You are on page 1of 9

SKCĐ Y6

Ngày thi: 14.05.2022


Câu 1: Dựa vào bảng kết quả “Kiến thức về phòng ngừa bệnh lao phân loại theo giới tính (N = 170)” sau đây:
Kiến thức đúng về
phòng ngừa bệnh lao
Có Không
n (%) n (%)
Giới tính
Nam 60 (75,0) 20 (25,0)
Nữ 50 (55,6) 40 (44,4)

Tỉ lệ nữ giới ở nhóm không có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao được tính như thế nào?
a. 40 / (60 + 20 + 50 + 40) c. 40 / (50 + 40)
b. 50 / (50 + 40) d. 40 / (40 + 20)

Câu 2: Dựa vào bảng kết quả “Kiến thức về phòng ngừa bệnh lao phân loại theo giới tính (N = 170)” sau đây:
Kiến thức đúng về
phòng ngừa bệnh lao
Có Không
n (%) n (%)
Giới tính
Nam 60 (75,0) 20 (25,0)
Nữ 50 (55,6) 40 (44,4)

Tỉ lệ có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao ở nam giới được tính như thế nào?
a. 60 / (60 + 50) c. 60 / (60 + 20)
b. 50 / (50 + 40) d. 50 / (50 + 60)

Câu 3: Biến số nào sau đây chỉ được trình bày dưới dạng tần số, tỉ lệ phần trăm:
a. Tình trạng tăng huyết áp
b. Tiền sử sanh con nhẹ cân
c. Mức thu nhập hằng tháng
d. Số con trong gia đình

Câu 4: Nguyên tắc khi trình bày phần kết quả nghiên cứu là:
a. Các kết quả phù hợp với giả thuyết của nghiên cứu được trình bày đầu tiên để làm nổi bật đề tài nghiên
cứu
b. Chỉ trình bày kết quả thấy được từ các phân tích đã sử dụng nhưng không diễn giải nguyên nhân của
sự cao/thấp
c. Ưu tiên sử dụng cách trình bày dạng bảng để có thể hiển thị dữ liệu một cách chính xác và chi tiết nhất
d. Cần trình bày theo nguyên tắc “dự kiến phát hiện được những gì trong nghiên cứu của mình?”

Câu 5: Biểu đồ thường được dùng để mô tả biến số định lượng phân phối không chuẩn là:
a. Histogram c. Box plot
b. Pie chart d. Scatter plot

1
Câu 6: Dựa vào bảng kết quả “Kiến thức về phòng ngừa bệnh lao phân loại theo giới tính (N = 170)” sau đây:
Kiến thức đúng về
phòng ngừa bệnh lao
Có Không
n (%) n (%)
Giới tính
Nam 60 (75,0) 20 (25,0)
Nữ 50 (55,6) 40 (44,4)

Nhận xét nào sau đây là đúng:


a. Tỉ lệ có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao ở nữ bằng 0,7 lần so với nam giới
b. Tỉ lệ nam giới ở nhóm không có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao là 25,0%
c. Tỉ lệ không có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao ở nam cao gấp 1,8 lần so với nữ
d. Tỉ lệ nữ giới ở nhóm có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao là 55,6%

Câu 7: Điểm khác biệt giữa đề cương nghiên cứu (research proposal) và đề tài nghiên cứu (research report)
là:
a. Đề cương nghiên cứu giống như bản kế hoạch công việc cần phải thực hiện, còn đề tài nghiên cứu là
đề cương nghiên cứu nhưng có thêm bảng kiểm soát nguồn lực, tài nguyên
b. Đề cương nghiên cứu thì cần phải trình xét duyệt qua Hội đồng Đạo đức trước khi thực hiện, còn đề
tài nghiên cứu thì không cần phải trình Hội đồng Đạo đức
c. Đề cương nghiên cứu thường được xây dựng bởi nhiều tác giả và nhiều nhà khoa học, còn đề tài nghiên
cứu thường là công trình nghiên cứu của cá nhân
d. Đề cương nghiên cứu giống như một bản kế hoạch chi tiết các công việc phải làm, còn đề tài nghiên
cứu giống như bản báo cáo kết quả các công việc đã làm

