You are on page 1of 44

1 Đo dòng điện và điện áp

Equation Chapter (Next) Section 1, Equation Section (Next) Equation Section (Next)
Equation Section (Next)Equation Section (Next) Equation Section (Next)
Đo dòng điện và điện áp là hai phép đo rất quan trọng trong công nghiệp, đặc biệt là
trong công nghiệp phát, truyền tải và phân phối điện năng. Trong chương này sẽ trình
bày các yêu cầu cơ bản khi đo dòng điện về thiết bị đo, các vấn đề sai số khi tiến hành
đo dòng điện và điện áp một chiều và xoay chiều. Chương này cũng sẽ trình bày các
phương pháp khi tiến hành đo dòng điện và điện áp cỡ trung bình, cỡ nhỏ và cỡ lớn. Để
phù hợp với thực tế trong chương này cũng cố gắng đưa vào minh họa các thiết bị đo
dòng điện và điện áp hiện đại hiện đang được sử dụng hiện nay. Cuối chương là các câu
hỏi thảo luận và bài tập.

1.1. Các yêu cầu đối với thiết bị đo dòng điện và điện áp

1.1.1. Các yêu cầu đối với thiết bị đo dòng điện


Để đo dòng điện người ta sử dụng thiết bị đo được gọi là thiết bị đo dòng, thiết bị đo
dòng ký hiệu là A và đây là một thuật ngữ nói chung về các thiết bị đo trực tiếp dòng
điện, lấy tín hiệu dòng điện (ví dụ như các loại Ampe kế), các mạch đo dòng điện, các
mạch lấy tín hiệu dòng điện (ví dụ cuộn sơ cấp của biến dòng điện, cuộn dòng của công
tơ điện, cuộn dòng điện của các thiết bị đo công suất v.v) v.v. Do vậy nói các yêu cầu
chung là chung cho tất cả các thiết bị trên.
Ta có một số phương pháp đo dòng điện đó là đo dòng điện trực tiếp hoặc đo dòng
điện gián tiếp. Khi đo dòng điện trực tiếp chúng ta phải nối thiết bị đo dòng điện nối tiếp
trong mạch đo dòng, trong một số trường hợp người ta sử dụng phương pháp đo gián
tiếp thông qua từ trường mà dòng điện cần đo tạo ra (ví dụ như Ampe kìm, hoặc đo dòng
điện bằng cách xác định sụt áp trên điện trở mẫu). Ở đây khi nói về yêu cầu đối với
thiết bị đo dòng có nghĩa là những yêu cầu đối với các thiết bị đo dòng trực tiếp, còn đối
với các thiết bị đo dòng gián tiếp thì đòi hỏi thiết bị đo có các yêu cầu khác tương ứng
với đặc điểm của đại lượng đo gián tiếp.

1
 Yêu cầu về điện trở đối với thiết bị đo dòng:
Khi đo dòng một cách trực tiếp, ta nối thiết bị đo dòng nối tiếp vào mạch cần đo
dòng, do vậy bản thân điện trở của thiết bị đo dòng sẽ ảnh hưởng đến dòng điện cần
đo. Để thấy được sự ảnh hưởng của điện trở thiết bị đo dòng ta xét ví dụ đo dòng
như hình vẽ sau đây:
RA
A
Hình 0-1 Sơ đồ đo dòng điện

Phụ Tải
UN
Rx

Giả sử điện trở tải là Rx , điện trở của thiết bị đo dòng là RA, điện áp nguồn là U N
.

Khi ta chưa mắc thiết bị đo dòng vào mạch, dòng điện chạy trong mạch được xác
định như sau:
UN
I  (6.1)
Rx

Khi mắc thiết bị đo dòng, dòng điện đo được là:


UN
IA  (6.2)
Rx  RA

Vì RA  0 cho nên IA  I do đó sự khác nhau giữa IA và I chính là sai số gây ra do sự


ảnh hưởng của điện trở thiết bị đo dòng. Sai số này được gọi là sai số phụ gây ra do
sự ảnh hưởng của điện trở thiết bị đo dòng. Sai số này được xác định như sau:
I  IA RA
R  100%  100% (6.3)
A
I RA  Rx

Như vậy để R
A
nhỏ xuống thì đòi hỏi điện trở của thiết bị đo dòng RA càng nhỏ
so với điện trở của tải Rx càng tốt. Đối với một thiết bị đo dòng có cấp chính xác là
ClassA thì điện trở của tải cần đo phải thỏa mãn điều kiện sau đây để đảm bảo sai số
phụ do điện trở của thiết bị đo dòng không vượt quá sai số của chính bản thân thiết
bị đo gây nên (sai số này được quy định thông qua cấp chính xác của thiết bị đo).
RA
Rx  100 (6.4)
ClassA

hay
Class
RA  R (6.5)
100 x
Từ công thức trên đây ta thấy rằng trước khi đo ta cần phải xác định sơ bộ điện
trở của tải để sử dụng thiết bị đo dòng cho phù hợp với yêu cầu sai số cho phép của
phép đo dòng cần thực hiện. Nếu thiết bị đo dòng có điện trở không thỏa mãn công
2
thức trên, tất nhiên kết quả đo sẽ có sai số phụ vượt quá sai số do chính bản thân
thiết bị đo dòng gây ra. Do vậy cần phải sử dụng công thức hiệu chỉnh để xác định
lại dòng điện cần đo từ dòng điện đo được như sau:
 R   ClassA 
I  I A 1  A   I A 1 
   (6.6)
 Rx   100 

Ví dụ 0.1 Cho một Ampe kế có cấp chính xác là 1, để đo dòng điện qua một tải có
điện trở cỡ 100 . Hãy xác định sai số phụ của phép đo dòng trong hai trường hợp:
R  1 và R  0.1.
A A

Cách tính
i) khi RA  1 ta có: R 
A
1
1  100
100%  0.99%

0.1
ii) khi RA  0.1 ta có: R 
A
0.1  100
100%  0.099%

Ví dụ 0.2 Cho một Ampe kế có cấp chính xác là 1, điện trở của Ampe kế là 1 . Hãy
xác định điện trở nhỏ nhất của tải cần đo để sao cho phép đo dòng điện không mắc
phải sai số phụ lớn hơn sai số của chính bản thân Ampe kế gây nên.
Cách tính
100  RA 100  1
Rx   Rx   Rx  100
ClassA 1

 Yêu cầu về đặc tính tần số của thiết bị đo dòng


Đặc tính tần số là đặc tính phản ánh phản ứng về độ nhạy về biên độ (hay giá trị
hiệu dụng đối với các phép đo giá trị hiệu dụng của dòng điện) và độ lệch pha (đối
với các phép đo lấy tín hiệu dòng theo thời gian) của thiết bị đo khi đo dòng điện
xoay chiều. Cấp chính xác của thiết bị đo dòng được xác định khi dòng điện xoay
chiều ở một tần số hoặc dải tần số quy định, do đó chúng ta nên sử dụng thiết bị đo
dòng để đo dòng điện phù hợp với quy định về tần số hoặc dải tần đã được ghi trên
thiết bị đo. Nếu chúng ta đo dòng điện có tần số vi phạm quy định đó thì chúng ta sẽ
mắc phải sai số phụ do tần số gây nên.
+ Sai số phụ do tần số gây nên do sai lệch độ nhạy về biên độ:
A(0 )  A(tt )
 Aref  100% (6.7) trong đó A(0 ) là độ
A(0 )

nhạy về biên độ của thiết bị đo tương ứng với tần số quy định 0 , còn A(tt ) là độ
nhạy về biên độ của thiết bị đo tương ứng với tần số sử dụng tt  0 .

+ Đối với các thiết bị đo lấy tín hiệu dòng xoay chiều theo thời gian (ví dụ như trong
các phép đo công suất, năng lượng v.v), thì khi sử dụng ở tần số khác với tần số quy
định còn gây nên sai số do sai lệch về góc pha được xác định như sau:

3
 Apha  (0 )  (tt ) (6.8) trong đó (0 ) góc lệch
pha giữa dòng điện đo được và dòng điện cần đo ở tần số quy định, thường rất nhỏ,
còn (tt ) là góc lệch pha giữa dòng điện cần đo và dòng điện đo được ở tần số tt  0 .

1.1.2. Các yêu cầu đối với thiết bị đo điện áp


Để đo điện áp người ta sử dụng thiết bị đo được gọi là thiết bị đo áp, thiết bị đo áp
ký hiệu là V và đây là một thuật ngữ nói chung về các thiết bị đo trực tiếp điện áp (ví
dụ như các loại Vol kế), các mạch đo điện áp, các mạch lấy tín hiệu điện áp (ví dụ cuộn
sơ cấp của biến điện áp, cuộn điện áp của công tơ điện, cuộn điện áp của các thiết bị đo
công suất v.v) v.v. Do vậy nói các yêu cầu chung là chung cho tất cả các thiết bị trên.
 Yêu cầu về điện trở đối với thiết bị đo dòng:
Khi đo điện áp người ta dùng thiết bị đo áp nối song song với phụ tải cần đo điện áp,
do vậy bản thân điện trở của thiết bị đo áp sẽ ảnh hưởng đến điện áp cần đo. Tương tự
như đối với thiết bị đo dòng, để thấy được sự ảnh
RN
hưởng của điện trở thiết bị đo áp ta xét ví dụ đo áp

Phụ Tải
như hình vẽ sau đây: UN RV V UV
Rx

Hình 0-2 Sơ đồ đo điện áp

Ta cũng giả sử điện trở tải là Rx , điện trở của thiết bị đo áp là RV , điện áp nguồn là U N
,

điện trở nguồn là RN . Khi ta chưa mắc thiết bị đo áp vào mạch, điện áp đặt trên hai đầu
của phụ tải như sau:
UN
Ux  Rx (6.9)
RN  Rx

Khi mắc thiết bị đo áp, điện áp đo được là:


U N Rx
UV  (6.10)
RN Rx
RN  Rx 
RV

Nếu trong trường hợp lý tưởng là điện trở nguồn bằng không RN  0 hoặc điện trở của
thiết bị đo áp RV   thì đương nhiên U V
 Ux . Trong thực tế điện trở nguồn luôn luôn khác
không và điện trở của thiết bị đo áp luôn nhỏ hơn vô cùng do vậy đương nhiên UV  U x .

Sai số này được gọi là sai số phụ gây ra do sự ảnh hưởng của điện trở thiết bị đo áp. Sai
số này được xác định như sau:

4
 U x  UV   1 
R  
 U   100%  1    100% (6.11) trong đó
 1  Rtd / Rv
V
 x  

Rtd  RN Rx / (RN  Rx ). Như vậy để R


V
nhỏ xuống thì đòi hỏi điện trở của thiết bị đo áp RV

càng lớn so với điện trở tương đương Rtd càng tốt, với Rtd là điện trở song song giữa điện
trở nguồn và điện trở tải. Trong thực tế điện trở nguồn khá nhỏ cho nên ta cũng chỉ cần
điện trở RV càng lớn so với điện trở của tải là thỏa mãn. Đối với một thiết bị đo áp có
cấp chính xác là ClassV thì điện trở RV phải thỏa mãn điều kiện sau đây để đảm bảo sai
số phụ do điện trở của thiết bị đo áp không vượt quá sai số của chính bản thân thiết bị đo
áp thể hiện thông qua quy định của cấp chính xác:
Rtd
RV  100 (6.12)
ClassV

Từ công thức trên đây ta cũng thấy rằng trước khi đo ta cần phải xác định sơ bộ điện
trở tương đương để sử dụng thiết bị đo áp cho phù hợp với yêu cầu sai số cho phép của
phép đo. Nếu thiết bị đo áp có điện trở không thỏa mãn công thức trên, tất nhiên kết quả
đo sẽ có sai số phụ vượt quá sai số do chính bản thân thiết bị đo áp gây ra. Do vậy ta cần
phải sử dụng công thức hiệu chỉnh để xác định lại dòng điện áp cần đo như sau:
 R   ClassV 
U x  UV 1  td
   UV  1   (6.13)
 RV   100 

 Yêu cầu về đặc tính tần số của thiết bị đo áp


Các yêu cầu về đặc tính tần số của thiết bị đo áp cũng giống như yêu cầu đối với
thiết bị đo dòng.
Ví dụ 0.3 Cho một Vol kế có cấp chính xác là 1, để đo điện áp của tải có điện trở
cỡ 15 . Biết điện trở nguồn cỡ RN  0.1, Nếu RV  100 thì sai số phụ gây ra do điện trở
của Vol kế là bao nhiêu?
Cách tính
Ta có R  R R / (R  R )  0.1  15 / (0.1  15)  0.09934
td N x N x

   
Vậy:  R   1  
1
 100%   1 
1
  100%  0.992%
 1  Rtd / Rv   1  0.09934 / 100 
V

1.2. Đo dòng điện cỡ trung bình


Để đo dòng điện cỡ trung bình, dòng điện có giá trị trong khoảng từ 1A đến 100A,
để đo các dòng điện này thường người ta sử dụng Ampe kế, Ampe kế thường có hai loại
đó là Ampe kế cơ điện (electromechanical ammeter), Ampe kế điện tử và ampe kế số
(trước đây người ta còn sử dụng cả ampe kế nhiệt điện, tuy nhiên ngày nay người ta ít
sử dụng). Ngoài ra người ta cũng có thể sử dụng các mạch đo dòng điện, đầu ra của
mạch đo dòng điện có thể được chuyển thành chỉ thị số hoặc tín hiệu đo dạng số, dạng

5
analog cũng như có thể hỗ trợ các chuẩn truyền thông công nghiệp để nối với thiết bị
điều khiển, thiết bị hiện thị hoặc máy tính.

