You are on page 1of 10

Họ và tên: Trần Đình Cương

Lớp: Trung cấp Chính trị - Hành chính (H468)

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN


MÔN : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ,
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu 1: Nêu đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Kinh tế. Lấy
ví dụ 1 quan hệ XH là đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật đó?
1/ LUẬT HÀNH CHÍNH:
- Là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính: Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước (hoạt động chấp hành – điều hành).
VD: Anh Nguyễn Văn A và chị Phong Chi Lang đến Ủy ban nhân dân Thị trấn đăng ký kết hôn.
Quan hệ giữa anh A, chị Lang và Ủy ban nhân dân Thị trấn là do luật Hành chính điều chỉnh, vì
đăng ký kết hôn là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Hành chính gồm 3 nhóm:
* Nhóm 1:
- Là những quan hệ mang tính chấp hành – điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, có 02 loại:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ, Ủy ban nhân dân; bởi vì quản lý
hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng: Bộ, Sở, Phòng, Cục, Tổng cục, Chi cục; bởi vì
quản lý hành chính nhà nước trên một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Nhóm 2:
- Là những quan hệ phát sinh khi các cơ quan nhà nước ổn định công tác nội bộ của mình.
VD:
 Chánh án phân công Thẩm phán xét xử thì mối quan hệ giữa Chánh án và Thẩm phán do luật Hành
chính điều chỉnh, vì việc phân công xét xử nhằm ổn định nội bộ của Tòa án nhân dân.
 Chủ tịch UBND huyện phân công cho Phó chủ tịch thực hiện công việc cấp giấy CNQSDĐ cho các
cá nhân theo luật định. Đây là việc phân công nội bộ, củng cố chế độ làm việc và thực hiện chức
năng, nhiệm vụ nhà nước giao.
* Nhóm 3:
- Là những quan hệ phát sinh khi nhà nước ủy quyền cho một số cá nhân và một số tổ chức xã hội
thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong trường hợp cụ thể.
VD:
 Chủ tọa Hội đồng xét xử khi đang xét xử một vụ án nếu có người gây rối thì Chủ tọa có quyền ra
Quyết định xử phạt (Luật Hành chính điều chỉnh), nhưng nếu không phải đang trong thời gian xét
xử thì Chủ tọa không có quyền xử phạt.
 Chuyến bay đang cất cánh, nếu có hành khách làm mất an toàn cho chuyến bay, ảnh hưởng đến
hoạt động bay thì đơn vị hàng không có quyền tạm giữ hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với người hành khách gây rối.
2/ LUẬT DÂN SỰ:
- Là ngành luật điều chỉnh một số quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong sinh hoạt hàng ngày
trên cơ sở độc lập, bình đẳng và quyền tự định đoạt của những người tham gia.
- Đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự:
* Quan hệ tài sản:
-1-
- Luật Dân sự điều chỉnh quan hệ giữa người và người về một tài sản.
- Luật Dân sự chỉ điều chỉnh một số quan hệ tài sản trong cuộc sống của người dân mang tính hàng
hóa, tiền tệ; đền bù ngang giá và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng.
- Các loại quan hệ tài sản do luật Dân sự điều chỉnh:
+ Quan hệ sở hữu tài sản;
+ Quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng dân sự;
+ Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
+ Quan hệ thừa kế tài sản.
VD:
 Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh đến cửa hàng Honda Phát Tiến để mua một chiếc xe Vision về sử dụng.
 Ông Trần Hoàng Lâm phải bồi thường 2 triệu đồng cho Nguyễn Thị Ngọc Thanh vì đã để con chó
của mình gây thương tích cho bà Thanh.
* Quan hệ nhân thân:
- Là quan hệ giữa người và người về một giá trị tinh thần.
VD:
 Các bài nhạc do Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác thì quyền tác giả, quyền sở hữu của Trịnh Công
Sơn.           
“Điều 32. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể :
1. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa
đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng
hiện có để cứu chữa.
3-...” (Trích Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2005)
Quan hệ nhân thân được chia làm 2 loại :
+ Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản nghĩa là các quan hệ nhân thân làm tiền đề phát sinh quan
hệ tài sản nó chỉ phát sinh trên cơ sở xác định được các quan hệ nhân thân như: quyền tác giả đối với các
tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,...
+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ giữa người với người về những
lợi ích tinh thần tồn tại một cách độc lập không liên quan gìđến tài sản như quan hệ về tên gọi, quan hệ về
danh dự của công dân hoặc tổ chức. Quan hệ nhân thân không liên quanđến tài sản trong Luật dân sự là thể
chế hoá Hiến pháp 1992 bao gồm đối với họ tên, bí mật đời tư, quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín,...
3. LUẬT KINH TẾ:
- Là một ngành luật, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực
tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.Đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế :
Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tácđộng vào, bao gồm
các nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Ví dụ : Ông Quách Văn Minh Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Quách Minh kí kết hợp đồng bán bột

