You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

LÊ THỊ MINH ANH


MSSV: 1821003159
Lớp: 18DLG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HỢP ĐỒNG


XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VN SEAFOOD.

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

TP. HỒ CHÍ MINH: 05/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

LÊ THỊ MINH ANH


MSSV: 1821003159
Lớp: 18DLG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HỢP ĐỒNG


XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VN SEAFOOD.

CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG


ỨNG TOÀN CẦU

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2


GVHD: T.S LÊ QUANG HUY

TP. HỒ CHÍ MINH: 05/2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan báo cáo thực hành nghề nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Lê Quang Huy, đảm
bảo tính trung thực về các nội dung báo cáo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
lời cam đoan này.
Sinh viên

Lê Thị Minh Anh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và tất cả các thầy
cô trường Đại học Tài Chính – Marketing nói chung và thầy cô trong khoa Thương
Mại nói riêng vì đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ sở và chuyên ngành, tạo
điều kiện cho em có cơ hội để được thực tập tại công ty. Đây là một điều rất thiết thực
và hữu ích, đã mang lại nhiều kinh nghiệm cũng như trang bị thêm những kiến thức,
kỹ năng, cũng như truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu giúp ích cho em
trong quá trình làm việc sau này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn chân thành nhất đến Tổng giám đốc và
các anh chị quản lí ở Công ty TNHH VN Seafood vì đã cho em điều kiện để được
thực tập, đào taọ kỹ năng xuất nhập khẩu, học hỏi cũng như chia sẻ những kỹ năng
làm việc và kinh nghiệm thực tế giúp em nhận ra những điểm yếu để kịp khắc phục
để đó là hành trang để em vững bước cho công việc sau này.
Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Huy đã tận tình hướng dẫn,
cũng như chỉnh sửa, góp ý về những vấn đề liên quan đến báo cáo cũng như giải đáp
những thắc mắc, để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn thiện nhất.
Cuối cùng em xin gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban giám hiệu, toàn thể quý thầy
cô cùng các bạn sinh viên trường Đại học Tài Chính- Marketing. Và xin kính chúc
Công ty TNHH VN Seafood Việt Nam ngày càng phát triển.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1.Kết cấu nội dung (các chương mục) phù hợp với đề tài
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2.Các nội dung được trình bày rõ ràng, kết nối chặt chẽ, logic với nhau
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3.Nội dung báo cáo phản ánh trung thực thực tiễn các hoạt động nghề nghiệp
chuyên môn chủ lực diễn ra tại doanh nghiệp
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4.Các kiến nghị cải tiến, hoàn thiện các nghiệp vụ chuyên môn phù hợp
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5.Văn phong mạnh lạc, ít lỗi chính tả (bình quân không quá 02 lỗi/ trang)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
6.Trình bày hình thức đẹp và đúng quy định:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày.…tháng. …năm ……


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi đầy đủ họ tên
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ THNN

STT Nội dung Thang Điểm


điểm
1 Kết cấu nội dung (các chương mục) phù hợp 1
với đề tài

2 Các nội dung được trình bày rõ ràng, kết nối 1,5
chặt chẽ, logic với nhau

3 Nội dung báo cáo phản ánh trung thực thực 3


tiễn các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn
chủ lực diễn ra tại doanh nghiệp

4 Các kiến nghị cải tiến, hoàn thiện các 1,5


nghiệp vụ chuyên môn phù hợp

5 Văn phong mạnh lạc, ít lỗi chính tả (bình 1,5


quân không quá 02 lỗi/ trang)

6 Trình bày hình thức đẹp và đúng quy định 1,5


NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TP Hồ Chí Minh, Tháng 12 Năm 2020
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VN SEAFOOD. ............................ 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH VN Seafood ....................... 3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ................................................................... 3
1.2.1. Chức năng ........................................................................................................... 3
1.2.2.Nhiệm vụ ............................................................................................................. 4
1.3. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp .................................................................................... 4
1.3.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty ............................................................................... 4
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí ............................................................................. 5
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng, ban ......................................................... 5
1.4. Tình hình phát triển kinh doanh ................................................................................ 6
1.5. Định hướng phát triển của Công ty ........................................................................... 8
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH VN SEAFOOD .................................................................................... 9
2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên
container bằng đường biển tại Công ty VN Seafood........................................................ 9
2.1.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện ...................................................................................... 9
2.1.2.1. Ký kết hợp đồng .......................................................................................... 9
.................................................................................................................................. 9
.................................................................................................................................. 9
2.1.2.2. Liên hệ với VCB để kiểm tra L/C ............................................................. 11
2.1.2.3. Chuẩn bị hàng hóa ..................................................................................... 11
2.1.2.4. Nhận Booking note từ nhà nhập khẩu ....................................................... 12
2.1.2.5. Lập chứng từ xuất khẩu ............................................................................. 13
2.1.2.6. Khai báo hải quan điện tử .......................................................................... 13
2.1.2.7. Xếp hàng lên tàu ........................................................................................ 18
2.1.2.8. Liên hệ hãng tàu của nhà NK lấy vận đơn ................................................ 18
2.1.2.9. Xin giấy cấp C/O và giấy quản lí chất lượng ............................................ 18
2.1.2.10. Làm thủ tục thanh toán với ngân hàng .................................................... 19
2.1.2.11. Giải quyết khiếu nại (nếu có), lưu hồ sơ ................................................. 19
2.2. Đánh giá nghiệp vụ của Công ty ............................................................................. 20
2.2.1. Ưu điểm: ........................................................................................................... 20
2.2.2. Nhược điểm: ..................................................................................................... 20
2.2.3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ
CHỨC HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY VN SEAFOOD ...................................................................................... 22
3.1. Cơ sở đề xuất ........................................................................................................... 22
3.1.2. Dự báo về thách thức ........................................................................................ 22
3.1.3. Định hướng phát triển Công ty ......................................................................... 22
3.2. Các kiến nghị ........................................................................................................... 23
3.2.1. Kiến nghị với phòng kinh doanh ...................................................................... 23
3.2.2. Kiến nghị với phòng quản lí nhân sự ............................................................... 23
3.2.3. Kiến nghị về việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nội địa và sức cạnh tranh 24
3.1.4. Giải pháp với bộ phận dịch vụ khách hàng. ..................................................... 24
3.3. Bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực tập ................................... 24
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 26
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Bảng tình hình phát triển kinh doanh của Công ty TNHH VN Seafood .............. 7
Bảng 2.1. Thông tin đóng gói hàng hóa ............................................................................. 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức Công ty TNHH VN Seafood .................................................... 5
Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu tại Công ty VN Seafood ........................ 9
Sơ đồ 2.2. Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu tại Công ty VN Seafood. ............... 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1 Logo Công ty TNHH VN Seafood ........................................................................ 3
Hình 2.1. Thông tin chung – Khai báo hải quan điện tử .................................................... 15
Hình 2.2. Danh sách container ........................................................................................... 16
Hình 2.3. Danh sách hàng hóa ............................................................................................ 16
TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
C/O Certificate of Origin
hóa
CNT Carton Thùng hàng carton
Công ty Trách nhiệm hữu
CO.,LTD Company Limited
hạn
COVID-19 Virus Sar-Cov-2
EVFTA Hiệp định thương mại tự do
FOB Free on Board
KGS Đơn vị đo khối lượng
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
NK Nhập khẩu
PO Purchase Order Đơn đặt hàng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
USD Đơn vị tiền đô la
Hiệp hội Chế biến và Xuất
VASEP
khẩu thủy sản Việt Nam

