You are on page 1of 27

Chủ đề 1 - KHÚC XẠ ÁNH SÁNG + PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Hiện tượng khúc xạ

𝒏𝟏 𝒔𝒊𝒏𝒊 = 𝒏𝟐 𝒔𝒊𝒏𝒓

n2 v c
 Chú ý: Liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng: n21 = = 1 ;n= .
n1 v2 v
2. Hiện tượng phản xạ toàn phần

Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:


𝑛1 > 𝑛2
{𝑖 ≥ 𝑖  ℎ𝑎𝑦  𝑠𝑖𝑛 𝑖 ≥ 𝑠𝑖𝑛 𝑖 = 𝑛2
𝑔ℎ 𝑔ℎ
𝑛1

B - MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP


4
Ví dụ 1: Tia sáng đi từ nước có chiết suất 𝑛1 = 3 sang thủy tinh có chiết suất 𝑛2 = 1,5. Tính góc khúc xạ và
góc lệch 𝐷 tạo bởi tia khúc xạ và tia tới, biết góc tới 𝑖 = 30°
A. 𝑟 = 26,4°; 𝐷 = 56,4° B. 𝑟 = 26,4°; 𝐷 = 3,6°
o
C. 𝑟 = 30°; 𝐷 = 0 D. 𝑟 = 15°; 𝐷 = 15°
Lời giải
𝑠𝑖𝑛 𝑖 𝑛 𝑛
Ta có: 𝑠𝑖𝑛 𝑟 = 𝑛2 ⇒ 𝑠𝑖𝑛 𝑟 = 𝑛1 𝑠𝑖𝑛 𝑖 = 𝑠𝑖𝑛 2 6,4° ⇒ 𝑟 = 26,4°; 𝐷 = 𝑖 − 𝑟 = 3,6°
1 2
Đáp án B
Ví dụ 2: Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất 𝑛 = √3. Ta được
hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính góc tới.
𝜋 𝜋 𝜋
A. 6 B. 3 C. 2 D. 0
Lời giải
𝑠𝑖𝑛 𝑖 𝜋 𝜋
Ta có: 𝑠𝑖𝑛 𝑟 = 𝑛; vì 𝑖 ′ + 𝑟 = 𝑖 + 𝑟 = 2 ⇒ 𝑠𝑖𝑛 𝑟 = 𝑠𝑖𝑛 ( 2 − 𝑖) = 𝑐𝑜𝑠 𝑖
𝑠𝑖𝑛 𝑖 𝑠𝑖𝑛 𝑖 𝜋 𝜋
⇒ = = 𝑡𝑎𝑛 𝑖 = 𝑛 = 𝑡𝑎𝑛 ⇒ 𝑖 =
𝑠𝑖𝑛 𝑟 𝑐𝑜𝑠 𝑖 3 3
Đáp án B
4
Ví dụ 3: Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất 𝑛 = 3. Phần
cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể
nước dài 190 cm. Tính chiều sâu của lớp nước.
A. 100 cm B. 300 cm C. 50 cm D. 200 cm
Lời giải
𝐵𝐼 40
Ta có: 𝑡𝑎𝑛 𝑖 = 𝐴𝐵 = = 𝑡𝑎𝑛 5 3° ⇒ 𝑖 = 53°;
3
𝑠𝑖𝑛 𝑖 𝑠𝑖𝑛 𝑖
= 𝑛 ⇒ 𝑠𝑖𝑛 𝑟 = = 0,6 = 𝑠𝑖𝑛 3 7° ⇒ 𝑟 = 37°
𝑠𝑖𝑛 𝑟 𝑛
pg. 1
𝐻𝐷 𝐶𝐷 − 𝐶𝐻 𝐶𝐷 − 𝐶𝐻 190 − 40
𝑡𝑎𝑛 𝑟 = = ⇒ 𝐼𝐻 = = = 200(𝑐𝑚)
𝐼𝐻 𝐼𝐻 𝑡𝑎𝑛 𝑟 0,75
Đáp án D
Ví dụ 4: Một cái máng nước sâu 30 cm rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng.
Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối
diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao ℎ thì bóng của thành A ngắn bớt
4
đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là 𝑛 = 3. Tính ℎ.
A. 24 cm B. 12 cm C. 36 cm D. 6
cm
Lời giải
𝐶𝐼 ′ 𝐶𝐵 40 4
Ta có: 𝑡𝑎𝑛 𝑖 = = 𝐴𝐶 = 30 = 3 = 𝑡𝑎𝑛 5 3° ⇒ 𝑖 = 53°;
𝐴𝐴
𝑠𝑖𝑛 𝑖 𝑠𝑖𝑛 𝑖
= 𝑛 ⇒ 𝑠𝑖𝑛 𝑟 = = 0,6 = 𝑠𝑖𝑛 3 7° ⇒ 𝑟 = 37°
𝑠𝑖𝑛 𝑟 𝑛
𝐼′𝐵 𝐼 ′ 𝐵 − 𝐷𝐵 𝐼 ′ 𝐵 − 7
𝑡𝑎𝑛 𝑖 = ; 𝑡𝑎𝑛 𝑟 = =
ℎ ℎ ℎ
𝑡𝑎𝑛 𝑖 𝐼′𝐵 16 𝐼′ 𝐵
⇒ = ′ = ⇒ 𝐼 ′ 𝐵 = 16(𝑐𝑚); ℎ = = 12(𝑐𝑚)
𝑡𝑎𝑛 𝑟 𝐼 𝐵 − 7 9 𝑡𝑎𝑛 𝑖
Đáp án B
4
Ví dụ 5: Một người ngồi trên bờ hồ nhúng chân vào nước trong suốt. Biết chiết suất của nước là 𝑛 = 3.
a) Khoảng cách thực từ bàn chân người đó đến mặt nước là 36 cm. Hỏi mắt người đó cảm thấy bàn chân cách
mặt nước bao nhiêu?
A. 27 cm B. 36 cm C. 48 cm D. 54 cm
b) Người nào cao 1,68 m, nhìn thấy một hòn sỏi dưới đáy hồ dường như cách mặt nước 1,5 m. Hỏi nếu đứng
dưới hồ thì người ấy có bị ngập đầu không?
A. 1,68 m B. 1,5 m C. 2 m D. 2,5 m
Lời giải
𝑑 𝑛 𝑛
a) Ta có: 𝑑′ = 𝑛1 ⇒ 𝑑′ = 𝑛2 𝑑 = 27𝑐𝑚
2 1
Đáp án A
ℎ 𝑛1 𝑛1 ′
b) Ta có: ℎ′ = 𝑛 ⇒ ℎ = 𝑛 ℎ = 2𝑚 > 1,68 𝑚 nên nếu đứng dưới hồ thì người đó sẽ bị ngập đầu.
2 2
Đáp án C
Ví dụ 6: Tính vận tốc của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất 𝑛 = 1,6 và vận tốc ánh sáng
trong chân không là 𝑐 = 3.108 𝑚/𝑠
A. 3.108 𝑚/𝑠 B. 1,875.108 𝑚/𝑠 C. 1,5.108 𝑚/𝑠 D. 1,6.108 𝑚/𝑠
Lời giải
𝑐 𝑐 8
Ta có: 𝑛 = 𝑣 ⇒ 𝑣 = 𝑛 = 1,875.10 𝑚/𝑠
Đáp án B
Ví dụ 7: Tính vận tốc của ánh sáng truyền trong môi trường nước. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc
tới là 𝑖 = 60° thì góc khúc xạ trong nước là 𝑟 = 40°. Lấy tốc độ ánh sáng ngoài không khí là 𝑐 = 3.108 𝑚/𝑠.
A. 3.108 𝑚/𝑠 B. 2,227.108 𝑚/𝑠 C. 1,875.108 𝑚/𝑠 D. 1,6.108 𝑚/𝑠
Lời giải
𝑐 𝑠𝑖𝑛 𝑖 𝑐.𝑠𝑖𝑛 𝑟
Ta có: 𝑣 = 𝑛 và 𝑛 = 𝑠𝑖𝑛 𝑟 ⇒ 𝑣 = = 2,227.108 𝑚/𝑠
𝑠𝑖𝑛 𝑖
Đáp án B
Ví dụ 8: Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí, từ nước sang
4
không khí và từ thủy tinh sang nước. Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5; của nước là 3
A. 47° B. 49° C. 53° D. 45°
Lời giải
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 2
𝑛
Ta có 𝑠𝑖𝑛 𝑖𝑔ℎ = 𝑛2 = 𝑠𝑖𝑛 5 3° ⇒ 𝑖𝑔ℎ = 53°
1
Đáp án C
Ví dụ 9: Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ
không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước
4
trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là 𝑛 = 3.
A. 20 cm B. 17,64 cm C. 26,67 cm D. 15 cm
Lời giải
1 𝑅
Ta có: 𝑠𝑖𝑛 𝑖𝑔ℎ = 𝑛 = √𝑅2 ⇒ ℎ = 𝑅√𝑛2 − 1 = 17,64 𝑐𝑚
+ℎ2
Đáp án B
Ví dụ 10: Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất 𝑛1 = 1,5; có thiết diện là hình chữ nhật ABCD (AB
rất lớn so với AD), mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất 𝑛2 = √2. Chiếu tia sáng SI nằm
trong mặt phẳng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong
thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Tính giá trị lớn nhất của góc tới 𝑖 để có phản xạ toàn phần tại K.
A. 39° B. 45° C. 30° D. 60°
Lời giải
Để có phản xạ toàn phần tại K thì:
𝑛
𝑠𝑖𝑛 𝑖1 ≥ 𝑛2 = 𝑠𝑖𝑛 7 0,5° ⇒ 𝑖1 ≥ 70,5°
1
⇒ 𝑟 ≤ 90° − 70,5° = 19,5°
1
⇒ 𝑠𝑖𝑛 𝑖 ≤ 𝑐𝑜𝑠 𝑟 = 𝑠𝑖𝑛 3 9° ⇒ 𝑖 ≤ 39°
𝑛1
Vậy giá trị lớn nhất của góc tới là 39°.
Đáp án A

C - BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang nhiều so với môi trường chiết quang ít nhỏ hơn đơn vị.
B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn đơn vị.
C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối 𝑛2 của môi trường
2 với chiết suất tuyệt đối 𝑛1 của môi trường 1.
D. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc
lớn nhất.
Câu 2: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là 𝑛1 , của thủy tinh là 𝑛2 . Chiết suất tỉ đối khi
tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là
A. 𝑛21 = 𝑛1 /𝑛2 B. 𝑛21 = 𝑛2 /𝑛1 C. 𝑛21 = 𝑛2 − 𝑛1 D. 𝑛12 = 𝑛1 − 𝑛2
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần
Câu 4: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới
A. luôn lớn hơn 1
B. luôn nhỏ hơn 1
C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường chứa tia khúc xạ và môi trường chứa tia tới.
D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường chứa tia khúc xạ và môi trường chứa tia tới.
Câu 5: Chọn câu đúng nhất.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 3


Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt 𝑛1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt 𝑛2 (với 𝑛2 > 𝑛1 ),
tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
A. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường 𝑛2
C. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường 𝑛1
D. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
Câu 6: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng
A. luôn lớn hơn 1 B. luôn nhỏ hơn 1 C. luôn bằng 1 D. luôn lớn hơn 0
Câu 7: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất 𝑛, sao cho tia phản xạ vuông
góc với tia khúc xạ. khi đó góc tới 𝑖 được tính theo công thức
A. 𝑠𝑖𝑛 𝑖 = 𝑛 B. 𝑠𝑖𝑛 𝑖 = 1/𝑛 C. 𝑡𝑎𝑛 𝑖 = 𝑛 D. 𝑡𝑎𝑛 𝑖 = 1/𝑛
Câu 8: Một bể chứa nước có thành cao 80 (cm) và đáy phẳng dài 120 (cm) và độ cao mực nước trong bể là
60 (cm), chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 30° so với phương ngang. Độ
dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là
A. 11,5 (cm) B. 34,6 (cm) C. 63,7 (cm) D. 44,4 (cm)
Câu 9: Một bể chứa nước có thành cao 80 (cm) và đáy phẳng dài 120 (cm) và độ cao mực nước trong bể là
60 (cm), chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 30° so với phương ngang. Độ
dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là:
A. 11,5 (cm) B. 34,6 (cm) C. 51,6 (cm) D. 85,9 (cm)
Câu 10: Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng (chiết suất 𝑛), cách mặt chất lỏng một khoảng 12 (cm), phát
ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ, tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt
trên phương IR nhìn thấy ảnh ảo 𝑆 ′ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10 (cm). Chiết suất của
chất lỏng đó là
A. 𝑛 = 1,12 B. 𝑛 = 1,20 C. 𝑛 = 1,33 D. 𝑛 = 1,40
Câu 11: Cho chiết suất của nước 𝑛 = 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S nằm ở đáy một bể nước sâu
1,2 (m) theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh 𝑆 ′ nằm cách mặt nước một khoảng bằng
A. 1,5 (m) B. 80 (cm) C. 90 (cm) D. 1 (m)
Câu 12: Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một
khoảng 1,2 (m), chiết suất của nước là 𝑛 = 4/3. Độ sâu của bể là:
A. ℎ = 90(𝑐𝑚) B. ℎ = 10(𝑑𝑚) C. ℎ = 15(𝑑𝑚) D. ℎ = 1,8(𝑚)
Câu 13: Một người nhìn xuống đáy một chậu nước (𝑛 = 4/3). Chiều cao của lớp nước trong chậu là 20 (cm).
Người đó thấy đáy chậu dường như cách mặt nước một khoảng bằng
A. 10 (cm) B. 15 (cm) C. 20 (cm) D. 25 (cm)
Câu 14: Một bản mặt song song có bể dày 10 (cm), chiết suất 𝑛 = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới
bản một tia sáng SI có góc tới 45° khi đó tia ló khỏi bản sẽ
A. hợp với tia tới một góc 45° B. vuông góc với tia tới
C. song song với tia tới D. vuông góc với bản mặt song song
Câu 15: Một bản mặt song song có bề dày 10 (cm), chiết suất 𝑛 = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới
bản một tia sáng SI có góc tới 45°. Khoảng cách giữa tia tới và tia ló là:
A. 𝑎 = 6,16(𝑐𝑚) B. 𝑎 = 4,15(𝑐𝑚) C. 𝑎 = 3,25(𝑐𝑚) D. 𝑎 = 2,86(𝑐𝑚)
Câu 16: Một bản mặt song song có bề dày 6 (cm), chiết suất 𝑛 = 1,5 được đặt trong không khí. Điểm sáng
S cách bản 20 (cm). Ảnh 𝑆 ′ của S qua bản hai mặt song song cách S một khoảng
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 4
A. 1 (cm) B. 2 (cm) C. 3 (cm) D. 4 (cm)
Câu 17: Một bản mặt song song có bề dày 6 (cm), chiết suất 𝑛 = 1,5 được đặt trong không khí. Điểm sáng
S cách bản 20 (cm). Ảnh 𝑆 ′ của S qua bản hai mặt song song cách bản hai mặt song song một khoảng
A. 10 (cm) B. 14 (cm) C. 18 (cm) D. 22 (cm)
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia tới.
B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang kém chiết quang hơn.
C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần 𝑖𝑔ℎ
D. Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang
với môi trường chiết quang hơn.
Câu 19: Khi một chùm tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường thì
A. cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
B. cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới.
C. cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu
D. cả B và C đều đúng
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Luôn có tia khúc xạ khi tia tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Luôn có tia khúc xạ khi tia tới đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ
D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm
sáng tới.
Câu 21: Khi ánh sáng đi từ nước (𝑛 = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:
A. 𝑖𝑔ℎ = 41°48′ B. 𝑖𝑔ℎ = 48°35′ C. 𝑖𝑔ℎ = 62°44′ D. 𝑖𝑔ℎ = 38°26′
Câu 22: Tia sáng đi từ thủy tinh (𝑛1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (𝑛2 = 4/3). Điều kiện của góc tới
𝑖 để không có tia khúc xạ trong nước là:
A. 𝑖 ≥ 62°44′ B. 𝑖 < 62°44′ C. 𝑖 < 41°48′ D. 𝑖 < 48°35′
Câu 23: Cho một tia sáng đi từ nước (𝑛 = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới:
A. 𝑖 < 49° B. 𝑖 > 42° C. 𝑖 > 49° D. 𝑖 > 43°
Câu 24: Một miếng gỗ hình tròn, bán kính 4 (cm). Ở tâm O, cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi
trong một chậu nước có chiết suất 𝑛 = 1,33. Đinh OA ở trong nước, cho 𝑂𝐴 = 6(𝑐𝑚). Mắt đặt trong không
khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước một khoảng lớn nhất là:
A. 𝑂𝐴′ = 3,64(𝑐𝑚) B. 𝑂𝐴′ = 4,39(𝑐𝑚) C. 𝑂𝐴′ = 6,00(𝑐𝑚) D. 𝑂𝐴′ = 8,74(𝑐𝑚)
Câu 25: Một miếng gỗ hình tròn, bán kính 4 (cm). Ở tâm O, cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi
trong một chậu nước có chiết suất 𝑛 = 1,33. Đinh OA ở trong nước, cho 𝑂𝐴 = 6(𝑐𝑚). Mắt đặt trong không
khí, chiều dài lớn nhất của OA để mắt không thấy đầu A là:
A. 𝑂𝐴 = 3,25(𝑐𝑚) B. 𝑂𝐴 = 3,53(𝑐𝑚) C. 𝑂𝐴 = 4,54(𝑐𝑚) D. 𝑂𝐴 = 5,37(𝑐𝑚)
ĐÁP ÁN
1-A 2-B 3-D 4-C 5-D 6-A 7-C 8-B 9-D 10-B
11-C 12-C 13-B 14-C 15-A 16-B 17-C 18-D 19-C 20-B
21-B 22-A 23-C 24-A 25-B

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 5


Chủ đề 2 – LĂNG KÍNH
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Lăng kính
 Lăng kính là một khối trong suốt, đồng nhất (thủy tinh, nhựa…), thường có dạng lăng trụ tam giác.
 Một lăng kính được đặc trưng bởi góc chiết quang A và chiết suất n.

