You are on page 1of 3

Câu 4 Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào HT quản trị số?

1. Khái niệm văn hóa và ba phương diện của văn hóa tổ chức.

1.1. Khái niệm văn hóa:


Văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều đối tượng, tính chất và hình
thức biểu hiện khác nhau. Bởi vậy, cho đến nay, có đến hàng trăm định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Ví dụ như:
+Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra
trong lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa người với người, với xã hội và với
tự nhiên.
+Văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người, và nhiều định
nghĩa khác về văn hóa.
Cho dù có rất nhiều quan niệm về văn hóa nhưng tất cả chúng đều có một quan
điểm chung đó là văn hóa là nguồn lực bên trong con người, là kiểu sống và bản
giá trị của các tổ chức, cộng đồng người. Văn hóa là thuộc tính bản chất của con
người, chỉ có ở con người và do con người sinh ra.
Ở góc độ tổ chức, văn hóa được định nghĩa là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị,
niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một
tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động
của từng thành viên.Văn hoá tổ chức thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự
thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên.

1.2. Ba phương diện của văn hóa tổ chức:


Văn hóa tổ chức thông thường được thể hiện trên ba phương diện:
+ Gắn với xã hội và là tầng sâu của văn hóa xã hội. Mục tiêu của văn hóa tổ chức
là nhằm xây dựng một phong cách làm việc hiệu quả và những mối quan hệ hợp
tác thân thiện giữa các thành viên của tổ chức, làm cho tổ chức trở thành một cộng
đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ
sở đó hình thành tâm lý chung và niềm tin vào sự thành công của tổ chức.
+ Văn hóa tổ chức được hình thành thông qua các quy định, chế độ, nguyên tắc có
tính chất ràng buộc trong nội bộ. Trải qua thời gian dài thì những quy định, nguyên
tắc đó sẽ trở thành những chuẩn mực, những giá trị, những tập quán và những
nguyên tắc bất thành văn.
+ Văn hóa tổ chức nhằm đưa các hoạt động của tổ chức vào nề nếp và đạt hiệu quả
cao. Một tổ chức có trình độ văn hóa cao là mọi hoạt động của nó đều được thể chế
hóa, cụ thể hóa và được mọi người tự giác tuân thủ.
2. Các bước hình thành nên văn hóa tổ chức.
Văn hóa của một tổ chức được duy trì thông qua một quá trình xã hội hóa, tức là
quá trình mà theo đó người ta học tập những giá trị và niềm tin của một tổ chức
haymột cộng đồng rộng lớn hơn. Các bước của xã hội hóa gồm:
Bước 1: Trong quá trình tuyển dụng thành viên mới, tổ chức thường tuyển chọn
rất cẩn thận với mục đích là chọn ra những người mà tổ chức cho là họ có giá trị,
niềm tin và phong cách ứng xử phù hợp với văn hóa của tổ chức.
Bước 2: Sau khi chọn được ứng viên phù hợp, tổ chức sẽ khuyến khích sự cởi
mở tiếp nhận những giá trị chuẩn mực của đạo đức trong khi mới hội nhập vào tổ
chức.
Bước 3: Các thành viên mới sẽ được huấn luyện để hiểu và nắm được các
nguyên tắc cốt lõi của tổ chức để điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với
những chuẩn mực trong ứng xử của đạo đức.
Bước 4: Các thành viên mới phải từ bỏ những cái riêng để hòa hợp với những
cáichung của tổ chức.
Bước 5: Đây là giai đoạn củng cố tất cả những niềm tin, những tập quán truyền
thống, châm ngôn, tức cái cội rễ của văn hóa.
Bước 6: Tổ chức phải ghi nhận và khích lệ những cá nhân nào thực hiện công
việc tốt đẹp. Đặc biệt, nêu gương trước các thành viên mới trong tổ chức và dần
dần những mô hình chức năng bền vững được xác lập để làm tiêu chuẩn tuyển
lựa thành viên mới.
3. Văn hóa tổ chức tác động đến cách thức nhà quản trị ra quyết định:
Nhà quản trị đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập và duy trì văn hóa.
Từ khi tổ chức được thiết lập và có được một tiềm năng tồn tại thì những niềm
tin, những giá trị của nhà quản trị được làm gương cho cấp dưới. Quá trình tạo
dựng văn hóa thông qua nhà quản trị xảy ra qua ba cách.
Cách 1: Người đứng đầu tổ chức chỉ chọn và tiếp nhận những người nào suy
nghĩ, cảm nhận được cách thức mà người đứng đầu làm.
Cách 2: Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình xã hội hóa cấp dưới của họ theo
cáchmà nhà quản trị suy nghĩ.
Cách 3: Hành vi, ứng xử của các nhà quản trị đóng vai trò kiểu mẫu động
viên,thúc đẩy cấp dưới đồng nhất với họ và cấp dưới tiếp nhận những niềm tin,
giá trị đó.
Văn hóa tổ chức tác động một cách sâu sắc đến hoạt động quản trị của tổ chức từ
công tác hoạch định, ra quyết định, đến công tác tổ chức, điều kiện và công tác
kiểm tra.
4. Văn hóa do các nhà sáng lập ảnh hưởng thế nào đến nhà quản trị.
Quá trình hình thành văn hóa tổ chức trong mỗi tình huống trước hết là quá trình
tạo ra một nhóm nhỏ. Tại mỗi doanh nghiệp, quá trình này thường bao gồm các
bước sau:
Bước 1: Một người sáng lập duy nhất có ý tưởng về một doanh nghiệp mới.
Bước 2: Người sáng lập tập hợp nhiều hoặc nhiều người khác, và tạo ra nhóm
nòng cốt chia sẻ chung các mục tiêu và tầm nhìn với nhà sáng lập.
Bước 3: Nhóm sáng lập sẽ bắt đầu hoạt động phối hợp để tạo ra một tổ chức
thông qua việc đóng góp vốn, có giấy phép, hình thành doanh nghiệp, xác định
địa điểm hoạt động.
Bước 4: Các thành viên khác được đưa vào tổ chức và quá trình hình thành bắt
đầu được thiết lập. nếu nhóm duy trì được sự ổn định và có chung các trải
nghiệm ý nghĩa, nó sẽ dần phát triển các quan niệm về bản thân, môi trường của
nhóm và cách thức thực hiện công việc để tồn tại và tăng trưởng.
Các nhà sáng lập không chỉ có mức độ tự tin, quyết tâm cao, mà họ còn có
những quan điểm vững chắc về bản chất của thế giới, vai trò của tổ chức trong
thế giới đó, bản chất con người và các quan hệ, cách thức đạt đến chân lý và
cách thức quản lý thời và không gian. Bởi thế, các nhà sáng lập sẽ khá thuận lợi
khi áp đặt quan điểm của họkhi tổ chức còn non trẻ, các cộng sự và nhân viên
của họ sẽ gắn với những quan niệm này cho đến khi chúng trở nên không hiệu
quả hoặc nhóm tan rã. Do đó, làm quen với văn hóa tổ chức của nhà quản trị
cũng chính là cách thức làmhài lòng nhà sáng lập công ty.

You might also like