You are on page 1of 167

THIẾT BỊ

ĐIỀU TRỊ -TRỊ LIỆU


1. KHÁI NIỆM
VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Sử dụng nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý … tác


dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể nhằm
nâng cao sức khỏe, góp phần điều trị toàn diện
và phục hồi về y học, dự phòng di chứng hạn
chế tàn tật.
1.1. Đặc điểm của kỹ thuật của VLTL - PHCN
Sử dụng các tác nhân vật lý, sinh lý, tâm lý tác
động trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể.

Sự kết hợp giữa chữa bệnh cổ truyền dân gian và


chữa bệnh hiện đại.

Không tác động trực tiếp đối với nguyên nhân gây
bệnh lý mà phát huy tiềm năng của cơ thể tự khắc
phục tình trạng.
1.1. Đặc điểm của kỹ thuật của VLTL - PHCN

Gồm nhiều kỹ thuật ngày càng phong phú từ


đơn giản đến phức tạp.

Có khả năng huy động nhân lực, phương tiện


tại chỗ.
1.2. Các kỹ thuật VLTL –PHCN chính
• Các nhân tố vật lý:
- Ánh sáng hay quang trị liệu
- Nhiệt trị liệu
- Điện trị liệu
- Siêu âm trị liệu
- Thủy trị liệu
- Từ trị liệu
- Oxy cao áp
1.2. Các ký thuật VLTL –PHCN chính
• Cơ động học trị liệu:
- Xoa bóp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay …
• Vận động trị liệu:
- Tập động tác
- Tập theo bài tập
- Tập với dụng cụ
- Tập trong nước
- Điều trị bằng tư thế
1.2. Các kỹ thuật VLTL –PHCN chính
• Hoạt động trị liệu:
- Sử dụng động tác trong tự phục vụ
- Di chuyển
- Các trò chơi thể thao
• Dụng cụ trợ giúp
• Các kỹ thuật phục hồi đặc biệt: ngôn ngữ trị
liệu, sử dụng gậy ở người mù, vận động ở
người mất cảm giác.
1.3. Tác dụng sinh lý và điều trị của VLTL - PHCN

• Tác dụng cơ học


• Tác dụng nhiệt
• Tác dụng điện từ
• Tác dụng hóa học
• Tác dụng tái rèn luyện
• Tác dụng về khả năng tái thích nghi
• Tác dụng về quan niệm và nhận thức xã hội
2. ĐIỀU TRỊ BẰNG TĨNH ĐIỆN
TRƯỜNG

• Kỹ thuật trị liệu ra đời sớm


• Tĩnh liệu pháp
Đặc tính của trường tĩnh điện
• Là điện trường một chiều điện áp cao 15 -20 tới 50
KV.
• Khi cơ thể được đặt trong điện trường một chiều cố
định sẽ chịu ảnh hưởng:
- Phát sinh các dòng điện cực hóa trong cơ thể gần
giống tác dụng của dòng điện một chiều không đổi.
- Hấp thu các ion khí do hiện tượng phóng điện tạo ra
bởi trường điện đã gây ion hóa không khí, chủ yếu
đường hô hấp
Đặc tính của trường tĩnh điện
• Để có trường tĩnh điện người ta tạo ra một dòng
một chiều có điện áp cao cỡ 15 – 25 KV hoặc
hơn, điện cực (-) và (+) có một khoảng cách nhất
định và có cấu trúc đặc biệt:
- Điện cực âm có hình nón úp có các gai nhọn, ở
phía trên.
- Điện cực (+) là một tấm kim loại phẳng đặt trên
một tấm cách điện để chân không tiếp xúc trực
tiếp điện cực.
Đặc tính của trường tĩnh điện
• Khi có dòng một chiều thì khoảng cách
không gian giữa hai điện cực hình thành
một điện trường cao thế một chiều
• Các điện tích âm sẽ phóng từ các điện
cực gai (-) đi tới điện cực tấm kim loại (+),
hiện tượng phóng điện.
Đặc tính của trường tĩnh điện
• Không khí trong khoảng không gian bị ion hóa
mà điện tích của ion mang dấu của điện cực gai.
• Dòng chỉ còn rất nhỏ < 0,5mA. Có thể đảo cực
ngược lại (đổi chỗ điện cực gai và điện cực
dương)
Tác dụng sinh lý của trường tĩnh điện

• Biểu hiện bên ngoài:


- Cảm thấy như có một luồng gió nhẹ thoảng qua,
- Tóc hình như bị hút dựng lên,
- Lúc đầu có co mạch ngoại vi và nhiệt da hơi thấp,
- Sau đó, mao mạch dãn và nhiệt độ da tăng lên
một ít.
Tác dụng sinh lý của trường tĩnh điện

• Đối với thần kinh trung ương:


- Tác dụng giảm kích thích,
- Điều hòa thần kinh thực vật nếu có rối loạn,
- Tim đập chậm lại, huyết áp hơi giảm, dinh dưỡng
chuyển hóa được cải thiện.
- Có thể do các ion khí tạo ra kích thích thần kinh
bề mặt da và của niêm mạc đường hô hấp.
Tác dụng sinh lý của trường tĩnh điện

• Trường điện một chiều còn gây hiện tượng cực


hóa trong cơ thể như khi chịu tác động củ dòng
một chiều nhưng nhỏ hơn nhiều.
Chỉ định

• Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, trạng


thái kích thích khi thay đổi thời tiết, rối loạn thần
kinh thực vật.

• Tại chỗ: đau mỏi, thiếu dưỡng, vết thương vết


loét lâu lành…
Chống chỉ định

• Người có mang máy tạo nhịp tim

• Bệnh nhân suy tim

• Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu

• Bệnh lao chưa ổn định

• Có mẫn cảm với trường tĩnh điện (chóng mặt,


hoảng sợ, buồn nôn)
3. ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN
TRƯỜNG CAO ÁP
Các khái niệm chung
• Cơ sở của phuong pháp dựa trên nguyên lý tương tác
điện - từ và hiện tượng tự nhiên như cây trồng dưới
các dòng điện cao thế thường xanh tươi hơn, sau cơn
giông bão cơ thể trở nên dễ chịu hơn…
• Khi cơ thể chịu tác động của một điện trường cao áp
cớ KV xoay chiều 50 Hz tuy không gây nên tác dụng
ion hóa nhưng có tác động đến dòng điện sinh học
vốn có của tổ chức tế bào.
Các khái niệm chung
• Tần số 50 Hz gần với tần số sinh học.