• Trường hợp tổng quát:


o sini1 = n.sinr1
o sini2 = n.sinr2
o A = r1 + r 2
o D = i1 + i2 – A

• Trường hợp góc i1 và A nhỏ (< 10o)


o i1 = n.r1
o i2 = n.r2
o D = (n–1).A

• Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân, được sử dụng
để tạo ảnh thuận chiều, dùng thay gương phẳng trong một số dụng cụ quan như ống dòm, máy ảnh, …

• Góc lệch cực tiểu


Khi tia sáng qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác
của góc chiết quang của lăng kính. Ta có:
𝑖1 = 𝑖2 = 𝑖𝑚
𝐴
𝑟1 = 𝑟2 = 2.
𝐷𝑚 + 𝐴
𝐷𝑚 = 2𝑖𝑚 − 𝐴 ⇔ 𝑖𝑚 =
2
𝐷𝑚 +𝐴 𝐴
𝑠𝑖𝑛 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 2
2

2. Ứng dụng của lăng kính


o Lăng kính phản xạ toàn phần có tác dụng như gương phẳng nên dùng làm kính tiềm vọng ở các tầu
ngầm.
o Trong ống nhòm, người ta dùng 2 lăng kính phản xạ toàn phần để làm đổi chiều ảnh.
B – MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
Ví dụ 1: Lăng kính có góc chiết quang 𝐴 = 30°, chiết suất n = 1,6. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một tia
sáng có góc tới 𝑖 = 40°. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
A. 70°. B. 10°. C. 35°. D. 20°7′ .

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 6


Lời giải
𝑠𝑖𝑛 𝑖 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟 𝑟 = 23,69°

Ta có {𝑟 + 𝑟 = 𝐴 ⇒ {𝑟 ′ = 6,31° ⇒ 𝐷 = 𝑖 + 𝑖 ′ − 𝐴 = 20°7′ .
𝑠𝑖𝑛 𝑖 ′ = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟 ′ 𝑖 ′ = 10,133°
Đáp án D.
Ví dụ 2: Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết
góc lệch của tia ló và tia tới là 𝐷 = 15°. Cho chiết suất của lăng kính là 𝑛 = 4/3. Tính góc chiết quang A?
A. 35°9′ . B. 30°5′ . C. 32°9′ . D. 27°3′ .
Lời giải
+ Vì chiếu tia tới vuông góc với mặt nên 𝑖1 = 0° ⇒ 𝐴 = 𝑟1 + 𝑟2 = 𝑟2
+ Mà: 𝐷 = 𝑖1 + 𝑖2 − 𝐴 = 15 ⇒ 𝑖2 = 15 + 𝐴
+ 𝑠𝑖𝑛 𝑖2 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟2 ⇒ 𝑠𝑖𝑛(15 + 𝐴) = 1,5 𝑠𝑖𝑛 𝐴
4
⇒ 𝑠𝑖𝑛 1 5 𝑐𝑜𝑠 𝐴 + 𝑐𝑜𝑠 1 5 𝑠𝑖𝑛 𝐴 = 𝑠𝑖𝑛 𝐴
3
𝑠𝑖𝑛 1 5
⇒ 𝑡𝑎𝑛 𝐴 = = 0,7044 ⇒ 𝐴 = 35°9′
4
(3 − 𝑐𝑜𝑠 1 5)
Đáp án A.
Ví dụ 3: Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC. Một tia sáng đến mặt AB trong tiết diện ABC
với góc tới 30° thì tia ló ra khỏi không khí rà sát mặt AC của lăng kính. Tính chiết suất của chất làm lăng kính.
A. 1,33. B. 1,527. C. 1,42. D. 1,71.
Lời giải
+ Vì tia ló đi ra khỏi không khí ra sắt mặt AC của lăng kính nên 𝑖2 = 90°
𝑠𝑖𝑛 𝑖1 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟1 𝑠𝑖𝑛 𝑖1 𝑠𝑖𝑛(𝑟1 ) 1 𝑠𝑖𝑛 𝑖
+ Ta có: { ⇒ = = ⇒ 𝑟1 = 19,1066° ⇒ 𝑛 = 𝑠𝑖𝑛 𝑟1 = 1,527
𝑠𝑖𝑛 𝑖2 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟2 𝑠𝑖𝑛 𝑖2 𝑠𝑖𝑛(60−𝑟1) 2 1