1.2.1. Đo dòng điện bằng Ampe kế cơ điện


Ampe kế cơ điện được chế tạo dựa trên nguyên lý của các cơ cấu chỉ thị cơ điện đó
là cơ cấu chỉ thị từ điện, điện từ, điện động. Tương ứng với mỗi nguyên lý của chúng thì
Ampe kế cũng có những đặc điểm riêng. Ampe kế cơ điện có đầu vào là dòng điện cần
đo, đầu ra là đại lượng chỉ thị chính là góc quay của kim chỉ thị. Dòng điện cần đo sẽ
sinh ra công cơ học để làm quay kim chỉ thị đi một góc nào đó. Căn cứ vào góc quay
của kim chỉ thị mà người đo xác định được dòng điện cần đo bằng cách so sánh vị trí
của kim chỉ thị với thang chia độ. Trước đây Ampe kế cơ điện được sử dụng khá nhiều,
tuy nhiên ngày nay với sự hỗ trợ của các cơ cấu chỉ thị số và các mạch đo dòng dùng
chíp chuyên dụng với nhiều ưu điểm về hiển thị và truyền thông thì xu hướng giảm bớt
sử dụng các Ampe kế cơ điện trong các hệ thống đo trong công nghiệp và hệ thống điện
đang diễn ra. Trong phần này chỉ trình bày ngắn gọn về đặc điểm, ưu nhược điểm khi sử
dụng ampe kế cơ điện thông qua bảng sau. Chi tiết chúng ta có thể xem thêm ở các tài
liệu Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found., Error!
Reference source not found.. Đơn vị đo của dòng điện là Ampe.
Nguyên lý và phương
trình quan hệ giữa Đặc điểm cần quan
Tên Ampe kế
đại lượng chỉ thị và tâm khi sử dụng
dòng điện cần đo
Ampe kế từ Chế tạo dựa trên - Góc quay tỷ lệ
điện (moving nguyên lý của cơ cấu bậc nhất với dòng
coil chỉ thị từ điện. Dòng điện cần đo, do vậy
Ammemeter) điện cần đo được đưa quan hệ giữa đại
vào khung dây, do lượng chỉ thị và
tương tác với từ trường dòng điện cần đo là
vĩnh cửu của nam tuyến tính trên toàn
châm sẽ làm cho cuộn bộ thang đo.
dây quay đi một góc - Ampe kế loại
nào đó (moving coil). này chỉ cho phép đo
Góc quay này tỷ lệ với dòng điện một
độ lớn của dòng điện chiều, nếu cho dòng
đưa vào khung dây. xoay chiều vào thì
Quan hệ giữa góc góc quay sẽ bằng
6
quay(đại lượng chỉ thị) không.
và dòng điện cần đo là: - Vì sử dụng
  KI nam châm vĩnh cửu
Trong đó K là hằng số cho nên dế dàng tạo
tỷ lệ, hằng số này phụ được hệ số K lớn,
thuộc vào cấu tạo, chất cho nên có thể đo
liệu và kết cấu của được những dòng
Ampe kế. điện có giá trị nhỏ,
do vậy độ nhạy của
Ampe kế lớn, do đó
Ampe kế loại này có
thể chế tạo với cấp
chính xác cao, có
thể từ 2.5 đến 0.5.
- Do cuộn dây di
chuyển cho nên
đường kính dây phải
nhỏ để tránh ma sát
lớn, do vậy dòng
cho phép đi qua
cuộn dây nhỏ, cỡ
mA, do đó trong
Ampe kế loại này
thường đi kèm với
mạch tỷ lệ dùng
điện trở shunt (xem
lại phần mạch tỷ lệ)
Ampe kế điện Chế tạo dựa trên - Góc quay tỷ lệ
từ (moving nguyên lý của cơ cấu với bình phương
iron ammeter) chỉ thị điện từ, góc dòng điện cho nên
quay được tạo ra do quan hệ giữa góc
sức hút của lực điện từ quay và dòng điện là
lên một lá thép(moving phi tuyến, chính vì
iron) do dòng điện đi thế mà thang chia độ
vào cuộn dây tạo ra. không đều. Cho
Quan hệ giữa góc phép đo được cả

7
quay và dòng điện cần dòng điện một chiều
đo là: và xoay chiều.
dL 2 - Ampe kế dạng
K I
d
này có độ chính xác
K là hệ số tỷ lệ, dL / d
không cao vì thứ
là biến thiên điện cảm nhất là góc quay tỷ
cuộn dây theo góc lệ với bình phương
quay. dòng điện (phi
I là cường độ dòng tuyến), mặt khác
điện nếu đó là dòng góc quay lại cũng tỷ
điện một chiều đưa lệ với lượng biến
vào ampe kế, còn I là thiên điện cảm của
trị hiệu dụng (RMS – cuộn dây theo góc
root mean square) của quay, lượng biến
dòng xoay chiều nếu thiên này không là
đó là dòng điện xoay hằng số trên toàn
chiều cần đo. thang đo. Chính vì
vậy Ampe kế loại
này chỉ cho phép đo
dòng xoay chiều ở
tần số công nghiệp
(<100Hz), nếu đo
dòng điện có tần số
cao thì sai số rất lớn
do ảnh hưởng của
dòng từ xoáy. Cấp
chính xác đối với
Ampe kế dạng này
có thể từ 2.5 - 1.5.
Để đo các dòng điện
lớn hơn dòng điện
định mức của cuộn
dây thì bên trong
Ampe kế người ta
cũng đưa vào đó
mạch tỷ lệ.
8
Ampe kế điện Chế tạo dựa trên -Góc quay tỷ lệ với
động nguyên lý của cơ cấu bình phương dòng
(electrodynami chỉ thị điện động. Góc điện hoặc tỷ lệ với
c ammeter) quay được tạo ra do sự tích hai dòng điện
tương tác của hai từ chạy qua hai khung
trường sinh ra ở hai dây cho nên cho phép
cuộn dây. Hai cuộn đo được cả dòng điện
dây có thể mắc nối tiếp một chiều và xoay
hoặc mắc song song. chiều (trị hiệu dụng).
Nếu hai cuộn dây mắc -Vì ampe kế loại này
nối tiếp ( I  0.5A ). Quan không có lõi thép cho
hệ giữa góc quay và nên không bị ảnh
dòng điện là: hưởng của tổn hao từ
K
dM
I cos(i, i )  K
2 2 dM
I cho nên cho phép đo
d d
dòng điện có tần số
Nếu hai cuộn dây mắc
rất cao, đến 3000Hz.
song song ( I  0.5A ), ta
-Chế tạo phức tạp,
có quan hệ này là:
dM dM
tuy nhiên ampe kế
K I I cos(i , i )  K II
d 1 2 1 2
d
1 2
loại này có độ nhạy
cao, cho phép đo
được các dòng điện
nhỏ cỡ micro A.
- Do có độ nhạy cao
cho nên Ampe kế
điện động có độ
chính xác cao, cấp
chính xác có thể đạt
được từ 1.5 đến 0.1.
Ampe kế Để đo dòng xoay chiều -Đo trị hiệu dụng
chỉnh lưu tần số công nghiệp với dòng xoay chiều với
(rectified độ chính xác cao hơn độ chính xác cao hơn
ammeter) người ta sử dụng Ampe kế điện từ.
Ampe kế chỉnh lưu. -Cấp chính xác đạt
Ampe kế chỉnh lưu là được từ 2.0 đến 1.0
kết hợp giữa cơ cấu chỉ - Khi chế tạo Ampe
thị từ điện và cơ cấu kế có thang đo lớn

9
chỉnh lưu, mục đích là hơn dòng định mức
đo giá trị hiệu dụng của cuộn dây thì
của dòng xoay chiều. người ta cũng phải
Quan hệ giữa góc quay kết hợp thêm mạch tỷ
và giá trị hiệu dụng lệ về dòng, ví dụ như
của dòng xoay chiều sử dụng điện trở
trong trường hợp sử shunt trong phần
dụng chỉnh lưu cả hai dòng một chiều.
nửa chu kỳ là:
2 2
K I

1.2.2. Đo dòng điện bằng các loại Ampe kế điện tử (Ampe kế analog và Ampe kế số)
Cùng với sự phát triển của các linh kiện điện tử, đặc biệt là khuếch đại thuật toán, thì
các thiết bị đo cơ điện cũng dần chuyển sang sử dụng các linh kiện điện tử này. Ampe
kế cũng không tránh khỏi xu thế đó. Đối với các thiết bị đo điện tử thông thường có cấu
trúc như sauError! Reference source not found.:

Nguồn nuôi cho mạch điện tử

Đại lượng đo Đại lượng chỉ thị


Thiết bị đo điện tử

Hình 0-3 Cấu trúc thiết bị đo điện tử


Đặc điểm của thiết bị đo điện tử là yêu cầu đầu vào phải có trở kháng rất cao, qua đó
để tránh ảnh hưởng bởi điện trở nguồn của tín hiệu đo(đại lượng đo là đại lượng điện).
Chính vì lý do này mà thiết bị đo điện tử không lấy năng lượng từ chính đại lượng đo để
chuyển thành đại lượng chỉ thị, do vậy nó có ưu điểm là dễ dàng có được độ chính xác
cao hơn các thiết bị đo cơ điện. Phụ thuộc vào quá trình xử lý tín hiệu đo mà ampe kế
được chia thành ampe kế analog và ampe kế số.
Ampe kế analog, đại lượng chỉ thị sẽ biến đổi liên tục theo dòng điện đo liên tục, do
vậy phải sử dụng các mạch điện tử analog. Đại lượng chỉ thị được hiển thị dưới dạng
analog, ví dụ như cơ cấu chỉ thị cơ điện, hoặc được biểu diễn dưới dạng số nhờ cơ cấu
chuyển đổi từ dạng tín hiệu analog sang hiển thị dưới dạng con số.
Ampe kế số, tín hiệu đo được chuyển đổi sang dạng số tại các thì điểm trích mẫu.
Đại lượng chỉ thị của ampe kế số là con số thập phân biểu thị dòng điện cần đo tại các
thời điểm trích mẫu, do vậy đối với ampe kế số thành phần cơ bản của nó là bộ chuyển
đổi tương tự - số (analog to digital conveter ADC).

10
a. Ampe kế analog
Cấu trúc điển hình của một Ampe kế điện tử đo dòng điện một chiều như hình vẽ
sau:
R2
Cơ cấu chỉ thị
I
R1 E
Rm I2

RS
Im R0
E

Hình 0-4 Cấu trúc của Ampe kế điện tử đo dòng một chiều
Cơ cấu chỉ thị trong cấu trúc trên có thể là cơ cấu chỉ thị cơ điện (góc quay, đường
cong tự ghi) hoặc cơ cấu chỉ thị số (con số thập phân). Từ cấu trúc ở Hình 0-4, dòng
điện qua cơ cấu chỉ thị là:
I m  I 0  I 2  U 0 / R0  U 0 / R2
R2 R2  R0 IRs  R  (6.14)
 IRs   1  2 
R1 R2R0 R1  R0 

Nếu ta chọn R1  R2 và R1  R0 thì quan hệ giữa dòng điện qua cơ cấu chỉ thị và dòng
điện cần đo là:
Rs
Im   I (6.15)
R0

Giả thiết cơ cấu chỉ thị là cơ cấu chỉ thị từ điện, mắc ngược cực tính thì đại lượng
chỉ thị là góc quay sẽ quan hệ với dòng điện cần đo là:
Rs
 K I (6.16)
R0

với K là hệ số tỷ lệ của cơ cấu chỉ thị.


