You are on page 1of 19

TUẦN 14

CHÚ BỘ ĐỘI
Thời gian thực hiện: Từ ngày 07/12 – 11/12/2020
Thứ
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5s Thứ 6
Thời 07/12 08/12 09/12 10/12 11/12
điểm
- Trò truyện với trẻ về công việc, đồ dùng của chú bộ đội.
- Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài hát, bản nhạc quen thuộc.
Đón
+ Động tác hô hấp: Hít vào thở ra.
trẻ,chơi,
+ Động tác tay: Co duỗi từng tay kết hợp kiễng chân.
thể dục
+ Động tác lưng/bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao kết
sáng
hợp chân bước sang trái, sang phải.
+ Động tác bật: Nhảy lên đưa 2 chân sang ngang.
- Ném và bắt - Trò - Đếm đến 8, - Thơ: Ước - Vẽ cái
bóng bằng 2 chuyện về nhận biết mơ của tý chổi.
tay (khoảng chú bộ đội. nhóm có số
Hoạt cách 4m). lượng 8,
động - Trò chơi: nhận biết
học Tung cao chữ số 8.
hơn nữa
1. Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
Chơi, 2. Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà.
hoạt 3. Góc học tập - sách: Làm sách tranh về dụng cụ một số nghề.
động ở 4. Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát đã học.
các góc 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

Hoạt động có mục đích:


- Dạo chơi quanh sân trường.
- Vệ sinh sân trường.
Chơi
- Quan sát bồn hoa.
ngoài
- Quan sát vườn rau.
trời
- Tưới hoa.
- Trò chơi vận động: Bịt mắt, bắt dê; chuyền bóng, mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
Vệ sinh,
- Rèn cho trẻ các thao tác lau mặt.
ăn, ngủ.
Chơi, - Nhận ra sự cần giúp đỡ của người khác.
hoạt - Khuyến khích trẻ kể được tên một số món ăn cần có trong bữa ăn
động hàng ngày.
theo ý - Nặn số 8.
thích - Đọc thơ: Ước mơ của tý.
- So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng có số lượng 8 và sử dụng
các cách khác nhau và nói được kết quả : Bằng nhau, nhiều nhất, ít
hơn, ít nhất.
- Trò chuyện, tổ chức sinh nhật cho trẻ.
- Liên hoan văn nghệ cuối tuần.
- Chơi, hoạt động theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày
Vệ sinh, - Vệ sinh
trả trẻ - Chơi tự do
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.