Đáp án B.
Ví dụ 4: Lăng kính có góc chiết quang 𝐴 = 60°, chiết suất 𝑛 = 1,41 ≈ √2 đặt trong không khí. Chiếu tia sáng
SI tới mặt bên với góc tới 𝑖 = 45°.
a) Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 90°.
b) Nếu ta tăng hoặc giảm góc tới 10° thì góc lệch tăng hay giảm.
A. Tăng B. Giảm. C. Tăng rồi giảm. D. Giảm rồi tăng.
Lời giải
a)
𝑠𝑖𝑛 𝑖1 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟1 𝑟1 = 30°
Ta có {𝑟1 + 𝑟2 = 𝐴 ⇒ {𝑟2 = 30° ⇒ 𝐷 = 𝑖1 + 𝑖2 − 𝐴 = 30°
𝑠𝑖𝑛 𝑖2 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟2 𝑖2 = 45°
Đáp án A.
𝐷𝑚 +𝐴 𝐴 𝐷𝑚 +60° 60°
b) Ta có 𝑠𝑖𝑛 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 2 ⇔ 𝑠𝑖𝑛 = √2 𝑠𝑖𝑛 ⇔ 𝐷𝑚 = 30°
2 2 2
Từ đó suy ra 𝐷 = 𝐷𝑚 = 30° nên khi ta tăng hoặc giảm góc tới 10° thì D sẽ tăng.
Đáp án A.
Ví dụ 5: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A, chiết suất 𝑛 = 1,5. Chiếu tia sáng qua lăng kính để có
góc lệch cực tiểu bằng góc chiết quang A. Tính góc B của lăng kính biết tiết diện thẳng là tam giác cân tại A.
A. 82,82°. B. 48°36′ . C. 45°. D. 41,41°.
Lời giải
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 7
+ Khi tia sáng có góc lệch cực tiể thì đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác của góc ở đỉnh A.
𝑖 = 𝑖2 = 𝑖𝑚
⇒{1 ⇒ 𝑖𝑚 = 𝐴 = 𝑖1 = 𝑖2
𝐷𝑚 = 2𝑖𝑚 − 𝐴
𝐴 𝐴
+ Lại có: 𝑠𝑖𝑛 𝑖𝑚 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 2 ⇒ 𝑠𝑖𝑛 𝐴 = 1,5 𝑠𝑖𝑛 2 ⇒ 𝐴 = 82,82°
180° − 𝐴
⇒𝐵= = 48°36′ .
2
Đáp án B.
Ví dụ 6: Chiếu một tia sáng SI đến vuông góc với màn E tại I. Trên đường đi của tia sáng, người ta đặt đỉnh
A của một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5°, chiết suất n = 1,5 sao cho SI vuông góc với mặt phân
giác của góc chiết quang I, tia sáng ló đến màn E tại điểm J. Tính IJ, biết rằng màn E đặt cách đỉnh A của lăng
kính một khoảng 1 m.
A. 21,8 cm. B. 4,36 cm. C. 6,54 cm. D. 1,09 cm.
Lời giải
+ Vì góc chiết quang là nhỏ nên 𝐷 = (𝑛 − 1)𝐴
IJ
+ Từ hình vẽ ta được: 𝑡𝑎𝑛 𝐷 = 𝐴𝐼
𝐼𝐽
+ Vì A bé nên D bé nên 𝑡𝑎𝑛 𝐷 ≈ 𝐷 ⇒ (𝑛 − 1)𝐴 = 𝑑
⇒ 𝐼𝐽 = (𝑛 − 1)𝐴𝑑 = 4,36𝑐𝑚 (A tính bằng rad).
Đáp án B.
C - BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chiếu một chùm tia sáng đỏ hẹp coi như một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính có tiết diện thẳng
là tam giác cân ABC có góc chiết quang A = 8° theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết
quang tại một điểm tới rất gần A. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là 𝑛𝑑 = 1,5. Góc lệch của tia ló
so với tia tới là:
A. 2° B. 4° C. 8° D. 12°
Câu 2: Chiếu vào mặt bên một lăng kính có góc chiết quang A = 60° một chùm ánh sáng hẹp coi như một tia
sáng. Biết góc lệch của tia màu vàng là cực tiểu. Chiết suất của lăng kính với tia màu vàng là 𝑛𝑣 = 1,52 và
màu tím 𝑛𝑡 = 1,54. Góc ló của tia màu tím bằng:
A. 51,2° B. 29,6° C. 30,4° D. đáp án khác
Câu 3: Một lăng kinh có góc chiết quang A và chiết suất n, được đặt trong nước có chiết suất 𝑛′ . Chiếu 1 tia
sáng tới lăng kính với góc tới nhỏ. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
𝑛 𝑛 𝑛′ 𝑛′
A. 𝐷 = 𝐴 (𝑛′ − 1) B. 𝐷 = 𝐴 (𝑛′ + 1) C. 𝐷 = 𝐴 ( 𝑛 − 1) D. 𝐷 = 𝐴 ( 𝑛 + 1)
Câu 4: Lăng kính có góc chiết quang A = 60°. Khi ở trong không khí thì góc lệch cực tiểu là 30°. Khi ở trong
3√2
một chất lỏng trong suốt chiết suất x thì góc lệch cực tiểu là 4°. Cho biết 𝑠𝑖𝑛 3 2° = . Giá trị của x là:
8
4
A. 𝑥 = √2 B. 𝑥 = √3 C. 𝑥 = 3 D. 𝑥 = 1,5
Câu 5: Lăng kính có góc chiết quang A = 60°, chiết suất 𝑛 = √2 trong không khí. Tia sáng tới mặt thứ nhất
với góc tới i. Có tia ló ở mặt thứ hai khi:
A. 𝑖 ≤ 15° B. 𝑖 ≤ 15° C. 𝑖 ≥ 21,47° D. 𝑖 ≤ 21,47°
Câu 6: Lăng kính có góc chiết quang A = 60°, chiết suất 𝑛 = √2 ở trong không khí. Tia sáng tới mặt thứ nhất
với góc tới i. Không có tia ló ở mặt thứ hai khi:
A. 𝑖 ≤ 15° B. 𝑖 ≤ 15° C. 𝑖 ≥ 21,47° D. 𝑖 ≤ 21,47°
Câu 7: Lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất 𝑛 = √3. Khi ở trong không khí thì góc lệch có giá trị cực
tiểu 𝐷𝑚𝑖𝑛 . Giá trị của A là:
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 8
A. 𝐴 = 30° B. 𝐴 = 60° C. 𝐴 = 45° D. tất cả đều sai
Câu 8: Lăng kính có góc chiết quang A = 30°, chiết suất 𝑛 = √2. Tia ló truyền thẳng ra không khí vuông góc
với mặt thứ hai của lăng kính khi góc tới i có giá trị:
A. 𝑖 = 30° B. 𝑖 = 60° C. 𝑖 = 45° D. 𝑖 = 15°
Câu 9: Lăng kính có góc chiết quang A = 60°, chiết suất 𝑛 = √2. Góc lệch D đạt giá trị cực tiểu khi góc tới i
có giá trị:
A. 𝑖 = 30° B. 𝑖 = 60° C. 𝑖 = 45° D. 𝑖 = 90°
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng
A. Góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là 𝐷 = 𝑖 + 𝑖 ′ − 𝐴
B. Khi góc tới i tăng dần thì góc lệch D giảm dần, qua một cực tiểu rồi tăng dần.
C. Khi lăng kính ở vị trí có góc lệch cực tiểu thì tia tới và tia ló đối xứng với nhau qua mặt phẳng phân
giác của góc chiết quang A.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Chọn câu trả lời sai
A. Lăng kính là môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng được giới hạn bởi hai mặt phẳng không
song song.
B. Tia sáng đơn sắc qua lăng kính sẽ luôn luôn bị lệch về phía đáy.
C. Tia sáng không đơn sắc qua lăng kính thì chùm tia ló sẽ bị tán sắc
D. Góc lệch của tia đơn sắc qua lăng kính là 𝐷 = 𝑖 + 𝑖 ′ − 𝐴
Câu 12: Cho một chùm tia sáng chiếu vuông góc đến mặt AB của một lăng kính ABC vuông góc tại A và góc
ABC bằng 30°, làm bằng thủy tinh chiết suất n = 1,3. Tính góc lệch của tia ló so với tia tới.
A. 40,5° B. 20,2° C. 19,5° D. 10,5°
Câu 13: Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa
tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính. Công thức nào trong các công thức sau là sai?
1 𝐴+𝐷𝑚𝑖𝑛 𝐴
A. 𝑠𝑖𝑛 𝑖1 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑖2 B. 𝐴 = 𝑟1 + 𝑟2 C. 𝐷 = 𝑖1 + 𝑖2 − 𝐴 D. 𝑠𝑖𝑛 = 𝑛. 𝑠𝑖𝑛 2
2
Câu 14: Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa
tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính. Công thức nào trong các công thức sau đây là đúng?
A. 𝑠𝑖𝑛 𝑖1 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟1 B. 𝑠𝑖𝑛 𝑖2 = 𝑛 𝑠𝑖𝑛 𝑟2 C. 𝐷 = 𝑖1 + 𝑖2 − 𝐴 D. A, B và C đều đúng
Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính?
A. Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân.
B. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác
C. Mọi tia sáng khi quang lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính.
D. A và C.
Câu 16: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính?
A. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác
B. Góc chiết quang của lăng kính luôn nhỏ hơn 90°.
C. Hai mặt bên của lăng kính luôn đối xứng nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang.
D. Tất cả các lăng kính chỉ sử dụng hai mặt bên cho ánh sáng truyền qua
Câu 17: Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là
A. một tam giác vuông cân B. một hình vuông
C. một tam giác đều D. một tam giác bất kì
Câu 18: Một lăng kính đặt trong không khí, có góc chiết quang A = 30° nhận một tia sáng tới vuông góc với
mặt bên AB và tia ló sát mặt bên AC của lăng kính. Chiết suất n của lăng kính
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 9
A. 0 B. 0,5 C. 1,5 D. 2
Câu 19: Chọn câu đúng
A. Góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là 𝐷 = 𝑖 + 𝑖 ′ − 𝐴 (trong đó i = góc tới; 𝑖 ′ = góc ló; D =
góc lệch của tia ló so với tia tới; A = góc chiết quang).
B. Khi góc tới i tăng dần thì góc lệch D giảm dần, qua góc lệch cực tiểu rồi tăng dần.
C. Khi lăng kính ở vị trí có góc lệch cực tiểu thì tia tới và tia ló đối xứng với nhau qua mặt phẳng phân
giác của góc chiết quang A.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 20: Một tia sáng tới gặp mặt bên của một lăng kính dưới góc tới 𝑖1 khúc xạ vào lăng kính và ló ra ở mặt
bên còn lại. Nếu ta tăng góc 𝑖1 thì:
A. Góc lệch D tăng B. Góc lệch D không đổi
C. Góc lệch D giảm D. Góc lệch D có thể tăng hay giảm
Câu 21: Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều, ba mặt như nhau, chiết suất 𝑛 = √3, được đặt trong
không khí (chiết suất bằng 1). Chiếu tia sáng đơn sắc nằm trong mặt phẳng tiết diện thẳng, vào mặt bên của
lăng kính với góc tới i = 60°. Góc lệch D của tia ló ra mặt bên kia
A. tăng khi i thay đổi B. giảm khi i tăng
C. giảm khi i giảm D. không đổi khi i tăng
Câu 22: Một lăng kính có góc chiết quang 60°. Chiếu l một tia sáng đơn sắc tới lăng kính sao cho tia ló có góc
lệch cực tiểu và bằng 30°. Chiết suất của thủy tinh làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đó là
A. 1,82 B. 1,414 C. 1,503 D. 1,731
Câu 23: Tiết diện thẳng của đoạn lăng kính là tam giác đều. Một tia sáng đơn sắc chiếu tới mặt bên lăng kính
và cho tia ló đi ra từ một mặt bên khác. Nếu góc tới và góc ló là 45° thì góc lệch là
A. 10° B. 20° C. 30° D. 40°
Câu 24: Một lăng kính thủy tinh có chiết suất là 1,6 đối với một ánh sáng đơn sắc nào đó và góc chiết quang
là 45°. Góc tới cực tiểu để có tia ló là
A. 15,1° B. 5,1° C. 10,14° D. Không thể có tia ló
Câu 25: Chiếu một tia sáng đến lăng kính thì thấy tia ló ra là một tia sáng đơn sắc. Có thể kết luận tia sáng
chiếu tới lăng kính là ánh sáng:
A. Chưa đủ căn cứ để kết luận B. Đơn sắc
C. Tạp sắc D. Ánh sáng trắng
Câu 26: Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối thuỷ tinh hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là
A. tam giác đều B. tam giác vuông cân
C. tam giác vuông D. tam giác cân
Câu 27: Chiếu tia sáng vuông góc với mặt bên của lăng kính thuỷ tinh chiết suất n = 1,5; góc chiết quang A;
góc lệch 𝐷 = 30°. Giá trị của góc chiết quang A bằng:
A. 41°10′ B. 66°25′ C. 38°15′ D. 24°36′
Câu 28: Chiếu tia sáng thẳng góc với phân giác của lăng kính tam giác đều chiết suất 𝑛 = √2. Góc lệch D có
giá trị:
A. 30° B. 45° C. 60° D. 33,6°
Câu 29: Chiếu tia sáng tới mặt bên của lăng kính tam giác vuông dưới góc tới 45°. Để không có tia ló ra mặt
bên kia thì chiết suất nhỏ nhất của lăng kính là
√2+1 3 √2
A. B. √2 C. D. √2 + 1
2 2

