâm lý học

Socrates (470 – 399 TCN)


Giai đoạn 2

Theo “Thuyết nhị nguyên”, Descartes


cho rằng:
- Vật chất và tâm hồn là hai thực tể
song song tồn tại
- Cơ thể con người phản xạ như một
cái máy, còn tinh thần, tâm lý con
người thì không thể biết được
Đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ
chế phản xạ trong hoạt động tâm lý

René Descartes (1596 –1650)


Giai đoạn 2

Thế kỷ XVIII, Christian Wolff chia nhân chủng


học ra 2 thứ khoa học
- Khoa học về cơ thể
- Tâm lý học
1732, xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm”
(Empirical Psychology)
1734, xuất bản cuốn “Tâm lý học lý trí”
(Rational Psychology)
 Thuật ngữ “Tâm lý học” ra đời

Christian Wolff (1679 – 1754)


Psychologia empirica (1732) Psychologia rationalis (1734)
Giai đoạn 2

Triết học duy tâm Triết học duy vật

G. Berkeley (1685 – 1753): Feuerbach (1804 – 1872):


Thế giới không có thực, thế Tinh thần, tâm lý không thể
giới chỉ là “phức hợp các cảm
tách rời khỏi não người, nó
giác chủ quan” của con người
là sản vật của thứ vật chất
phát triển tới mức độ cao là
D. Hume (1711 – 1776): Thế
bộ não
giới chỉ là những “kinh
nghiệm chủ quan”
Giai đoạn 2

Khoảng giữa đầu thế kỷ Ví dụ:

XIX, nhiều nhà sinh lý học Hermann von Helmholtz (1821-

đã tiến hành những nghiên 1894): nghiên cứu về sinh lý học


của các giác quan
cứu quan trọng  tiền đề
cho sự ra đời của Tâm lý Franciscus Donders (1818 – 1889):
thí nghiệm đo thời gian phản ứng
học như một môn khoa
học độc lập
Giai đoạn 3

1879, Wilhelm Wundt thành lập phòng thí


nghiệm tâm lý học chính thức đầu tiên trên
thế giới tại trường ĐH Leipzig (Đức)
 Đưa tâm lý học thành một khoa học
độc tập

1880, phòng thí nghiệm được chuyển thành


Viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới
1881, ông xuất bản tạp chí đầu tiên công bố
Wilhelm Wundt (1832 – 1920) những công trình nghiên cứu về tâm lý học.

Wilhelm Wundt là cha đẻ của tâm lý học hiện đại


PHẦN 2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
Thuyết cấu trúc của Wilhelm Wundt

 Mang tính chủ quan rất cao, các


Đối tượng nghiên cứu: ý kết quả thu được thường không
thức, đó là nhận thức về thống nhất với nhau đối với một trải
những trải nghiệm tức thời nghiệm ý thức.
của con người như tình cảm,
ý nghĩ.

Nghiên cứu đi vào bế tắc 


Phương pháp nghiên cứu: nhiều trường phái Tâm lý học
Phương pháp nội quan hiện đại ra đời tìm kiếm ĐTNC
(tự chủ thể quan sát các hiện và PPNC cũng như hệ thống lý
tượng diễn tiến trong tâm lý luận cho riêng nó.
của chính mình)

PPNC: Xác định các nhân tố cảm nghiệm của con người, bao gồm: cảm giác (nghe, nhìn),
tình cảm (vui, buồn) và hình ảnh (trí nhớ, giấc mơ)  tìm hiểu xem các nhân tố đó tương tác
với nhau như thế nào để hình thành nên ý thức và tình cảm
Các quan điểm cơ bản của tâm lý học hiện đại

Tâm lý học Tâm lý học Phân tâm


hành vi Gestalt học

Tâm lý học Tâm lý học


nhân văn nhận thức

Tâm lý học hoạt động


Tâm lý học hành vi
Sáng lập vào năm 1913 bởi John Walson

Không mô tả, giảng PPNC: nghiên cứu, thay


ĐTNC: Hành vi của
giải về ý thức mà đổi môi trường sống 
con người và động
chỉ nghiên cứu hiểu được hành vi của
vật
hành vi của cơ thể con người

Hành vi là tổng số các phản ứng (Response) của cơ thể đáp ứng lại các kích thích
(Stimulant) từ môi trường
Công thức: S  R

 Máy móc hóa con người, chỉ tìm hiểu


những biểu hiện bên ngoài mà không nghiên
cứu nội dung đích thực bên trong của tâm lý
con người.
Tâm lý học
Gestalt
(Tâm lý học cấu trúc)

Gestalt (tiếng Đức): Cấu


trúc, hình thái  toàn
diện, tổng thể, ko riêng lẻ

Xuất hiện tại Đức vào đầu thế kỉ XX


Sáng lập:
Max Wertheimer, Kurt Koffka,
Wolfgang Kohler
Tâm lý học Gestalt
Nghiên cứu 2 lĩnh vực: tư duy và tri giác

Quan điểm chủ đạo của tâm lý học Gestalt:


Bản chất của quá trình tư duy và tri giác của con người đều có tính chất
cấu trúc, nghĩa là con người tư duy và tri giác theo một tổng thể chỉnh
thể trọn vẹn của sự vật, hiện tượng chứ không phải là tổng từng thành tố
bộ phận, riêng lẻ.

