You are on page 1of 4

BÀI 7.

XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN XUNG NHIỆT


CỦA THỦY TINH

1. MỤC ĐÍCH
Xác định độ bền xung nhiệt của thủy tinh

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Độ bền xung nhiệt là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng của thủy tinh chịu được sự
thay đổi nhiệt độ đột ngột mà không bị nứt vỡ. Độ bền xung nhiệt được thể hiện bằng
hiệu số nhiệt độ lớn nhất khi thay đổi nhiệt độ nhanh mà mẫu chịu được chưa bị nứt vỡ.
Nguyên nhân gây ra sự phá hủy là sự xuất hiện ứng suất do có sự chênh lệch nhiệt
độ khi làm lạnh mẫu thủy tinh. Ví dụ, khi làm lạnh thật nhanh một quả cầu thủy tinh đã
được đốt nóng đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ biến mềm của nó chẳng hạn, thì lúc đầu lớp
bề mặt sẽ bị lạnh đi rất nhanh và có xu hướng co mạnh. Nhưng lớp trong còn nóng sẽ cản
trở sự co đó và kết quả là lớp trong sẽ bị lớp bề mặt nén lại, còn lớp bề mặt sẽ chịu lức
kéo ra  gây ứng suất kéo. Thủy tinh chịu kéo rất kém, vì vậy nếu tăng ứng suất kéo
vượt quá giới hạn độ bền kéo của nó thì mẫu thủy tinh sẽ vỡ ngay. Khi ta đốt nóng nhanh
đột ngột, ứng suấtsẽ phân bố ngược lại, lúc này lớp bề mặt chịu ứng suất nén. Thủy tinh
chịu nén tốt hơn chịu kéo khoảng 10 – 20 lần, nên nó chịu được sự đốt nóng đột ngột tốt
hơn là làm lạnh đột ngột.
Độ bền xung nhiệt của thủy tinh phụ thuộc chủ yếu vào hệ số giãn nở nhiệt của nó.
Hệ số này càng bé, thủy tinh càng bền nhiệt.
Như vậy, độ bền xung nhiệt phụ thuộc chính là vào thành phần hoá, vì thành phần
quyết định hệ số giãn nở nhiệt. Tất cả các cấu tử làm giảm hệ số giãn nở nhiệt đều làm
tăng độ bền xung nhiệt, ví dụ như SiO2, B2O3,….
Các khuyết tật bề mặt như sạn, vân, bọt, vết xước,…đều làm giảm độ bền xung
nhiệt của mẫu thủy tinh.
Thủy tinh tôi có độ bền xung nhiệt lớn gấp 1,5 – 2 lần thủy tinh ủ có cùng thành
phần.
Độ bền xung nhiệt của thủy tinh còn phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của
nó. Chiều dày càng lớn, độ bền xung nhiệt càng nhỏ, do đó các dụng cụ thí nghiệm bằng
thủy tinh thường có thành mỏng.
Sự phụ thuộc của độ bền xung nhiệt của sản phẩm thủy tinh vào chiều dày của nó
được biễu diễn bằng công thức:

Với: : độ bền xung nhiệt của sản phẩm, 0C


: độ bề xung nhiệt của thủy tinh chế tạo ra sản phẩm, 0C

23
d: chiều dày thành sản phẩm, 0C
Độ bền xung nhiệt có thể tính theo công thức lý thuyết:

(Winkelman và Schott)

Với: K: hệ số bền nhiệt của thủy tinh


R: độ bền kéo
: hệ số giãn nở nhiệt
E: Modun đàn hồi
: hệ số dẫn nhiệt
c: nhiệt dung riêng
d: mật độ
B: hằng số phụ thuộc vào kích thước sản phẩm và thành phần thủy tinh.
Theo thực nghiệm có thể tính:
(với K≥10 và sai số ±15% so với kết quả thực
nghiệm)
Có thể tính gần đúng theo công thức:

Để xác định độ bền xung nhiệt của thủy tinh ở dạng vật liệu người ta thường dùng
phương pháp làm lạnh đột ngột các mẫu thủy tinh hay các sản phẩm thủy tinh đã được
đốt nóng tới nhiệt độ xác định (theo TCVN 1045-71).
3. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, NGUYÊN VẬT LIỆU
- Lò nung
- Cốc thủy tinh
- Nhiệt kế
- Mẫu thủy tinh

4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: gồm 2 bước


a. Xác định sơ bộ:
Đổ khoảng 1000 ml nước vào cốc, đo nhiệt độ nước chính xác đến 0,50C.
Đốt 2 mẫu trong lò đến nhiệt độ cao hơn 50 0C so với nhiệt độ nước. Lưu mẫu ở
nhiệt độ này 20 phút, sau đó đem mẫu thả vào cốc nước và giữ mẫu trong nước không ít
hơn 30 giây rồi lấy ra lau khô, quan sát để tìm vết nứt.

24
Lặp lại như thí nghiệm đầu, nhưng nâng nhiệt độ trong lò lên cao hơn nhiệt độ của
lần thí nghiệm trước 500C. Và cứ lặp lại như thế cho đến khi nào mẫu thử xuất hiện vết
nứt đầu tiên.
Độ bền xung nhiệt sơ bộ tính bằng hiệu số Δt 0 giữa nhiệt độ lớn nhất t 0 mà mẫu
không bị nứt vỡ khi nhúng vào nước với nhiệt độ của nước lạnh t n. Nếu hai mẫu thử nứt ở
2 nhiệt độ khác nhau thì độ bền xung nhiệt sơ bộ lấy theo giá trị nào thấp hơn.
b. Xác định chính
Cho các mẫu thử vào lò, nâng nhiệt độ trong lò lên đến nhiệt độ t i thấp hơn độ bền
xung nhiệt sơ bộ Δt0 khoảng 500C. Trình tự tiến hành giống như khi xác định sơ bộ. Loại
riêng những mẫu có vết nứt.
Lặp lại thí nghiệm với số mẫu còn nguyên vẹn, đến khi tất cả các mẫu đều xuất
hiện vết nứt. Mức độ nâng nhiệt trong mỗi lần thí nghiệm lặp lại như sau, tùy theo giá trị
độ bền xung nhiệt sơ bộ

Độ bền xung nhiệt sơ bộ, Δt0 Mức độ nâng nhiệt


C
0
C
0

≤ 2000C 10

200 < Δt0 ≤ 400 20

400 < Δt0 ≤ 600 30

600 < Δt0 ≤ 800 40

800 < Δt0 50

Thời gian lưu mẫu ở mỗi nhiệt độ là 10 phút. Làm thí nghiệm với 20 mẫu thử.

5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tính toán độ bền xung nhiệt của mẫu thủy tinh.

, 0C

Với: ti: nhiệt độ lò, 0C


ni: số mẫu bị nứt vỡ trong mỗi lần nâng nhiệt độ, 0C
∑Δti: độ bền xung nhiệt của mẫu, 0C
∑ni: tổng số mẫu đem thí nghiệm

25
6. BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Hiệu số Số mẫu bị nứt ở nhiệt độ


Nhiệt độ lò ti Nhiệt độ nước tn
STT Δti = ti - tn t i, ni.Δti
0
C 0
C 0
C ni

….

26

You might also like