-2-
mì cho công ty cổ phần Á Châu là quan hệ được điều chỉnh bởi Luật Kinh tế.
a/ Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh
doanh với nhau.
Ví dụ : Góp vốn để thành lập công ty.
b/ Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ : quan hệ giữa cơ quan tài chính với các bộkinh tế, bộ kế hoạch đầu tư với các bộ kinh tế....
c/ Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, nội bộ đơn vị kinh tế, tổ chức bộ máy cũng
như hoạt động kinh tế trong nội bộ đơn vị đó.
d/ Nhóm quan hệ phát sinh trong việc giải quyết tranh chấp hoạt động kinh doanh thương mại và phá
sản.
3.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế :
Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận và phương pháp
mệnh lệnh, hành chính.
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận sửdụng cho các nhóm a; c và d
Phương pháp mệnh lệnh, hành chính sửdụng cho các nhóm b; c và d.
Câu 2: Tự lấy 1 ví dụ về vi phạm hành chính và phân tích các yếu tố cấu thành của vi
phạm hành chính đó?
a. Tình huống:
Tháng 10/2012, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ra vụ việc sai
phạm của Công ty TNHH Hào Dương đóng tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Theo đó thì hằng ngày Công ty TNHH Hào Dương đã xả nước thải bẩn chưa qua xử lý trực tiếp
xuống sông … từ đầu năm 2012.
Hành động này đã gây ô nhiễm nặng cho dòng sông …, làm chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân sống ven sông.
b. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
* Chủ thể của vi phạm hành chính:
Công ty TNHH Hào Dương là một công ty thuộc da với 100% vốn đầu tư Đài Loan, có giấy phép
hoạt động từ năm 2005. Như vậy, Công ty TNHH Hào Dương có tư cách pháp nhân và có đầy đủ trách
nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.
* Khách thể của vi phạm hành chính:
Việc làm của Công ty TNHH Hào Dương đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về sức khỏe của
người dân sống ven sông.
* Mặt khách quan của vi phạm hành chính:
- Hành vi trái pháp luật (yếu tố 1): Là hành vi xả nước thải bẩn chưa qua xử lý xuống sông ….
- Hậu quả xảy ra (yếu tố 2): Dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản
chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người
dân sống ven sông.
- Mối quan hệ nhân - quả giữa yếu tố 1 & 2: Những thiệt hại đó (yếu tố 2) là do hành vi trái pháp luật
của Công ty TNHH Hào Dương gây ra (yếu tố 1).
* Mặt chủ quan của vi phạm hành chính:
- Lỗi: Là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, khi Công ty TNHH Hào Dương thực hiện hành vi này đã nhận thấy
-3-
trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
- Động cơ: Nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải.
- Mục đích: Theo quy định thì Công ty TNHH Hào Dương phải đầu tư khoảng 10 triệu đồng để xử lý
1m dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty
3

TNHH Hào Dương chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.

Câu 3: Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức?