• Tăng hoạt tính tế bào

• Điện trường cai tần ảnh hưởng đến nước trong


cơ thể, tăng hoạt tính của nước trong vận
chuyển chất dinh dưỡng và thải cặn bã.

• Trường cao áp xoay chiều ảnh hưởng đến hoạt


động điện từ của cơ thể.
Tác dụng chính của điện trường
cao áp xoay chiều

• Kích thích tăng chuyển hóa và hoạt tính tế bào


• Tăng hoạt tính và chuyển hóa nước trong cơ thể
• Điều hòa hệ thần kinh thực vật
• Giảm đau tại chỗ
• Chống chỉ định: người mang máy tạo nhịp tim,
suy tim, đang chảy máu, có thai, bệnh lao, mẫn
cảm với trường cao áp.
4. ĐIỀU TRỊ BẰNG SIÊU ÂM
Siêu âm điều trị thường dùng âm tần cao
1 – 3,0MHZ. Còn siêu âm chuẩn đoán
hình ảnh thì có thể tới 10 MHz.

Có tác dụng 2-5cm


với tác dụng nhiệt
và không nhiệt.
Tác dụng sinh lý của siêm âm
Tác dụng sinh lý của siêm âm
• Tác dụng cơ học:
- Các môi trường đều có tính dãn nở, trừ chân
không, là điều kiện cơ bản của sự truyền âm.
- Tổ chức cơ thể là một môi trường dãn nở.
- Dao động siêu âm gây nên hiện tượng nén
và dãn tổ chức theo tần số của dao động
siêu âm.
Tác dụng sinh lý của siêm âm
Tác dụng cơ học: làm lỏng các mô kết dính

50% chu kì 25% chu kì


Tác dụng sinh lý của siêm âm
- Tác dụng cơ học được gọi là xoa bóp vi thể.
- Áp lực thay đổi trong tổ chức là khá lớn.
- Tác dụng cơ học gây ra:
+ Thay đổi thể tích tế bào
+ Thay đổi tính thấm tế bào
+ Cải thiện quá trình trao đổi các chất chuyển
hóa.
Tác dụng sinh lý của siêm âm

• Tác dụng nhiệt: nhiệt sâu >2cm

100% chu kì
Tác dụng sinh lý của siêm âm
• Tác dụng nhiệt:
- Hiện tượng xoa bóp vi thể tổ chức sinh ra nhiệt do
ma sát.
- Sự sinh nhiệt không đồng nhất, nhiệt sinh ra nhiều
tại các ranh giới tổ chức do hiện tượng phản xạ
gây tăng cường độ.
- Tăng cường độ làm tăng nhiệt ở xương gây đau.
Tác dụng sinh lý của siêm âm
- Nhiệt trong tổ chức tăng do siêu âm dẫn tới nhiều
tác dụng sinh lý như làm mềm dãn các sợi
collagen của gân và bao khớp tạo điều kiện vận
động dễ dàng.
- Với khớp thì cần thận trọng vì nhiệt qúa mức có
thể gây đau màng xương, phá hủy sợ collagen do
tăng hoạt động của men collagen.
Tác dụng sinh lý của siêm âm
• Để điều chỉnh tác dụng nhiệt của siêu âm đối với
tổ chức cơ thể theo mục đích điều trị, có thể thực
hiện các cách:
- Chọn chế độ liên tục hay chế độ xung
- Cố định hay di động đầu dò
- Điều chỉnh cường độ và thời gian điều trị
- Xét khả năng hấp thu và độ xuyên thâu của mỗi tổ
chức
Tác dụng sinh lý của siêm âm
• Tác dụng sinh học:

- Tăng tuần hoàn máu

- Dãn cơ

- Tăng tính thấm của màng

- Kích thích tái sinh tổ chức

- Giảm đau

- Tác động lên thần kinh


ngoại vi
Tác dụng sinh học

• Tăng tuần hoàn máu:

- Do sự giải phóng kích thích tố tế bào do rung cơ


học

- Kích thích trực tiếp sợi thần kinh hướng tâm dày
có myelin.

- Giảm trương cơ lực


Tác dụng sinh học

• Dãn cơ:

- Do tăng tuần hoàn máu nên tăng thải trừ các


chất kích thích

- Có thể do sự kích thích trực tiếp của siêu âm lên


sợ thần kinh hướng tấm.
Tác dụng sinh học

• Tăng tính thấm của màng:

- Thấy ở chế độ liên tục và xung nhưng xung rõ


hơn.

- Do rung cơ học làm một số chất vào màng dễ


hơn làm thay đổi độ đậm ion dẫn đến giảm tính
axit  ứng dụng bệnh khớp có tăng axit
Tác dụng sinh học

• Tăng tái sinh tổ chức:

- Dùng siêu âm trực tiếp chữa vết thương cho


thấy lành vết thương tương đương dùng thuốc.
Tác dụng này do lực cơ học, vai trò của nhiệt
không đáng kể.
Tác dụng sinh học

• Đối với thần kinh ngoại vi:

- Siêu âm gây kích thích êm dịu

• Giảm đau: cơ chế đau phức tạp, giải thích tác


dụng giảm đau của siêu âm khó khăn.
Tác dụng sinh học

• Tác dụng phụ:

- Gây tổn thương tổ chức do liều cao

- Ứ trệ tế bào máu

- Ngoài ra có thể gây: giảm mức đường máu, mệt


mỏi, trạng thái kích thích, táo bón, bồn chồn, dễ
bị nhiễu lạnh… do quá liều.
Phương pháp trị liệu
• Dùng gel

• Dùng nước
Liều điều trị siêu âm
• Được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố:

- Tần số dao động âm càng cao thì năng lượng


càng lớn.