VCB Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ


phần Ngoại thương Việt Nam
VND Đơn vị tiền Việt Nam
XK Xuất khẩu
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trái với tình trạng
ảm đạm trong 6 tháng đầu năm 2020, từ tháng 7.2020, đặc biệt là từ khi Việt Nam và
Châu Âu (EU) ký Hiệp định thương mại tự do EVFTA và hiệp định thương mại này
được thực thi (1.8.2020), xuất khẩu thủy sản bật tăng trở lại và luôn tăng trưởng. Theo
bài viết mới đây trên trang tin asiatimes.com, Việt Nam sẽ nhanh chóng "tái xuất" trong
thời kỳ hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và trở thành một trong những nền
kinh tế tăng trưởng cao nhất trên phạm vi toàn cầu
Nhìn chung tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam đang phát triển khởi sắc và tăng
đều theo từng năm. Nhờ chính sách khuyến khích xuất khẩu cùng những hoạch định
đúng đắn theo từng năm khiến Công ty không những không bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng kinh tế sau đợt dịch COVID-19 mà luôn phát triển không ngừng và đem lại kim
ngạch xuất nhập khẩu đáng kinh ngạc sau mỗi năm, xuất phát từ thực tiễn “Phân tích
hoạt động tổ chức hợp đồng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công
ty TNHH VN Seafood”. Là một sinh viên năm 3 chuyên ngành Logistics và quản trị
chuỗi cung ứng toàn cầu của trường Đại học Tài chính- Marketing, em rất may mắn
được Công ty nhận thực tập để làm báo cáo tốt nghiệp của mình với mong muốn hiểu
rõ được thực trạng tổ chức hợp đồng xuất khẩu hàng hóa tại Công ty, những khó khăn,
thuận lợi, điểm mạnh và tồn tại của doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp những khó
khăn, thách thức, thúc đẩy, hoàn thiện hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu nguyên
container bằng đường biển tại Công ty VN Seafood.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quát và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động tổ chức hợp đồng xuất
khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH VN Seafood.
+ Phân tích thực trạng xuất khẩu tại Công ty TNHH VN Seafood, đánh giá nhận xét
những ưu điểm và những hạn chế trong việc tổ chức hợp đồng xuất khẩu tại Công ty VN
Seafood.
+ Vận dụng những lý thuyết tìm hiểu những yêu cầu thách thức, yếu tố dự báo tác động
đến việc tổ chức hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH VN Seafood.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm và đồng thời đề ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động
tổ chức hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH VN Seafood.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu.
Phân tích hoạt động tổ chức hợp đồng xuất khẩu nguyên container bằng đường
biển tại Công ty TNHH VN Seafood.
- Phạm vi nghiên cứu.
+Phạm vi không gian
Công ty TNHH VN Seafood
Địa chỉ: 15 đường D6, KDC Hưng Phú, Khu phố 6, Tổ 8, Phường Phước Long B,
Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
+Phạm vi giới hạn
Đề tài được tập trung nghiên cứu thực hiện trong phạm vi chuyên ngành quản trị kinh
doanh xuất nhập khẩu
(Dữ liệu sử dụng là dữ liệu có sẵn từ Công ty TNHH VN Seafood.
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài chia làm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH VN Seafood.
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nguyên container bằng
đường biển tại Công ty TNHH VN Seafood.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tổ chức hợp đồng xuất khẩu
bằng đường biển tại Công ty TNHH VN Seafood.

2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VN SEAFOOD.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH VN Seafood
Mới được thành lập chưa lâu nhưng Công ty đã cố gắng không ngừng vươn mình
bước chân vào thị trường xuất nhập khẩu để cạnh tranh với các công ty lớn, nhỏ trong
và ngoài nước nhanh chóng trở thành một công ty xuất nhập khẩu, cung cấp sản phẩm,
dịch vụ, vận chuyển hàng hóa quốc tế có uy tín tại khu vực phía Nam.
Công ty TNHH VN Seafood được thành lập vào ngày 24/07/2006 được thành lập bởi
bà Phạm Thị Lệ Thu.
Tên đầy đủ: Công ty TNHH VN Seafood
Tên giao dịch quốc tế: VN SEAFOOD COMPANY LIMITED
Trụ sở chính: 15 đường D6, KDC Hưng Phú, Khu phố 6, Tổ 8 , Phường Phước Long B,
Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế: 0316405027
Điện thoại: 0966899341
Địa chỉ trang Wed: http://www.vnseafoods.com/
Email: elena@vnseafoods.com
Đại diện pháp luật: Phạm Thị Lệ Thu (Giám đốc)
Logo Công ty:

Hình 1.1 Logo Công ty TNHH VN Seafood


1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1. Chức năng

- Thực hiện các mối quan hệ buôn bán trong thương mại có tổ chức từ bên trong
ra bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Xuất khẩu: xuất khẩu kinh doanh mặt hàng thủy hải sản trong lẫn ngoài nước
- Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
• Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
• Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
• Dịch vụ ăn uống khác (trừ quán bar, quán giải khát có khiêu vũ).
• Bốc xếp hàng hóa (trừ bốc xếp hàng hóa cảng hàng không)
• Sản xuất sản phẩm từ plastic (trừ luyện cán cao su, tái chế phế thải, thuộc da,
trừ sản xuất xốp cách nhiệt, sử dụng ga r141b tại trụ sở) (trừ tái chế phế thải
nhựa)
• Bán buôn thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở)

3
• Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
(không hoạt động tại trụ sở)
• Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
• Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa (Chi tiết: Đại lý, môi giới)
• Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
• Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
(Chi tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh)
• Kiểm tra và phân tích kỹ thuật
• Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt (trừ giết mổ gia súc, gia cầm)
• Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
• Chế biến và bảo quản rau quả
• Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
• Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
• Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
• In ấn
• Dịch vụ liên quan đến in
• Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh
(không hoạt động tại trụ sở)
1.2.2.Nhiệm vụ
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong phạm vi ngành nghề
được ghi trong giấy phép kinh doanh của Công ty.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quy định của nhà nước và chính
quyền địa phương nơi đặt Công ty.
- Giám đốc Công ty có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế tổ chức hoạt
động của Công ty, làm đầy đủ thủ tục để kinh doanh.
- Tích cực chủ động trong việc tăng vốn hoạt động. Nghiên cứu, thực hiện các biện
pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng kinh doanh, dịch vụ, mở rộng
thị trường trong nước và quốc tế, từng bước tăng dần hiệu quả kinh doanh
- Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm
trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
1.3. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
1.3.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty
❖ Tổng số lao động của công ty cho đến thời điểm 20/09/2019: 15 người.
• Phân theo độ tuổi.
+ Tuổi (22-25): 6 người; chiếm tỷ lệ 50%
+ Tuổi (26-30): 4 người; chiếm tỷ lệ 33%
+ Tuổi (30-35): 2 người; chiếm tỷ lệ 17%
• Phân theo giới tính.
+ Nữ: 7 người; chiếm tỷ lệ 58%
+ Nam: 5 người; chiếm tỷ lệ 42%
4
• Phân theo trình độ.
+ Đại học: 8 người; chiếm tỷ lệ 66%
+ Cao đẳng: 4 người; chiếm tỷ lệ 34%
(Nguồn:Bộ phận quản lí)
❖ Nhận xét: Nhân viên tại công ty đều có trình độ từ cao đẳng trở lên và có kinh
nghiệm trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể nhân viên có trình độ cao
đẳng chiếm 34% và trình độ đại học chiếm 66%. Độ tuổi trung bình trẻ hóa năng
động mang lại lợi thế cho hoạt động hiệu quả của công ty.

1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí

GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN TÀI BỘ PHẬN GIAO BỘ PHẬN KINH


CHÍNH KẾ TOÁN NHẬN HẢI QUAN DOANH XNK

Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức Công ty TNHH VN Seafood

(Nguồn: Bộ phận quản lý)


1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng, ban
- Bộ phận quản lý: Giám đốc có quyền cao nhất, ra các quyết định và giao các
công việc cho cấp dưới.
- Bộ phận tài chính: Kế toán phụ trách công việc thu chi của công ty, lên sổ sách
quyết toán, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của công ty.
- Bộ phận giao nhận hải quan: Phó Giám đốc là người thay mặt Giám đốc điều
hành mọi công việc theo chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Bộ phận giao nhận thực
hiện các hợp đồng dịch vụ liên quan Vận tải, giao nhận hàng hóa, kiểm điếm, đóng
gói, hải quan xuất nhập khẩu. Đồng thời theo dõi lịch tàu, các tuyến và thông báo
cho khách hàng khi cần, chịu trách nhiệm liên hệ với các hãng tàu trong và ngoài
nước.
- Bộ phận Chứng Từ
+ Thực hiện kiểm tra giám sát, lập các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu.
+ Chịu trách nhiệm chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu liên quan đến lô hàng.
+ Chăm sóc và tư vấn khách hàng.
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa.
+ Liên lạc với các đại lý và hãng nước ngoài để biết về thông tin hàng.
+ Lưu hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu.
5
- Bộ phận Giao Nhận

+ Làm thủ tục hải quan.


+ Tổ chức theo dõi các quá trình này để ứng biến với các trường hợp xảy ra
+ Trực tiếp làm việc tại hiện trường, kiểm tra giám sát đốc thúc các quy trình
giao nhận hàng hóa, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thực
hiện thủ tục.

- Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu: Nghiên cứu, phân tích thị trường, tổ chức
các hoạt động kinh doanh của công ty, tìm kiếm khách hàng mới cho công ty đồng
thời đưa ra đề xuất cải tiến dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

+ Trưởng phòng kinh doanh điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động
kinh doanh của phòng kinh doanh. Định hướng phát triển cho phòng kinh
doanh, tìm kiếm khách hàng, tranning cho các sales, lập báo cáo tài chính, lên
kế hoạch phát triển phòng để thu lại lợi nhuận hạn chế chi phí tới mức thấp
nhập và làm theo yêu cầu của giám đốc
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cho phòng kinh doanh và cho bộ
phận kinh doanh.
+ Tìm kiếm và duy trì khách hàng cho công ty thông qua các mạng lưới nhân
viên với các công ty khác, đồng thời xúc tiến việc ký kết hợp đồng với các
khách hàng.
+ Lập kế hoạch kinh doanh và trình cho giám đốc xem xét đúng thời hạn; đánh
giá tình hình hoạt động kinh doanh của phòng Sales.
+ Phát triển các nhóm kinh doanh mới để tìm kiếm và mở rộng khách hàng, thị
trường mới, nghiên cứu tiềm hiểu thị trường kĩ càng.
+ Phụ trách phân tích báo cáo kinh doanh, xây dựng và phát triển hệ thống giá,
chiết khấu và quản lý lãi/lỗ trong kinh doanh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm cạnh tranh với các công ty chung lĩnh vực kinh
doanh.
+ Nghiên cứu tìm hiểu thị trường xuất nhập khẩu ở các tỉnh thành và trên thế giới
để đưa ra những kế hoạch xuất nhập khẩu hiệu quả nhằm tăng khả năng cạnh
tranh, đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