Để ampe kế analog đo được dòng điện xoay chiều hình sin thông thường người ta sẽ
sử dụng thêm một bộ chỉnh lưu, cấu trúc của Ampe kế analog đo dòng xoay chiều sử
dụng chỉnh lưu một nửa chu kỳ điển hình như hình vẽ sau:

i
C1 E
i2

RS R1
D1 D2
E R4

R3 im R0

i0
R2

Hình 0-5 Cấu trúc của Ampe kế analog đo dòng xoay chiều
11
Bởi vì khuếch đại thuật toán có trở kháng vào rất lớn, cho nên ta có i2  0 và do vậy
dòng qua cơ cấu chỉ thị im  i0 . Điện áp đầu ra của khuếch đại thuật toán là:
u0  Rs i (6.17) với Rs là điện trở
shunt. Từ đây ta có dòng điện đi qua cơ cấu chỉ thị là:
R i / R0 i0
im   s (6.18) Dòng điện im chạy
0 i0

qua cơ cấu chỉ thị và tạo ra dòng điện trung bình tỷ lệ với trị hiệu dụng dòng xoay chiều
cần đo như sau:
2 2
Im  Rs I (6.19)
 R0

Cấu trúc của ampe kế analog đo dòng xoay chiều sử dụng chỉnh lưu cả chu kỳ được
cải tiến từ cấu trúc ampe kế ở Hình 0-5 như sau:

2R2 C

2R2
E
i
R1 R1 R2

A2
RS E D1
E
A1 u0
D2
E

Hình 0-6 Cấu trúc của Ampe kế analog đo dòng xoay chiều
Điện áp đầu ra của khuếch đại thuật toán A1 là:
 iRs i0
u1   (6.20) trong đó i là dòng
0 i0

điện cần đo giá trị hiệu dụng. Nếu tụ C trong mạch khuếch đại A2 không nối vào mạch
thì điện áp đầu ra của A2 được xác định như sau:

u0   iRs  2u1  (6.21) hay ta có:
iR i0
u0   s (6.22)
iRs i0

hình dạng của các điện áp được mô tả trên Hình 0-7.


Khi tụ C được nối vào trong mạch phản hồi của khuếch đại thuật toán A2, mạch
khuếch đại đó trở thành bậc nhất, mạch lọc thông thấp. Điện áp đầu ra chính là điện áp
trung bình trong một chu kỳ được xác định bởi cơ cấu chỉ thị như sau:

12
i(t )
t(s )

u1(t )

u 2 (t )

u 0 (t )
t(s )

Hình 0-7 Dạng điện áp trong Ampe kế analog đo dòng xoay chiều
2 2
U 0rms  Rs I (6.23)

Sai số của ampe kế loại này phụ thuộc vào: mức độ chính xác của điện trở shunt, trở
kháng vào của khuếch đại thuật toán và độ chính xác của cơ cấu chỉ thị. Sai số càng
giảm khi điện trở shunt ổn định và chính xác, không phụ thuộc nhiệt độ; trở kháng vào
của khuếch đại càng lớn; cơ cấu chỉ thị có độ chính xác càng cao.
b) Ampe kế số (digital ammeter)
Ampe kế số, như trên đã nói, có nguyên lý cơ bản dựa vào một mạch biến đổi điện
áp rơi trên điện trở shunt cho dòng cần đo đi qua thành tín hiệu dạng số nhở bộ chuyển
đổi tương tự số, sau đó đưa tới mạch hiển thị. Cấu trúc cơ bản của Ampe kế số như sau:
EN
i Nguồn nuôi

Bộ hiện số
Khuếch đại

RS U in  RS I có trở kháng
Bộ hiện số
vào lớn
ADC

Hình 0-8 Cấu trúc cơ bản của Ampe số


Hình vẽ sau đây minh họa một Ampe kế số đo dòng một chiều 03 thang đo 2A, 5A
và 10A sử dụng Chip ADC ICL7107, đây là IC tích hợp chức năng chuyển đổi tương tự
và số đồng thời có chức năng giải mã để hiển thị số bằng LED 7 thanhError! Reference
source not found..

13
Hình 0-9 Ví dụ một Ampe kế số sử dụng chip ICL7107
Đặc điểm vận hành và các thông số là:
Nguồn nuôi: 5V
Dòng tiêu thụ: ~ 25mA
Độ chính xác của Ampe kế:
 Thang đo 10A – độ phân dải là 100mA
 Thang đo 5A – độ phân dải là 10mA
 Thang đo 2A – độ phân dải là 1mA
Độ chính xác của Ampe kế phụ thuộc vào độ chính xác (số bít, độ phân giải) của
chuyển đổi ADC, mặt khác nó cũng phụ thuộc vào mức độ ổn định của điện trở shunt,
khả năng hiển thị con số sau dấu thập phân.

1.2.3. Đo dòng điện bằng Ampe kìm


Trong những trường hợp cần đo trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều mà không
thể ngắt mạch để mắc nối tiếp thiết bị đo dòng (phụ tải đang làm việc liên tục không cho
phép gián đoạn) khi đó người ta dùng Ampe kìm. Ampe kìm bản chất là kết hợp của
một máy biến dòng, mạch điện tử và một cơ cấu chỉ thị. Biến dòng có mạch từ được cấu
tạo như một chiếc ngoàm có thể mở ra và kẹp lại để lồng dây dẫn có dòng điện cần đo
vào trong. Khi đó theo nguyên lý của máy biến dòng, từ trường do dòng điện cần đo sẽ
tạo ra trên cuộn dây thứ cấp một sức điện động, sức điện động này được đặt lên một
điện trở shunt, điện áp trên điện trở shunt được đưa tới mạch điện tử và mạch hiện thị
dòng điện cần đo. Cấu trúc cơ bản của Ampe kìm như Hình 0-10 sau đây:

14
EN
I Nguồn nuôi

I2 Im

Mạch
RS U in  RS I 2
điện tử
ZV  

Hình 0-10 Cấu trúc cơ bản và hình minh họa cho Ampe kìm
Phụ thuộc vào yêu cầu mà mạch điện tử có dạng phù hợp, có thể giống như Ampe
kế analog hoặc Ampe kế số như đã nói ở phần trên. Cơ cấu chỉ thị cũng có thể là chỉ thị
số hoặc chỉ thị cơ điện. Một cách tổng quát, quan hệ giữa trị hiệu dụng dòng điện qua cơ
cấu chỉ thị và dòng điện cần đo như sau:
1
Im  KRs I (6.24) trong đó KI là hệ số
KI

máy biến dòng, K là hệ số khuếch đại của mạch điện tử, RS là điện trở shunt, I là dòng
điện cần đo, Im là dòng điện qua cơ cấu chỉ thị.
Sai số của ampe kìm khá lớn vì nó phụ thuộc vào độ chính xác của biến dòng điện,
mạch điện tử và cơ cấu chỉ thị, ampe kìm thường được sử dụng trong những trường hợp
đo trị hiệu dụng dòng điện xoay chiều có giá trị lớn.

1.3. Mạch đo và theo dõi (monitoring) dòng điện cỡ lớn


Vấn đề đo và theo dõi dòng điện có một vai trò quan trọng trong công nghiệp, đặc
biệt là trong công nghiệp truyền tải điện năng và công nghiệp sử dụng các động cơ công
suất lớn. Ngoài vấn đề xác định độ lớn của dòng điện ta còn phải theo dõi sự thay đổi
của nó theo thời gian, xác định các ngưỡng bảo vệ (giá trị quá dòng, giá trị dòng quá
thấp v.v). Vì dòng điện thường có giá trị rất lớn cho nên ngoài yêu cầu về mặt kỹ thuật
đối với thiết bị đo thì yêu cầu về an toàn và bảo vệ cũng được chú trọng đến.
Để đo dòng điện cỡ lớn thì chỉ có cách là sử dụng kết hợp với các mạch tỷ lệ về
dòng như đã nói ở chương 4 (dùng điện trở shunt và biến dòng điện) và cũng thông qua
các mạch của ampe kế như đã nói ở các phần trước trong chương này. Chúng ta sẽ đo
dòng nhỏ hơn rồi suy ra dòng điện cần đo thông qua các hệ số tỷ lệ. Sơ đồ đo như hình
vẽ sau:

15
Ia Ib Ic
IA IB IC
I
IA A A A

TI (K I ) A
KI

a) b)

Hình 0-11 Nguyên lý đo dòng xoay chiều một pha và ba pha dùng máy biến dòng điện
Trong sơ đồ Hình 0-11 a là nguyên lý đo dòng xoay chiều một pha dùng biến dòng
điện, I là dòng điện cần đo, IA là dòng điện đo được bởi thiết bị đo dòng, KI là hệ số
máy biến dòng. Quan hệ giữa dòng điện cần đo và dòng điện đo được như sau:
I  KI I A (6.25)
Trong sơ đồ Hình 0-11 b là nguyên lý đo dòng xoay chiều ba pha dùng biến dòng
điện, I A, I B , I C là dòng điện các pha A, B và C cần đo, I a , Ib , I c là dòng điện các pha A, B, C
đo được bởi thiết bị đo dòng. Quan hệ giữa dòng điện các pha A, B, C cần đo và các
dòng điện đo được như sau:
I  K I
 A I a

I B  K I I b (6.26)
I  K I
C I c

Hình 0-12 sau đây minh họa một ví dụ về đo dòng điện xoay chiều trong mạch ba
pha công suất lớn.

Hình 0-12 Ví dụ về đo dòng điện xoay chiều 03 pha dùng máy biến dòng
Đây là phép đo dòng điện gián tiếp cho nên sai số của phép đo dòng điện phụ thuộc
vào cấp chính xác của biến dòng điện và thiết bị đo dòng, thực tế biến dòng điện được
chọn phải có cấp chính xác cao để đảm bảo sai số của phép đo.
Ví dụ 0.4 Cho phép đo giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều một pha sử
dụng biến dòng điện, biết biến dòng điện có hệ số biến dòng là 100/5, cấp chính xác
là 1.0, thiết bị đo dòng có thang đo là 5A, cấp chính xác là 1.0, giá trị dòng điện đo
được là 4.2A. Hãy xác định kết quả đo và sai số của phép đo dòng điện trên?
16
Cách tính:
+ Kết quả đo: I  K I I A  (100 / 5)  4.2  84A

+ Sai số tuyệt đối của phép đo dòng điện là:


2 2
 100 1.0  5   1.0  20 
 K I    I 
2
I  I A
K I      4.2   2.30A
 5 100   100 

+ Sai số tương đối của phép đo dòng điện là:


I 2.30
I  100%  100%  2.74%
I 84

Theo dõi dòng điện là chúng ta đo một cách liên tục dòng điện nhằm để biết được sự
thay đổi của dòng điện theo thời gian (kể cả trong quá trình quá độ và xác lập của
mạch), qua đó kết hợp với các mạch bảo vệ (trong quá trình quá độ), mạch báo động
các ngưỡng thấp và cao, mạch điều khiển v.v.
Hình 0-13 sau đây minh họa một mạch theo dõi dòng điện đơn giản, mạch điện này
sẽ chuyển điện áp rơi trên điện trở shunt R gây ra bởi dòng điện chạy qua tải I
S
gây LOAD

nên thành điện áp đầu ra V OUT


.