SOẠN CHUNG CẢ TUẦN


THỂ DỤC BUỔI SÁNG
1. Yêu cầu
- Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh.
Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp.
- Rèn luyện phát triển các cơ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị
- Bài hát, bản nhạc quen thuộc.
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
- Trang phục gọn gàng phù hợp.
3. Tiến trình hoạt động
* Khởi động.
- Cô cho trẻ nối đuôi nhau đi theo các kiểu: Đi chậm, đi nhanh, đi kiễng gót, đi
bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm… Sau đó xếp thành 2 hàng ngang.
* Trọng động:
- Hô hấp: Hít vào thở ra. ( 2 lần x nhịp 8)
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Hít vào.
+ Nhịp 2: Thở ra.
- Động tác tay: Co duỗi từng tay kết hợp kiễng chân ( 2 lần x nhịp 8)
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Đưa hai tay ra trước, lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Co tay trái trước, kết hợp kiễng chân.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4 về Tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 Thực hiện như trên và đổi bên.
- Động tác lưng/bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao kết hợp chân
bước sang trái, sang phải ( 2lần x nhịp 8)
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân sang trái giơ tay lên cao.
+ Nhịp 2: Ngửa người ra sau.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 Thực hiện như trên.( Đổi bên)
- Động tác bật: Nhảy lên đưa 2 chân sang ngang.
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Nhảy lên đưa 2 chân sang ngang.
+ Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 Thực hiện như trên.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ thực hiện động tác điều hòa cơ thể.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
1. Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán nguyên vật liệu xây dựng
1.1. Yêu cầu
- Trẻ biết thể hiện một số hiểu biết về công việc của người bán nguyên vật
liệu xây dựng.
- Trẻ nhập vai tự nhiên, biết giao lưu trò chuyện khi chơi.
- Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn bè, chịu sự phân công của bạn.
1.2. Chuẩn bị:
- Một số đồ chơi nguyên vật liệu xây dựng; Tranh vẽ bán hàng vật liệu xây
dựng.
1.3.Tiến trình hoạt động:
- Trò chuyện về các góc chơi trong lớp.
- Khuyến khích trẻ lựa chọn góc chơi.
- Ổn định góc chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ tự thỏa thuận vai chơi.
- Cô cho trẻ tiến hành chơi: Trẻ thực hiện một số thao tác người bán hàng biết
cách giới thiệu hàng, trẻ biết một số kĩ năng giao lưu các bạn trong nhóm chơi,
chịu sự phân công, hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Cô nhận xét chung buổi chơi, cất dọn đồ dùng đồ chơi
2. Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà
2.1. Yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp một số kỹ năng xếp khi xây dựng ngôi nhà của bé.
- Biết phối hợp các loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để xây dựng công
trình theo ý tưởng chung của nhóm mình.
- Thực hiện các thao tác khác nhau để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ thể hiện sự thân thiện đoàn kết khi chơi.
2.2. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu: Tranh, ảnh về một số kiểu nhà.
- Đồ dùng bổ sung: Các loại đồ chơi như: Gạch, khối, đồ chơi lắp ghép, xây
dựng.
2.3. Tiến trình hoạt động:
- Cho trẻ nói cách xây dựng ngôi nhà của mình.
- Cho trẻ tự phân công nhiệm vụ trong nhóm.
- Cho trẻ lấy đồ chơi về góc chơi.
- Cô quan sát, gợi ý để trẻ hoàn thành công trình theo ý tưởng của nhóm.
3. Góc học tập - sách: Làm sách tranh về dụng cụ một số nghề
3.1. Yêu cầu:
- Trẻ biết làm sách, tranh về dụng cụ một số nghề.
- Biết cắt, dán dụng cụ một số nghề.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, dụng cụ một số nghề.
3.2. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh sách, tranh dụng cụ một số nghề.
- Kéo, hồ dán,.
3.3. Tiến trình hoạt động:
- Hướng trẻ quan sát, trò chuyện tranh ảnh treo trong góc chơi.
- Gợi ý trẻ định hướng công việc của góc chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Quan sát, động viên giúp đỡ trẻ.
- Giáo dục trẻ.
4. Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát đã học
4.1.Yêu cầu:
- Trẻ biết cách biểu diễn các bài hát đã học.
- Trẻ tự tin thể hiện bài hát, điệu múa.
4. 2. Chuẩn bị:
- Xắc xô, phách tre, Trang phục biểu diễn, míc, mũ chóp.
4.3.Tiến trình hoạt động :
- Trò chuyện về các góc chơi.
- Khuyến khích trẻ lựa chọn góc chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ nói về bài hát mà trẻ biết, Cùng nhau biểu diễn bài hát bằng nhiểu hình
thức khác nhau.
- Khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin khi bieur diễn.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
5.1. Yêu cầu:
- Trẻ biết chăm sóc cho cây xanh.
- Trẻ biết đoàn kết với bạn chơi.
5.2. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về hoạt động chăm sóc cây.
- Bộ đồ dùng chăm sóc cây.
5.3.Tiến trình hoạt động:
- Trò chuyện về các góc chơi trong lớp.
- Khuyến khích để trẻ lựa chọn góc chơi.
- Cô cho trẻ tự phân nhiệm vụ chơi.
- Cô cho trẻ tiến hành chơi:
- Cô cho trẻ nhận xét về góc chơi, cất dọn đồ dùng đồ chơi.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY


Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020
1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng:
- Trò truyện với trẻ về công việc, đồ dùng của chú bộ đội: Trong xã hội có
những nghề gì? Nhà con có chú, cậu…hay ai làm bộ đội không? Con kể cho cô và
các bạn nghe về công việc hàng ngày của chú bộ đội?
- Giáo dục trẻ.
2. Hoạt động học:
NÉM VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY
TCVĐ: TUNG CAO HƠN NỮA
2.1. Mục đích – yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài tập : Ném và bắt bóng bằng 2 tay
- Trẻ biết dùng sức của đôi tay : Ném và bắt bóng bằng 2 tay
- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi của trò chơi : Tung cao hơn nữa..
* Kỹ năng :
- Phát triển khả năng tư duy,ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ phối hợp tay - mắt nhịp nhàng đẻ bắt bóng không làm rơi xuống đất.
- Rèn kĩ năng ném đúng hướng, kĩ năng phản ứng nhanh nhẹn.
- Chơi trò chơi thành thạo.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các vận động, có ý thức tổ chức, kỉ luật, khi tham
gia trò chơi.
2.2. Chuẩn bị:
- 10 - 12 quả bóng, vạch chuẩn, máy tính.
- Địa điểm: Ngoài sân trường.
2.3. Tiến trình hoạt động:
* Trò chuyện hướng trẻ vào hoạt động.
- Tổ chức cuộc thi: Chiến sỹ và những người bạn.
+ Lần lượt trải qua 3 phần thi cơ bản.
- Phần 1: Rèn luyện.
- Phần 2: Chung sức.
- Phần 3: Tinh thần đồng đội.
* Phần 1: Rèn luyện.
- Cho trẻ ra sân đi vòng tròn với tốc độ tăng dần sau đó chuyển thành 2 hàng
ngang.
* Phần 2: Chung sức.
a. Sử dụng các động tác trong bài tập thể dục buổi sáng.
- Động tác bổ trợ: Động tác tay: Co duỗi từng tay kết hợp kiễng chân.( 3 lần x 8
nhịp)
* Phần 3: Tinh thần đồng đội.
* Vận động cơ bản: Ném và bằng bóng bằng 2 tay.
- Cô giới thiệu bài tập: Ném và bắt bóng bằng 2 tay.
- Cô làm mẫu lần 1. Không phân tích.
- Cô làm mẫu 2 lần và phân tích động tác.
- Trước tiên cô và cô Hường đứng đối diện nhau khoảng cách là 4 m. sau đó cô
đứng trước vạch chuẩn, 1 tay cô cầm bóng mắt nhìn thẳng về phía cô Hường, dùng
sức của 2 cánh tay ném thẳng về phía cô Hường, cô Hường sẽ dùng 2 tay bắt bóng
và ném bóng về cho cô, cô dùng 2 tay bắt bóng sao cho không làm rơi bóng.
- Mời 2 trẻ lên thực hiện.
- Cả lớp nhận xét bài tập của bạn.
- Cho cả lớp tập nhiều lần.
- Chia lớp làm 2 đội: Đèo Mương 1 và Đèo Mương 2. 2 đội sẽ thực hiện giao
lưu nhau.
- Cô bao quát trẻ trong khi tập.
- Hỏi lại trẻ tên bài tập.
- Tuyên dương tổ, nhóm nào thắng cuộc
* Trò chơi: Tung cao hơn nữa.
- Cô giới thiệu trò chơi,cách chơi, luật chơi.(TTCT 5 – 6 tuổi )
- Cho trẻ chơi.
* Hồi tĩnh.
- Cho trẻ thực hiện động tác điều hòa cơ thể trở về trạng thái bình thường.
3. Chơi, hoạt động ở các góc:
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng ngôi nhà.
- Góc học tập – sách: làm sách tranh về dụng cụ một số nghề.
4. Chơi ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích : Dạo quanh sân trường.
- Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi tự do
4. 1. Yêu cầu:
- Trẻ biết lắng nghe một số âm thanh khi dạo trên sân, biết mô tả bắt chước lại
âm thanh đó.
- Chơi trò chơi có hứng thú và sôi nổi khi chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết.
4.2. Chuẩn bi:
* Đồ dùng:Trang phục đảm bảo cho trẻ khi ra sân. Khăn dài.
* Địa điểm: Ngoài sân trường.
4.3. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động có mục đích: Dạo quanh sân trường.
- Cho trẻ ra sân và tập trung trẻ cô giáo nói nội dung buổi hoạt động với trẻ.
- Giành thời gian cho trẻ đi dạo để lắng nghe âm thanh.
- Hỏi trẻ con nghe được những âm thanh gì?
- Cho trẻ mô tả lại.
* Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Chơi tự do: Cô quan sát trẻ chơi.
5. Vệ sinh, ăn, ngủ
6. Chơi, hoạt động theo ý thích
* Nhận ra sự cần giúp đỡ của người khác.
- Cho trẻ xem video về một số hình ảnh.
- Trò chuyện về nội dung hình ảnh.
- Hỏi trẻ mỗi khi gặp người đang bị ốm, bị ngã, em nhỏ đang khóc, người già
không qua được đường vì đông người...con cần làm gì để giúp đỡ họ?.
- Nhấn mạnh cho trẻ hiểu những trường hợp cần sự giúp đỡ của người khá
- Giáo dục trẻ.
* Chơi hoạt động theo ý thích.
7. Trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh
- Chơi tự do
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe:..................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ:........................................................................................
………………………………………………………………………………............
……………………………………………………………………………….............
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu
ý:............................................................................................
……………………………………………………………………………….............
.....................................................................................................................................
..
_______________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020
1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội : Để bảo vệ cuộc sống bình yên
cho nhân dân thì ai là người làm nhiệm vụ đó ? ai đã lăn mình giúp đồng bào miền
trung khắc phục lũ ?
2. Hoạt động học
TRÒ CHUYỆN VỀ CHÚ BỘ ĐỘI
2.1 Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết được công việc hàng ngày của chú bộ đội.
- Biết đồ dùng, trang phục của chú bộ đội.
* Kĩ năng:
- Phát triển khả năng tư duy, lô dích cho trẻ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
- Rèn trẻ nói to, rõ ràng, mạch lạc đủ câu, có lễ giáo trước khi trả lời câu hỏi của
cô.
- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm, tính mạnh dạn, tự tin thể hiện minh trước cô
và bạn.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức biết kính trọng, lễ phép, yêu qúy các cô chú bộ đội.
2.2 Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô :
* Hình ảnh về đồ dùng, dụng cụ, công việc, trang phục của nghề bộ đội
* Địa điểm : Trong lớp.
2.3. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu.
- Gợi hỏi trẻ về những hiểu biết của trẻ về hình ảnh bộ đội.
- Nhà con có ai làm nghề bộ đội không?
- Con thấy hàng ngày chú bộ đội làm gì? Trang phục như thế nào?.
- Hướng trẻ vào hoạt động.
* Hoạt động 2: Quan sát hình ảnh và trò chuyện về nghề bộ đội
- Cho trẻ quan sát hình ảnh và trò chuyện với trẻ để trẻ biết về tên gọi, công
việc, nơi làm làm việc, một số đồ dùng, dụng cụ, trang phục của nghề bộ đội.
- Khái quát lại.
- Trò chuyện về ích lợi, ý nghĩa công việc của nghề bộ đội.
- Nói cho trẻ biết ý nghĩa của ngày thành lập QĐND Việt Nam.
- Giáo dục trẻ.
- Cho trẻ mô phỏng một số động tác của chú bộ đội.
- Hỏi trẻ một số bài hát về chú bộ đội.
- Mời trẻ hát, biểu diễn một số bài hát về chú bộ dội.
- Giáo dục trẻ.
3. Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng ngôi nhà.
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
- Góc học tập – sách: làm sách tranh về dụng cụ một số nghề.
4. Chơi ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Vệ sinh sân trường
- Trò chơi vận động: Chuyền bóng.
- Chơi tự do.
4.1. Yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày trường,
biết cách nhặt lá rụng trên sân để vào đúng nơi quy định.
- Trẻ biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết với bạn.