1.4. Tình hình phát triển kinh doanh

6
Bảng 1.2 Bảng tình hình phát triển kinh doanh của Công ty TNHH VN Seafood
(Đơn vị: VND)

2018/2019 2019/2020

Chỉ Tương Tương


Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tuyệt đối Tuyệt đối
tiêu đối (%) đối
(%)
Doanh
287.465.960 507.079.980 562.023.170 219.614.02 7,63 549.493.190 10,84
thu

Chi phí 213.713537 347.829.213 421.517.378 134.115.676 6,35 736.881.65 21,2

Tổng
lợi
nhuận 737.524.23 159.250.767 140.505.792 854.983.44 115,92 -187.44 -11,78
trước
thuế
Tổng
lợi
147.504.85 318.501.53 281.011.58 170.996.68 115,93 -374.90 -11,78
nhuận
sau thuế
Nguồn: Phòng kế toán
*Nhận xét: Từ bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH VN Seafood ta có thể nhận
thấy

- Trong giai đoạn 2018-2019 doanh thu của công ty tăng trưởng vượt bậc thu về nguồn
lãi nhất định

- Nhìn chung tình hình tăng trưởng về doanh thu cuả công ty qua các năm có sự thay
đổi đặt biệt là năm 2019 doanh thu tăng đến 0,31% tương đương với
219.614.020VND so với 2018, doanh thu năm 2020 tăng 549.431.90VND

- Qua bảng 1.3.2 ta có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng trưởng qua các năm dao
động từ 740,000,00VND đến 160,000,000VND

- Tuy nhiên lợi nhuận công ty tăng trưởng không ổn định theo từng năm. Lợi nhuận
trước thuế năm 2019 là 159.250.767VND thì đến năm 2020 lợi nhuận chỉ còn
140.505.792VND giảm 187,449,75VND.
- Tình hình kinh tế khó khăn nên kéo theo doanh thu năm 2020 tăng trưởng chậm
trong khi đó tỉ suất phí luôn giữ trong khi đó phí luôn giữ ở mức ổn định trong 3
năm qua vì thế lợi nhuận luôn đạt ở mức tăng trưởng rất cao.
- Trong năm 2019 Công ty đã tăng trưởng mức lợi nhuận gần gấp 2 lần và năm 2020
mức tăng trưởng lợi nhuận giảm xuống.

7
- Có thể kết luận dù tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh nhưng có thể thấy tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định qua
các năm
- Nhờ vào việc Việt Nam gia nhập các tổ chức cũng như kí kết các hiệp định thương
mại đã có them nhiều thuận lợi trong việc giao thương mua bán xuất nhập khẩu và
cũng từ đó mà doanh thu của công ty tăng trưởng vượt bậc
1.5. Định hướng phát triển của Công ty
Công ty TNHH VN Seafood quyết tâm xây dựng và phát triển Công ty lớn mạnh và
ổn định về mọi mặt, hình thành tên tuổi được nhiều khách hàng nước ngoài lựa chọn để
hợp tác. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2025 trở thành Công ty xuất nhập
khẩu cho thị trường Châu Âu. Luôn đặt giá trị cốt lõi của Công ty lên đầu: “Chất lượng
- Uy tín - Trách nhiệm - Cam kết - Hỗ trợ - Hợp tác”.

8
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VN SEAFOOD
2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
nguyên container bằng đường biển tại Công ty VN Seafood
2.1.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện

1.Ký kết hợp 2.Liên hệ với 3.Chuẩn bị 4. Nhận


đồng VCB để kiểm hàng hóa Booking note
tra L/C từ nhà NK

7.Xếp hàng lên 6.Khai báo hải 5. Lập chứng


8.Lấy vận đơn
tàu quan điện tử từ xuất khẩu

6.1 Làm thủ tục hải


quan tại cảng, mở tờ
khai chính thức

9. Xin cấp C/O 10. Làm thủ tục 11. Giải quyết
và giấy kiểm tra thanh toán với ngân khiếu nại (nếu
chất lượng hàng có), lưu hồ sơ

Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu tại Công ty VN Seafood

2.1.2. Phân tích quy trình giao nhận hàng xuất nguyên container bằng đường
biển tại Công ty VN Seafood
2.1.2.1. Ký kết hợp đồng

Khách Hai bên thỏa Nhân viên


hàng liên thuận, đàm Ký hợp đồng XNK thực
phán hợp đồng hiện quy trình
hệ đặt hàng
xuất khẩu

Sơ đồ 2.2. Quy trình ký kết hợp đồng

a. Khách hàng liên hệ đặt hàng:


