You are on page 1of 96

SỞ Y TẾ NGHỆ AN

BỆNH VIỆN SẢN NHI

BÙI VIẾT TUẤN


NGUYỄN ANH DŨNG
LÊ THỊ MAI THU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN


TRONG VIÊM MŨI XOANG CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH
VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Nghệ An – Năm 2023


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN SẢN NHI

BÙI VIẾT TUẤN


NGUYỄN ANH DŨNG
LÊ THỊ MAI THU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN


TRONG VIÊM MŨI XOANG CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH
VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Chuyên ngành: YHXH, CLS & 3CK

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Nghệ An – Năm 2023


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU....................................................................3
1.1.1. Trên thế giới............................................................................................3
1.1.2. Ở Việt Nam.............................................................................................3
1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG.......................................................................4
1.2.1. Hốc mũi...................................................................................................4
1.2.2. Giải phẫu các xoang................................................................................7
1.2.3. Hệ mạch máu và thần kinh mũi xoang..................................................12
1.2.4. Liên quan của mũi xoang với các cơ quan lân cận................................14
1.3. SINH LÝ MŨI XOANG..........................................................................15
1.3.1. Sự thông khí..........................................................................................15
1.3.2. Sự dẫn lưu bình thường của xoang........................................................15
1.3.3. Những chức năng chính của hệ thống mũi xoang.................................18
1.3.4. Những điểm đặc biệt về sinh lý mũi xoang trẻ em................................19
1.4. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG..........................................................20
1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang..................................................20
1.4.2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang........................................................21
1.4.3. Phân loại viêm mũi xoang.....................................................................22
1.4.4. Triệu chứng chính trong VMX cấp ở trẻ em.........................................22
1.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang cấp trẻ em...............................23
1.4.6. Điều trị...................................................................................................24
1.5. VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ.......................................................26
1.5.1. Một số vi khuẩn thường gặp trong viêm mũi xoang trẻ em..................26
1.5.2. Kháng sinh đồ........................................................................................29
1.5.3. Mức độ nhạy cảm và tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn
thường gặp trong trong viêm mũi xoang cấp ở trẻ em....................................31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.............................................................35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................35
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................35
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................35
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.............................................................36
2.2.5. Các thông số nghiên cứu.......................................................................39
2.2.6. Phương tiện nghiên cứu.........................................................................41
2.2.7. Xử lý số liệu..........................................................................................42
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU......................................................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................43
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG...............................................................................43
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG........................................................................44
3.3. ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI...............................................................................49
3.4. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ..................................51
3.5. ĐẶC ĐIỂM DỊCH MỦ TRÊN NỘI SOI Ở CÁC LOẠI VI KHUẨN.....56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................57
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG, LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI CỦA VIÊM MŨI
XOANG CẤP Ở TRẺ EM..............................................................................57
4.1.1. Giới........................................................................................................57
4.1.2. Tuổi.......................................................................................................57
4.1.3. Thời gian mắc bệnh...............................................................................57
4.1.4. Tiền sử bản thân....................................................................................58
4.1.5. Lý do khám bệnh...................................................................................58
4.1.6. Triệu chứng cơ năng chính....................................................................59
4.1.7. Ho..........................................................................................................60
4.1.8. Đau nhức sọ mặt....................................................................................60
4.1.9. Triệu chứng cơ năng khác.....................................................................61
4.1.10. Bệnh lý cơ quan lân cận......................................................................61
4.1.11. Tình trạng chung của hốc mũi.............................................................62
4.1.12. Các cấu trúc khác trong hốc mũi.........................................................63
4.1.13. Tình trạng dịch mủ ngách mũi............................................................64
4.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ..................................65
4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn.....................................................................65
4.2.2. Kết quả vi khuẩn nuôi cấy.....................................................................65
4.2.3. Kết quả kháng sinh đồ của một số vi khuẩn..........................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................71
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU..............................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AAP : American Academy of Pediatrics ( Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa
Kỳ)
BN : Bệnh nhân
CLSI : Clinical and Laboratory Standards Institute (Viện Tiêu chuẩn Lâm
sàng và Xét nghiệm)
CT Scan : Phim cắt lớp vi tính
H.I : Heamophilus influenza

KSĐ : Kháng sinh đồ


M.C : Moraxella catarrhalis

MIC : Minimum inhibitory concentration (nồng độ ức chế tối thiểu)

PHLN : Phức hợp lỗ ngách


: Staphylococcus aureus
S.A : Streptococcus pneumoniae
S.P : Streptococcus pyogenes

S.Py : Vegetations adenoids


VA : Vi khuẩn
VK : Viêm mũi xoang
VMX

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Sự phát triển của các xoang cạnh mũi trẻ em.................................12
Bảng 1.2: Tỉ lệ S. pneumoniae kháng penicillin trong một số nghiên cứu......31
Bảng 3.1. Thời gian mắc bệnh (n=42).............................................................44
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh (n=42)........................................................................44
Bảng 3.3. Lý do đến khám (n=42)...................................................................45
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng chính (n=42)..................................................45
Bảng 3.5. Đặc điểm của triệu chứng chảy mũi (n=40)....................................46
Bảng 3.6. Đặc điểm của triệu chứng ngạt mũi (n=30)....................................47
Bảng 3.7. Đặc điểm của triệu chứng ho (n=32)..............................................47
Bảng 3.8. Triệu chứng đau nhức sọ mặt (n=42)..............................................47
Bảng 3.9. Bệnh lý cơ quan lân cận (N=42).....................................................48
Bảng 3.10. Tình trạng chung của hốc mũi (n=42)...........................................49
Bảng 3.11. Tình trạng các cuốn mũi, mỏm móc, bóng sàng (n=42)...............49
Bảng 3.12. Dịch mủ ngách mũi.......................................................................50
Bảng 3.14. Kết quả nuôi cấy (n=42)...............................................................51
Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của Heamophilus Influenzae (n=4)..........52
Bảng 3.16. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus Pneumoniae (n=15)....53
Bảng 3.17. Kết quả kháng sinh đồ của Staphylococcus Pyogenes (n=1)........54
Bảng 3.18. Kết quả kháng sinh đồ của Moraxella Catarrhalis (n=3)..............55
Bảng 3.19. Đặc điểm dịch mủ của từng loại vi khuẩn....................................56

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu......................................................36
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về nhóm tuổi của bệnh nhân (n=42)...........................43
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về giới của bệnh nhân (n=42).....................................43
Biểu đồ 3.3: Các triệu chứng cơ năng khác (n=42).........................................48
Biểu đồ 3.4: Kết quả vi khuẩn nuôi cấy (n=23)..............................................51

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Sơ đồ giải phẫu thành ngoài hốc mũi................................................6
Hình 1.2: Phức hợp lỗ ngách.............................................................................7
Hình 1.3: Các xoang cạnh mũi..........................................................................8
Hình 1.4: Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm.............................................9
Hình 1.5: Sơ đồ lỗ thông xoang trán...............................................................11
Hình 1.6: Cấu trúc vi thể niêm mạc mũi xoang...............................................15
Hình 1.7: Dẫn lưu niêm dịch trong xoang hàm...............................................16
Hình 1.8: Đường vận chuyển niêm dịch trong xoang trán..............................17
Hình 1.9: Con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang.................18
Hình 1.10: Vòng tròn dẫn đến viêm mũi xoang..............................................21
Hình 2.1: Bộ nội soi tai mũi họng...................................................................41
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là một bệnh thường gặp trong chuyên khoa Tai-Mũi-
Họng. Viêm mũi xoang cấp là tình trạng viêm mũi và các xoang cạnh mũi,
theo hội mũi xoang Châu Âu, bệnh lý này đặc trưng bởi hai hoặc nhiều triệu
chứng trong đó có một triệu chứng là chảy mũi hoặc ngạt mũi, khởi phát đột
ngột và khỏi hoàn toàn trong vòng 12 tuần [1]. Đây là một bệnh khá phổ biến,
chiếm tỉ lệ 6-15% dân số [1].
Ở trẻ em, viêm mũi xoang cấp là một bệnh thường gặp và có tỉ lệ mắc
ngày càng cao. Ở Mỹ, tỷ lệ viêm mũi xoang trẻ em là 14% và tỷ lệ này tăng dần
theo từng năm [2]. Ở nước ta, điều kiện khí hậu nóng ẩm, tình trạng ô nhiễm
và điều kiện sinh hoạt thấp, đặc biệt trẻ em là lứa tuổi đi nhà trẻ và học đường
nên đó là những yếu tố thuận lợi cho sự phổ biến của bệnh.
Viêm mũi xoang ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì mũi xoang
là của ngõ của đường hô hấp và có liên quan với các cơ quan lân cận nên viêm
mũi xoang có thể gây ra biến chứng kế cận như: Viêm tai giữa (đặc biệt là viêm
tai giữa màng nhĩ đóng kín) hoặc các biến chứng xa như: Viêm thanh quản, viêm
phế quản, viêm phổi, viêm dây thần kinh thị giác dẫn tới giảm hoặc mất thị lực,
viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang….Vì vậy nghiên cứu
viêm mũi xoang trẻ em có vai trò rất quan trọng trong việc khám, đánh giá tổn
thương và chỉ định điều trị.
Bệnh lý viêm mũi xoang ở trẻ em phức tạp, biểu hiện lâm sàng phong
phú, do nhiều nguyên nhân gây nên (vi rút, vi khuẩn, nấm, dị ứng, trào
ngược…) và có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của các xoang.
Viêm mũi xoang ở trẻ em có thể khó chẩn đoán do triệu chứng lâm sàng
tương tự với các bệnh lý thường gặp khác như viêm mũi dị ứng, nhiễm vi rút
đường hô hấp trên, viêm VA.
2

Nguyên nhân vi rút trong viêm mũi xoang cấp chiếm 90-98% trong khi
vi khuẩn là 2-10% [3]. Với căn nguyên vi rút chủ yếu là điều trị triệu chứng
và theo dõi, còn căn nguyên vi khuẩn việc sử dụng kháng sinh đóng vai trò
quan trọng. Các vi khuẩn có sự biến đổi theo thời gian, bộ mặt của vi khuẩn
có sự thay đổi về hình thái nên nó có khả năng kháng kháng sinh, đặc biệt do
việc dùng kháng sinh bừa bãi, không hợp lý sẽ làm tăng khả năng kháng
thuốc của vi khuẩn, dẫn tới việc điều trị viêm mũi xoang khó khăn hoặc thất
bại. Việt Nam chúng ta nằm ở khu vực có tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao
nhất thế giới, vì vậy nghiên cứu vấn đề này sẽ đáp ứng thực tiễn với vấn đề
kháng sinh trị liệu trong điều trị viêm mũi xoang trẻ em.
Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn trong viêm mũi xoang cấp ở trẻ em tại bệnh
viện Sản nhi Nghệ An” với các mục tiêu cụ thể là:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng viêm mũi xoang cấp tính ở trẻ em.
2. Xác định một số vi khuẩn gây bệnh tại mũi xoang và mức độ
nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn trong viêm mũi xoang
cấp ở trẻ em.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU


1.1.1. Trên thế giới
Bệnh viêm mũi xoang được nghiên cứu từ thời Hippocrate (460 – 377
trước công nguyên), đến thế kỷ XIII Saligno đã miêu tả bệnh học của xoang hàm.
Năm 1981, Potter đã nghiên cứu và đưa ra giải phẫu học và bệnh học
viêm mũi xoang [4]. Wald và cộng sự đã nghiên cứu 30 trẻ viêm xoang hàm
cấp nhận thấy triệu chứng ho, chảy mũi và hơi thở hôi là phổ biến nhất. Vi
khuẩn thường gặp ở những trẻ này là: S. pneumoniae, H. influenza, M.
catarrhali [5].
Năm 1989, Tinkelman đã nuôi cấy vi khuẩn dương tính ở 25 trên 35 trẻ em
viêm mũi xoang mạn tính, kết quả cho thấy các vi khuẩn phổ biến nhất được
phân lập là H. influenza, S. pneumoniae và Moracella catarrhalis [6].
Năm 1996, Parson: Nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang
và cho rằng ba tác nhân quan trọng nhất gây viêm mũi xoang trẻ em là: dị
ứng, tác nhân môi trường và trào ngược dạ dày thực quản [7].
Năm 2005, Hassan H Ramada nghiên cứu vi khuẩn nguyên nhân gây ra
viêm xoang [8]:
+ Streptococcus pneumoniae: 20 – 30 %
+ Haemophilus influenzae: 15 – 20 %
+ Moraxella catarrhalis: 15 – 20 %
1.1.2. Ở Việt Nam
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm mũi xoang trẻ em như: Trần Hữu
Tước (1974), Võ Tấn (1974), Lương Sỹ Cần (1991), Nguyễn Hoàng Sơn (1992)….
4

Lê Công Định nghiên cứu 31 trường hợp trẻ em tại Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung Ương (1987 - 1993): Lấy mủ trong xoang hàm nuôi cấy, phân
lập, tỷ lệ dương tính là 48.38%, Streptococcus pneumoniae gặp nhiều nhất
(37.5%), rồi tới H.influenzae (25%) [9].
Phạm Tuấn Cảnh nghiên cứu 79 trường hợp viêm xoang hàm mãn tính
ở người lớn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương (1995) có tỷ lệ nuôi cấy
dương tính là 39.24%, H.influenzae gặp nhiều nhất (25%) rồi tới M.
catarrhalis 18.75% [10].
Nhan Trừng Sơn nghiên cứu 123 trường hợp viêm xoang mãn tính trẻ
em ở bệnh viện Nhi đồng I (1996 - 1997) có tỷ lệ phân lập vi khuẩn là
66,66%, nhiều nhất là H.influenzae (35,36%) rồi tới S.pneumoniae (30,48%)
và S.aureus (13,41%) [11].
Nguyễn Thị Bích Hường (2011) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi
khuẩn trong viêm xoang trẻ em: các dấu hiệu lâm sàng hay gặp là chảy mũi
(48/48), ngạt mũi (48/48), đau đầu (31/48), ngửi kém (15/48), vi khuẩn hay
gặp nhất là: S. aureus , Klebsiela pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa [12].
1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG
1.2.1. Hốc mũi
Là một khoang rỗng của khối xương mặt bao gồm bốn thành: thành
ngoài, thành trên, thành dưới và thành trong. Trong đó liên quan nhiều nhất
đến nội soi mũi xoang là thành trên và thành ngoài.
1.2.1.1. Thành trên
Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía ngoài, tạo
thành trần các xoang sàng. Chỗ tiếp nối giữa 2 thành phần trên là chân bám vào
thành trên hốc mũi của rễ đứng xương cuốn giữa theo chiều dọc trước sau [13].
5

1.2.1.2. Thành ngoài


Thành ngoài là vách mũi xoang, có khối bên xương sàng gồm nhiều nhóm
xoang sàng. Mặt ngoài khối sàng là một phần của thành ngoài hốc mắt, đây là
vùng rất nhạy cảm trong phẫu thuật nội soi vì rất dễ bị tổn thương.
1.2.1.3. Các cuốn mũi
Thông thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên trên gồm: cuốn dưới, cuốn
giữa, cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở giữa và bên ngoài được
bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp. Cuốn mũi giữa là một phần xương sàng,
phía trước gắn với mái trán-sàng qua rễ đứng theo bình diện đứng dọc, rễ này
ra phía sau xoay ngang dần theo bình diện đứng ngang rồi nằm ngang bám
vào khối bên xương sàng gọi là mảnh nền cuốn giữa [14].
Bình thường cuốn giữa có chiều cong lồi vào phía trong hốc mũi, trường
hợp ngược lại, cuốn giữa cong ra phía ngoài sẽ chèn ép làm hẹp đường dẫn
lưu của PHLN, gọi là cuốn giữa đảo chiều, đây là một trạng thái giải phẫu tạo
điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm xoang.

1. Xoang trán 9. Thềm mũi 16. Mảnh ngang 22. Phần nền xương chẩm
2. Xoăn mũi trên 10. Tiền đình mũi xương khẩu cái 23. Hạnh nhân hầu
6

3. Ngách mũi trên 11. Ngách mũi dưới 17. Ngách hầu 24. Xoang bướm
4. Xoăn mũi giữa 12. Mỏm khẩu cái 18. Lỗ vòi tai 25. Tuyến yên trong hố yên
5. Đê mũi xương hàm trên (Eustachi) 26. Lỗ xoang bướm
6. Tiền đình ngách mũi giữa 13. Ống răng cửa 19. Gờ vòi 27. Ngách bướm sàng
7. Nách mũi giữa 14. Lưỡi 20. Lỗ mũi - hầu
8. Xoăn mũi dưới 15. Khẩu cái mềm 21. Mạc hầu - nền

Hình 1.1: Sơ đồ giải phẫu thành ngoài hốc mũi


1.2.1.4. Các ngách mũi
- Ngách mũi dưới: Lỗ lệ nằm ở phía trước-trên, phần tư sau trên là
mỏm hàm của xương cuốn dưới tiếp nối với xương khẩu cái, đây là vùng
mỏng nhất của vách mũi xoang để chọc vào xoang hàm.
- Ngách mũi giữa: Có 4 cấu trúc giải phẫu rất quan trọng đó là mỏm
móc, bóng sàng, khe bán nguyệt và phức hợp lỗ ngách.
+ Mỏm móc: Là một xương nhỏ hình liềm, nằm ở thành ngoài hốc mũi có
chiều cong ngược ra sau. Mỏm móc che khuất lỗ thông xoang hàm ở phía sau.
Mỏm móc có thể có các dạng giải phẫu đặc biệt: quá phát hoặc đảo chiều,gây
chèn ép làm hẹp đường dẫn lưu của các xoang ở vùng khe bán nguyệt [13].
+ Bóng sàng: Là một tế bào sàng trung gian, thành trước bám ngang
vào mái trán-sàng, đi vòng xuống dưới và ra sau để tiếp nối với mảnh nền
cuốn giữa. Bóng sàng quá phát sẽ gây bít lấp phức hợp lỗ ngách làm cản trở
đường dẫn lưu tự nhiên của xoang.
+ Khe bán nguyệt: Là một khe lõm nằm giữa mỏm móc và bóng sàng
có hình trăng lưỡi liềm cong ra sau, từ khe giữa đi qua rãnh bán nguyệt sẽ vào
một rãnh hình máng chạy dọc từ trên xuống. Phần trên rãnh này nằm phía
trước dưới rãnh bán nguyệt. Rãnh này có hình phễu nên được gọi là phễu
sàng. Rãnh bán nguyệt có thể coi như cửa vào phễu sàng. Trong khe này có
các lỗ dẫn lưu của hệ thống xoang sàng trước, xoang trán và xoang hàm
+ Phức hợp lỗ ngách:
7

Hình 1.2: Phức hợp lỗ ngách


Là phần trước của ngách mũi giữa, giới hạn bởi các xoang sàng
trước, cuốn giữa và mỏm móc, gồm chủ yếu là ngách trán-sàng và khe bán
nguyệt, có lỗ thông của các xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước.
Đây có thể coi là vùng ngã tư dẫn lưu của các xoang vào hốc mũi. Bất kỳ
một cản trở nào ở vùng này đều có thể gây tắc nghẽn sự dẫn lưu các xoang
và dẫn đến viêm xoang. Đây là vùng giải phẫu đóng vai trò quan trọng
trong cơ chế sinh bệnh viêm xoang.
- Ngách mũi trên: Có lỗ thông của các xoang sau, dẫn lưu xuống cửa mũi sau.
1.2.2. Giải phẫu các xoang
Các xoang được chia thành hai nhóm: Nhóm xoang trước và nhóm
xoang sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng
trước. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm.
8

1. Nhãn cầu 6. Thần kinh thi giác (II)


2. Các xoang sàng 7. Thành trong ỏ mắt
3. Mỡ và các cơ của ổ mắt 8. Mách mũi
4. Các xoang bướm 9. Ổ mũi
5. Não
Hình 1.3: Các xoang cạnh mũi
1.2.2.1. Xoang hàm
Xoang hàm là một hốc chiếm gần hết bề dày mỏm tháp xương hàm
trên, giống hình tháp ba mặt, một đáy, một đỉnh.
- Các mặt của xoang hàm:
+ Mặt trên: liên quan với sàn ổ mắt rất mỏng và dễ vỡ. Có ống xương
cho thần kinh và mạch máu chạy qua, có khoảng 14% ống này không kín để
lộ thần kinh dưới ổ mắt ngay dưới lớp niêm mạc xoang, khi viêm xoang rất dễ
bị tổn thương gây nhức ở mặt trước xoang hàm.
+ Mặt sau: dày, ngăn cách xoang với hố chân bướm hàm, thần kinh
răng sau đi trong mặt này
+ Mặt trước ngoài: là mặt phẫu thuật, có lỗ thần kinh dưới ổ mắt.
9

- Đáy xoang hàm:


Đáy xoang hàm tương ứng với mặt ngoài của hốc mũi, đáy xoang
được chia làm hai phần :
+ Phần dưới: mỏng, được cấu tạo bởi mỏm hàm của xương cuốn dưới
và mỏm hàm xương khẩu cái khớp lại với nhau.