Thời kỳ trước đây nước ta không phân biệt công chức, viên chức mà tất tần tật nhập chung vào một
nhóm là “cán bộ công chức viên chức”. Khái niệm công chức, viên chức bắt đầu được đề cập, quan
tâm đến từ năm 1991. Tuy nhiên đến năm 1998 chúng ta mới có Pháp lệnh Cán bộ, Công chức và
đến năm 2008 Luật Cán bộ, Công chức được thông qua và có hiệu lực từ 1.1.2010; hiện nay dự thảo
Luật Viên chức đang lấy ý kiến đóng góp để thông qua.

Hiện công chức, viên chức được phân biệt như sau:

Công chức (chi tiết theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP):

Được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ thường
xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện;
Trong các cơ quan, đơn vị QĐND (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
như chuyên viên vi tính, kế toán...); Trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp); Trong các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Trong các bộ và cơ quan ngang bộ; TAND các cấp (Phó chánh án
TAND tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán); Viện KSND; tổ chức CT-
XH (Mặt trận Tổ quốc VN, Tổng liên đoàn Lao động VN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên...);
Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập... 

Viên chức (theo dự Luật Viên chức):

Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ
quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc
nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế,

khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông,
tài nguyên môi trường, dịch vụ... như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học...

Công chức  Viên chức


- Thực hiện chức năng
- Vận hành quyền lực nhà nước,
xã hội, trực tiếp thực
làm nhiệm vụ quản lý.
hiện nghiệp vụ.
 - Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, - Hình thức tuyển dụng:
bổ nhiệm, có quyết định của cơ xét tuyển, ký hợp đồng
-4-
quan nhà nước có thẩm quyền
làm việc.
thuộc biên chế.
- Lương: một phần từ
- Lương: hưởng lương từ ngân
ngân sách, còn lại là
sách nhà nước, theo ngạch bậc.
nguồn thu sự nghiệp.
- Nơi làm việc: đơn vị sự
- Nơi làm việc: cơ quan nhà nước,
nghiệp và đơn vị sự
tổ chức CT-XH (Thành Đoàn,
nghiệp của các tổ chức
Thành ủy).
xã hội.

