You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)


Câu 1. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào ngày nào,
ở đâu?
A. 01/9/1858 ở Hà Nội B. 15/8/1858 ở Gia Định
C. 25/8/1858 ở Đà Nẵng D. 01/9/1858 ở Đà Nẵng
Câu 2. Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp
những vùng đất nào?
A. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
B. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
D. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.
Câu 3. Nhận xét nào đúng về tính chất của phong trào Cần vương?
A. Nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
B. Nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
C. Mang tính tự phát.
D. Giúp vua cứu nước, mang tính dân tộc sâu sắc.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Hương Khê. B. Ba Đình.
C. Bãi Sậy. D. Yên Thế.
Câu 5. Mục đích thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là gì?
A. Để truyền đạo.
B. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường.
C. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.
D. Khai hóa văn minh.
Câu 6. Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái?
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực.
C. Trương Định. D. Đội Cấn.
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến việc 6 tỉnh Nam Kì rơi vào tay thực dân Pháp?
A. Lực lượng Pháp mạnh có vũ khí hiện đại.
B. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa, thất bại.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.
D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 8. Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
A. Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn cho ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho Pháp.
C. Thành Vĩnh Long được chính thức trả lại cho triều đình Huế.
D. Triều đình cho Anh – Pháp – Tây Ban Nha được tự do buôn bán ở nước ta.
Câu 9. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Đó là câu
nói của ai?
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Trương Định. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 10. Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng
việc kí kết
các điều ước?
A. Nhà Nguyễn muốn phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa.
B. Nhà Nguyễn sợ mất quyền lợi dân tộc.
C. Nhà Nguyễn nhận ra Pháp đang “khai hóa văn minh” cho Việt Nam.
D. Nhà Nguyễn hoang mang, dao động, sợ mất quyền lợi của giai cấp.
Câu 11. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất.
C. Hác - Măng. D. Pa - tơ - nốt.
Câu 12. Nhận xét nào đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào
năm 1858?
A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp.
B. Nhân dân ta chần chừ, do dự.
C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết.
D. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược.
Câu 13. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế XIX là
A. Chế độ phong kiến đang phát triển.
B. Bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị.
C. Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.
D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế.
Câu 14. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Giải quyết vụ Đuy Puy.
B. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.
D. Nhà Nguyễn không thi hành hiệp ước 1862.
Câu 15. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm
lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai là ai?
A. Hoàng Diệu và Nguyễn Trung Trực B. Nguyễn Lâm và Trương Định
C. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu D. Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Tri
Phương
Câu 16. Những nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và
lần thứ hai của nhân dân Bắc Kì?
A. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Tri Phương.
D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm.
Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí
với Pháp bản
Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Triều đình nhà Nguyễn lo sợ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
B. Triều đình nhà Nguyễn mơ hồ ảo tưởng về con đường thương thuyết.
C. Nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp.
D. Nội dung bản hiệp ước có nhiều điểm có lợi cho dân tộc.
Câu 18. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Hiệp ước Hác Măng.
2. Hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Hiệp ước Pa tơ nốt.
4. Hiệp ước Giáp Tuất.
A. 1 – 2 – 3 – 4. B. 2 – 3 – 1 – 4.
C. 3 – 2 – 4 – 1. D. 2 – 4 – 1 – 3.
Câu 19. “Cần Vương” có nghĩa là
A. Giúp vua cứu nước.
B. Những điều bậc quân vương cần làm.
C. Đứng lên cứu nước.
D. Chống Pháp xâm lược.
Câu 20. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến.
B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến.
C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội.
D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Câu 21: Phái chủ chiến, đứng đầu Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân
Pháp và phát
động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở
A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. Có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân
dân.
C. Có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.
D. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
Câu 22: Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là
A. Bảo vệ đạo Gia Tô
B. Mở rộng thị trường buôn bán
C. “Khai hóa văn minh” cho nhân dân An Nam
D. Nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên biển Đông
Câu 23. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Tống Duy Tân và Hoàng Hoa Thám.
B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
C. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
D. Đinh Công Tráng và Cao Điển.
Câu 24. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương
A. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn.
B. Chỉ hoạt động cầm chừng.
C. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ.
D. Chấm dứt hoạt động.
Câu 25. Đặc điểm và Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.
B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến; thổi bùng lên
ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân.
D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.
Câu 26. Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỉ
XIX, triều đình nhà Nguyễn có động thái như thế nào?
A. Từ phát động toàn dân kháng chiến đi đến đầu hàng.
B. Chấp nhận đầu hàng để tránh đổ máu cho nhân dân.
C. Phản ứng quyết liệt chống Pháp.
D. Nhu nhược, đầu hàng ngay khi quân Pháp tấn công.
Câu 27. Hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX ở
Việt Nam là
A. Chỉ diễn ra trên địa bàn rừng rúi hiểm trở.
B. Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân chưa quyết liệt.
C. Nặng về phòng thủ, ít chủ động tiến công.
D. Chưa được đông đảo nhân dân ủng hộ.
Câu 28: Thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi
A. Đánh chiếm toàn bộ Nam Kì.
B. Đánh chiếm toàn bộ Bắc Kì.
C. Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác măng và Pa tơ nốt.
D. Các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại

Câu 29. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Hương Khê. B. Ba Đình.
C. Yên Thế. D. Bãi Sậy.
Câu 30. Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
A. Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn cho ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho Pháp.
C. Thành Vĩnh Long được chính thức trả lại cho triều đình Huế.
D. Triều đình cho Anh – Pháp – Tây Ban Nha được tự do buôn bán ở nước ta.
Câu 31. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Pa - tơ - nốt. B. Giáp Tuất.
C. Hác Măng. D. Nhâm Tuất.
Câu 32. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào ngày
nào, ở đâu?
A. 1/9/1858 ở Hà Nội B. 31/8/1858 ở Đà Nẵng
C. 25/8/1858 ở Đà Nẵng D. 15/8/1858 ở Gia Định
Câu 33. Mục đích thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là gì?
A. Để truyền đạo.
B. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.
C. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường.
D. Khai hóa văn minh.
Câu 34. Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái?
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực.
C. Trương Định. D. Đội Cấn.
Câu 35. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.
B. Giải quyết vụ Đuy Puy.
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
D. Nhà Nguyễn không thi hành hiệp ước 1862.
Câu 36. Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp
những vùng đất nào?
A. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
B. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
D. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.
Câu 37. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Đó là câu
nói của ai?
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Trương Định. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 38. Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng
việc kí kết
các điều ước?
A. Nhà Nguyễn muốn phát triển theo con đường Tư Bản chủ nghĩa.
B. Nhà Nguyễn hoang mang, dao động, sợ mất quyền lợi của giai cấp.
C. Nhà Nguyễn nhận ra Pháp đang “khai hóa văn minh” cho Việt Nam.
D. Nhà Nguyễn sợ mất quyền lợi dân tộc.
Câu 39. Nhận xét nào đúng về tính chất của phong trào Cần vương?
A. Nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
B. Nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
C. Giúp vua cứu nước, mang tính dân tộc sâu sắc.
D. Mang tính tự phát.
Câu 40. Nhận xét nào đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào
năm 1858?
A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp.
B. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược.
C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết.
D. Nhân dân ta chần chừ, do dự.
Câu 41. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế XIX là
A. Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.
B. Bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị.
C. Chế độ phong kiến đang phát triển.
D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế.
Câu 42. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến việc 6 tỉnh Nam Kì rơi vào tay thực dân Pháp?
A. Lực lượng Pháp mạnh có vũ khí hiện đại.
B. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.
D. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa, thất bại.
Câu 43. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Hiệp ước Hác Măng.
2. Hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Hiệp ước Pa tơ nốt.
4. Hiệp ước Giáp Tuất.
A. 1 – 2 – 3 – 4. B. 2 – 3 – 1 – 4.
C. 3 – 2 – 4 – 1. D. 2 – 4 – 1 – 3.
Câu 44. Những nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và
lần thứ hai của nhân dân Bắc Kì?
A. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc.
B. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm.
C. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
D. Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Tri Phương.
Câu 45. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí
với Pháp bản
Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Triều đình nhà Nguyễn lo sợ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
B. Triều đình nhà Nguyễn mơ hồ ảo tưởng về con đường thương thuyết.
C. Nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp.
D. Nội dung bản hiệp ước có nhiều điểm có lợi cho dân tộc.
Câu 46. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm
lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai là ai?
A. Hoàng Diệu và Nguyễn Trung Trực B. Nguyễn Lâm và Trương Định
C. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu D. Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Tri
Phương
Câu 47. “Cần Vương” có nghĩa là
A. Giúp vua cứu nước.
B. Những điều bậc quân vương cần làm.
C. Đứng lên cứu nước.
D. Chống Pháp xâm lược.
Câu 48. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Tống Duy Tân và Hoàng Hoa Thám.
B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Đinh Công Tráng và Cao Điển.
Câu 49: Phái chủ chiến, đứng đầu Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân
Pháp và phát
động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở
A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. Có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.
C. Có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân
dân.
D. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
Câu 50: Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là
A. Bảo vệ đạo Gia Tô
B. Mở rộng thị trường buôn bán
C. “Khai hóa văn minh” cho nhân dân An Nam
D. Nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên biển Đông
Câu 51. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến.
B. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội.
C. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến.
D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Câu 52. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương
A. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ.
B. Chỉ hoạt động cầm chừng.
C. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn.
D. Chấm dứt hoạt động.
Câu 53. Thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi
A. Đánh chiếm toàn bộ Nam Kì.
B. Đánh chiếm toàn bộ Bắc Kì.
C. Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác măng và Pa tơ nốt.
D. Các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại
Câu 54. Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỉ
XIX, triều đình nhà Nguyễn có động thái như thế nào?
A. Từ phát động toàn dân kháng chiến đi đến đầu hàng.
B. Chấp nhận đầu hàng để tránh đổ máu cho nhân dân.
C. Phản ứng quyết liệt chống Pháp.
D. Nhu nhược, đầu hàng ngay khi quân Pháp tấn công.
Câu 55. Đặc điểm và Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.
B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến; thổi bùng lên
ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân.
D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.
Câu 56: Hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX ở
Việt Nam là
A. Nặng về phòng thủ, ít chủ động tiến công.
B. Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân chưa quyết liệt.
C. Chỉ diễn ra trên địa bàn rừng rúi hiểm trở.
D. Chưa được đông đảo nhân dân ủng hộ.
PHẦN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy nêu nội dung cơ bản và hệ quả của Hiệp ước Pa-tơ-nốt
(1884)? Theo em Việt Nam mất nước vào tay Pháp, trách nhiệm thuộc về ai?
Câu 2: (1,5 điểm) Em hãy nêu tên những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong
phong trào Cần Vương? Các cuộc đấu tranh đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Câu 1 (1,5 điểm): Em hãy nêu nội dung cơ bản và hệ quả của Hiệp ước Pa-tơ-nốt
(1884)? Theo em Việt Nam mất nước vào tay Pháp, trách nhiệm thuộc về ai?
*Điều ước Pa-tơ-nốt 6/6/1884
Nội dung

