You are on page 1of 33

BÀI 5

NHIỄM SẮC THỂ VÀ


BỆNH HỌC NHIỄM SẮC THỂ CỦA NGƯỜI

Tiến sĩ ĐẶNG TRẦN HOÀNG


TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN NOVAGEN
https://novagen.vn
MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm của bộ NST người
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, di truyền tế bào học của
các hội chứng do rối loạn NST thường và NST giới tính
NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1. Đặc điểm NST và bộ NST người


2. Bệnh rối loạn NST thường
3. Bệnh rối loạn NST giới tính
4. Đa bội thể
Nhiễm sắc thể là thành phần cấu tạo đặc biệt của nhân ở
mọi tế bào, có đặc tính bắt màu mạnh với các thuốc
NHIỄM SẮC THỂ
nhuộm ADN cho màu tím đỏ đặc trưng.

Số lượng các nhiễm sắc thể trong nhân là ổn định và đặc


trưng cho mỗi loài sinh vật; song hình dạng của nhiễm
sắc thể lại không ổn định trong hoạt động sống của nhân.

Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là chất
nhiễm sắc (chromatin) trong đó chứa 40% ADN, 40% là
các loại protein histon, khoảng 20% là các protein phi
histon và một ít ARN.

Mỗi nhiễm sắc thể có một điểm thắt chặt gọi là tâm động,
chia nhiễm sắc thể thành hai phần, hay còn gọi là "cánh
tay".
Nhánh ngắn của nhiễm sắc thể được đánh dấu là “nhánh
p”.
Nhánh dài của nhiễm sắc thể được đánh dấu là "nhánh
q". Vị trí của tâm động trên mỗi nhiễm sắc thể mang lại
cho nhiễm sắc thể hình dạng đặc trưng và có thể được sử
dụng để giúp mô tả vị trí của các gen cụ thể.
Nhiễm sắc thể là gì?
Nhiễm sắc thể là gì?
Bộ nhiễm sắc thể
2n ở người

46 nhiễm sắc thể


23 cặp tương đồng
• 22 cặp NST thường
• 01 cặp NST giới tính
Bộ nhiễm sắc thể
2n ở người
SRY gene
NHIỄM SẮC THỂ

NST người. Hình ảnh NST người xuất hiện ngay trước khi nhân phân
chia. Các phân tử ADN đã được nhân đôi hình thành NST kép gắn với
nhau ở tâm động
NHIỄM SẮC THỂ
* Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n):
- Các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp gọi là nhiễm sắc thể tương đồng, hai nhiễm sắc thể trong cặp
nhiễm sắc thể tương đồng giống nhau về hình dạng, kích thước và vị trí các gen. Trong đó, một nhiễm
sắc thể có nguồn gốc từ cha, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.
- Trong cơ thể bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội có trong nhân của các tế bào sinh dưỡng (soma) và các tế
bào sinh dục sơ khai.
- Số lượng và cấu tạo hình thái của các nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội là ổn định và đặc trưng đối với
mỗi loài sinh vật.

* Bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n):


- Các nhiễm sắc thể chỉ tồn taị ở trạng thái đơn lẻ. Trong đó, có nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ cha, có
nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.
- Bộ nhiễm sắc thể đơn bội được tạo thành do quá trình phân chia giảm nhiễm của nhân lưỡng bội ở các
tế bào sinh dục sơ khai để tạo ra các tế bào trứng và tinh trùng.
- Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ n bị giảm đi một nửa so với bộ 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của nhân
tế bào trứng với nhân tinh trùng sẽ tái hợp lại bộ nhiễm sắc thể 2n trong nhân của hợp tử.
Số lượng NST người
- 46 NST (23 cặp NST): 22 cặp
NST thường + 1 cặp NST giới
tính
- Mỗi NST chứa hàng trăm đến
hàng nghìn gen đóng vai trò
quan trọng trong việc điều
khiển sự phát triển và chức
năng của cơ thể
- Con người chỉ cần mất 1 NST
thì phôi sẽ không phát triển
trong đa số trường hợp, và
cũng tương tự nếu dư 1 NST
Sự cuộn lại của ADN thể nhiễm sắc