- Chế độ liên tục lớn hơn chế độ xung tuy cùng


một thời gian điều trị.

- Cường độ siêu âm được tính bằng W/cm2 trên


vùng hiệu lực ERA.
Liều điều trị siêu âm
- Công suất điều trị tính bằng liều x ERA, ví dụ:

+ Đầu 1cm2 với liều 1W/cm2 công suất là

(1W/1cm2 ) x 1cm2 =1 W,

+ Đầu 5cm2 với liều 1W/cm2 công suất là

(1W/1cm2 ) x 5cm2 = 5W.


Liều điều trị siêu âm
- Cùng một thời gian, vùng điều trị càng lớn thì liều
càng giảm
- Thời gian điều trị càng dài liều càng lớn, có thể điều
trị từ 5 -15 phút.
- Tùy từng trường hợp cụ thể mà liều nhỏ lại có hiệu
năng cao hơn liều mạnh.
- Đợt điều trị: 1 lần / 1 ngày vì tác dụng còn kéo dài sau
điều trị.
Chỉ định
• Tổn thương xương khớp và phần mềm sau chấn thương:
bầm tím, bong gân, sai khớp, tổn thương xương.
• Viêm khớp:
• Thần kinh ngoại vi: đau thần kinh, thoát vị đĩa đệm
• Tuần hoàn ngoại vi: phù
• Bệnh nội tạng: dạ dày
• ở da: loét do phẫu thuật, loét sau chấn thương.
Chống chỉ định
• Các vùng không được điều trị siêu âm: tim, dạ con
mang thai, não, dịch hoàn.
• Ngay phẫu thuật cắt cung sau phẫu thuật thoát vị
đĩa đệm
• Mất cảm giác
• Mang những vật kim loại
• U , đái tháo đường
• Viêm tắc mạch, dãn tĩnh mạch
• ổ viêm nhiễm khuẩn, có thể tạo điều kiện cho vi
khuẩn lan toàn thân.
5. ĐIỀU TRỊ BẰNG TỪ TRƯỜNG
Giả thiết về tương tác từ trường và
cơ thể sống
• Từ trường có tác động rõ rệt đến các phân tử
H2O (trong đó có H), nước chiếm 60%-70%
khối lượng cơ thể.
• Đây là cơ sở của kỹ thuật ghi hình bằng cộng
hưởng từ khi có một từ trường ngoài tác động
lên tổ chức cơ thể với cường độ từ trường đủ
định hướng momen từ của nguyên tử H.
Giả thiết về tương tác từ trường và
cơ thể sống
• Sự thay đổi tác động của từ trường ngoài lên cơ
thể ảnh hưởng đến từ trường nội sinh và chức
năng sinh lý
Tác dụng sinh lý và điều trị của từ
trường
• Từ trường có ứng dụng rộng rãi trong sinh học và y
học:

- Lấy các dị vật kim loại trong mắt và nội tạng

- Dùng từ lực nắn chỉnh lồng ngực trẻ em, chỉnh răng.

- Phòng chống tắc nghẽn mạch sau phẫu thuật

- Thâu nhiệt sắt từ siêu cao tần trong nhiệt trị liệu ung
thư.
Tác dụng sinh lý và điều trị của từ
trường
- Nam châm trong cấu trúc nội bào

- Thuốc có từ tính và định hướng bằng từ trường


ngoài.

- Kết hợp với các kháng thể để hấp thụ chọn lọc
đối với tế bào…
Tác dụng sinh lý và điều trị của từ
trường
• Tác dụng điều trị:
- Chống viêm
- Giảm phù nề
- Giảm đau
- Tăng tuần hoàn máu ngoại vi, chỉnh áp lực động
mạch
- Điều hòa hoạt động thần kinh thực vật.
Tác dụng sinh lý và điều trị của từ
trường
• Tác dụng điều trị:
- Giảm độ nhớt máu, hạn chế kết dính tiểu cầu
- Kích thích miễn dịch không đặ hiệu
- Hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình
thành sỏi
- Kích thích tái tạo tổ chức
- Kích thích phát triển canxi xương, hạn chế loãng
xương.
Tác dụng sinh lý và điều trị của từ
trường
• Chống chỉ định:
- Bệnh về máu,
- Đang chảy máu
- Tác động trực tiếp các u ác tính
- Người mang máy tạo nhịp tim
- Cơn tụt huyết áp suy tim
- Động kinh
- Thai nhi
6. NHIỆT TRỊ LIỆU
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh và nhiệt nóng
Phương thức dẫn nhiệt
- Dẫn truyền
- Đối lưu
- Chuyển nhiệt
- Bức xạ
- Bốc hơi

