You are on page 1of 8

1.

Phân tích nền kinh tế

1.1. Kinh tế trong nước.

Với tình hình COVID-19 năm 2021 diễn ra rất phức tạp, Việt Nam là một
trong những quốc gia đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhưng với sự nỗ lực duy
trì, phục hồi, và thúc đẩy phát triển kinh tế thì kinh tế Việt Nam được đánh
giá là phát triển ổn định dù năm 2021 chỉ tăng ở mức 2,58% và thấp nhất
trong 30 năm qua nhưng GDP vẫn tăng trưởng dương. Thu ngân sách nhà
nước tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Binh quân năm
2021, CPI tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2021,
lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch, Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành lãi suất phù hợp tạo điểu kiện để cho
các tổ chức lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Thị trường chứng
khoán phát triển mạnh mẽ với mức hòa vốn hóa thị trường cổ phiếu năm
2021 tăng 45,5% so với cuối năm 2020. Đến ngảy 24/12/2021, tổng phương
tiện thanh toán tăng 9,93% so với cuối năm 2020, huy động vốn của các tổ
chức tín dụng tăng 8,44% và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt
12,97%. Do nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng làm
chỉ số giá USD tháng 12/2021 tăng 0,84% so với tháng 11/2021. Như vậy, thị
trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá ổn định; mặt bằng lãi suất bình quân giảm; dự
trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố tăng trên 10%.

1.2. Kinh tế thế giới

Năm 2021, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng tăng trưởng không
đồng đều giữa các khu vực, chưa bền vững. Do đại dịch COVID – 19 kéo dài
khiến cho nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ
năm 1930, kéo tăng trưởng xuống mức âm 3,1%. Các khu vực trên thế giới có
sự phục hồi không đồng đều như Mỹ với 5,9%, Trung Quốc với 8,0%, các
quốc gia khu vực Đông Nam Á chỉ được dự báo tăng trưởng ở mức 3,0%.
Lạm phát tăng nhanh do cầu mạnh, cung thì lại tắc nghẽn, giá năng lượng
và nguyên liệu leo thang do nhu cầu để phục hồi kinh tế. Theo Cục Thống
kê Lao động Mỹ công bố đầu tháng 12 đã cho thấy giá cả tại Mỹ tăng 6,8%
trong năm 2021 mức cao nhất kể từ năm 1982. Đồng USD trên thị trường thế
giới tăng trong bối cảnh lạm phát Mỹ tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư có
động thái rút khỏi những loại tiền tệ rủi ro hơn sau khi các ngân hàng trung
ương đưa ra quyết định việc tăng lãi suất.

Năm 2021, tiền kỹ thuật số bùng nổ. Theo công ty cung cấp dữ liệu và phần
mềm tài chính PitchBook Data Inc, trong năm 2021 các quỹ đầu tư đã đổ
khoảng 30 tỷ USD vào tiền kỹ thuật số, con số cao gấp bốn lần so với mức
đỉnh năm 2018 là khoảng 8 tỷ USD. Trong đó khoảng 7,2 tỷ USD trong số 30
tỷ USD được bơm vào không gian tiền điện tử vào năm 2021 đến từ các nhà
đầu tư có trụ sở tại Mỹ.

2. Phân tích ngành ngân hàng theo ma trận SWOT

2.1 Điểm mạnh

Nước ta có hệ thống chính trị, pháp luật ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho
các ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính. Từ đó tạo cho các
ngân hàng có điều kiện huy động vốn và cấp tín dụng cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh làm gia tăng lợi nhuận thu được. Do các ngân hàng am hiểu
các khách hàng trong nước nên NHTM cung cấp những khoản vay khác nhau
tùy từng đối tượng. Và phí dịch vụ của các NHTM Việt Nam là tương đối
thấp so với các ngân hàng trong nước hoặc thậm chí chi phí các dịch vụ trở
nên rẻ, đôi khi còn miễn phí. Chính vị vậy nên họ đã có lượng lớn khách hàng
truyền thống trong nước.

Hệ thống NHTM Việt Nam có hệ thống mạng lưới chi nhánh và các điểm
giao dịch khắp tỉnh, thành phố tăng lên nhiều trong những năm qua, gia tăng
số lượng khách hàng tiềm năng cho ngân hàng mình.Ngày nay các ngân hàng
điện tử càng ngày được phát triển, cải tiến ra đời nhiều dịch vụ đa tiện ích
như: ATM, internet banking, thanh toán bằng thẻ ngân hàng giúp nhiều người
có thể thanh toán, chuyển khoản từ xa chứ không nhất thiết ra các điểm giao
dịch.