Theo TNO

_______ ______________________________________

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức


Nhiều thành viên Dân Luật gửi thắc mắc “về việc phân biệt cán bộ, công chức, viên chức”, và
sau đây là lời đáp cho thắc mắc đó:
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 
(Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1)
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với
công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.  
(Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1)
3. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự
nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.
(Luật viên chức năm 2010, điều 2)
PHÂN BIỆT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công chức,
thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo các cách tiếp cận khác nhau,
người ta đã đưa ra các giải thích khác nhau về các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” và “viên chức”.
Thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng khá lâu tại các nước XHCN và bao hàm trong phạm vi rộng
những người làm việc thuộc khu vực nhà nước, các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị-xã
hội. Tuy nhiên, để xác định cụ thể những tiêu chí nào là cán bộ thì từ trước tới nay chưa có văn bản
-5-
nào quy định chính thức.
Vì không xác định và phân biệt được rõ thuật ngữ “cán bộ”; “công chức”; “viên chức’ nên
đã dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình xác định những điểm khác nhau (bên cạnh
những điểm chung) liên quan đến quyền và nghĩa vụ, đến cơ chế và các quy định quản lý, tuyển
dụng, bộ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, kỷ luật, chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ phù hợp với
tính chất, đặc điểm hoạt động của cán bộ, cũng như của công chức, viên chức. Lần đầu tiên Luật
Cán bộ, công chức năm 2008 đã làm rõ được tiêu chí xác định ai là cán bộ, ai là công chức…Từ đó,
đã tạo cơ sở và căn cứ để đưa ra những nội dung đổi mới và cải cách thể hiện trong Luật Cán bộ,
công chức, nhằm giải quyết vấn đề mà thực tiễn quản lý đặt ra. Qua đó xác định rõ phạm vi, đối
tượng điều chỉnh làm cơ sở cho việc hình thành Luật Viên chức năm 2010.
I. PHÂN BIỆT CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung
là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trường hợp công chức
làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường
xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã). Bên
cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình
thành.
Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ là công dân Việt Nam, được
bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với
cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các
tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo
nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành
viên trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc quản lý cán bộ
phải thực hiện theo các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng điều chỉnh hoặc theo Điều lệ.
Do đó, căn cứ vào các tiêu chí do Luật Cán bộ, công chức quy định, những ai là cán bộ trong cơ
quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ Điều
lệ của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể. Những ai là cán bộ trong cơ quan nhà
nước sẽ được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ
chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được
tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ
-6-
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật. Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được
tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức. Công chức là những người được tuyển
dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được
cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Việc quy định công chức trong phạm vi như vậy xuất
phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị. Đây là điểm đặc thù của Việt Nam so với một số nước trên thế giới nhưng
lại hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể và thể chế chính trị ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc quy
định công chức có trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập vừa phù hợp
với Hiến pháp của Việt Nam, thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ chức cung cấp
các dịch vụ công thiết yếu và cơ bản cho người dân, bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các vùng,
lãnh thổ có mức sống chênh lệch, thực hiện mục tiêu dân chủ và công bằng xã hội. Hiện nay, khi
vai trò của Nhà nước đang được nhấn mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường, nhằm khắc phục ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế tác động đến sự ổn định đời sống xã hội thì việc quy định công chức có
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập lại càng có ý nghĩa và thể hiện tầm
nhìn sâu rộng của Luật cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, phạm vi công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công
lập rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp; vào cấp
hành chính có thẩm quyền thành lập và quản lý. Công chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước,
tổ chức chính trị- xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang sẽ
được quy định cụ thể tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ, quy định
những người là công chức. 
II. PHÂN BIỆT CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC
Công chức (chi tiết theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP):
Được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ
thường xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp
huyện; trong các cơ quan, đơn vị QĐND (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp như chuyên viên vi tính, kế toán...); trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp); trong các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn
phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; trong các bộ và cơ quan ngang bộ; TAND các cấp (Phó
chánh án TAND tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán); Viện KSND; tổ
chức CT-XH (Mặt trận Tổ quốc VN, Tổng liên đoàn Lao động VN, Hội Nông dân, Đoàn thanh
niên...); trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập...
Viên chức (theo Luật Viên chức):
Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp,
chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công
-7-
việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục
thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường,
dịch vụ... như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học...
Công chức
- Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý.
- Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thuộc biên chế.
- Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc.
- Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH (Liên đoàn Lao đông tỉnh, Văn phòng Tỉnh
ủy…).
Viên chức
- Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.
- Hình thức tuyển dụng: xét tuyển, ký hợp đồng làm việc.
- Lương: một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp.
- Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã
hội./.                                                                     
Câu 4: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu. Bà B có tài sản riêng
180 triệu. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi,
không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005, bà B chết vì tai nạn giao thông. Bà B
đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu, cho quỹ từ thiện 200 triệu. Hãy chia thừa kế khi bà
B chết?
Tổng tài sản 600 triệu đồng sẽ được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông A và
bà B.
Tài sản bà B sẽ được hưởng trong khối tài sản chung nêu trên là 600 : 2 = 300 triệu đồng và tài sản
riêng của bà B là 180 triệu đồng.
Từ những căn cứ nêu trên, bà B sẽ có tổng tài sản được toàn quyền định đoạt là: 300 + 180 = 480
triệu đồng.
Vậy phần di sản thừa kế sẽ là: 480 triệu đồng.
Những người thừa kế theo pháp luật là ông A và các con C, D, E.
Như vậy, gồm có 4 suất thừa kế, mỗi suất thừa kế theo pháp luật là: 480 : 4 = 120 triệu đồng.

- Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc gồm
cha, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động.
- Theo đó, mỗi người sẽ được hưởng 2/3 suất thừa kế.
- Những người được hưởng suất thừa kế gồm: ông A, 2 người con dưới 18 tuổi là C và D
- E trên 18 tuổi, có khả năng lao động nên sẽ không được hưởng suất thừa kế.
- Do ông A, các con C và D thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc nên mỗi
người phải được hưởng ít nhất là: 480/4 x 2/3 = 80tr
- Tổng cộng ông A, 2 đứa con C,D được hưởng là 80tr x 3 = 240tr
- Do đó số tiền còn lại là : 480tr – 240tr = 240 tr
-8-
- Phần còn lại này sẽ được chia cho M và quỹ từ thiện theo tỷ lệ. Trước khi chết, bà B đã lập di chúc
hợp pháp cho M (em họ) 100tr, cho quỹ từ thiện 200tr. Như vậy tỉ lệ chia theo di chúc của ông M và quỹ từ
thiện sẽ là 1 : 2. Nghĩa là, nếu ông M được hưởng 1 phần trong phần di chúc thì quỹ từ thiện sẽ được 2
phần bằng nhau.
- Vậy, số tiền của ông M được hưởng 1 phần là 80tr (01 phần)
- Số tiền của quỹ từ thiện là: 160tr (02 phần)
- Số tiền của bà B trong trường hợp này được chia như sau :
Ông A = C = D = 80 triệu đồng.
Ông M = 80 triệu đồng, Quỹ từ thiện = 160 triệu đồng.
Người con E không được hưởng suất thừa kế
Câu 5: Phân biệt Cty TNHH MTV với doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH nhiều thành viên
với Cty cổ phần?

CÔNG TY TNHH 1
DN TƯ NHÂN CÔNG TY TNHH CÔNG TY CỔ PHẦN
THÀNH VIÊN
- Do 1 thành viên là tổ
- Có không quá 50 thành - Phải có 3 thành viên
chức hoặc một cá nhân - Do 1 cá nhân làm chủ.
viên góp vốn thành lập. tham gia CTCP.
làm chủ sở hữu.
- Vốn điều lệ được chia
-Về quan hệ sở hữu vốn thành nhiều phần bằng
trong DN: Nguồn vốn của nhau gọi là cổ phần. Giá
DNTN xuất phát chủ yếu trị mỗi cổ phần gọi là
từ tài sản của 1 cá nhân. mệnh giá cổ phần và được
phản ánh trong cổ phiếu.
- Quan hệ của sở hữu
- Cổ đông là người mua cổ
quyết định quan hệ quản
phần hay cổ phiếu của
lý: Chủ DNTN là người
CTCP. Cổ đông có thể là
đại diện theo pháp luật của
tổ chức hoặc cá nhân.
DNTN.
- Về phân phối lợi nhuận:
Toàn bộ lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh
doanh sẽ thuộc về một
mình chủ DN.
- Cty TNHH chỉ chịu
- CTCP chịu trách nhiệm
trách nhiệm về các khoản
về các khoản nợ của Cty
- Chủ sở hữu Cty chịu - Chủ DNTN phải chịu nợ và các nghĩa vụ tài sản
bằng tài sản của Cty. Cổ
trách nhiệm về các khoản trách nhiệm vô hạn trước khác của Cty bằng tài sản
đông chịu trách nhiệm về
nợ và nghĩa vụ tài sản mọi khoản nợ phát sinh của mình. Thành viên Cty
các khoản nợ và nghĩa vụ
khác của Cty trong phạm trong quá trình hoạt động chỉ chịu trách nhiệm
tài sản khác của Cty trong
vi vốn điều lệ của Cty. của DNTN. trong phạm vi số vốn đã
phạm vi số vốn đã góp
cam kết đóng góp vào
vào Cty.
Cty.
- DNTN không có tư
- CTy TNHH 1 thành viên cách pháp nhân (Do tài - CTy TNHH là 1 pháp - CTCP có tư cách pháp
có tư cách pháp nhân. sản không độc lập với cá nhân. nhân.
nhân).
- Chủ DNTN đang tồn tại
một DNTN đang hoạt
-9-
động thì DNTN đó không
được thành lập thêm
DNTN nữa.
- Trong quá trình hoạt
động DNTN không được
- CTy TNHH 1 thành viên - Cty TNHH không được - CTCP có quyền phát
phát hành bất cứ loại
không được quyền phát quyền phát hành cổ hành chứng khoán các
chứng khoán nào (cổ
hành cổ phiếu. phiếu. loại để huy động vốn.
phần, trái phiếu, các loại
chứng khoán khác).

- 10 -

You might also like