Dẫn truyền: Túi gel Nóng, túi gel lạnh, túi đá, paraffin
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh và nhiệt nóng
Phương thức dẫn nhiệt
- Đối lưu: dùng bồn nước xoáy, buồng khí nóng
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh và nhiệt nóng
Phương thức dẫn nhiệt
- Chuyển nhiệt: sóng ngắn, siêu âm
- Bức xa: Hồng ngoại
- Bốc hơi: phun hơi lạnh
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh
Tác dụng
- Huyết động
+ Giai đoạn đầu: co mạch
+ Giai đoạn sau: giãn mạch
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh
Tác dụng
- Thần kinh cơ
+ Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh
+ Tăng ngưỡng đau
+ Thay đổi sức mạnh cơ bắp
+ Giảm có cứng cơ
+ Tạo thuận lợi co cơ
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh
Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với lạnh
- Không dung nạp lạnh
- Tái tạo quá mức các dây thần kinh ngoại biên
- Trên các khu vực có tổn thương tuần hoàn hoạc bệnh
mạch máu ngoại vi
Thận trọng
- Trên nhánh chính của thần kinh ngoại biên
- Trên vết thương hở
- Tăng huyết áp
- Giảm cảm giác và tinh thần
- Người quá trẻ hoặc quá già
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh
Các hình thức áp dụng
- Túi đá
- Túi gel lạnh
- Xoa bớp với nước đá
- Phun hơi lạnh
- Ngâm nước đá
6. Nhiệt trị liệu
Nhiệt lạnh
Các hình thức áp dụng
- Túi đá
- Túi gel lạnh
- Xoa bớp với nước đá
- Phun hơi lạnh
- Ngâm nước đá
6. Nhiệt trị liệu
Nhệt nóng
Tác dụng
- Giãn mạch
6. Nhiệt trị liệu
Nhệt nóng
Áp dụng
- Túi gel chườm nóng 15-20 phút
6. Nhiệt trị liệu
Nhệt nóng
Áp dụng
- Paraffin: 20-30 phút
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
- Hồng ngoại
- Tử ngoại
- Laser
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.1 Tia Hồng Ngoại
Phổ điện từ
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.1 Tia Hồng Ngoại
• Bước sóng
770nm – 400.000nm
• Nguồn phát
- Tự nhiên
- Nhân tạo
• Công dụng
Nhiệt nóng nông: <=2cm
Tác dụng sinh lý: Đỏ da. Đen da
Tác điều trị: Giảm đau, giãn cơ,
tăng cung cấp máu
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.1 Tia Hồng Ngoại
• Chỉ định
- Chấn thương sau 48h
- Thấp khớp
- Viêm, đau dây thần kinh
- Rối loạn tuần hoàn chi
- Chuẩn bị cho tập vận động
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.1 Tia Hồng Ngoại
• Chống chỉ định
- Kém tuần hoàn ( thiếu cung
cấp máu động mạch )
- Vùng da mất cảm giác
- Chiếu trực tiếp vào mắt
- U ác tính
- Vùng nguy cơ chảy máu
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.1 Tia Hồng Ngoại
• Vận hành thực tế trong điều trị
- Thẳng góc vùng da cần trị liệu
- Trung bình 50cm - 60cm
- Thời gian: 10-15 phút, mạn tính: 30 phút
- 1-2 lần/ngày
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.1 Tia Hồng Ngoại
• Các tai biến do điều trị
- Bổng
- Hoại tử
- Nhức đầu
- Ngất
- Tổn thương mắt
- Điện giật
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
• Tác dụng
- Đỏ da
- Sạm da
- Tăng sinh biểu bì
- Tăng tổng hợp vitamin D
- Diệt khuẩn
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
Chỉ định
Chỉ định trị liệu toàn thân
- Bồi bổ cơ thể
- Chống còi xương
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
Chỉ định
Chỉ định trị liệu cục bộ
- Loét mãn tính do nằm nhiều
- Các bệnh về da: trứng cá, vẫy
nến
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
• Chống chỉ định
- Không chiếu vào mắt
- Ung thư da
- Lao phổi
- Bệnh tim
- Thận hoặc gan
- Đang sốt
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.2 Tia tử ngoại
• Các tai biến
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.3 Tia laser
• Laser năng lượng thấp: P<=500mW
• Laser năng lượng cao
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.3 Tia laser
• Đơn sắc
• Đồng nhất
• Tập trung
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.3 Tia laser
• Tác dụng
Sửa chữa mô lành
Viêm
Đau
7. Ánh sáng hay quang trị liệu
7.3 Tia laser
• Chống chỉ định
- Không chiếu vào mắt
- Vùng có khối u ác tính
- Điều trị vùng thắt lưng, vùng chậu, vùng bụng ở phụ nữ
mang thai
- Trên vùng xuất huyết
- Điều trị gần hoặc trên tuyến giáp
8. ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN
Cơ sở vật lý
Tần số dòng điện
- Dòng thấp tần: 1 – 1.000Hz
- Dòng trung tần: 1.000 – 10.000Hz
- Dòng cao tần: >10.000Hz
Dạng sóng
- Dòng điện một chiều
- Dòng điện xoay chiều
- Dòng điện xung
Cơ sở vật lý
Cơ sở vật lý

Đặt tính của electron


2. Điện trị liệu
Dạng sóng
2. Điện trị liệu
Dạng sóng
Kỹ Thuật VLTL - PHCN

2. Điện trị liệu


Dạng sóng
Cơ sở vật lý
• Nguồn:
- Dòng galvanic (dòng điện một chiều đều)
- Dòng điện có cường độ và chiều không đổi
theo thời gian
- Dòng điện của pin, ắcquy, dòng điện ra qua bộ
chỉnh lưu.
Cơ sở vật lý
• Điện thế sinh vật của tổ chức sống:

- Sự hoạt động của tổ chức sống đều gắn liền


với hiện tượng điện sinh vật.

- Giữa tế bào chất (nội tế bào) và môi trường


ngoài tế bào luôn có sự trao đổi chất dinh
dưỡng và điện giải qua màng tế bào.
Cơ sở vật lý
Điện thế màng tạo nên
một hiệu điện thế cỡ:

- 60mV ở trạng thái nghỉ


nên gọi là điện thế nghỉ,
mặt ngoài màng tích
điện dương và mặt trong
tích điện âm.
Cơ sở vật lý
Trong tế bào số ion K+ cao hơn và Na+ thấp hơn ngoài
tế bào, có khuynh hướng K+ đi ra ngoài và Na+ đi vào
tế bào.

Khi bị kích thích, tế bào chuyển sang trạng thái hoạt


động do điện tích mặt ngoài và trong tế bào thay đổi,
điện thế màng trở nên dương hơn do hiện tượng khử
cực và thay đổi rất nhanh đến trị số dương tối đa, xấp
xỉ +25mV, gọi là điện thế động.
Cơ sở vật lý
Sau đó bắt đầu hiện tượng tái cực và trở lại
trạng thái ban đầu.