Trong hình vẽ trên ZXCT1008/9 là mạch điện tử chuyển đổi từ điện áp sang dòng
điện của hãng ZETEX. Chúng ta biết rằng khi sử dụng điện trở shunt thì ít nhiều cũng
có một lượng công suất điện tiêu tốn trên chúng, phụ thuộc vào độ lớn của điện trở
shunt, ở đây ta mắc phải bài toán cần phải lựa chọn đó là nếu sử dụng điện trở shunt có
giá trị lớn thì sụt áp rơi trên nó lớn, do đó dễ dàng đo hoặc biến đổi tiếp bằng các mạch
điện tử có điện trở vào không cần cao lắm. Tuy nhiên công suất tiêu tán sẽ tăng. Nếu
chúng ta sử dụng điện trở shunt có giá trị nhỏ, thì công suất tiêu tán sẽ nhỏ, do đó chúng
ta phải cần các mạch điện tử có trở kháng vào lớn và khả năng khuếch đại cao,
ZXCT1008/9 là một mạch điện chuyển đổi từ điện áp sang dòng điện với đặc điểm như
vậy.

Hình 0-13 Mạch theo dõi dòng điện cơ bản


Quan hệ giữa dòng điện đầu ra của mạch và dòng điện chạy qua tải cần theo dõi
dòng điện là:

17
IOUT  GT RS I LOAD (6.27) với GT là độ nhạy của
mạch chuyển đổi ZXCT1008/9, đơn vị là A /V . Dòng điện IOUT chạy qua điện trở RG sẽ
tạo ra điện áp V OUT
được xác định như sau:
VOUT  IOUT RG  RGGT RS I LOAD  K AV I LOAD (6.28)
Điện áp V OUT
sẽ được đưa đến các máy, cơ cấu tự ghi hoặc máy tính để vẽ dạng dòng
điện I LOAD , đồng thời nó cũng được đưa đến các rơle để bảo vệ.
Ví dụ 0.5 Giả thiết cần theo dõi dòng điện qua tải I LOAD có độ lớn đến 5A, khi đó
tương ứng điện áp đầu ra V OUT
 1V , ta có thể sử dụng hai phương pháp:
i) Nếu dùng thuần túy điện trở shunt, thì ta cần phải mắc nối tiếp vào trong mạch
một điện trở shunt có giá trị là RS  1V / 5A  200m  , do đó công suất điện tiêu tán trên
điện trở shunt là PS  RS I 2  0.2  52  5W .

ii) Nếu dùng ZXCT1008, để đảm bảo chính xác ta có thể dùng loại có điện áp
VSENSE  200mV , qua đó điện trở RS được chọn là RS  0.2V / 5A  40m . Giả thiết ZXCT1008
có hệ số GT  0.01A / V , khi đó IOUT  0.01  0.2  2mA. Vậy điện trở RG  1V / 2mA  500. Vậy với
thiết kế này, chúng ta chỉ mất lượng công suất là 1W rơi trên RS  40m  khi dòng
điện lớn nhất là 5A.
Hình 0-14 mô tả mạch theo dõi dòng điện theo cả hai hướng và dạng đồ thị quan hệ
giữa điện áp rơi trên điện trở shunt và dòng điện I . OUT

Hình 0-14 Mạch theo dõi dòng điện theo cả hai hướng
Hình 0-15 mô tả mạch theo dõi dòng điện theo cả hai hướng cho một động cơ một
chiều được cấp điện qua mạch chỉnh lưu cầu.

Hình 0-15 Mạch theo dõi dòng điện cho động cơ một chiều
18
1.4. Đo dòng điện cỡ nhỏ
Để đo dòng điện cỡ nhỏ (cỡ mA trở xuống) đòi hỏi thiết bị đo phải có độ nhạy lớn,
thiết bị đo dòng điện cỡ nhỏ người ta thường gọi là điện kế (galvanometer). Điện kế
được phát minh bởi André-Marie Ampère vào năm 1824. Có những loại điện kế cơ bản
sau đây:
 Điện kế từ điện: (moving coil galvanometer) điện kế từ điện được chế tạo dựa
trên nguyên lý của cơ cấu chỉ thị từ điện có độ nhạy cao. Ta biết rằng cơ cấu
chỉ thị từ điện có quan hệ giữa góc quay và dòng điện đưa vào cuộn dây là:
1
  KI  BSwI (6.29)
D
Gương
l
Thang đo

Điểm sáng
di c

Nam châm
LI vĩnh cứu

Lõi thép cố định


Cuộn dây di
Ống chiếu tia
chuyển
sáng

Đèn

Hình 0-16 Nâng cao độ nhạy cho điện kế từ điện dùng biện pháp quang học
 Vậy để nâng cao độ nhạy hay tăng hệ số K người ta có thể dùng nam châm
vĩnh cửu có kích thước lớn để tăng độ từ cảm trong khe hở không khí, tức là
tăng hệ số B, người ta có thể giảm hằng số phản kháng của cơ cấu phản kháng,
tức là giảm D. Dùng biện pháp quang học có nghĩa là thay vì dùng kim chỉ thị
thì người ta dùng ánh sáng chiếu lên thang chia độ. Khi dòng điện cần đo đi
vào khung dây di động sẽ làm qương gắn trên trục quay quay đi một góc , khi
đó làm cho tia sáng phản xạ cũng quay đi một góc . Phụ thuộc vào khoảng
cách l giữa gương và thang chia độ thì điểm sáng trên thang chia độ sẽ di
chuyển trên một quãng ngắn hay dài trên thang chia độ. Gọi khoảng cách này là
LI , ta có công thức quan hệ giữa dòng điện cần đo và khoảng cách LI như sau:
LI  l  tg(KI ) (6.30)
Vậy với cùng một giá trị dòng điện I nếu ta tăng l thì LI sẽ tăng lên, hay nói
cách khác là độ nhạy sẽ được tăng lên. Cũng như vậy người ta có thể dùng
phương pháp phản xạ nhiều lần để tăng độ nhạy nhằm đo được những dòng
điện rất nhỏ có thể từ 10 đến 10 A. 12 14

Điện kế cộng hưởng từ: (Magnetic resonance galvanometer) điện kế cộng


hưởng từ dùng để đo dòng xoay chiều nhỏ, điện kế có độ nhạy cõ 107 A / mm. Cấu
19
tạo cơ bản của điện kế cộng hưởng từ là phần động gồm một nam châm nhỏ,
được chế tạo bằng vicaloi có độ từ dư rất lớn, được gắn trên dây căng cùng với
một gương phản chiếu. Do độ quán tính của hệ rất nhỏ cho nên có tần số dao
động riêng rất cao và chùm tia sáng phản chiếu được di chuyển thành một dải
sáng trên thang chia độ (do dòng điện đo là dòng xoay chiều), chiều rộng của
dải sáng chính là độ lớn của dòng điện cần đo. Để nâng cao độ nhạy người ta
sử dụng đặc tính cộng hưởng, có nghĩa là hiệu chỉnh sao cho tần số dao động
riêng của phần động bằng đúng tần số của dòng điện cần đo. Để thực hiện điều
này người ta bố trí một thanh nam châm vĩnh cửu nằm trong mạch từ tác động
vào nam châm quay một lực xoắn hay mô men phản kháng thay đổi và do đó
thay đổi tần số dao động riêng của phần động, độ nhạy ở tần số cộng hưởng
tăng lên rất nhiều so với độ nhạy ở các tần số khác.
 Khuếch đại điện kế: là biện pháp thường dùng trong những năm 70-80 của thế
kỷ trước khi công nghệ mạch điện tử, bán dẫn còn chưa phát triển mạnh.
Khuếch đại điện kế có nguyên lý như sau:
Đại lượng trung gian
Dòng điện cần đo

Ix Điện kế sơ  Chuyển đổi đại I0


lượng trung gian
cấp dòng điện thứ cấp
Cơ cấu chỉ thị

Hình 0-17 Nguyên lý của khuếch đại điện kế


Dòng điện cần đo Ix được đưa qua điện kế sơ cấp để biến thành đại lượng trung
gian  (góc quay, di chuyển, di chuyển ánh sáng, nhiệt v.v), đại lượng trung
gian này lại được chuyển thành dòng điện thứ cấp I0 và sau đó được đưa tới cơ
cấu chỉ thị. Quan hệ giữa dòng điện quan cơ cấu chỉ thị có thể được viết dưới
dạng sau:
I 0  K1K 2I x (6.31) trong đó K1, K 2 lần
lượt là độ nhạy của điện kế sơ cấp và khâu chuyển đổi đại lượng trung gian
thành dòng điện thứ cấp.
Khuếch đại điện kế có thể chế tạo để đo được điện áp cỡ 50 nanovol và dòng
cỡ 5 nanoampe với cấp chính xác là 1.5.
 Khuếch đại bằng các mạch điện tử: ngày nay với sự phát triển rất nhanh của kỹ
thuật bán dẫn điện tử, việc sử dụng khuếch đại điện tử trong đo lường điện áp
nhỏ được sử dụng rộng rãi, thay thế cho các khuếch đại điện kế cồng kềnh và
không tiện dụng. Khuếch đại bằng cách mạch điện tử trong đo lường cho ta các
ưu điểm là tăng độ nhạy về dòng và áp mà chủ yếu là tăng ngưỡng nhạy đầu

20
vào; giảm điện trở trong trong các trường hợp đo dòng và tăng điện trở vào
trong các trường hợp đo áp; nâng cao độ ổn định về đặc tính tần của các thiết bị
đo. Một vấn đề đặt ra khi sử dụng các mạch khuếch đại điện tử là làm thế nào
để ít nảy sinh nhiễu cũng như ảnh hưởng bởi nhiễu. Hiện nay chủ yếu sử dụng
mạch khuếch đại vi sai, khuếch đại điều chế và khuếch đại giải điều chế.
 Khuếch đại vi sai: khuếch đại vi sai là khuếch đại gồm nhiều tầng (có thể gọi là
mạch vi sai tổng hợp) với mục đích tăng hệ số khuếch đại.

1.5. Đo điện áp cỡ trung bình


Đo điện áp cớ trung bình là phép đo điện áp có giá trị cỡ vol đến cỡ 1000V. Ta biết
rằng để đo điện áp đòi hòi thiết bị đo áp phải có giá trị điện trở vào của bản thân nó rất
lớn, nếu điện trở vào càng lớn thì thiết bị đo áp càng chính xác. Để đo điện áp cỡ trung
bình người ta có thể sử dụng các loại thiết bị đo trực tiếp như vol kế hoặc các mạch đo
áp. Vol kế có thể là vol kế cơ điện hoặc vol kế điện tử (bao gồm vol kế analog và vol kế
số).