- Cứ mỗi 200 nucleotides, ADN sợi kép được cuộn lại


xung quanh lõi của 8 protein histone, tạo ra một phức
hệ gọi là nucleosome.
Không giống hầu hết các protein có điện tích âm,
histones có điện tích dương, vì có nhiều axit amin
arginine và lysine. Chúng liên kết mạnh mẽ với nhóm
photphat mang điện âm của ADN. Nhân histone hoạt
động như một dạng nam châm thúc đẩy và hướng dẫn
việc cuộn của ADN.
- Khi các sợi nucleosomes tiếp tục cuộn chồng lên nhau
được gọi là siêu xoắn - supercoils.
Ký hiệu mô tả bộ NST (công thức NST hay Karyotyp)
- Công thức NST bắt đầu là số lượng NST, tiếp theo là dấu
phẩy (,) rồi đến NST giới tính
Ví dụ: 46, XX
- Nếu có bất thường về số lượng, cấu trúc NST thì tiếp đó là
dấu phẩy (,) rồi đến ký hiệu bất thường và NST bị bất thường.
+ Nếu bất thường số lượng NST giới thì sau số lượng bộ NST và sau
dấu phẩy viết luôn công thức NST giới.

Ví dụ: 47, XXY


+ Nếu tế bào bị bất thường hoặc bất thường liên quan đến nhiều NST
thì thứ tự các mô tả bất thường là: NST giới, NST có số thứ tự nhỏ
viết trước.

Ví dụ: 49, XXY, +13, +19


Đột Biến ở mức độ Tế bào

• Đột biến ở tế bào tạo giao tử (đột biến dòng mầm): dạng đột biến này sẽ truyền từ bố
hoặc mẹ sang thế hệ con. Tùy theo đột biến gen trội, lặn, trội không hoàn toàn mà biểu
hiện hay không biểu hiện ở thế hệ con.
• Đột biến ở tế bào sinh dưỡng (somatic mutation): Hậu quả của dạng đột biến này chỉ
thể hiện ở cá thể bị đột biến, không truyền cho thế hệ sau. Tuỳ theo đột biến là trội, lặn, trội
không hoàn toàn mà có biểu hiện hay không biểu hiện ra kiểu hình.

https://www.britannica.com/science/mutation-genetics
Bệnh Nhiễm Sắc Thể

Tiến sĩ ĐẶNG TRẦN HOÀNG


TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN NOVAGEN
BỆNH DO ĐỘT BIẾN Ở NHIỄM SẮC THỂ
Bệnh do rối loạn NST thường
- Hội chứng Down (47, XX (XY), +21)
- Hội chứng Edwards (47, XX (XY), +18)
- Hội chứng Patau (47, XX (XY), +13)
Bệnh do rối loạn NST giới tính
- Hội chứng Turner (1 NST X)
- Hội chứng Klinefelter (XXY)
- Hội chứng Jacobs (XYY)
- Hội chứng Triple X (XXX)
- Hội chứng Martin-Bell (NST X dễ đứt)
Hội chứng lưỡng giới
- Lưỡng giới giả
- Lưỡng giới thật
Đa bội thể
Hội chứng Down (Trisomy 21 – Thể tam bội NST 21)
- Nguyên nhân: thừa 1 NST trong cặp số 21
 Phổ biến nhất trong rối loạn NST ở người
- Tần số Down khoảng 1/700 - 1/800 trẻ sơ sinh
- Tỷ lệ giới: 3 nam: 2 nữ
*** Triệu chứng lâm sàng: đầu nhỏ, ngắn, gốc mũi tẹt, khe mắt xếch,
khẩu cái hẹp, cổ ngắn, gáy phẳng,, chậm phát triển trí tuệ... bàn tay rộng,
các ngón ngắn
*** Di truyền tế bào học:
97% là 3 NST 21: 47, XX, +21 hoặc 47, XY, +21
2-3% thể khảm: 46, XX (XY) và 47, XX (XY), +21
5% thể chuyển đoạn: 46 NST với 2 NST 21 và NST 21 thứ 3 có chuyển
đoạn với 1 NST tâm đầu khác
- Tỷ lệ con mắc bệnh Down tăng theo tuổi mẹ (>35 tuổi)
- BN có nguy cơ dị tật tim, ống tiêu hóa... rất ít bệnh nhân nữ sinh con,
bệnh nhân nam vô sinh
Hội chứng Down (Trisomy 21 – Thể tam bội NST 21)
Hội chứng Edwards (Trisomy 18)
• Nguyên nhân: thừa 1 NST trong cặp số 18
• Tần số: 1/4000 - 1/8000 trẻ sinh.
• Tỷ lệ giới là 3 nữ : 1 nam