Hiện tượng điện sinh vật là cơ sở trong chuẩn


đoán điện não, điện tim, điện cơ, và trong trị liệu
Cơ sở vật lý
Một số qúa trình lý học trong tổ chức sống dưới
tác dụng của dòng điện một chiều không đổi:
- Sự truyền dẫn điện trong tổ chức là do chuyển
dời ion.
- Khả năng truyền dẫn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: lượng dịch thể, hằng số điện môi, màng ngăn
- Điện trở của da cũng cản trở dòng điện vào tổ
chức.
Cơ sở vật lý
Phần tổ chức cơ thể giữa hai điện cực khi có
dòng điện một chiều không đổi chạy qua xuất
hiện sự chuyển dời các ion: các ion dương chạy
về phía cực âm và các ion âm chạy về phía cực
dương.
Cơ sở vật lý
Cấu trúc cơ thể không đồng nhất lại có màng
ngăn cách nên sự chuyển dời của các ion không
được tự do dưới lực điện trường.
Sự tích tụ của các ion ở màng tạo nên hiện
tượng cực hóa hay phân cực, làm tăng điện trở
của tổ chức và giảm cường độ dòng điện đi qua
tổ chức.
Cơ sở vật lý
Hiện tượng cực hóa là hiện tượng cơ bản của
dòng điện một chiều không đổi trong tổ chức cơ
thể có ý nghĩa đặc biệt về tác dụng sinh lý.
Cơ sở vật lý

Quá trình khuếch tán và thẩm thấu: do cực hóa


các ion tích tụ ở mặt màng ngăn và khuếch tán
qua màng gọi là hiện tượng khuếch tán, nhờ nó
nên cân bằng ion được lập lại và hiện tượng
cực hóa bị mất đi.
Cơ sở vật lý
Dòng điện làm tăng hiện tượng cực hóa.

Quá trình thẩm thấu diễn ra liên tục: các phân tử


nước hay dung môi di chuyển qua màng tế bào.

Dòng điện thay đổi mật độ ion nên ảnh hưởng


tới độ thẩm thấu của màng.
Tác dụng sinh học của dòng điện một
chiều không đổi
• Cấu trúc cơ thể như vật thể xốp thấm dung dịch
hỗn hợp nhiều thành phần:
- Nước: 70 – 75%
- Nhiều chất điện giải: NaCl chiếm tỷ lệ cao nhất
• Khi có dòng điện một chiều đi vào cơ thể xuất
hiện các hiện tượng:
Tác dụng sinh học của dòng điện một
chiều không đổi
1. Tại vùng da tiếp xúc với điện cực kim loại bị bỏng có
tính hóa học gây nên hoại tử tổ chức:

+ NaCl bị phân ly thành Na+ và Cl-, các ion này khi chạm
vào điện cực kim loại bị mất điện tích trở thành các
nguyên tố Cl và Na có hoạt tính hóa học.

+ Cl và Na phản ứng với nước tạo thành HCl và NaOH


tại vùng da tiếp xúc với điện cực kim loại.
Tác dụng sinh học của dòng điện một chiều
không đổi

+ HCl gây bỏng axit: sâu để lại sẹo cứng


+ NaOH gây bỏng kiềm: nông và sẹo mềm
- Tránh bỏng hóa học trong điều trị, đặt lớp vải
đệm thấm nước dày 1 – 1,5 cm giữa điện cực
kim loại và da. HCl và NaOH chỉ nằm ở vải
đệm không tác hại đến da còn dòng điện vẫn
truyền vào tổ chức cơ thể.
Tác dụng sinh học của dòng điện một chiều
không đổi

2. Tại vùng da tiếp xúc với vải đệm


- Da đỏ do giãn mao mạch, nhiệt độ tăng có thể
kéo dài hàng giờ.
- Tại điện cực dương, giảm kích thích và giảm
co thắt có tác dụng chính giảm đau.
- Tại điện cực âm, tăng mẫn cảm và trường lực
có tác dụng kích thích.
Tác dụng sinh học của dòng điện một
chiều không đổi
3. Trong cùng tổ chức có dòng điện đi qua

- Tăng tuần hoàn máu và dinh dưỡng

- Tăng quá trình chuyển hóa (xác minh bằng kỹ


thuật đo lưu lượng máu, soi mao mạch và đo
lượng oxy tiêu thụ)
Tác dụng sinh học của dòng điện một
chiều không đổi
4. Toàn thân
- Giảm đau
- Tăng nuôi dưỡng cục bộ
- Tăng chuyển hóa
- Tăng thực bào
- Chống viêm
Ứng dụng điều trị
Giảm đau
- Dòng giao thoa
- Dòng Tens
Ứng dụng điều trị

Giảm đau
- Dòng giao thoa:
+ Thời gian điều trị: 10-20 phút
+ Số lần điều trị: 12 lần/đợt trong 2-4 tuần
Ứng dụng điều trị

Giảm đau
- Dòng Tens:
+ Thời gian điều trị: 30 phút cho lần đầu
+ Sau đó tối đa 1 giờ/lần
Ứng dụng điều trị

Kích thích cơ
- Kích thích cơ còn thần kinh ngoại biên
- Kích thích cơ mất thần kinh ngoại biên
- Kích thích điện chức năng
Ứng dụng điều trị

Kích thích cơ
- Kích thích cơ còn thần kinh ngoại biên
+ Cơ tứ đầu đùi (sau phẩu thuật), thoái hóa khớp gối
+ Tổn thương tủy sống
+ Đột quỵ
Ứng dụng điều trị

Kích thích cơ
- Kích thích cơ mất thần kinh ngoại biên
+ Dòng điện một chiều liên tục
+ Dòng xung hai pha
+ Thời gian xung 120-150 ms
Ứng dụng điều trị

Kích thích cơ
- Kích thích cơ mất thần kinh ngoại biên
Ứng dụng điều trị

Kích thích cơ
- Kích thích điện chức năng
+ Tăng cường chức năng vận động: cầm nắm, vận
động, hô hấp...
+ Liệt nửa người
+ Sử dụng cơ tay ( tổn thương tủy sống)
Ứng dụng điều trị
Điện dẫn thuốc: Dùng dòng điện một chiều không
đổi đưa một số ion thuốc đi vào cơ thể

* Ion + sẽ đưa vào cơ thể qua điện cực +

* Ion - sẽ đưa vào cơ thể qua điện cực -


Liều điều trị

• Bao gồm: cường độ dòng điện/ diện tích vải đệm


(mA/cm2), thời gian, liệu trình.

