You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


GIÁM SÁT TÂM LÝ

Học viên: Vũ Ngọc Ngân


MSHV: 21035334
Khóa 6 Tâm lý lâm sàng ứng dụng
Giảng viên: GS.TS. Trần Thị Minh Đức
MỤC LỤC

Câu 1. Trong khuôn khổ được học, mục đích của môn Giám sát lâm sàng là gì? ... 3
Câu 2. Hãy trình bày những điều mình thu được từ môn Giám sát Lâm sàng? ..... 3
1. Các nội dung trong giám sát ..................................................................................... 3
2. Giám sát tâm lý ........................................................................................................ 4
3. Công việc Giám sát .................................................................................................. 4
4. Mục đích của hoạt động giám sát .............................................................................. 5
5. Các hình thức giám sát ............................................................................................. 5
6. Mô hình giám sát dựa trên các phép trị liệu .............................................................. 7
7. Các quan điểm tiếp cận trong giám sát...................................................................... 8
8. Một số kỹ năng áp dụng trong giám sát .................................................................... 8
9. Các câu hỏi có thể sử dụng trong giám sát ................................................................ 9
CUỐI KỲ MÔN: GIÁM SÁT LÂM SÀNG

Câu 1/ Trong khuôn khổ được học, mục đích của môn Giám sát lâm sàng là gì?
Giám sát là một hoạt động trong đó các nhà tâm lý học thực hành/ lâm sàng, sinh viên
ngành trợ giúp (chưa có nhiều kinh nghiệm) tham khảo ý kiến, học tập kinh nghiệm của
người giám sát để nâng cao khả năng làm việc với thân chủ của mình.
Mục đích của môn học đã cung cấp kiến thức giúp cho người học hiểu rõ được bản chất
của hoạt động giám sát, mối quan hệ hỗ trợ giữa người giám sát và người được giám sát.
Tăng cường kiến thức kỹ năng thái độ cho các nhà tâm lý thực hành trị liệu chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nhằm bảo vệ lợi ích
của họ và bảo vệ vị thế của tổ chức hành nghề (duy trì tính chuyên nghiệp của nghệ trợ
giúp tâm lý). Cung cấp quy trình đánh giá và quyết định nhân viên nào đáp ứng/ ko đáp
ứng yêu cầu công việc.

Câu 2/ Hãy trình bày những điều mình thu được từ môn Giám sát Lâm sàng.
Những điều cá nhân tôi đã thu lại được từ môn học bao gồm các nội dung sau:
1. Các nội dung trong giám sát
Kỹ năng giám Các hình thức Mô hình giám
Nội dung giám sát
sát giám sát sát
Mọi khía cạnh gây ảnh hưởng
tới hiệu quả hỗ trợ: 1. Giám sát theo
1. Tự giám sát. 1. Xác định vấn đề/ định hình các quan điểm
2. Giám sát qua trường hợp của thân chủ.
tiếp cận.
phúc trình ca. 2. Môi trường và can thiệp.
3. Kỹ năng/ kỹ thuật/ các quan 2. Giám sát theo
Các dạng câu 3. Giám sát theo
điểm tiếp cận. mô hình phát
hỏi trong giám bảng kiểm. 4. Mối quan hệ hỗ trợ giữa nhà
triển.
sát 4. Giám sát tâm lý và thân chủ.
5. Quy trình hỗ trợ. 3. Giám sát tích
không theo mẫu.
6. Thái độ/ cảm xúc/ đạo đức hợp và theo nhu
5. Giám sát qua trong mối quan hệ lâm sàng.
cầu của người
dự ca trực tiếp. 7. Thời gian, môi trường hỗ
trợ. đọc giám sát.
2. Giám sát tâm lý
- Giám sát là mọt loại hình hoạt động trợ giúp, trong đó người giám sát (nhà tâm lý bậc
cao, dược đào tạo chuyên về giám sát và có năng lực về sức khỏe tâm thần) dựa trên năng
lực thực tế của người được giám sát để tăng cường kiến thức, kỹ năng nhằm giúp họ nâng
cao khả năng làm việc với thân chủ.
- Giám sát là một hoạt động trợ giúp cho người được giám sát (các sinh viên, học viên
mới vào nghề, các chuyên gia thực hành hay sinh viên thực tập tại các cơ sở) nhằm mục
đích giúp đỡ họ ngày càng vững vàng hơn trong nghề nghiệp.
- Giám sát là một mối quan hẹ liên cá nhân sâu sắc trong đó một người được chỉ định để
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng lực tham vấn, trị liệu của một người hoặc
nhiều người nhằm tăng cường năng lực chuyên môn cho người được giám sát.
- Giám sát ca (giám sát tâm lý, giám sát lâm sàng) được hiểu là một hình thức đào tạo gắn
liền với hoạt động thực hành – giám sát công việc thực hành.
- Chức năng của người giám sát:
Tôi (nhà giám sát) – Bạn (nhà tâm lý học thực hành lâm sàng được giám sát) chúng ta trò
chuyện về thân chủ của bạn với mực đích hỗ trợ nhà tâm lý năng cao kiến thức, kỹ năng
hỗ trợ ca cho bạn, để bạn giúp đỡ thân chủ tốt hơn
Giám sát là một hoạt động trong đó các nhà tâm lý học thực hành/ lâm sàng, sinh viên
ngành trợ giúp (chưa có nhiều kinh nghiệm) tham khảo ý kiến, học tập kinh nghiệm của
người giám sát để nâng cao khả năng làm việc với thân chủ của mình.
3. Công việc Giám sát
 Cung cấp tri thức cho người được giám sát.
 Tăng cường năng lực thực hành cho các nhà tâm lý thực hành.
 Đánh giá nhân viên/ người được giám sát.
- Yêu cầu đối với nhà giám sát:

 Phải là người có kinh nghiệm và thành công trong thực hành ca và đào tạo về giám
sát tâm lý
 Qua việc sử dụng kỹ năng giám sát, người được giám sát nhận ra được cái đạt và
chưa đạt của họ và nhận ra được cần phải giúp gì cho các thân chủ của họ để người
được giám sát hỗ trợ thành công ca tham vấn trị liệu.
 Người giám sát có thể hỏi, góp ý, nâng cao trình độ cho người được giám sát, nhưng
không bắt buộc họ phải làm theo ý kiến của người giám sát. Mục đích của giám sát
là giúp cho nguừi được giám sát làm việc thành công “ca của họ” mà không phải ca
của người giám sát. Vì vậy, người được giám sát mới là người phải chịu trách nhiệm
về ca của họ.
- 3 chỉ số đánh giá sự hiệu quả của người được giám sát:

 Động cơ nghề nghiệp


 Sự độc lập với người giám sát
 Sự gia tăng mức độ hiểu biết
4. Mục đích của hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát nhằm đạt nhiều mục đích đồng thời:

 Tăng cường kiến thức kỹ năng thái độ cho các nhà tâm lý thực hành trị liệu chuyên
nghiệp
 Đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nhằm bảo vệ lợi ích của họ
và bảo vệ vị thế của tổ chức hành nghề (duy trì tính chuyên nghiệp của nghệ trợ
giúp tâm lý).
 Đánh giá và quyết định nhân vien nào đáp ứng/ ko đáp ứng yêu cầu công việc.
5. Các hình thức giám sát
a) Tự giám sát: Thông qua các câu hỏi tự giám sát.
b) Giám sát qua phúc trình ca: người được giám sát sau khi thực hiện ca (có ghi âm) đánh
máy lại toàn bộ nội dung ca đã thực hiện. Người được giám sát nói gì, thân chủ nói gì.
Sau đó gửi cho người giám sát và đặt lịch hẹn buổi làm việc. Trên cơ sở những thông
tin được phúc trình, người giám sát sẽ thảo luận với người được giám sát.
c) Giám sát dựa trên bảng kiểm
Người được giám sát được cung cấp một bộ câu hỏi dể tự đánh giá toàn diện các khía
cạnh trong ca tham vấn theo một khuôn mẫu chuẩn với các mức độ cho điểm từ một đến
mười theo mười hai tiêu chí. Người giám sát sử dụng bảng kiểm để giám sát toàn diện ca
tham vấm
Thuận lợi:
+ Trực tiếp giám sát ca và hoặc giám sát qua kết quả tự đánh giá cả nhà tâm lý
+ Cung cấp một khuôn mẫu chuẩn để nhà tâm lý tự đánh giá như nhau, hoặc người giám
sát hỗ trợ người được giám sát theo các chỉ báo giống nhau.
+ Kết quả bảng kiểm có thể được xem lại để theo dõi hoặc tự theo dõi.
Bất lợi:
+ Không mô tả chi tiết vào các tình huống khác nhau của một ca tham vấn cụ thể
nên có thể bỏ sót những chi tiết quan trọng của ca tham vấn kết quả đánh giá chỉ
giúp người giám sát có cái nhìn tổng thể về một ca tham vấn đã thực hiện
+ Quá trình làm việc không mang tính hệ thông và có thể không rõ ràng.