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 10


Câu 30: Chiếu tia sáng từ môi trường 1 chiết suất 𝑛1 = √3 vào môi trường 2 chiết suất 𝑛2 . Phản xạ toàn phần
xảy ra khi góc tới i lớn hơn hoặc bằng 60°. Giá trị của 𝑛2 là:
√3 √3
A. 𝑛2 < B. 𝑛2 < 1,5 C. 𝑛2 > D. 𝑛2 > 1,5
2 2

ĐÁP ÁN

1-B 2-B 3-A 4-C 5-C 6-D 7-A 8-C 9-C 10-D
11-B 12-D 13-A 14-D 15-B 16-A 17-A 18-D 19-D 20-D
21-A 22-B 23-C 24-C 25-B 26-B 27-C 28-D 29-B 30-A

Chủ đề 3 – THẤU KÍNH


A – KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Thấu kính là gì?
 Định nghĩa: Thấu kính là một khối chất trong suốt, đồng tính, được giới hạn bởi hai mặt cầu, hoặc
một mặt cầu và một mặt phẳng.
2. Có mấy loại thấu kính?
o Theo hình dạng – có 2 loại:
▪ Thấu kính rìa mỏng (thấu kính lồi)

▪ Thấu kính rìa dày (thấu kính lõm)

o Theo đường truyền tia sáng – có 2 loại


▪ Thấu kính hội tụ (đặt ở ngoài không khí, thấu kính rìa mỏng là TKHT)

▪ Thấu kính phân kì (đặt ở ngoài không khí, thấu kính rìa dày là TKPK)

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 11


3. Kí hiệu thấu kính:

Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì

4. Quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự:


▪ Quang tâm: là điểm mà mọi tia tới qua nó đều truyền thẳng.

o Đường thẳng đi qua quang tâm O, vuông góc với mặt thấu kính là trục chính của thấu kính.
o Các đường thẳng khác qua quang tâm O là trục phụ.
▪ Tiêu điểm
o Tiêu điểm vật chính

o Tiêu điểm ảnh chính

▪ Tiêu cự của thấu kính


̅̅̅̅ = OF
o Tiêu cự f là khoảng cách từ quang tâm O tới tiêu điểm F (OF ̅̅̅̅′ = f )
o Tiêu cự mang giá trị đại số.
5. Cách vẽ ảnh của một vật thật qua thấu kính
o Vẽ đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt:
▪ Tia tới song song với trục chính cho tia
ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) qua
tiêu điểm F’
▪ Tia tới qua quang tâm O cho tia ló
truyền thẳng.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 12


▪ Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
• Các tia ló cắt nhau  ảnh thật.
• Đường kéo dài của các tia ló cắt nhau  ảnh ảo.
6. Các trường hợp tạo ảnh của thấu kính
 Một số ví dụ:

▪ Tổng hợp:

❖ Với thấu kính hội tụ


STT Vị trí vật Tính chất ảnh, vị trí ảnh Kích thước, chiều của ảnh
1 Vật thật từ O đến F ảo, trước TK, xa TK hơn vật lớn hơn và cùng chiều vật
2 Vật thật ở F ảo ở ∞
3 Vật thật từ F đến F2 thật, sau TK, xa TK hơn vật lớn hơn, ngược chiều vật
4 Vật thật ở F2 thật, sau TK, ở F’ bằng và ngược chiều vật
5 Vật thật từ F2 đến ∞ thật, sau TK, gần TK hơn vật nhỏ hơn và ngược chiều vật
❖ Với thấu kính phân kì
STT Vị trí vật Tính chất ảnh, vị trí ảnh Kích thước, chiều của ảnh
1 Vật thật từ O đến ∞ ảo ở F’O’, gần TK hơn vật nhỏ hơn, cùng chiều vật
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 13
B – MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
1. Công thức liên hệ giữa độ tụ - tiêu cự - vị trí vật, ảnh.
1 1 1
𝐷= = +
𝑓 𝑑 𝑑′
𝑑𝑓 𝑑′𝑓 𝑑𝑑′
𝑑′ = ;  𝑑 = ;  𝑓 =
𝑑−𝑓 𝑑′ − 𝑓 𝑑 + 𝑑′
o f: tiêu cự (m). TKHT f > 0, TKPK f < 0.
o d: giá trị đại số khoảng cách từ vật đến thấu kính (m). Vật thật d > 0, vật ảo d < 0.
o d’: giá trị đại số khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m). Ảnh thật d’ > 0, ảnh ảo d’ < 0.
o D: độ tụ (dp). TKHT D > 0, TKPK D < 0.
2. Hệ số phóng đại ảnh:
𝐴′𝐵′ 𝑑′ 𝑓 𝑓−𝑑′
𝑘= = − 𝑑 = 𝑓−𝑑 =
𝐴𝐵 𝑓

Với k là hệ số phóng đại ảnh.


o ảnh ảo và vật cùng chiều: k > 0
o ảnh thật và vật ngược chiều: k < 0
3. Công thức liên hệ giữa độ tụ, chiết suất chất làm thấu kính và bán kính mặt cong của thấu kính
1 𝑛𝑡𝑘 1 1
𝐷= =( − 1) ( + )
𝑓 𝑛𝑚𝑡 𝑅1 𝑅2
• ntk: chiết suất của chất làm thấu kính.
• nmt: chiết suất môi trường đặt thấu kính.
• R1; R2: là bán kính của các mặt cong của thấu kính
o Rlồi > 0
o Rlõm < 0
o Rphẳng = ∞
4. Khoảng cách giữa vật và ảnh (L)
▪ TKHT:
o Ảnh thật: L = d + d’
o Ảnh ảo: L = - (d + d’)
▪ TKPK:
o Ảnh ảo: L = d + d’
C - BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Câu 2: Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho
A. ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật B. ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật
C. ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.
Câu 3: Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 4: Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kì
A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 14


C. luôn ngược chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo lớn hơn vật.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng?
A. Vật thật có thể cho ảnh thật. B. Vật thật luôn cho ảnh ảo.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự f âm. D. Thấu kính phân kì có độ tụ âm.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kì là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Câu 9: Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10 cm và 30 cm.
Tiêu cự của thấu kính đặt trong không khí là
A. f = 20 cm. B. f = 15 cm. C. f = 25 cm. D. f = 17,5 cm.
Câu 10: Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10 cm và 30
cm. Tiêu cự của thấu kính đặt trong nước có chiết suất n’ = 4/3 là
A. f = 45 cm B. f = 60 cm C. f = 100 cm D. f = 50 cm
Câu 11: Một thấu kính mỏng, phẳng – lồi, làm bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí, biết độ
tụ của kính là D = +5 (dp). Bán kính mặt cầu lồi của thấu kính là
A. R = 10 cm B. R = 8 cm C. R = 6 cm D. R = 4 cm
Câu 12: Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kì có tiêu cự f = –12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12
cm thì ta thu được
A. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.
B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.
C. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm.
D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm.
Câu 13: Thấu kính có độ tụ D = 5 (dp), đó là
A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = –5 cm. B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = –20 cm.
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm. D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm.
Câu 14: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = +5 (dp) và cách thấu
kính một đoạn 30 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
Câu 15: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = +5 (dp) và cách thấu
kính một khoảng 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 15