• Thường 0,01 -0,1 (mA/cm2), thời gian 10 – 30 phút,


liệu trình hằng ngày hoặc cách ngày, 7 -20 lần.

• Dòng một chiều có thể gây co giật cơ khi đóng và


mở hoặc giảm đột ngột.
Chỉ định

• Tăng dinh dưỡng tổ chức, kích thích quá trình


tái sinh.
• Giảm đau
• Chống viêm
• Điều hòa hoạt động thần kinh trung ương, kích
thích thần kinh ngoại vi
• Điều trị bằng phản xạ
• Điện phân thuốc tại chỗ
Chống chỉ định

• Người có mang máy tạo nhịp tim


• Người mẫn cảm với dòng điện đặc biệt khi qua
não, dị ứng tại chỗ đặt vải đệm (mẩn ngứa).
• Người có mang kim loại trong cơ thể (đinh, nẹp,
mảnh đạn…)
• Ung thư và bệnh máu
• Thận trọng đối với người đang mang thai
Đảm bảo an toàn trong điều trị

• An toàn cho người:


- Đề phòng điện giật do máy, do dây điện, do thao
tác.
- Bỏng do điện cực kim loại tiếp xúc với da.
- Dị ứng với dòng điện một chiều.
Đảm bảo an toàn trong điều trị
• An toàn cho thiết bị:

- Đúng điện thế nguồn, điện áp ổn định, để nơi


khô ráo, di chuyển nhẹ nhàng, không di chuyển
máy lúc đang điều trị

- Máy dùng pin, nếu không dùng thường xuyên


phải tháo ra khỏi máy, bảo dưỡng định kỳ.

- Kiểm tra điện cực tránh bị oxy hóa.


9. Sóng ngắn và vi sóng
Cơ sở vật lý
 Khái niệm sóng ngắn và vi sóng:
• Dòng điện cao tần:
- Xoay chiều, f = 300000 lần/s (300KHz)
- Faraday (1791 – 1867) và Maxwell(1831-1879).
- Năng lượng điện từ trường có thể lan truyền
trong không gian dưới dạng sóng điện từ.
Cơ sở vật lý
- Một điện trường tạo ra một từ trường và ngược
lại.
- Hertz (1857-1894): sự tồn tại của sóng điện từ.
- Tốc độ sóng điện từ = 300000km/s
- Vận tốc dòng điện <2mm/s
Cơ sở vật lý
V = f.λ
- V: tốc độ sóng điện từ 300000km/s
- λ: bước sóng (m)
- f : tần số dao động
 λ càng nhỏ, f càng lớn
Cơ sở vật lý
- Phân loại sóng điện từ:

- VLTL thường dùng sóng điện từ có bước sóng


11 – 22m (sóng ngắn); 7,6m (sóng cực ngắn;
12,2 cm (vi sóng).
Cơ sở vật lý
Cơ sở vật lý
 Quá trình ứng dụng điện cao tần trong y học

• Dubois Reymond (1848), D’ Arsonval (1881),


Lapicque (1903) chứng minh dòng điện thấp tần
và trung tần gây hiện tượng điện giật (kích thích
thần kinh cơ) với cường độ nhỏ (mA) và thời
gian xung ngắn (ms)  cơ sở cho ứng dụng
dòng thấp và trung tần.
Cơ sở vật lý

• Hertz (1886): phát minh ra máy dao động điện, f


lên tới hàng nghìn MHz.

• Dòng điện có dao động trên 100000Hz hầu như


không còn kích thích thần kinh bằng hiện tượng
điện giật.
Cơ sở vật lý
• Các nhà vật lý Tesla, Thomson, Charrin, Oudin,
Bergonie....

• Bordier và Lacomte (1900) phát hiện điện cao


tần còn gây hiệu ứng nhiệt.

• Lebedev, Esa, Schliephake: “ chữa điện cách


xa” có nghĩa là bằng điện trường (không phải
dòng điện trực tiếp).
Cơ sở vật lý

• Kỹ thuật ứng dụng điện cao tần: cao tần thâu


nhiệt, dao mổ điện, sóng ngắn, sóng cực ngắn,
vi sóng…
Cơ sở vật lý
 Tương tác điện cao tần và tổ chức cơ thể

• Cơ thể là một môi trường dẫn điện.

• Các tổ chức cơ thể không đồng nhất.

• Hoạt động sống cơ thể phức tạp: hoạt động điện


từ tạo dòng điện sinh học.

• Dòng điện truyền dẫn trong cơ thể là do chuyển


dịch ion.
Cơ sở vật lý
• Điện trường cao tần truyền dẫn trong không
gian qua môi trường không khí.

• Khi phần cơ thể đặt trong điện trường cao tần


sẽ tạo ra trong tổ chức một dòng dịch chuyển.

• Hay truyền năng lượng điện qua tổ chức cơ thể


làm tăng nhiệt tổ chức.
Cơ sở vật lý

Điện trường là dạng vật chất đặc biệt tồn tại


xung quanh điện tích và tác dụng lên điện tích
khác đặt trong nó.
Cơ sở vật lý
 Điện trường truyền dẫn trong tổ chức theo hai
phương thức:

• Phương thức tụ điện: tạo ra hai loại dòng:

- Dòng dẫn Ir: sinh ra nhiệt năng trong tổ chức:

Q năng lượng nhiệt (J); Ir cường độ dòng dẫn


(A),

R điện trở (ôm), t thời gian (s).


Cơ sở vật lý
- Dòng dịch chuyển Ic:

+ Sự phân cực tổ chức,

+ Dòng này không sinh nhiệt mà truyền năng


lượng,

+ Bị chi phối bởi hằng số điện môi của tổ chức và


tần số dao động điện từ.

+ Phát sinh trong tổ chức không đồng đều.


Cơ sở vật lý
- Tương quan giữa hai dòng Ir và Ic:

+ mạch điện với một tụ điện và một điện trở mắc


song song của một điện thế xoay chiều.

