You are on page 1of 12

GIÁ KHỚP, CUNG MẶT VÀ LÊN GIÁ KHỚP

BSNT. VŨ THỊ DỊU

Mục tiêu:
1. Trình bày được định nghĩa, chức năng và phân loại giá khớp
2. Trình bày được cấu tạo và các đặc điểm tính năng của giá khớp Quick-
Master seri M loại B2
3. Trình bày được các bước kỹ thuật để lên giá khớp Quick-Master
Nội dung
1. Định nghĩa và chức năng
Giá khớp là dụng cụ cho phép mô phỏng sự liên hệ giữa các mẫu hàm của hai
hàm
Giá khớp có hai chức năng quan trọng:
- Chẩn đoán: Giá khớp cho phép quan sát, nhận xét tương quan của răng và hàm
giữa hai hàm
- Điều trị: Giá khớp cho phép thực hiện các phục hồi và kiểm tra chúng trong
các vận động
2. Phân loại giá khớp
- Giá khớp đơn giản:
+ Loại bản lề (càng cắn)
+ Loại có góc định trước
- Giá khớp thích ứng (càng nhai):
+ Giá khớp bán thích ứng, gồm hai loại: ARCON và NON-ARCON
+ Giá khớp thích ứng hoàn toàn
3. Giá khớp đơn giản
3.1. Cấu tạo chung
Giá khớp đơn giản gồm:
- Một cành trên để gắn mẫu hàm trên
- Một cành dưới để gắn mẫu hàm dưới

3.2. Những giới hạn chính của giá khớp đơn giản
- Đa số có kích thước nhỏ, không phản ánh được tương quan giữa hai hàm trong
mối liên hệ với khớp thái dương hàm
- Trục bản lề của giá khớp không mô phỏng được tương quan giữa hai hàm với
trục bản lề của bệnh nhân
- Hoạt động của giá khớp chủ yếu là động tác mở-đóng, các cử động sang bên,
ra trước không thực hiện được hoặc thực hiện theo một số góc định trước, vì vậy:
+ Các tương quan tiếp xúc cắn khớp trong các vận động lệch tâm không đúng
với tình trạng của bệnh nhân
+ Không thể hiện được sự trượt trung tâm
+ Không thể hiện được chính xác tư thế khớp cắn trung tâm
+ Không thể hiện được các cản trở cắn khớp
Do những hạn chế trên mà trong thực hành cắn khớp người ta không dùng giá
khớp đơn giản.
4. Giá khớp thích ứng
4.1. Định nghĩa
Giá khớp thích ứng là tên gọi chung của hai loại giá khớp: Giá khớp bán thích
ứng (giá khớp bán điều chỉnh), giá khớp thích ứng hoàn toàn.
Giá khớp thích ứng là giá khớp cho phép tái lập tương quan hai hàm và giữa hai
hàm với khớp thái dương hàm, mô phỏng được gần đúng đặc trưng cá thể các vận
động tiếp xúc thông qua hệ thống cơ học điều chỉnh được.

4.2. Phân loại


4.2.1. Giá khớp bán thích ứng
Giá khớp bán thích ứng là loại giá khớp có khả năng điều chỉnh theo những
điểm trên đường vận động của hàm dưới, vì vậy chỉ có thể mô phỏng các chuyển
động của hàm dưới gần giống với từng bệnh nhân

