You are on page 1of 19

PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG


1.1. Khái niệm & đặc điểm
Thanh toán quốc tế bao gồm các khoản thanh toán vào và ra bằng một đơn vị tiền tệ tại một
quốc gia, cũng như các khoản thanh toán ra nước ngoài bằng một đơn vị tiền tệ, giữa hai bên
bên ngoài quốc gia đó.
 Đặc điểm:
- Yếu tố nước ngoài
- Là một loại dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng
- Chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn
- Sử dụng các phương thức thanh toán thay tiền mặt
1.2. Phân loaị thanh toán quốc tế
- Thanh toán trả tiền trước: xảy ra sau khi ký hợp đồng, nhưng trước khi giao hàng một số
ngày nhất định
- Thanh toán trả tiền ngay:
- Thanh toán trả tiền sau: trả tiền sau X ngày kể từ ngày hoàn thành giao tại nơi giao hàng/
trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận hàng
1.3. Chủ thể
(1) Ngân hàng trung ương
Thay mặt CP ký kết và thực hiện các hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế
Là ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế
+ Tổ chức hệ thống thanh toán
+ Quản lý và cung ứng
(2) Ngân hàng thương mại
Cung cấp dịch vụ thanh toán/ ngân hàng cho khách hàng
- Chức năng:
Trung gian tín dụng: huy động tiền nhàn rỗi để cho vay
Trung gian thanh toán: thu hộ hoặc chi hộ các chủ tài khoản
Tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt
Chủ thể khác
1.4. Nguồn luật điều chỉnh
- Pháp luật quốc gia
Xác định tỉ giá: GIÁ MUA
- USD/EUR = 0,926 ~ 0,899 => 0,027
- USD/GBP = 0,827 0,813 => 0,014
- CHF/CAD = 1,454 1,461 => - 0,007
- JPY/SGD =
- HKD/NZD =
- USD/KRW =
- Muốn mua 100.000USD bằng VND: 2.359.500.000
- Bán 800.000EUR lấy USD: 863.200 USD
- BÁN 550.000 USD lấy EUR: 509.300
- BÁN 45.800 USD lấy AUD:
So sánh tỉ giá đồng USD tại Việt Nam và Thái Lan

III. CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ


1. Khái niệm: Chứng từ trong thanh toán quốc tế
Là văn bản chứa đựng những thông tin về hàng hoá, vận tải, bảo hiểm, tài chính… trong
giao dịch TTQT, làm cơ sở cho việc thực hiện giao dịch, thanh toán hoặc yêu cầu thanh
toán, đòi bồi thường thiệt hại (nếu có) liên quan đến sự việv, giai dịch TTQT.
2. Chứng từ tài chính
a. Hối phiếu (Bill of exchange)
 Cơ sở pháp lý:
- ULB 1930; Luật hối phiếu Anh 1882; BL Thương mại thống nhất 1962 Mỹ…
- Pháp luật Việt Nam: Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
 Khái niệm:
“Một hối phiếu chứa đựng:
1. Tiêu đề “Hối phiếu” ghi ở bề mặt của hối phiếu và được diễn đạt bằng ngôn ngữ ký
phát hối phiếu
2. Một mệnh lệnh vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định…”
(Điều 1 ULB 1930)
- Là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện
- Do một người ký phát cho một người khác
- Yêu cầu khi nhận tơgf phiếu phải trar ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối
phiếu tại một thời gian xác định
- Trả một số tiền nhất định cho người được chỉ định, hạowc theo lệnh của người này trả
cho người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu
 Một số quy định về lưu thông hối phiếu
- Chấp nhận hối phiếu
- Ký hậu hối phiếu
- Bảo lãnh hối phiếu
- Kháng nghị về việc từ chối trả tiền hối phiếu
PHÂN LOẠI HỐI PHIẾU
Căn cứ phân loại Các loại hối phiếu
Thời hạn thanh toán - HP

b. Kỳ phiếu (Promissory Note)