2.2 Điểm yếu

Ngành ngân hàng có lực lượng lao động dồi dao nhưng chất lượng chưa cao,
tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc thiếu tự tin trong giao tiếp khiến cho việc
giao tiếp khả năng xử lý tình huống và khiếu nại còn hạn chế. Năng lực tài
chính của các NHTM nước ta nhìn chung vẫn còn kém, tất cả chỉ số đều thấp
hơn so với các nước trong khu vực. Thủ tục hành chính và thu tục vay vốn
vẫn còn phức tạp. Chính sách cho vay dễ dãi và người dân vay nhiều hơn trả
đã dẫn đễn tình trạng nợ xấu kéo dài.

Mặc dù công nghệ ngân hàng nước ta đươc chú trong và phát triển những vẫn
chưa đồng đều, bị đánh giá chưa tốt, do công tác triển khai chậm, và khi khi
triển khai xong vẫn chưa tạo được hiệu quả trong công việc. Các vấn đề về
sử dụng các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng chưa có tính bảo mật cao dẫn
đến nhiều khách hàng bị đánh cắp mật khẩu thẻ tín dụng, gian lận.

2.3. Cơ hội

Hiện nay với sự bùng phát dịch bệnh và với công nghệ kĩ thuật số rất phát
triển nên hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp, hay các ứng dụng mua bán
hàng hóa online, hầu như đều chuyển sang sử dungh giao dịch “offline” sang
online. Từ đó, NHTM có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp bán hàng và
cung cấp dịch vụ và NHTM tận dụng để đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng
số theo xu thế này. Ngành ngân hàng có cơ hội mở rộng phạm vi làm việc và
cung cấp dịch vụ.

Việc chuyển số đối với hoạt động ngành ngân hàng như điện toán đám mây,
khai thác dữ liệu lớn (big data), thu thập thông tin, . . . sẽ mang lại cho các
NHTM đẩy nhanh tiến trình chuẩn hóa các mô hình nghiệp vụ trong tương lai
như thanh toán không dùng tiền mặt, tự động hóa các quy trình phức tạp thay
vì làm thủ công. Việc phát triển hệ thống, vạn vật kết nối trên toàn thế giới
mở ra nhiều cơ hội để ngành ngân hàng tiếp cận phần mềm hợp lý với chi phí
phù hợp.

2.4 Thách thức

Xu hướng Fintech hiện nay đang rất phát triển, các công ty Fintech đã thiết kế
ra những ứng dụng chuyên sâu về các dịch vụ tài chính và nhờ các ứng dụng
đó chí phí người sử dụng được giảm mạnh. Từ đó tạo ra thách thức cho các
ngân hàng nếu không chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới thì sẽ mất thị
phần, khách hàng. Và việc tìm kiếm ứng dụng công nghệ kĩ thuật mới thì
cũng cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn, phải có nhiều nhân lực chất lượng tốt.

Chuyển đổi số hiện nay đang đặt ra cho ngành ngân hàng nhiều thách thức và
đòi hỏi sự đồng bộ và phù hợp với các quy định và hành lang pháp lý hiện
hành để theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ và các ứng dụng
chuyển đổi. Cũng vì công nghệ kỹ thuật số phát triển dẫn đến NHTM sẽ gặp
rủi ro về an ninh mạng, thông tin dữ liệu thiếu an toàn.

3. Phân tích công ty

3.1 Giới thiệu công ty

3.1.1. Ngân hàng MB

Ngân hàng MB tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
(Military Commercial Joint Stock Bank), viết tắt là MB là ngân hàng trực
thuộc Bộ Quốc Phòng, được thành lập ngày 04/11/1994 cùng vốn điều lệ 20
tỷ đồng. MB Bank là thành viên ngân hàng Nhà nước, vì vậy mọi hoạt động
của MB đếu được Ngân hàng nhà nước giám sát chặt chẽ. MB trở thành một
tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam và nước ngoài
(Lào, Campuchia) với các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán,
bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân
thọ).

Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Quân đội đa dạng, đó là
- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng MB: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
không kỳ hạn.
- Sản phẩm ngân hàng số MBBank:
 Chuyển tiền quốc tế trên App MBBank
 Gói sản phẩm gia đình tôi yêu
 App MBBank
 Thanh toán thuế trước bạ trên App MBBank
 Vay siêu nhanh từ thẻ tín dụng
 SMS Banking
 eMB
 MB BankPlus,…
- Sản phẩm cho vay:
 Cho vay tiêu dùng
 Cho vay mua nhà – mua xe
 Cho vay sản xuất kinh doanh
 Cho vay khác
- Các sản phẩm thẻ ngân hàng MB: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

Ngoài các sản phẩm, dịch vụ trên còn rất nhiều sản phẩm khác như dịch vụ
bảo hiểm, chuyển tiền, ký quỹ,…

Sau hơn 25 xây dựng và phát triển, MB là một định chế vững vế tài chính,
mạnh về quản lý, minh bạch về thông tin, thuận tiện và tiên phong trong cung
cấp dịch vụ để thực hiện được sứ mệnh của mình, là một tổ chức, một đối tác
vững vàng, tin cậy.