Câu 16: Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi như xuất phát từ một
điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25 cm. Thấu kính đó là
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25 cm. B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = 25 cm.
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = –25 cm. D. thấu kính phân kì có tiêu cự f = –25 cm.
Câu 17: Vật sáng AB đặ vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì tiêu cụ f = –25 cm, cách thấu kính
25 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, nằm trước thấu kính, cao gấp đôi vật.
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cao bằng nửa vật.
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao gấp đôi vật.
D. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao bằng nửa vật.
Câu 18: Vật AB = 2 cm nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm cho ảnh A’B’ cao 8cm. Khoảng
cách từ ảnh đến thấu kính là
A. 8 cm. B. 16 cm. C. 64 cm. D. 72 cm.
Câu 19: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng
cách từ vật tới thấu kính là
A. 4 cm. B. 6 cm. C. 12 cm. D. 18 cm.
Câu 20: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 cm, qua thấu
kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là
A. f = 15 cm. B. f = 30 cm. C. f = – 15 cm. D. f = – 30 cm.
Câu 21: Một thấu kính mỏng, hai mặt lồi giống nhau, làm bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 đặt trong không
khí, biết độ tụ của kính là D = +10 (dp). Bán kính mỗi mặt cầu lồi của thấu kính là
A. R = 0,02 (m). B. R = 0,05 (m). C. R = 0,10 (m). D. R = 0,20 (m).
Câu 22: Hai ngọn đèn S1 và S2 đặt cách nhau 16 cm trên trục chính của thấu kính có tiêu cự là f = 6 cm. Ảnh
tạo bởi thấu kính của S1 và S2 trùng nhau tại S’. Khoảng cách từ S’ tới thấu kính là
A. 12 cm. B. 6,4 cm. C. 5,6 cm. D. 4,8 cm.
Câu 23: Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 cm và 25 cm, đặt đồng trục và cách nhau một
khoảng a = 80 cm. Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 cm, vuông góc với trục chính của hai thấu kính.
Ảnh A”B” của AB qua hệ là
A. ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60 cm.
B. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20 cm.
C. ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100 cm.
D. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 100 cm.
Câu 24: Cho thấu kính hội tụ L. Vật sáng AB đặt cách thấu kính một khoảng 25 cm cho ảnh ảo cao gấp 6 lần
vật. Tiêu cự của thấu kính là
A. 35 cm B. 20 cm C. 28 cm D. 30 cm
Câu 25: Cho thấu kính O1 (D1 = 4 dp) đặt đồng trục với thấu kính O2 (D2 = –5 dp), khoảng cách O1O2 = 70
cm. Điểm sáng S trên quang trục chính của hệ, trước O1 và cách O1 một khoảng 50 cm. Ảnh S” của S qua hệ

A. ảnh ảo, nằm trước và cách O2 một đoạn 10 cm. B. ảnh ảo, nằm trước và cách O2 đoạn 20 cm.
C. ảnh thật, nằm sau và cách O1 một đoạn 50 cm. D. ảnh thật, nằm trước và cách O2 đoạn 20 cm.
Câu 26: Cho thấu kính O1 (D1 = 4 dp) đặt đồng trục với thấu kính O2 (D2 = –5 dp), chiếu tới hệ một chùm
sáng song song và song song với trục chính của hệ. Để chùm ló ra khỏi hệ là chùm song song thì khoảng cách
giữa hai thấu kính là
A. ℓ = 25 cm. B. ℓ = 20 cm. C. ℓ = 10 cm. D. ℓ = 5 cm.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 16


HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Chọn C. Đối với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn D. Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
Câu 4: Chọn A.
Câu 5: Chọn D.
Câu 6: Chọn A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo, có tiêu cự f < 0, độ tụ D < 0.
Câu 7: Chọn C. Với một thấu kính phân kì không thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
Câu 8: Chọn A. Đối với thấu kính hội tụ không thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
1 1
Câu 9: Chọn B. Áp dụng công thức tính độ tụ của thấu kính D = (𝑛 − 1)(𝑅 + 𝑅 )
1 2
𝑛 1 1
Câu 10: Chọn B. Áp dụng công thức tính độ tụ của thấu kính D = (𝑛' − 1)(𝑅 + 𝑅 )
1 2
Câu 11: Chọn A. Áp dụng công thức tính độ tụ cho thấu kính phẳng lồi D = 1/f = (n – 1)/R
1 1 1
Câu 12: Chọn C. Áp dụng công thức thấu kính 𝑓 = 𝑑 + 𝑑'; áp dụng |k| = A’B’/AB với k = –d’/d
Câu 13: Chọn D.
1 1 1
Câu 14: Chọn A. Tiêu cự của thấu kính là f = 1/D = 0,2 m = 20 cm. Áp dụng công thức 𝑓 = 𝑑 + 𝑑' với d = 30
cm tính được d’ = 60 (cm) > 0 suy ra ảnh A’B’ là ảnh thật, nằm sau thấu kính.
Câu 15: Chọn D. Áp dụng công thức thấu kính với d = 10 (cm) ta tính được d’ = –20 (cm) < 0 suy ra ảnh A’B’
là ảnh ảo, nằm trước thấu kính.
Câu 16: Chọn D. Chùm sáng song song coi như xuất phát từ vô cực, ta có thể coi d = ∞. Chùm ló coi như xuất
phát từ một điểm nằm trước thấu kính, cách thấu kính 25 (cm) suy ra d’ = –25 (cm). Áp dụng công thức thấu
kính ta tính được f = –25 (cm).
Câu 17: Chọn B. Áp dụng công thức thấu kính với f = –25 cm, d = 25 cm tính được d’ = –12,5 cm. Áp dụng
công thức k = –d’/d = 0,5. Vậy ảnh là ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cao bằng nửa vật.
Câu 18: Chọn C.
Câu 19: Chọn D.
Câu 20: Chọn A. Vật AB là vật sáng nên d > 0, ảnh A’B’ là ảnh thật nên d’ > 0 suy ra d’ = 3d = 60 (cm). Áp
dụng công thức thấu kính tính được f = 15 (cm).
Câu 21: Chọn C. Áp dụng công thức độ tụ của thấu kính có hai mặt giống nhau: D = 2(n – 1)/R
Câu 22: Chọn A.
Câu 23: Chọn D. Áp dụng công thức thấu kính ta có d1’ = 60 (cm). Khoảng cách giữa hai thấu kính là a = d1’
+ d2 → d2 = 20 (cm). Áp dụng công thức thấu kính ta có d2’ = 100 (cm).
Câu 24: Chọn D. Ta có d’ = –150 cm → f = d.d’/(d + d’) = 30 cm
Câu 25: Chọn A.
Câu 26: Chọn D. Hệ quang học thỏa mãn điều kiện: chùm tia tới là chùm song song cho chùm tia ló là chùm
song song, hệ đó gọi là hệ vô tiêu. Khi đó khoảng cách giữa hai thấu kính là ℓ = f1 + f2.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 17


Chủ đề 4 – MẮT
A – KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Cấu tạo của mắt

Các bộ phận chính:

• Giác mạc: lớp màng cứng trong suốt, khúc xạ các tia sáng và bảo vệ mắt.
• Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.
• Lòng đen: màn chắn, giữa có lỗ trống (con ngươi) để điều chỉnh hướng của chùm sáng
chiếu vào.
• Thủy tinh thể: Khối đặc, mềm, trong suốt có dạng thấu kính hai mặt lồi.
• Dịch thủy tinh: chất lỏng giống keo loãng, lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thủy tinh.
• Màng lưới (võng mạc): nơi ảnh của vật được tạo ra (cảm nhận ánh sáng tốt nhất tại điểm
vàng - V)
2. Hoạt động:

• Hiểu một cách đơn giản thì cơ chế hoạt động của mắt giống cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh,
thủy tinh thể có vai trò như một thấu kính hội tụ.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 18


• Quá trình điều tiết mắt: là cơ chế giúp cho mắt tăng công suất khúc xạ bằng cách thay đổi hình
dạng (độ cong hai mặt) của thủy tinh thể  thay đổi tiêu cự của mắt  để ảnh của vật luôn hiện
trên võng mạc.
o Khi mắt không điều tiết, thủy tinh thể dẹt nhất (Rmax  fmax  Dmin)

o Khi mắt điều tiết tối đa, thủy tinh thể phồng tối đa (Rmin  fmin Dmax)

• Khi mắt nhìn thấy vật nào thì trên võng mạc (rõ nhất tại điểm vàng-V) hiện lên ảnh thật, ngược
chiều và rất nhỏ so với vật đó.