 Cơ sở pháp lý
“Kỳ phiếu là giấy tờ có giá do ngừoi phát thành lập, cam kết thanh toán không điều kiện
một số tiền xác định khi có yêu câù hoặc vào một…”
(Điều 4 Khoản 3 Luật công cụ chuyển nhượng VN)
- Đặc điểm: Một tờ giấy nhận nợ
Hứa cam kết trả tiền vô điều kiện
Do ngừoi lập phiếu phát ra để hứa trả số tiền nhất định
Cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác được quy định
trong kỳ phiếu
c. Séc
 CSPL: ULC 1931; PL quốc gia
 Khái niệm:
Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện
Yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoán của ngừoi ký phát số tiền nhất định
Trả tiền cho ngừoi cầm tờ mệnh lệnh hoặc cho ngừoi được chỉ định trên tờ lệnh đó
(Điều 4 Khoản 4 Luật công cụ chuyển nhượng VN 2005)
 Phân loại Séc
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng
- Căn cứ vào cách thanh toán

Chương VIII. QUYỀN CHỞ HÀNG HOÁ


Tài liệu tham khảo:
- Công ước Brusels 1924
- Nghị định Visby 1968
- Hamburg Rules
- Quy tắc UNCTAD/ICC,….
I. Hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển
1. Khái niệm
 Đặc điểm:
- Đối tượng hợp đồng: hàng hoá dịch chueyenr từ nước này sang nước khác
- Các bên: Người chuyên chở (chủ tàu, người quản lý khai thác tàu, người chuyên chở
chuyên nghiệp)
Người thuê chở ( người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện hợp đồng mua bán hàng
hoá)
Người gửi hàng, người nhận hàng
- Nội dung hợp đồng: Quyền và nghãi vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyên chở
 Phân loại: Biển, không, bộ, sắt, đa phương thức
2. Hợp đồng thuê tàu chợ (Liner)
 Khái niệm:
Hợp đồng chuyên chở hh bằng tàu chợ (lưu khoag tàu chợ) là sự thảo thuận theo đó
ngừoi chuyên chở dành một phần chiếc tàu để chở hh của người thuê từ cảng này đến một
cảng khác, còn người thuê chở phải trả cước phí theo biểu cước định sẵn (lịch trình định
sẵn)
- Lưu khoang tàu chợ (hợp đồng chuyên chở sơ bộ)
- Hàng đã xếp lên tàu, người chuyên chở phát hành vận đơn đường biển cho người gửi
hàng
 Đặc điểm
- Thuê một phần tàu chợ để chở hàng
- Thanh toán trên cơ sở biểu cước định sẵn (liner tarrif)
- Mối quan hệ giữa chủ hàng và ngừoi vận chuyển được điều chỉnh bằng vận đơn đường
biển (B/L)
- Được áp dụng đối với những lô hàng không lớn
 Giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở: là mức bồi thường của ng
chuyên chở đối với một đơn vị hàng hoá khi hàng hoá bị tổn thất mà giá trị hh không
được kê khai trên vận đơn hay chứng từ vận tải (Điều 6 Quy tắc Hamburg, Khoản 5 Điều
4 Quy tắc Hague, Điều 2 Quy tắc Hague-Visby)
 Thông báo tổn thất: Khoản 6 Điều 3 Quy tắc Hague-Visby, Quy tắc Hamburg
3. Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Chartering)
 Khái niệm:
Hợp đồng thuê tàu chuyến là văn bản được ký kết giữa hai bên, theo đó một bên là người
chuyên chở có nghĩa vụ dành toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này
đến cảng khác và bên kia là người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở
 Nguồn điều chỉnh:
- Không có điều ước quốc tế
- Luật quốc gia, tập quán hàng hải
 Đặc điểm
- Thế …
 Phân loại
- Căn cứ vào khối lượng vận chueyenr
+ Thuê chuyến một
+ Thuê tài khứ hồi
+ Thuê tài chain liên tục hay khứ liên tục
+ Thuê bao
4. Các chứng từ về Mua bán HH liên quan đến vcaanj chuyển và thanh toán
4.1. Vận đơn đường biển- Bill of Lading (B/L)
 Khái niệm: Khoản 7 Điều 1 Quy tắc ham burg
 Phát hành
- Bản gốc: một hoặc 2, 3 bản gốc
+ Khi thanh toán tiền hàng phải xuất trình trọn bộ (full set)
+ Khi nhận hàng phải xuất trình bản vận đơn gốc (giao hàng cho bên xuất trình đầu tiên)
- Bản sao
 Chức năng vận đơn: 3 chức năng
- Là bằng chứng của hợp đồng vận tải
- Là chứng từ thể hiện quyền sở hữu đối với hh
- Là biên lai chứng nhận giao hàng cho người chuyên chở