- Điện trường sóng ngắn xoay chiều 27,12 MHz


dòng dịch chuyển trong cơ và nội tạng cao hơn
trong mỡ và xương vì điện trở suất và hằng số
điện môi khác nhau.
Cơ sở vật lý
• Phương thức cảm ứng:

- Dựa trên nguyên lý từ trường xoay chiều cao tần


qua cuộn dây tạo ra dòng cảm ứng trong tổ
chức gọi là dòng xoáy hay dòng foucault.
Cơ sở vật lý
• Dòng xoáy sinh nhiệt theo công thức:

- Nhiệt sinh ra tùy thuộc độ dẫn điện của tổ chức:


tổ chức giầu nước và ion như cơ và nội tạng sẽ
tăng nhiệt hơn so với mỡ.
Cơ sở vật lý
- Tổ chức nằm ngoài cuộn dây: mật độ năng
lượng tập trung ở bề mặt cao hơn trong tổ chức
lớp sâu, có thể đo độ dẫn tổ chức mỡ và cơ
khác nhau.
Cơ sở vật lý
• Kebbel:

- Tăng nhiệt ở tổ chức cơ và mỡ tỷ lệ 1:1

- Một nửa giá trị độ dày ở lớp cơ khoảng 2 cm

- Mỡ dày 3 cm, lớp cơ dưới đó cũng tăng nhiệt


đáng kể.

 Sử dụng các điện cực cảm ứng đơn như


circuplode, flexiplope… cho phép tập trung năng
lượng ở vùng sau mà ít tạo ra nhiệt ở da.
Cơ sở vật lý
• Điện cực đơn circuplode:

+ cấu trúc có thêm 1 màn chắn phía trước cuôn dây để


ngăn điện trường nhưng cho phép từ trường đi vào tổ
chức.

+ giảm sự tăng nhiệt ở mỡ tới mức tối thiểu và tăng


nhiệt ở lớp cơ cao hơn mà không gây cảm giác nóng
(cơ không có thụ cảm thể nhiệt)
Cơ sở vật lý
• Tổ chức nằm trong cuộn dây:

- Loại điện cực cáp hay cuộn solenoid tạo ra từ


trường cảm ứng.

- Đường sức từ chạy song song của trục phần cơ


thể quấn điện cực cáp.

- Năng lượng dòng xoáy nhỏ nhưng truyền lan dễ


dàng trong các lớp tổ chức phạm vi rộng.
Cơ sở vật lý
• Kỹ thuật sử dụng điện cực cáp thường dùng
điều trị ở chi thể.

• Năng lượng từ trường thay đổi ngoài do thông


số kỹ thuật máy còn phụ thuộc khoảng cách
giữa các vòng điện cực cáp khi quấn, càng gần
nhau thì năng lượng càng lớn (thường khoảng
cách giữa các vòng là 15 cm)
Tác dụng sinh lý và điều trị sóng ngắn, vi sóng

Ứng dụng điện trường cao tần để điều trị


gồm hai chế độ: Chế độ điều trị liên tục và
chế độ xung.
Chế độ xung: phát huy hiệu quả bằng điều
chỉnh hiệu ứng nhiệt và cực hóa, phù hợp
với sinh lý hơn và hạn chế tối đa các mặt tác
hại của bức xạ cao tần.
Tác dụng của điện trường cao tần chế độ liên tục

• Mạch máu và bạch huyết:

- Điều trị điện trường cơ thể với liều hợp lý có tác dụng
tăng tuần hoàn máu và bạch huyết cục bộ rõ ràng do
dãn thành mạch.

- Đối với vùng mạch máu bị tổn thương có thể gây tăng
tuần hoàn cục bộ bằng điều trị theo vùng phản xạ đốt
đoạn.

- Liều mạnh kéo dài gây tác dụng ngược lại


Tác dụng của điện trường cao tần chế độ liên tục
• Máu:
- Tăng khả năng di chuyển của bạch cầu từ máu ra mạch
tổ chức xung quanh.
- Tăng thực bào.
- Giảm thời gian đông máu.
- Thay đổi tỷ lệ đường máu.
 Sự thay đổi của máu cùng với tăng tuần hoàn cục bộ sẽ
tăng cung cấp oxy, chất dinh dưỡng, chuyển hóa , thực
bào… có tác dụng tăng dinh dưỡng, chống viêm, giảm
đau và tăng khả năng sức đề khangs của cơ thể.
Tác dụng của điện trường cao tần chế độ
liên tục
• Chuyển hóa

- Tăng chuyển hóa do dãn mạch cục bộ, tăng


cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tổ chức.

- Thúc đẩy sự vận chuyển các sản phẩm sinh ra


trong quá trình chuyển hóa.

- Nhiệt tổ chức tăng 1 độ C thì chuyển hóa tăng


13%.
Tác dụng của điện trường cao tần chế độ
liên tục
• Hệ thống thần kinh:

- Với thần kinh trung ương chủ yếu tác dụng tại
chỗ tuyến yên.

- Với thần kinh ngoại vi: kích thích thần kinh vận
động và ức chế sợ dẫn truyền cảm giác đau.
Tác dụng của điện trường cao tần chế độ
liên tục
• Tác dụng phụ

- Với liều mạnh hoặc vùng rộng làm tăng thân nhiệt và
giảm huyết áp do nhiệt theo máu ảnh hưởng toàn thân,
gây trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ.

- Liều nhỏ: xuất hiện triệu chứng lo âu, mệt mỏi đau đầu,
mất ngủ.