3. Một số khái niệm


Điểm cực cận Cc: là vị trí của vật gần nhất trên
trục chính của mắt mà mắt còn thấy được khi mắt
đã điều tiết tối đa.
o Lúc đó tiêu cự thuỷ tinh thể nhỏ nhất fmin (nhìn chóng mỏi mắt)
o Khoảng cách từ quang tâm O của mắt đến điểm cực cận Cc được gọi là khoảng cách
nhìn rõ ngắn nhất: Đ = OCc
o Đối với người mắt không có tật thì điểm cực cận cách mắt: Đ = OCc = 25cm.
o Càng lớn tuổi điểm Cc càng lùi xa mắt.
Điểm cực viễn Cv: là vị trí của vật xa nhất trên trục
chính của mắt mà mắt còn thấy được khi mắt không
phải điều tiết.
o Lúc đó tiêu cự thuỷ tinh thể lớn nhất fmax (nhìn không mỏi mắt)
o Đối với mắt không có tật nhìn vật ở rất xa mà không cần điều tiết nên điểm Cv ở ∞
(OCv = ∞)

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 19


Khoảng nhìn rõ của mắt: CcCv
o Từ điểm cực cận (Cc) đến điểm cực viễn
(Cv) của mắt.

Góc trông và năng suất phân li của mắt:


AB
o Góc trông vật (α) được xác định: tanα =
OA

o Năng suất phân li: là góc trông vật nhỏ nhất của
mắt mà mắt còn phân biệt được 2 điểm trên vật.
ε = αmin = 1' = 3.10-4 rad
Hiện tượng lưu ảnh trên mắt: là hiện tượng mà trong thời gian 0,1 s ta vẫn còn thấy vật
mặc dù ảnh của vật không còn tạo ra trên màn lưới.
4. Mắt không có tật: là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc: OCC = Đ  25cm,
OCV = 
o Giới hạn nhìn rõ của mắt [CC;CV]
o Khi chuyển từ trạng thái quan sát vật ở vị trí cách mắt d1 sang trạng thái quan sát vật ở vị trí
cách mắt d2 thì độ biến thiên độ tụ của mắt là:
1 1
Δ𝐷 = −
𝑑2 𝑑1

• Áp dụng: Khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa thì
1 1
Δ𝐷 = −
𝑂𝐶𝐶 𝑂𝐶𝑉
Lưu ý: d1, d2, OCC và OCV tính bằng đơn vị mét (m)
5. Các tật của mắt:

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 20


Mắt Mắt Mắt Mắt
bình thường cận thị viễn thị lão thị
Khái
Nhìn rõ vật ở xa mà Nhìn xa kém hơn Nhìn gần kém hơn Nhìn gần kém hơn
niệm
không điều tiết. mắt bình thường. mắt bình thường. mắt bình thường.

Khi không
fmax = OV fmax < OV fmax > OV fmax > OV
điều tiết

Cực viễn Cv cách mắt Cv ở sau mắt


Ở vô cực CV ở vô cực
(CV) không lớn (< 2 m) (điểm ảo)

Cực cận
Đ = OCc= 25 cm OCc < 25 cm OCc > 25 cm OCc > 25 cm
(CC)

Đeo kính phân kì để


Đeo kính phân kì Đeo kính hội tụ nhìn xa.
Cách sửa tật
(sát mắt): fk = - OCv thích hợp Đeo kính hội tụ để
nhìn gần.

6. Các cách sửa tật của mắt


a. Tật cận thị:

Mắt cận thị


o Phương án 1:
▪ Đeo thấu kính phân kì để nhìn xa như người bình thường, tức là vật ở vô cực cho ảnh
ảo qua kính nằm ở điểm cực viễn Cv.

 Vật cách kính: d = ∞


 Ảnh cách kính: d’ = - OKCV = - (OCV –ℓ)
(với ℓ = OOK là khoảng cách từ mắt tới kính).
 Tiêu cự và độ tụ của kính cần đeo:
• fk = d’ = - (OCV – ℓ); Dk = - 1/(OCV – ℓ).
❖ Chú ý: Kính đeo sát mắt (ℓ = 0): d’ = -OCv; fk = - OCV; Dk = - 1/OCV.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 21


o Phương án 2:
▪ Đeo thấu kính phân kì để nhìn gần như người bình thường, tức là vật đặt cách mắt 25
cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận Cc.

 Vật cách kính: d = (25 -ℓ) cm.


 Ảnh cách kính: d’ = - OKCC = - (OCC - ℓ)
(với ℓ = OOK là khoảng cách từ mắt tới kính).
 Tiêu cự và độ tụ của kính:
dd' 1
• 𝑓𝐾 = 𝑑+𝑑' < 0; 𝐷𝑘 = 𝑓
𝑘

❖ Chú ý: Kính đeo sát mắt (ℓ = 0): d = 25 cm; d’ = - OCc.


b. Mắt viễn thị:

▪ Đeo thấu kính hội tụ để nhìn gần như người bình thường, tức là vật đặt cách mắt 25 cm
cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận Cc.

 Vật cách kính: d = (25-ℓ) cm.


 Ảnh cách kính: d’ = - OKCC = ℓ - OCC
(với ℓ = OOK là khoảng cách từ mắt tới kính).
 Tiêu cự và độ tụ của kính:
dd' 1 𝑑 + 𝑑'
𝑓𝑘 = > 0; 𝐷𝑘 = = >0
𝑑 + 𝑑' 𝑓𝑘 dd'
c. Mắt lão thị: (tương tự như mắt viễn thị)
B – MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
Ví dụ 1. Một người có mắt bình thường (không tật) nhìn thấy được các vật ở rất xa mà không phải
điều tiết. Khoảng cực cận của người này là 25 cm. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng
thêm bao nhiêu?
Ví dụ 2. Một người mắt bình thường có tiêu cực biến thiên từ fmin = 14 mm đến fmax. Biết khoảng cách
từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15 mm. Tìm phạm vi nhìn rõ của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt
khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa.
Ví dụ 3. Một người cận thị lớn tuổi chỉ còn nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách 50cm - 67cm. Coi
kính đeo sát mắt. Tính độ tụ của các kính phải đeo để người này có thể:
a. Nhìn xa ở vô cùng không phải điều tiết.
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 22
b. Đọc được sách gần mắt nhất cách mắt 25 cm.
Ví dụ 4. Một người có tật phải đeo kính có độ tụ -2 dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa
vô cùng không phải điều tiết và đọc được trang sách cách mắt gần nhất là 25 cm. Coi kính đeo sát mắt.
a. Người này bị tật gì?
b. Xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi không đeo kính.
Ví dụ 4. Một người cận thị nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách mắt 13,5 cm đến 51 cm. Biết kính
đeo cách mắt 1 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để người này có thể
a. Nhìn xa ở vô cùng mà không phải điều tiết.
b. Nhìn được vật gần nhất cách mắt 26 cm.
Ví dụ 5. Mắt người có tật phải đeo kính có độ tụ -2 dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa
vô cùng không cần điều tiết và đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất 26 cm, kính đeo cách mắt
1cm.
a. Người này bị tật gì?
b. Xác định khoảng nhìn rõ của mắt khi không đeo kính.
Ví dụ 6. Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm và độ biến thiên độ tụ từ trạng thái mắt
không điều tiết đến trạng thái mắt điều tiết tối đa là 8 dp. Hỏi điểm cực cận của mắt người này cách
mắt bao nhiêu?
Ví dụ 7. Mắt viễn thị nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có
thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 cm trong hai trường hợp sau:
a. Kính đeo sát mắt.
b. Kính đeo cách mắt 1 cm.
Ví dụ 8. Một mắt không tật có quang tâm nằm cách võng mạc 1,6 cm. Xác định tiêu cực và độ tụ của
mắt khi:
a. Mắt không điều tiết.
b. Mắt điều tiết để nhìn một vật cách mắt 20 cm.
Ví dụ 10. Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của 1 mắt bình thường là 1,5 cm.
a. Điểm cực viễn của mắt nằm ở đâu, độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực
viễn là bao nhiêu?
b. Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc mắt không điều tiết thì khi mắt điều
tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng ΔD = (16-0,3n) dp với n là số tuổi tính theo đơn vị năm.
Tính độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 và khoảng cực cận của mắt ở độ tuổi đó.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 23


