You are on page 1of 5

I.

Đọc-hiểu:
Câu 1:
-Tác giả đã lựa chọn và chia sẻ với học sinh :
+Tài năng
+ Bồi đắp tình yêu thương, tự ý thức và ứng xử là người bình thường
+ Xác lập tập nhìn và có lập chí.

Câu 2 :
- Theo tôi :
+ “Năng khiếu” : bẩm sinh của con người
+ “Tài năng” : khả năng cùa con người
Qua đó cả hai có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau phát triển bản thân.

Câu 3 :
- Theo tôi hiểu : Con người mà có ý chí lớn lao, hết lòng vì công việc thì phải là ở trên
quê hương đất nước và làm vì cộng đồng, xã hội.

Câu 4 :
- Theo tôi, tôi sẽ chọn lối đi “Đạt tài”.
- Vì tài năng là thứ quan trọng để giúp đỡ cho cuộc sống của chính mình cũng như là
cho cuộc sống xã hội sau này. Tài năng sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng về mọi
mặt lĩnh vực cuộc đời sống con người và sẽ là nơi để đào tạo ra những thế hệ giỏi hơn
thậm chí sẽ còn có phẩm chất tốt sau này.
II. Làm Văn :
Một nhà văn nổi tiếng Emile Zola đã từng nói : “Người nghệ sĩ chẳng là gì
nếu thiếu tài năng, nhưng tài năng chẳng là gì nếu không có lao động.” Câu
nói ấy quả thật đúng là như vậy khi nó mang một ý nghĩa sâu sắc về việc tài
năng của mỗi con người nên được phát triển. Tài năng là tố chất đáng quý
của mỗi người Nó là sự biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ, là điều kiện
tốt nhất để con người có thể khẳng định giá trị riêng và vị thế của mình
trong xã hội con người thời nay cũng như là đóng góp cho cuộc sống chung
của cả cộng đồng. Không chỉ thế tài năng giúp con người dễ dàng đáp ứng
yêu cầu, gặt hái những quả ngọt cũng như hiệu quả xuất xắc trong mọi công
việc thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống.Tuy đó là một phần do khả năng
bẩm sinh nhưng phần lớn những con người đầy nhân tài đều phải trải qua
những giai đoạn gian nan khổ cực để đạt được những thành tựu đỉnh cao.
Qua đó, chúng ta phải biết cách nuôi dưỡng tài năng riêng của bản thân qua
việc rèn luyện trong học tập, sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời ta
phải có thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi những cái mới và luôn luôn
phải có sự đồng hành của những tình yêu thương xung quanh chúng ta như
gia đình, bạn bè, thầy cô giáo,…. Ta có thể thấy rõ qua câu chuyện của bạn
sinh viên Ngô Quý Đăng, người đã đạt giải huy chương vàng Olympic toán
học quốc tế vào lớp 10, 12, đã từng có nhiều khoảng thời gian gian lao, khó
khăn mà bạn phải đối mặt giải quyết từ thuở còn lớp 8 đến năm lớp 11 vì
trượt đội tuyển học giỏi quốc tế. Nhưng với lòng nhiệt huyết, đam mê và sự
hỗ trợ nhiệt tình của mọi người xung quanh đã giúp bạn đạt được những
thành tích đáng ngưỡng mộ. Tuy vậy vẫn có những con người thật đáng
thương khi không biết cách nuôi dưỡng tài năng của mình vì họ tự ti, lo ngại
về tiềm năng của họ. Thậm chí có những người không quan tâm đến tài
năng của mình mà theo đuổi những khả năng hoàn toàn xa lạ, vượt quá tầm
với của mình. Ví dụ điển hình như các bạn học sinh chọn những trường đại
học theo xu hướng mà không theo những tiêu chí phù hợp với bản thân.
Tóm lại việc nuôi dưỡng tài năng của bạn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với cuộc sống con người nói chung và cho chính bản thân chúng ta nói
riêng.
Câu 2 :
1. Câu 2 :
Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là mộ là một vị lãnh tụ kiệt
xuất của dân tộc Việt Nam màcòn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế
kỷ XX. Di sản thơ ca mà bác để lại có vị trí và ý nghĩa lớn đối với nền văn học nước
nhà. Trong đó “Nhật ký trong tù’’ là tác phẩm có giá trị nhất, được Người sáng tác khi
bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Tập thơ này như một cuốn nhật ký
bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan và vất vả của người tù.
Nhưng với bản lĩnh cách mạng và ý chí kiên cường Người đã vượt qua hoàn cảnh tù
đày để hướng tới ánh sáng. Bài thơ “Chiều tối” là một trong tác phẩm tiêu biểu nhất
được trích trong tập “Nhật ký trong tù” và thể hiện rõ nét qua bốn câu thơ bằng chữ
Hán :
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của
bạn bèquốc tế về cuộc cách mạng ở Việt Nam. Sau mười lăm ngày đi bộ khi vừa tới
thị trấn Túc Vinh, tỉnh QuảngTây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam
vô cớ và bị “mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong gần ba mươi nhà lao của tỉnh
Quảng Tây. Trong thời gian này, Người đã sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù gồm 134
bài thơ bằng chữ Hán. Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) được xem là áng thơ tuyệt bút, được
Người làm trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
Trong lịch sử văn học Việt Nam có hai loại văn chương đó là cổ điển và hiện
đại. Cổ điển là quan điểm văn chương mang tính điển hình, được phôi thai từ văn học
trung đại và trở thành mực thước để hướng các tác phẩm theo một công thức sẵn có
cho nên đòi hỏi tính chuẩn mực trong các sáng tác văn chương. Còn hiện đại dùng để
chính những sáng tạo, mới mẻ, những cách tân nghệ thuật được thể hiện trong một tác
phẩm cụ thể. Qua đó ta thấy được 2 tiêu chí trên có sự mâu thuẫn và đối lập nhau.
Song ở “Chiều tối” - Hồ Chí Minh, 2 đặc điểm này lại kết hợp hài hòa, làm nên vẻ
đẹp của tác phẩm. Ở bài Chiều tối, mỗi hình ảnh thơ luôn có sự vận động trong sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. Tuy mang dáng vấp
của những hình ảnh trong thơ cổ nhưng ý thơ, cảm hứng tho và nhân vật trữ tình lại
hoàn toàn hướng về ánh sáng, hướng tới thiên nhiên, cuộc sống và con người. Chất cổ
điển và hiện đại thể hiện ở thi đề “Chiều tối” khi nội dung trữ tình của bài thơ thuộc
về một trong những đề tài khá quen thuộc trong thơ ca cổ phương Đông đó là buổi
hoàng hôn và nỗi niềm cô đơn. Bên cạnh đó là sự chuyển dịch không gian vũ trụ
mang tính chất vĩnh viễn, vĩnh hằng đậm màu sắc ước lệ ở hai câu thơ đầu sang không
gian đời thường mang tính chất sinh hoạt vừa cụ thể vừa sống động ở hai câu thơ sau,
điều mà trong thao tác tư duy thơ, các nhà thơ trung đại ít khi thể hiện.
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà trên đường Bác bị
giải lao. Hai cầu đầu của bài thơ đã để lại một tiểu họa về cảnh thiên nhiên vùng sơn
cước ở thời điểm “chiều tối” mang phong cách cổ điển rõ nét chỉ qua vài nét chấm
phá qua :
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẽ giữa tầng không)
Qua hai hình ảnh “quyện điểu”, “cô vân” là những thi liệu quen thuộc trong thơ cổ
thường để miêu tả cảnh chiều tối như một bút pháp miêu tả thời gian. Trong thơ xưa,
hình ảnh cánh chim, áng mây cô đơn và bầu trời thường đi liền với nhau như những
biểu tượng ước lệ và thường ẩn dụ tâm trạng cô đơn, nhỏ bé của nhân vật trữ tình
nhưng ở đây thì tạo nên không giang khoáng đãng, cao rộng mang ý nghĩa rằng luôn
ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Ở đây Người đã sử dụng bút pháp ước
lệ để vẽ lên nền trời chiều đang chuyển động, hình ảnh cánh chim bay về rừng tìm
chốn ngủ là bút pháp quen thuộc của thơ xưa. Trong thơ cổ khi viết về buổi chiều, các
tác giả thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim để gợi nỗi buồn hiu quạnh, lấy
không gian để gợi tả thời gian. Ta từng gặp cánh chim trong ca dao xưa “chim bay về
núi tối rồi”, cánh bay mỏi trong thơ bà Huyện Thanh Quan : “Ngà mai gió cuốn chim
bay mỏi”; hay cánh chim thoi thóp trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : “Chim hôm
thoi thót về rừng”. Và một lần nữa cánh chim mỏi xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh
mang nhiều giá trị biểu đạt sâu sắc. Đó chính là nỗi niềm cô đơn, mệt mỏi, gian khổ
của Bác trong những tháng ngày chuyển lao triền miên. Điều mới mẻ có tính hiện đại
ở đây là cánh chim thường bay về chốn vô tận vô cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm,
phiêu dạt, chia lìa, mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần
gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Nó chỉ là cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài
mỏi mệt kiếm ăn, nó ý thức về rừng tìm nơi ngủ cũng như người tủ mỏi mệt sau một
ngày lê bước trên đường xa cồn chỗ nghỉ chân. Từ đây ta thấy được là nhà thơ nhìn
thấy được sự vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo
của Người đối với cảnh vật, dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì Người tìm đến thiên
nhiên trong sự hòa hợp.Bài dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi
nổi của đám mây. Người dịch đã bỏ sót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết nghĩa của