Giá khớp bán thích ứng được phân thành hai loại: ARCON và NON-ARCON

ARCON NON-ARCON
Model Quick-Master Hanau H2, Hanau H2-PR
thông Denear Dentatus
dụng Whip-Mix
Hanau 158-4
SAM
Cấu Hướng dẫn lồi cầu gắn ở cành trên Hướng dẫn lồi cầu gắn ở trụ
trúc cơ dọc cành dưới
bản Bi lồi cầu ở trụ dọc cành dưới Bi lồi cầu ở trục lồi cầu thuộc
cành trên
Khoảng cách lồi cầu có thể thay đổi Khoảng cách hai lồi cầu được
được (loại Whip-Mix) xác định theo giá trị trung bình
Độ dốc của lồi cầu và góc Bennett Góc Bennett được tính theo
điều chỉnh được nhờ việc ghi lại vận công thức (Hanau H2) hoặc có
động ra trước-bên của hàm dưới trên thể điều chỉnh tới 40o
sáp (Dentatus)
Tương quan của mẫu hàm trên với mặt Tương quan của mẫu hàm trên
phẳng trục dưới ổ mắt không đổi khi với mặt phẳng trục dưới ổ mắt
hai mẫu đối diện không tiếp xúc nhau bị mất khi hai mẫu đối diện
không tiếp xúc nhau
Hoạt Hướng dẫn lồi cầu xê dịch theo cành Bi lồi cầu xê dịch theo cành
động trên và trượt trên các bi lồi cầu của trên và trượt trên hướng dẫn
cành dưới lồi cầu của cành dưới
Trong Góc Bennett thay đổi Góc Bennett không thay đổi
vận Góc giữa hướng dẫn lồi cầu và trục Góc giữa khe hướng dẫn lồi
động ngang cành trên thay đổi cầu và cán trục lồi cầu thay đổi
sang
bên
Trong Góc giữa hướng dẫn lồi cầu và mặt Góc giữa hướng dẫn lồi cầu và
vận phẳng cành trên không đổi khi thay mặt phẳng cành trên thay đổi
động đổi kích thước dọc, mặt phẳng cắn khi thay đổi kích thước dọc,
mở thay đổi thì độ dốc lồi cầu cũng thay mặt phẳng cắn thay đổi nhưng
đóng đổi độ dốc lồi cầu không thay đổi
4.2.2. Giá khớp thích ứng hoàn toàn
Giá khớp loại này có khả năng điều chỉnh theo toàn bộ chiều dài đường đi của
hàm dưới vì vậy cần phải sao lại đường đi của hàm dưới trên cả ba mặt phẳng
chuyển động. Sự sao chép này nhờ máy sao. Đường đi của lồi cầu cũng phải được
ghi riêng cho từng bệnh nhân. Các điểm trục bản lề thật ở bệnh nhân phải được
định vị với cung mặt động. Đây là một loại dụng cụ chính xác, tuy nhiên sử dụng
phức tạp, tốn nhiều thời gian trong khi đó phục hình tháo lắp có thể điều chỉnh cắn
khớp thêm ở trên miệng nên ít dùng loại giá khớp này. Một số loại giá khớp thích
ứng hoàn toàn: Giá khớp Stuart, Gnatholator, Dena D5A.
5. Giá khớp Quick-Master seri M loại B2
Giá khớp Quick-Master là một loại giá khớp bán thích ứng, thuộc loại Arcon.
Giá khớp này đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta nhờ cấu tạo và sử dụng khá
đơn giản.

5.1. Đặc điểm kỹ thuật


- Mặt phẳng tham chiếu: Mặt phẳng Frankfort
- Khoảng cách hai lồi cầu: 110 mm
- Độ dốc lồi cầu: Từ 0-70o
- Góc Bennett: 0o, 10o, 15o, 20o
- Vận động sang bên: C1=0,5mm; C2=1mm; C3=1,5mm
- Cành trên dịch chuyển ra trước: 0-6mm
- Hệ thống chặn trung tâm
- Khoảng cách giữa hai tấm lên mẫu hàm: 87mm
- Lên mẫu hàm trên nhờ cung mặt Quick
- Khối lượng: 590g
5.2. Cấu tạo