Bảng kiểm tự đánh giá của nhà tâm lý (dùng cho cả người giám sát).
1. Tôi/ nhà tâm lý đã đặt tc và vấn đề của tthân chủ làm trọng tâm ở mức độ nào?
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2. Tôi/ nhà tâm lý đã cung cấp thông tin về vấn đề tc hỏi ở mức độ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
3. Tôi/ nhà tâm lý đã nói trong buổi tham vấn ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
4. Tôi đã nói ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
5. Tôi đã sử dụng các kỹ năng tham vấn ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
6. Tôi đã thảo luận cùng thân chủ nhưng vấn dề rủi ro có thể xảy ra đổi với thân chủ
ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
7. Tôi đã thảo luận cùng thân chủ nhưng cách thức giảm, thay đổi thực trạng ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
8. Tôi đã cung câp thông tin về các nguồn hỗ trợ cho thân chủ ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
9. Tôi đã thảo luận dể làm sáng tỏ kết quả tham vấn với thân chủ ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10. Thân chủ trực tiếp quyết định kể hoạch hành động của mình ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11. Thân chủ đã nói đến một vài cảm xúc của mình về tc và vấn đề của tc ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
12. Tôi đã nói về cảm xúc tích cực của thân chủ ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
13. Tôi đã hài lòng với ca này ở mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
14. Trong lần gặp sau, tối sẽ nói với thân chủ về
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
(khoanh tròn vào ý nào bạn muốn thảo luận từ 1-13)
D) Giám sát không theo khuôn mẫu
Người được giám sát trò chuyện tự do với người giám sát bất kể điều gì người được
giám sát muốn hỏi, chia sẻ.
Người giám sát không dánh giá người được giám sát, không chỉ lỗi, mà họ chỉ đạt câu
hỏi để tự người được giám sát nhận ra cái nào ổn, không ổn trong ca tham vấn của mình.
Khi người được giám sát không cảm thấy bị đánh giá, họ sẽ chia sẻ nhiều hơn về công
việc của họ, về tc của mình…(vẫn đảm bảo tính khuyết danh khi trình bày ca cho người
giám).
e) Giám sát trực tiếp qua dự ca
- Thuận lợi:
+ Ghi chép của người giám sát có thể được xem xét lại.
+ Có thể đưa lại sự phản hồi ngay lập tức (nếu sử dụng phương tiện hỗ trợ).
+ Có thể quan sát những biểu hiện phi ngôn ngữ.
+ Có thể quan sát động thái của nhà tâm lý – thân chủ.
+ Có thể áp dụng qua trò chơi đóng vai hoặc áp dụng với thân chủ.
- Bất lợi
+ Đòi hỏi phải có sự ưng thuận của thân chủ.
+ Qúa trình giám sát không mang tính hệ thống.
+ Nhà tâm lý thực hành có thể cảm thấy lo lắng.
+ Thân chủ có thể cảm thấy gượng gạo.
- Lưu ý
+ Phải đảm bảo rằng thân chủ hiểu mục đích của việc giám sát.
+ Phải đảm bảo rằng nhà giám sát ngồi ở một chỗ khiêm tốn, tránh gây phiền cho việc tham
vấn.
6. Mô hình giám sát dựa trên các phép trị liệu
Các mô hình giám sát dựa trên liệu pháp tâm lý thường giống như phần mở rộng tự
nhiên của bản thân các liệu pháp tâm lý mà nhà tâm lý thực hành hỗ trợ cho thân chủ của
mình
Theo quan điểm này người giám sát tuân theo các quan điểm lý thuyết và các kỹ thuật
trị liệu tâm lý cụ thể để giám sát cho nhà tâm lý.
7. Các quan điểm tiếp cận trong giám sát
 Tiếp cận Geslta
- Khi nhận thấy thân chủ có những cảm xúc mà chưa bộc lộ ra được, chưa có sự đồng nhất
giữa nhận thức – cảm xúc – hành vi thực tế. Có thể dùng tiếp cận Gestalt giúp thân chủ hồi
tưởng những tình huống chưa được khơi thông trong quá khứ.
- Kỹ thuật: Chiếc ghế trống, liên tưởng tự do

 Tiếp cận theo nhân văn


- Nhà tâm lý tin tưởng vào năng lực thay đổi của thân chủ, tin tưởng vào khả năng
tự chữa lành và tìm thấy sự hoàn thiện cá nhân của thân chủ.
- Câu hỏi giám sát tập trung vào thân chủ: Điểm mạnh của thân chủ là gì? Điều gì khiến
thân chủ không chấp nhận vấn đề hiện tại?
- Kỹ năng sử dụng: Đương đầu, thấu cảm, lắng nghe…

 Tiếp cận theo phân tâm học


- Câu hỏi giám sát được đặt ra: Nhà tâm lý thực hành diễn giải, giải thích các sự kiện,
nguyên nhân. Có cơ chế phòng vệ nào đã xảy ra trong ca này? Liệu có sự chuyển dich hoặc
chuyển dịch người trong phiên trị liệu không?
- Kỹ thuật sử dụng: Giải thích, lắng nghe, phân tích chuyển dịch và chuyển dịch ngược.