 Phát hành vận đơn: Người vận chuyển hoặc người được vận chuyển uỷ quyền
4.2. Hoá đơn thương mại
 Nội dung: thông tin, địa chỉ người bán và người mua; danh mục và mô tatr hàng hoá (giá,
chiết khấu, số lượng), số hoá đơn, chi tiết bao gói, ký mã hiệu, chi tiết về giao hàng, tổ số
tiền, ngày và số tham chiếu của người mua
 Hoá đơn thương mại phải chính xác vì các chứng từ khác sẽ được đối chiếu với nó
4.3. Chứng từ bảo hiểm
 Chứng từ bảo huêmr trong các trường hợp giao dịch theo các điều kiện CIF và CIP….
4.4. Giấy chứng nhận và giấp phép
 Giất chứng nhận xuất xứ: Chứng minh xuất xứ hàng hoá và thường được phòng thương
mại ở nước người bán phát ra
 Giấy chứng nhận kiểm định hàng hoá: Chứng nhận chất lượng hàng hoá được các cty
kiểm định tư nhân và trung lập phát ra
VD: SGS- Thuỵ Sỹ, Vinacontrol- Việt Nam
4.5. Hối phiếu
Các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
1. Phương thức chuyển trả
2. Phương thức nhờ thu
3. Phương thức tín dụng chứng từ
 Cơ sở pháp lý
- Do ICC ban hành( tập quán thương mại quốc tế): UCP 151, UCP 222, UCP 400, UCP
500, UCP 600 (là bản mới nhất)
 Khái niệm
Lả phuong thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ nguòi mua- ngân
hàng mở L/C) sẽ phát hành một thư bảo lãnh, dưới dnagj một thư tín dụngt heo yêu câif
của người mua, để cam kết với ngừoi bán là sẽ trả tiền, hoặc chấp nhận trả tiền vào hối
phiếu cho người bán, nếu ngừoi này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định nêu ra trong thư tín dụng
- Thư tín dụng (Letter Credit): Điều 2 UCP 600
- Nội dung cơ bản của L/C: Điều 4 UCP 600
 Một số loại L/C
- L/C có thể huỷ ngang
- L/C không thể huỷ ngang
- L/C không huỷ ngang có xác nhận
- L/C miễn truy đòi
 Các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ
- Người yêu cầu (Applicant)
- Ngân hàng phát hành (Issuing bank)
- Người hưởng lợi (Beneficiary)
- Ngân hàng thông báo L/C (Advising bank)
- Ngân hàng chỉ định (Nominated bank)
- Ngân hàng xác nhận (Confỉrming bank)
Bài tập:
1. Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu nồi cơm điện từ doanh nghiệp Thái
Lan, trong đó có quy định sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Quy
trình mở L/C như sau:
- Căn cứ vào hợp đồng hai bên, DN Việt nam viết giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng
viettinbank.
- Sau khi xem xét, ngân hàng viettinbank đồng ý và lập L/C gửi cho Doanh nghiệp Thái
Lan thông qua chi nhanh Viettinbank ở Thái Lan (trong L/C không ghi rõ là được huỷ
ngang hay không)
- Chi nhánh Viettinbank ở Thai Lan xác nhận thư tín dụng của Viettinbank VN gửi đến,
Viettinbank Thái Lan tiến hành kiểm tra xác thực của thư tín dụng rồi chuyển bản chính
L/C cho Doanh nghiệp Thái Lan dưới hình thức văn bản nguyên văn.
a. Doanh nghiệp Thái Lan yêu cầu L/C phải có sự xác nhận của ngân hàng ANZ chi
nhánh tại Thái Lan. Trong L/C có ghi rõ L/C có giá trị trả ngay tại ngân hàng
Techcombank. Giả sử các ngân hàng được nêu đến đều có chi nhánh tại Thái Lan.
Xác định các đối tượng có liên quan?
b. Sau khi Doanh nghiệp Thái Lan giao hàng, ngân hàng Viettinbank đã thông báo cho
doanh nghiệp Thái Lan rằng L/C đã bị huỷ theo yêu cầu của doanh nghiệp Việt Nam
vì doanh nghiệp này cho rằng L/C không hề có quy định được huỷ ngang hay không.
Hỏi L/C có bị huỷ không? Áp dụng UCP 600, giải thích tại sao?
Giải:
a. Xác định các đối tượng có liên quan
Người yêu cầu (Applicant): Doanh nghiệp Việt Nam
Ngân hàng phát hành (Issuing bank): Viettinbank
Người hưởng lợi (Beneficiary): Doanh nghiệp Thai Lan
Ngân hàng thông báo L/C (Advising bank):
Ngân hàng chỉ định (Nominated bank)
Ngân hàng xác nhận (Confỉrming bank)
b. Các bên không có sự thoả thuân -> Căn cứ vào luật UCP 600