Câu 8: Nguyên tắc khi trình bày phần kết quả nghiên cứu là:
a. Những kết quả “tiêu cực” (ngược lại với giả thuyết nghiên cứu) phải được trình bày đầu tiên, tránh che
giấu thông tin
b. Thường bắt đầu bằng việc mô tả đã tiếp cận được bao nhiêu đối tượng nghiên cứu
c. Dữ liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng nhưng nên ưu tiên một dạng thống nhất khi trình bày
d. Tên bảng và biểu đồ phải được đề cập ở phía trên bảng, biểu đồ và phải được chú thích rõ ràng, dễ
hiểu

Câu 9: Điểm khác biệt giữa đề cương nghiên cứu (research proposal) và đề tài nghiên cứu (research report)
là:
a. Trong phần phương pháp thu thập số liệu, đề cương nghiên cứu mô tả cách khảo sát dự kiến sẽ được
sử dụng, còn đề tài nghiên cứu mô tả cách khảo sát trong thực tế
b. Đề cương nghiên cứu là một thuật ngữ thường được sử dụng ở miền Bắc, còn đề tài nghiên cứu là
thuật ngữ thường được sử dụng ở miền Nam
c. Đối tượng nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu là dân số mục tiêu, còn đối tượng nghiên cứu trong
đề tài nghiên cứu là mẫu đã thu thập được
d. Trong phần tổng quan y văn, đề cương nghiên cứu tập trung mô tả những “khoảng trống” trong y văn
còn đề tài nghiên cứu tập trung mô tả những kiến thức đã biết

2
Câu 10: Điểm khác biệt giữa đề cương nghiên cứu (research proposal) và đề tài nghiên cứu (research report)
là:
a. Đề cương nghiên cứu giống như bản kế hoạch công việc cần phải thực hiện, còn đề tài nghiên cứu là
đề cương nghiên cứu nhưng có thêm bảng dự trù kinh phí
b. Đề cương nghiên cứu cần phải ước tính cỡ mẫu cần khảo sát, còn đề tài nghiên cứu không cần tính cỡ
mẫu do đã có số liệu thực tế
c. Phần tổng quan y văn thường nằm trước phần hệ thống mục tiêu trong đề cương nghiên cứu, còn đối
với đề tài nghiên cứu thì ngược lại
d. Đối tượng nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu là dân số đích, còn đối tượng nghiên cứu trong đề
tài nghiên cứu là dân số chọn mẫu

Câu 11: Biểu đồ hộp (box plot) thể hiện thông tin nào sau đây:
a. Độ lệch chuẩn c. Trung vị
b. Sai số chuẩn d. Trung bình

Câu 12: Dựa vào bảng kết quả “Kiến thức về phòng ngừa bệnh lao phân loại theo giới tính (N = 170)” sau
đây:
Kiến thức đúng về
phòng ngừa bệnh lao
Có Không
n (%) n (%)
Giới tính
Nam 60 (75,0) 20 (25,0)
Nữ 50 (55,6) 40 (44,4)

Ý nghĩa của giá trị 25,0 là:


a. Tỉ lệ nam giới ở nhóm có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao
b. Tỉ lệ nam giới không có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao trên tổng số mẫu
c. Tỉ lệ không có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao ở nam giới
d. Tỉ lệ nam giới ở hóm không có kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh lao

Câu 13: Mục đích quan trọng nhất của việc xác định cỡ mẫu trong một nghiên cứu là:
a. Để kết quả nghiên cứu có độ chính xác cao
b. Để tiết kiệm tài nguyên, tiền bạc và thời gian
c. Để mẫu đại diện được cho dân số chọn mẫu
d. Để mẫu đại diện được cho dân số mục tiêu

Câu 14: Trong nghiên cứu “Kiến thức – thái độ - hành vi của phụ huynh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đái
tháo đường tại quận Bình Thạnh năm 2022”, dân số mục tiêu của đề tài này là:
a. Phụ huynh có con bị đái tháo đường trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2022
b. Trẻ em trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2022
c. Trẻ bị đái tháo đường trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2022
d. Phụ huynh trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2022