1.5.1. Đo điện áp bằng các loại vol kế cơ điện


Các loại vol kế cơ điện cũng giống như Ampe kế cơ điện, chúng được chế tạo dựa
vào nguyên lý của các cơ cấu chỉ thị cơ điện. Bản chất của cơ cấu chỉ thị cơ điện là dòng
điện đưa vào cuộn dây sẽ sinh ra mô men quay làm quay kim chỉ thị, nhưng khi sử dụng
để chế tạo vol kế thì gặp phải yêu cầu là có điện trở vào lớn, cho nên dòng điện qua
khung dây sẽ rất nhỏ, chính vì dòng điện nhỏ cho nên vấn đề tạo ra mô men làm quay
kim chỉ thị sẽ khó khăn và kém chính xác hơn. Các vol kế cơ điện thường có độ chính
xác không cao lắm. Đặc điểm cũng như nguyên lý của một số loại vol kế cơ điện dược
trình bày tóm tắt như trong bảng sau đây:
Nguyên lý và phương
trình quan hệ giữa Đặc điểm cần quan
Tên Vol kế
đại lượng chỉ thị và tâm khi sử dụng
điện áp cần đo
Vol kế từ điện Chế tạo dựa trên - Góc quay tỷ lệ
(moving coil nguyên lý của cơ cấu bậc nhất với điện áp
Volmeter) chỉ thị từ điện. cần đo, do vậy quan
Quan hệ giữa góc hệ giữa đại lượng
quay(đại lượng chỉ thị) chỉ thị và điện áp
và điện áp cần đo là: cần đo là tuyến tính
  KU / RV trên toàn bộ thang
Trong đó K là hằng số đo.
21
tỷ lệ, hằng số này phụ - Vol kế loại này
thuộc vào cấu tạo, chất chỉ cho phép đo điện
liệu và kết cấu của Vol áp một chiều
kế. RV là điện trở vào - Để đạt được
của Vol kế, U là độ chính xác cao
cường độ điện áp một cần phải có nam
chiều cần đo. châm vĩnh cửu lớn,
để tạo ra cảm ứng từ
B lớn trong khe hở
không khí.
- Cấp chính xác:
từ 2 đến 0.5;
Vol kế điện từ Chế tạo dựa trên - Góc quay tỷ lệ
(moving iron nguyên lý của cơ cấu với bình phương
Volmeter) chỉ thị điện từ điện áp cần đo và
Quan hệ giữa góc quay phụ thuộc vào sự
và điện áp cần đo dưới biến thiên của điện
dạng sau: cảm cuộn dây theo
K dL 2 góc quay cho nên
 U
RV 2 d 
quan hệ giữa góc
Trong đó U là cường quay và điện áp cần
độ điện áp một chiều đo(cường độ hay giá
cần đo hoặc giá trị trị hiệu dung) là phi
hiệu dụng của điện áp tuyến trên toàn
xoay chiều khi điện áp thang đo. Vì có lá
cần đo là điện áp xoay thép di chuyển, có
chiều. tổn hao từ lớn khi
tần số điện áp xoay
chiều lớn, do vậy độ
chính xác thấp.
- Cho phép đo
được cường độ điện
áp một chiều và giá
trị hiệu dụng của
điện áp xoay chiều
có tần số từ 100Hz
22
trở xuống.
- Cấp chính xác
từ 2.5 đến 1
Vol kế điện Chế tạo dựa trên - Góc quay tỷ lệ
động nguyên lý của cơ cấu với bình phương
(electrodynami chỉ thị điện động. điện áp cần đo và
c volmeter) Trong vol kế điện phụ thuộc vào sự
động, cuộn dây tĩnh và biến thiên của hỗ
cuộn dây động được cảm giữa hai cuộn
mắc nối tiếp cho nên dây theo góc quay
góc quay quan hệ với cho nên quan hệ
điện áp cần đo là: giữa góc quay và
K dM 2 điện áp cần
 U
RV d 
đo(cường độ hay giá
Trong đó U là cường trị hiệu dung) là phi
độ điện áp một chiều tuyến trên toàn
cần đo hoặc giá trị thang đo
hiệu dụng của điện áp - Tuy nhiên vì
xoay chiều khi điện áp không có lá thép
cần đo là điện áp xoay chuyển động, mô
chiều men quay được tạo
ra bởi sự tương tác
giữa hai từ trường
cho nên Vol kế có
độ nhạy rất cao, do
đó vol kế có thể chế
tạo với độ chính xác
khá cao. Cho phép
đo điện áp có tần số
lớn mà không bị ảnh
hưởng hiện tượng
tổn hao từ.
- Cho phép đo
được cường độ điện
áp một chiều và giá
trị hiệu dụng của

23
điện áp xoay chiều.
- Cấp chính xác
từ 1.5 đến 0.1

1.5.2. Đo điện áp bằng các loại vol kế điện tử


Vol kế điện tử có hai loại đó là vol kế analog và vol kế số. Cũng giống như Ampe
kế, vol kế analog được chế tạo nhờ sử dụng khuếch đại thuật toán, vì khuếch đại thuật
toán có điện trở vào lớn cho nên phù hợp với việc chế tạo vol kế. Vol kế số sử dụng
ADC để chuyển đổi điện áp cần đo thành tín hiệu số và hiện thị.
a. Vol kế analog
Cấu trúc của một Vol kế điện tử đo điện áp một chiều như hình vẽ sau:
R2

R1 E
Rm I2

Ux
Im R0
E

Hình 0-18 Cấu trúc của Vol kế điện tử đo điện áp một chiều
Từ cấu trúc ở Hình 0-18, dòng điện qua cơ cấu chỉ thị là:
I m  I 0  I 2  U 0 / R0  U 0 / R2
R2 R2  R0 Ux  R  (6.32)
 U x  1  2 
R1 R2 R0 R1  R0 

Ta chọn R1  R2 và R1  R0 thì quan hệ giữa dòng điện qua cơ cấu chỉ thị và điện áp đo
là:
Ux
Im   (6.33)
R0

Nếu sử dụng cơ cấu chỉ thị từ điện, thì góc quay của cơ cấu chỉ thị sẽ quan hệ với điện
áp cần đo là:
Ux
 K (6.34)
R0

với K là hệ số tỷ lệ của cơ cấu chỉ thị.


Để Vol kế analog đo được điện áp xoay chiều hình sin, ta sẽ sử một bộ chỉnh lưu,
cấu trúc của một Vol kế analog đo điện áp xoay chiều sử dụng chỉnh lưu như Hình 0-19
sau đây:

24
2R2 C

2R2
E
R1 R1 R2

A2
E
ux D1

A1 E u0

D2
E

Hình 0-19 Cấu trúc của Ampe kế analog đo dòng xoay chiều
Điện áp đầu ra chính là điện áp trung bình trong một chu kỳ được xác định bởi cơ
cấu chỉ thị như sau:
2 2
U 0rms  Ux (6.35) trong đó Ux là giá trị

hiệu dụng của điện áp xoay chiều cần đo ux .

b. Vol kế số (digital volmeter)


Vol kế số với nguyên lý cơ bản dựa vào một mạch biến đổi điện áp cần đo thành tín
hiệu dạng số nhờ bộ chuyển đổi tương tự số, sau đó đưa tới mạch hiển thị như minh họa
trên Hình 0-20 sau đây :
EN Nguồn nuôi

Khuếch đại Chỉ thị số


có trở kháng
Ux ADC
vào lớn

Hình 0-20 Cấu trúc cơ bản của Vol kế số


Phụ thuộc vào độ phân dải của ADC và chỉ thị số mà vol kế có độ chính xác khác
nhau. Trong vol kế số, ta cần phải đưa điện áp cần đo qua mạch khuếch đại có trở kháng
vào lớn nhằm mục đích để đo được chính xác điện áp cần đo cũng như phối hợp công
suất đưa điện áp đến bộ biến đổi ADC cho phù hợp. Hình 0-21 minh họa một vol kế số
thực tế cũng sử dụng IC ICL707 Error! Reference source not found..

25
Hình 0-21 Ví dụ một Vol kế số sử dụng chip ICL7107
Đặc điểm vận hành và các thông số:
Nguồn nuôi: 5V
Dòng tiêu thụ: ~ 25mA
Thang đo : 200V DC
Độ phân dải: 100mV

1.6. Đo điện áp cỡ lớn


Để đo điện áp cơ lớn người ta phải sử dụng mạch tỷ lệ về áp. Ta biết rằng nếu điện
trở vào của thiết bị đo áp thì có nghĩa là thiết bị đo áp có khả năng đo được điện áp càng
lớn, do vậy đối với trường hợp đo điện áp một chiều lớn người ta sử dụng mạch tỷ lệ về
áp dùng điện trở phụ. Tuy nhiên có một điều cần phải cân nhắc đó là khi tăng điện trở
phụ, dòng điện đi qua cơ cấu sẽ nhỏ hơn, do đó chúng ta cần phải tăng độ nhạy của cơ
cấu chỉ thị hoặc thiết bị đo để phép đo được chính xác. Cấp chính xác của điện trở phụ
cũng phải được đề cập đến khi xác định sai số của phép đo. Đối với phép đo điện áp
xoay chiều hình sin có giá trị lớn, thường người ta dùng mạch tỷ lệ sử dụng biến điện
áp, đây là phương pháp phổ biến. Khi đo giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều, người
ta có thể bỏ qua sự ảnh hưởng của độ lệch pha giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp của biến
điện áp, tuy nhiên cần phải quan tâm đến mức độ ổn định của tần số điện áp xoay chiều
cần đo, còn đối với phép đo điện áp tức thời, điện áp theo thời gian (ví dụ như trong các
phép đo gián tiếp năng lượng, công suất v.v) ta cần phải quan tâm đến góc sai số của
góc lệch pha này.
Nguyên lý của đo giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều một pha và ba pha sử
dụng biến điện áp như Hình 0-22 sau đây:

26
A

C
U KU

TU (KU )
U AB

U AC
V U fa
Chuyển
U BC
b) mạch
a) UV

Hình 0-22 Đo điện áp xoay chiều 1 pha và 3 pha sử dụng biến điện áp
Hình 0-22 a là sơ đồ điện áp xoay chiều một pha sử dụng biến điện áp, điện áp cần
đo là U , điện áp đo được là U , quan hệ giữa điện áp cần đo và điện áp đo được là:
V

U  K uUV (6.36)
Hình 0-22 b là sơ đồ đo điện áp dây U AB ,U BC ,U AC và các điện áp pha U A,U B ,UC sử dụng
biến điện áp ba pha. Để đo được các điện áp này ta sử dụng các chuyển mạch 1 và
chuyển mạch 2. Quan hệ giữa các điện áp cần đo và điện áp đo được theo quan hệ sau:
Điện áp pha
U  K U
 A u a

U B  K uU b (6.37) và điện áp dây


U  K U
 C u c

U  K U
 AB u ab

U BC  K uU bc (6.38)
U  K U
 AC u ac

Sai số của các phép đo điện áp gián tiếp này phụ thuộc vào cấp chính xác của biến
điện áp và thiết bị đo áp, thông thường biến điện áp được chọn phải có cấp chính xác
cao để đảm bảo sai số của phép đo.
Ví dụ 0.6 Cho phép đo giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều một pha sử dụng
biến điện áp, biết biến điện áp có hệ số biến điện áp là 400/100, cấp chính xác là
1.0, thiết bị đo điện áp có thang đo là 100V, cấp chính xác là 1.0, giá trị dòng điện
đo được là 84V. Hãy xác định kết quả đo và sai số của phép đo điện áp trên?
Cách tính
+ Kết quả đo: U  K U  (400 / 100)  84  336V
U V

+ Sai số tuyệt đối của phép đo điện áp là:


2 2
 400 1.0  100   1.0  4 
K   U 
2
U  U
U V
KU      84   5.22V
 100 100   100 

+ Sai số tương đối của phép đo điện áp là:

27
U 5.22
U  100%  100%  1.55%
U 336

1.7. Đo điện áp bằng phương pháp so sánh – đo điện áp cỡ nhỏ


Đối với các phép đo điện áp như đã nêu ở các phần trên xét về mặt bản chất đều là
các phép đo biến đổi thẳng (trừ vol kế số), có nghĩa là thiết bị đo sẽ lấy một phần năng
lượng từ điện áp cần đo để phục vụ cho quá trình đo, hay chính thiết bị đo sẽ ảnh hưởng
đến điện áp cần đo do vậy ta khó có thể đo điện áp đạt được độ chính xác cao, đặc biệt
là khi đo các điện áp cỡ nhỏ (cỡ V trở xuống). Để khắc phục nhược điểm này người ta
sử dụng phương pháp đo điện áp bằng phương pháp so sánh. Đo điện áp bằng phương
pháp so sánh bản chất là so sánh mức chênh lệch điện thế giữa điện áp cần đo với một
điện áp bù (được tạo ra bởi nguồn riêng). Sơ đồ nguyên lý của phương pháp này như
sau:
A B
G
EN RG  
RM Ux
RB UB

Hình 0-23 Nguyên lý đo điện áp bằng phương pháp so sánh


Điện áp cần đo Ux được so sánh với điện áp bù UB là một phần điện áp mẫu UB rơi
trên điện biến trở RM là RB . Khi đo ta điều chỉnh điện áp bù U sao cho bằng với điện áp
B

cần U đo thông qua nhận biết bởi cơ cấu phát hiện cân bằng điện thế G (còn gọi là điện
x

kế chỉ không hay cơ quan phát hiện zero, zero point galvanomet). G giả thiết có điện trở
bằng vô cùng, RG  . Khi điện thế điểm A bằng với điện thế điểm B thì G chỉ 0 (có thể
chỉ thị bằng kim chỉ vào điểm giữa hoặc bằng đèn v.v).
Khi điện thế điểm A bằng với điện thế điểm B, ta có quan hệ giữa điện áp cần đo và
điện áp mẫu thông qua điện trở mẫu như sau:
EN
Ux  RB (6.39) Vậy với điện áp
RM

nguồn có độ ổn định và chính xác cao, các điện trở mẫu trở RM và RB chính xác ta sẽ đo
được chính xác điện áp cần đo. Với phương pháp này bản chất là so sánh điện thế giữa
điện áp cần đo và điện áp bù, cho nên về mặt lý thuyết (G là lý tưởng) thì không có quá
trình lấy năng lượng từ đại lượng đo để chuyển thành đại lượng chỉ thị, hay không có
hiện tượng phản tác dụng lên điện áp cần đo, do vậy phép đo dễ dàng đạt được độ chính
xác cao hơn hẳn so với các phương pháp đo trực tiếp khác. Chính vì vậy đo điện áp

28
bằng phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong đo điện áp cỡ nhỏ (cỡ V trở xuống)
với yêu cầu chính xác cao.
Phương pháp đo điện áp bằng phương pháp so sánh rất dễ thực hiện với điện áp 1
chiều, tuy nhiên đối với điện áp xoay chiều thì bài toán đo điện áp bằng phương pháp so
sánh thì khó hơn rất nhiều, vì để hai điện áp xoay chiều bằng nhau là phải thỏa mãn
đồng thời các điều kiện: hai điện áp cùng tần số, cùng biên độ và cùng góc pha. Chính vì
vậy phương pháp đo so sánh chủ yếu áp dụng cho đo điện áp một chiều, còn đối với
xoay chiều trong thực tế rất hạn chế sử dụng. Vì bản chất của đo điện áp bằng phương
pháp so sánh là điều chỉnh điện thế của điện áp bù sao cho điện thế của điện áp cần đo
cho nên các thiết bị đo điện áp theo phương pháp này người ta thường gọi là điện thế kế.
Phần sau đây sẽ trình bày nguyên lý hoạt động một số điện thế kế một chiều và điện thế
kế xoay chiều thường dùng hiện nay.