Bài tập:
Một DN Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu lô hàng gồm 20 tấn thanh long sang Trung Quốc.
Thông tin về lô hàng như sau:
Cảng đi: Cảng Cát Lái, Việt Nam
Cảng đến: cảng Thượng Hải, Trung Quốc
Hàng sẵn sàng để xuất khẩu: 26/12/2021
Ngày đi(theo yêu cầu của Thư tín dụng): chậm nhất là 28/12/2021
Ngày đến (theo yêu cầu cùa Thư tín dụng): chậm nhất là 06/01/2022
Câu hỏi và trả lời:
a. Với tư cách là người gửi hàng (shipper), bạn hãy đặt chỗ trên tàu với các tiêu chí thích
hợp để chuyên chở lô hàng nêu trên. Giải thích cho các tiêu chí bạn đã đưa ra
 Chọn tàu chợ -> chọn container lạnh -> container với trọng lượng gấp đôi
số hàng
VD: mặt hàng giay dép -> cần khô ráo -> chọn container có máy hút ẩm ->
không được nóng quá (dễ nứt hỏng) -> container dày
b. Sau khi nhận hàng tại cảng đi, người chuyên chở đã vận chuyển lô hàng đến cảng
Thượng Hải và giao cho người nhận hàng (consignee) mà không thu hồi vận đơn từ
ngừoi nhận hàng. Người chuyên chở cho rằng đây là vận đơn đích danh nên vận đơn này
giống như giấy gửi hàng đường biển (sea waybill), vì vậy, không cần phải nộp vận đơn
khi trả hàng cho người nhận tại cảng đến. Bạn có ủng hộ quan điểm này của người
chuyên chở không? Vì sao?
 Vận đơn: phát hành nhiều bản và đều là bản gốc
 Không ủng hộ. Phải thu lại vì vận đơn là bằng chứng của việc đã gửi hàng
và sở hữu hàng hoá.

2. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA INCOTERM 2010 VÀ INCOTERM 2020


Vận đơn On Board khi giao hàng với điều kiện FCA
Nghĩa vụ phân chia chi phí dời xuống mục A9/B9
Mức bảo hiểm
Với Incoterm 2010 thì CIF, CIP người bán chỉ phải mua mức bảo hiểm tối thiểu loại C
Với Incoterm 2020 thì CIF người bán mua mức bảo hiểm tối thiểu loại C và CIP thì mức bảo
hiểm
loại A
Thay thế điều kiện DAT bằng DPU
Incoterm 2010 DAT: Delivered at terminal  Giao hàng tại bến đến, người bán phải dở hàng
xuống
Incoterm 2020 DPU: Delivered at place unloaded  Giao hàng tại nơi đến đã dở hàng / Chưa dở
hàng DA
CÁCH LẬP HỐI PHIẾU (BILL OF EXCHANGE – B/E)