Hình 1.4: Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm


+ Phần trên: có lỗ thông với xoang hàm, vùng tương ứng với vùng
khuyết xương nằm giữa chân bám của xương cuốn dưới và mỏm móc chỉ có
niêm mạc che phủ. Phần trên có ống lệ tỵ đi từ trên xuống.
- Đỉnh của xoang: thường kéo dài ra đến tận củ gò má xương hàm.
- Lỗ thông xoang hàm: Lỗ xoang hàm trên thực tế là một ống nhỏ, rộng
khoảng 2,5mm, có thể coi là một phần cấu trúc của hệ thống mê đạo sàng.
ống này có cấu tạo phía trên là thành dưới bọt sàng, phía dưới là phần hàm
của mỏm móc. Ở tư thế bình thường để đầu thẳng thì lỗ này nằm ở 1/4 sau
trên tức là ở góc sau của xoang. Do vậy cơ chế dẫn lưu của xoang hàm hoàn
toàn không phải chỉ đơn thuần là dẫn lưu cơ học qua chỗ thấp nhất.ống này đổ
vào hốc mũi qua vùng phức hợp lỗ ngách, đây là ngã tư thông thương giữa
10

xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước vào hốc mũi. Lỗ thông xoang có
ý nghĩa rất quan trọng trong bệnh học viêm xoang. Nếu nó bị tắc nghẽn sẽ cản
trở sự dẫn lưu của xoang, dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ thống lông nhầy
gây viêm xoang.Ngoài lỗ thông tự nhiên của xoang hàm, ở một số tường hợp
còn tồn tại lỗ thông xoang hàm phụ ngay gần lỗ thông xoang hàm chính
nhưng kích thước nhỏ hơn.
1.2.2.2. Xoang sàng
- Xoang sàng có cấu tạo khá phức tạp nên còn được gọi là mê đạo sàng.
Nó là một phức hợp có từ 5 - 15 hốc xương nhỏ, gọi là các tế bào sàng, nằm
trong mỗi khối bên xương sàng. Khối bên có hình hộp chữ nhật, gắn vào
mảnh ngang xương sàng ở phía trên. Mỗi tế bào sàng có lỗ dẫn lưu riêng
đường kính khoảng 1-2mm [15]. Các xoang sàng nằm trong một hành lang
bằng xương hẹp, ngăn cách với hốc mắt bằng một vách xương rất mỏng
(xương giấy), dễ bị tổn thương trong phẫu thuật.
- Phân chia xoang sàng:
Theo Mouret phân chia căn cứ vào lỗ đổ của xoang sàng vào khe giữa
hay khe trên và vị trí của các lỗ này so với chân bám của xương cuốn giữa.
* Nhóm sàng trước:
Nằm ở phía dưới và phía trước của khe giữa, dẫn lưu vào ngách giữa
vùng phễu sàng, liên quan với lỗ thông xoang hàm. Phía trước có một tế bào
rất to, tạo thành một ụ nằm ngang tầm với cuốn giữa ngay trước đầu cuốn,
dưới ngách trán gọi là tế bào đê mũi , đây là mốc để vào xoang sàng trước.
Phía trong và dưới ổ mắt có một tế bào lớn khác gọi là tế bào Haller, đây là
một mốc cần chú ý để tránh làm tổn thương vào hốc mắt.
* Nhóm xoang sàng sau:
Vị trí của nhóm này nằm ở phía trên và sau của khe giữa, nó bị rễ cuốn
mũi trên chia làm hai nhóm:
11

+ Nhóm sàng sau chính: Gồm các tế bào đổ vào khe trên, tế bào sàng
này bao giờ cũng có. Tế bào sàng sau có kích thước lớn gọi là tế bào trước
bướm hay tế bào Onodi(có ở khoảng 12% - 42% cá thể), tế bào này phát triển
vào trong thân xương bướm và liên quan trực tiếp với dây thần kinh thị giác.
Có trường hợp tế bào này chùm lên dây thần kinh thị giác và ống thị giác lồi
vào thành bên của tế bào Onodi.Động mạch cảnh trong cũng có thể lồi vào
thành bên của tế bào này.
+ Nhóm sàng sau phụ: Gồm các tế bào sàng đổ vào khe cực trên, các tế
bào sàng này có thể có hoặc không.
1.2.2.3. Xoang trán

Hình 1.5: Sơ đồ lỗ thông xoang trán


Xoang trán nằm trong xương trán.Xoang trán có hình tháp tam
giác.Mặt trước liên quan tới mặt trước xương trán.Mặt sau liên quan đến
màng não và nào ở thùy trán.Mặt dưới là trần ổ mắt và hốc mũi. Mặt trong là
vách liên xoang trán, ống mũi trán dài 15 - 20 mm, đường kính 2 - 4mm,
chung cho cả sàng trước. Do dài, nhỏ, nên tuy xoang trán ở cao nhưng dẫn lưu
lại kém dễ bị tắc ống mũi trán.
1.2.2.4. Xoang bướm
Xoang bướm là hốc xương nằm trong xương bướm và có một vách xương
12

mỏng ngăn chia thành hai xoang bướm không đều nhau: xoang bướm phải và
xoang bướm trái. Có kích thước mỗi chiều khoảng 2cm, lỗ thông xoang hình
bầu dục, nằm ở thành trước đổ vào hốc mũi ở ngách bướm sàng [16].
Bảng 1.1: Sự phát triển của các xoang cạnh mũi trẻ em

Xoang sàng Xoang hàm Xoang trán Xoang


bướm

Thời điểm xuất Tháng thứ 3-4 Đầu tháng Tháng thứ 4 Giữa
hiện trong thời thứ 3 tháng thứ
bào thai 3

Thời điểm thấy 1 tuổi 1 tuổi Sau 6 tuổi Sau 6 tuổi


được trên CT

Thời điểm thấy 3 tuổi 4 tuổi 8 tuổi 12 tuổi


được trên X
quang

Thời điểm 12 tuổi, có 10 – 12 tuổi, 15-18 tuổi, 20 tuổi,


hoàn chỉnh từ 10-15 tế là xoang lớn thể tích 6 – 7 thể tích
bào, thể tích nhất, thể tích ml 7,5 ml
14- 15ml 14,75ml

1.2.3. Hệ mạch máu và thần kinh mũi xoang


1.2.3.1. Động mạch
Hệ thống mạch máu ở mũi rất phong phú. Mũi được cấp máu bởi các
nhánh của cả hệ động mạch cảnh ngoài (động mạch hàm trong) và động
mạch cảnh trong (động mạch mắt).
- Động mạch sàng trước : Là nhánh của động mạch mắt. Đi trong
một ống xương sát nền sọ, nằm giữa các tế bào sàng trước và bóng sàng.
13

Động mạch sàng trước dễ bị tổn thương trong phẫu thuật vào các xoang
sàng. Vì vậy đây được xem như gới hạn phẫu thuật xoang sàng trước.
- Động mạch sàng sau : Là nhánh của động mạch mắt và động mạch
bướm khẩu cái (nhánh của động mạch hàm trong), nằm sâu trong xương
nên ít bị tổn thương.
- Động mạch bướm khẩu cái: Tận cùng của động mạch hàm trong
chui vào hốc mũi ở lỗ châm bướm khẩu cái rồi chia thành hai ngành:
Ngành trong cho vách ngăn, ngành ngoài cho vách mũi xoang. Các động
mạch này giao lưu với nhau tại một điểm gọi là điểm mạch Kiesselbach ở
phần trước và dưới của vách ngăn.
- Động mạch khẩu cái trên: Là nhánh nông của động mạch hàm trong
đi xuống dưới vào ống khẩu cái sau ở ngang mức xương cuốn dưới thì tách
ra một hoặc hai nhánh đi qua mảnh đứng xương khẩu cái để phân nhánh
vào khe dưới và xương cuốn dưới.
- Động mạch chân bướm khẩu cái: Là nhánh của động mạch hàm
trong đi qua ống chân bướm khẩu cái và phân nhánh cho niêm mạc trần hố
mũi và niêm mạc vòm mũi họng.
- Động mạch cánh mũi và các động mạch chân vách ngăn: Là nhánh
của động mạch mặt tưới máu cho đầu mũi và cánh mũi.
1.2.3.2. Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch sàng gồm:
+Xoang hang (thuộc tĩnh mạch mắt)
+Tĩnh mạch mắt
+ Đám rối bướm hàm
- Tĩnh mạch xoang hàm: từ niêm mạc xoang tập trung vào tĩnh mạch
mắt, mặt trong hay đám rối bướm hàm.
14

1.2.3.3. Thần kinh


Sự phân bố thần kinh ở mũi xoang rất phong phú. Ở mũi có hai loại
thần kinh: Thần kinh cảm giác và thần kinh khứu giác.
- Thần kinh cảm giác: Là nhánh của dây thần kinh mắt và hạch bướm
khẩu cái. Hạch bướm khẩu cái cho các dây thần kinh : Bướm khẩu cái trong,
bướm khẩu cái ngoài, khẩu cái sau, trước, giữa. Dây thần kinh mắt chia ra dây
thần kinh sàng, dây thần kinh này lại chia ra dây thần kinh cánh mũi và dây
thần kinh mũi trong.
- Dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác bắt nguồn từ các tế
bào khứu giác ở vệt vàng của khe khứu giác. Các dây này chui qua mảnh sàng
vào não và tập trung ở hành khứu giác của vỏ não. Đây là trạm thứ nhất. Từ
đây xuất phát cuống khứu đưa luồng kích thích đến phía sau. Đây là trạm thứ
hai. Vùng này được nối liền với các trung tâm khứu giác ở vỏ não.
1.2.4. Liên quan của mũi xoang với các cơ quan lân cận
- Tai: mũi liên hệ với tai qua vòi Eustaches, lỗ vòi nằm ở thành bên của
vòm mũi họng ngay sau đuôi cuốn dưới.Vòi nhĩ của trẻ ngắn, thẳng dễ dàng
cho phép vi khuẩn từ mũi xoang, họng vào tai giữa gây viêm tai giữa.
- Hố mắt: mũi liên hệ với hố mắt bằng ống lệ mũi, nối liền khe dưới với
túi lệ của mắt, ngoài ra xoang sàng chỉ cách ổ mắt và dây thần kinh thị giác
một vách xương mỏng. Trẻ bị viêm xoang sàng mạn tính hay gặp biến chứng
xuất ngoại ở vùng này trong những đợt hồi viêm.
- Sọ: mũi liên hệ với sọ thông qua xoang sàng, mảnh sàng, xoang trán,
xoang bướm, các thành xoang này liên hệ trực tiếp với màng não.
- Răng: xoang hàm liên quan với răng 5, 6, 7 hàm trên, chân của những
răng này thường lên sát đáy xoang, đôi khi nhú vào trong xoang hàm.
15

1.3. SINH LÝ MŨI XOANG


Toàn bộ hốc mũi - xoang được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp,
mặt trên có một lớp tế bào trụ có lông chuyển, tiếp đó là tế bào nhu mô, tế bào
tuyến tiết nhầy và tế bào đáy [17], [18]. Theo Flottes và Riu, hai chức năng
đảm bảo toàn bộ vai trò của xoang là dẫn lưu và thông khí [19].

1-Lớp thảm nhầy 2-Lông chuyển 3-Dịch gian lông chuyển.


4-TB lông chuyển 5-TB tuyến 6- Màng đáy
Hình 1.6: Cấu trúc vi thể niêm mạc mũi xoang
1.3.1. Sự thông khí
Sự thông khí của xoang liên quan đến hai yếu tố:
- Kích thước của lỗ thông mũi xoang
- Đường dẫn lưu từ lỗ thông mũi xoang vào hốc mũi.
1.3.2. Sự dẫn lưu bình thường của xoang
Sự dẫn lưu của xoang chủ yếu là dẫn lưu theo hệ thống lông nhầy, nhờ
hai chức năng tiết dịch và vận chuyển của tế bào lông. Sự dẫn lưu bình
thường của niêm dịch xoang lại phụ thuộc vào số lượng và thành phần của
dịch tiết, hoạt động của lông chuyển, độ quánh của dịch tiết và tình trạng lỗ
ostium, đặc biệt là vùng phức hợp lỗ ngách, bất kỳ một sự cản trở nào của
vùng này đều có thể gây tắc nghẽn sự dẫn lưu của xoang dẫn đến viêm xoang.
* Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang
16

+ Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang hàm :


Trong xoang hàm sự vận chuyển của dịch tiết bắt đầu từ đáy xoang rồi
lan ra xung quanh lên các thành của xoang theo kiểu hình sao [20], dịch vận
chuyển dọc theo trần xoang, từ đây dịch tiết được vận chuyển về lỗ ostium
chính của xoang hàm dù chỉ có một lỗ thông hoặc có thêm lỗ thông xoang
hàm phụ hoặc khi mở lỗ thông xoang hàm qua khe dưới[6], [7], [21].

Hình 1.7: Dẫn lưu niêm dịch trong xoang hàm


+ Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang sàng:
Những tế bào sàng có lỗ thông ở đáy thì các niêm dịch sẽ vận chuyển
theo đường thẳng xuống lỗ thông xoang [22], [18], còn xoang sàng có lỗ
thông cao nằm trên thành của xoang thì vận chuyển niêm dịch sẽ đi xuống
vùng đáy rồi đi lên đổ vào lỗ thông của xoang. Các tế bào sàng trước sẽ đổ
dịch tiết vào vùng phễu sàng thuộc khe giữa. Tất cả các tế bào sàng sau thì
đổ dịch tiết vào khe bướm sàng.
+ Vận chuyển niêm dịch trong xoang trán :
17

Hình 1.8: Đường vận chuyển niêm dịch trong xoang trán

Chỉ có xoang trán có đặc điểm vận chuyển niêm dịch riêng biệt, niêm
dịch bắt đầu vận chuyển từ thành trong của xoang (hay vách liên xoang) đi
lên phía trên rồi dọc theo thân của xoang trán ra phía sau và ra phía ngoài rồi
đi dọc theo thành trước và sau của xoang trán để cùng hội tụ về lỗ thông của
xoang trán dọc theo thành bên của lỗ này. Tuy vậy chỉ có một phần thoát ra
ngoài, còn một phần lại đi qua lỗ thông xoang đến thành trong của xoang để
tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển niêm dịch trong xoang [22].
+ Vận chuyển niêm dịch trong xoang bướm:
Vận chuyển niêm dịch trong xoang bướm tuỳ thuộc vào lỗ thông của
xoang. Thông thường niêm dịch được vận chuyển theo đường xoáy trôn ốc
mà đỉnh của đường xoáy này là lỗ thông của xoang bướm, từ đó niêm dịch đi
xuống đổ vào khe bướm sàng [22].
* Sự vận chuyển niêm dịch ngoài xoang (trên vách mũi - xoang)
- Thứ nhất các dịch tiết từ xoang hàm, xoang trán và phức hợp sàng
trước tập trung lại ở phễu sàng hoặc ngay cạnh phễu sàng. Từ vùng nay dịch
tiết vượt qua phần sau mỏm móc rồi di theo mặt trong cuốn giữa đến vùng
mũi họng, rồi dịch tiết vượt qua phần trước và dưới của loa vòi [22].
18

- Thứ hai là dịch tiết từ xoang sàng sau và xoang bướm đổ ra rồi hội tụ
lại ở khe bướm sàng. Từ đây dịch tiết được vận chuyển đến phần sau và trên
của họng rồi đi đến sau loa vòi [22].