hai từ láy “man mạn”. Hình ảnh đám mây cô đơn, lẻ loi đang chầm chậm trôi qua bầu
trời và nó không chỉ làm cho bầu trời thêm cao, khoáng đãng mà còn goiwjl ên nỗi
buồn, buân khuâng của người tù nơi đất quê khách. Có lẽ Người buồn vì đang xa tổ
quốc, nhớ tới đồng bào, đồng chí, nhớ tới nhiệm vụ của mình với tổ quốc chưa hoàn
thành. Tâm hồn Bác mang vẻ đẹp của một tấm lòng luôn gắn bó với cuộc đời, với dân
tọc. Hình ảnh cánh chim và chòm mây trong thơ Bác gợi ta nhớ đến thơ Lý Bạch đời
Đường :
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
(Chim bầy vút bay hết
Mây lẻ đi một mình)
Cánh chim trong thơ Đường của Lý Bạch bay vút vào không gian, như tan biến vào
cõi vĩnh hằng. Cánh chim trong thơ Bác không bị hút vào không gian chiều tối mà nó
chỉ chuyển từ trạng thái bay sang nghỉ để rồi lại tiếp tục cái vòng tuần hoàn của sự
sống.
Cảnh chiều tà nơi vùng sơn cước có chút hiu hắt vắng lặng gợi lên cái bâng
khuâng man mác trong lòng người đọc nhưng sự biến chuyển của hai câu sau nhanh
chóng xóa đi cái hu hắt vốn có của núi rừng. Đó chinhslaf lúc mà đôi mắt yêu thương
và trái tim nhân ái bao la của Người bắt gặp vẻ đẹp của con người lao động :
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô đĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Câu thơ “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” mang hình ảnh con người giữa núi rừng bao
la, tạo ra cảm giác hiu quạnh, thưa thớt, thiếu vắng sự sống. Đây là nét vẽ quen thuộc
trong thơ xưa, cảnh chiều tối có thấp thoáng bong người, cô đơn, lẻ bóng :
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Cái mới ở đây là cũng viết về hình ảnh người phụ nữ nhưng thơ Bác lại viết về người
dân lao động trong công việc hằng ngày xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm gia đình
vất vả mà ấm cúng với cái nhìn trân trọng yêu thương mang niềm vui của tấm lòng
nhân đạo. Hình ảnh ấy mang đến cho bức tranh cuộc sống buổi chiều tối một vẻ đẹp
khỏe khắn lạc quan.Tính hiện đại ở đây nữa chính là nghệ thuật biểu hiện. Tài hoa của
Người là ở chỗ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh chiều tối mà không phải dùng đến một
tính từ chỉ thời gian nào. Cả bài thơ không hề có chữ tối nào cả mà người đọc vẫn
nhận ra chữ tối. Nghệ thuật điệp ngữ liên hoàng (điệp ngữ vòng) “ma bao túc - bao
túc ma hoàn” được tác giả vận dụng một cách tài tình cho người đọc cảm nhận được
thời gian đang vận động đang xoay theo từng vòng quay của cối xay ngô và từ vòng
quay của đời sống lao động ấy gợi lên sự luân chuyển của thời gian từ chiều vào tối.
Chữ “hồng” nằm ở cuối bài thơ nhưng có một vị trí đặc biệt vì trong thơ Đường thì nó
có ý nghĩa là nhãn tự là co mắt thần. Từ đó hình ảnh lò than rực hồng đã trở thành
trung tâm, tâm điểm của bức tranh, làm cho bức tranh cuộc sống không còn u tịch,
tĩnh lặng như những bức họa về cuộc sống trong thơ cổ. Một chữ hồng mà đem đến
ánh sáng sang, hơi ấm, niềm vui để xua tan bóng đêm, không khí lạnh và nỗi buồn hiu
quạnh.Ở hai câu cuối, sự tài ba của nhà thơ một lần nữa được thể hiện qua bút pháp
hiện đại khi dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi
trời còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm buông xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực
lửa. Bên cạnh đó còn là thể hiện qua tình cảm của nhân vật trữ tình trước bức tranh
thiên nhiên và bức tranh cuộc sống. Trước cuộc sống con người nơi xóm núi, nhà thơ
dạt ào cảm xúc. Cảm xúc ấy nói lên được vẻ đẹp tâm hồn Người. Vẫn là vẻ đẹp của
tấm lòng yêu đời nhưng ở hai câu thơ sau thật cảm động: tấm lòng nhân hậu, lạc quan
của Bác. Người đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để hòa mình vào niềm vui của
người lao động nơi thôn dã, trên quê lạ, xứ người.
Bài thơ “Chiều tối” để lại trong lòng độc giả vẻ đẹp về một bức tranh thiên
nhiên vùng sơn cước qua những nét vẽ vừa cổ thi vừa hiện đại. Bài thơ đã làm người
đọc xúc động trước tình cảm nhân ái bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí
Minh dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khcas quê người nhưng Người vẫn vượt lên
trên tất cả mọi sự khổ đau, đọa dày về thể xác để đưa đến cho người đọc những vần
thơ tuyệt đẹp.

You might also like