3
Câu 15: “Tỉ lệ sinh viên trường X có các triệu chứng trầm cảm là 30% (khoảng tin cậy 95% từ 20% đến
40%)”. Khoảng tin cậy được đề cập ở đây có ý nghĩa là gì?
a. Xác suất đúng khi kết luận rằng 30% sinh viên trường X có các triệu chứng trầm cảm là 95%
b. 95% sinh viên trường X được khảo sát và trong đó tỉ lệ trầm cảm là từ 20% đến 40% tuỳ theo các
trường hợp mất mẫu
c. Ta tin ràng 95% khoảng từ 20% đến 40% sẽ chứa tỉ lệ thật sự sinh viên trường X có các triệu chứng
trầm cảm
d. 95% sinh viên trường X được khảo sát và trong đó tỉ lệ trầm cảm là từ 20% đến 40% tuỳ theo tiêu
chuẩn chẩn đoán

Câu 16: Với đề tài nghiên cứu “Tỷ lệ mỡ cơ thể của sinh viên năm 1 trường ĐHYK PNT năm 2022”, ta cần
những chỉ số nào dưới đây để có thể tính được cỡ mẫu cho nghiên cứu trên:
a. Xác suất sai lầm loại 1, sai số cho phép, trị số từ phân phối chuẩn, trị số mong muốn của tỉ lệα
b. Xác suất sai lầm loại 1, sai số cho phép, trị số từ phân phối chuẩn, trung bình, độ lệch chuẩn
c. Xác suất sai lầm loại 1, sai số cho phép, trị số từ phân phối chuẩn, trị số từ phân phối chuẩn
d. Xác suất sai lầm loại 1, sai số cho phép, độ lệch chuẩn, trị số mong muốn của tỉ lệ

Câu 17: Một nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài tỷ lệ hộ gia đình tại phường X quận Y thực hành đúng về xử
lý dụng cụ chứa nước. cỡ maauxtoois thiểu của đề cương nghiên cứu là n = 505 hộ với giá trị p tham khảo =
30%; sai lầm loại 1 α = 0,05 và sai số ước tính d = 0,04. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu đã khảo sát được 577
hộ gia đình và cho ra kết quả tỷ lệ thực hành đúng xử lý dụng cụ chứa nước là 40%. Câu nào sau đây là đúng?
a. Sai số thực tế = sai số ước tính d
b. Sai số thực tế > sai số ước tính d P = 0,3
c. Sai số thực tế < sai số ước tính d a = 0,05
z = 1,96
d. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Câu 18: Một nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để xác
định tỷ lệ sinh viên trường X có đủ kháng thể bảo vệ bệnh viêm gan B. Biết rằng tỷ lệ này sẽ dao động trong
khoảng 40% - 70%, cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát với sai lầm loại 1 α = 0,05 và sai số ước tính d = 0,05 là:
a. 369 p = 0,5 b. 385 c. 323 d. 381

Câu 19: Một nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài tỷ lệ thực hành đúng về tình dục an toàn ở sinh viên trường
X. Cỡ mãu tối thiểu của đề cương nghiên cứu là n = 307 người với giá trị p tham khảo = 15%; sai lầm loại 1
α = 0,05 và sai số ước tính d = 0,04. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu đã khảo sát được 330 người và cho ra kết
quả tỷ lệ thực hành đúng là 40%. Câu nào sau đây đúng?
a. Sai số thực tế = sai số ước tính d c. Sai số thực tế < sai số ước tính d
b. Sai số thực tế > sai số ước tính d d. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Câu 20: Trong nghiên cứu “Kiến thức – thái độ - hành vi về phòng ngừa béo phì ở trẻ em của phụ huynh có
con học tiểu học tại quận 10 năm 2022”, dân số mục tiêu của đề tài này là:
a. Phụ huynh có con học tiểu học bị thừa cân béo phì trên địa bàn quận 10 năm 2022
b. Phụ huynh có con học tiểu học trên địa bàn quận 10 năm 2022
c. Trẻ học tiểu học bị thừa cân béo phì trên địa bàn quận 10 năm 2022
d. Trẻ học tiểu học trên địa bàn quận 10 năm 2022