At sight: trả ngay - Không có


nghiệp vụ chấp nhận
At sight: trả ngay - Không có
nghiệp vụ
 At X days after B/E date signed: Thanh toán sau X ngày kể từ ngày lập B/E
 At X days after B/L date: Thanh toán sau X ngày kể từ ngày nhận được vận đơn
 On … (Vào một ngày cụ thể)
TÌNH HUỐNG TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
Câu 1. Thư tín dụng có độc lập với hàng hóa và hợp đồng thương mại không? Vì sao?
Điều 4 – UCP 600 về Thư tín dụng và hợp đồng – Về bản chất, TTD là một giao dịch độc lập với
hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của TTD. Dù TTD có dẫn chiếu hợp đồng thì TTD vẫn độc lập
với hợp đồng
Điều 5 -UCP 600 về Các chừng từ và hàng hóa/ dịch vụ - Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các
chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch mà các chứng từ có liên
quan.
Câu 2. Ngân hàng phát hành không phát hiện được bộ chứng từ bị làm giả, đã thanh toán cho
bộ chứng từ này. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm gì không?
Điều 34 – UCP 600 về Miễn trách về tính hợp lệ của chứng từ - Ngân hàng không chịu trách
nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp
lý của bất cứ chứng từ nào
Câu 3. Ngân hàng xác nhận không đồng ý bản sửa đổi LC lần 1, chỉ đồng ý với LC gốc thì
trách nhiệm của ngân hàng xác nhận là gì trong bản sửa đổi LC?
Theo Điều 10 UCP 600 – Sửa đổi Thư tín dụng - Ngân hàng xác nhận có thể lựa chọn thông báo
sửa đổi mà không xác nhận thêm và nếu vậy, NHXN phải thông báo không chậm trễ cho ngân
hàng phát hành và thông báo cho người thụ hưởng trong thông báo sửa đổi của mình
Khi đó, nghĩa vụ của NHXN chỉ giới hạn trong phạm vi của L/C gốc
Câu 4. Thư tín dụng được NHPH A gửi cho NHTB B, tuy nhiên những bản sửa đổi thư tín
dụng sau đó NHPH A lại gửi cho NHC có được không? Vì sao?
Khoản d Điều 9 – UCP 600 – Thông báo thư tín dụng và các sửa đổi. Ngân hàng sử dụng dịch vụ
của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai để thông báo Thư tín dụng thì cũng
phải sử dụng các ngân hàng đó để thông báo các sửa đổi của Thư tín dụng.
Vì vậy, khi NHPH A lựa chọn NHTB B để gửi L/C gốc thì khi sửa đổi L/C, bản sửa đổi phải bắt
buộc gửi qua NHTB B
Câu 5. Hóa đơn thương mại có bắt buộc phải ký không?
Điều 18 – UCP 600 về Hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại không cần phải ký hoặc ghi
ngày, trừ trường hợp LC có quy định cụ thể
Câu 6. Phương thức thanh toán LC chỉ chấp nhận chứng từ bảo hiểm loại gì?
Điều 28 – UCP 600 về Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm – Không quy định cụ thể bắt buộc bảo
hiểm loại gì. Việc quy định loại bảo hiểm và những rủi ro bảo hiểm được quy định trong thư tín
dụng
Câu 8. Ngân hàng phát hành cần quy định về vận đơn như thế nào trong LC để đảm bảo
quyền lợi cho mình?
Full set 3 bản vận đơn
Vận đơn đã lên tàu (On board)
Vận đơn hoàn hảo
Trong phương thức L/C thì để đảm bảo quyền lợi cho mình thì cần phải yêu cầu vận đơn để theo
lệnh của ngân hàng phát hành: To the order of Issuing Bank