Năm 2020, đã xảy ra sự cố bảo mật cho ngân hàng MB. Sự cố được xảy ra
vào ngày 8/1/2020, một số khách hàngcá nhân sử dụng thẻ rút hoặc thanh
toán, chỉ tiêu vượt quá số dư, hạn mức thẻ của MB Bank cấp cho khách hàng.
Và ngay trong ngày đó, MB đã phong tỏa tất cả các tài khoản đó và có biện
pháp thu hồi nợ nhưng vẫn gây nên những ảnh hưởng lớn từ sự cố bảo mật
đó. Về mặt kinh tế thì vụ việc đã gây thất thoát cho ngân hàng hàng trăm tỷ
đồng do trong quá trình đòi nợ chắc chắn sẽ mất thời gian vì khách hàng sẽ
không tự giác trong việc trả nợ do là lỗi của ngân hàng. Cũng chính vì vậy,
nên uy tín của MB sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

3.1.2. Lý do chọn công ty

Vào những năm gần đây, MB được Brand Finance gọi là một trong những
“kẻ leo bẳng xếp hạng tham vọng” (Ambitious climbers) – một trong những
thương hiệu tăng giá trị nhanh nhất trong bảng xếp hạng Brand Finance
Banking 500 năm 2002. Với tốc độ tăng trưởng 113%, lến 642 triệu USD.

Về chiến lược cân bằng, thì MB cân bằng thiên về cá nhân hơn so với các
ngân hàng khác quá thiên về doanh nghiệp. Chiến lược này đang mang lại kết
quả là thu nhập lãi thuần năm 2021 của MB có quy mô gấp 311 lần năm
2003, lợi nhuận trước thuế cũng gấp 228 lần so với trước đó. MB có điểm
khác biệt hơn so với ngân hàng khác là tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn, và cổ đông
lớn nhất của MB là tập đoàn Viettel với 14,1%.

MB Bank là á quân trong việc nâng cao tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi
khách hàng (CASA) – loại tiền gửi có mức lãi suất thấp nhất. Ước tính tỷ lên
CASA cuối năm 2021 ở mức 49% gần đuổi kịp Techcombank (50.5%) và cao
nhất từ trước đến nay.
Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu từ website

- (2022) Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng Việt Nam năm 2022,
tapchicongsan.org.vn,https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kin
h-te/-/2018/825002/kinh-te-viet-nam-nam-2021-va-trien-vong-nam-
2022.aspx

- (2022) Nhìn lại nền kinh tế năm 2021 hướng tới năm 2022,
dangcongsan.vn, https://dangcongsan.vn/mung-dat-nuoc-doi-moi-
mung-dang-quang-vinh-mung-xuan-nham-dan-2022/dang-dan-toc-va-
mua-xuan/nhin-lai-nen-kinh-te-nam-2021-huong-toi-nam-2022-
602831.html

- (2022) 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2021, dangcongsan.vn,
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/10-su-kien-kinh-te-the-gioi-
noi-bat-nam-2021-600915.html

- ThS. Đặng Thị Hồng Nhung (2022), Cơ hội và thách thức của hoạt
động chuyển đổi số đến ngành ngân hàng, tapchicongthuong.vn,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-hoi-va-thach-thuc-cua-hoat-
dong-chuyen-doi-so-den-nganh-ngan-hang-87678.htm
- ThS. Phan Thị Hoàng Yến (2022), Cơ hội và thách thức trong chuyển
đổi số đối với ngân hàng Việt Nam, thitruongtaichinhtiente.vn,
https://thitruongtaichinhtiente.vn/co-hoi-va-thach-thuc-trong-chuyen-
doi-so-doi-voi-ngan-hang-viet-nam-39223.html
- Mbbank.com.vn, https://www.mbbank.com.vn/
- (2022), MB là ngân hàng gì? Sản phẩm dịch vụ của MBBank,
kynangquanlytaichinh.com.vn,https://kynangquanlytaichinh.com.vn/n
gan-hang-mb/
- Nha Trang (2020), “Lỗ hổng” tại Ngân hàng Quân đội: Ngân hàng
mất tiền, mất uy tín, mất lòng tin?, kinhtedothi.vn,
https://kinhtedothi.vn/lo-hong-tai-ngan-hang-quan-doi-ngan-hang-mat-
tien-mat-uy-tin-mat-long-tin.html
- 2022, Được ví von là 'kẻ leo bảng xếp hạng tham vọng', Ngân hàng
Quân đội MB đang làm ăn ra sao?, cafef.vn, https://cafef.vn/duoc-vi-
von-la-ke-leo-bang-xep-hang-tham-vong-ngan-hang-quan-doi-mb-
dang-lam-an-ra-sao-20220214075409883.chn

You might also like