4
Câu 21: “Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 1 tuổi có kiến thức, thái độ đúng với việc tiêm đủ 8 loại vắc trong Chương
trình TCMR cho trẻ tại quận Bình Thạnh năm 2022 là bao nhiêu?”. “Bà mẹ có con dưới 1 tuổi” được đề cập
trong câu hỏi nghiên cứu trên là:
a. Mẫu c. Dân số mục tiêu
b. Dân số chọn mẫu d. Chưa có đáp án phù hợp

Câu 22: Một nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu với kỹ thuật chọn mẫu cụm để xác định tỷ lệ hiện
mắc ĐTĐ trong cộng đồng. Với giá trị tỷ lệ ĐTĐ tham khảo trong y văn là 15%; sai lầm loại 1 α = 0,05 và sai
số ước tính d = 20% giá trị p tham khảo, cỡ mẫu phù hợp khi dự trù mất mẫu 10% là:
a. 606 b. 545 c. 909 d. 1060

Câu 23: Có một nghiên cứu nhằm xác định tiền lương trung bình mỗi tháng của các BS trường X mới tốt
nghiệp năm 2022. Theo khảo sát trước đó, tiền lương trung bình của các BS mới ra trường là 5,5 triệu đồng,
độ lệch chuẩn 900.000. Em hãy tính cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu trên, biết rằng độ tin cậy mong muốn =
95%, sai số ước tính = 100 ngàn đồng.
a. 302 b. 332 c. 322 d. 312

Câu 24: Chọn câu sai về dạng câu hỏi mở:


a. Ko áp đặt trước câu trả lời
b. Mục đích khám phá những điều chưa rõ, giải thích tại sao
c. Số liệu là những câu văn, đoạn văn, nên có khi khó mã hóa câu trả lời để phân tích thống kê
d. Ít tốn thời gian suy nghĩ

Câu 25: Chọn câu sai về ưu, khuyết điểm của bảng câu hỏi:
a. Khuyết điểm: những thông tin chuyên biệt về bệnh tật sẽ khó thu thập hoặc có những thông tin có thể
bị che giấu
b. Ưu điểm: thu thập thông tin sơ cấp
c. Ưu điểm: có thể quan sát trực tiếp hoàn cảnh sống của các đối tượng được phỏng vấn
d. Khuyết điểm: thu thập thông tin thứ cấp

Câu 26: Các bước xây dựng 1 bảng câu hỏi (chọn câu sai):
a. Xác định những thông tin cần thu thập c. Áp dụng bảng câu hỏi vào thực tế
b. Phác thảo bảng câu hỏi cần thu thập d. Thử nghiệm bảng câu hỏi

Câu 27: Thử nghiệm bảng cau hỏi nhằm: chọn câu sai
a. Xác định bảng câu hỏi có nhiều nghĩa khác nhau không?
b. Xác định có câu hỏi nào gây hiểu sai lệch so với ý muốn hỏi ban đầu không
c. Tạo điều kiện cho người tham gia làm quen với bảng câu hỏi trước khi áp dụng
d. Xem xét bảng câu hỏi có trả lời đc mục tiêu nghiên cứu ko?

Câu 28: Câu hỏi có tính thích đáng nghĩa là:


a. Đáp ứng mục đích của cuộc điều tra
b. Các từ rõ nghĩa, 1 câu hỏi chỉ nhằm 1 ý
c. Phù hợp với trình độ, ngôn ngữ người đc phỏng vấn
d. Câu hỏi là nguồn thông tin duy nhất, ko thể tìm đc từ các nguồn khác

5
Câu 29: Câu hỏi “Nếu khi chăm sóc con trẻ, Anh/chị có rửa tay thường xuyên ko?”, đây là câu hỏi:
a. Mang 2 nội dung c. Giả định
b. Dẫn đường d. Ko rõ nghĩa

Câu 30: Khi thu thập thông tin, bảng câu hỏi đc chuẩn bị kỹ giúp (chọn câu sai):
a. Kiểm soát trước thông tin cần hỏi
b. Không bỏ sót nội dung cần hỏi
c. Tránh sai lệch chọn lựa đối tượng nghiên cứu
d. Không bị sai lệch do chủ quan trong quá trình tiếp xúc giữa phỏng vấn viên và người được phỏng vấn