TÌNH HUỐNG NHỜ THU


Câu 1. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu từ ngân hàng chuyển giao A. NHB có
được làm theo chỉ thị từ nhà xuất khẩu hay từ một ngân hàng khác không? Vì Sao?
Sai. Vì theo URC 522 NHTH chỉ hành động theo chỉ thị nhờ thu được gửi từ NHCGA, không
được thực hiện chỉ thị từ bên khác.
Câu 2. Ngân hàng thu hộ B thấy chỉ thị nhờ thu là D/P nhưng hối phiếu là D/A. Ngân hàng B
làm theo nhờ thu D/A là đúng hay sai? Vì sao?
Sai. Theo URC 522 Ngân hàng thu hộ làm việc dựa trên chỉ thị nhờ thu, không làm việc và
không có nghĩa vụ phải thực hiên theo chứng từ.
Câu 3. Trong giao dịch có nhà xuất khẩu A, nhà nhập khẩu B, ngân hàng chuyển giao X, ngân
hàng thu hộ Y. Ngân hàng Y sau khi nhận được chỉ thị nhờ thu từ ngân hàng A, thấy mình
không có tài khoản của nhà nhập khẩu nên tự ý nhờ ngân hàng Z xuất trình chứng từ nhờ
thu. Đúng hay sai? Vì sao?
Đúng. Theo khoản f điều 5 URC 522 – Nếu ngân hàng chuyển giao không chỉ định một ngân
hàng xuất trình nào xuất trình riêng biệt thì ngân hàng thu hộ sẽ tự chọn một ngân hàng xuất
trình
Vì vậy, NH thu hộ Y được phép lựa chọn NH Z làm Ngân hàng xuất trình khi NH X không chỉ
định NH xuất trình
Câu 4. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu yêu cầu ngân hàng B vận chuyển hàng hóa
từ cảng về kho cho nhà nhập khẩu, trên đường vận chuyển hàng bị vỡ hết nửa số hàng. Ngân
hàng B có phải bồi thường số hàng bị hư hỏng hay không? Vì sao?
Theo khoản b và c điều 10 URC 522 Về Các chứng từ đối với hàng hóa/dịch vụ/các thực hiện.
NH không có nghĩa cụ thực hiện bất kỳ hành động nào đối với hàng hóa dù chỉ thị nhờ thu có
quy định hay không. Nếu các ngân hàng tiến hành bảo vệ hàng hóa, dù có chỉ thị hay không, các
ngân hàng này cũng không chịu trách nhiệm về số phận hoặc tình cảnh của hàng hóa về mọi
hành động hoặc thiếu sót bất kỳ bên thứ ba nào được ủy nhiệm lưu kho hoặc bảo vệ hàng hóa.
Vì vậy NHTH B không chịu trách nhiệm và không bồi thường số hàng hư hỏng này. NHTH B
chỉ cần thông báo ngay cho NH chuyển giao về việc này.
Câu 5. Ngân hàng chuyển giao A gửi chỉ thị nhờ thu D/P và bộ chứng từ cho ngân hàng thu hộ
B, tuy nhiên ngân hàng thu hộ do có mối quan hệ tốt với nhà nhập khẩu đã trao bộ chứng từ
nhưng cho phép nhà nhập khẩu trả chậm trong 15 ngày. Nhà xuất khẩu biết được và đòi kiện
ngân hàng A vì tự ý lựa chọn ngân hàng B tắc trách. Vậy ngân hàng A có phải chịu trách nhiệm
trước hành động của ngân hàng B không? Vì sao?
Theo khoản c điều 5 URC 522. Trong trường hợp khách hàng không chỉ định NHTH thì NHCG
có thể dùng bất kỳ NH nào của chính mình hoặc chọn một NH khác ở nước trả tiền.  Việc NH
A lựa chọn NHTH B là không sai NHTH B không làm theo chỉ thị nhờ thu là sai. Theo điều 9
URC 522 về sự thiện chí và sự cẩn thận hợp lý
Câu 6. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu từ ngân hàng chuyển giao A, trên chỉ thị
ghi thông tin nhà nhập khẩu là: ACB Company., LTD. Address: 56 Hoang Dieu, Thu Duc
District, Hochiminh city. Nhưng địa chỉ trên không có công ty nào, chỉ có công ty ABC
company., LTD. Address: 56 Hoang Dieu 2, Thuduc district, Hochiminh city. Do làm rõ thông
tin của nhà nhập khẩu mà ngân hàng thu hộ B mất 1 tháng, gây nên chậm trễ trong việc lấy
chứng từ của nhà nhập khẩu. Ngân hàng B phải chịu trách nhiệm về việc này không? Vì sao?
Theo điều 4 URC 522. Chỉ thị nhờ thu cần phải ghi rõ tên và địa chỉ người trả tiền. Nếu địa chỉ
không đầy đủ hoặc ghi sai thì NHTH có thể cố gắng xác định địa chỉ thích hợp và không chịu
trách nhiệm về phía mình. Mọi sự chậm trễ do địa chỉ cung cấp sai hoặc không đầy đủ thì NHTH
không chịu trách nhiệm
Câu 7. Ngân hàng TMCP A nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng nhờ thu là
ngân hàng Singapore.
Ngày 18/2/2020, ngân hàng A đòi tiền nhà nhập khẩu Việt Nam nhưng nhà nhập khẩu từ chối
thanh toán. Theo điều 26 URC 522. Nếu nhà NK không thanh toán/ không chấp nhận thanh toán
thì NHTH phải lập tức thông báo cho NH Singapore
Ngày 21/2/2020, ngân hàng A giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán
cho ngân hàng Singapore, đồng thời yêu cầu xử lý bộ chứng từ. Trong khi đó NH TMCP A giữ
BCT đến ngày 21/2/2020. Điều này là sai
Ngày 23/2/2020, nhà nhập khẩu đổi ý chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng A và yêu cầu trao
bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng A đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng.
Ngày 26/2/2020, khi ngân hàng A tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng Singapore thì
nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng Singapore. Ngân hàng A đã giải
trình toàn bộ sự việc nhưng ngân hàng Singapore không chấp nhận và đe dọa kiện ngân hàng A.
Điều 16 URC 522. Số tiền thu được phải giao ngay cho bên đã nhận bản chỉ thị nhờ thu hợp.
NH-A nhận tiền vào ngày 23/2 nhưng đến ngày 26/2 thì NH-A mới lập lệnh chuyển tiền cho NH-
Singapore  Điều này là sai.
Anh/chị hãy nhận xét về hành động của ngân hàng A.
Câu 8. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu D/P từ ngân hàng chuyển giao A. Trong
đó có ghi “ Collect all your charge other bank ‘charge from Drawee’s account”. Tuy nhiên, nhà
nhập khẩu chỉ chấp nhận thanh toán giá trị lô hàng mà không trả phí. Ngân hàng B nhất quyết
không trao chứng từ, gây nên việc chậm trễ trong nhận hàng. Hành động của B là đúng hay sai?
Vì sao?
Sai. Theo điều 21 – URC 522. Nếu bản chỉ thị nhờ thu quy định cụ thể rằng mọi lệ phí và chi phí
nhờ thu là do người trả tiền chịu và người này lại từ chối thanh toán thì NHXT có thể giao chứng
từ khi được thanh toán / chấp nhận thanh toán không cần thu lệ phí và chi phí.
Khi nào chỉ thị ghi “Collect all your charges from Drawee’s account and must not be waived” –
các chi phí và lệ phí không có thể bỏ qua và người trả tiền từ chối thanh toán thì NHXT sẽ không
giao
BCT