Hình 1.9: Con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang
1.3.3. Những chức năng chính của hệ thống mũi xoang
- Chức năng thở: là quan trọng nhất, không khí trước khi đến phổi
được làm êm, và lọc sạch nhờ hệ thống mũi xoang. Điều này có tác dụng
bảo vệ đường hô hấp dưới và đảm bảo cho quá trình hô hấp ở phế nang diễn
ra bình thường.
- Chức năng ngửi: Là chức năng riêng biệt của mũi được thực hiện ở
tầng trên của mũi. Các tế bào khứu giác ở đây tập trung lại thành dây thần
kinh khứu giác, cho cảm giác về mùi.
- Ngoài ra hệ thống mũi xoang còn có vai trò:
+ Phát âm: Hệ thống mũi xoang đóng vai trò một hộp cộng hưởng và
tham gia hình thành một số âm. Mũi tạo ra âm sắc và độ vang riêng biệt trong
tiếng nói của từng người. Xoang có vai trò như hộp cộng hưởng.
+ Cách âm
+ Làm nhẹ khối xương mặt.
19

1.3.4. Những điểm đặc biệt về sinh lý mũi xoang trẻ em.
1.3.4.1. Chức năng thở.
Mũi đóng vai trò quan trọng đối với khí hít vào. Quá trình vận mạch của
mũi và hệ thống dịch nhầy lông chuyển cho phép làm êm, làm ẩm và lọc
không khí hít vào. Ở trẻ mới sinh, sự hoàn thiện của hốc mũi là bắt buộc để
đảm bảo chức năng thở. Khi trẻ bị tắc cửa mũi sau hai bên, nó có thể gây suy
hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy ở trẻ em trở kháng khi hít vào lớn hơn 3 - 4
lần so với trở kháng ở người lớn, trở kháng này sẽ giảm khi trẻ lớn lên và nó
hằng định khi trẻ lên 10 [23].
1.3.4.2. Dẫn lưu xoang
Cấu trúc xoang trẻ em đã ổn định ngay từ khi sinh. Các tế bào sàng
trước, xoang hàm và xoang trán đều dẫn lưu vào phức hợp lỗ ngách hay
ngách giữa. Sinh lý bệnh của viêm xoang được giải thích một phần bởi hiện
tượng tắc và sự thiếu hụt thông khí của các hốc xoang. Các nguyên nhân tắc
hoặc là do giải phẫu hoặc là do phù nề niêm mạc, thường gặp nhất ở trẻ em là
do hẹp hốc mũi và phức hợp lỗ ngách mà tần số cao là gặp trong những đợt
viêm mũi họng, làm phù nề niêm mạc gây tắc mũi và tạo điều kiện hình thành
những đợt bít tắc xoang [23].
1.3.4.3. Chức năng miễn dịch và bảo vệ.
Mũi đóng vai trò như một rào chắn chống lại các tác nhân độc hại, lơ lửng
trong không khí và ngăn cản không cho chúng xâm nhập vào khí phế quản.
Chức năng bảo vệ hình thành nhờ sự phối hợp hoạt động của rào chắn biểu mô,
hệ thống dịch nhầy lông chuyển, hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
của niêm mạc mũi. Khi mới sinh phòng tuyến miễn dịch ở trẻ là rất kém. 6 tháng
đầu sau khi sinh, trẻ phải sử dụng kháng thể từ mẹ truyền cho. Sau đó trẻ dần
dần tự tạo ra được khả năng miễn dịch của riêng mình để chống lại các vi khuẩn
và virus. Khả năng tăng sản sinh ra các kháng thể chỉ huy chống lại các kháng
20

nguyên vỏ của vi khuẩn tăng dần theo tuổi và nhờ vào số lần tiếp xúc với vi
khuẩn gây bệnh như: H. influenzae và S.pneumoniae ở trẻ dưới 5 tuổi [23].
1.4. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG
1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang
- Do lỗ thông mũi xoang bị tắc :
Thường do viêm niêm mạc mũi bị phù nề do viêm nhiễm khuẩn, do dị
ứng, do kích thích, chèn ép, do chấn thương. Lỗ thông mũi xoang bị tắc thì sự
dẫn lưu không khí giữa mũi và xoang sẽ làm thay đổi các thành phần không
khí trong xoang, nồng độ oxy giảm là giảm áp lực trong xoang, niêm mạc
trong xoang dày lên và tăng xuất tiết, suy giảm chức năng của hệ thông lông
nhày. Đồng thời áp lực âm trong xoang làm cản trở đường dẫn lưu dịch từ
xoang vào hốc mũi, hút dịch kèm theo vi khuẩn từ hốc mũi vào xoang làm
cho sự ứ đọng dịch càng trở nên nặng nề. Niêm mạc xoang cũng như phức
hợp lỗ ngách ngày càng bị viêm phù nề gây tắc lỗ thông mũi xoang thêm [24].
- Do ứ đọng dịch tiết trong xoang :
Lỗ thông mũi xoang không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thông khí mà còn cả trong quá trình dẫn lưu.Khi lỗ thông mũi xoang bị tắc thì
quá trình dẫn lưu bị ngưng trệ gây nên ứ đọng dịch tiết trong xoang gây nên
viêm xoang. Đồng thời lỗ thông mũi xoang bị tắc làm chức năng dẫn lưu
giảm, ứ đọng dịch làm suy giảm hoạt động của hệ thống lông nhày gây tăng
phù nề niêm mạc xoang gây nên viêm xoang [24].
- Viêm nhiễm xoang:
Do áp lực trong xoang là âm hơn so với hốc mũi nên vi khuẩn bị hút từ
hốc mũi vào xoang kèm theo dịch gây nên viêm xoang. Trong quá trình này
các vi khuẩn phát triển trong xoang lại làm niêm mạc xoang dày lên, viêm
phù nề làm hệ thống lông nhày không hoạt động được lại làm cho sự viêm
nhiễm trong xoang ngày càng trở nên nặng nề hơn [7].
21

Hình 1.10: Vòng tròn dẫn đến viêm mũi xoang


1.4.2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang do nhiều nguyên nhân như:
- Do viêm: Vi khuẩn, virut, nấm, kí sinh trùng.
- Do VA quá phát làm cản trở sự thông khí mũi xoang
- Cơ học: sự cản trở đường dẫn lưu và thông khí của xoang: dị hình
(mỏm móc, cuốn mũi, bóng sàng, lỗ thông, vách ngăn…), khối u, polyp...
- Các yếu tố dị ứng.
- Các bệnh hệ thống, bệnh chuyển hóa .
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản…
- Nguyên nhân do răng và do chấn thương: ít gặp
- Do suy giảm miễn dịch.
- Các nguyên nhân ngoại lai như : Khói thuốc lá,môi trường độc hại, độ
ẩm, nhiệt độ,........
22

Các nguyên nhân gây viêm xoang rất đa dạng và phong phú, thực tế hay
gặp nhiều nguyên nhân phối hợp [25].
1.4.3. Phân loại viêm mũi xoang
1.4.3.1. Theo Hội mũi xoang Châu Âu năm 2012
 Viêm mũi xoang cấp: các triệu chứng như ngạt tắc mũi, chảy mũi,
ho… kéo dài trên 10 ngày và khỏi hoàn toàn trong vòng 12 tuần
 Viêm mũi xoang mạn tính: các triệu chứng trên không mất đi sau 12 tuần
[1].
1.4.3.2. Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Mỹ năm 2013
Viêm mũi xoang cấp: các triệu chứng xuất hiện dưới 4 tuần và đáp ứng
tốt với điều trị.
Viêm mũi xoang bán cấp: các triệu chứng xuất hiện từ 4-12 tuần, không
đáp ứng với điều trị ban đầu.
Viêm mũi xoang mạn tính: các triệu chứng kéo dài trên 12 tuần và có
các đợt viêm cấp tái phát hoặc các đợt viêm cấp trước đó không đáp ứng tốt
với điều trị.
Viêm mũi xoang tái diễn: có trên 4 đợt viêm cấp trong 1 năm [26].
1.4.4. Triệu chứng chính trong VMX cấp ở trẻ em.
* Triệu chứng toàn thân:
Tình trạng nhiễm trùng như sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, bạch cầu tăng
* Cơ năng.
+ Chảy mũi:
- Là triệu chứng thường xuyên có mặt, thường chảy mũi 2 bên.
- Lúc đầu chảy mũi trong nhầy, sau đặc xanh hoặc vàng, mùi tanh hoặc
hôi thối do bội nhiễm.
- Thường chảy ra cửa mũi trước. Có thể chảy ra cửa mũi sau rồi xuống họng.
+ Ngạt tắc mũi:
23

- Do phù nề niêm mạc, do tiết nhầy, mủ hoặc thoái hoá cuốn, do


polyp...
- Lúc đầu ngạt ít, sau tăng dần, ngạt một hoặc hai bên. Có khi tắc hoàn toàn.
+ Rối loạn về ngửi: ngửi kém hoặc mất ngửi hoàn toàn.
Ngoài ra bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như : đau đầu, ho, sốt ....
* Thực thể.
+ Các điểm đau: thường không rõ rệt hoặc không có.
Hình ảnh bệnh lý qua nội soi
- Ứ đọng mủ ở sàn, khe giữa hay khe bướm sàng, mủ chảy xuống thành
bên vòm ...
- Niêm mạc mũi có thể thấy phù nề xung huyết, nhợt màu hoặc thoái hóa.
- Cuốn mũi: nề, xung huyết,quá phát, có thể đảo chiều hoặc thoái hóa
niêm mạc.
- Mỏm móc và bóng sàng thường phù nề, xung huyết, có thể gặp quá
phát mỏm móc.
- Dị hình vách ngăn: gồ, vẹo, dày chân, gai, mào vách ngăn ... hay polyp
ngăn cản sự thông khí và dẫn lưu của xoang dẫn đến viêm mũi xoang.
- Soi vòm thấy hình ảnh VA quá phát, đây là nguyên nhân thường gặp
gây ra viêm mũi xoang trẻ em.
1.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang cấp trẻ em
(Theo hội mũi xoang Châu Âu năm 2012) [1]
1.4.5.1. Tiêu chuẩn lâm sàng
a) Triệu chứng chính:
Ngạt tắc mũi
Chảy mũi
b) Triệu chứng phụ:
Đau đầu
24

Ho
1.4.5.2. Tiêu chuẩn cận lâm sàng:
a) Nội soi mũi
Polyps mũi
Mủ ở ngách mũi giữa
Phù nề niêm mạc hoặc tắc nghẽn ngách mũi giữa
b) CT scanner mũi xoang: mờ phức hợp lỗ ngách hoặc mờ các xoang
 Chẩn đoán viêm mũi xoang cấp trẻ em khi có:
≥2 triệu chứng lâm sàng , trong đó có ≥1 triệu chứng chính
Và ≥1 triệu chứng cận lâm sàng (Nội soi và/hoặc CT)
Tuy nhiên trên lâm sàng, chỉ cần có 2 triệu chứng cơ năng, trong đó có ít
nhất 1 triệu chứng chính là đã nghĩ đến viêm mũi xoang trẻ em.
1.4.6. Điều trị
1.4.6.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị viêm mũi xoang với mục tiêu làm giảm triệu chứng, kiểm soát
nhiễm trùng và điều trị căn nguyên thì việc điều trị tuân thủ theo nguyên tắc :
- Đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang
- Đảm bảo sự thông khí mũi xoang
Như vậy, điều quan trọng ở đây là đảm bảo sự thông thoáng của lỗ thông
mũi xoang, vùng phức hợp lỗ ngách, hệ thống lông nhày hoạt động tốt. Điều trị
nội khoa là chủ yếu, điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa thất bại [27].
1.4.6.2. Phương pháp điều trị bảo tồn
- Kháng sinh là cơ bản
- Các thuốc khác: Chống viêm, giảm đau, tan đờm, co mạch, Corticoid…
- Nâng cao thể trạng, cải thiện môi trường sống.
- Giải mẫn cảm nếu có dị ứng.
25

- Điều trị bệnh nền khác như: Suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ
dày thực quản…
- Rửa mũi, khí dung, Proezt…
1.4.6.3. Phương pháp điều trị phẫu thuật
- Nạo VA: Trường hợp nguyên nhân do VA tồn dư phì đại.
- Phẫu thuật xoang:
Chỉ định phẫu thuật xoang:
+ Viêm xoang gây biến chứng
+ Viêm xoang nguyên nhân do các dị vật trong xoang
+ Viêm xoang đã có thoái hoá dạng polyp
+ Viêm xoang có cản trở dẫn lưu xoang và phức hợp lỗ ngách do dị
hình giải phẫu: Cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng, vách ngăn
+ Các khối u trong xoang
Phương pháp phẫu thuật xoang
+ Phẫu thuật nội soi chức năng mũi- xoang:
Là phẫu thuật cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy lông chuyển và
thông khí qua lỗ thông tự nhiên.
Phẫu thuật đuổi theo bệnh tích , từ chối quan niệm trước đó là bệnh lý
niêm mạc không thể phục hồi
+ Phẫu thuật xoang kinh điển:
Là phẫu thuật lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang. Trước kia khi chưa có
ống nội soi, người ta thường dùng phẫu thuật này. Từ khi có ống nội soi ra
đời người ta chỉ dùng phẫu thuật này trong trường hợp không thể bảo tồn
niêm mạc xoang: Thí dụ nấm xoang hàm xâm lấn.
Dù điều trị nội khoa hay phẫu thuật thì chống vi khuẩn cũng đóng một
vai trò rất cần thiết.
26

1.5. VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ


1.5.1. Một số vi khuẩn thường gặp trong viêm mũi xoang trẻ em
1.5.1.1. Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)
- Được phân lập lần đầu tiên bởi viện Pasteur ở Pháp vào năm 1880.
- Phế cầu là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, thường được xếp thành
đôi, ít khi đứng riêng lẻ, đường kính khoảng 0.5- 1.15 m. Trong môi
trường nuôi cấy thường xếp thành chuỗi ngắn (dễ lẫn với liên cầu). Gram
dương, không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm hay trong môi
trường nhiều albumin thì không có vỏ [28].
- Khả năng gây bệnh: Thường gặp các phế cầu ở vùng mũi họng. Phế
cầu có thể gây nên bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm phổi, viêm phế quản
phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi. Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra sau
khi đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus (như virus cúm) hoặc do hoá
chất. Các type thường lây bệnh là 1, 2 và 3 (đối với người lớn) và 14, 16 (đối
với trẻ em). Tuy vậy ở các vùng khác nhau các type có thể thay đổi. Ngoài ra
phế cầu còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm họng, viêm màng não, viêm
màng bụng, màng tim, viêm thận, viêm tinh hoàn, nhiễm khuẩn huyết và rất
thường gây viêm màng não ở trẻ em. Phế cầu là một trong những VK thường
gặp nhất, ở các tổn thương phế cầu hình thành một lớp vỏ dày, ngăn cản hiện
tượng thực bào, có nhiều fibrin quanh chỗ tổn thương, tạo nên một vùng cách
biệt làm cho thuốc kháng sinh khó tác dụng, mặc dù những vi khuẩn này vẫn
thường nhạy cảm nhiều với kháng sinh. Do đó chữa bệnh bằng kháng sinh
phải sớm và triệt để.
1.5.1.2. Haemophilus influenzae
- Là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và viêm màng
não ở trẻ nhỏ. Bệnh thường thứ phát sau nhiễm virus cúm.
27

- Richared Pfeiffer đã phân lập được Haemophilus influenzae lần đầu


tiên từ đờm của một bệnh nhân chết trong vụ dịch cúm năm 1892. Từ đó
trong một thời gian dài người ta tin rằng đó là căn nguyên gây bệnh cúm. Cho
đến năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm gây bệnh cúm thì người ta xác định
được Haemophilus influenzae là vi khuẩn bội nhiễm sau khi các tế bào niêm
mạc đường hô hấp bị tổn thương nặng nề do virus cúm.
- Haemophilus influenzae là cầu trực khuẩn nhỏ, bắt mầu Gram âm,
kích thước 0.3-0.5x0.5- 3 m. Ở điều kiện nuôi cấy không chuẩn có thể gặp
các dạng dài và mảnh, không di động, không có nha bào, có thể có vỏ bọc
hoặc không vỏ. Vỏ có liên quan mật thiết đến khả năng gây bệnh của vi
khuẩn, vì có khả năng chống thực bào và bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt,
sau khi thực bào [28].
- Haemophilus influenzae là vi khuẩn khó nuôi cấy, chúng không mọc
trên môi trường nuôi cấy thông thường, chỉ mọc khi môi trường có sẵn đồng
thời hai yếu tố X và V.
- Dựa vào câu trúc kháng nguyên vỏ, Haemophilus influenzae được
chia thành 6 type huyết thanh (a,b,c,d,e,f). Type b là type thường gặp và là
type gây bệnh nặng nhất. Vỏ của type b đã được tinh chế dùng làm vaccin để
phòng các bệnh do Haemophilus influenzae gây ra ở trẻ em.
- Haemophilus influenzae là vi khuẩn cư trú không thường xuyên ở
đường hô hấp trên. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vi khuẩn không bị
ức chế bởi các cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, Haemophilus
influenzae trở thành căn nguyên gây bệnh thực sự, Haemophilus influenzae
lây truyền từ người này sang người khác theo đường hô hấp.
1.5.1.3. Moraxella catarrhalis
- Moraxella catarrhalis là những song cầu khuẩn Gram âm, phát triển
tốt trên môi trường có 5% máu cừu hoặc môi trường chocolate ở nhiệt độ 35-
28

37 0 C có 5% CO2 . Chúng vẫn mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông
thường, thậm chí ở nhiệt độ phòng (22 - 25 0C) [28].
- Moraxella catarrhalis có các tính chất sinh vật hoá học: oxydase (+),
catalase (+) không lên men đường glucoza, maltoza, lactoza, sucroza.
- Moraxella catarrhalis trước đây được coi là vi khuẩn thuộc vi hệ bình
thường ở họng mũi trẻ em. Hiện nay nó được coi là tác nhân gây bệnh chính
hoặc phối hợp của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
1.5.1.4. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
- Tụ cầu là những cầu khuẩn đường kính từ 0.8-1 m và đứng thành
từng chùm nhỏ, bắt maù Gram dương, không có lông, không nha bào, thường
không có vỏ [28].
- Tụ cầu là những ký sinh ở mũi họng và có thể ở cả da, với nhiều yếu
tố độc lực, chúng có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn
máu (đinh râu, hậu bối, nhiễm khuẩn huyết, viêm đường hô hấp trên, viêm
phổi, nhiễm độc thức ăn, nhiễm khuẩn bệnh viện...). Đặc biệt trong nhiễm
khuẩn bệnh viện các chủng tụ cầu có khả năng kháng thuốc rất mạnh.
1.5.1.5. Liên cầu (Streptococci)
- Là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương xếp thành chuỗi dài ngắn
khác nhau, không di động đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1 m.
- Liên cầu được Brillroth mô tả lần đầu vào năm 1874.
- Năm 1880 liên cầu được phân lập bởi Pasteur.
- Năm 1919 Brown đã xếp loại liên cầu theo những hình thái tan máu
khác nhau khi chúng phát triển trên môi trường thạch máu.
- Tan máu ( ): Vòng tan máu trong suốt, hồng cầu bị phá huỷ hoàn
toàn. Gặp chủ yếu ở liên cầu nhóm A, ngoài ra còn có thể gặp ở nhóm B, C, G,
F.
- Tan máu ( ): Tan máu không hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có
vòng tan máu màu xanh, thường gặp liên cầu Viridans.
29