Câu 31: Câu hỏi: “Ông/bà không cho rằng THA không hẳn là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ”, đây là câu
hỏi:
a. Hai nội dung c. Mơ hồ, không rõ nghĩa
b. Câu hỏi 2 lần phủ định d. Mang nhiều nghĩa

Câu 32: Bảng câu hỏi (chọn câu sai):


a. Có các câu hỏi liên quan đến nhiều nội dung, chủ đề khác nhau
b. Có các ô hay khoảng trống cho câu trả lời
c. 1 bảng danh sách các câu hỏi được soạn sẵn
d. Được gửi đến đối tượng điều tra để trả lời

Câu 33: Khi chỉnh sửa bộ câu hỏi không cần quan tâm nội dung gì:
a. Trật tự câu hỏi c. Sự logic của bộ câu hỏi
b. Bước nhảy d. Không có lựa chọn nào

Câu 34: Câu hỏi tốt là câu hỏi:


a. Có câu trả lời có giá trị và đáng tin cậy c. Dễ hiểu, không tốn nhiều thời gian
b. Không dài dòng, ít lựa chọn d. Có độ nhạy cao

Câu 35: Chọn câu sai về dạng câu hỏi đóng


a. Mục đích của câu hỏi là mô tả như thế nào, bằng cách nào
b. Có thể khiến người hỏi khó chịu hoặc lười suy nghĩ
c. Các câu trả lời bao quát sẵn những vấn đề cần hỏi
d. Dễ thống kê các câu trả lời

Câu 36: Quá trình tiến hành viết tổng quan y văn theo thứ tự bao gồm:
a. Xác định được vấn đề, tìm được người hướng dẫn, thu thập dữ liệu, tiến hành nghiên cứu và phân tích
các tài liệu, thực hiện viết tổng quan y văn
b. Xác định khuôn khổ lý thuyết và dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá mục tiêu nghiên cứu, tìm tư liệu
xác định mục tiêu nghiên cứu, đạt được sự hỗ trợ của cơ quan chủ quản, thực hiện viết tổng quan y
văn
c. Xác định đề tài nghiên cứu, nghiên cứu tư liệu liên quan đến đề tài, xác định hướng tiếp cận và phương
pháp tiếp cận, xác định khuôn khổ lý thuyết và dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá, thực hiện viết tổng
quan y văn
d. Xác định đề tài nghiên cứu, nghiên cứu thành quả cá nhân của các nhà khoa học liên quan đến đề tài,
phỏng vấn, thực hiện viết tổng quan y văn

6
Câu 37: Khi đánh giá bài báo khoa học qua tiềm năng của các tác giả, ta có thể dựa vào các thông tin sau:
a. Số lượng các đồng tác giả: càng nhiều càng có tiềm năng
b. Tác giả biết quân bình cách trình bày các bằng chứng thực nghiệm và các vấn đề có thể trái ngược đến
các bằng chứng đó
c. Tác giả có bằng Tiến sĩ trở lên
d. Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm

Câu 38: Chọn câu sai: Mục đích của viết tổng quan y văn:
a. Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực hiện
b. Tổng hợp kiến thức về 1 vấn đề sức khỏe đang được quan tâm
c. Hình thành ý tưởng nghiên cứu
d. Xác định sự trùng lặp trong nghiên cứu của mình với nghiên cứu khác để tiếp tục nghiên cứu trùng lặp
đó

Câu 39: Ý nghĩa của nguyên tắc “sát hợp” trong tổng quan y văn:
a. Rút ra những phương pháp nghiên cứu phù hợp
b. Những thông tin trực tiếp liên quan đến các biến số cụ thể của chủ đề nghiên cứu
c. Phân tích và tổng hợp tất cả những thông tin cùng 1 chủ đề để có 1 hình ảnh chung
d. Trình bày những ý tưởng có được khi nhận xét các y văn tham khảo

Câu 40: Ý nghĩa của nguyên tắc “tiêu hóa và tổng hợp” trong tổng quan y văn:
a. Phân tích và tổng hợp tất cả những thông tin cùng 1 chủ đề để có 1 hình ảnh chung
b. Rút ra những phương pháp nghiên cứu phù hợp
c. Những thông tin trực tiếp liên quan đến các biến số cụ thể của chủ đề nghiên cứu
d. Trình bày những ý tưởng có được khi nhận xét các y văn tham khảo