Câu 1:

Trong phương nhờ thu kèm chứng từ, trên B/L thường được ghi như thế nào trong ô consignee:

a. Consignee: To order of Collecting Bank. 

b. Consignee: To Collecting Bank. 

c. Consignee: To Drawee (Importer). 

Trả lời:

Thứ nhất, đây là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, mà chứng từ lại đại diện cho hàng hóa, nên

để kiểm soát được hàng hóa, nhà xuất khẩu không nên lấy B/L loại "Consignee: To Drawee

(Importer)".
Vì quy định như vậy, nếu nhà nhập khẩu không trả tiền hoặc không chấp nhận trả tiền và không

nhận bộ chứng từ, thì nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý hàng hóa, vì chỉ có nhà

nhập khẩu mới có quyền hợp pháp nhận được hàng.

Thứ hai, B/L quy định "Consignee: To Collecting Bank". Muốn được ngân hàng thu hộ xử lý

hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Nếu không, ngân hàng thu hộ sẽ được miễn trách nhiệm

xử lý hàng hóa mà không chịu trách nhiệm gì. Hơn nữa, đây là B/L đích danh nên việc chuyển

giao hàng hóa cho người khác (cho nhà nhập khẩu) phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện

hành về hành vi ủy quyền nhận hàng trong ngoại thương. 

Thứ ba, B/L quy định "Consignee: To order of Collecting Bank". Cũng như trường hợp trên, để

được ngân hàng thu hộ xử lý hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Vì đây là vận đơn theo lệnh

nên việc chuyển nhượng vận đơn bằng thủ tục ký hậu là rất đơn giản và phổ biến. 

Chính vì vậy, trong nhờ thu kèm chứng từ, B/L thường quy định theo trường hợp a. 

Câu 2:

Ngân hàng A nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng đại lý B ở nước ngoài gửi đến với

điều kiện trao chứng từ là D/A. Nhà nhập khẩu đã có văn bản chấp nhận thanh toán và ngân hàng

A đã giao chứng từ cho khách hàng đi lấy hàng. 

Đến hạn thanh toán, người mua không thanh toán, hỏi trách nhiệm thanh toán của ngân hàng A

(ngân hàng thu hộ) là như thế nào?

Trả lời:

Ngân hàng thu hộ không có trách nhiệm trả thay, vì cam kết thanh toán là của khách hàng (người

nhập khẩu). Tuy nhiên, nếu ngân hàng thu hộ đã bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu và đã

gửi thông báo bảo lãnh đó cho ngân hàng nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ phải thanh toán vô điều

kiện khi nhờ thu đến hạn, mà không cần biết đến thiện chí hay năng lực thanh toán của khách

hàng.

Câu 3:

Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần và nói rõ 509 thanh toán theo điều

kiện D/P và 50% thanh toán theo điều kiện D/A. Hỏi:
a. Người ủy thác (người xuất khẩu) phải lập bộ chứng từ như thế nào? 

b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?

