You are on page 1of 4

Tùng 1, 2, 3

Nguồn: Nguyễn Bảo Sơn

Bài làm

Có thể nói trong lịch sử của nước Nam tra có rất nhiều người
tài giỏi, mưu trí, hào kiệt, đặc biệt là ở trong lĩnh vực văn học.
Nổi tiếng nhất nhì trong số đó chính là nhà thơ Nguyễn Trãi, ông
có hiệu là "Ức Trai" là một nhà văn, nhà chính trị, người đã tham
gia tích cực trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
Ông còn được công nhân là danh nhân văn hoá thế giới, một trong
mười bảy vị anh hùng tiêu biểu cho Việt Nam. Là một nhà thơ
mang cho mình tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu thương con dân,
luôn suy tư về hạnh phúc và hoà bình của nhân dân, đất nước,
chính vì vậy những đóng góp thành tựu của ông trong lĩnh vực
nền văn học Việt Nam là vô cùng to lớn, đồ sộ. Những tác phẩm
nổi tiếng của ông có thể kể đến như:"Quân trung từ mệnh tập",
"Bình Ngô Đại Cáo", "Ức Trai thi tập","Chí Linh Sơn Phú".... đều
là những viên ngọc quý của kho tàng văn học. Và một trong số đó
có một tác phẩm tiêu biểu đó là "Tùng" được trích trong " Quốc
âm thi tập". Mở đầu tác giả Nguyễn Trãi có viết:
"Thu đến cây nào chả lạnh lùng
Một mình lạt thuở ba đông"
Theo quy luật của thiên nhiên xứ lạnh là vào thu cây cỏ hoa lá
sẽ trở nên biến dạng, trở thành trụi lá, thiếu sức sống, trở nên
"lành lành" nhưng vẫn còn có một số ít loài thực vật bám trụ, đi
ngược với quy luật đó, thậm chí chúng còn trở nên tươi tắn, xanh
tốt hơn bao giờ, hoàn toàn trái ngược lại với cái lạnh thấu xương,
giá rét của ba tháng lạnh giá. Hai câu thơ này tác giả đã sử dụng
nghệ thuật so sánh giữa cái bình thường tức những cây cỏ gục ngã
trước cái lạnh và cái phi thường tức những cây cỏ kiên cường
bám trụ được, từ đso làm nổi bật nên sự phi thường của chúng.
Không chỉ đơn giản là sự so sánh đối lập qua vẻ bề ngoài hay sự
tuân theo ý trời, chống lại quy luật mà đó quan trọng nhất là phải
nhắc lên được cốt cách siêu quần của loài cây ấy. Về từ ngữ, từ
"cây" tác giả ý chỉ mọi loại thực vật, còn câu 2 cụm từ "một
mình" ý chỉ một mình loài cây đó, một mình khác biệt so với số
còn lại, không e ngại, bản lĩnh vững vàng kiên cường trước khó
khăn, sự khắc nghiệt của thời tiết. Cụm từ "thu đến " như một
điềm báo cho sự tàn lụi của các loài thực vật, nó chỉ là một chớm
mùa thu chứ chưa phải giá rét, còn ở câu hai cụm từ "thuở đằng
đông" lại hoàn toàn trái ngược lại với câu một nghĩa là suốt mùa
đông đằng đằng suốt 3 tháng, gió lạnh mang theo như những mũi
kim châm,tuyết như muốn nuốt chửng mọi thứ. Tác giả đã rất
khéo léo khi cho ta thấy sự đối lập giữa cây cối, hoàn cảnh thông
qua hai câu "cây nào chả lạnh lùng" và "lạt thuở ba đông". "Cây
nào chả lạnh lùng" là miêu tả sự bị động, nhất nhất tuân theo,
trước hơi thu mới chớm đã lụi tàn, lá cây thắm nhạt vàng dần phai
úa, rụng rời hết sức sống, vẻ đẹp vốn có, còn "lạt thuở ba đông"
cho ta thấy sự chủ động, sự khẳng định mình trước đất trời, không
những không bị thay đổi bởi ngoại cảnh mà còn không khuất
phụ, chịu lạc. Câu thơ một hai với sự âm điệu 2/5 ở câu 2 và nhịp
2/1/3 cho ta thấy cây cối đều phải khuất phục lo sợ trước sức
mạnh của thiên nhiên ở câu 1 nhưng ở câu 2 cây tùng lại đâm
mình xuống như tăng thêm sức mạnh giứp nó đứng vững tạo tư
thế hiên ngang dũng mãnh không chịu khuất phục, một mình
chống lại thiên nhiên hùng vĩ. Tiếp đó tác giả có viết:
"Lâm tuyền ai rặng già làm khách?
Tài đống lương cao át cả dùng"
Những câu thơ trên làm ta nhớ đến tứ thơ đầy lạc quan của tuổi
trẻ hiệp khách ở Lý Bạch "Trời đất sinh ta, có tài ắt có chỗ dùng".
"Lâm tuyền" cho ta biết cây tùng sinh ra nơi rừng suối, cất cánh
khinh rẻ tuyết sương giá lạnh, nhưng nào thể mãi làm khách nơi
rừng quạnh khẽ sâu. Nó có thể dùng để làm nương cột đóng
lương, tưởng bình thường nhưng nương cột ấy lại mang ý nghĩa to
lớn từ đó ta thấy cây từng được sử dụng vào những việc trọng đại.
Nhìn vào thực tế ta thấy ít ai sử dụng gỗ tùng làm nhà to cột, qua
đó mới hiểu sự tinh tế của tác giả khi dùng cây tùng để biểu tượng
cho lời thơ nói về con người. Hai câu thơ trên phải chăng là một
