You are on page 1of 1

Đáp án môn “Lý thuyết ô tô” HKI (18-19) - Khoa CLC - Đề số 1

Câu 1 (6 đ)

• Muốn xe leo được dốc cao và trơn thì xe phải có lực kéo lớn và tổng lực bám ở các bánh xe chủ
động lớn. (0,5đ)
• Đề bài cho 1 xe ô tô cụ thể với 2 phương án: xe 1 cầu chủ động và 2 cầu chủ động: Như vậy ở cả
2 trường hợp lực kéo tính theo mômen động cơ là như nhau nên chỉ cần xét lực kéo ở 2 phương
án theo điều kiện bám. (0,5đ)
• Xét ô tô có trọng lượng toàn bộ là G, khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước a, đến cầu sau b,
chiều dài cơ sở L, chiều cao trọng tâm h, góc dốc là α, phản lực pháp tuyến ở cầu trước Z1, cầu
sau Z2. (0,5đ)
• Vẽ đúng 2 hình cho 2 phương án: xe 1 cầu chủ động và xe 2 cầu chủ động. (1đ)
a. Phương án 1: xe có 1 cầu chủ động, 1 cầu bị động.
▪ Xe có cầu trước chủ động: Z1 = G (b cos α - h sin α)/L (0,5đ)
Fk1 max ≤ Z1φ = Gφ (b cos α - h sin α)/L (1) (0,5đ)
▪ Xe có cầu sau chủ động: Z2 = G (a cos α + h sin α)/L (0,5đ)
Fk2 max ≤ Z2φ = Gφ (a cos α + h sin α)/L (2) (0,5đ)
b. Phương án 2: Xe có 2 cầu và cả 2 cầu chủ động.
▪ Fk3 max ≤ Z1φ + Z2φ = (Z1 + Z2)φ = Gφ cos α (3) (0,5đ)
(Giả thuyết hệ số bám dọc φ ở cả 2 cầu như nhau)
• Từ (1), (2), (3) ta có: Fk1 max < Fk2 max < Fk3 max (0,5đ)
• Vậy xe 2 cầu chủ động có khả năng leo dốc cao và trơn tốt hơn xe 1 cầu chủ động. (0,5đ)
( Khi xét xe leo dốc cực đại thì Fj=0, Fω=0, Fm=0: Xin xem ở Giáo trình Lý thuyết ô tô, ch.4)

Câu 2 (4 đ)

• Xét 1 ô tô khi phanh trên cùng 1 loại đường trong 2 trường hợp: Lần phanh 1 trọng lượng toàn
bộ của xe là G1, lần phanh 2 trọng lượng toàn bộ của xe là G2, với G1 < G2 (0,5đ)
• Do G1 < G2 nên phản lực pháp tuyến ở các bánh xe tăng lên ở lần phanh thứ 2: Zb1< Zb2 (0,5đ)
• Theo chương 3, Giáo trình Lý thuyết ô tô: Ở hình 3.10 c, các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số bám,
thì do Zb1< Zb2 nên theo Đồ thị quan hệ giữa φ và Zb suy ra φ1 > φ2 ( với φ1, φ2 là hệ số bám dọc
sử dụng ở lần phanh 1 và 2 ) (0,5đ)
• Do jp= φg/σi và φ1 > φ2 nên suy ra jp1 > jp2 (0,5đ)
• Do tp= σi( v1- v2)/φg và φ1 > φ2 nên suy ra tp1 < tp2 (0,5đ)
• Do Sp= σi( v1 - v2 )/2φg và φ1 > φ2 nên suy ra Sp1< Sp2
2 2
(0,5đ)
• Do Fprmax= φ và φ1 > φ2 nên suy ra Fpr1max> Fpr2max (0,5đ)
• Bởi vậy khi G tăng thì jp giảm, tp tăng, Sp tăng, Fprmax giảm. (0,5đ)

You might also like