Trả lời:

a. Để phù hợp với quy định của Lệnh nhờ thu, người ủy thác pháp lý chứng từ, trong đó:

- Hóa đơn thương mại thể hiện 100% giá trị nhờ thu,

- Lập 02 hối phiếu, trong đó 01 hối phiếu at sight với 50% giá trị của hóa đơn; và 01 hối phiếu kỳ

hạn để chấp nhận với 50% giá trị hóa đơn.

b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ khi khách hàng đã thực hiện trả ngay 50% giá trị hóa đơn

và đã ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn 50% giá trị hóa đơn.

Câu 4:

Chữ ký của người ký phát hối phiếu có phải đăng ký không? Đăng ký ở đâu? Cách thức kiểm tra

như thế nào?

Trả lời:

a. Đối với các pháp nhân: Chỉ có những người có thẩm quyền theo quyết định thành lập, giấy

đăng ký kinh doanh, thay mặt pháp nhân đó thì mới có quyền ký phát hối phiếu.

b. Đối với các thể nhân: Không cần đăng ký chữ ký, nhưng phải đủ năng lực hành vi dân sự và

năng lực pháp luật dân sự. Tùy theo uy tín và mức độ tin cậy của hai bên, mà khi ký hối phiếu có

cần người làm chứng hay không. Người làm chứng uy tín và phổ biến ngày nay đó là các luật sư

hay công chứng viên.

Câu 5:

Lệnh nhờ thu quy định phí nhờ thu bên nào bên ấy chịu, nhưng người nhập khẩu từ chối thanh

toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì? 

Trả lời:

Nếu Lệnh nhờ thu quy định rằng phí và/hoặc chi phí nhờ thu do Người trả tiền chịu, mà không

nói rõ là có được miễn hay không, nhưng Người trả tiền từ chối thanh toán, thì, Ngân hàng thu

hộ có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các
điều kiện khác, tùy từng trường hợp, mà không thu các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu như đã

yêu cầu.

Bất kỳ khi nào, khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu được miễn, thì chúng sẽ được tính cho

bên mà từ đó nhận được Nhờ thu gửi đến và sẽ được khấu trừ vào số tiền thanh toán. 

Câu 6:

Nếu Lệnh nhờ thu quy định phí bên nào bên ấy chịu (SHA) và không ? được miễn, nhưng người

trả tiền từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?

Trả lời: 

Khi Lệnh nhờ thu nói rõ rằng các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu không được miễn nhưng

Người trả tiền lại từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ sẽ không trao chứng từ và không chịu

trách nhiệm gì về bất kỳ hậu quả nào phát sinh do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc chuyển giao

chứng từ. 

Khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu bị từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ phải

không chậm trễ thông báo bằng viễn thông, hoặc nếu không thể, thì bằng các phương tiện nhanh

chóng khác cho ngân hàng mà từ đó nhận được Lệnh nhờ thu gửi đến. 

Câu 7:

Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ, ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng phát

hành LC và chỉ định người thụ hưởng ghi ở mặt trước hối phiếu là chính mình. Là cán bộ ngân

hàng phục vụ nhà xuất khẩu, bạn sẽ làm gì?

Trả lời:

Sẽ là vô cùng sai lầm nếu cán bộ ngân hàng im lặng và chuyển bộ chứng từ cùng hối phiếu đi đòi

tiền nước ngoài mà không có khuyến cáo gì đối với khách hàng. Vì hối phiếu chỉ định người thụ

hưởng là người xuất khẩu, mà người này lại không có tài khoản ở nước ngoài, thì ngân hàng

nước ngoài biết trả tiền cho ai? Do đó, nhà xuất khẩu sẽ không lấy được tiền, chừng nào hối

phiếu chưa được xuất trình lại cho phù hợp.

Để xuất trình hối phiếu phù hợp, hầu hết các câu trả lời đều cho rằng, cán bộ ngân hàng sẽ yêu

cầu khách hàng ký phát lại hối phiếu và chỉ định ngân hàng phục vụ khách hàng là người thụ
hưởng hối phiếu. Làm như vậy là không sai, nhưng có thể làm cách khác đơn giản hơn, đồng

thời phản ánh được bản chất của quan hệ hối phiếu, đó là: "Nhà xuất khẩu chỉ việc ký hậu hối

phiếu chuyển nhượng cho ngân hàng phục vụ mình". 

You might also like