Triệu chứng lâm sàng: nhẹ cân, đẻ non có trán hẹp, sọ dài và to,
khe mắt hẹ, miệng bé, hàm nhỏ, bàn chân vẹo, bàn tay có ngón
cái quặp vào lòng bàn tay, dị tật tim, cơ quan sinh dục...

Di truyền tế bào học:


• 80% là 3 NST 18: 47, XX (XY), +18
• 10% thể khảm: 46, XX (XY) và 47, XX (XY), +18
• 10% thể chuyển đoạn hoặc trisomi kép: 48, XXY, +18

 Do mắc phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bệnh nhân Đặc điểm của bệnh nhân
mắc hội chứng Edwards thường tử vong trong tháng đầu tiên sau bị Hội chứng Edwards
sinh. 5 - 10% trẻ mắc hội chứng này sống qua 5 tuổi, nhưng sẽ bị
khuyết tật trí tuệ nghiêm trọng.
Hội chứng Patau (Trisomy 13)

* Tần số: 1/5000 - 1/10000 trẻ sinh. Nữ mắc bệnh nhiều hơn
nam.
* Triệu chứng lâm sàng: đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ hoặc không có, tai
biến dạng, thường bị điếc, sứt môi hai bên, chân vẹo, có 6
ngón, tâm thần vận động kém phát triển, dị tật tim và ống tiêu
hóa...
* Di truyền tế bào học:
80% là 3 NST 13: 47, XX (XY), +13
20% thể khảm hoặc chuyển đoạn: 46, XX (XY) và 47, XX (XY),
+13
- Tỷ lệ con mắc bệnh tăng theo tuổi mẹ
- Bệnh nhân chết trong năm đầu, thể khảm có thể sống lâu hơn

Đặc điểm của bệnh nhân Patau


Hội chứng Turner (thiếu vật thể Bar)

- Bệnh nữ giới (Tần số: ~1/3000)


- Triệu chứng lâm sàng: thấp, chậm lớn, hàm nhỏ, cằm nhỏ, sụp
mi, cổ ngắn và rộng, ngực không phát triển, tuyến sinh dục
không phát triển, thiểu năng trí tuệ, dị tật tim mạch và tiết
niệu...
- Di truyền tế bào học:
55% là 45, X
10% thể khảm: 46, XX và 45, X hoặc 47, XXX và 45, X
20% có NST X đều ở nhánh ngắn, vật thể Barr nhỏ hoặc NST X ở
nhánh dài, vật thể Barr lớn
5% do mất đoạn NST X ở nhánh ngắn hoặc dài
5% NST X vòng
- Bệnh nhân có tuổi thọ trung bình, trừ khi có dị tật nội quan nặng
Hội chứng Klinefelter (có vật thể Bar và vật thể Y)
• Bệnh ở nam giới (~khoảng1/1000 trẻ sơ sinh
• Bệnh nhân có tuổi thọ bình thường
nam)
• Triệu chứng lâm sàng: ngực phát triển, tinh hoàn • Thường gặp ở những bà mẹ lớn tuổi
nhỏ, giảm cơ bắp, râu mọc ít…
Hội chứng 47, XYY

- Bệnh nam giới


- Triệu chứng lâm sàng: cơ thể lớn, không có biểu hiện đặc biệt, nội tiết không thay
đổi khác thường, có trường hợp sinh dục kém phát triển, tính nết thất thường,
thiếu tự chủ, hung hăng...
- Di truyền tế bào học:
Đại đa số: 47, XYY
Một số nhỏ: 48, XXYY
Hội chứng 47, XXX