Ví dụ 11. Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1 mm. Đưa tờ giấy xa mắt dần cho đến khi thấy hai
vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Xác định gần đúng khoảng cách khoảng cách từ mắt đến tờ
giấy. Biết năng suất phân li của của mắt người này là αmin = 3.10-4rad
Ví dụ 12. Một mắt bình thường có võng mạc cách thủy tinh thể một đoạn 15 mm. Hãy xác định tiêu
cự và độ tụ của thủy tinh thể khi nhìn vật sáng AB trong các trường hợp sau:
a. Vật AB ở vô cực.
b. Vật AB cách mắt 80 cm.
Ví dụ 13. Một vật AB đặt cách mắt 5 m. Hãy xác định độ cao tối thiểu của vật AB để mắt phân biệt
được hai điểm A, B. Biết năng suất phân li của mắt αmin = 3.10-4 rad.
Ví dụ 14. Một người đứng tuổi nhìn các vật ở rất xa thì không phải đeo kính.
a. Người này đeo kính độ tụ 1 dp có thể đọc được sách cách mắt 25 cm, Xác định giới hạn nhìn
rõ của mắt người này khi không đeo kính (kính đeo sát mắt)
b. Xác định độ biến thiên độ tụ của mắt người khi chuyển từ trạng thái qua sát vật cách mắt
100 cm về trạng thái quan sát vật cách mắt 50 cm.
Ví dụ 15. Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm.
a. Mắt người này bị tật gì?
b. Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không phải điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao
nhiêu? (coi kính đeo sát mắt)
c. Điểm Cc cách mắt 10 cm, khi đeo kính trên (sắt mắt) thì người đó nhìn thấy điểm gần nhất
cách mắt bao nhiêu.
Ví dụ 16. Mắt một người cận thị có khoảng cực cận là 12,5 cm và khoảng nhìn rõ của mắt là 37,5 cm.
a. Hỏi người này phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu để nhìn rõ được các vật ở vô cực mà
không phải điều tiết.
b. Người đó đeo kính có độ tụ như thế nào thì sẽ được không nhìn thấy được bất kỳ vật nào
trước mắt. Coi kính đeo sát mắt.
C – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt.
B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt cong dần lên.
C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống.
D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn
nằm trên võng mạc.
B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm
trên võng mạc.

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 24


C. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm
trên võng mạc.
D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định
sau đó không giảm nữa.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng
mạc gọi là điểm cực viễn (CV).
B. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng
mạc gọi là điểm cực cận (CC).
C. Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất αmin khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt được
hai điểm A, B.
D. Điều kiện để mắt nhìn rõ một vật AB chỉ cần vật AB phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cùng là mắt bình thường.
B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm là mắt mắc tật cận thị.
C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 cm đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị.
D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến vô cực là mắt mắc tật cận thị.
Câu 5: Về phương diện quang hình học, có thể coi
A. mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh tương đương với một thấu kính
hội tụ.
C. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh và võng mạc tương đương với
một thấu kính hội tụ.
D. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc và điểm vàng tương
đương với một thấu kính hội tụ.
Câu 6: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi
A. độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
B. khoảng cách thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
C. khoảng cách giữa thủy tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên
võng mạc.
D. cả độ cong các mặt của thủy tinh thể, khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của
của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là SAI?
A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần.
B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.
C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa.
D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.
Câu 8: Cách sửa các tật nào sau đây là SAI?
A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp.
B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp.
C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là
kính phân kì.
D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới
là kính hội tụ.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng?
A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa.
B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kì có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang
tâm tới viễn điểm.
C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận
của mắt.
GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 25
D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 cm đến vô cực.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?
A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết.
B. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa.
C. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực.
D. Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không điều phải điều tiết.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.
B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.
C. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi không điều tiết.
D. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính lão.
Câu 14: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải
ngồi cách màn hình xa nhất là
A. 0,5 m. B. 1,0 m. C. 1,5 m. D. 2,0 m.
Câu 15: Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 cm phải đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ
nhắn nhất của người đó là
A. 25 cm. B. 50 cm. C. 1,0 m. D. 2,0 m.
Câu 16: Một người cận thị đeo kinh có độ tụ – 1,5 (dp) thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết.
Khoảng thấy rõ lớn nhất của người đó là
A. 50 cm. B. 67 cm. C. 150 cm. D. 300 cm.
Câu 17: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ + 1 (dp), người này sẽ nhìn
rõ được những vật gần nhất cách mắt
A. 40,0 cm. B. 33,3 cm. C. 27,5 cm. D. 26,7 cm.
Câu 18: Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 cm
cần đeo kính sát mắt có độ tụ là
A. D = –2,5 (dp). B. D = 5,0 (dp). C. D = –5,0 (dp). D. D = 1,5 (dp).
Câu 19: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính chữa tật của mắt, người này
nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt
A. 15,0 cm. B. 16,7 cm. C. 17,5 cm. D. 22,5 cm.
Câu 20: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ –1 (dp). Miền nhìn
rõ khi đeo kính của người này là
A. từ 13,3 cm đến 75 cm. B. từ 1,5 cm đến 125 cm.
C. từ 14,3 cm đến 100 cm. D. từ 17 cm đến 2 m.
Câu 21: Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 cm
cần đeo kính (kính cách mắt 1 cm) có độ tụ là
A. D = 1,4 (dp). B. D = 1,5 (dp). C. D = 1,6 (dp). D. D = 1,7 (dp).

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 26


HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Chọn C
Câu 2: Chọn B.
Câu 3: Chọn D. Điều kiện để mắt nhìn rõ một vật AB là vật AB phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt và góc
trông vật phải lớn hơn năng suất phân li.
Câu 4: Chọn D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến vô cực là mắt bình thường có thể nói là mắt rất tốt.
Câu 5: Chọn B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy
tinh, dịch thủy tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.
Câu 6: Chọn A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ cho ảnh của của
vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Câu 7: Chọn D. Mắt cận nhìn được rất gần, mắt viễn nhìn được rất xa, điều này không giống mắt lão.
Câu 8: Chọn C. Muốn sửa tật lão thị phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì để nhìn
xa, nửa dưới là kính hội tụ để nhìn gần.
Câu 9: Chọn B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kì có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ
quang tâm tới viễn điểm (hay f = –OCV).
Câu 10: Chọn A. Mắt cận nhìn rõ được các vật ở gần mà không nhìn rõ được các vật ở xa nên cần đeo kính
phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
Câu 11: Chọn D. Mắt viễn nhìn rõ được các vật ở xa mà không nhìn rõ được các vật ở gần nên cần đeo kính
hội tụ để nhìn rõ vật ở gần (khi đọc sách).
Câu 12: Chọn A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết.
Câu 13: Chọn B. Mắt lão khi nhìn các vật ở xa giống như mắt cận, muốn nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà không
phải điều tiết thì phải đeo kính phân kì giống như sửa tật cận thị.
Câu 14: Chọn D. Người đó đeo kính cận số 0,5 có nghĩa là độ tụ của kính là D = –0,5 (dp), tiêu cự của kính là
f = 1/D = –2 m, suy ra OCV = –f = 2 m. Người đó có thể xem được Tivi xa nhất cách mắt 2 m.
Câu 15: Chọn B. Người cận thị khi về già mắc tật lão hóa, khi nhìn gần phải đeo kính hội tụ. Kính số 2 tức la
độ tụ D = 2 (dp), vật cách kính 25 cm, cho ảnh ảo nằm ở điểm CC.
𝑑.𝑓
d’ = 𝑑−𝑓 = –50 cm → OCC = –d’ = 50 cm.
Câu 16: Chọn B. Để sửa tật cận thị cần đeo kính có tiêu cự f = –OCV → OCV = 67 cm.
Câu 17: Chọn B. Khi vật nằm tại cực cận mới qua kính cho ảnh ảo nằm tại CC.
𝑑'.𝑓
d = 𝑑'−𝑓 = 33,33 (cm)
Câu 18: Chọn D.
Câu 19: Chọn B. Tiêu cự của kính cần đeo là f = –OCV = –50 cm.
Khi đeo kính, vật nằm tại điểm gần nhất qua kính cho ảnh ảo nằm tại CC.
𝑑'.𝑓
d = 𝑑'−𝑓 = 16,67 (cm)
Câu 20: Chọn C. Khi đeo kính có độ tụ D = –1 (dp), f = – 100 cm, vật nằm tại cực cận mới qua kính cho ảnh
𝑑'.𝑓
ảo tại cực cận, d = 𝑑'−𝑓 = 14,29 cm.
Vật nằm tại cực viễn mới qua kính cho ảnh ảo tại CV.
𝑑'.𝑓
d = 𝑑'−𝑓 = 100 cm.
Câu 21: Chọn C. Khi đeo kính cách mắt 1 cm, vật nằm tại cực cận mới qua kính cho ảnh ảo tại CC, áp dụng
1 1 1
công thức thấu kính D = 𝑓 = 𝑑 + 𝑑' = 1,6 (dp)

GV: PHẠM THÀNH – THPT Chuyên Ngoại ngữ pg. 27

You might also like