- Tan máu ( ): Xung quanh khuẩn lạc không thấy có vòng tan máu.
Hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.Gặp liên cầu nhóm D
(S.faecalis).
Năm 1930 Lancefiel dựa vào kháng nguyên C(carbohydrat) của vách tế
bào vi khuẩn để xếp liên cầu thành các nhóm A, B, C... R.
- Sherman dựa vào tính chất sinh hoá xếp liên cầu thành các nhóm:
+ Streptococcus pyogenes
+ Streptococcus viridans
+ Streptococcus faecalis (hiện nay là Enterococcus faecalis)
Về khả năng gây bệnh cho người thì liên cầu nhóm A đóng vai trò
nguy hiểm nhất. Ngoài các nhiễm khuẩn tại chỗ như: Viêm họng, viêm mũi
xoang, nhiễm khuẩn các vết thương, viêm tai giữa, viêm phổi... Liên cầu
nhóm A còn có thể gây ra các nhiễm khuẩn thứ phát như: nhiễm khuẩn
huyết, viêm màng trong tim cấp, viêm cầu thận, bệnh thấp tim [29].
1.5.2. Kháng sinh đồ
1.5.2.1. Kháng sinh đồ : Là kỹ thuật đo khả năng của một loại kháng sinh ức
chế sự phát triển của vi khuẩn in vitro.
1.5.2.2. Mục đích của kỹ thuật kháng sinh đồ
- Nhằm hướng dẫn cho các bác sỹ lâm sàng chọn lựa kháng sinh tốt nhất
cho từng bệnh nhân
- Nhằm thu thập những thông tin dịch tễ học về sự đề kháng của vi
khuẩn gây bệnh quan trọng ở cộng đồng
1.5.2.3. Các kỹ thuật kháng sinh đồ
 Có hai kỹ thuật kháng sinh đồ là kỹ thuật kháng sinh đồ khoanh giấy
khuếch tán và kỹ thuật kháng sinh đồ pha loãng.
Kỹ thuật kháng sinh đồ khoanh giấy khuếch tán
- Nguyên lý: Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
thử nghiệm được đánh giá dựa vào vùng ức chế tạo ra xung quanh khoanh
30

giấy thấm kháng sinh. Khi đặt khoanh giấy kháng sinh trên bề mặt thạch,
kháng sinh sẽ khuếch tán vào trong thạch; càng xa khoanh giấy, nồng độ
kháng sinh càng giảm. Sự phát triển của vi khuẩn sẽ bị ức chế khi kháng sinh
đạt đến một nồng độ nhất định. Dựa vào đường kính vùng ức chế và điểm
gãy trong tài liệu hướng dẫn phiên giải kết quả kháng sinh đồ, mức độ nhạy
cảm có thể phân chia thành phân loại S (susceptible - nhạy cảm), I
(intermediate - trung gian), R (resistant - đề kháng) hoặc NS (non susceptible
- không nhạy cảm).
Kỹ thuật kháng sinh đồ pha loãng
- Nguyên lý: Kháng sinh được hoà đều trong môi trường lỏng hoặc môi
trường đặc nên tại bất kỳ điểm nào trong môi trường, nồng độ kháng sinh đều
như nhau. Kháng sinh được pha loãng thành nhiều nồng độ khác nhau
(thường là pha loãng theo cấp số nhân). Một lượng vi khuẩn nhất định như
nhau được cấy vào môi trường có nồng độ kháng sinh khác nhau. Ở nồng độ
kháng sinh nào còn thấy vi khuẩn phát triển là vi khuẩn có khả năng đề kháng
với kháng sinh tại nồng độ đó. Nồng độ kháng sinh pha loãng nhất có khả
năng ức chế được sự phát triển của vi khuẩn được gọi là nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC). Giá trị MIC cho biết nồng độ kháng sinh cần đạt được tại ổ
nhiễm trùng để có thể ức chế được căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, giá trị
MIC không phải là một giá trị tuyệt đối. Giá trị MIC thực có khi nằm giữa
nồng độ ức chế tối thiểu có được khi đọc kết quả thử nghiệm và nồng độ
kháng sinh thấp hơn ngay sát giá trị của MIC đọc kết quả. Dựa vào giá trị
MIC và điểm gãy trong bảng chuẩn, mức độ nhạy cảm có thể phân chia thành
phân loại S (susceptible - nhạy cảm), I (intermediate - trung gian), R
(resistant - đề kháng) hoặc NS (non-susceptible - không nhạy cảm).
1.5.2.4. Đọc kết quả
Có 3 mức độ: Nhạy cảm, trung gian và đề kháng của từng loại vi khuẩn.
- S (Susceptibility) - Nhạy cảm: Một vi khuẩn được coi là nhạy cảm với
31

một kháng sinh nào đó có nghĩa là khi nhiễm trùng do vi khuẩn này gây ra sẽ
đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh thử nghiệm với liều lượng được khuyến
cáo.
- I (Intermediate) - Trung gian: Khái niệm trung gian có thể được hiểu ở
hai tình huống sau:
+ Khi áp dụng cho một chủng vi khuẩn coi là nhạy cảm trung bình với
một kháng sinh nào đó có nghĩa là kháng sinh này có thể sử dụng cho điều
trị nhưng với liều lượng cao hơn để kháng sinh có thể tập trung nhiều hơn
đến ổ nhiễm trùng hoặc do độc tính thấp của kháng sinh nên tương đối an
toàn khi sử dụng liều cao.
+ Khi áp dụng cho chủng vi khuẩn có độ nhạy cảm trung bình với một
kháng sinh có độc tính cao có nghĩa là không thể sử dụng kháng sinh này ở
liều cao hơn cho điều trị. Trong trượng hợp này, phân loại trung gian được
hiểu là ranh giới của nhạy cảm và đề kháng.
- R (Resistant) - Đề kháng: Vi khuẩn không đáp ứng với kháng sinh này
khi điều trị cho dù liều lượng như thế nào hay vị trí ổ nhiễm trùng ở đâu.
1.5.3. Mức độ nhạy cảm và tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn
thường gặp trong trong viêm mũi xoang cấp ở trẻ em
 S. pneumoniae
Bảng 1.2: Tỉ lệ S. pneumoniae kháng penicillin trong một số nghiên cứu

Nghiên cứu Tỉ lệ S. pneumoniae kháng penicillin (%)

Felmingham [30] (1998) 28,6

CDC [31] (1998) 13,9

Nishi [32] (2002) 11,4% kháng mức độ cao


47,9% kháng mức độ trung bình

Critchley [33] (2007) 16


- Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, S. pneumoniae
32

không nhạy cảm penicillin đã trở thành mối quan tâm lớn [34]. Dự án
Alexander năm 1998 đã chứng minh rằng tỉ lệ các chủng S. pneumoniae phân
lập được nhạy cảm mức độ trung gian và kháng penicillin lần lượt là 16,1%
và 28,6% [35]. Tỷ lệ kháng penicillin ở các chủng gây viêm tai giữa và viêm
mũi xoang cao hơn đáng kể so với các chủng phân lập ở vị trí khác. Một
nghiên cứu giám sát của CDC năm 1998 về các chủng S. pneumoniae xâm
nhập từ các bệnh viện và phòng thí nghiệm lâm sàng cho thấy 10,5% các
chủng này nhạy cảm mức độ trung gian và 13,9% kháng penicillin [31].
- Dự án Alexander năm 1998 đã báo cáo tỷ lệ nhiễm các chủng vi khuẩn
S. pneumoniae kháng macrolide, clindamycin, trimethoprim +
sulfamethoxazole và doxycycline lần lượt là 32,5%, 10,8%, 43,2% và 21,7%;
chỉ 2,7% số chủng S. pneumoniae kháng với ofloxacin [35]. Các chủng S.
pneumoniae kháng thuốc phổ biến nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là những
trẻ đã từng tiếp xúc với kháng sinh. Theo nghiên cứu của Nishi (2002), 11,4%
S. pneumoniae kháng penicillin mức độ cao, 47,9% kháng mức độ trung
bình. Mức độ nhạy cảm với kháng sinh faropenem là cao nhất, sau đó là
cefditoren và cefcapene, 70% kháng erythromycin [32]. Critchley (2007)
nghiên cứu thấy trong số S. pneumoniae được phân lập, tỉ lệ kháng với
penicillin, amoxicillin + clavulanate, và cefdinir lần lượt là 16%, 6,4% và
19,2% [32]. Kháng sinh hiệu quả kém nhất là trimethoprim +
sulfamethoxazole và azithromycin, với tỉ lệ kháng lần lượt là 23,5 và 34%. S.
pneumoniae kháng penicillin thay đổi theo từng vùng (8,7 - 22,5%), và S.
pneumoniae đa kháng kháng sinh chiếm 8,8 - 24,9%. Tỉ lệ phế cầu kháng β-
lactams, azithromycin và trimethoprim + sulfamethoxazole ở trẻ em cao hơn
người lớn [33].

- Ở Việt Nam, Nguyễn Quỳnh Hoa (2010) đã nghiên cứu 818 trẻ cho
33

thấy 52% trẻ mang S. pneumoniae, 95% S. pneumoniae phân lập được đã
kháng với ít nhất một loại kháng sinh [36]. Đề kháng với co-trimoxazole,
tetracycline, phenoxymethylpenicillin, erythromycin và ciprofloxacin lần lượt
là 78%, 75%, 75%, 70% và 28%. Mức độ đề kháng thấp được ghi nhận đối
với amoxicillin (4%), benzylpenicillin (4%) và cefotaxime (2%). Mức độ
kháng trung gian đối với amoxicillin là 32%. Đa kháng thuốc được thấy trong
60% trường hợp [36]. Theo Phạm Hùng Vân (2016), nhìn chung, 4,8% S.
pneumoniae nhạy cảm với penicillin. Với amoxicillin + axít clavulanic liều
cao, cefuroxime, cefaclor và azithromycin lần lượt là 96,9%, 18,7%, 8% và
4,2% [37]. Theo Trương Xuân Bang (2017) S. pneumoniae hoàn toàn nhạy
cảm với ciprofloxacin, sau đó là ceftriaxone, amoxcillin + axít clavulanic.
Tuy nhiên S. pneumoniae có tỷ lệ kháng azithromycin cao (71,4%) [38].
 H. influenzea
- Sản xuất β-lactamase là cơ chế đề kháng chính đối với các chủng H.
influenzea [30]. Các macrolide hiện có sẵn (bao gồm azithromycin và
clarithromycin) có hiệu quả rất kém đối với các chủng vi khuẩn H.
influenzae. Trong Dự án Alexander năm 1998 tại Hoa Kỳ, 24% các chủng H.
influenzae phân lập được kháng trimethoprim + sulfamethoxazole và không
có trường hợp nào kháng fluoroquinolone [35]. Các β-lactam: Amoxcillin +
axít clavulanic, cefixime, và cefpodoxime proxetil rất hiệu quả chống lại H.
influenzae sản xuất β lactamase [35]. Theo nghiên cứu của Nishi (2002), 4,3%
H. influenzea sản xuất β-lactamase, 69,6% nhạy cảm ampicillin, cefditoren
có mức độ nhạy cảm cao nhất trong các kháng sinh nhóm cephalosporin, sau
đó là cefcapene, cefteram và cefpodoxime [32].
- Ở Việt Nam, Phạm Văn Ca đã nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh
của H. influenzea trong vòng 10 năm (1991-2000) cho thấy H. influenzea
kháng nhiều nhất với co-trimoxazole (54,2%), sau đó là ampicilline (44,9%),
34

gentamicine (11,6%) và chloramphenicol (8,1%), ceftriaxone là kháng sinh bị


kháng ít nhất (1,4%) [39]. Gotoh và cộng sự (2008) đã nghiên cứu dịch tị hầu
ở 116 trẻ dưới 5 tuổi cho thấy H. influenzea chiếm tỉ lệ cao nhất (62,1%).
Trong đó, 59,5% H. influenzea sản xuất β-lactamase, 35,1% H. influenzea
nhạy cảm với ampicillin, 97,3% với amoxcillin + axít clavulanic [40].
Như vậy, cả trên thế giới và ở Việt Nam, tình trạng kháng thuốc của H.
influenzea là khá cao và ngày một gia tăng.
 M. catarrhalis
- Theo nghiên cứu của Felmingham năm 1998 có 98% M. catarrhalis
phân lập được sản xuất β-lactamase [30]. Nishi (2002) nhận thấy 100% M.
catarrhalis sản xuất β-lactamase, hơn 90% số chủng M catarrhalis đã kháng
trimethoprim + sulfamethoxazole và tất cả các chủng M. catarrhalis đều nhạy
cảm với amoxcillin + axít clavulanic, cefixime, fluoroquinolones và
macrolide [35]. Theo Harrison và cộng sự (2009), tỉ lệ M. catarrhalis nhạy
cảm với liều cao amoxcillin + axít clavulanic = cefixime (100%) >
azithromycin (98,4%) > ceftriaxone (96,8%) > liều chuẩn amoxcillin + axít
clavulanic (88,7%) > cefdinir (80,6%) > cefprozil = cefuroxime axetil
(37,1%) > liều cao amoxicillin (11,2%) > cefaclor (6,5%) > liều chuẩn
amoxicillin (4,8%) [41].
- Ở Việt Nam, theo Trương Xuân Bang (2017), M. catarrhalis nhạy cảm
100% với các kháng sinh: cefuroxime, ceftriaxone, amoxcillin + axít
clavulanic, ciprofloxacin, azithromycin nhưng lại kháng hoàn toàn với kháng
sinh Clindamycin [38].
35

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả bệnh nhân trẻ em được khám, chẩn đoán là viêm mũi xoang cấp và
được làm xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh
viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 3/2022 đến tháng 9/2022.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân trẻ em bị viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn có đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán.
- Bệnh nhân không dùng kháng sinh đường toàn thân và tại chỗ
trong vòng 7 ngày trước khi đến viện.
- Được lấy bệnh phẩm mủ hốc mũi làm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn và
kháng sinh đồ.
- Hồ sơ, bệnh án có đầy đủ các thông tin và xét nghiệm cần thiết.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không có đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn trên.
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
- Cách chọn mẫu : chọn mẫu thuận tiện
- Cỡ mẫu: N = 42
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
- Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 3/2022 đến tháng 9/2022
36

2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu


Bước 1 : Hỏi bệnh và khám lâm sàng, làm bệnh án theo mẫu bệnh án
nghiên cứu (phụ lục).
Bước 2 : Lấy mủ hốc mũi
Thực hiện theo các bước:
- Giải thích cho người nhà bệnh nhân về mục đích của việc lấy mẫu xét
nghiệm.
- Chuẩn bị phiếu yêu cầu xét nghiệm.
- Chuẩn bị dụng cụ thu thập bệnh phẩm: Que tăm bông có ống đựng ghi
37

đầy đủ tên, tuổi bệnh nhân và ngày lấy mẫu.


- Chuẩn bị bệnh nhân: Đặt trẻ ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng trẻ quay về
phía ngực cha/mẹ. Cha/mẹ giữ chặt cơ thể và tay trẻ, điều dưỡng giữ cố định
đầu trẻ.
- Đeo găng tay vô khuẩn hoặc găng tay sạch được sát khuẩn bằng cồn
70˚.
- Sát khuẩn vùng tiền đình mũi bằng gạc vô khuẩn và betadine.
- Đưa nhẹ nhàng tăm bông vào trong hốc mũi, giữ tăm bông tại chỗ lấy
mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch mủ thấm tối đa, từ từ xoay và rút tăm
bông ra sau đó đặt vào ống đựng bệnh phẩm. Bệnh phẩm được đem ngay đến
khoa xét nghiệm Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Bước 3: Nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tại khoa
xét nghiệm Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An theo quy trình.
- Bệnh phẩm: Dịch mũi xoang
- Nuôi cấy: Nuôi cấy trên 2 môi trường : thạch máu và chocolate, 5% khí
trường CO2, ủ ấm 18-24h.
- Định danh vi khuẩn : Sử dụng máy Vitek 2 compact. Thẻ định danh
GN cho vi khuẩn gram âm và GP cho vi khuẩn gram dương, NH cho
H.ifluenzae và M.catarrhalis. Vi khuẩn sau khi nuôi cấy 18-24h tạo huyền
dịch đồng nhất có độ đục theo yêu cầu , đưa vào thẻ xét nghiệm chứa các tính
chất sinh vật hóa học. Máy sẽ giám sát sự phát triển và hoạt tính của vi sinh
vật bên trong các giếng của thẻ xét nghiệm. Bộ phận quang học sử dụng ánh
sáng nhìn thấy để đánh giá trực tiếp sự phát triển của vi sinh vật. Phần mềm
so sánh kết quả thu được với cơ sở dữ liệu để đưa ra kết quả.
38

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán S. pneumoniae


o Gram (+), cầu khuẩn hình ngọn nến xếp từng đôi.
o Thạch máu : tan máu α.
o Tets optochin > 14mm.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán H. influenzea
o Gram (-), cầu trực khuẩn đa hình thái.
o Chocolate : khuẩn lạc xám, dẹt,mùi hắc
o test vệ tinh (+).
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán S. aureus
o Gram (+), cầu khuẩn xếp thành đám.
o Thạch máu : khuẩn lạc tròn,bóng, tan máu β.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán Moraxella catarrhalis
o Song cầu Gram (-).
o Thạch máu,chocolate :khuẩn lạc nhỏ, tròn, trắng, ánh
hồng, không tan máu và không sinh sắc tố,đẩy trượt
trên bề mặt thạch.
o Oxydase (+), catalase (+)
- Kháng sinh đồ:
+ HI và M. catarrhalis kháng sinh đồ bằng phương pháp định
tính (khuếch tán kháng sinh trong đĩa thạch).
+ Các vi khuẩn khác: kháng sinh đồ thực hiện bằng phương
pháp bán định lượng trên máy tự động VITEK 2 với các loại thẻ: phế
cầu, liên cầu nhóm A dùng thẻ ASTST03, tụ cầu vàng dùng thẻ
ASTGP67 vi khuẩn gram âm khác dùng thẻ ASTGN204.
Bước 4: Nhận định, phân tích kết quả nhận được.
39

2.2.5. Các thông số nghiên cứu


2.2.5.1. Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng viêm mũi xoang cấp ở trẻ em
- Tuổi, giới.
- Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi đi khám.
- Lý do đi khám bệnh: ngạt mũi, chảy mũi, đau nhức nặng mặt, ho,
sốt, chảy tai, khác…
- Tiền sử:
+ Dị ứng thuốc
+ Dị ứng thức ăn
+ Dị ứng thời tiết
+ Hen phế quản
+ Hội chứng trào ngược
+ Bệnh lý toàn thân.
- Triệu chứng:
+ Ngạt mũi
o Có/không: Triệu chứng ngạt mũi được xác định thông qua hỏi
bệnh và khám bằng gương Glatzel.
+ Chảy mũi
o Có/không.
o Số bên: Một bên, hai bên.
o Tính chất dịch mủ: Nhầy đục, mủ đặc trắng, mủ đặc xanh,
mủ đặc vàng.
+ Đau nhức nặng mặt
o Có/không
o Không khai thác được
+ Ho:
o Có/không
40

o Có đờm/ ho khan
+ Triệu chứng khác: Sốt, rối loạn ngửi, hơi thở hôi, chảy tai, ù
tai, đau tai, đau họng, buồn nôn/nôn, rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, ngứa
mũi, hắt hơi.
- Bệnh lý cơ quan lân cận: viêm VA quá phát, viêm amydal, viêm
họng, viêm tai giữa, viêm phế quản.
2.2.5.2. Mục tiêu 2: Xác định một số vi khuẩn gây bệnh tại mũi xoang và mức
độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn trong viêm mũi xoang cấp ở trẻ em
- Kết quả xét nghiệm vi khuẩn:
+ Dương tính.
+ Âm tính.
- Số loại vi khuẩn phân lập được trong 1 mẫu bệnh phẩm:
+ 1 loại vi khuẩn.
+ > 1 loại vi khuẩn.
- Kết quả định danh vi khuẩn: loại vi khuẩn định danh được.
- Kháng sinh đồ của vi khuẩn định danh được:
+ Nhạy cảm (Susceptible-S).
+ Trung gian (Intermediate-I).
+ Đề kháng (Resistante-R).
- Đặc điểm kháng kháng sinh của các loài vi khuẩn hay gặp.
- Đặc điểm nhạy cảm vi khuẩn với các nhóm kháng sinh thường dùng
41

2.2.6. Phương tiện nghiên cứu


Dụng cụ khám tai mũi họng:
- Dụng cụ khám nội soi: ống nội soi Karl-storz đường kính 2.7 mm loại
0o, dây sáng, nguồn sáng, camera và màn hình.