- Bệnh nữ giới
- Triệu chứng lâm sàng: không có biểu hiện hình thái gì đặc biệt, một số vô kinh thứ
phát, mãn kinh sớm, giảm trí tuệ ít nhiều
- Di truyền tế bào học:
Đại đa số: 47, XXX
Một số là thể khảm: 46, XX và 47, XXX
- Bệnh nhân có tuổi thọ bình thường
Hội chứng NST X dễ đứt

- Tỷ lệ bệnh: 2 nữ: 1 nam


- Triệu chứng lâm sàng: giảm trương lực cơ, giảm vận động,
hình thái bộ mặt đặc biệt với tai to, mặt dài, tinh hoàn to ở
nam sau tuổi dậy thì, chậm phát triển trí tuệ
Hiện tượng lưỡng giới

Lưỡng giới giả


- Nam lưỡng giới giả - Hội chứng tinh hoàn nữ tính hóa
KG: Y, XY, XXY, XYY, XX
KH nữ giới nhưng có tinh hoàn, ngực rất phát triển, không có lông mu, lông
nách, không có buồng trứng và tử cung, vô kinh nguyên phát, không có âm
đạo hoặc rất nông, có tinh hoàn nhưng thường lưu thông trong ống bẹn
hoặc ổ bụng, không có sự tạo tinh
- Nữ lưỡng giới giả - Hội chứng thượng thận bẩm sinh
KG: 46, XX
KH có buồng trứng nhưng cơ quan sinh dục bên ngoài có hình thái nam
nhiều hay ít
Lưỡng giới thật
- Cơ thể có tinh hoàn và buồng trứng ở dạng bình thường hoặc loạn sản
- KG: 46, XX (XY) hoặc khảm 46, XX và 46, XY
- Vô sinh
Đa bội thể ở người

- Hợp tử hoặc phôi thai chết sớm


- Đa bội thể: tam bội thể, tứ bội thể, tam bội thể khảm
(sống sót thường bị đa dị tật)
- Theo Boue, trong thai sảy tự nhiên có:
61% có NST bất thường
19,9% tam bội thể (69 NST)
62% tứ bội thể (92%)
Tài liệu tham khảo

• ADN: https://novagen.vn/adn-la-gi
• Gen: https://novagen.vn/gen-la-gi
• Nhiễm sắc thể: https://novagen.vn/nhiem-sac-the-la-gi
• Nhiễm sắc thể giới tính: https://novagen.vn/nhiem-sac-the-gioi-tinh-la-gi
• Nhiễm sắc thể X: https://novagen.vn/dac-diem-nhiem-sac-the-x
• Nhiễm sắc thể Y: https://novagen.vn/dac-diem-nhiem-sac-the-y
• ADN ty thể là gì: https://novagen.vn/adn-ty-the-la-gi
• Điều gì quyết định nhóm máu: https://www.youtube.com/watch?v=HZQp_IU5lc4
Tài liệu tham khảo

• Đột biến là gì: https://novagen.vn/dot-bien-la-gi


• Mutation: https://www.youtube.com/watch?v=vl6Vlf2thvI
• Trisomy 13: https://novagen.vn/hoi-chung-patau-trisomy-13
• Trisomy 18: https://novagen.vn/hoi-chung-edwards-trisomy-18
• Trisomy 21: https://novagen.vn/hoi-chung-down-trisomy-21
• Hội chứng Turner: https://novagen.vn/hoi-chung-turner
• Hội chứng Klinefelter:
Tài liệu tham khảo

• Thalassemia: https://www.youtube.com/watch?v=YuzgfO2vWiE
• Hemophilia A (bệnh ưa chảy máu A)
• Kênh Youtube của Dr Hoàng NOVAGEN để cập nhật tin tức về COVID-19, công nghệ
sinh học và công nghệ GEN!

• https://bit.ly/DrHoangNOVAGEN

You might also like