You are on page 1of 5

GA: Địa lí 6

Tiết 12 .Bài 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT

I) MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các lớp cấu tạo Trái Đất: vỏ, trung gian và lõi (nhân). Đặc
điểm của từng lớp.
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất (từ
hình vẽ)
II) THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Dạy ƯDCNTT
III) PHƯƠNG PHÁP – GDKN SỐNG
- Đàm thoại gợi mở
- Giải quyết vấn đề
- Hoạt động nhóm
- Kĩ năng làm chủ bản thân
- Kĩ năng ra quyết định
IV) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a. Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các
mùa?
3.Vào bài
Từ xa xưa, con người luôn muốn tìm hiểu xem bên trong Trái Đất được cấu tạo
như thế nào? Đặc tính đất đá bên trong Trái Đất ra sao? Ngày nay, với sự phát triển
của khoa học kĩ thuật con người đã khám phá được những bí ẩn bên trong Trái Đất.
Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ vào bài 10 để tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: 1.Cấu tạo bên trong của
- Em hãy cho biết bán kính Trái Đất bao nhiêu Trái Đất
? (6370km)
- GV giảng: Để tìm hiểu các lớp đất đá sâu trong lòng
đất, con người không thể quan sát và nghiên cứu trực
tiếp, với trình độ kĩ thuật hiện tại mới chỉ khoan sâu
vào lòng đất 15km. Trong khi đó bán kính Trái Đất
6370km.
- GV: Vì vậy để tìm hiểu các lớp đất đá sâu hơn phải
dùng phương pháp gián tiếp. Phương pháp nghiên cứu
thông thường là nghiên cứu những sóng lan truyền, do
sự chấn động của các lớp đất đá dưới sâu gọi là sóng
địa chấn. (ngoài ra còn có phương pháp trọng lực, địa
từ)
- GV: Quan sát hình vẽ, hãy cho biết cấu tạo bên trong
Trái Đất gồm có mấy lớp? Kể tên?

GV: Nguyễn Nhật Khánh 1


GA: Địa lí 6
- HS trả lời -> Ghi bảng - Các lớp cấu tạo Trái
Đất: lớp vỏ, lớp trung
gian và lớp lõi Trái Đất.
- Để tìm hiểu cấu tạo các lớp -> yêu cầu HS hoạt động
nhóm : 4 phút (6 nhóm)
Dựa vào hình ảnh trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong
của Trái Đất
Nhóm 1 + nhóm 2: Lớp vỏ
Nhóm 3 + nhóm 4: Lớp trung gian
Nhóm 5 + nhóm 6: Lõi Trái Đất
-HS thảo luận theo nhóm
- HS báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn xác
* Lớp vỏ:
- Là lớp mỏng nhất (5-70km) trạng thái rắn chắc. Càng
xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới
10000C
- Bao gốm 2 phần: Vỏ lục địa và vỏ đại dương. Mỏng ở
đại dương, dày ở miền núi, Tb ở đồng bằng.
* Lớp trung gian
- Độ dày gần 3000 km. Nhiệt đọ khoảng 15000CC đến
47000C. Gồm 2 phần:
+ Lớp trung gian (Manti) dưới: ở thể lỏng
+ Lớp trung gian (Manti) trên: ở dạng quánh dẻo
- Tầng manti trên có những dòng đối lưu vận chuyển
vật chât liên tục gọi là dòng đối lưu Manti
- Lớp vỏ trung gian trên có ý nghĩa rất lớn đối với vỏ
Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng
lượng bên trong sinh ra các hoạt động kiến tạo làm
thay đổi bề mặt Trái Đất như các dạng địa hình khác
nau, các hiện tượng động đất, núi lửa.
* Lõi Trái Đất
- Độ dày trên 3000km. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong. Nhiệt
độ cao nhất khoảng 50000C.
- Nhân Trái Đất bao gồm chủ yếu 2 kim loại nặng Ni và
Fe. Nhiệt độ và áp suất rất cao.
- GV chiếu bảng đáp án
- Đặc điểm các lớp:
(SGK)
- Tiểu kết
- Bài tập trắc nghiệm
Chuyển ý: Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng có
vai trò rất quan trọng. Vậy lớp vỏ Trái Đất có cấu tạo
và vai trò như thế nào? -> Mục 2: Cấu tạo lớp vỏ Trái
Đất