Hình 2.1: Bộ nội soi tai mũi họng


Vật liệu làm xét nghiệm vi khuẩn:
- Que tăm bông cứng dùng lấy bệnh phẩm vô trùng.
- Lam kính, kính hiểm vi.
- Bộ thuốc nhuộm Gram gồm dung dịch Tím Gentran, dung dịch
Lugol, dung dịch Fushin, cồn 900.
- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: thạch máu 5%, thạch
Chocolate.
- Hóa chất để thử tính chất sinh vật, hoá học của vi
khuẩn.
- Môi trường làm kháng sinh đồ.
- Máy định danh và kháng sinh đồ Vitek 2 compact, thẻ định danh
vi khuẩn, thẻ kháng sinh đồ vi khuẩn.
42

2.2.7. Xử lý số liệu
- Số liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS
- Các kết quả được kiểm định bằng các thuật toán thống kê
+ Mô tả: tỉ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn
nhất, nhỏ nhất.
+ Kiểm định so sánh: biến định tính được kiểm định bằng test X 2
hoặc Fisher’s exact test.
+ Các so sánh có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05.
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Giải thích rõ cho bố mẹ bệnh nhân (hoặc người bảo lãnh) về tình trạng
bệnh, những ưu nhược điểm của làm xét nghiệm vi khuẩn, kể cả các tai biến,
biến chứng có thể xảy ra để bố mẹ bệnh nhân biết và có sự đồng ý của họ.
- Mô tả trung thực các dấu hiệu bệnh của bệnh nhân, kể cả các biến
chứng nếu có.
- Tất cả các thông tin chi tiết về tình trạng bệnh tật của người bệnh
chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu mà không sử dụng với bất kỳ mục
đích nào khác
- Các thông tin được mã hóa và bảo mật kỹ càng.
43

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Nhóm tuổi

33,3% 0-5 tuổi


5-15 tuổi

66,7%

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về nhóm tuổi của bệnh nhân (n=42)
Nhận xét:
Trong 42 đối tượng tham gia nghiên cứu, nhóm trẻ từ 0 đến 5 tuổi chiếm
tỷ lệ cao hơn các nhóm nhóm tuổi 5-15 tuổi.

Giới

38,1%

61,9%

Nam Nữ
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về giới của bệnh nhân (n=42)
44

Nhận xét:
Nghiên cứu bao gồm 42 bệnh nhân. Tỉ lệ nam/ nữ là 26/16 xấp xỉ 1,6/1.
Bảng 3.1. Thời gian mắc bệnh (n=42)
n %
0-4 tuần 27 64,3
5-8 tuần 13 30,9
9-12 tuần 2 4,8
Nhận xét:
Đa số đối tượng đều có thời gian mắc bệnh dưới 4 tuần (64,3%). Theo sau
là nhóm mắc bệnh từ 5 đến 8 tuần và nhóm từ 9 - 12 tuần chiếm tỷ lệ thấp
nhất (4,8%).
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh (n=42)
n %
Tiền sử dị ứng thuốc 1 2,4
Tiền sử dị ứng thức ăn 2 4,8
Tiền sử dị ứng thời tiết 25 59,5
Tiền sử bệnh toàn thân 1 2,4
Tiền sử hội chứng trào ngược 0 0
Tiền sử hen 1 2,4
Nhận xét:
Dị ứng thời tiết là loại tiền sử bệnh thường gặp nhất (59,5%). Các nhóm
còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp (2-5%). Trong nghiên cứu, không có đối tượng
nào có tiền sử hội chứng trào ngược.
45

Bảng 3.3. Lý do đến khám (n=42)


n %
Ngạt mũi 25 59,5
Chảy mũi 38 90,5
Ho 9 21,4
Sốt 22 52,4
Chảy mủ tai 1 2,4
Rối loạn ngửi 0 0
Đau vùng sọ mặt 0 0
Nhận xét:
Chảy mũi và ngạt mũi là 2 lý do đến khám chiếm tỷ lệ cao (90,5% và
59,5%). Tiếp đến là triệu chứng sốt chiếm tỉ lệ khá cao (52,4%). Đối tượng
đến khám vì ho chiếm tỷ lệ thấp hơn (21,4%), và chảy mủ tai chiếm tỷ lệ rất
thấp (2,4%). Không có trường hợp nào đến vì rối loạn ngửi và đau vùng sọ
mặt.
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng chính (n=42)
n %
Ngạt mũi 30 71,4
Chảy mũi 40 95,2
Nhận xét:
Qua thăm khám lâm sàng, tỷ lệ ngạt mũi và chảy mũi đều rất cao (71,4%
và 95,2%).
46

Bảng 3.5. Đặc điểm của triệu chứng chảy mũi (n=40)
n %
Số bên mũi chảy
1 bên 0 0
2 bên 40 100
Vị trí chảy mũi
Trước 8 20
Sau 3 7,5
Cả hai 29 72,5
Tính chất dịch mũi
Nhầy đục 10 25
Mủ đặc trắng 13 32,5
Mủ đặc xanh 15 37,5
Mủ đặc vàng 2 5

Nhận xét:
Trong 40 đối tượng có triệu chứng chảy mũi, 100% đều chảy cả 2 bên
mũi. Vị trí chảy mũi đa số là cả mũi trước và mũi sau (72,5%), ở mũi sau có
tỷ lệ rất thấp (7,5%). Dịch mủ hay gặp là mủ đặc xanh, đặc trắng và nhầy đục.
47

Bảng 3.6. Đặc điểm của triệu chứng ngạt mũi (n=30)
n %
Số bên mũi ngạt
1 bên 7 23,3
2 bên 23 76,7
Tần suất ngạt
Từng lúc 21 70
Liên tục 9 30
Tính chất ngạt
Ngạt không hoàn toàn 22 73,3
Ngạt hoàn toàn 8 26,7
Nhận xét:
Trong 30 đối tượng có triệu chứng ngạt mũi, hầu hết là ngạt 2 bên
(76,7%). Phần lớn đối tượng có biểu hiện ngạt từng lúc (70%) và ngạt không
hoàn toàn (73,3%).
Bảng 3.7. Đặc điểm của triệu chứng ho (n=32)
n %
Ho đờm 21 65,6
Ho khan 11 34,3
Nhận xét:
Triệu chứng ho có ở 32/42 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 76,2%. Trong đó, đa
số bệnh nhân là ho có đờm, chiếm 65,6%.
Bảng 3.8. Triệu chứng đau nhức sọ mặt (n=42)
n %
Có 2 4,8
Không 15 35,7
Không khai thác được 25 59,5
48

Nhận xét:
Trong số 17 bệnh nhân khai thác được triệu chứng, chỉ có 2 bệnh nhân có
đau nhức sọ mặt chiếm 4,8%.

Triệu chứng cơ năng khác


100%
90%
80%
70%
60%
50%
40% 73.8
30%
52.4
20%
10% 14.3
11.9 7.1 4.8 9.5
0%
Sốt Rối loạn Hơi thở hôi Ngứa mũi/ Chảy/ ù/ Buồn nôn/ Rối loạn
ngửi Hắt hơi đau tai nôn giấc ngủ/
ngủ ngáy

Có Không
Biểu đồ 3.3: Các triệu chứng cơ năng khác (n=42)
Nhận xét:
Các triệu chứng cơ năng khác khám lâm sàng thấy được chủ yếu là ngứa
mũi/ hắt hơi (73,8%) và sốt (52,4%). Các triệu chứng rối loạn ngửi, hơi thở
hôi, chảy/ ù/ đau tai và rối loạn giấc ngủ/ ngủ ngáy chiếm tỷ lệ thấp. Rất ít
trường hợp có buồn nôn/ nôn.
Bảng 3.9. Bệnh lý cơ quan lân cận (N=42)
n %
Có bệnh lý (N=42) 30 71,4
Viêm VA quá phát (n=30) 10 33,3
Viêm họng-amydal (n=30) 13 43,3
Viêm tai giữa (n=30) 6 20
Viêm phế quản (n=30) 1 3,4
49

Nhận xét:
Trong mẫu nghiên cứu, có 30 ca (71,4%) đối tượng có bệnh lý cơ quan kế
cận. Trong đó, viêm họng-amydal và viêm VA quá phát là 2 bệnh lý thường
gặp nhất (>30%). Viêm tai giữa chỉ gặp 1/5 số ca. Tỷ lệ viêm phế quản rất
thấp (3,4%).
3.3. ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI
Bảng 3.10. Tình trạng chung của hốc mũi (n=42)
n %
Niêm mạc phù nề 40 95,2
Dịch mủ ngách mũi giữa 41 97,6
Dịch mủ ngách bướm sàng 27 64,3
Dịch mủ sàn mũi 42 100
Dị hình vách ngăn 1 2,4
Nhận xét:
Hầu hết các đối tượng đều có tình trạng dịch mủ sàn mũi, dịch mủ ngách
mũi giữa và niêm mạc phù nề (> 95%). Tỷ lệ có dịch mủ ngách bướm sàng
cao (64,3%). Đặc biệt chỉ có duy nhất 1 trường hợp có dị hình vách ngăn.
Bảng 3.11. Tình trạng các cuốn mũi, mỏm móc, bóng sàng (n=42)
Cuốn giữa Cuốn dưới Mỏm móc Bóng sàng
n (%) n (%) n (%) n (%)
Bình thường 0 0 21 (50) 40 (95,2)
Niêm mạc xung huyết phù nề 35 (83,3) 28 (66,7) 19 (45,2) 2 (4,8)
Quá phát 5 (11,9) 14 (33,3) 2 (4,8) 0
Đảo chiều 2 (4,8) - 0 -
Nhận xét:
Cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới đều có tình trạng niêm mạc xung huyết
phù nề chiếm phần lớn (83,3% và 66,7%). Tình trạng quá phát chiếm tỷ lệ
50

thấp và tình trạng cuốn giữa đảo chiều chỉ gặp ở 2 trường hợp (4,8%). Không
có trường hợp nào có tình trạng cuốn mũi bình thường.
Mỏm móc có tỷ lệ niêm mạc xung huyết phù nề và tỷ lệ bình thường
chiếm tỷ lệ cao (50% và 45,2%). Tỷ lệ đối tượng có mỏm móc quá phát rất
thấp (4,8%), không có trường hợp nào có mỏm móc đảo chiều.
Hầu hết các đối tượng đều có tình trạng bóng sàng bình thường (95,2%).
Chỉ có rất ít trường hợp niêm mạc bóng sàng xung huyết phù nề (4,8%).
Bảng 3.12. Dịch mủ ngách mũi
Ngách mũi giữa Ngách bướm sàng
N=41 N=27
n (%) n (%)
Mủ nhầy đục 10 (24,4) 6 (22,2)
Mủ đặc vàng/ xanh/ trắng 31 (75,6) 21 (77,8)
Nhận xét:
Trong 41 trường hợp có dịch ngách mũi giữa, đa số là mủ đặc vàng/ xanh/
trắng (75,6%). Còn lại là các trường hợp có mủ nhầy đục.
Trong 27 trường hợp có dịch ngách bướm sàng, tỷ lệ mủ đặc vàng/ xanh/
trắng cũng chiếm phần lớn (77,8%). Tỷ lệ mủ nhầy đục thấp (22,2%).
Bảng 3.13. Tình trạng vách ngăn (n=42)
n %
Bình thường 41 97,6
Mào, vẹo 1 2,4
Nhận xét:
Hầu hết các trường hợp tình trạng vách ngăn bình thường (97,6%). Chỉ có
1 trường hợp có mào, vẹo vách ngăn.
51

3.4. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ


Bảng 3.14. Kết quả nuôi cấy (n=42)
n %
Âm tính 19 45,2
Dương tính 23 54,8
1 chủng 23 100
2 chủng 0 0
Nhận xét:
Đối tượng nghiên cứu có kết quả nuôi cấy dương tính chiếm ưu thế hơn
(54,8%). Tất cả đều chỉ có 1 chủng duy nhất (100%). Không có trường hợp có
kết quả cấy 2 vi khuẩn.
70
65,2%

60

50

40

30

20 17,4%
13%
10
4,3%
0
0

Biểu đồ 3.4: Kết quả vi khuẩn nuôi cấy (n=23)


Nhận xét:
Streptococcus Pneumoniae, Heamophilus Influenzae và Moraxella
Catarrhalis là 3 vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao, trong đó S. Pneumoniae có tỷ lệ
52

cao nhất (65,2%). Chỉ có 1 trường hợp có Streptococcus Pyogenes, không có


trường hợp nào có Staphylococcus aureus.
Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của Heamophilus Influenzae (n=4)
Nhạy Trung
Kháng
Tên kháng sinh cảm gian
n (%)
n (%) n (%)
Ampicillin 0 1 (25%) 3 (75%)
Ampicillin+Sulbactam 0 1 (25%) 3 (75%)
Amoxicillin+A.clavulani
3 (75%) 1 (25%) 0
c
Piperacillin+Tazobactam 4 (100) 0 0
Cefepime 4 (100) 0 0
Ceftazidime 3 (75%) 1 (25%) 0
Ceftriaxone 4 (100) 0 0
Cefotaxime 3 (75%) 1 (25%) 0
Cefuroxime 0 0 4 (100)
Azithromycin 3 (75%) 1 (25%) 0
Imipenem 4 (100) 0 0
Meropenem 4 (100) 0 0
Ciprofloxacin 4 (100) 0 0
Co-trimoxazol 0 1 (25%) 3 (75%)
Nhận xét:
H. influenzea nhạy cảm với kháng sinh nhóm quinolon như ciprofloxacin
(100,0%) và một số kháng sinh nhóm β-lactam: Piperacillin + Tazobactam,
Cefepime, Ceftriaxone, Imipenem và Meropenem (100,0%). Kháng nhiều
nhất với cefuroxime (100,0%).
53

Bảng 3.16. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus Pneumoniae (n=15)
Nhạy cảm Trung gian Kháng
Tên kháng sinh
n (%) n (%) n (%)
Azithromycin 3 (20) 0 12 (80)
Benzylpenicillin 0 4 (26,7) 11 (73,3)
Cefotaxime 12 (80) 1 (6,7) 2 (13,3)
Ceftriaxone 13 (86,6) 1 (16,7) 1 (16,7)
Chloramphenicol 2 (13,3) 2 (6,7) 11 (73,3)
Clarithromycin 3 (20) 0 12 (80)
Clindamycin 1 (6,7) 3 (20) 11 (73,3)
Doxycycline 5 (33,3) 2 (13,3) 8 (53,4)
Erythromycin 0 0 15 (100)
Levofloxacin 15 (100) 0 0
Linezolid 15 (100) 0 0
Moxifloxacin 15 (100) 0 0
Rifampicin 2 (13,3) 5 (33,3) 8 (53,4)
Tetracycline 7 (46.7) 2 (13,3) 6 (40)
Tigecycline 15 (100) 0 0
Trimethoprim/Sulfamethoxazole 0 4 (26,7) 11 (73,3)
Vancomycin 15 (100) 0 0
Nhận xét:
S. pneumoniae nhạy cảm 100% với Levofloxacin, Moxifloxacin,
Tigecycline, Vancomycin, Linezolid. Kháng nhiều với Erythromycin,
Clarithromycin, Azithromycin.
54

Bảng 3.17. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus Pyogenes (n=1)
Nhạy cảm Trung gian Kháng
Tên kháng sinh
n (%) n (%) n (%)
Amoxicillin 1 (100) 0 0
Amoxicillin/A.clavulanic 1 (100) 0 0
Ampicillin 1 (100) 0 0
Ampicillin/Sulbactam 1 (100) 0 0
Azithromycin 1 (100) 0 0
Benzylpenicillin 1 (100) 0 0
Cefazolin 1 (100) 0 0
Cefepime 1 (100) 0 0
Cefotaxime 1 (100) 0 0
Ceftizoxime 1 (100) 0 0
Ceftriaxone 1 (100) 0 0
Cefuroxime 1 (100) 0 0
Chloramphenicol 1 (100) 0 0
Clarithromycin 1 (100) 0 0
Clindamycin 1 (100) 0 0
Erythromycin 1 (100) 0 0
Imipenem 1 (100) 0 0
Levofloxacin 1 (100) 0 0
Linezolid 1 (100) 0 0
Meropenem 1 (100) 0 0
Moxifloxacin 1 (100) 0 0
Tetracycline 0 0 1 (100)
Tigecycline 1 (100) 0 0
Trimethoprim/Sulfamethoxazole 1 (100) 0 0
Vancomycin 1 (100) 0 0

Nhận xét:
55

Streptococcus Pyogenes nhạy hoàn toàn với hầu hết nhóm kháng sinh, chỉ
kháng với Tetracycline.
Bảng 3.18. Kết quả kháng sinh đồ của Moraxella Catarrhalis (n=3)
Tên kháng sinh Nhạy cảm Trung gian Kháng
n (%) n (%) n (%)

Ampicillin 1 (33,33) 1 (33,33) 1 (33,33)


Ampicillin+Sulbactam 2 (66,67) 0 1 (33,33)
Amoxicillin+A.clavulanic 3 (100) 0 0
Piperacillin+Tazobactam 3 (100) 0 0
Cefepime 3 (100) 0 0
Ceftazidime 2 (66,67) 1 (33,33) 0
Ceftriaxone 2 (66,67) 1 (33,33) 0
Cefotaxime 2 (66,67) 1 (33,33) 0
Cefuroxime 2 (66,67) 0 1 (33,33)
Azithromycin 1 (33,33) 0 2 (66,67)
Imipenem 3 (100) 0 0
Meropenem 3 (100) 0 0
Ciprofloxacin 3 (100) 0 0
Co-trimoxazol 1 (33,33) 0 2 (66,67)
Nhận xét:
M. catarrhalis nhạy cảm cao với khá nhiều kháng sinh, bao gồm:
Amoxcillin + Acid clavulanic, Piperacillin + Tazobactam, Cefepime,
Imipenem, Meropenem, Ciprofloxacin. Kháng nhiều nhất với Trimethoprim +
Sulfamethoxazole và Azithromycin.