- Kỹ thuật viên dưới 18 tuổi, đang mang thai không vận


hành máy.
Đặc điểm điện trường cao tần chế độ xung

• Nhược điểm điều trị chế độ liên tục: tăng nhiệt ở


các tổ chức không đồng đều và khó kiểm soát
dễ gây quá mức, tức là gây tăng nhiệt nhanh
nên chỉ dùng ở mức công suất thấp không đạt
được tối đa tác dụng sinh học về điện tử.
• Với chế độ xung cho phép sử dụng liều cao để
tăng tác dụng sinh học mà không gây tăng nhiệt
tổ chức quá mức.
Đặc điểm điện trường cao tần chế độ xung
• Hiệu quả của điện trường cao tần với chế độ xung:

- Chống viêm,

- Nhanh chóng làm lành vết thương,

- Giảm đau, tiêu máu tụ và nề, tăng tuần hoàn ngoại


vi,

- kích thích quá trình liền xương, nhưng hạn chế mặt
tác hại do tăng nhiệt độ quá cao tại chỗ.
Đặc điểm điện trường cao tần chế độ xung

• Điều trị bằng chế độ xung với tần số lặp lại hợp
lý có tính sinh lý cao hơn, người bệnh tuy không
thấy nóng mà hiệu quả khá lý tưởng và bền
vững hơn, có thể tận dụng năng lượng cao mà
không bị tác hại nhiệt qúa tăng.
Đặc điểm điện trường cao tần chế độ xung
• Công suất trung bình của sóng ngắn và vi sóng phụ
thuộc vào tần số lặp lại của xung.

• Trong chế độ liên tục công suất không đổi trong


suốt thời gian điều trị nên thường sử dụng liều thấp.

• Chế độ xung sử dụng năng lượng cao nhưng do


ngắt quãng nên công suất trung bình tùy theo tần số
lặp lại giảm xuống khá nhiều. Tần số lặp lại càng
nhỏ thì công suất trung bình càng thấp.
Đặc điểm điện trường cao tần chế độ xung

• Công suất trung bình máy Curapuls


Đặc điểm điện trường cao tần chế độ xung

• Sóng ngắn 27,12 MHz (có độ rộng 0,4 ms) với


chế độ liên tục công suất là 100W. Chế độ xung
lặp lại 20 Hz (chu kỳ lặp lại là 50 ms mới có một
xung) công suất trung bình giảm giảm 50/0,4 =
125 lần và bằng 100W/125 =0,8W.
Một số đặc điểm của vi sóng

• Sóng ngắn là sóng điện từ dòng dẫn, còn vi

sóng là sóng điện từ truyền ngang.

• Vi sóng dùng trong vật lý trị liệu có tần số dao

động 2450MHz (sóng ngắn 27,2 MHz ).


Một số đặc điểm của vi sóng
• Với tổ chức cơ thể nếu dao động điện từ cao tần với

tần số cao như vi sóng sẽ gây hiện tượng “tính ỳ”

của các phân tử nên không thể tạo nên dao động

nhanh tương ứng, hằng số điện môi và điện trở xuất

giảm nhanh.

• Ví dụ, với tổ chức gan đối với sóng ngắn có hằng

số điện môi là 138 - 140, với vi sóng là 43 - 45; còn

điện trở suất là 185 và 50.


Một số đặc điểm của vi sóng
• Tăng nhiệt của tổ chức đối với vi sóng chế độ
liên tục hay xung đều là nhiệt Joule và độ sâu
kém (2cm dưới da còn 13,5 % năng lượng và
tăng nhiệt tổ chức 20C - 40C ).
• Tác dụng chính của vi sóng cũng như sóng
ngắn là tăng nhiệt tổ chức, tăng chuyển hoá,
kích thích sợi dây thần kinh, giảm đau nhức và
chống viêm nhiễm (tăng sức đề kháng).
Liều điều trị
• Liều điểu trị được tính bằng công suất ra đầu phát,
đơn vị W.
• Liều bao gồm các yếu tố:
- Công suất đầu ra
- Diện tích điện cực
- Cách đặt điện cực
- Chế độ xung hay liên tục, nếu là chế độ xung dựa
theo tần số lặp lại
- Thời gian điều trị một lần, đợt điều trị.
Các yêu cầu thực hành
• Bộc lộ vùng điều trị
• Tháo bỏ trang sức hay các dụng cụ kim loại
• Giường, bàn ghế … phải được cách điện
• Vận hành máy nhẹ nhàng
• Bố trí máy cách xa các loại máy khác tránh
nhiễu.
• Tránh phát sóng điện từ ra hướng có người
đi lại
• Bệnh nhân nếu có cảm giác ấm nóng cần
thông báo để kiểm tra
Chỉ định

• Chống viêm (nhiễm khuẩn và dị ứng)

• Sưng nề, máu tụ sau chấn thương, vết thương


nhiễm khuẩn…

• Giảm đau do thần kinh ngoại vi, co cứng cơ.

• Một số rối loạn tuần hoàn cục bộ: co mạch ngoại


vi, phù nề, thiếu máu cục bộ.
Chống chỉ định
• Chống chỉ định tuyệt đối:
- Tăng sản tổ chức, u ác tính
- Có mang máy tạo nhịp.
- Lao chưa ổn định
- Bào thai
- Máu chậm đông
- Đang chảy máu hoặc đe dọ chạy máu nội tạng
- Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp biến dạng (tăng nhiệt
ở khớp gây tăng hoạt tính của collagenase phá hủy sụn)
Chống chỉ định
• Chống chỉ định tương đối:
- Có mang kim loại trong cơ thể
- Có rối loạn cảm giác, mất cảm giác.
- Có bệnh về tim mạch
- Nhiễm trùng cấp cục bộ chỉ dùng liều thấp
- Người qúa mẫn cảm với điện trường cao tần
Đề phòng tai biến
• Điện giật: dây nối đất, kiểm tra dây điện nguồn, nền cách
điện
• Bỏng: qúa liều nhất là chế độ liên tục, dây điện cực, bờ
điện cực tiếp xúc với da, vùng da điều trị có mồ hôi.
• Phản ứng bất thường như choáng, nhức đầu, mệt mỏi…
• Đối với người vận hành, thợ sửa chữa do ở trường cao tần
lâu dài: rối loạn máu, suy nhược thần kinh, mệt mỏi…
Đề phòng tai biến
Để khắc phục, cấu trúc máy và điện cực phải
hạn chế tối đa trường cao tần phát ra xung
quanh, dùng lưới kim loại ngăn bức xạ điện từ,
hạn chế ở gần máy khi đang hoạt động (2-3m)…

You might also like