cuộc hội thoại vấn đáp thông qua biện pháp nhân hoá hay đây
chính là lời nói của tác giả nói với bản thân ông thông qua cây
tùng. Cách cấu tạo của thơ là cách miêu tả tư thế trầm ngâm, yên
lặng ben ngoài mà dạt dào bên trong, ngẫm nghĩ sâu lắng chắt lọc
tất cả những gì trong đời người thành một câu ngắn gọn mà đầy
đủ, chỉ là một giọt nước mà như một biển trời mênh mông. Phải
chăng tác giả lúc nhìn cây tùng mà hổi tưởng chuyện xưa, thời
ông còn ẩn mình tring dân, lẩn tránh quân giặc. Đó là thời gian
ông lưu lạc, tung tích gửi chốn sông hồ. Bây giờ cách thời ấy xa,
trách nhiệm của ông đã một bước thành đạt. Giờ ông đã tuổi cao
sức yếu, suy ngẫm về một thời thanh xuân của mình mạnh khỏe,
đam mê nhiệt huyết, sự suy ngẫm đấy phải chăng thực chất là một
niềm tin bền vững, tin ở tài sức, ở chí hướng tuổi trẻ tài ba, không
nên giữ cho mình mà nhất định phải đem ra phục vụ những mục
đích cao cả. Chấm dứt nỗi đau trên là niềm tin vào lẽ đương nhiên
sẽ tới. Mở đầu khổ thơ 2 này tác giả đã khẳng định chân lý đã
được thực hiện ở trường hợp cụ thể là cây tùng:
"Đống lương tài có mấy bằng mày ?
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay."
Hai câu thơ trên vừa hỏi lại vừa khen. Hỏi mà là khẳng định khen
ngợi. Tác giả nói cây tùng như nói với chính mình, cũng tư thế
trầm ngâm suy tưởng như đã thấy trên kia cho nên mới có sự lặp
lại giữa câu 4 khổ 1 và câu 1 khổ 2, lặp lại và đảo quanh cải lương
đống rồi đống tài lương - là nghiền ngẫm cho kỹ, cho sâu thêm.
Việc lặp xoay vòng như vậy lại có tác dụng xiêt mạnh xoáy sâu.
Cũng như có sự phân làm hai để tác giả tự ngẫm nghĩ về mình, tự
mình vừa là chủ thể vừa là khách thể hay bản thân tác giả bây giờ
đang tâm tình với bản thân của hồi trước vì vậy mà từ "mày" xuất
hiện đột ngột ở cuối câu. Phải là chính bản thân ông hỏi bản thân
ông mới xưng hô thân mật tới vậy. Kết hợp thêm với nhóm từ
cảm thán" khỏe thay" cho ta thấy Nguyễn Trãi chỉ một lần nói về
công lao của mình một cách bóng gió bằng điển tích. Qua đấy ta
thấy ông ở đây không thể nào thấy sự mảy may hợp hĩnh mà chỉ
có tiếng cười tự hào ,sự vui tươi của ông lão suốt đời lo toan cho
nước cho dân. Đây chính là lời khen ngợi của bản thân ông ở hiện
tại dành cho bản thân ông ở quá khứ, dường như sự ngợi khen này
còn pha chút sự thỏa mãn, hả hê của ông. Hai câu cuối của khổ
hai ông có viết:
"Cội rễ bền, dời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày !"
Trong tuyết sương lạnh lẽo, ác liệt cây tùng không chỉ "lạt thuở ba
đông" 90 ngày mà dáng Tùng, sắc Tùng vẫn xanh tươi "thấy đã
động nhiều ngày" nghĩa là cây tùng trải qua bao năm tháng vẫn
đứng vững trước những thử thách trong mọi thời gian. Sức sống
mãnh liệt, kiên cường của tùng là do "sâu rễ liền gốc" là bởi "cội
rễ bền dời chẳng động". Tùng không chỉ coi thường sương tuyết
mùa đông mà nó còn đứng vững chẳng lung lay trước gió bão. Lại
lần nữa, câu lục ngôn xuất hiện với hai vế tiêu đối cất lên như một
thách thức bất chấp mọi bão tố và đó chính là phẩm chất của
người quân tử, của đấng trượng phu giữ lấy giữ vững khí tiết, bất
chấp mọi gian khổ, mọi thử thách ác liệt trước những biến cố dữ
dội trong cuộc sống, cuộc đời, trong gia tộc mình. Ông "nếm mật
nằm gai" trong suốt 20 năm trời khi quân Minh chèn ép. Nguyễn
Trãi vẫn "chẳng động", tấm lòng ưu ái, trọng hiếu của ông vẫn
trong trắng ,sắt son. "Cội rễ bền" bởi lẽ tâm hồn ông đã gắn với
đất nước con dân. Khổ ba tác giả có viết:
"Có thuốc trường sinh càng khỏe thay.
Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết,"
Hổ phách nằm sâu trong lòng đất, phục linh ẩn trong rừng tùng
bao la cho nên ta phải có con mắt xanh "nhìn mới biết". Cũng như
người quân tử đức trọng, tài cao, đấng trượng phu có phẩm chất
vẹn toàn: nhân,chí, dũng nhưng rất kín đáo, cung kính, khiêm
nhường.
Bài thơ "Tùng" của Nguyễn Trãi mong nét đẹp về cả bề
ngoài lẫn cốt cách của người quân tử, bậc minh quân thông qua
hình ảnh cây tùng. Bài thơ là vẻ đẹp của thơ văn thời trung đại
được vẽ nên bởi cảm xúc của Nguyễn Trãi.

You might also like