GV: Nguyễn Nhật Khánh 2


GA: Địa lí 6
Hoạt động 2: 2) Cấu tạo của lớp vỏ
Trái Đất
Cặp đôi: 3 phút
-Trình bày cấu tạo và vai trò của Trái Đất?
- HS thảo luận nhóm cặp đôi
- HS trả lời
- GV chuẩn xác -Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn
chắc ở ngoài cùng của
Trái Đất, được cấu tạo do
một số địa mảng nằm kề
nhau.
-GV giải thích thuyết kiến tạo mảng: Vỏ Trái Đất trong
quá trình hình thành đã bị gãy vỡ tách ra thành những
mảnh nhỏ. Mỗi mảnh là một mảng kiến tạo. Các mảng
này có thể chuyển động được.
- Trên Trái Đất có những đại mảng chính nào?
- HS trả lời
- GV chuẩn xác
- GV giải thích sự chuyển động của các mảng kiến tạo:
Các mảng kiến tạo nổi trên các lớp vật chất quánh dẻo
của lớp Manti, các mảng kiến tạo di chuyển một cách
chậm chạp và tiếp xúc với nhau.
- Yêu cầu HS xem hình
+ Có những kiểu tiếp xúc mảng nào?
(tiếp xúc dồn ép, tiếp xúc tách dãn)
-Quá trình tiếp xúc mảng xảy ra hiện tượng gì?
+ Tách xa nhau, vật chất dưới sâu trào lên hình thành
dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.
+ Hai địa mảng xô vào nhau thì chổ tiếp xúc sẽ bị nén
ép, nhô lên thành núi đồng thời sinh ra núi lửa, động
đất.
-Cho HS xem đoạn phim về núi lửa
? Vai trò của lớp vỏ Trái Đất?
-HS trả lời
(Vỏ Trái Đất rất mỏng nhưng là nơi tồn tại các thành
phần tự nhiên như: không khí, nước, sinh vật… và là
nơi con người sinh sống) - Vỏ Trái Đất chiếm 1%
- GV chuẩn xác thể tích và 0,5% khối
lượng của Trái Đất,
nhưng có vai trò rất quan
trọng, vì là nơi tồn tại của
các thành phần tự nhiên
khác và là nơi sinh sống,
hoạt động của xã hội loài
người.

GV: Nguyễn Nhật Khánh 3


GA: Địa lí 6
V) ĐÁNH GIÁ
- Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Sắp xếp cấu tạo Trái Đất theo bề dày từ lớn đến nhỏ.
Cách sắp xếp nào đúng?
A. Lớp vỏ - Lớp Manti - Lớp Nhân.
B. Lớp Nhân - Lớp Manti - Lớp vỏ.
C. Lớp Manti - Lớp Nhân - Lớp vỏ.
D. Cả ba đáp án cùng sai.
Đáp án B.
Câu 2: Trạng thái vật chất của bao Manti trên là:
A. Quánh dẻo.
B. Cháy lỏng.
C. Rắn chắc
D. Các ý trên.
Đáp án A
Câu 3: Độ dày của lớp vỏ Trái Đất:
A. Mỏng ở đại dương.
B. Dày ở miền núi cao.
C. Trung bình ở miền đồng bằng.
D. Các ý trên.
Đáp án D
VI) HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Học bài
- Làm bài 3/33
- Soạn bài mới
+ Xem lại kiến thức lục địa và đại dương
+ Nắm tên các đại dương, lục địa trên Trái Đất
+ Sự phân bố lục địa và đại dương trên thế giới
VII: PHẦN BỔ SUNG TƯ LIỆU – RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

GV: Nguyễn Nhật Khánh 4


GA: Địa lí 6

THẢO LUẬN NHÓM (4 Phút)


Nhóm 1 + Nhóm 2: Quan sát các hình vẽ: điền vào phiếu học tập về độ dày, trạng
thái, nhiệt độ các lớp bên trong của Trái Đất

Lớp Độ dày Trạng thái Nhiệt độ

Lớp vỏ
Trái Đất

THẢO LUẬN NHÓM (4 Phút)


Nhóm 3 + Nhóm 4: Quan sát các hình vẽ: điền vào phiếu học tập về độ dày, trạng
thái, nhiệt độ các lớp bên trong của Trái Đất

Lớp Độ dày Trạng thái Nhiệt độ

Lớp
Trung gian

THẢO LUẬN NHÓM (4 Phút)


Nhóm 5 + Nhóm 6: Quan sát các hình vẽ: điền vào phiếu học tập về độ dày, trạng
thái, nhiệt độ các lớp bên trong của Trái Đất

Lớp Độ dày Trạng thái Nhiệt độ

Lõi
Trái Đất

GV: Nguyễn Nhật Khánh 5

You might also like