You are on page 1of 4

1.

Nguồn gốc lịch sử:


- Có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt
ở Việt Nam từ rất sớm.
- Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng đồng tộc người với nhiều
nhóm địa phương.
- Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.
- Người Thái ở Việt Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen.
2. Phân bố địa lý:
- Cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An.
3. Dân số, ngôn ngữ:
- Dân số: Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân tộc Thái có
1.820.950 người. Trong đó, có 910.202 nam và 910.748 nữ.
- Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).
- Chữ viết: Chữ viết thuộc hệ thống chữ Brahmic được người Thái Đen và nhiều
dântộc Thái khác ở Việt Nam và Thái Lan sử dụng.
Người Thái với đồ trang sức bạc.

Lễ đón nàng trăng của người Thái.


Dân tộc Thái trắng
Hòa Minzy trong trang phục Thái
4. Đặc điểm chính:
- Thiết chế xã hội truyền thống: Thiết chế bản mường, một hình thức tổ chức
mang tính tiền nhà nước, đánh dấu trình độ phát triển cao của xã hội người Thái.
- Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Thái thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần nông nghiệp,
thần sông núi. Việc thờ cúng gắn liền với các lễ hội trong năm như: lễ xuống đồng,
lễ cầu mưa, lễ rước hồn lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới... Tục cưới xin, tang ma
được tổ chức chặt chẽ theo nghi thức truyền thống.
- Cúng tổ tiên ở người Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch, người Thái Trắng ăn tết
theo âm lịch.

You might also like