-Nhân viên của bộ phận kinh doanh sẽ đuợc thông báo khi có đơn đặt hàng (P/O) từ
khách hàng và nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra và soạn thảo hợp đồng.
b. Hai bên thỏa thuận, đàm phán hợp đồng:
9
-Nhân viên Phòng quản lý sản phẩm sẽ xem xét có đủ nguyên vật liệu để sản xuất hàng
hóa, sau đó tính tổng các chi phí nguyên liệu, bao bì, vận chuyển nội địa sau đó báo
giá cho nhân viên Phòng kinh doanh để báo giá lại với khách hàng trên điều kiện đã
trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí và lợi nhuận do công ty yêu cầu. Từ đó đưa ra các thỏa
thuận về giá cả, số lượng, đóng gói, tiêu chuẩn, thời gian giao hàng và phương thức
thanh toán với bên nhà nhập khẩu
c. Ký hợp đồng:
- Sau khi hai bên thương thảo đi đến thống nhất nội dung hợp đồng bao gồm các
điều khoản về hàng hóa, điều kiện giao hàng, trách nhiệm của mỗi bên,... thì hai
bên đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương với các điều kiện ký kết hợp đồng đảm
bảo các cơ sở pháp lý. Tại Việt Nam bao gồm các loại văn bản pháp luật sau:
• Luật thương mại
• Các nghị định chính phủ
• Các thông tư các bộ ban ngành
- Các văn bản pháp luật về hàng hóa mua bán quốc tế
- Trong hợp đồng này Công ty VN SEAFOOD có địa chỉ tại Việt Nam đóng vai
trò là xuất khẩu, nhà nhập khẩu là Công ty AH CHOUU SARL có trụ sở tại
Island. Để tiết kiệm chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng, hai bên tiến hành ký kết
qua fax. Nội dung bản hợp đồng như sau:
• Số hợp đồng: VNSEA21001 – ASC 001
• Ngày hợp đồng: 23/02/2021
• Bên bán: Công ty VN SEAFOOD (VIET NAM)
Địa chỉ: 15 đường D6, KDC Hưng Phú, Khu phố 6, Tổ 8, Phường Phước Long
B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
• Bên mua: Công ty AH CHIU SARL
Địa chỉ: 80 Chemn Maxime Riviere Za La Cafirine 8P 33, 97451 Saint Plerre
Cedex, Reunion Island.
• Description:
Cá rô phi đông lạnh/ BLACK TILAPIA WGGS
Cá điêu hồng đông lạnh/ RED TILAPIA WGGS
• Quanity:
Cá rô phi đông lạnh/ BLACK TILAPIA WGGS: 3100 KGS
Cá điêu hồng đông lạnh/ RED TILAPIA WGGS: 4850 KGS
• Unit price FOB:
Cá rô phi đông lạnh/ BLACK TILAPIA WGGS: 1,58 USD/KG
Cá điêu hồng đông lạnh/ RED TILAPIA WGGS: 1,88 USD/KG
• Amount: 14016 USD
• Contract price: Price to be understood FOB HO CHI MINH PORT (Incoterms
2020)
• Total value: 14016 USD
• Payment: By L/C 45 days

10
- Document for payment:
a) Ocean (Clean on Board) Bill of Lading
b) Commercial invoice: 02 original
c) Packing list: 02 original
d) Certificate of origin – Form EUR.1
- Shipment and information for insurance
a) Time of delivery: 10/03/2021
b) Port of loading: HO CHI MINH PORT
c) Port of destination: REUNION ISLAND
Hai bên cam kết tuân thủ các yêu cầu của hợp đồng, nếu có bất kỳ tranh chấp xảy
ra sẽ nhờ đến trọng tài Quốc Tế Việt Nam giải quyết.
2.1.2.2. Liên hệ với VCB để kiểm tra L/C

- Ngân hàng thông báo VietcomBank gửi chứng từ thông báo cho người xuất khẩu là
công ty TNHH VN Seafood. Nếu thư tín dụng được gửi bằng telex thì ngân hàng
thông báo sẽ tiến hành xác minh điện báo mở thư tín dụng và kiểm tra mã, sau đó
chuyển bản chính đến cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản “Nguyên căn bức
điện thư tín dụng”. Nếu thư tín dụng được gửi đến bằng thư thì ngân hàng thông báo
sẽ kiểm tra chữ ký, sau đó thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông
báo về việc mở thư tín dụng và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển
ngay cho người xuất khẩu.
- Nhân viên kinh doanh của Công ty kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp
nhận thì giao hàng cho người nhập khẩu (thông qua người vận tải), đồng thời lập bộ
chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi cho ngân hàng
Vietcombank. Nếu Công ty (người xuất khẩu) không chấp nhận thì yêu cầu cầu người
nhập khẩu điều chỉnh L/C. Mọi nội dung sửa đổi đều phải có xác nhận của ngân hàng
mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu
thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và cũng không thể hủy bỏ thư tín dụng cũ.
2.1.2.3. Chuẩn bị hàng hóa

- Đây là một công việc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng, tùy
vào từng đối tượng khách hàng mà công việc này được thực hiện với những nội
dung khác nhau. Tập trung hàng từ nhiều nguồn hàng khác nhau:
- Nhân viên của phòng kế hoạch kinh doanh sẽ tiến hành sẽ tiến hành thực hiện
quy trình xuất khẩu theo yêu cầu trong hợp đồng và đóng gói theo yêu cầu của
khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng
• Cá rô phi đông lạnh: 1KG/BAG x 10/CNT
• Cá điêu hồng đông lạnh: 1KG/BAG x 10/CNT
• Khối lượng (Gross Weight): 8745 kgs
11
- Công ty sẽ chuẩn bị hàng hóa đầy đủ và đóng gói theo yêu cầu cầu hợp đồng
- Nguyên tắc đóng gói:
• Thùng hàng phải có kích thước cân đối và phù hợp với hàng hóa để đảm bảo
tính an toàn lẫn thẩm mỹ. Đây là một yếu tố quan trọng trong xuất khẩu hàng
hóa ra nước ngoài.
• Có đầy đủ các thông tin trên bao bì và phải được niêm phong dán nhãn. Thông
tin trên bao bì gồm: loại hàng, số lượng, trọng lượng cùng các thông tin an
toàn hàng hóa, kiểm định an toàn xuất nhập khẩu.
• Trên thùng hàng phải có đầy đủ các thông tin bao gồm: người nhận, người
gửi và các thông tin khác nhằm mục đích đề phòng trường hợp hàng hóa bị
thất thoát
• Lựa chọn được chất liệu bao bì dùng để đóng gói hàng hóa là thùng carton.
Các chất liệu này phải đáp ứng được các quy định riêng của từng loại chất
liệu bao bì và phải được chấp nhận tại thị trường xuất nhập khẩu.
Bảng 2.1. Thông tin đóng gói hàng hóa

