You are on page 1of 2

Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu

- Giá của các hàng hoá có liên quan: hàng hoá thay thế và hàng hóa bổ sung

Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng
thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác. Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia
tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại. Ví dụ, nếu tăng giá của một mặt hàng
thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ tương đối rẻ hơn trà.
Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng
hóa thay thế. Hàng hoá bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với một hàng
hóa hoặc dịch vụ khác. Thông thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ
một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung
của sản phẩm. Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và
ngược lại. Ví dụ, nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ
giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau. Vì vậy, nhu cầu đối với một
hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự thay đổi giá của hàng hóa bổ sung.

- Thu nhập của người tiêu dùng

Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Thu nhập càng cao,
nhu cầu sẽ càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của
hàng hóa đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng
thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với
hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến
tăng cầu. Ví dụ, giữa sữa chưa qua chế biến - một sản phẩm kém chất lượng và sữa đặc - một loại
hàng hóa bình thường. Nếu giá tăng, nhu cầu về sữa chưa qua chế biến sẽ giảm trong khi đó nhu cầu
cho sữa đặc sẽ tăng. Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng
chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng.

- Thị hiếu

Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Điều
này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hoá cao, v.v. Ví
dụ, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích, nhu cầu mua hàng
chắc chắn sẽ tăng lên. Mặt khác, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc
ưu tiên cho mặt hàng đó.

- Kỳ vọng của người tiêu dùng

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa
trong tương lai. Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần, người tiêu
dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày. Trong tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả
tiền cao hơn trong tương lai. Nếu giá xăng dự kiến sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi
đổ xăng. Tương tự, khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện
tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.

- Số lượng người tiêu dùng

Nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở hiện tại, hoặc khi
người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau cho hàng hoá, dịch vụ. Số lượng
người tiêu dùng hàng hóa càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng lớn. Sự gia tăng của người tiêu
dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều hàng hóa thay thế được ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ
thể. Từ đó, số lượng người mua hàng hoá thay thế sẽ tăng lên. Khi người bán mở rộng sang một thị
trường mới để phân phối hàng hóa, hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một số
hàng hóa cũng có thể leo thang.

You might also like