1.7.1. Điện thế kế một chiều điện trở lớn


Từ công thức (6.39) ta thấy rằng vế bên phải là điện thế ta cần điều chỉnh để sao cho
bằng điện thế của điện áp cần đo ở vế bên trái. Vế bên phải là (E N / RN )RB sẽ bao gồm hai
thành phần đó là dòng điện ICT  (EN / RN ) và thành phần điện trở RB . Điện thế kế một chiều
điện trở lớn làm việc dựa trên nguyên tắc giữ nguyên dòng điện ICT và thay đổi điện trở
RB sao cho đạt được quan hệ (6.39). Sơ đồ nguyên lý của điện thế kế một chiều điện trở
lớn như hình vẽ sau:
RG  
G

Ux

(I) (II) EM

K
RB ICT RM

EN RDC

Hình 0-24 Nguyên lý điện thế kế một chiều điện trở lớn
Trước khi đo ta tiến hành điều chỉnh và xác định dòng điện công tác ICT bằng cách
đóng chuyển mạch K sang vị trí (II), ta điều chỉnh biến trở RDC sao cho G chỉ không, khi
G chỉ không ta có điện áp rơi trên điện trở mẫu RM bằng đúng nguồn mẫu EM , và khi đó
dòng điện công tác được xác định bởi quan hệ:
EM
EM  ICT RM  ICT  (6.40)
RM

29
Tiếp theo, ta giữ nguyên vị trí của biến trở RDC , đóng khóa K sang vị trí (I), khi này
điện áp cần đo được so sánh với điện áp rơi trên biến trở RB , ta điều chỉnh RB đến khi G
chỉ không, khi đó ta có:
EM
U x  ICT RB  RB (6.41)
RM

Vậy điện áp cần đo được xác định thông qua giá trị của biến trở RB . Giá trị của dòng
công tác ICT thường được điều chỉnh bằng các hệ số là 0.1, 1, 10. Độ chính xác của điện
thế kế kiểu này phụ thuộc vào mức độ chính xác của dòng điện công tác ICT và giá trị
điện trở RB . Thông thường nguồn mẫu EM và điện trở mẫu RM được thiết kế với độ ổn
định rất cao, cho nên độ chính xác chủ yếu phụ thuộc vào biến trở RB , chính vì vậy mà
RB thông thường được chọn có giá trị lớn (cỡ Ω trở lên) để giảm bớt ảnh hưởng của điện
trở dây nối (cỡ 0.001Ω), vì khi đó điện trở dây nối trở thành không đáng kể so với RB ,

chính vì vậy mà người ta gọi là điện thế kế một chiều điện trở lớn. Vì RB lớn cho nên để
đảm bảo độ chính xác của phép đo điện áp thì điên thế kế một chiều điện trở lớn thường
dùng để đo điện áp một chiều cỡ V trở lên.

1.7.2. Điện thế kế một chiều điện trở nhỏ


Điện thế kế một chiều điện trở nhỏ làm việc dựa trên nguyên tắc giữ nguyên điện trở
RB và thay đổi dòng điện công tác I sao cho đạt được quan hệ (6.39). Để tạo ra dòng
CT

điện công tác ICT thay đổi một cách liên tục và trơn, người ta sử dụng khuếch đại thuật
toán. Sơ đồ nguyên lý của điện thế kế một chiều điện trở nhỏ hình vẽ sau:
EM
E N RG  
-
U G
+
K1 R1
E N
Ux
K2 R2
RB

Kn Rn

ICT
UG

Hình 0-25 Nguyên lý điện thế kế một chiều điện trở nhỏ
Giả thiết điện trở vào của mạch khuếch đại là rất lớn, khi ta bật tắt các tổ hợp khóa
K1, K 2 ,..., K n ta sẽ thay đổi được điện áp UG là điện áp rơi trên các tổ hợp điện trở R1, R2,..., Rn ,

qua đó dẫn đến điện áp đầu vào mạch khuếch đại U  E M  U G do vậy sẽ làm thay đổi
dòng điện công tác ICT ở đầu ra khuếch đại thuật toán. Ta sẽ đi tìm quan hệ giữa dòng

30
điện công tác ICT và tổ hợp bật tắt các điện trở R1, R2,..., Rn . Để tìm được quan hệ này, ta xét
một trường hợp đặc biệt, đó là khi U  E M  UG  0  E M  UG , hay
n
1
EM  ICT RK  ICT (6.42) trong đó GK  m / Ri
GK
i
i 1

với mi là một hệ số được xác định như sau:


1 khi K i on
mi   i  1, 2,..., n (6.43) Vậy ta có quan hệ
0 khi K i off

giữa dòng điện I CT


và tổ hợp bật tắt các khóa Ki tương ứng với các điện trở Ri là:
n mi
ICT  E M  (6.44)
i 1 Ri

Khi đo ta điều chỉnh bật tắt các tổ hợp khóa Ki để thay đổi dòng công tác theo công
thức (6.44) sao cho G chỉ không, khi đó ta có điện áp rơi trên điện trở mẫu RB đúng bằng
điện áp cần đó, hay điện áp cần đo được xác định như sau:
U x  ICT RB (6.45)
Vì RB là cố định cho nên, căn cứ vào ICT hay chính là tổ hợp khóa Ki ta sẽ xác định
được điện áp cần đo.
Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào mức độ thay đổi trơn tru của dòng
điện I hay là số lượng các điện trở mắc song song ở đầu vào của khuếch đại thuật
CT

toán. Độ phân dải của dòng điện ICT quyết định đến độ chính xác của phép đo Ux, thông
thường người ta sẽ chọn RB khá nhỏ (do đó người ta gọi là điện thế kế một chiều điện
trở nhỏ) để chuyển khả năng điều chỉnh điện áp bù thông qua điều chỉnh ICT trên một dải
rộng, chính vì vậy phương pháp này có thể đo được điện áp một chiều nhỏ cỡ V trở
xuống với mức độ chính xác cao.

1.7.3. Điện thế kế xoay chiều


Điện thế kế xoay chiều là thiết bị đo điện áp xoay chiều bằng phương pháp so sánh.
Vì điện thế kế xoay chiều chế tạo phức tạp hơn điện thế kế một chiều vì có những khó
khăn như sau:
Thứ nhất là khó tạo ra điện áp xoay chiều mẫu với độ chính xác cao mà có thể dễ
dàng thay đổi được biên độ, tần số và góc pha.
Thứ hai: hai điện áp xoay chiều có điện thế bằng nhau tại hai đầu của điện kế chỉ
không cần thỏa mãn 3 điều kiện: hai điện áp xoay chiều cùng biên độ, cùng tần số và
ngược pha nhau 1800.
Chính vì những khó khăn trên đây điện thế kế xoay chiều ít được sử dụng cho nên
trong tài liệu này không trình bày, bạn đọc có thể tham khảo ở tài liệu Error! Reference
source not found. và các tài liệu khác.
31
1.8. Đo điện áp bằng các Card thu thập dữ liệu kết nối máy tính sử dụng phần mềm
Các hãng sản xuất thiết bị đo thường chế tạo hợp bộ Card đo điện áp đa năng, cho
phép đo và hiển thị điện áp trên máy tính dưới nhiều dạng khác nhau sử dụng phần mềm
như dạng đồ thị, dạng con số v.v. Card đo điện áp đa năng có thể đo được điện áp giữa
một điểm nào đó và đất và cũng đo được chênh áp giữa hai điểm với nhau. Hình 0-26
sau đây minh họa một hệ thống đo điện áp điển hình sử dụng Card thu thập dữ liệu, máy
tính và phần mềm, trong đó VS , RS ,Vm lần lượt là nguồn điện áp cần đo, điện trở nguồn
điện áp cần đo và điện áp đặt vào đầu vào hệ thống đo điện áp.
RS Hệ thống đo điện áp

VS Vm + +

PC/controller Software
NI 9202

Hình 0-26 Hệ thống đo điện áp điển hình sử dụng thiết bị thu thập dữ liệu
Có rất nhiều các Card để đo và ghi lại điện áp khác nhau của các hãng khác nhau với
những phiên bản khác nhau, tuy nhiên mang tính chất điển hình để giới thiệu, phần sau
đây minh họa Card NI 9205 của National Instruments dùng để đo và ghi lại dạng điện áp
analog.
Các thông số: có khả năng đo được 11 đầu vào điện áp analog với độ phân giải
11bit, tốc độ lấy mẫu 250kS/s , các đầu vào có giới hạn có thể lập trình được ±200 mV,
±1 V, ±5 V, and ±10 V .

Hình 0-27 Modul Analog NI 9205 của NI có chức năng đo điện áp analog
Do vậy ta có thể sử dụng Card này để đo hiệu điện thế giữa một điểm nào đó và đất
cũng như hiệu điện thế giữa hai điểm nào đó trong mạch.

32
Hình 0-28 Modul Analog NI 9205 của NI có chức năng đo điện áp analog
Sơ đồ Hình 0-28 là sơ đồ đo điện áp giữa một điểm nào đó với đất, sau đó thông qua
phần mềm có thể đo được điện áp như dạng sau:

Hình 0-29 Modul Analog NI 9205 của NI có chức năng đo điện áp analog
Sử dụng phần mềm hỗ trợ Lapview để kết nối với Modul Analog NI 9205 cho phép
vẽ được dạng điện áp trên khung cửa sổ đồ họa như Hình 0-29, bạn đọc có thể xem thêm
ở phần tài liệu hướng dẫn khi sử dụng Modul giao tiếp này. Phần mềm được lập trình để
có thể hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau như giá trị tức thời, giá trị hiệu dụng (nếu
điện áp đo là xoay chiều hình sin), và cũng có thể sử dụng các hàm toán học để tính ra
các giá trị khác từ điện áp đo được như tích phân, vi phân, cộng trừ v.v
Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng Modul này trong môi trường Matlab (môi
trường Matlab là môi trường rất được sinh viên trong kỹ thuật dùng để mô phỏng, tính
toán) để thực hiện việc đo đạc và ghi lại điện áp. Để thực hiện việc đo điện áp thông qua
môi trương Matlab, trước hết chúng ta kế nối Modul này với máy tính, máy tính phải
được cài đặt phần mềm Matlab, sau rồi chúng ta thực hiện qua 05 bước sau đây Error!
Reference source not found.:
 Bước 1: Nhận biết về Modul
 Bước 2: Ghi lại thông tin chi tiết về Modul
 Bước 3: Tạo lập một phiên (session) đo đạc điện áp
 Bước 4: Cấu hình tính chất của phiên
 Bước 5: Thêm vào các kênh đo
 Bước 1: Thay đổi các tính chất của phiên
Chi tiết các câu lệnh trong từng bước được thi hành trên cửa sổ lệnh của Matlab như
sau:

Step 1. Nhận biết về Modul

d = daq.getDevices
d=
Data acquisition devices:
index Vendor Device ID Description
----- ------ --------- ----------------------------
33
1 ni cDAQ1Mod1 National Instruments NI 9205
2 ni cDAQ1Mod2 National Instruments NI 9213
3 ni cDAQ1Mod3 National Instruments NI 9234
4 ni cDAQ1Mod4 National Instruments NI 9201
5 ni cDAQ1Mod5 National Instruments NI 9402
1 ni cDAQ1Mod1 National Instruments NI 9213
7 ni cDAQ1Mod7 National Instruments NI 9219
8 ni cDAQ1Mod8 National Instruments NI 9215

Kích vào ID để biết thông tin chi tiết về các Modul

Step 2. Ghi lại thông tin chi tiết về modul

d(1)
ans =
ni: National Instruments NI 9205 (Device ID: 'cDAQ1Mod1')
Analog input subsystem supports:
4 ranges supported
Rates from 0.1 to 250000.0 scans/sec
32 channels ('ai0' - 'ai31')
'Voltage' measurement type
This module is in slot 1 of the 'cDAQ-9178' chassis with the name 'cDAQ1'.
Thông tin chi tiết về Modul bao gồm
 subsystem type
 rate
 number of available channels
 measurement type (in the case of analog and counter channels)

Step 3. Tạo lập một phiên đo đạc điện áp

s = daq.createSession('ni')
s=
Data acquisition session using National Instruments hardware:
Will run for 1 second (1000 scans) at 1000 scans/second.
No channels have been added.