Câu 41: Lựa chọn chủ đề cho tổng quan y văn, chọn câu đúng:
a. Chủ đề lựa chọn nên được tìm bằng những cụm từ chung chung vì nhà nghiên cứu sẽ có được nhiều y
văn như ý muốn
b. Chủ đề lựa chọn trên những ý tưởng sáng tạo của nhà nghiên cứu
c. Chủ đề lựa chọn chung chung giúp cho nhà nghiên cứu viết được tổng quan càng nhiều càng tốt
d. Chủ đề lựa chọn cần khu trú, có trọng tâm cụ thể và có thể nới rộng trong quá trình thực hiện

Câu 42: Phần mềm được sử dụng thường xuyên để tạo danh mục tài liệu tham khảo là
a. Handnote b. Footnote c. Endnote d. Homenote

Câu 43: Mục đích của tổng quan y văn:


a. Tìm ra những nghiên cứu mới
b. Giải quyết vấn đề đã được các nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm
c. Tìm kiếm thông tin, ý tưởng, phương pháp phù hợp cho nghiên cứu của mình
d. Xác định sự trùng lặp trong nghiên cứu của mình với nghiên cứu khác để tiếp tục nghiên cứu sự trùng
lặp đó

Câu 44: Tổng quan y văn cần tuân thủ nguyên tắc:
a. Kết quả và ý nghĩa của tất cả các nghiên cứu cần phải được trình bày đầy đủ và chi tiết

7
b. Kết quả của tất cả các nghiên cứu đều chính xác nên không cần phải xem xét lại
c. Cần đưa những thông tin trực tiếp liên quan đến các biến số cụ thể của chủ đề nghiên cứu
d. Tập hợp tất cả những thông tin từ các nguồn y văn khác nhau

Câu 45: Khi nghiên cứu các tài liệu đưa vào tổng quan, sai lầm phổ biến nhất của sinh viên khi đưa ra kết
luận là:
a. Cung cấp giả định nhưng bỏ qua những phát hiện quan trọng nhất
b. Trình bày 1 kết luận hẹp rút ra từ kết quả của nghiên cứu
c. Cung cấp 1 giải thích khoa học vượt quá giới hạn nghiên cứu
d. Quên xác định lại các phát hiện của nghiên cứu

Câu 46: Khi viết tổng quan y văn, điều nào không nên làm:
a. Sử dụng 1 phạm vi rộng các nguồn, trong đó bao gồm Internet, thư viện trường học và báo chí, thay
vì chỉ có 1 nguồn thu thập thông tin qua Google Scholar
b. Khi bạn đọc mỗi tài liệu, bạn ghi lại những điểm có liên quan đến đề tài nghiên cứu của bạn
c. Google từ khoá tài liệu và bao gồm “.pdf” cho các bài viết học thuật khi thấy những tài liệu có thể
đáng quan tâm, nhấn Ctrl + C và Ctrl + V
d. Xem đi xem lại bài viết của bạn nhiều lần để sửa lỗi văn phạm

Câu 47: Phê phán trong nguyên tắc của tổng quan y văn có ý nghĩa:
a. Phê phán những tài liệu không có thông tin sát hợp. Tổng hợp thông tin cần thiết liên quan chủ đề
nghiên cứu làm cơ sở cho bài viết
b. Nhận xét những kết quả có được từ những nghiên cứu có chính xác không, có bị ảnh hưởng những yếu
tố nào khác không, có cơ hội hoặc sai lệch; từ đó, có thể rút ra những phương pháp nghiên cứu phù
hợp
c. Phân tích, tổng hợp những tài liệu tham khảo để có những đánh giá chung nhất, nhận xét những sai sót
mắc phải của các tài liệu đó và tìm kiếm những kết quả ủng hộ cho nghiên cứu này
d. Phê bình những tài liệu chưa chính xác hoặc chưa rõ ràng để loại nghiên cứu đó trong tổng quan y văn