CARTON Name of UNIT Quantity Gross Total


Goods (CNT) weight (CBM)
(KGS)
795 Cá rô phi PCS 310 3410 25
đông lạnh

Cá điêu
hồng đông 485 5335
lạnh
TOTAL: 795 8745 25

2.1.2.4. Nhận Booking note từ nhà nhập khẩu


Theo hợp đồng FOB thì người nhập khẩu sẽ là người book tàu. Tuy nhiên sau khi
có Booking người nhập khẩu sẽ gởi Booking note cho Công ty Seafood thông qua
mail hoặc là fax.
Nội dung của booking như sau:
- Tên tàu: HAIAN MIND V.076S
- Cảng xếp hàng: Cảng Cát Lái – Hồ Chí Minh
- Cảng dỡ hàng: Cảng Pointe Des Galets
- Ngày tàu khởi hành: 11/03/2021
- Chi tiết booking: một container lạnh 20 feet, thường loại 20 feet cân nặng
22.250,000
- Số container: CXRU1165417/P4546881
- Khối lượng hàng: 8750 KGS/ 795 CTNS
- Thể tích: 25 CBM
12
- Đóng hàng tại: kho công ty người xuất khẩu.
2.1.2.5. Lập chứng từ xuất khẩu
- Nhân viên kinh doanh của Công ty VN Seafood tiến hành làm chứng từ xuất khẩu:
Hóa đơn thương mai (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing list),…Để
chuẩn bị cho khâu tiếp theo là khai báo hải quan.
- Công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB nên không phải thuê phương tiện vận tải, bên
nhập khẩu phải thuê vận tải, sau đó Công ty sẽ nhận được Booking Note để xác nhận
lịch tàu và check các thông tin liên quan tới quá trình vận tải (các điều khoản: Thời
gian tàu chạy, số lượng, giờ cắt máng, lệ phí áp dụng, thời gian lưu kho, bãi,...)
2.1.2.6. Khai báo hải quan điện tử

Chuẩn bị chứng từ

Khởi động phần mềm ECUSS, đăng nhập tài khoản Công ty

Thiết lập các thông số, thông tin khai báo

Truyền tờ khai

Luồng Luồng Luồng


xanh vàng đỏ

Xuất trình chứng từ hải quan yêu cầu

NO Đăng kí chuyển bãi


kiểm hóa
YES

Đóng
thuế

Thông quan
13
Sơ đồ 2.2. Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu tại Công ty VN Seafood.

Triển khai từng bước trong quy trình làm thủ tục hải quan
Chuẩn bị bộ hồ sơ khai báo hải quan, bộ hồ sơ gồm:
+ Hợp đồng thương mại/ số VNSEA21001 – ASC 001 ngày 23 tháng 02 năm 2021.
+ Hóa đơn thương mại số: VNSEA21001 – ASC
+ Packing list
+ Vận đơn (B/L)
- Đăng ký tờ khai điện tử
+ Đăng nhập vào hệ thống phần mềm khai Hải quan ECUSS có kết nối mạng tới cơ
quan Hải quan và khai đầy đủ thông tin được yêu cầu bao gồm : thông tin người
xuất khẩu, người nhập khẩu, người ủy thác, Chi cục hải quan, Cửa khẩu xuất hàng
Số và ngày hóa đơn, cảng xếp, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, đồng
tiền thanh toán, quy cách hàng hóa, HS code, số lượng, đơn vị tính, giá bán, trọng
lượng số cont, số kiện
+ Đính kèm file (dạng ảnh) và điền đầy đủ thông tin các giấy tờ, chứng từ liên quan
tại mục “Chứng từ kèm theo”
+ Sau khi thực hiện đầy đủ các thao tác, kiểm tra lại toàn bộ thông tin chính xác tiến
hành truyền tờ khai hải quan, khai trước tờ khai EDA nhân viên chứng từ dùng
chữ ký số được cung cấp để thực hiện khai và truyền tờ khai hải quan điện tử
- Nhân viên của Công ty căn cứ vào bộ hồ sơ khai báo trên để nhập thông tin tờ khai gửi
tới Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 Cát Lái thông qua phần mềm
khai báo hải quan điện tử ECUS-K4 (Phần mềm khai báo hải quan ECUS-K4 của Công
ty Thái Sơn.

14
Hình 2.1. Thông tin chung – Khai báo hải quan điện tử

- Quy trình khai báo hải quan điện tử: nhập thông tin chung của tờ khai, nhập số tờ khai,
mã loại hình B11, cơ quan Hải quan CSGONKV1, mã bộ phận xử lý tờ khai 02, mã hiệu
phương thức vận chuyển, ngày khai báo 06/03/2021; tên, địa chỉ, mã số thuế người xuất
khẩu, người nhập khẩu theo form.
+Bảng kê chi tiết hàng hóa ngày 05 tháng 03 năm 2021
+Số hóa đơn: VNSEA21001-ASC001, ngày hóa đơn: 29/10/2020
+ Số & loại kiện: 795 CTNS, vận chuyển: Đường biển
+Tên Tàu, số chuyến: HAIAN MIND V.076S

15
Hình 2.2. Danh sách container

• Điền thông tin danh sách container


• Địa điểm xếp hàng lên xe chở: 02CIS01
• Số container: CXRU1165417
Hình 2.3. Danh sách hàng hóa

Khai báo tới cơ quan Hải quan Chi cục Cảng Cát Lái: sau khi nhập đầy đủ thông tin tờ
khai, Nhân viên Công ty bấm “Khai chính thức tờ khai (EDA)” và nhập mật khẩu để
truyền thông tin tờ khai đến cơ quan Hải quan Chi cục Cảng Cát Lái.