Khi tạo lập một phiên, thêm vào các kênh đo ta sử dụng các hàm sau:
addAnalogInputChannel,addAnalogOutputChannel, addCounterInputChannel,
and addCounterOutputChannel.

Step 4. Cấu hình tính chất của phiên

Change the sessions duration to 10 seconds:

s.DurationInSeconds = 10
s=

34
Data acquisition session using National Instruments hardware:
Will run for 10 seconds (10000 scans) at 1000 scans/second.
No channels have been added.

Step 5. Thêm vào các kênh

Add an analog input channel to the session:

s.addAnalogInputChannel('cDAQ1Mod1','ai0', 'Voltage')
ans =

Data acquisition session using National Instruments hardware:


Will run for 10 seconds (10000 scans) at 1000 scans/second.
Number of channels: 1
index Type Device Channel MeasurementType Range Name
----- ---- --------- ------- --------------- ---------------- ----
1 ai cDAQ1Mod1 ai0 Voltage (Diff) -10 to +10 Volts

Step 1. Thay đổi tính chất của phiên

Examine the channel properties and change the InputType property


to 'SingleEnded'.

s.Channels
ans =

Data acquisition analog input voltage channel 'ai0' on device 'cDAQ1Mod1':

Coupling: DC
InputType: Differential
Range: -10 to +10 Volts
Name: empty
ID: 'ai0'
Device: [1x1 daq.ni.CompactDAQModule]
MeasurementType: 'Voltage'
s.Channels.InputType='SingleEnded'
s=

Data acquisition session using National Instruments hardware:


Will run for 10 seconds (10000 scans) at 1000 scans/second.
Number of channels: 1
index Type Device Channel MeasurementType Range Name
----- ---- --------- ------- ------------------- ---------------- ----
1 ai cDAQ1Mod1 ai0 Voltage (SingleEnd) -10 to +10 Volts

35
1.9. Cách nối dây và phương pháp giảm nhiễu khi đo điện áp analog nhỏ sử dụng
Card thu thập dữ liệu
Có thể nói rằng việc đo lường các tín hiệu điện áp analog nhỏ bằng các thiết bị thu
thập dữ liệu (card thu thập dữ liệu) luôn luôn không đơn giản do ảnh hưởng của cách
nối dây từ nguồn điện áp cần đo tới các thiết bị thu thập dữ liệu Error! Reference
source not found.. Tính chất của nguồn điện áp cần đo, tần số, biên độ sau khi dẫn qua
dây nối đến thiết bị đo hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc đo điện áp do vậy
để đo được điện áp có độ chính xác cao ta cần có những hiểu biết cơ bản về nguồn điện
áp cần đo, thiết bị thu thập dữ liệu và cách nối dây (cấu hình nối dây) cho phù hợp.

1.9.1.Các loại nguồn tín hiệu điện áp và hệ thống đo


Nguồn tín hiệu điện áp được chia thành hai nhóm đó là nguồn điện áp có nối đất
(grounded) và nguồn điện áp không nối đất (ungrounded - floating). Như vậy dẫn đến ta
cũng có hai hệ thống đo điện áp đó là hệ thống đo điện áp nối đất hay hệ thống đo điện
áp quy chiếu với đất (grounded or ground-referenced) và hệ thống đo điện áp không nối
đất (ungrounded -floating)
 Nguồn điện áp nối đất hay nguồn điện áp quy chiếu với đất


VS

Ground (đất)

Hình 0-30 Nguồn điện áp nối đất


Chú ý rằng trong thực tế, điện thế của đất giữa hai nguồn điện áp nối đất thông
thường không giống nhau, chênh lệch điện áp đất giữa hai thiết bị được nối chung nguồn
thường rơi vào khoảng từ 10mV đến 200mV và có thể cao hơn nếu chúng ta nối các dây
nguồn không đúng cách.
 Nguồn điện áp không nối đất


VS

Ground (đất)

Hình 0-31 Nguồn điện áp không nối đất

36
Nguồn điện áp không nối đất là nguồn được tạo ra từ hai điểm riêng, chứ không phải
là chênh lệch điện áp một điểm so với đất. Một số nguồn điện áp không nối đất điển
hình như pin, nguồn được tạo ra từ pin, cặp nhiệt điện, máy biến áp, khuếch đại cách ly.
 Hệ thống đo điện áp không nối đất (hệ thống đo chênh lệch áp không nối đất -
Differential or Nonreferenced Measurement System)
Hệ thống đo điện áp không nối đất là hệ thống đo mà có tất cả các đầu vào của nó
được quy chiếu với một điểm được cố định, có thể là đất, có thể là một điểm nào đó cố
định được tạo ra trong hệ thống. Ví dụ như các thiết bị được nuôi bằng pin, các thiết bị
thu thập dữ liệu có khuếch đại biên độ. Hình vẽ sau đây mô tả một hệ thống đo chênh áp
analog 8 kênh điển hình, đầu nối AI GND chính là điểm quy chiếu cố định, hay là điểm
đất (điểm không) của hệ thống đo.
Trong hệ thống đo này sử dụng MUX để chuyển mạch giữa các kênh đo từ AI0 đến
AI7. Giả thiết MUX được chuyển mạch đến kênh AI j , j  0..7 điện áp V
cm j
đầu vào của hệ
thống đo lý tưởng (mạch cộng có khuếch đại thuật toán lý tưởng) chính là sự chênh lệch
điện áp giữa hai đầu V và V như sau: j

j

Vcm 
V j

 VAI GND   V j

 VAI GND  V j

 Vj
(6.46)
j
2 2

Hình 0-32 Hệ thống đo điện áp không nối đất 8 kênh


Như vậy ta thấy rằng sự ảnh hưởng của điện áp VAI GND được loại bỏ ra khỏi điện áp
đầu ra Vcm .
j
Khả năng này được sử dụng để loại bỏ sự ảnh hưởng của nhiễu, đặc biệt là
các nhiễu điện áp không mong muốn xuất hiện khi nối các dây nối tạo thành mạch ví dụ
như nhiễu điện áp trong chế độ chung (common-mode voltage), tuy nhiên hệ thống đo
này cũng có một vài hạn chế như là giới hạn điện áp chế độ chung (common-mode
voltage range ) và tỷ số loại bỏ nhiễu chế độ chung CMRR (common-mode rejection
ratio) tính bằng dB, các hạn chế này sẽ giới hạn khả năng kháng nhiễu điện áp chế độ
chung.
37
GD
CMRR  20 log (6.47) trong đó GD là hệ số
GM

khuếch đại vi phân và GM là hệ số khuếch đại chế độ chung, CMRR là một hàm giảm
dần theo tần số.
Hình vẽ sau minh họa một mạch đo tỷ số CMRR đơn giản.

Hình 0-33 Hệ thống đo điện áp không nối đất 8 kênh


Vcm V V 
CMRR  20 log  20 log  20 log (6.48)
Vout Vout Vout

Giới hạn điện áp chế độ chung sẽ giới hạn mức độ dao động điện áp cho phép tương
ứng với mỗi đầu vào so với điểm nối chung VAI GND
của hệ thống. Nếu vi phạm giới hạn
này thì sẽ ảnh hưởng tới không những tới sai số đo điện áp mà còn gây nguy hại tới các
phần tử khác trong hệ thống đo. Hầu hết các thiết bị thu thập dữ liệu đều được sản xuất
chỉ định làm việc với hệ số CMRR lên tới 10Hz, tần số của nguồn điện công nghiệp.
 Hệ thống đo điện áp nối đất (Grounded or Ground-Referenced Measurement
System)
a) b)

Hình 0-34 Hệ thống đo điện áp nối đất


Hệ thống đo điện áp nối đất có hai loại đó là: hệ thống đo điện áp đơn cực được nối
đất, chân đơn cực nối đất là AI GND (Ground-Referenced Single-Ended (RSE)
Measurement System) ở Hình 0-34 a và hệ thống đo điện áp đơn cực không nối đất
(nonreferenced single-ended NRSE) ở Hình 0-34 b. Trong hệ thống đo điện áp NRSE,
tất cả các phép đo điện áp được thực hiện giữa các đầu vào với một chân AI SENSE,
nhưng điện thế tại chân này có thể khác với điện thế của đất AI GND của đầu ra.
Như trên ta đã phân loại được nguồn tín hiệu điện áp và các hệ thống đo điện áp
khác nhau. Phần sau đây sẽ trình bày về các phương pháp đo thích hợp cho từng loại
nguồn tín hiệu.
38
1.9.2.Đo nguồn điện áp được nối đất
Giả thiết nguồn điện áp cần đo V được nối với đất được nối với hệ thống đo lường,
S

hệ thống đo lường có một điểm nối đất riêng. Khi kết nối như vậy thì điện áp đo được
chính là điện áp cần đo VS cộng thêm với chênh lệch điện áp giữa hai điểm nối đất của
nguồn điện áp cần đo và điểm nối đất của hệ thống đo Vg . Điện áp đo được V biểu diễn
m

như sau:

Nguồn tín hiệu Hệ thống đo lường được quy


được nối đất chiếu với đất
Đất của Đất của hệ thống đo
nguồn
tín hiệu

Hình 0-35 Hệ thống đo điện áp nối đất


Vm  VS  Vg (6.49)
Chênh lệch điện áp Vg sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo điện áp VS . Người ta gọi đây là
sai số trong quá trình đo do chênh lệch điện áp đất và người ta mong muốn chênh lệch
này càng nhỏ càng tốt. Trong thực tế chênh lệch điện áp đất có thể bao gồm cả thành
phần một chiều và xoay chiều, thành phần xoay chiều có thể do ảnh hưởng của lưới điện
công nghiệp tạo thành (50Hz). Chênh lệch điện áp đất này cũng sinh ra một dòng điện
chạy vòng giữa nguồn điện áp cần đo và hệ thống đo, dòng điện này được gọi là dòng
điện ground-loop.
Để khắc phục hiện tượng này, ta sử dụng cấu hình sau đây, trong đó ta sẽ không nối
đất điểm (-) của hệ thống đo như Hình 0-36 sau:

Hình 0-36 Hệ thống đo chênh áp dùng để đo nguồn tín hiệu điện áp được nối đất
Khi đó điện áp đo được sẽ xác định bằng công thức
Vm  (VS  Vg )  Vg  VS (6.50) Như vậy điện áp đo
được Vm sẽ đúng bằng điện áp cần đo VS , chênh lệch điện áp đất đã được loại bỏ. Đây
được gọi là hệ thống đo chênh áp dùng để đo nguồn tín hiệu điện áp được nối đất
(DIFF).

39
1.9.3.Đo nguồn điện áp không nối đất
Ta có thể thực hiện hai cấu hình tương ứng với hai trường hợp đó là đo chênh áp
giữa hai điểm và đo chênh áp giữa đầu ra và một điểm quy chiếu. Hình 0-37 là cấu hình
đo chênh áp giữa hai điểm. Còn Hình 0-38 là cấu hình đo chênh áp giữa đầu ra và một
điểm quy chiếu.