4.2. Chuẩn bị:


* Đồ dùng: Xô rác, khăn, bóng, vòng, phấn.
* Địa điểm: Ngoài trời
4.3. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động có mục đích: Vệ sinh sân trường.
- Cô gợi hỏi trẻ: Lá rụng nhiều trên sân trường thì phải làm gì? nếu để nhiều lá
rụng trên sân có được không? vì sao ?
- Cô chốt lại lời trẻ
- Cho trẻ hực hiện nhặt lá rụng trên sân
- Cô bao quát và thực hiện cùng trẻ
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh môi trường hàng ngày
* Trò chơi: Chuyền bóng.
- Cô nói cách chơi , luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Quan sát, giúp đỡ trẻ.
- Giáo dục trẻ.
5. Vệ sinh, ăn, ngủ.
6. Chơi, hoạt động theo ý thích.
* Khuyến khích trẻ kể được tên một số món ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày.
- Hỏi trẻ một số món ăn quen thuộc hàng ngày.
- Gợi hỏi trẻ cần ăn những thức ăn gì để đảm nhu cầu cho cơ thể?
- Cách chế biến các món ăn đó.
- Cô giới thiệu các món ăn cần có để đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hàng
ngày.
- Giáo dục trẻ.
* Chơi hoạt động theo ý thích.
7. Trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh
- Chơi tự do
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe:..................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................
.....................................................................................................................................
- Kiến thức, kĩ năng của
trẻ:.........................................................................................
………………………………………………………………………………............
……………………………………………………………………………….............
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu ý:..........................................................................................
……………………………………………………………………………….............

