You are on page 1of 3

Điểm tin: Các nhà khoa học ghi hình loài cá

sống ở đáy biển sâu nhất tại Nhật Bản.


Tuần tra ở độ sâu 8,336 m, chỉ ngay sát đáy biển, một con cá ốc nhỏ đã
trở thành loài cá sống được ở độ sâu nhất từ trước đến giờ, được ghi lại
bởi các nhà khoa học trong suốt một cuộc điều tra về vực thảm tại khu
vực phía Bắc biển Thái Bình Dương.

Các nhà khoa học đến từ trường đại học Tây Úc và trường đại học Khoa
học và Công nghệ Hàng hải Tokyo đã công bố đoạn phim về loài cá ốc
vào ngày Chủ nhật, được ghi hình vào cuối tháng 9 bởi những người máy
biển ở những rãnh sâu nhất Nhật Bản.

Cùng với việc ghi hình lại loài cá sống được tại đáy biển ở độ sâu lớn
nhất, các nhà khoa học đã trực tiếp bắt được 2 mẫu vật khác ở độ ca
8,022 m và lập một kỷ lục khác về mức độ sâu nhất.

Trước đây, các cá thể cá ốc sống ở vùng sâu nhất được phát hiện ở độ
sâu 7703m vào năm 2008, trong khi các nhà khoa học chưa từng phát
hiện ra loài cá nào dưới độ sâu 8000m.

“Điều đáng nói ở đây là nó đã thể hiện độ sâu mà một loài cá có thể tồn
tại” nhà sinh vật Đại dương học Alan Jamieson nói, nhà sáng lập Trung
tâm Nghiên cứu Biển Sâu Minderoo-UWA, người chỉ huy của chuyến thám
hiểm này.

Các nhà khoa học đang ghi hình ở những rãnh sâu ngoài khơi Nhật Bản
như là một phần của cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm về loài cá sống tại
vùng sâu nhất trên thế giới. Cá ốc là thành viên của họ Liparidae, và trong
khi hầu hết loài cá ốc sống ở vùng nước nông, số khác sống tại vùng sâu
nhất với độ cao kỷ lục, Jamieson nói.

Trong suốt 2 tháng khảo sát vào năm ngoái, ba “lander” - những người
máy biển tự động được trang bị máy quay với độ phân giải cao đã tiến
vào 3 rãnh sâu tại Nhật Bản - rãnh Nhật Bản, Izu-Ogasawara và Ryukyu-
ở nhiều độ sâu khác nhau.
Ở rãnh Izu-Ogasawara, đoạn quay chỉ ra rằng các cá thể cá ốc sống ở độ
sâu lớn nhất bình tĩnh lơ lửng bên cạnh những loài giáp xác khác dưới
đáy biển.

Jamieson phân loại loài cá này là cá chưa trưởng thành và cho biết những
cá thể cá ốc trẻ hơn thường ở độ sâu nhất để có thể tránh bị ăn thịt bởi
những loài lớn hơn ở những độ sâu nông hơn.

Một đoạn quay ngắn ở độ cao từ 7500 đến 8200 trong cùng một rãnh đã
chỉ ra một nhân bản của cá và loài giáp xác đang nhai con mồi được buộc
vào một người máy dưới biển.

Hình ảnh về 2 cá thể cá ốc, cá thể được phát hiện như Pseudoliparis
belyaevi - cung cấp cái nhìn hiếm hoi về những điểm đặc trưng kỹ thuật
giúp các loài cá sống dưới biển sâu có thể chống chịu được môi trường
khắc nghiệt.

Chúng có đôi mắt nhỏ, một thân hình trong mờ, và không có bong bóng
cá, thứ giúp chúng nổi, có lợi cho chúng - Jamieson nói.

Giới giáo sư đã nhận định rằng vùng biển Thái Bình Dương đặc biệt có lợi
cho hoạt động sôi nổi vì độ ấm của dòng biển nóng phía Nam, thứ đã thúc
đẩy sinh vật biển lặn xuống sâu hơn, trong khi đó hệ sinh thái biển đa
dạng tại biển cung cấp một nguồn thức ăn cho những cá thể sống dưới
đáy.

Các nhà khoa học mong muốn biết nhiều hơn về những loài vật sống dưới
độ sâu khắc nghiệt, nhưng cái giá thì không thể thay đổi, Jamieson nói, bổ
sung rằng mỗi người máy biển trị giá $200,000 để tập hợp và vận hành.

“Những khó khăn đó là công nghệ đắt và các nhà khoa học không có quá
nhiều tiên.” - ông ấy nói.

Phân tích:
Về điều kiện đủ đầu tiên, quy tắc 5W + 1H đã được bản tin áp dụng rất tốt.

Với chủ đề sinh học, mục đích cung cấp thông tin về loài cá biển sống ở
độ sâu kỷ lục thế giới tại Nhật Bản, tiêu đề của tin đã đánh trúng vấn đề
một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Chủ đề này, cũng là nội dung quan trọng
nhất trong bản tin, được lấy đặt thành tiêu đề (tít) của bản tin, thể hiện sự
tôn trong nguyên tắc mô hình kim tự tháp ngược: thông tin quan trọng
nhất đưa lên đầu tiên.

Có thể thấy, chủ đề của tin này là Who với yếu tố Who chính là các nhà
khoa học.Trong bản tin, người viết đã nhắc đến công cuộc khám phá,
nghiêm cứu của các nhà khoa học. Bên cạnh đó, trong bản tinh còn có
nhiều “Who” phụ như: cá ốc, người máy biển tự động, ... Nếu quan sát kỹ,
chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của các Who phụ càng về cuối bản tin
càng giảm xuống – xét về mặt kỹ thuật báo chí. Tức là giá trị (về mặt
thông tin) của “Who 1” sẽ cao hơn “Who 2”, giá trị (về mặt thông tin) của
“Who 2" sẽ cao hơn “Who 3” …vv. Tức là cũng tuân thủ theo nguyên tắc
kim tự tháp ngược. Nhân vật quan trọng nhất (về mặt thông tin) đưa lên
đầu tiên. Đối với “Where” trong bản tin, đó là đáy biển ngoài khơi Nhật
Bản, cụ thể tại 3 rãnh sâu: rãnh Nhật Bản, Izu-Ogasawara và Ryukyu.
“What” là hành động ghi hình loài cá sống ở đáy biển sâu nhất Nhật Bản.
Có nhiều con số chỉ thời gian xuất hiện trong bản tin như 2008, 10 năm.
Có thể thấy thời gian trong bản tin là hiện tại, dù trong bản tin có lòng
những con số ở thời gian khác. Yếu tố “Why” được người viết phân tích rõ
ràng. Bài viết giải thích tại sao các nhà khoa học lại nghiên cứu vấn đề
này cũng như tại sao những vấn đề này đáng kể. Yếu tố “How" được thể
hiện qua các con số.

Bên cạnh việc thảo mãn đủ mô hình 5W-1H, vì sự kiện là việc lập một kỷ
lục mới của thế giới nên bản tin là một tin đáng chú ý. Thứ hai, tin đã thỏa
mãn yêu cầu cập nhật khi đó là sự kiện gần đây, mang tính cập nhật, cung
cấp thông tin cao. Về ngôn ngữ, người viết đã sử dụng giọng viết trung
lập, khách quan.Các thông tin được trình bày khoa học, dễ hiểu, gọn
gàng. Dòng tiêu đề vắn tắt dễ hiểu giúp tin trở nên thu hút. Bài viết thuộc
tinh tổng hợp với dung lượng gần 500 chữ.

You might also like