14

15

8
1 4
3 14
17
13

8
17

13

7 6

5
12
10

2 11

21
17
23 24

18
16 20 19
Chú thích:
1. Cành trên 13. Nút mũ tai
2. Cành dưới 14. Hộp lồi cầu
3. Tấm lên mẫu hàm 15. Ốc khóa hộp lồi cầu
4. Ốc khóa tấm lên mẫu hàm 16. Bi lồi cầu
5. Cây răng cửa 17. Vít hãm trung tâm
6. Ốc khóa cây răng cửa 18. Thanh chặn lồi cầu
7. Bộ phận giữ cây răng cửa 19. Lò xo của thanh chặn lồi cầu
8. Ốc khóa bộ phận giữ cây răng cửa 20. Tấm chặn lồi cầu
9. Cây nâng đỡ cành trên 21. Tấm hướng dẫn lồi cầu
10. Mâm răng cửa 22. Vách chặn trung tâm
11. Ốc khóa mâm răng cửa 23. Ốc chặn trung tâm
12. Trụ lồi cầu 24. Nút chêm

5.3. Đặc điểm tính năng

- Hai bi lồi cầu thuộc cành dưới vì vậy chúng luôn được giữ cố định trong mọi
vận động của giá khớp

- Hai hộp lồi cầu thuộc cành trên. Hộp lồi cầu giúp xác định hai yếu tố hướng
dẫn quan trọng của lồi cầu trong vận động của hàm dưới: Độ nghiêng đứng (góc
H) và độ nghiêng bên (góc Bennett hay góc B) của lồi cầu.

+ Độ nghiêng đứng của lồi cầu được thể hiện qua độ dốc của tấm hướng dẫn
của lồi cầu so với mặt phẳng ngang, độ dốc này có thể được điều chỉnh thay đổi từ
00-700.

+ Độ nghiêng bên của lồi cầu được thể hiện qua độ nghiêng của cánh bên các
nút chêm so với mặt phẳng đứng dọc. Độ nghiêng bên được điều chỉnh bằng cách
thay thế các nút chêm có góc định sẵn (00, 100, 150 và 200).

- Cành trên của giá khớp có thể được hãm ở trung tâm nhờ hệ thống chặn lồi
cầu và vít hãm trung tâm. Nếu lên mẫu hàm dưới ở tương quan trung tâm và bi lồi
cầu được hãm bằng vít hãm trung tâm, cành trên sẽ được hãm ở tương quan trung
tâm. Tương tự, nếu lên mẫu hàm dưới ở khớp cắn trung tâm, cành trên sẽ được
hãm ở khớp cắn trung tâm. Khi cành trên bị hãm ở trung tâm, nếu thay đổi độ dốc
lồi cầu, cành trên sẽ không bị thay đổi.
- Khi cành trên bị hãm ở trung tâm, hai bi lồi cầu sẽ tựa vào ốc chặn trung tâm

- Trục bản lề là trục đi qua hai tâm của bi lồi cầu khi chúng được hãm ở vị trí
trung tâm

- Nếu trên bệnh nhân có diễn ra đoạn trượt trung tâm và hàm dưới được lên giá
khớp ở tương quan trung tâm, khi nới lỏng vít hãm trung tâm cành trên sẽ được
dịch chuyển về sau một đoạn tương ứng với đoạn trượt trung tâm để đưa hai mẫu
hàm vào khớp cắn trung tâm

- Khi lên mẫu hàm dưới ở khớp cắn trung tâm, có thể đưa hai hàm về tương
quan trung tâm nhờ việc thay đổi ốc chặn trung tâm, khi đó cành trên sẽ di chuyển
được về phía trước

- Sau đây là bảng hướng dẫn xác định các yếu tố góc của hộp lồi cầu:

Cộng việc thực hiện Góc B Góc H


Phục hình cố định 100 250
Phục hình tháo lắp 150-200 400
Điều chỉnh khớp cắn 00 400
5.4. Cung mặt

5.4.1. Định nghĩa và phân loại

- Cung mặt là dụng cụ cho phép ghi lại vị trí tương đối của hàm trên so với trục
bản lề của bệnh nhân để chuyển sang giá khớp

- Có hai loại cung mặt:

+ Cung mặt đơn giản

+ Cung mặt động

- Phần lớn các loại giá khớp thích ứng có kèm theo cung mặt đơn giản. Có hai
loại cung mặt đơn giản thông dụng:

+ Loại không có mũ tai

+ Loại có mũ tai

Cung mặt Quick-Master là loại cung mặt có mũ tai


5.4.2. Cấu tạo cung mặt Quick-Master

4 3
7

8
1a
5b
5e
5d 5f
5a

5c
2
1

1b
Chú thích:

1. Cung chữ U, gồm: 1a. Thanh dọc 1b. Thanh ngang


2. Ốc cố định thanh 3. Trục ống tai của cung mặt 4. Mũ tai

5. Bộ phận cố định nĩa cắn: 6. Cây chống mũi

5a. Cành đứng 7. Cung nĩa cắn


5b. Cành ngang 8. Cán nĩa cắn
5c. Ốc cố định cành đứng
5d. Ốc cố định cành ngang
5e. Vòng cố định nĩa cắn
5f. Ốc hãm nĩa cắn

5.4.3. Cơ sở của việc sử dụng cung mặt để lên giá khớp

- Răng và hàm trên (thành phần cố định) vốn có vị trí xác định trong sự liên hệ
theo ba chiều trong không gian với hõm khớp thái dương hàm. Cung mặt giúp xác
định và chuyển thông tin về mối tương quan này sang giá khớp

- Sau khi xác định tương quan giữa hàm trên với hõm khớp thái dương hàm,
cần xác định tương quan giữa hai hàm, vị trí thường được chọn là tương quan trung
tâm

- Bước sau cùng là cố định mẫu hàm dưới theo tương quan với hàm trên
5.4.4. Ghi nhận tương quan hàm trên-trục bản lề bằng cung mặt
- Ghi dấu hàm trên:
+ Dán sáp vào nĩa cắn
+ Làm mềm sáp
+ Đưa nĩa sáp lên miệng bệnh nhân và áp vào cung răng trên
+ Chờ sáp nguội, lấy nĩa cắn ra khỏi miệng, làm lạnh cho cứng sáp
+ Kiểm tra sáp ghi dấu hàm trên: Sáp không bị thủng, lộ kim loại, không cần
tất cả các đỉnh múi phải in dấu. Nếu các răng hàm trên không đủ để ổn định nĩa cắn
(cần 3 điểm nâng đỡ riêng biệt) nên dùng nền tạm gối sáp để có những điểm chạm
khớp cắn cần thiết cho dấu rìa cắn.
- Đặt lại nĩa sáp vào miệng, bệnh nhân tự giữ hoặc đặt hai miếng bông cuộn hai
bên cung răng, cho cắn nhẹ lại, chỉ để vừa đủ giữ nĩa sáp
- Lồng cán nĩa vào vòng cố định nĩa trên cung mặt
- Nới lỏng các ốc để làm tăng khoảng cách hai đầu mũ tai
- Đưa cung mặt vào vị trí: Hai mũ tai ở ống tai ngoài, điều chỉnh cho hai bên
cân đối và siết ốc cố định thanh, chú ý mặt phẳng cung mặt phải trùng với phương
nằm ngang (thường lấy đường nối hai đồng tử làm mốc đối chiếu)
- Lắp chống mũi vào đúng vị trí trên cung mặt: Đầu tựa cung mặt khớp với
thanh ngang của cung mặt, đầu tựa mũi khớp với hõm sâu nhất của sống mũi
- Giữ phần trước của cung mặt đồng thời siết các ốc để hãm nĩa cắn
- Nới lỏng hai ốc cố định thanh, tháo các mũ tai ra khỏi tai bệnh nhân và lấy
toàn bộ cung mặt với nĩa sáp ra khỏi mặt bệnh nhân để chuẩn bị chuyển lên giá
khớp
5.5. Chuyển thông tin từ cung mặt sang giá khớp và lên giá khớp
5.5.1. Chuyển thông tin từ cung mặt sang giá khớp
- Kiểm tra việc chuẩn hóa giá khớp:
+ Điều chỉnh góc H, góc B về 00
+ Siết các vít hãm của hộp lồi cầu để giá khớp chỉ còn động tác mở đóng
- Tháo tấm lên mẫu hàm dưới, thay bằng bộ phận nâng đỡ nĩa cắn và chỉnh độ
cao ở mức thấp nhất
- Lắp cây nâng đỡ cành trên, mở cành trên ngửa về phía sau
- Đặt hai mũ tai của cung mặt vào các nút mũ tai trên giá khớp và siết các ốc cố
định cung mặt vào giá khớp
- Cành đứng của bộ phận cố định nĩa cắn được tựa trên mặt bàn, đóng cành trên
cho đầu trước của cành trên chạm thanh ngang của cung mặt. Trong trường hợp bộ
phận cố định nĩa cắn bị mâm răng cửa chặn lại, không cho phép cành đứng chạm
trên mặt bàn, có thể tháo bỏ mâm răng cửa nhưng vẫn giữ lại ốc siết mâm răng cửa
để nâng đỡ cành dưới
- Điều chỉnh phần nâng đỡ nĩa cắn sao cho đạt được hai điểm chạm bên dưới
nĩa cắn