Thứ tư ngày 09 tháng 12 năm 2020


1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
- Trò truyện với trẻ về công việc, đồ dùng của chú bộ đội: Chú bộ đội có những
dụng cụ gì? Chú sử dụng vào những mục đích nào?
2. Hoạt động học
ĐẾM ĐẾN 8. NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG
TRONG PHẠM VI 8, NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 8
2.1. Mục đích- yêu cầu:
* Kiến thức
- Biết đếm đến 8, nhận biết nhóm có số lượng 8, nhận biết được chữ số 8
- Trẻ nhận biết được con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 8.
- Biết cách tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 8.
* Kỹ năng.
- Phát triển cho trẻ tư duy có chủ định.
- Trẻ biết so sánh số lượng hai nhóm bằng cách ghép tương ứng 1-1 trong phạm
vi 8.
- Đếm rõ ràng, không bỏ sót.
- Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ thông qua các trò chơi.
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
- Thái độ
- Tích cực tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị :
* Đồ dùng: Của cô: 8 hình tròn, 8hình vuông, thẻ số từ 1-> 8, các nhóm đồ dùng
đồ chơi có số lượng 3,... 8 xung quanh lớp.
- 3 bức tranh có các nhóm 4,... 8 bút dạ.
- Của trẻ: 8 hình tròn, 8 hình vuông, thẻ số từ 1->8
* Địa điểm: Trong lớp.
3. Tiến trình hoạt động:
* Trò chuyện hướng trẻ vào hoạt động.
- Tổ chức cuộc thi “ lớp học vui”
* Phần 1: Thử tài cùng bé.
* Phần 2: Cùng chung nhiệm vụ.
* Phần 3: Tinh thần đồng đội.
* Phần 1: Thử tài cùng bé.
+ Ôn tách gộp trong phạm vi 7.
- Mời 2 trẻ chọn và đếm các nhóm đồ dùng đồ chơi ở trong lớp nhóm nào nhiều
hơn số lượng 7 thì tách và gộp lại nhóm chưa đủ số lượng 7.
- Mời 2 trẻ lên thực hiện.
- Nhận xét kết quả.
* Phần 2: Cùng chung nhiệm vụ.
- Giới thiệu buổi hoạt động.
- Tạo nhóm có số lượng 8, nhận biết chữ số 8.
- Phát đồ dùng cho trẻ.
- Yêu cầu trẻ kiểm tra đồ dùng, đồ chơi trong rổ.
- Yêu cầu trẻ chọn và xếp tất cả số hình tròn ra 1 hàng ngang từ trái sang phải (
Đếm nhóm hình tròn)
- Yêu cầu trẻ chọn 7 hình vuông và xếp tướng ứng dưới mỗi hình tròn là một
hình vuông từ trái sang phải.
- Nhóm hình tròn và nhóm hình vuông như thế nào với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn?
- Nhiều hơn là mấy? Vì sao?
- Nhóm nào ít hơn?
- Ít hơn là mấy? Vì sao?
- Muốn nhóm hình tròn và hình vuông bằng nhau phải làm gì?
( Cô và trẻ cùng thêm 1 hình vuông)
- Đếm cả 2 nhóm.
- Hai nhóm có số lượng như thế nào với nhau?
- Đều bằng mấy? 7 thêm 1 bằng mấy?
- Để biểu thị nhóm có số lượng là 8 người ta phải dùng thẻ số mấy?
- Yêu cầu trẻ chọn số 8 giống số 8 trên tay cô.
- Cô giới thiệu số 8 và đọc cho trẻ nghe 2 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.
- Yêu cầu trẻ đặt giữa hai nhóm.
- Cho trẻ tìm nhóm đồ dùng, đồ chơi ở xung quanh lớp có số lượng 8 và gắn số
tương ứng.
- Cô và trẻ cùng nhận xét.
- 8 hình vuông bớt đi 1 hình vuông còn mấy
- Yêu cầu bớt 1 hình vuông.
- Phải đặt thẻ số 8 vào nhóm nào?
- Nhóm hình vuông đặt thẻ số mấy?
- Tương tự cô cho trẻ bớt dần nhóm hình vuông và gắn số tương ứng vào nhóm
hình vuông.
- Còn lại nhóm hình gì?
- Yêu cầu trẻ đếm nhóm hình tròn, vừa đếm vừa cất( 1,2,3,4,...8). Cho trẻ đọc số
8.
* Phần 3: Tinh thần đồng đội
- Trò chơi: Ai khéo hơn.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội bật qua vòng lên nối nhóm đồ dùng có số
lượng 8 với chữ số 8.
- Luật chơi: Tổ nào nối nhanh hơn, chính xác hơn đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương trẻ .
- Giáo dục trẻ.
3. Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát đã học.
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng ngôi nhà.
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
4. Chơi ngoài trời
- Hoạt động có mục đích: Quan sát bồn hoa
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
4. 1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận xét về một số đặc điểm nổi bật của một số loại hoa.
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
- Biết phối hợp cùng bạn khi tham gia hoạt động
4. 2. Chuẩn bị:
- Bồn hoa trong vườn trường.
- Địa điểm: Bồn hoa trong trường
4. 3. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động có mục đích: Quan sát bồn hoa
- Cô giới thiệu về nội dung hoạt động.
- Giáo dục trẻ.
- Dành thời gian cho trẻ quan sát
- Hỏi cá nhân trẻ quan sát được những gì?
- Trong bồn hoa có những loài hoa gì? Hoa có đặc điểm gì?...
- Khái quát lại ý của trẻ.
=> Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa.
* Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Phổ biến luật chơi - cách chơi TTTC 5- 6 tuổi
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Chơi tự do: Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
5. Vệ sinh, ăn, ngủ
6. Chơi, hoạt động theo ý thích.
* * Nặn số 8.
- Trò chuyện hướng trẻ vào nội dung hoạt động.
- Nói nhiệm vụ cần thực hiện.
- Cho trẻ thực hiện, bao quát, giúp đỡ trẻ.
- Giáo dục trẻ.
* Chơi hoạt động theo ý thích.
7. Trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh
- Chơi tự do
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về thực hiện các thao tác lau mặt của trẻ ở nhà.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe:..................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ:........................................................................................
………………………………………………………………………………............
……………………………………………………………………………….............
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu ý:...........................................................................................
……………………………………………………………………………….............
.....................................................................................................................................
.

Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2020


1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
- Trò chuyện về công viêc. Đồ dùng của chú bộ đội: Chú bộ dội mặc trang phục
gì?
Chú đeo giầy như thế nào? Đầu chú đội mũ màu gì?.
2. Hoạt động học
THƠ: ƯỚC MƠ CỦA TÝ
2.1. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung bài thơ: Ước mơ của tý.
- Hiểu được một số câu hỏi trong nội dung bài thơ: Ước mơ của tý.
- Biết cách đọc thơ theo trình tự, không bỏ xót.
- Trẻ hiểu nghĩa của từ: “ Cười xòa” .
* Kỹ năng
- Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển khả năng nghe, nói rõ ràng.
- Thể hiện biểu cảm khi đọc qua nội dung bài thơ.
- Giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ.
* Thái độ
- Giáo dục trẻ thích tất cả các nghề trong xã hội.
2.2 Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
* Địa điểm: Trong lớp học.
2.3 Tiến trình hoạt động
* Trò chuyện - gây hứng thú .
* Hoạt động 1: Đọc diễn cảm:
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc diễn cảm lần 1.
- Hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 qua tranh.
- Gợi hỏi nội dung bài thơ.
- Nói nội dung bài thơ : Bài thơ nói về ước mơ của em bé, em bé muốn học thật
giỏi để sau này được làm chú cảnh sát, giúp đỡ những người qua đường để không
sảy ra những chuyện đáng tiếc sảy ra.
* Hoạt động 2: Trích dẫn đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ có tên là gì?
- Do ai sưu tầm?
- Bài thơ nói lên điều gì?
+ Trích đoạn : ‘ Mẹ ! Mẹ ơi !..... 
An toàn mãi’’
- Em bé mong muốn điều gì?.
- Mẹ hỏi em bé thế nào ?
- Em bé nói với mẹ sau này muốn làm nghề gì ?
- Mong muốn của em bé khi làm công việc đó như thế nào ?
- Vậy các con ước mơ sau này sẽ làm gì ?
+ Trích dẫn : ‘ Này rừng lại…
Anh cảnh sát’’
- Khi được đóng làm anh cảnh sát em bé đã làm gì ?
- Em bé nhắc đèn đỏ thì phải làm gì ?
- Đèn vàng thì sao ?
- Đèn xanh báo hiệu điều gì ?
- Mẹ khen ngợi em bằng cử chỉ như thế nào ?
+ Giải nghĩa từ : Cười xòa.
- Cô phát âm 3 lần.
- Cho trẻ phát âm.
- Giáo dục trẻ.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần.
- Cô sửa sai cho trẻ.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
- Mời trẻ đọc lại một lần.
- Giáo dục trẻ.
3. Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng ngôi nhà.
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát đã học.
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
4. Chơi ngoài trời
- Hoạt động có mục đích: Quan sát vườn rau.
- Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi tự do.
4. 1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận xét về một số đặc điểm nổi bật của một số loại hoa.
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
- Biết phối hợp cùng bạn khi tham gia hoạt động
4. 2. Chuẩn bị:
- Vườn rau trong vườn trường.
- Địa điểm: Ngoài vườn rau.
4. 3. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động có mục đích: Quan sát vườn rau.
- Cô giới thiệu về nội dung hoạt động.
- Giáo dục trẻ.
- Dành thời gian cho trẻ quan sát
- Hỏi cá nhân trẻ quan sát được những gì?
- Con quan sát được những rau gì? Rau có đặc điểm gì?...
- Khái quát lại ý của trẻ.
=> Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa.
* Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Phổ biến luật chơi - cách chơi TTTC 5- 6 tuổi
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Chơi tự do: Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
5. Vệ sinh, ăn, ngủ.
6. Chơi, hoạt động theo ý thích.
* Đọc thơ: Ước mơ của Tý.
- Trò chuyện về ước mơ của bản thân.
- Hỏi trẻ buổi sáng đã được đọc bài thơ nói đến ước mơ của ai?
- Mời lớp đọc.
- Tổ chức cho tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Giáo dục trẻ.
* Chơi hoạt động theo ý thích.
7. Trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh
- Chơi tự do
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về thực hiên các thao tác lau mặt của trẻ ở nhà.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe:..................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ:........................................................................................
………………………………………………………………………………............
……………………………………………………………………………….............
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu ý:...........................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.
_______________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020
1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về công việc, dồ dùng của chú bộ đội : Ngoài việc giữ gìn
bảo vệ tổ quốc chú bộ đội còn làm những công việc gì ?Chú mặc trang phục như
thế nào ?
2. Hoạt động học
VẼ CÁI CHỔI