3.5. ĐẶC ĐIỂM DỊCH MỦ TRÊN NỘI SOI Ở CÁC LOẠI VI KHUẨN
56

Bảng 3.19. Đặc điểm dịch mủ của từng loại vi khuẩn
H.I S.P S.Py M.C
n (%) n (%) n (%) n (%)
1 (33,3)
Mủ nhầy đục 1 (25) 4 (26,7) 0

2 (66,7)
Mủ đặc vàng/ xanh/ trắng 3 (75) 11 (73,3) 1 (100)

Tổng 4 (100) 15 (100) 1 (100) 3 (100)


P = 0,855

Nhận xét:
Trong từng nhóm vi khuẩn, đa số dịch mủ đặc vàng/ xanh/ trắng. Tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,855 > 0,05.
Như vậy khó có thể phân biệt các nhóm vi khuẩn nếu chỉ dựa vào đặc
điểm dịch mủ trên nội soi.
57

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG, LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI CỦA VIÊM MŨI
XOANG CẤP Ở TRẺ EM
4.1.1 Giới
Trong số 42 bệnh nhân nghiên cứu, nam chiếm 26/42 (61,9%), nữ chiếm
16/42 (38,1%), tỷ lệ nam : nữ là 1,6:1. Kết quả này tương tự nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Bích Hường năm 2011 với tỉ lệ nam 62,5%, nữ 37,5%
[12]; Fuji và cộng sự năm 2016 với tỉ lệ nam 63,2%, nữ 36,8% [42]. Tỉ lệ
nam/nữ trong nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Bích Thủy
năm 2012 với nam 53,63%, nữ 46,37%. Trong phần lớn các nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước cũng như y văn trên thế giới đều không nêu
lên sự khác nhau về giới.
4.1.2. Tuổi
Về tuổi, các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được chia theo 2 nhóm
tuổi. Nhóm tuổi 0-5 chiếm tỷ lệ 66,7% cao hơn nhóm tuổi 5-15 có tỷ lệ
33,3%. Vậy đa phần bệnh nhân ở lứa tuổi học mầm non, nguyên nhân có thể
do nhóm tuổi này thường học bán trú, sinh hoạt cùng nhau tại lớp học nên
tăng khả năng lây bệnh nhau; ngoài ra ở lứa tuổi này hay bị viêm VA quá
phát, đó cũng là nguyên nhân hay gặp gây viêm mũi xoang. Nhóm tuối 5-15,
bệnh nhân có hệ miễn dịch hoàn thiện hơn, ý thức vệ sinh phòng bệnh tốt hơn
nên tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
4.1.3. Thời gian mắc bệnh
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mắc bệnh được chia
thành 3 nhóm. Thời gian mắc bệnh cao nhất ở nhóm 0-4 tuần có 27/42 BN
58

chiếm 64,3%, nhóm 5-8 tuần có 13/42 BN chiếm 30,9%, nhóm 9-12 tuần có
2/42 BN chiếm tỉ lệ thấp nhất 4,8%.
Sự khác biệt này có thể do ngày nay mọi người đã có nhiều kiến thức về
bệnh tật hơn, vì vậy việc khám chữa bệnh khi có những triệu chứng ban đầu
và khám chữa bệnh đúng chuyên khoa nên tình trạng bệnh có thời gian mắc
thấp hơn nhiều so với trước kia.
4.1.4. Tiền sử bản thân
Trong số 42 bệnh nhân tham gia nghiên cứu thì có 25/42 bệnh nhân có
tiền sử dị ứng thời tiết chiểm tỷ lệ cao nhất 59,5%. Tiền sử dị ứng thức ăn
chiếm 4,8%; tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh toàn thân và tiền sử hen chiếm
2,4%. Điều này cho chúng ta thấy được sự liên quan của yếu tố dị ứng với
bệnh viêm mũi xoang cấp, nó là nguyên nhân chính gây ra viêm nhiễm vùng
mũi họng và gây nên tình trạng viêm mũi xoang trẻ em.
4.1.5. Lý do khám bệnh
Tìm hiểu lý do khó chịu nhất khiến BN phải đi khám bệnh, chúng tôi thấy
triệu chứng ngạt mũi và chảy mũi là hai triệu chứng khó chịu nhất khiến bệnh
nhân đến khám, trong đó ngạt mũi có 25/42 BN chiếm 59,5%, chảy mũi có
38/42 BN chiếm 90,5%. Đây là hai triệu chứng chính nổi bật nhất và thường
gặp nhất trong bệnh VMX trẻ em. Ngoài ra sốt và ho cũng chiếm tỷ lệ cao
trong nhóm nghiên cứu, có 22/42 BN sốt chiếm 52,4%, có 9/42 BN ho chiếm
21,4%. Có 1 trường hợp đến khám vì chảy mủ tai, đây là biến chứng của viêm
mũi xoang gây ra.
Các lý do đau nhức sọ mặt hay rối loạn ngửi thường không điển hình ở
viêm mũi xoang trẻ em nên đây thường không phải là lý do để bệnh nhân đến
khám.
59

4.1.6. Triệu chứng cơ năng chính


Ngạt mũi, chảy mũi là hai triệu chứng chính của viêm mũi xoang cấp tính
ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy triệu chứng ngạt mũi và chảy mũi
chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, tương ứng là 71,4% và 95,2%. Kết
quả này gần tương tự nghiên cứu của tác giả Võ Thanh Quang (97,62% và
96,83%) [43].
4.1.6.1. Triệu chứng chảy mũi
Chảy mũi là triệu chứng rất đặc trưng và gây nhiều khó chịu cho bệnh
nhân. Về tính chất dịch được chia thành 4 nhóm đó là dịch nhầy đục, trắng,
vàng, xanh. Về vị trí chảy dịch mũi được chia ra 3 nhóm là chảy dịch mũi
trước, mũi sau, chảy dịch cả mũi trước và mũi sau. Về kiểu chảy mũi phân ra
làm 2 loại: chảy 1 bên và chảy 2 bên.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 40/42 BN chảy dịch mũi chiếm
95,2%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Wald năm 1981 (76,7%) [5],
Nguyễn Thị Bích Hường năm 2011 (100%) [12], Trương Xuân Bang năm
2017 (98,8%) [38].
Tất cả 40 trường hợp chảy mũi đều là chảy 2 bên chiếm 100%. Điều này
phù hợp với viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn. Còn chảy mũi 1 bên thường
gặp ở các trường hợp viêm mũi xoang có nguyên nhân do răng, do polyp, do
chấn thương, do nấm, do dị vật hoặc do u. Trong nghiên cứu của chúng tôi
không gặp những bệnh nhân này.
Vị trí chảy mũi hay gặp là chảy mũi cả trước và sau chiếm 72,5%, chảy
mũi trước chiếm 20%, còn chảy mũi sau chiếm tỉ lệ ít nhất 7,5%. Vì vậy,
trong viêm mũi xoang tình trạng viêm cả xoang trước và xoang sau gặp nhiều
hơn là viêm từng vị trí của xoang.
Về tính chất mủ hay gặp là mủ đặc xanh (37,5%), mủ đặc trắng (32,5%),
mủ nhầy đục (25%), mủ đặc vàng (5%). Kết quả này tương tự nghiên cứu của
60

Trương Xuân Bang năm 2017 với 73,8% dịch ngách mũi giữa là dịch mủ, số
còn lại là dịch nhầy đục [38]. Theo chúng tôi, tính chất chảy mũi là một triệu
chứng quan trọng không những có giá trị trong chẩn đoán bệnh mà còn có giá
trị trong việc đánh giá mức độ viêm mũi xoang, trên những bệnh nhân có dịch
đặc trắng hoặc màu vàng xanh thì bao giờ các triệu chứng khác đi kèm theo
cũng nhiều hơn và nặng nề hơn.
4.1.6.2. Triệu chứng ngạt mũi
Ngạt tắc mũi tuy là một dấu hiệu chủ quan nhưng có thể xác định và đánh
giá được thông qua thăm khám, là triệu chứng hay gặp trong VMX nên rất có
giá trị trong chẩn đoán. Hơn nữa ngạt tắc mũi ở mũi gây nên vòng xoắn bệnh
lý và làm tăng, nặng lên các triệu chứng khác. Trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi có 30/42 BN ngạt mũi chiếm 71,4%. Kết quả này cũng tương tự
nghiên cứu của Trương Xuân Bang năm 2017 với tỉ lệ bệnh nhân ngạt mũi là
82,6% [38].
Ngạt mũi được chia thành 2 mức độ: hoàn toàn và không hoàn toàn.
Trong đó ngạt mũi hoàn toàn có 8/30 BN chiếm 26,7%, ngạt mũi mũi không
hoàn toàn có 22/30 BN chiếm 73,3%. Ngạt mũi liên tục có 9/30 BN, chiếm tỷ
lệ 30%. Bệnh nhân ngạt mũi từng lúc có 21/30 BN chiếm 70%. Ngạt mũi 1
bên có 7/30 BN chiếm 23,3%. Ngạt 2 bên là chủ yếu, có 23 BN chiếm 76,7%.
4.1.7.Ho
Ho có 32/42 BN chiếm 76,2%. Trong đó, đa số bệnh nhân là ho có đờm,
chiếm 65,6%. Ho là một trong những triệu chứng hay gặp trong viêm xoang ở
trẻ em, do dịch viêm từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho.
4.1.8. Đau nhức sọ mặt
Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đau nhức vùng sọ mặt có tỉ lệ
không cao 2/42 bệnh nhân chiếm 4,8%.
61

Đau nhức sọ mặt là do dịch mủ ứ đọng trong xoang làm tăng áp lực trong
xoang, gây đau nhức tương ứng với các vị trí của xoang. Tuy nhiên đau nhức
vùng sọ mặt là triệu chứng chủ quan của người bệnh, không đặc hiệu và có
thể gặp ở nhiều bệnh khác nhau.
4.1.9. Triệu chứng cơ năng khác
Triệu chứng cơ năng khác trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ
cao nhất là hắt hơi/ ngứa mũi có 31/42 BN, chiếm tỉ lệ 73,8%. Điều này
phản ánh tình trạng dị ứng của bệnh nhân.
Các triệu chứng khác như: Sốt có 22/42 BN chiếm 52,4%, hơi
thở hôi chiếm 7,1%, rối loạn ngửi chiếm 11,9%.
Chảy tai/ ù tai/ đau tai có 6/42 BN chiếm 14,3%, buồn nôn/ nôn có 2/42
BN chiếm 4,8% điều này phản ánh viêm mũi xoang ảnh hưởng tới cơ quan kế
cận.
Rối loạn giấc ngủ/ ngủ ngáy có 4/42 BN, chiếm 9,5%, triệu chứng này
thường gặp ở những bệnh nhân có VA hay Amydal quá phát. Đây cũng là
nguyên nhân hay gặp gây viêm mũi xoang trẻ em.
4.1.10. Bệnh lý cơ quan lân cận
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 30/42 bệnh nhân chiếm 71,4% bệnh
nhân có kèm theo bệnh lý cơ quan lân cận. Viêm mũi xoang cấp có liên quan
tới bệnh lý ở một số cơ quan kế cận, đó có thể là nguyên nhân hay hậu quả
của bệnh.
Trong đó hay gặp là viêm họng –amydal (43,3%), trong VMX dịch mủ
chảy từ ngách mũi ra cửa mũi sau xuống họng, gây nên tình trạng viêm họng-
Amydan tái diễn nếu trong trường hợp viêm mũi xoang không được điều trị
hiệu quả. Mặt khác viêm họng-amydal không điều trị hiệu quả cũng là
nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi xoang do niêm mạc mũi họng có
tính liên tục với nhau.
62

Theo nhiều tác giả, viêm VA gây nên cản trở cơ học khiến dịch mũi xoang
không lưu thông được, gây nên tình trạng ứ đọng dịch, dẫn tới viêm mũi
xoang trẻ em [44]. Trong nghiên cứu này tỉ lệ VA quá phát khá cao chiếm
33,3%, thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Bích Thủy năm 2012 với viêm
VA chiếm tỉ lệ 56,1%.
Ngoài ra, trong nghiên cứu có 6/30 bệnh nhân chiếm 20% bị viêm tai giữa,
có 1/30 bệnh nhân chiếm 3,4% bị viêm phế quản. Hai bệnh lý nay thường là
biến chứng của viêm mũi xoang. Dịch mũi xoang chảy xuống thành sau họng,
xuống thanh quản gây nên tình trạng viêm thanh quản, nặng hơn là tình trạng
viêm phế quản hoặc dịch mũi xoang theo đường vòi nhĩ lên tai giữa gây nên
viêm tai giữa.
4.1.11. Tình trạng chung của hốc mũi
Triệu chứng thực thể về tình trạng chung của hốc mũi được đánh giá bởi
các triệu chứng: phù nề niêm mạc, dịch ở ngách mũi, dịch mủ sàn mũi và dị
hình vách ngăn.
Trong nghiên cứu cho thấy tình trạng phù nề niêm mạc hốc mũi có 40/42
BN chiếm 95,2%. Tình trạng phù nề niêm mạc hốc mũi do viêm nhiễm lâu
ngày sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động lông chuyển và ảnh hưởng đến quá trình
thanh thải của niêm mạc mũi xoang.
Dịch mủ sàn mũi, dịch mủ ngách mũi giữa, dịch mủ ngách bướm sàng lần
lượt là 100%, 97,6% và 64,3%. Trong nghiên cứu này, hầu hết đối tượng có
triệu chứng chảy mũi. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi trẻ nhỏ, thường chưa biết cách
xì mũi, do vậy trên nội soi tất cả các bệnh nhân đều có ứ đọng dịch mũi, từ đó
làm nặng thêm tình trạng viêm phù nề niêm mạc. Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hường năm 2012 với ứ đọng dịch mủ
chiếm tỉ lệ 100% ở nhóm tuổi 5-10; 98,25% ở nhóm tuổi 11-15 [12]; Phạm
63

Thùy Linh (2020) với tỉ lệ phù nề niêm mạc mũi, dịch mủ sàn mũi, dịch mủ
ngách mũi giữa lần lượt là 100%, 100% và 98,5% [45].
4.1.12. Các cấu trúc khác trong hốc mũi
Cuốn mũi giữa:
Tất cả những thay đổi của cuốn giữa như thoái hoá niêm mạc, dị hình cuốn
giữa đều tiềm ẩn khả năng gây cản trở dẫn lưu niêm dịch, dẫn đến ứ đọng
dịch trong xoang.
Tình trạng cuốn mũi giữa trong 42 BN nghiên cứu của chúng tôi có 35/42
BN niêm mạc xung huyết phù nề chiếm 83,3%, cuốn giữa quá phát có 5/42
BN chiếm 11,9% , đảo chiều có 2/42 BN chiếm 4,8%.
Cuốn mũi dưới:
Tình trạng cuốn mũi dưới trong nhóm nghiên cứu có 28/42 BN có niêm
mạc xung huyết phù nề chiếm 66,7%. Cuốn mũi dưới quá phát có 14/42 BN
chiếm tỷ lệ là 33,3%. Khi cuốn dưới quá phát, xung huyết phù nề sẽ làm cản
trở quá trình dẫn lưu dịch mũi ra cửa mũi trước và cửa mũi sau làm nặng thêm
tình trạng viêm xoang.
Bóng sàng:
Trong nhóm nghiên cứu cho thấy, không có trường hợp nào bóng sàng quá
phát, bóng sàng bình thường có 40/42 BN chiếm 95,2%, có 2/42 BN có bóng
sàng xung huyết, phù nề chiếm 4,8%.
Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu có bóng sàng bình thường. Bóng
sàng và mỏm móc là hai cấu trúc nằm trong khe giữa đóng vai trò quan trọng
trong vấn đề dẫn lưu của khe giữa, do đó khi niêm mạc mỏm móc và bóng
sàng phù nề sẽ gây bít lấp khe giữa và cản trở dẫn lưu của các xoang trước
làm cho vấn đề điều trị trở nên khó khăn.
64