 Tâm lý học Gestalt cho rằng đặc trưng của hiện tượng tâm lý là tính
toàn vẹn, tổng thể, có cấu trúc hoàn chỉnh, có tổ chức
Phân tâm học Sáng lập: Sigmund Freud (người Áo)

Freud cho rằng cấu trúc nhân cách con người gồm 3 thành tố: Vô thức, ý
thức và siêu thức; và ông cho rằng yếu tố vô thức là yếu tố quyết định nhất

Vô thức Ý thức Siêu thức

Là các yếu tố thúc đẩy hành Gồm những cách thức ứng
Gồm những kiềm chế
vi, suy nghĩ của con người xử và suy nghĩ được hình
hoạt động của phần vô
thành trong hoạt động sống,
thức và ngăn không cho
Là bản năng của con người thông qua kinh nghiệm, giúp
ý thức thực hiện những
con người đối phó với thế
Con người không nhận biết, phần sai trái để thoả
giới bên ngoài nhằm thích
không kiểm soát được mãn bản năng.
nghi với thực tế cuộc sống.

 Quá đề cao yếu tố vô thức  sinh vật hóa con người


Tóm lại, ba trường phái tâm lý học nói trên ra đời ở cuối TK

XIX, đầu TK XX góp phần tấn công vào trường phái chủ quan

trong tâm lý học của Wilhelm Wundt, đưa tâm lý học đi theo

hướng khách quan. Tuy nhiên do những giới hạn về lịch sử

nên chúng vẫn còn nhiều điểm hạn chế nhất định.
Tâm lý học nhân văn Sáng lập: Carl Rogers và Abraham
Maslow

Theo Carl, bản chất con người là Đề cao bản chất con người,
tốt đẹp (có lòng vị tha, có tiềm giúp con người tìm được bản
năng sáng tạo và phát triển) ngã của mình, mang lại cho
con người khả năng hơn
Theo Maslow, động cơ để thúc trong việc kiểm soát và xác
đẩy con người phát triển là hệ định trạng thái sức khỏe tâm
thống các nhu cầu của con người thần của họ.

Ứng dụng: Liệu pháp nhân văn (humanistic therapy)

 TLH nhân văn nhấn mạnh về sự  TLH nhân văn đề cao


tốt đẹp của thế giới nội tâm con những trải nghiệm chủ quan
người nhưng không giải thích được của bản thân mỗi người,
về nguồn gốc của bản chất tốt đẹp tách con ngươi ra khỏi mối
đó quan hệ xã hội.
Tâm lý học nhận thức
Cognitive Psychology

Đại diện: George A. Miller (1920 – 2012)

Tâm lý học nhận thức là nghiên  Tập trung hẹp vào các quá
cứu khoa học về các quá trình tinh trình tinh thần, ít tập trung hơn
thần như nhận thức, sự chú ý, việc vào các khía cạnh cảm xúc,
sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy sáng tạo và xã hội, dù nó cũng
ảnh hưởng đến suy nghĩ.

Thành tựu: phát hiện ra nhiều quy


luật về trí nhớ, tri giác, tư duy,
ngôn ngữ
Tâm lý học hoạt động (Tâm lý học Marxist)

Sáng lập bởi các nhà tâm lý học Xô-Viết cũ, lấy triết học Mác-Lênin làm cơ
sở lý luận và phương pháp luận
Đánh dấu mốc lịch sử to lớn trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện tượng
tâm lý người dưới góc độ hoạt động:

Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông
qua hoạt động và tâm lý con người được hình thành thông qua hoạt
động, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

 Tâm lý học hoạt động thật sự đã mở ra thời đại mới cho ngành Tâm lý
học, đưa Tâm lý học trở về đúng vị trí vai trò của nó, ngành Tâm lý học
khách quan gắn liền và phục vụ cho đời sống thực của con người
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
Tâm lý học

Các hiện tượng tâm lý (hoạt động tâm lý)


Đối tượng Các quy luật phát sinh, vận hành và phát triển của
nghiên cứu các hiện tượng tâm lý
Cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý

NC những quy luật hoạt động của hệ thần kinh


NC những quy luật của hoạt động tâm lý trong sự
phát triển của nó

Nhiệm vụ NC các quy luật hình thành, thuộc tính của nhân
cách nó và điều chỉnh những hành vi sai lệch
NC các đặc điểm tâm lý trong những hoạt động
khác nhau
NC đặc điểm hoạt động tâm lý của từng đối tượng
có tính cách chuyên biệt
B. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ Y HỌC

PHẦN 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ Y HỌC
Tâm lý y học

Vừa là bộ phận của y học vừa là bộ phận của tâm


lý học
Giới thiệu về Giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh
và chữa bệnh, góp phần bảo vệ và nâng cao sức
tâm lý y học khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội cho con người
Bao gồm: TLYH đại cương và TLYH các chuyên
khoa

Tâm lý của bệnh nhân


Tâm lý của cán bộ y tế
Đối tượng Mối quan hệ giao tiếp giữa bệnh nhân và người
nghiên cứu cán bộ y tế
Mối liên hệ qua lại giữa yếu tố tâm lý và sức khoẻ
thể chất, bệnh lý
Tâm lý y học
Nhiệm vụ

• NC những biểu hiện tâm lý của bệnh nhân


NC tâm lý
• Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý bệnh nhân
bệnh nhân
• Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý bệnh
nhân
• NC tâm lý của CBYT
NC tâm lý
người CBYT • Y đức học và phẩm chất đạo đức của CBYT
• Hoạt động giao tiếp của CBYT

NC tâm lý • NC mối quan hệ sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần
học và bệnh • Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển của bệnh
lý • Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý với một số bệnh điển hình

Một số • NC vai trò của các yếu tố tâm lý trong dự phòng, bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ
nhiệm vụ
• Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự,
chung pháp y
• Các vấn đề về stress và vệ sinh tâm lý
PHẦN 5.
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌC
NGUYÊN TẮC NGHIÊN CỨU

Quyết 1.Thống
định duy nhất giữa
vật biện tâm lý và
chứng hoạt động

1.Phát Hệ thống
triển cấu trúc
NGUYÊN TẮC NGHIÊN CỨU

Quyết định duy vật biện chứng Thống nhất giữa tâm lý và hoạt động

Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới Tâm lý được hình thành và phát
khách quan tác động vào não triển thông qua hoạt động đồng thời
người (Tâm lý phản ánh thế giới một khi đã hình thành và phát triển
khách quan thông qua “lăng kính thì nó tác động ngược trở lại hoạt
chủ quan”) động

Phát triển Hệ thống cấu trúc

Các hiện tượng tâm lý không tồn tại


Khi nghiên cứu tâm ý người phải một cách độc lập riêng rẽ mà chúng
nhìn nhận chúng trong sự vận có quan hệ chặt chẽ với nhau và với
động phát triển. các hiện tượng tự nhiên, xã hội
khác
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp quan sát


2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
4. Phương pháp trắc nghiệm

5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp


6. Phương pháp phân tích sản phẩm
7. Phương pháp thực nghiệm
Quan sát các biểu Tốn nhiều thời gian, khó
Thông tin cụ thể
hiện bên ngoài của tiến hành, chỉ t/hiện trên
và khách quan
đối tượng nhóm nhỏ

Hệ thống câu hỏi Phụ thuộc độ tin cậy của


Thu thập thông tin
được soạn thảo dựa bảng phiếu hỏi
diện rộng, thời gian
trên mục đích Người trả lời không
ngắn, chủ động
nghiên cứu. trung thực

Đặt câu hỏi cho đối


Yêu cầu khả năng giao
tượng, dựa vào câu Thông tin đầy đủ,
tiếp tốt
trả lời tìm nội dung rõ ràng
Mất nhiều thời gian
cần NC

Công cụ được tiêu Đơn giản, NC được Khó soạn thảo 1 bộ test
chuẩn hoả để đo nhiều người, ít tốn đảm bảo tiêu chuẩn
lường một số mặt thời gian, cho kết Không chú ý quá trình
tâm lý quả ngay dẫn tới kết quả
Tìm hiểu sâu về một khách
Là PP có giá trị trong NC
thể nghiên cứu để làm rõ
tâm lý lâm sàng
hơn vấn đề dưới nhiều góc
Vẫn mang tính chủ quan
độ khác nhau

Nghiên cứu tìm hiểu tâm lý Cung cấp nhiều thông tin
con người dựa trên phân hữu ích
tích sản phẩm do chính Chỉ đánh giá 1 vài khía
người đó làm ra. cạnh tâm lý

Tác động vào đối tượng Là PP có nhiều hiệu quả


một cách chủ động để để trong NC tâm lý
kiểm tra, phát hiện một mối Tốn nhiều thời gian, phải
liên hệ nguyên nhân kiểm soát điều kiện chặt
- kết quả chẽ

You might also like