 Tiếp cận nhận thức hành vi


- Câu hỏi giám sát: Hiện tại thân chủ đang có những nhận thức gì về bản thân mình, bạn
đã sử dụng những bài tập/ kỹ năng nào để hỗ trợ thân chủ? Những niềm tin phi lý nào của
thân chủ gây ra những cảm xúc tiêu cực, từ đó dẫn tới hành vi không hợp lý?
- Kỹ thuật: tái cấu trúc nhận thức, cung cấp các kỹ năng vẫn còn thiếu ở thân chủ.

8. Một số kỹ năng áp dụng trong giám sát


- Kỹ năng lắng nghe, quan sát/chú ý một cách chính xác cảm xúc và suy nghĩ của người
được giám sát.
- Đặt câu hỏi phù hợp (kỹ năng quan trọng nhất).
- Kỹ năng cho và nhận phản hồi.
- Kỹ năng thấu cảm.
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực/nhìn nhận vấn đề theo cách khác.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
9. Các câu hỏi có thể sử dụng trong giám sát
 Câu hỏi tổng thể
- Bạn cảm thấy ca này mình đạt được bao nhiêu phần trăm?
- Bạn cảm thấy phần trăm chưa đạt được là vì gì?
- Cho tới lúc này, bạn đã làm được những gì mình cho là đúng? (Bạn đã nắm được
những gì?)
- Những điều bạn chưa hài lòng về ca này là gì?
- Những gì thu được trong ca này mà bạn cho là quan trọng?
- Có những điều gì khác nhau mà bạn nghĩ là bạn cần phải biết? Nếu bạn biết thêm về
điều gì đó, thì nó có thể tạo ra khác biệt gì? Điều gì khiến bạn tin là như vậy?
- Cách nhìn của bạn về vấn đề này như thế nào? Liệu có cách nhìn khác vầ vấn đề này
như thế nào?

 Câu hỏi cụ thể


- Câu hỏi tập trung vào mục tiêu tham vấn
+ Theo bạn, ca này thân chủ muốn gì từ bạn?
+ Với ca này, bạn định tập trung vào điều gì/khía cạnh nào để tập trung đáp ứng nhu
cầu/mục tiêu/vấn đề thân chủ?
- Câu hỏi tập trung vào quy trình tham vấn
+ Bạn dự định bao nhiêu thời gian/ phiên để hỗ trợ thân chủ? Bạn đã làm việc với thân
chủ bao nhiêu phiên rồi?
+ Bạn có cho rằng với ca này mình đã được đẩy nhanh tiến trình tham vấn? Cụ thể ở
chỗ nào?
+ Điều gì khiến cho bạn nghĩ quá trình trị liệu đang diễn ra nhanh/không nhanh
+ Bây giờ, liệu có thông tin nào về vấn đề của thân chủ mà bạn cho rằng mình chưa
nắm chắc
- Câu hỏi hồi tưởng về ca đã làm
+ Bạn mong là đã nói được những gì với thân chủ?
+ Nếu bây giờ có cơ hội nói lại, bạn có thể bắt đầu như thế nào/ nói gì với thân chủ?
+ Trong trường hợp này, liệu ta có thể hỏi/ diễn giải theo cách nào khác?
+ Bạn nghĩ thân chủ sẽ phản ứng lại như thế nào nếu bạn nói như vậy?
+ Khi thảo luận với thân chủ về vấn đề, liệu có suy nghĩ nào khác thoáng ra trong đầu
bạn?
+ Liệu sẽ có rủi ro gì trong việc bạn tự nói ra điều này với thân chủ?
- Câu hỏi tập trung vào cảm xúc
+ Bạn cảm thấy thế nào sau khi thực hiện phiên hỗ trợ này?
+ Liệu bạn có nhận thấy bất kỳ cảm xúc nào chợt đến với bạn khi nói với thân chủ về
(vấn đề)
+ Khi có cảm xúc mạnh hoặc bức xúc, bạn có nhận thấy nó nằm ở đâu đó trên cơ thể
mình?
+ Cụ thể ở đâu?
+ Làm thế nào bạn có thể vượt qua được cảm xúc đó?

 Câu hỏi cho tự giám sát


- Ca này mình đã giúp được gì cho thân chủ?
- Mình thành công ở điểm nào? Mình hài lòng/chưa hài lòng ở điểm nào?
- Có vấn đề gì mình đã bỏ sót trong quá trình trị liệu
- Lần gặp tới mình cần làm rõ điều gì?
- Liệu mình có cần người giám sát ca này không? Nếu cần, mình sẽ hỏi người giám sát
điều gì? V.v...
* Lưu ý: người giám sát dựa vào tình cách người được giám sát để đưa ra câu hỏi phù
hợp giúp nhà trị liệu tự tin hơn, tránh chạm tự ái.

You might also like