Mỏm móc:
Trong số bệnh nhân nghiên cứu, niêm mạc mỏm móc phù nề xung huyết
có 19/42 BN chiếm 45,2%. Mỏm móc quá phát có 2/42 BN chiếm tỷ lệ 4,8%,
có 21/42 BN có mỏm móc bình thường chiếm 50%.
Mỏm móc quá phát, niêm mạc phù nề xung huyết làm bít lấp khe giữa và
chèn ép vào cuốn giữa làm bít lấp phức hợp lỗ nghách gây cản trở dẫn lưu
dịch khe giữa, gây nên viêm mũi xoang.
4.1.13. Tình trạng dịch mủ ngách mũi
Ngách mũi giữa và ngách bướm sàng là hai vị trí dễ quan sát trên nội soi,
để đánh giá tình trạng viêm mũi xoang của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi đánh giá về tính chất dịch mủ ở ngách mũi giữa và ngách bướm
sàng, điều này sẽ nói lên được tình trạng viêm mũi xoang của bệnh nhân cũng
như định hướng trong việc điều trị được hiệu quả cao.
Trong nhóm nghiên cứu, có 41/42 BN đều có dịch mủ ở ngách mũi giữa
chiếm 97,6%, có 27/42 BN chiếm 64,3% có dịch mủ ở ngách bướm sàng.
Kết quả cho thấy chủ yếu là mủ đặc trắng/ vàng/ xanh là chủ yếu chiếm
75,6% ở ngách mũi giữa và 77,8% ở ngách bướm sàng. Mủ chảy thành dòng
ra từ lỗ thông xoang hàm, và dọc ngách bướm sàng có nhiều trường hợp mủ
nhiều chảy đầy hết toàn bộ ngách giữa tràn ra toàn bộ hốc mũi, chảy ra cửa
mũi trước lẫn cửa mũi sau.
Dịch mủ nhầy đục chiếm tỷ lệ thấp hơn, ở ngách mũi giữa có 10/41 BN
chiếm 24,4%, ngách bướm sàng có 6/27 BN chiếm 22,2%.
Tính chất dịch mủ ở khe mũi giữa và khe bướm sàng gần tương xứng với
nhau. Tính chất dịch mủ trong ngách mũi luôn đi kèm với các triệu chứng lâm
sàng như ngạt tắc mũi, đau nhức sọ mặt, rối loạn ngửi. Điều này giúp bác sỹ
lâm sàng định hướng cho điều trị.
65

4.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ:


4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn:
Trong số 42 BN nghiên cứu được nuôi cấy vi khuẩn thì có 23/42 bệnh
phẩm có vi khuẩn mọc chiếm 54,8%. Tất cả các bệnh phẩm đều có kết quả
nuôi cấy vi khuẩn chỉ có 1 chủng mọc. Kết quả này tương tự với nghiên cứu
của Wald năm 1981 (72% mẫu nuôi cấy cho kết quả dương tính) [5], Trương
Xuân Bang năm 2017 (tỉ lệ nuôi cấy dương tính 63,9%) [38], Sawada năm
2021 (dương tính 68%) [46] và cao hơn một số nghiên cứu của các tác giả
khác: Lê Công Định (tỉ lệ dương tính 48,3%) [9], Nguyễn Thị Bích Hường (tỉ
lệ dương tính 45,8%) [12]. Sự khác nhau này có thể do các đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu cũng như thời gian mắc bệnh khác nhau giữa các nghiên
cứu. Các mẫu nghiên cứu âm tính có thể do một số vi khuẩn kó nuôi cấy và
các vi khuẩn kỵ khí mà nghiên cứu này chưa nuôi cấy được.
4.2.2. Kết quả vi khuẩn nuôi cấy
Phân lập được 4 loài vi khuẩn, trong đó 3 vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất là:
S. pneumoniae (65,2%), H. influenzae (17,4%), M. catarrhalis (13%). Chỉ có
1 trường hợp là S. pyogenes (4,3%). Theo Leung, H. influenzae, S.
pneumoniae và M. catarrhalis là những tác nhân gây bệnh chính trong viêm
mũi xoang cấp không biến chứng ở trẻ em khỏe mạnh [47].
Nghiên cứu của Wald năm 1981 cho kết quả: S. pneumoniae chiếm 50%,
H. influenzae 32,4%, M. catarrhalis 26,5% [5].
Theo nghiên cứu của Lê Công Định (1993) có S. pneumoniae gặp nhiều
nhất với tỉ lệ 37,5% [9].
Theo nghiên cứu của Nhan Trừng Sơn (1996-1997) vi khuẩn hay gặp nhất
là H. influenzae chiếm 35,36% [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hường (2011), vi khuẩn hay gặp nhất
là S. aureus chiếm 36% [12].
66

Brook (2011) nhận định đa số viêm mũi xoang là do vi rút, sau đó là


nhiễm khuẩn thứ phát và các chủng hay gặp là S. pneumoniae, H. influenzae,
M. catarrhalis, S. aureus [48].
Lin (2012) nghiên cứu 69 trẻ viêm mũi xoang cấp nhận thấy các vi khuẩn
hay gặp nhất là: S. pneumoniae (29,0%), H. influenzae (20,3%), M.
catarrhalis (17,4%) [49].
Nghiên cứu của Fuji và cộng sự năm 2016 cho thấy 3 loại vi khuẩn chiếm
88% các trường hợp nuôi cấy dương tính là: M. catarrhalis (35,0%), H.
influenzae (34,4%), S. pneumoniae (18,5%) [42].
Theo nghiên cứu của Trương Xuân Bang năm 2017, H. influenzae chiếm
tỷ lệ cao nhất với 48,3%, S. aureus chiếm 23,2%, P. aeruginosa chiếm
12,5%, M. catarrhalis và S. epimidis chiếm tỉ lệ 7,1% [38].
Dennison (2021), S. pyogenes chiếm tỷ lệ cao nhất với 11,6%, tiếp đến là
H. influenzae chiếm 10,8% [50].
Như vậy, kết quả nuôi cấy vi khuẩn có sự khác nhau giữa các nghiên
cứu cả về các loài vi khuẩn cũng như tỉ lệ của từng loài, có thể do các nghiên
cứu khác nhau về thời gian, địa điểm thực hiện nghiên cứu, cỡ mẫu cũng như
phương pháp thu thập bệnh phẩm. Theo thời gian, vi khuẩn có những sự biến
đổi do chúng có gen tự đề kháng và do sử dụng kháng sinh không đúng cách
của con người tạo ra, đồng thời ở những vùng địa dư khác nhau đặc điểm vi
khuẩn cũng khác nhau. Nhìn chung, 3 loài vi khuẩn gặp nhiều nhất trong các
nghiên cứu là S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis [51] [52].
4.2.3. Kết quả kháng sinh đồ của một số vi khuẩn
4.2.3.1. Hemophilus influenza (n=4):
Nghiên cứu này cho thấy H. influenzea không còn nhạy cảm với
ampicilline, ampicilline + sulbactam và co-trimoxazole với 75% kháng và
25% ở mức trung gian. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Lin năm
67

2012 (chỉ 28,6% H. influenzea nhạy với ampicillin) [49]; Ya-Li năm 2021, tỷ
lệ kháng kháng sinh của H. influenzae là 80% đối với ampicillin, 18% đối với
amoxicillin – clavulanate và 11% đối với cephalosporin thế hệ thứ hai hoặc
thứ ba [53].
Với amoxcillin + axít clavulanic, độ nhạy cảm với H. influenzea là 75%.
Theo nghiên cứu của Trương Xuân Bang (2017), H. influenzea nhạy cảm thấp
với amoxcillin + axít clavulanic (3,7%) và chủ yếu ở mức độ trung gian
(66,7%) [38]. Sự khác nhau có thể do tùy theo đặc điểm địa lý từng vùng và
số lần sử dụng kháng sinh nên tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng khác
nhau.
Với kháng sinh nhóm macrolid như azithromycin, H. influenzea còn khá
nhạy cảm (75%). Do vậy, đây cũng là nhóm kháng sinh có thể lựa chọn để
điều trị viêm mũi xoang cấp ở trẻ em. H. influenzea kháng 100,0% với
cefuroxime. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trương Xuân Bang
năm 2012 cho thấy H. influenzea kháng 96,3% với cefuroxime [38]. Có thể lý
giải điều này do cefuroxime hay được sử dụng trong điều trị các bệnh lý
nhiễm trùng ở trẻ em bởi đây là một kháng sinh sẵn có và tiện dụng với nhiều
dạng bào chế phù hợp cho trẻ nhỏ.
Với các kháng sinh ít được sử dụng, H. influenzea còn nhạy cảm hoàn
toàn, bao gồm kháng sinh nhóm quinolon như ciprofloxacin với 100,0% nhạy
cảm và một số kháng sinh nhóm β-lactam: piperacillin + tazobactam,
cefepime, ceftazidime, ceftriaxone, cefotaxime, imipenem, meropenem. Kết
quả này tương tự với nghiên cứu của Salm năm 2008 (H. influenzea nhạy với
levofloxacin và quinolon hô hấp khác gần 100,0%) [54], Trương Xuân Bang
năm 2017, H. influenzea nhạy cảm 100% với ciprofloxacin [38]. Như vậy,
trong trường hợp viêm mũi xoang cấp không đáp ứng với các kháng sinh
68

thông thường ở trẻ em, chúng ta có thể sử dụng một số kháng sinh nhóm β-
lactam và nhóm quinolon như trên.
4.2.3.2. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pneumoniae (n=15):
Trong nghiên cứu này, S. pneumoniae có tỉ lệ đề kháng cao với
Benzylpenicillin, chloramphenicol, clindamycin, trimethoprim/
sulfamethoxazole (73,3%). Theo nghiên cứu của Critchley (2007) có 62,1%
S. pneumoniae nhạy cảm với penicillin [33], nghiên cứu của Lin (2012) chỉ
30% S. pneumoniae nhạy với penicillin [49]. Điều này cho thấy theo thời
gian, S. pneumoniae đã giảm dần độ nhạy cảm với penicillin.
S. pneumoniae còn tương đối nhạy cảm với các kháng sinh cefotaxime,
ceftriaxone (80% và 86,6%). Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của
Phạm Thùy Linh (2020) với S. pneumoniae nhạy cảm cefotaxime và
ceftriaxone 66,7% [45]. Các nghiên cứu trước đây có tỉ lệ nhạy cảm
ceftriaxone cao hơn như nghiên cứu của Salm năm 2008 nhạy cảm là 96,6%
[54].
Với kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin, azithromycin,
erythromycin), S. pneumoniae chỉ còn nhạy cảm rất thấp từ 0-20%. Tương tự
như nghiên cứu của Trương Xuân Bang năm 2017 là 14,3% [38]. Tỉ lệ nhạy
cảm thấp với macrolid có thể do đây là một nhóm kháng sinh hay dùng ở trẻ
em, không chỉ để điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng mà còn dùng trong điều trị
các bệnh lý nhi khoa khác. Tuy nhiên, S. pneumoniae còn nhạy cảm hoàn
toàn với các kháng sinh ít sử dụng bao gồm: levofloxacin, moxifloxacin,
tigecycline, vancomycin và linezolid. Kết quả này tương tự với nghiên cứu
của Critchley năm 2007, S. pneumoniae nhạy cảm với levofloxacin 98% [33].
Theo Wald, Linezolid có hoạt tính tuyệt vời chống lại tất cả các S.
pneumoniae, kể cả các chủng kháng penicillin, nhưng không có hoạt tính
chống lại H influenzae và M catarrhalis [26].
69

4.2.3.3. Kết quả kháng sinh đồ của Moraxella catarrhalis (n=3)


Trong nghiên cứu này, M. catarrhalis nhạy cảm cao với amoxcillin +
axít clavulanic và piperacillin + tazobactam với tỉ lệ là 100,0%. Kết quả này
tương tự như nghiên cứu của Trương Xuân Bang (2017), M. catarrhalis nhạy
cảm 100,0% với amoxcillin + axít clavulanic. M. catarrhalis còn nhạy cảm
100,0% với imipenem, meropenem, cefepime và ciprofloxacin. Kết quả này
tương tự với nghiên cứu của Critchley (2007), M. catarrhalis nhạy cảm cao
nhất với meropenem và sau đó là amoxcillin + axít clavulanic [33]. M.
catarrhalis còn khá nhạy cảm với ceftazidime, ceftriaxone, cefotaxime
(66,67%). Theo nghiên cứu của Trương Xuân Bang (2017), M. catarrhalis
nhạy 100,0% với cefuroxime và ceftriaxone. Như vậy, M. catarrhalis đã giảm
độ nhạy cảm với kháng sinh cephalosporin thế hệ 2, 3.
Với kháng sinh nhóm macrolid độ nhạy cảm của M. catarrhalis cũng
tương đối thấp, chỉ 33,3%. Như vậy, khi điều trị thất bại với kháng sinh
amoxcillin + axít clavulanic, chúng ta nên lựa chọn kháng sinh theo kháng
sinh đồ.
4.2.3.4. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pyogenes (n=1)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, S. pyogenes có 1/23 trường hợp vi
khuẩn mọc chiếm 4,3%. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy S. pyogenes có độ
nhạy cao với nhiều loại kháng sinh. Tuy nhiên vi khuẩn này kháng hoàn toàn
với tetracycline.
4.2.3.5. Mức độ nhạy cảm của một số vi khuẩn hay gặp với các kháng sinh
thường dùng.
Theo hướng dẫn của AAP năm 2013, bác sỹ lâm sàng nên lựa chọn
amoxicillin hoặc amoxcillin + axít clavulanic là kháng sinh đầu tay trong
điều trị viêm mũi xoang cấp ở trẻ em [26]. Trong nghiên cứu này, với kháng
sinh amoxcillin + axít clavulanic, các vi khuẩn đều có sự nhạy cảm khá cao từ
70

75-100%. Như vậy kháng sinh amoxcillin + axít clavulanic vẫn là một lựa
chọn tốt trong điều trị viêm mũi xoang cấp ở trẻ em.
Với kháng sinh cefuroxime, H. influenzea không còn nhạy cảm, M.
catarrhalis nhạy cảm 66,67 %. Do vậy cefuroxime không phải lựa chọn điều
trị phù hợp.
Các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 như ceftriaxone và cefotaxime
còn khá nhạy cảm với hầu hết các chủng vi khuẩn thường gặp: với tỉ lệ nhạy
cảm của H. influenzea là 100% và 75%; S. pneumoniae là 86,6% và 80%, M.
catarrhalis là 66,67%.
Các kháng sinh nhóm β-lactam khác ít sử dụng như: cefepime,
ceftazidime, imipenem, meropenem nhạy cảm cao với các loại vi khuẩn hay
gặp với tỉ lệ từ 66,67% - 100%.
Kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin và azithromycin) không còn
nhạy cảm cao với các vi khuẩn thường gặp. Trimethoprim + sulfamethoxazole
là một kháng sinh có thể sử dụng ở trẻ em, tuy nhiên nó có độ nhạy cảm của
kháng sinh này thấp: 0% với H. influenzea và S. pneumoniae, 33,33% với M.
catarrhalis.
Các vi khuẩn thường gặp còn nhạy cảm cao với kháng sinh nhóm
Quinolon (100,0%).
71

KẾT LUẬN

Đặc điểm chung, lâm sàng và nội soi viêm mũi xoang cấp ở trẻ em
- Viêm mũi xoang cấp tính gặp ở cả nam nhiều hơn nữ (nam 61,9%, nữ
38,1%). Bệnh chủ yếu gặp ở nhóm tuổi 0-5 tuổi (66,7%).
- Thời gian mắc bệnh chủ yếu là dưới 4 tuần chiếm tỷ lệ 64,3%.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thời tiết chiếm tỷ lệ cao 59,5%. Ngoài ra cũng
gặp bệnh nhân có tiền sử dị ứng thức ăn chiếm 4,8% hoặc tiền sử bệnh toàn
thân chiếm tỷ lệ 2,4%.
- Triệu chứng cơ năng quan trọng nhất là chảy mũi chiếm tỷ lệ 95,2% và ngạt
mũi chiếm tỷ lệ 71,4%. Ho cũng gặp với tỷ lệ cao 76,2%, đa số là ho có đờm;
đau nhức sọ mặt chiếm tỉ lệ thấp 4,8%.
- Trong nghiên cứu cho thấy, hầu hết bệnh nhân có biểu hiện phù nề niêm
mạc mũi, dịch mủ sàn mũi và dịch mủ ngách mũi giữa, dịch ở ngách bướm
sàng chiếm tỷ lệ thấp hơn (64,3%). Trong đó, mủ đặc trắng/vàng/xanh ở
ngách mũi chiếm tỷ lệ cao nhất, một số trường hợp có mủ nhầy đục ở ngách
mũi.
- Ngoài bệnh tích dịch mủ ở hốc mũi và các ngách mũi, còn thấy bệnh lý ở
các cơ quan kế cận như: viêm VA quá phát chiếm 33,3%, viêm họng-amydan
chiếm 43,3%, viêm tai giữa chiếm 20%.
Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ
- Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn mọc chiếm 54,8%. Tất cả các bệnh phẩm đều chỉ có
1 chủng vi khuẩn.
- 3 loài vi khuẩn chiếm hay gặp nhất là: S. pneumonia, H. influenza và
M. catarrhalis với tỉ lệ lần lượt là 65,2%; 17,4% và 13%.
72

- Kết quả kháng sinh đồ:


+ Các nhóm kháng sinh ít được chỉ định cho trẻ em có tỉ lệ nhạy cảm
cao: Ciprofloxacin, moxifloxacine và levofloxacine có độ nhạy cảm cao nhất
(100,0%) ở tất cả các nhóm vi khuẩn hay gặp.
+ Với kháng sinh amoxicillin + axít clavulanic các vi khuẩn đều có sự
nhạy cảm khá cao từ 75-100%.
+ Cefuroxime và trimethoprim + sulfamethoxazole có độ nhạy cảm thấp ở
hầu hết các nhóm vi khuẩn
+ Các kháng sinh còn lại có độ nhạy cảm khác nhau ở từng nhóm vi
khuẩn.
- Vì kết quả nuôi cấy vi khuẩn chỉ có 23 trường hợp dương tính nên số liệu
thu được chưa đại diện cho tất cả các trường hợp VMX cấp tính trẻ em. Vi
khuẩn gây bệnh VMX cấp tính trẻ em trong nghiên cứu hay gặp nhất là S.
pneumonia cũng chỉ gặp 15 trường hợp, vì vậy chưa khái quát được vi khuẩn
gây bệnh viêm mũi xoang cũng như độ nhạy – kháng của VK gây bệnh VMX
cấp tính trẻ em đối với kháng sinh hiện nay.
- Như vậy nuôi cấy định danh vi khuẩn trong VMX cấp tính trẻ em cho bác sĩ
lâm sàng định hướng sử dụng kháng sinh thích hợp để điều trị, cần có nghiên
cứu với mẫu lớn hơn sẽ có một cái nhìn toàn diện về vi khuẩn gây bệnh và
cách lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp nhất.
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
I. HÀNH CHÍNH:
Họ và tên: ...............................................................................
Tuổi :......................... Giới: ............................
Địa chỉ:...................................................................................................
Điện thoại liên hệ : ..............................................................................
Thời gian mắc bệnh: ....................................
Lý do đi khám bệnh:
□ Ngạt mũi □ Chảy mũi □ Rối loạn ngửi
□ Đau nhức vùng sọ mặt □ Ho □ Sốt □ Chảy mủ tai
II. TIỀN SỬ.
□ Dị ứng thuốc □ Thức ăn □Thời tiết
□ Bệnh toàn thân □ HC trào ngược
□ Hen phế quản □ Khác: ...............................................
III. TRIỆU CHỨNG.
A. Triệu chứng chính.
1. Ngạt mũi: □ Có □ Không
1.1. Số lượng bên: □ Một bên □ Hai bên
1.2. Tần suất ngạt: □ Từng lúc □ Liên tục
1.3. Tính chất ngạt: □ Ngạt không hoàn toàn □ Ngạt hoàn toàn
2. Chảy mũi : □ Có □ Không
2.1. Số lượng bên: □ Một bên □ Hai bên
2.2. Vị trí chảy mũi: □ Chảy mũi trước □ Chảy mũi sau □ Cả hai
2.3. Tính chất dịch mủ:
□ Nhầy đục □ Mủ đặc trắng
□ Mủ đặc xanh □ Mủ đặc vàng
B. Triệu chứng phụ.
1.Ho : □ Có □ Không
□ Có đờm □ Không đờm
2. Đau nhức sọ mặt :□ Có □ Không □ Không khai thác được
C. Triệu chứng khác :
*Sốt □ Có □ Không
*Rối loạn ngửi : □ Có □ Không
*Hơi thở hôi □ Có □ Không
*Ngứa mũi,hắt hơi : □ Có □ Không
*Chảy tai / ù tai/ đau tai: □ Có □ Không
*Bồn nôn/nôn: □ Có □ Không
*Rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ ngáy :   □ Có □ Không
D. Bệnh lý cơ quan lân cận  : □ Có □ Không
□. Viêm VA quá phát □. Viêm họng – Amydan □. Viêm tai giữa
□. Viêm phế quản
E. Triệu chứng nội soi:
1. Tình trạng chung của hốc mũi:
□ Niêm mạc phù nề □ Dịch mủ ngách mũi giữa
□ Dịch mủ ngách bướm sàng □ Dịch mủ sàn mũi
□ Dị hình vách ngăn
2. Tình trạng niêm mạc mũi:
□ Nhợt màu □ Xung huyết phù nề
3. Ngách mũi giữa:
□ Mủ nhầy đục □ Mủ đặc vàng/ xanh / trắng
4. Ngách bướm sàng:
□ Mủ nhầy đục □ Mủ đặc vàng/ xanh / trắng
5. Cuốn giữa :
□ Bình thường □ N/m xung huyết, phù nề
□ Quá phát □ Đảo chiều
6. Cuốn dưới :
□ Bình thường □ N/m xung huyết, phù nề
□ Quá phát
7. Mỏm móc:
□ Bình thường □ N/m xung huyết, phù nề
□ Quá phát □ Đảo chiều
8. Bóng sàng:
□ Bình thường □ Quá phát
9. Vách ngăn:
□ Bình thường □ Mào,vẹo VN
IV. KẾT QUẢ NUÔI CẤY VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ
1.Nuôi cấy vi khuẩn(+)
1. Streptococcus pneumonia (Phế cầu)
2. Haemophilus influenzae
3. Moraxella catarrhalis
4. Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng)
5. Staphylococcus Pyogenes (Liên cầu)
6. Vi khuẩn khác:…
7. Âm tính
2. Kết quả kháng sinh đồ
1. Ampicillin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
2. Ampicillin + Sulbactam
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
3. Amoxicillin + A.clavulanic
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
4. Piperacillin + Tazobactam
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
5. Cefepime
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
6. Ceftazidime
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
7. Ceftriaxone
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
8. Cefuroxime
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
9. Azithromycin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
10. Imipenem
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
11. Meropenem
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
12. Ciprofloxacin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
13. Co-trimoxazol
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
14. Cefotaxime
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
15. Benzylpenicillin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
16. Cefalothin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
17. Cefazolin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
18. Cefoperazone
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
19. Ceftizoxime
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
20. Clindamycin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
21. Erythromycin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
22. Gentamycin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
23. Levofloxacine
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
24. Linezoid
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
25. Moxifloxacine
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
26. Nitrofurantoin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
27. Oxacillin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
28. Quinupristin/Dalfopristin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
29. Rifampicin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
30. Tetracycline
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
31. Tigecycline
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
32. Trimethoprim/Sulfamethoxazole
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
33. Vancomycin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
34. Chloramphenicol
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
35. Clarithromycin
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng
36. Doxycycline
□ . Nhạy cảm □ . Trung gian □ . Kháng

Người làm bệnh án.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fokkens WJ, Lund VJ, Mullol J. EPOS 2012: European position paper
on rhinosinusitis and nasal polyps 2012. A summary for
otorhinolaryngologists. 50(1):1-12.
2. Jeffrey D Suh, David W Kennedy. Treatment options for chronic
rhinosinusitis. Proceedings of the American Thoracic Society.p. 132-40.
3. Jack M Gwaltney Jr, Barbara A Wiesinger, James T. Clinical infectious
diseases Patrie. Acute community-acquired bacterial sinusitis: the value of
antimicrobial treatment and the natural history. 2004;38(2):227-33.
4. GD Potter, J Bulletin of the New York Academy of Medicine. Sinus
anatomy and pathology. 1981;57(7):591.
5. Ellen R Wald, Gregory J Milmoe, A'Delbert Bowen, Jocyline Ledesma-
Medina, Nan Salamon, Charles D. New England Journal of Medicine
Bluestone. Acute maxillary sinusitis in children. 1981;304(13):749-54.
6. David G Tinkelman, Howard Silk. Clinical and bacteriologic features of
chronic sinusitis in children. American Journal of Diseases of Children.
1989;143(8):938-41.
7. David S Parsons. Chronic sinusitis: a medical or surgical disease?
1996;29(1):1-9.
8. Hassan H Ramadan. Pediatric sinusitis: update. Journal of
otolaryngology. 2005;34.
9. Lê Công Định. Bước đầu tìm hiểu tình hình viêm xoang trẻ em tại viện
Tai Mũi Họng Trung Ương 1987-1993. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú,
Đại học y Hà Nội; 1993.
10. Phạm Tuấn Cảnh. Góp phần tìm hiểu vi khuẩn trong viêm xoang hàm mạn
tính mủ, ứng dụng chẩn đoán và điều trị. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y
Hà Nội; 1995.
11. Nhan Trừng Sơn. Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản y học - Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh; 2008.
12. Nguyễn Thị Bích Hường. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn
trong viêm xoang trẻ em tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Luận văn
thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội; 2012.
13. Lê Văn Lợi. Phẫu thuật nội soi mũi xoang, Nhà xuất bản Y học Hà Nội;
1998.
14. Phạm Kiên Hữu. Phẫu thuật nội soi mũi – xoang qua 213 trường hợp mổ
tại bệnh viện nhân dân Gia Định. Luận án tiến sĩ y học, Đại học y dược TP
Hồ Chí Minh; 2000.
15. Đỗ Xuân Hợp. Giải phẫu Đầu-Mặt-Cổ, NXB Y học Hà Nội; 1995.
16. Rodney P Lusk, Bill McAlister, Fouley. Anatomic variation in pediatric
chronic sinusitis: A CT study. The Otolaryngologic Clinics of North America.
1996;29(1):75-91.
17. Ngô Ngọc Liễn, Võ Thanh Quang. Vai trò của phẫu thuật nội soi mũi
xoang trong một số bệnh lý mũi - xoang. Tạp trí y học Việt Nam. 1999(5):49-
53.
18. William E Bolger, David S Parsons, Clifford A Butzin. Paranasal sinus
bony anatomic variations and mucosal abnormalities: CT analysis for
endoscopic sinus surgery. 1991;101(1):56-64.
19. Y Guerrier, P Rouvier. Anatomie des sinus. 1986;20266:10.
20. Gerald L Klein, Edward Whalen, Roger M Echols, Allen Heyd.
Ciprofloxacin versus cefuroxime axetil in the treatment of adult patients with
acute bacterial sinusitis. Journal of otolaryngology. 1998;27(1):10-6.
21. William J Richtsmeier, C Ron Cannon, Neck Surgery. Endoscopic
management of concha bullosa. Otolaryngology - Head Neck Surgery
1994;110(4):449-54.
22. Nguyễn Tấn Phong. Phẫu thuật nội soi chức năng mũi - xoang. Nhà xuất
bản y học, Hà Nội; 1998.
23. Lyuba Gitman, Maria Peña. Pathogenesis of pediatric rhinosinusitis.
Pediatric Rhinosinusitis: Springer; 2020. p. 17-40.
24. Sun Hee Choi, Eun Jung. The Journal of Pediatrics of Korean Medicine
Park. A Retrospective Study of Chronic Sinusitis in Children Treated by
Korean Medicine-Using Paranasal Sinus Water's View. 2019;33(3):69-81.
25. Ali MS Alshehri, Ohood A Assiri, Afnan MS Alqarni, Muhammed AY
Alkhairi, Mohammed AA Alzahrani, Sarah HA Alshehri, et al. Prevalence
and clinical presentation of sinusitis in pediatric age group in Aseer, Saudi
Arabia. 2021;10(6):2358.
26. Ellen R Wald, Kimberly E Applegate, Clay Bordley, David H Darrow,
Mary P Glode, S Michael Marcy, et al. Clinical practice guideline for the
diagnosis and management of acute bacterial sinusitis in children aged 1 to
18 years. 2013;132(1):e262-e80.
27. Laurie Newton, Amanda Kotowski, Melissa Grinker, Robert.
International journal of pediatric otorhinolaryngology Chun. Diagnosis and
management of pediatric sinusitis: A survey of primary care, otolaryngology
and urgent care providers. 2018;108:163-7.
28. Lê Huy Chính. Vi sinh vật học. Nhà Xuất Bản Y Học; 2013.
29. Nelly Janira Avire, Harriet Whiley, Kirstin. Pathogens Ross. A Review of
Streptococcus pyogenes: Public health risk factors, prevention and control.
2021;10(2):248.
30. D Felmingham, J Washington, Journal of Chemotherapy. Trends in the
antimicrobial susceptibility of bacterial respiratory tract pathogens-findings
of the Alexander Project 1992-1996. Journal of Chemotherapy.
1999;11(sup1):5-21.
31. Centers for Disease Control Prevention. Geographic variation in
penicillin resistance in Streptococcus pneumoniae - selected sites, United
States, 1997. 1999;48(30):656-61.
32. Junichiro Nishi, Masao Yoshinaga, Koichi Tokuda, Kaori Masuda, Ryuji
Masuda, Akira Kamenosono, et al. Oral antimicrobial susceptibilities of
Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, and Moraxella
catarrhalis isolates from Japanese children. International journal of
antimicrobial agents. 2002;20(2):130-5.
33. Ian A Critchley, Steven D Brown, Maria M Traczewski, Glenn S
Tillotson, Nebojsa Janjic. National and regional assessment of antimicrobial
resistance among community-acquired respiratory tract pathogens identified
in a 2005-2006 US Faropenem surveillance study. Antimicrobial agents
chemotherapy. 2007;51(12):4382-9.
34. GV Doern. Trends in antimicrobial susceptibility of bacterial pathogens
of the respiratory tract. The American journal of medicine. 1995;99(6):3S-
7S.
35. Michael R Jacobs, Saralee Bajaksouzian, Anne Zilles, Gengrong Lin,
Glenn A Pankuch, Peter C Appelbaum. Susceptibilities of Streptococcus
pneumoniae and Haemophilus influenzae to 10 oral antimicrobial agents
based on pharmacodynamic parameters: 1997 US surveillance study.
Antimicrobial agents chemotherapy. 1999;43(8):1901-8.
36. Nguyen Quynh Hoa, Nguyen V Trung, Mattias Larsson, Bo Eriksson, Ho
D Phuc, Nguyen TK Chuc, et al. Decreased Streptococcus pneumoniae
susceptibility to oral antibiotics among children in rural Vietnam: a
community study. BMC infectious diseases. 2010;10(1):1-11.
37. PH Van, PT Binh, NHL Minh, I Morrissey, D Torumkuney. Results from
the survey of antibiotic resistance (SOAR) 2009–11 in Vietnam. Journal of
Antimicrobial Chemotherapy. 2016;71(suppl_1):i93-i102.
38. Trương Xuân Bang. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, định danh vi khuẩn
và kháng sinh đồ ở trẻ em viêm mũi xoang cấp tính mủ Đại học Y Hà Nội;
2017.
39. Pham Van Ca. Antibiotic resistance to Haemophilus influenzae for 10
years (1991-2000) in Vietnam. Journal of Preventive Medicine. 2004:54-6.
40. Kenji Gotoh, Liang Qin, Kiwao Watanabe, Dang Duc Anh, Phan Le
Thanh Huong, Nguyen Thi Hien Anh, et al. Prevalence of Haemophilus
influenzae with resistant genes isolated from young children with acute lower
respiratory tract infections in Nha Trang, Vietnam. Journal of infection
chemotherapy. 2008;14(5):349-53.
41. Christopher J Harrison, Charles Woods, Gordon Stout, Brittanie Martin,
Rangaraj Selvarangan. Susceptibilities of Haemophilus influenzae,
Streptococcus pneumoniae, including serotype 19A, and Moraxella
catarrhalis paediatric isolates from 2005 to 2007 to commonly used
antibiotics. Journal of Antimicrobial Chemotherapy. 2009;63(3):511-9.
42. Sayaka Fuji, Sachio Takeno. Clinical Consideration of Isolated Bacteria
in Nasal Discharge Associated with Acute Rhinosinusitis in Children at the
Intermountain Medical Region. Practica oto-rhino-laryngologica Suppl.
2016;145:28-30.
43. Võ Thanh Quang. Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn
tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang. Trường Đại học Y Hà Nội;
2004.
44. Ulku Tuncer, Barlas Aydogan, Levent Soylu, Mustafa Simsek, Cagatay
Akcali, Akif Kucukcan. Chronic rhinosinusitis and adenoid hypertrophy in
children. American journal of otolaryngology. 2004;25(1):5-10.
45. Phạm Thùy Linh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn trong viêm
mũi xoang cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trường đại học y Hà Nội, Hà Nội; 2020.
46. Shoichi Sawada, Shigenor. The Laryngoscope Matsubara. Microbiology
of acute maxillary sinusitis in children. 2021;131(10):E2705-E11.
47. Alexander KC Leung, Kam Lun Hon, Winnie CW. Drugs in Context Chu.
Acute bacterial sinusitis in children: an updated review. 2020;9.
48. Itzhak Brook. Microbiology of sinusitis. Proceedings of the American
thoracic society. 2011;8(1):90-100.
49. Shi-Wei Lin, Yun-Hu Wang, Ming-Yung Lee, Min-Sho Ku, Hai-Lun Sun,
Ko-Hsiu Lu, et al. Clinical spectrum of acute rhinosinusitis among atopic and
nonatopic children in Taiwan. International journal of pediatric
otorhinolaryngology 2012;76(1):70-5.
50. S Hultman Dennison, Olof Hertting, Rutger Bennet, Margareta Eriksson,
Mats Holmström, Lina Schollin Ask, et al. A Swedish population-based study
of complications due to acute rhinosinusitis in children 5–18 years old.
2021;150:110866.
51. Phillip R Purnell, Michele M Carr. Microbiology of pediatric sinusitis.
Pediatric Rhinosinusitis: Springer; 2020. p. 57-69.
52. Gregory P DeMuri, Jens C Eickhoff, James C Gern, Ellen R. Clinical
Infectious Diseases Wald. Clinical and virological characteristics of acute
sinusitis in children. 2019;69(10):1764-70.
53. Ya-Li Hu, Ping-Ing Lee, Po-Ren Hsueh, Chun-Yi Lu, Luan-Yin Chang,
Li-Min Huang, et al. Predominant role of Haemophilus influenzae in the
association of conjunctivitis, acute otitis media and acute bacterial paranasal
sinusitis in children. 2021;11(1):1-6.
54. Daniel F Sahm, Nina P Brown, Deborah C Draghi, Alan T Evangelista, Y
Cheung Yee, Clyde Thornsberry. Tracking resistance among bacterial
respiratory tract pathogens: summary of findings of the TRUST Surveillance
Initiative, 2001-2005. Postgraduate medicine. 2008;120(3 Suppl 1):8-15.
DANH SÁCH BỆNH NHÂN

1 LÊ PHẠM THÙY D

2 HỒ KHẮC Đ

3 TRẦN PHÚC MINH H

4 HOÀNG TRUNG K

5 TRỊNH THỊ THƯƠNG H

6 ĐINH PHƯƠNG TH

7 NGUYỄN ĐỨC DUY A

8 TRẦN HƯNG KH

9 LỲ BÁ R

10 PHẠM HỒNG A

11 VƯƠNG GIA PH

12 NGUYỄN THỊ HẠ PH

13 NGUYỄN BĂNG T

14 HỒ SỸ PH

15 TRẦN THỊ T

16 PHẠM KHÁNH V

17 PHẠM TẤN PH

18 VÕ DOÃN THÚY H

19 NGUYỄN VIẾT S

20 NGUYỄN MINH Đ

21 HOÀNG ĐỨC KHẢI A

22 VŨ THỊ TÚ Q
23 PHẠM THỊ HOA M

24 NGUYỄN DUY KH

25 TÔ THỊ KIM C

26 NGUYỄN THỊ HÀ PH

27 PHAN NGUYỄN KHÁNH V

28 CHẾ PHẠM ĐÌNH P

29 NGUYỄN ANH N

30 TRỊNH MINH Q

31 BÙI DUY Đ

32 TÔ THỊ KIM C

33 PHAN TÙNG L

34 NGÔ QUANG ĐẠI P

35 BÙI NGUYÊN D

36 PHAN NGUYỄN KHÁNH V

37 LÔ ANH T

38 CAO THỊ ANH T

39 LÊ CHÍ TH

40 SẦM THỊ QUỲNH C

41 VI VĂN ANH K

42 PHAN VĂN S

You might also like