2.1 Mục đích – yêu cầu:


* Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về cái chổi.
- Trẻ biết vẽ về cái chổi.
- Biết cách vẽ, tô màu để tạo thành bức tranh đẹp.
* Kĩ năng:
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng: Vẽ nét thẳng, cong để tạo ra sản phẩm có màu
sắc, đường nét và bố cục.
- Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
- Nói được tên sản phẩm của mình làm ra.
* Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình.
- Trẻ tham gia tích cực trong hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý bạn, đoàn kết giúp đỡ bạn.
2. chuẩn bị:
* Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô: Bút chì, sáp mầu, giấyA4, tranh mẫu, giá treo tranh.
- Đồ dùng của trẻ: Bút chì , sáp màu, giấy A4.
* Địa điểm: Trong lớp học.
3.Tiến trình hoạt động:
* Trò chuyện gây hứng thú.
- Trò chuyện về một số đồ dùng vệ sinh hàng ngày.
- Giáo dục trẻ.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét tranh mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và trò chuyện về nội dung bức tranh.
- Khái quát nội dung bức tranh.
- Cô cho trẻ nhận xét, trao đổi với nhau về màu sắc, hình dáng, đường nét, đặc
điểm của bức tranh.
- Cô khái quát lại ý của trẻ.
* Hoạt động 2: Cô vẽ mẫu.
- Cô vẽ mẫu cho trẻ xem và giải thích cách vẽ để trẻ hiểu.
- Hỏi lại cách vẽ.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
- Cô phát giấy, bút và hỏi trẻ cách vẽ.
- Trẻ thực hiện vẽ cô bao quát và giúp đỡ trẻ còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
- Cô cho trẻ treo tranh lên giá và cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình của bạn.
- Cô nhận xét chung , khích lệ những bức tranh đẹp, sáng tạo. Bổ sung những
bài còn thiếu sót động viên trẻ lần sau vẽ đẹp hơn.
- Giáo dục trẻ.
3. Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
- Góc chơi xây dựng: Xây dựng ngôi nhà.
4. Chơi ngoài trời
- Hoạt động có mục đích: Tưới hoa.
- Trò chơi vận động: Chuyền bóng.
- Chơi tự do.
4.1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách chăm sóc tưới hoa.
- Trẻ biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết với bạn.
4.2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng: Nước, chậu, bình tưới nước, khăn lau, 2- 3 quả bóng.
* Địa điểm: Ngoài trời
4.3. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động có mục đích: Tưới hoa.
- Trò chuyện hướng trẻ vào nội dung buổi hoạt động.
- Nói nội dung buổi hoạt động.
- Giáo dục trẻ.
- Cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát và thực hiện cùng trẻ
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh môi trường hàng ngày
* Trò chơi: Chuyền bóng.
- Cô nói cách chơi , luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Quan sát, giúp đỡ trẻ.
5. Vệ sinh, ăn, ngủ.
6 Chơi, hoạt động theo ý thích.
* So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng có số lượng 8 và sử dụng các cách khác
nhau và nói được kết quả : Bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.
- Cô chuẩn bị mỗi trẻ 3 nhóm: Nhóm hình vuông, nhóm hình tròn, nhóm hình
chữ nhật có số lượng là 8.
- Yêu cầu trẻ xếp thành hàng ngang từng nhóm.
- Đếm số hình của mỗi nhóm.
- Yêu cầu cất bớt 1 hình chữ nhật.
- Đếm 3 nhóm: Vuông, tròn, chữ nhật.
- So sánh nhóm hình vuông và nhóm hình tròn?
- 2 nhóm có số lượng như thế nào với nhau? Đều là mấy?
- Yêu cầu cất 1 hình tròn và 2 hình chữ nhật.
- So sánh nhóm hình vuông với nhóm hình tròn, nhóm hình vuông với nhóm chữ
nhật.
- Yêu cầu so sánh 3 nhóm.
- Nhóm nào nhiều nhất, nhóm nào ít hơn? Nhóm nào ít nhất?
- Khái quát lại.
- Giáo dục trẻ.
* Liên hoan văn nghệ cuối tuần.
+ Trò chuyện với trẻ về những hoạt động được khám phá trong tuần.
- Hỏi trẻ tuần vừa qua chúng mình vừa khám phá chủ đề gì?
- Có bài hát, bài thơ nào nói về chủ đề không? Hỏi trẻ sản phẩm đã làm được trong
tuần? Cho trẻ kể tên và khoe về sản phẩm trẻ tạo ra.
+ Vui văn nghệ cuối tuần.
- Cô giới thiệu chương trình văn nghệ
- Cô đóng vai người dẫn chương trình và giới thiệu các bài hát, bài thơ có trong
chủ đề.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên biểu diễn.
- Nhận xét tuyên dương và khuyến khích trẻ.
* Chơi hoạt động theo ý thích.
7. Trả trẻ.
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh
- Chơi tự do
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về thực hiên các thao tác lau mặt của trẻ ở nhà.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe:..................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ:........................................................................................
………………………………………………………………………………............
……………………………………………………………………………….............
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu ý:...........................................................................................
……………………………………………………………………………….............
....................................................................................................................................
_______________________________

You might also like