Căn bản giống điều ước Hắc -Măng:

-Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp.

- Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình (chỉ còn Trung kì)

- Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm.Triều đình phải rút quân từ Bắc kì về
Trung kì

- Sửa đổi địa giới Trung kì, nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp.

Hậu quả (0,5 điểm) Nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng Pháp. Việt Nam trở thành nước
thuộc địa nửa phong kiến

* Trách nhiệm mất nước thuộc về Triều đình nhà Nguyễn: Từ việc tổ chức kháng
chiến nhưng dần dần đã bạc nhược, thực hiện chính sách đối nội đối ngoại thủ cựu, bị
động, nhượng bộ và đi đến đầu hàng thực dân Pháp thông qua các điều ước bán nước:
Nhâm Tuất 1862 cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì; Giáp Tuất 1873 dâng 6 tỉnh Nam Kì;
Hác Măng 1983 thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Nam Kì và Bắc Kỳ; Pa tơ nốt 1884
hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.

- Từ chối các đề nghị canh tân (ý mở rộng, có thể so sánh với Nhật Bản)

- Không ủng hộ nhân dân kháng Pháp


Câu 2 (1,5 điểm): Em hãy nêu tên những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong
phong trào Cần Vương? Các cuộc đấu tranh đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

* Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

- Khởi nghĩa Ba Đình

- Khởi nghĩa Bãi Sậy

- Khởi nghĩa Hương Khê

* Ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương

- Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta chống thực dân Pháp
xâm lược.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam
- Tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng căn cứ, tổ
chức lực lượng cho những phong trào chống Pháp về sau.

Câu 3: (1,5 điểm) Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam? Liên hệ tình hình Việt Nam
và Nhật Bản để so sánh vì sao Việt Nam mất nước còn Nhật Bản thì không?
Câu 4: (1,5 điểm) Vì sao nói Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương? Trình bày ý nghĩa của phong trào Cần Vương?

You might also like