You are on page 1of 2

1.

2 CẦU

1.2.1 Cầu là gì
- Khái niệm: Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong
một thời gian nhất định, với các điều kiện khác không thay đổi.
Giá cả Lượng cầu
1 USD 100 chiếc
2 USD 80 chiếc
3 USD 60 chiếc
4 USD 40 chiếc
5 USD 20 chiếc
- Lượng cầu: của một loại hoàng hóa là lượng hàng hóa mà người mua có thể và sẵn lòng mua
- Quy luật cầu: là lượng cầu của một hàng hóa giảm khí giá nó tăng lên các yếu tố khác không thay đổi ( nói cách khác giá cả và
lượng cầu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau)

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu


a. Thu nhập của người tiêu dùng.
- Mức thu nhập được coi là cơ sở kinh tế tạo năng lực hành vi cho người tiêu dùng thực hiện nhu cầu của mình, tạo khả năng
thanh toán của người mua. Thu nhập càng lớn khả năng thanh toán cho các nhu cầu cao, cầu hàng hóa cao và ngược lại thu nhập
thấp, khả năng thanh toán cho các nhu cầu thấp, cầu hàng hóa thấp. Hàng hóa thông thường tác động của thu nhập lên cầu theo
chiều thuận nghĩa là khi thu nhập tăng thì cầu tăng. Ngược lại, khi thu nhập giảm thì cầu giảm có thể khái quát như sau:
I tăng → D tăng
I giảm→ D giảm

Thu nhập tăng

P1

P2
D2
D1

0 Q1’ Q2’Q1 Q2
Hình 1: Đối với hàng hóa thông thương thu nhập tăng làm đường cầu dich chuyển sang phải

Thu nhập tăng

P1

P2
D1

D2

0 Q1’ Q2’ Q3’ Q4’


Hình 2: Đối với hàng hóa thứ cấp thu nhập tăng làm cầu dịch chuyển sang trái

b.Giá cả hàng hóa liên quan


- Hàng thay thế : Một hay nhiều hàng hóa được gọi là hàng thay thế khi nó có cùng công dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng mặc dù mức độ thỏa mãn có thể khác nhau. Quan hệ giữa các hàng hóa thay thế là giá cả của hàng hóa này có
quan hệ đồng biến với cầu hàng hóa kia ( Khi giá máy lạnh tăng thì cầu về quạt máy tăng, khi giá máy lạnh giảm thì cầu về quạt
máy giảm). Có thể mô tả quan hệ này như sau:
PA↑ => DA↓, DB↑
PA↓ => DA↑, DB↓
- Hàng bổ sung : Hàng bổ sung là những loại hàng hóa bổ sung lẫn nhau trong tiêu dùng, tức là có loại hàng hóa này mới sử dụng
được hàng kia và ngược lại, ví dụ như xe máy và xăng; đầu đĩa và đĩa; bình gas và bếp gas. Quan hệ giữa các hàng
hóa bổ sung là quan hệ nghịch biến. Với các điều kiện khác không đổi, nếu hàng này tăng giá thì cầu hàng kia sẽ giảm và ngược
lại. Có thể khái quát mối quan hệ này như sau:
PA ↑ DA↓, DB↓
PA ↓ DA↑, DB↑

c. Thị hiếu
-Khi hàng hóa sản xuất ra đáp ứng được các đòi hỏi về sở thích, tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng, cầu hàng hóa sẽ tăng lên
và ngược lại. Trào lưu thích điện thoại di động cảm ứng thông minh làm tăng cầu về điện thoại thông minh và làm giảm cầu
của điện thoại di động thông thường. Tâm lý thích cơ thể mảnh mai cân đối và khỏe mạnh đã làm tăng cầu về các sản phẩm
luyện tập và thực phẩm ăn kiêng, giảm cầu về các loại thức ăn chứa nhiều chất béo…

Khi hàng hóa


được ưa chuộng hơn
Khi hàng hóa
kém được ưa
chuộng hơn

D1

0 Q
Hình 3:Sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng sẽ làm đường cầu dịch chuyển

- Kỳ vọng của người mua.


- Số lượng người mua.

d. Kỳ vọng của người tiêu dùng


-Kỳ vọng là sự mong đợi ở tương lai về thu nhập, công danh, sở thích, thị hiếu…., cầu hàng hóa, dịch vụ thay đổi phụ thuộc
vào kỳ vọng của người tiêu dùng. Nếu dự kiến thu nhập trong tháng tới cao hơn, bạn sẽ mua quần áo nhiều hơn trong hiện tại.
Nếu dự đoán giá vàng sẽ tăng lên thì người dân sẽ mua nhiều vàng hơn trong hiện tại do đó cầu vàng tăng.

e. Số lượng người mua.


-Sự gia tăng trong số lượng người mua kéo theo sự gia tăng lượng cầu tại mỗi mức giá, dịch chuyển đường cầu (D) sang phải

You might also like