Câu 48: Ăn chung với người nhiễm HIV có thể bị lây HIV: đúng, sai, không biết là biến số gì?
a. Định danh b. Thứ tự c. Định lượng d. Nhị giá

Câu 49: Biến số định lượng được phân loại như sau:
a. Nhị giá, liên tục c. Thứ tự, không liên tục
b. Liên tục, không liên tục d. Định danh, liên tục, không liên tục

Câu 50: Công thức định nghĩa biến số:


a. Tên, các giá trị, bản chất, định nghĩa các giá trị
b. Bản chất, các giá trị, định nghĩa các giá trị, tên
c. Tên, bản chất, các giá trị, định nghĩa các giá trị
d. Tên, các giá trị, định nghĩa các giá trị, bản chất

Câu 51: Chỉ số BMI là biến số:


a. Độc lập, định lượng liên tục c. Định danh, liên tục, phụ thuộc
b. Phụ thuộc, định lượng không liên tục d. Định lượng liên tục

8
Câu 52: Biến số định tính được phân loại:
a. Định danh, thứ tự, nhị giá c. Nhị giá, không liên tục, thứ tự
b. Định danh, thứ tự, liên tục d. Định danh, thứ tự, không liên tục

Câu 53: Biến số gây nhiễu là (chọn câu sai):


a. Biến số ảnh hưởng mối liên quan biến số độc lập và biến số phụ thuộc
b. Biến số chỉ liên quan đến biến số độc lập và không liên quan đến biến số phụ thuộc
c. Biến số có thể được kiểm soát bởi người nghiên cứu
d. Biến số liên quan đến biến số độc lập và biến số phụ thuộc và 2 mối liên quan không phụ thuộc nhau

Câu 54: Có sự liên quan giữa sốc kéo dài với béo phì ở trẻ < 5 tuổi bệnh SXH
a. Sốc kéo dài là biến số độc lập, trẻ <5 SXH là biến số phụ thuộc
b. Sốc kéo dài là biến số độc lập, trẻ <5 SXH là biến số phụ thuộc
c. Sốc kéo dài là biến số phụ thuộc , béo phì là biến số độc lập
d. Sốc kéo dài là biến số độc lập, béo phì là biến số phụ thuộc

Câu 55: Tiêu chuẩn FINER là viết tắt của các từ nào:
a. Feasible – Interesting – Novel – Ethical - Relevant
b. Feasible – Intervention – Novel – Ethical - Reliable
c. Flexible – Interesting – Novel – Ethical - Reliable
d. Flexible – Intervention – Novel – Ethical - Results

Câu 56: Tính cấp thiết của đề tài có nghĩa là:


a. Nêu hậu quả nghiêm trọng của vấn đề c. Giải pháp để giải quyết vấn đề sức khỏe
b. Chúng ta đã biết gì để giải quyết vấn đề này d. Diễn tiến của vấn đề như thế nào

Câu 57: Tính cấp thiết của đề tài có nghĩa là gì?


a. Giải pháp để giải quyết vấn đề sức khỏe c. Chúng ta đã biết gì để giải quyết vấn đề này
b. Diễn tiến của vấn đề như thế nào d. Cả 3 đều sai

Câu 58: Khi đặt vấn đề, cần nêu lên điều gì (chọn câu sai)?
a. Thiếu bằng chứng khoa học cho việc giải quyết vấn đề sức khoẻ
b. Tình trạng sức khoẻ mong muốn
c. Cơ chế, giải pháp chưa thống nhất, chưa được hiểu biết rõ
d. Các yếu tố trở ngại, gây cản trở trong chăm sóc y tế

Câu 59: Phần đặt vấn đề phải trả lời các câu hỏi sau, ngoại trừ:
a. Nghiên cứu gì c. Để làm gì
b. Ai, ở đâu, khi nào d. Tại sao

Câu 60: Nghiên cứu có thể xuất phát từ các nguồn sau, ngoại trừ:
a. Lặp lại từ 1 nghiên cứu tốt đã thực hiện
b. Sự tò mò, ham hiểu biết, tìm hiểu
c. Nhu cầu trong thực hành lâm sàng, cộng đồng
d. Sự tình cờ

You might also like