5.6. Lên giá khớp mẫu hàm hàm trên


- Vạch các đường lưu trên mặt đế mẫu bằng dao

- Cố định tấm lên mẫu hàm vào cành trên giá khớp

- Làm ướt mặt đế mẫu


- Đặt mẫu hàm trên vào dấu sáp của nĩa cắn

- Cố định mẫu hàm trên vào tấm lên mẫu hàm bằng thạch cao

5.7. Lên giá khớp mẫu hàm hàm dưới

Hai tư thế thường dùng để lên giá khớp mẫu hàm hàm dưới là tương quan trung
tâm và khớp cắn trung tâm. Tương quan giữa hai hàm ở các vị trí này có thể được
ghi lại bằng các vật liệu khác nhau như sáp, silicone ghi dấu cắn…

Sau đây là kỹ thuật thực hiện khóa cắn khớp bằng sáp ở tương quan trung tâm
và lên mẫu hàm dưới ở tương quan trung tâm:
- Thực hiện khóa cắn khớp ở tương quan trung tâm:
+ Làm cho bệnh nhân thư giãn và hướng dẫn hàm dưới vào tương quan
trung tâm
+ Chuẩn bị sáp: Xếp 2-3 lớp sáp lá, cắt theo hình cung răng (căn cứ vào mẫu
hàm trên của bệnh nhân), làm mềm trong nước ấm khoảng 580C
+ Đặt sáp lên cung răng trên và hướng dẫn hàm dưới vào tương quan trung tâm
(không để bệnh nhân tự cắn sáp và không để các răng của hai hàm chạm nhau)
+ Làm lạnh sáp và lấy khóa cắn khớp ra khỏi miệng
- Lên mẫu hàm dưới ở tương quan trung tâm:
+ Đặt mẫu hàm dưới theo quan hệ với mẫu hàm trên nhờ khóa liên hàm ở tương
quan trung tâm để kiểm tra khóa liên hàm (không ép chặt mẫu hàm trên sáp)
+ Kéo dài cây răng cửa 2-3mm để bù độ dày của sáp
+ Điều chỉnh độ nghiêng đứng của lồi cầu ở 400
+ Lật ngược giá khớp, đặt khóa liên hàm vào mẫu hàm trên
+ Đặt mẫu hàm dưới theo quan hệ đúng với hàm trên
+ Cố định mẫu hàm dưới vào tấm lên mẫu hàm bằng thạch cao
+ Khi thạch cao đông lấy khóa liên hàm ra
+ Hạ cây răng cửa, đưa hai mẫu hàm về trung tâm, điều chỉnh lại cây răng cửa
cho chạm mâm răng cửa

Tài liệu tham khảo:


1. Trần Ngọc Thành (2013). Nha khoa cơ sở, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
2. Hoàng Tử Hùng (2005). Cắn khớp học, Nhà xuất bản Y học.

You might also like