Hình 0-37 Hệ thống đo chênh áp giữa hai điểm của nguồn tín hiệu áp không nối đất
Đối với hệ thống đo chênh áp giữa hai điểm của nguồn tín hiệu áp không nối đất ta
sử dụng hai điện trở để cho phép dòng điện sinh ra do chênh lệch điện thế đầu vào
khuếch đại của hệ thống đo quay trở lại đất. Các điện trở R1, R2 nằm trong khoảng từ 10K 

đến 100K .

a) b)

Hình 0-38 Hệ thống đo chênh áp dùng giữa đầu ra và một điểm quy chiếu: a) cấu hình
đầu vào RSE, b) cấu hình đầu vào NRSE

1.9.4.Giảm thiểu sự ảnh hưởng của nhiễu


Các nguồn tín hiệu áp cần đo được đưa tới thiết bị thu thập dữ liệu đều chịu ảnh
hưởng của các nhiễu sinh ra do môi trường, do các các phần tử thiết bị điện khác gây
nên. Các loại nhiễu này được gọi là nhiễu kết hợp, tức là nhiễu sinh ra do kết hợp giữa
nguồn tín hiệu điện áp cần đo và các nguồn nhiễu sinh ra do các thiết bị điện khác, qua
đó gây ra sai lệch điện áp cần đo. Nhiễu kết hợp gồm có các loại như nhiễu trở kháng
(common impedance), nhiễu điện (electric), nhiễu từ trường (magnet field) và nhiễu
điện từ trường(electromagnetic). Các nguồn nhiễu sinh ra do các thiết bị điện bao gồm
các dây cáp điện nguồn xoay chiều, màn hình máy tính, các tín hiệu logic để bật tắt các
thiết bị điện (rơ le, contactor, khởi động từ), mạch cao áp hoặc dòng xoay chiều. Các
nguồn tín hiệu áp cần đo có thể được tạo ra từ các mạch chuyến đổi (tranducer,
tranducer to signa conditioning, điều chế tín hiệu, cảm biến v.v).
 Nhiễu kết hợp trở kháng (Conductively Coupled Noise)
40
Nhiễu kết hợp trở kháng tồn tại là do điện trở của các dây dẫn là hữu hạn, do đó ảnh
hưởng của trở kháng dây dẫn phải được xét đến khi thiết kế nối dây. Nhiễu kết hợp trở
kháng có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu bằng cách dỡ bỏ các mạch vòng đất và cung cấp
các điểm nối đất ngăn cách cho tất cả mức tín hiệu thấp, cao và mạch công suất. Sơ đồ
sau đây cho thấy minh hoạ của nhiễu kết hợp trở kháng sinh ra do việc nối chung các
điểm nối đất của cảm biến nhiệt độ, nguồn và tải của mạch chuyển đổi từ nhiệt độ sang
điện áp.

Hình 0-39 Minh họa sự ảnh hưởng của nhiễu kết hợp trở kháng
Trong sơ đồ này ta sử dụng dây nối(đoạn ab) để nối chung điểm đất của cảm biến
nhiệt độ và tải chung với điểm đất của nguồn. Do điện trở đoạn dây ab khác 0, do đó sẽ
sinh ra trên đoạn ab một điện áp V
ab
 0, cho nên điện áp đầu ra của mạch là V m
 V0  Vab  V0 .

Hình 0-40 Minh họa về loại bỏ ảnh hưởng của nhiễu kết hợp trở kháng
Để khắc phục ta dùng sơ đồ ở Hình 0-40, trong đó ta đã tách điểm nối đất của điện
áp cần đo đầu ra, nối trực tiếp đầu nối đất của tải với đất của nguồn.
 Nhiễu kết hợp điện dung (Capacitive Coupling)
Trong trường hợp này nguồn điện áp cần đo Vs (signal source) bị ảnh hưởng bởi
nhiễu gây ra do trường điện từ(electric field) tạo bởi nguồn xoay chiều Vn như biểu diễn
trên Hình 0-41, trong đó Hình 0-41 a là minh họa biểu diễn vật lý còn Hình 0-41 b là
mạch điện tương đương. Trường điện từ này sẽ tạo ra một dòng điện chạy qua nguồn
điện áp cần đo và ta cần loại bỏ sự ảnh hưởng của nó đến quá trình đo. Ta sẽ sử dụng
dây nối có bọc chống nhiễu từ nguồn điện áp cần đo đến thiết bị đo áp. Hình 0-42 a và
b mô tả hai cách nối sai và nối đúng.
41
b)
a)
a)

Hình 0-41 Minh họa về nhiễu kết hợp điện dung: a) biểu diễn vật lý, b) mạch điện
tương đương
Hình 0-42 a phần bọc chống nhiễu được nối cả với đất và nối cả với vỏ của thiết bị
đo, qua đó sẽ có dòng điện chạy qua phần bọc chống nhiễu và chạy móc vòng qua đất
(ground loop current carried in the shield) và gây ra chênh lệch điện thế đất Vg giữa
nguồn điện áp cần đo và thiết bị đo, do đó điện áp đo được Vs là tổng của điện áp cần đo
Vs và Vg .

a) b)

Hình 0-42 Minh họa về loại bỏ ảnh hưởng của nhiễu kết hợp điện dung: a) trường hợp
nối sai, b) trường hợp nối đúng
Hình 0-42 b là cách nối đúng, trong đó phần bọc chống nhiễu chỉ được nối đất phía
tín nguồn tín hiệu còn phía thiết bị đo áp không được nối đất, do vậy không suất hiện
dòng điện chạy vòng qua đất, do đó không gây ra chênh lệch điện áp giữa đất của nguồn
tín hiệu cần đo và thiết bi đo.
 Nhiễu kết hợp cảm ứng (Inductive Coupling)

a) a)

Hình 0-43 Minh họa về ảnh hưởng của nhiễu kết hợp cảm ứng: a) biểu diễn vật lý, b)
mạch điện tương đương
Hình 0-43 a minh họa về ảnh hưởng của nhiễu kết hợp cảm ứng, trong đó nguồn
điện áp cần đo sẽ bị ảnh hưởng bởi dòng điện cảm ứng được tạo ra do nguồn xoay chiều
Vn khi có hai đoạn dây đặt cạnh nhau, Hình 0-43 b là mạch điện tương đương. Ảnh

42
hưởng của nhiễu kết hợp cảm ứng phụ thuộc vào hệ số hỗ cảm giữa các dây dẫn và độ
lớn của diện tích chịu ảnh hưởng. Để giảm thiểu sự ảnh hưởng này người ta có thể đi
dây tín hiệu đo tránh xa các nguồn gây nhiễu kết hợp cảm ứng, có thể dùng dây xoắn
bọc chống nhiễu. Hiệu quả của lớp bọc chống nhiễu phụ thuộc vào chất chế tạo và tần
số của nguồn gây nhiễu, ví dụ như lớp bọc chống nhiễu bằng thép sẽ tốt hơn so với đồng
ở tần số dưới 100kHz, tuy nhiên nếu tần số của nguồn xoay chiều gây nhiễu cao hơn thì
đồng và nhôm hiệu quả cao hơn. Ở tần số thấp 50-10Hz thì hiệu quả nhất là sử dụng bọc
chống nhiễu Mumetal(chất gồm 77% nickel, 11% thép, 5% đồng và 2% chromium hoặc
molybdenum), tuy nhiên độ bền cơ khí không cao.

1.10. Câu hỏi và bài tập


1. Hãy cho biết thiết bị đo dòng là gì, lấy ví dụ về một số thiết bị đo dòng.
2. Yêu cầu của thiết bị đo dòng bao gồm những yêu cầu gì, áp dụng cho phương
pháp đo dòng điện trực tiếp hay đo dòng điện gián tiếp?
3. Hãy trình bày yêu cầu về điện trở của thiết bị đo dòng điện, sai số của phép đo
dòng điện nằm trong quy định thông qua cấp chính xác của thiết bị đo dòng thì
điện trở của tải cần đo dòng điện phải thỏa mãn yêu cầu gì? Trong trường hợp yêu
cầu về điện trở của tải không thỏa mãn thì ta để xác định dòng điện đo được ta
phải hiệu chỉnh như thế nào?
4. Cho một Ampe kế có cấp chính xác là 1, để đo dòng điện qua một tải có điện trở
cỡ 75 . Hãy xác định sai số phụ gây ra do điện trở của thiết bị đo dòng của phép
đo dòng trong hai trường hợp: R  1.5 và R  25.
A A

5. Cho một Ampe kế có cấp chính xác là 1, điện trở của Ampe kế là 1.5 . Hãy xác
định điện trở nhỏ nhất của tải cần đo để sao cho phép đo dòng điện không mắc
phải sai số phụ lớn hơn sai số của chính bản thân Ampe kế gây nên.
6. Cho một phép đo dòng điện cho một phụ tải có điện trở cỡ R  25. sử dụng ampe
x

kế có cấp chính xác là 1, điện trở của ampe kế là RA  1.5.. . Giá trị dòng điện đọc từ
ampe kế là 21.5A, hãy xác định kết quả của phép đo dòng điện trên.
7. Yêu cầu về đặc tính tần của thiết bị đo dòng nói lên điều gì?
8. Hãy cho biết thiết bị đo áp gồm những thiết bị nào?
9. Hãy trình bày yêu cầu về điện trở của thiết bị đo điện áp, sai số của phép đo điện
áp nằm trong quy định thông qua cấp chính xác của thiết bị đo áp thì điện trở của
tải cần đo điện áp phải thỏa mãn yêu cầu gì? Trong trường hợp yêu cầu về điện
trở của tải không thỏa mãn thì ta để xác định điện áp cần đo ta phải hiệu chỉnh
như thế nào?

43
10. Cho một Vol kế có cấp chính xác là 0.5, để đo điện áp của tải có điện trở cỡ 15 .
Biết điện trở nguồn cỡ RN  0.1, nếu RV  100 thì sai số phụ gây ra do điện trở của Vol
kế là bao nhiêu?
11. Nêu nguyên lý của ampe kế cơ điện, ưu nhược điểm của ampe kế cơ điện khi đo
dòng điện.
12. Nêu nguyên lý của ampe kế điện tử, nêu sự khác nhau cơ bản giữa ampe kế cơ
điện và ampe kế số.
13. Ampe kế analog là gì? Ưu nhược điểm của chúng?
14. Nêu nguyên lý ampe kế số, sự khác nhau cơ bản giữa ampe kế số và ampe kế
analog, ưu nhược điểm so với ampe kế cơ điện và ampe kế analog.
15. Độ phân dải của ampe kế số là gì? độ phân dải của ampe kế số cho ta biết điều gì?
16. Nêu nguyên lý của ampe kìm, ampe kìm nên được sử dụng trong trường hợp nào?
17. Để đo dòng điện cho mạch 03 pha xoay chiều công suất lớn người ta sử dụng
phương pháp nào?
18. Nêu các biện pháp và thiết bị đi dòng điện cỡ nhỏ.
19. Nêu nguyên lý của vol kế cơ điện, ưu nhược điểm của vol kế cơ điện khi đo điện
áp.
20. Nêu nguyên lý của vol kế điện tử, nêu sự khác nhau cơ bản giữa vol kế cơ điện và
vol kế số.
21. Vol kế analog là gì? Ưu nhược điểm của chúng?
22. Nêu nguyên lý vol kế số, sự khác nhau cơ bản giữa vol kế số và vol kế analog, ưu
nhược điểm so với vol kế cơ điện và vol kế analog.
23. Để đo điện áp 03 pha xoay chiều công suất lớn người ta sử dụng phương pháp
nào?
24. Hãy cho biết ưu điểm của đo điện áp bằng phương pháp so sánh? tại sao khi đo
điện áp bằng phương pháp so sánh ta nhận được độ chính xác của phép đo cao
hơn các phương pháp đi trực tiếp khác.
25. Tại sao người ta gọi là điện thế kế xoay chiều điện trở nhỏ, tại sao nên dùng điện
thế kế xoay chiều điện trở nhỏ đo điện áp cỡ V trở xuống?
26. Tại sao người ta gọi là điện thế kế xoay chiều điện trở lớn, tại sao nên dùng điện
thế kế xoay chiều điện trở lớn đo điện áp cỡ V trở lên?
27. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa điện thế kế xoay chiều điện trở nhỏ và điện thế kế
xoay chiều điện trở lớn.

44

You might also like