16
Sau khi nhận được thông tin của Công ty khai báo lên, chương trình nghiệp vụ của Hải
quan sẽ tiến hành cấp số tờ khai, phân luồng và gửi thông tin phản hồi về cho Công ty
VN Seafood:
- Số tờ khai:3003821136640, ngày 06 tháng 03 năm 2021
- Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan: “Luồng vàng”.
• Luồng vàng - 2: Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng bắt buộc phải kiểm tra
chi tiết hàng hóa nhưng kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp cần thực hiện theo yêu cầu và xuất trình
hồ sơ giấy để cơ uqan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được thông quan thì nhân
viên giao nhận sẽ tiến hành đi lấy hàng
- Mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Khu vực 1 - Cát Lái
- Theo phản hồi của Hải quan tờ khai “Luồng vàng”, nhân viên Công ty xuất trình bộ
chứng từ tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Khu Vực 1- Cát Lái, bộ hồ sơ xuất trình
gồm:
+ Tờ khai hải quan điện tử: 3003821136640, ngày 06 tháng 03 năm 2021; Chuẩn bị
những chứng từ hải quan sau: Giấy giới thiệu của công ty, Tờ khai hải quan xuất khẩu
cho lô hàng (1 bản đầy đủ in từ phần mềm), Hóa đơn thương mại (Commercial
Invoice) (1 bản sao), Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) (1 bản sao), Phiếu đóng
gói (Packing List) (1 bản sao), và những chứng từ liên quan như catalog, hình ảnh, tài
liệu kỹ thuật. Sau khi xuất trình bộ hồ sơ trên tại bộ phận Hải quan hàng xuất Chi cục
hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu Vực 1- Cát Lái, công chức hải quan tiếp nhận
kiểm tra tính pháp lý, sự phù hợp của bộ hồ sơ, nếu bộ hồ sơ hợp lệ thì công chức Hải
quan hàng xuất sẽ ký và đóng dấu xác nhận thông quan trên tờ khai hải quan. Và trả tờ
khai cho nhân viên của Công ty (lệ phí Hải quan là 40.000 VND, Hải quan không trực
tiếp thu như trước đây, mà Công ty phải ra kho bạc quận 2 để nộp vào tài khoản của
Chi cục Hải quan Cát Lái).
❖ Khai Hải quan cổng
Nhân viên Hải Quan cổng: kiểm tra và xác nhận biển số xe, số mooc, tình trạng container trên
phiếu xuất/ nhập CY, booking note, tờ khai thông quan.

Tài xế xe: Đưa phiếu xuất nhập bãi cho nhân viên cổng kiểm tra và cho xe vào cổng hải quan.
Nhận BAT, EIR và thời gian vào cảng.

❖ Thanh lý tờ khai
Nhân viên giao nhận đi đến cảng Cát Lái cầm theo phiếu Đăng ký làm hàng (HBCX), “Giấy
biên nhận thanh toán” và Tờ khai thông quan - các chứng từ liên quan khác (gồm bộ tờ khai,
INV, P/L, B/L, hóa đơn cước, giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu) đến đội thủ tục làm hàng

17
xuất khẩu đăng kí để thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ giấy, sau đó đến quầy vô sổ tàu đóng phí để
thanh lý tờ khai.

❖ Thanh lý hải quan cổng


Tài xế giao trả BAT cho nhân viên cổng, đóng phí ra vào cổng và nhận lại phiếu EIR đã có seal
và thời gian ra cảng.

❖ Vô sổ tàu.

Nhân viên giao nhận nộp tờ khai đã thanh lý và danh sách container đủ điều kiện qua khu vực
giám sát (có mã vạch từ phần mềm khai hải quan điện tử) cho quầy vô sổ tàu. Chờ lấy phiếu
vào sổ là xong.

2.1.2.7. Xếp hàng lên tàu


Để đưa hàng lên tàu với lô hàng xuất nguyên container lần này, trước hết
nhân viên giao nhận sẽ tìm vị trí container bằng cách kiểm tra trên hệ thống máy
tính có kết nối mạng tại cảng để xem lô hàng đã được đưa vào bãi chưa; nhân
viên giao nhận sẽ ghi đầy đủ tên tàu, số chuyến vào mặt trước của tờ khai hải
quan và kèm theo danh sách số container số seal. Sau đó, phô tô tờ khai in thêm
một bản nữa, đến phòng điều độ Cát Lái nộp một tờ khai hải quan đã được đóng
dấu thông quan và một bản copy. Cán bộ hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào
hệ thống, rồi ký, đóng dấu nghiệp vụ “Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát”
ô 31 và nhận lại tờ khai gốc.
Nhân viên giao nhận cầm tờ khai sang phòng vào sổ tàu. Tại đây, cán bộ sẽ
tiến hành nhập vào sổ tàu, thời gian giao hàng cho tàu (mục đích là xác nhận
hàng đã được giao đúng tàu và đúng chuyến tàu). Cán bộ này sẽ đưa “phiếu xác
nhận đăng kí tờ khai hải quan” hai liên trắng và vàng. Nhân viên giao nhận ký
tên vào liên trắng, vàng. Sau đó, trả lại liên trắng cho cán bộ. Cán bộ sẽ trả lại tờ
khai hải quan cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận giữ lại biên lai
vàng để làm cơ sở khiếu nại hãng tàu nếu ngày xuất khẩu hàng bị rớt lại.

2.1.2.8. Liên hệ hãng tàu của nhà NK lấy vận đơn


Sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng (hàng đã được thanh lý). Công
việc tiếp theo của công ty là phải cung cấp chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn.
Tất nhiên bước này được làm trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực
xuất. Vận chuyển container lên tàu là việc của hãng tàu (vì họ đã thu bạn phí THC).
Bước này kết thúc bằng việc bạn phải nhận được vận đơn đường biển có thể là bill
gốc (3 bản) hoặc surrendered bill
2.1.2.9. Xin giấy cấp C/O và giấy quản lí chất lượng
❖ Xin cấp C/O tại VCCI:

18
- Bước 1: Đối với doanh nghiệp lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ
C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang hoặc xin tại Bộ phận
C/O - Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI
cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy
Đăng ký Mã số thuế của doanh nghiệp.
- Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy
đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:
+ Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có
thẩm quyền của doanh nghiệp.
+ Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,..): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị
cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể
đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu,
cán bộ C/O sẽ tư vấn cho doanh nghiệp mua mẫu C/O nào). Đối với lô hàng
lần này, C/O xin cấp là C/O Form EUR.1
+ C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp
C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.
*Lưu ý: doanh nghiệp phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản
chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh
nghiệp (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của doanh nghiệp).
❖ Giấy quản lí chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
Cục đã có các công văn (số 1510/QLCL-CL1 ngày 24/8/2017, 2527/QLCL-CL1 ngày
20/11/2014, 1910/QLCL-CL1 ngày 15/10/2010) hướng dẫn các doanh nghiệp về vấn đề
này. Theo đó, lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU phải đáp ứng quy định của EU trong
cả chuỗi sản xuất, chế biến, bao gồm từ khai thác, nuôi trồng, thu gom, sơ chế, bảo quản,
cụ thể: Lô hàng phải được CQTQ nước xuất khẩu chứng nhận đáp ứng qui định EU
trong toàn bộ quá trình sản xuất, và sản phẩm phải đảm bảo phù hợp với qui định về vệ
sinh, ATTP của EU.
2.1.2.10. Làm thủ tục thanh toán với ngân hàng
- Ngân hàng Vetcombank chuyển bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho
người nhập khẩu. Nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì ngân hàng mở L/C chấp
nhận thanh toán tiền hàng cho ngân hàng thông báo sau 45 ngày kể từ ngày kí kết
và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu. Nếu không phù hợp thì ngân
hàng mở L/C từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu là
Công ty VN Seafood.
- Người nhập khẩu nhận bộ chứng từ nhận hàng từ ngân hàng mở L/C và kiểm tra
bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán tiền hàng cho ngân hàng, nếu thấy
không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.
2.1.2.11. Giải quyết khiếu nại (nếu có), lưu hồ sơ

19
- Khi hàng hóa tới tay nhà nhập khẩu mà có sai hỏng thì nhà nhập khẩu sẽ khiếu
nại. Lúc này, nhà xuất khẩu nếu không phải là người gây ra thiệt hại thì phải
chứng minh được rằng mình không có lỗi.
- Nếu lỗi bao bì do quá trình vận chuyển thì hãng tàu sẽ chịu bồi thường, nếu do
chất lượng sản phẩm thì nghĩa vụ thuộc về nhà xuất khẩu. Ví dụ như Công ty
giao hàng không đủ số lượng, Công ty đã thương lượng với khách hàng giao bổ
sung hàng thiếu hụt vào cùng giao với lô hàng sau.

2.2. Đánh giá nghiệp vụ của Công ty


2.2.1. Ưu điểm:
- Công ty VN Seafood là công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu thủy
sản sang thị trường Châu Á, EU,…
- Nhìn chung, các bước trong quy trình đủ và cần thiết để thực hiện nghiệp vụ
xuất khẩu. Nhờ lực lượng nhân viên am hiểu nghiệp vụ xuất khẩu nên công ty
đã tiết kiệm tối đa chi phí thuê ngoài, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
- Có sự linh hoạt trong phương thức thanh toán
- Nguồn hàng tương đối ổn định
- Sản phẩm có uy tín và chất lượng sản phẩm tốt
- Bao bì đóng gói hàng đạt tiêu chuẩn
- Với uy tín, chất lượng sản phẩm đảm bảo nên Công ty đã có một lượng
khách hàng lớn, ổn định và gắn bớ lâu dài với mình.
- Các bộ phận phòng ban trong công ty luôn có sự phối hợp hỗ trợ nhau trong
công việc, chính vì thế công việc được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất
lượng. Mỗi phòng có cách phân chia công việc hợp lí, tránh trì trệ trong công
việc, đặc biệt là phòng xuất nhập khẩu, phân chia theo công việc, người làm
chứng từ, người khai hải quan, người làm C/O, người đặt lịch tàu, người làm
công việc giao nhận và được chia ra người giao nhận ở cảng, người giao nhận
ở sân bay, v.v…nên công việc luôn liền mạch và luôn tạo sự tin tưởng cho khách
hàng khi làm việc với công ty.
2.2.2. Nhược điểm:
-Công ty chưa có bộ phận kĩ thuật riêng để giải quyết các vấn đề như máy chấm
công, xử lí hệ thống điện, nước..
- Hệ thống máy tính cũng như internet còn hạn chế, cần được nâng cấp nhanh hơn
-Về tính đồng nhất trong trình độ, năng lực chưa được đồng đều, xử lí các thông tin
cũng như các thông tư chưa được nhanh và nhạy bén
- Chính sách thu hút nhân viên chưa cao
-Chính sách thưởng lương và khích lệ tinh thần nhân viên trong công việc chưa cao
ư

20
- Chưa quảng bá được hình ảnh công ty ra nhiều thị trường khác, đặc biệt là các thị
trường truyền thống như Trung Quốc, EU, Châu Mĩ,..
-Chưa chú trọng vào việc chăm sóc khách hàng, nên ít thu hút được các khách hàng
mới
-Chú trọng về các khoản chi phí sử dụng trong công ty, nhiều khoản nợ của khách
hàng trả chậm trễ cần được thu hồi sớm.
- Quy mô Công ty nhỏ, cơ sở vật chất chưa được nâng cấp, mở rộng.
- Công việc hoạch định còn mang tính chất thủ công dẫn đến sai xót, khách hàng ngày
càng khắc khe trong việc nhập khẩu.
- Ký kết theo điều kiện FOB nên thụ động về vận tải tuyến chính.
- Thiếu đội ngũ IT chuyên nghiệp, nhân viên đôi khi không hiểu ý nhau nên các khâu
còn rời rạc, ảnh hưởng đến tiến độ
- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên giao nhận còn yếu cùng với số nhân viên thực
hiện lập và kiểm tra bộ chứng từ ít cho nên mất nhiều thời gian và chứng từ đôi khi
bị sai xót.
- Kho hàng ở hơi xa, tại Công ty vẫn chưa đầu tư kho hàng và các dụng cụ phục vụ
bốc dỡ hàng tốt, các phương tiện vận tải vẫn chưa được đầu tư, chủ yếu là thuê bên
ngoài.
- Thiếu nguồn nhân lực ở bộ phận giao nhận nên gây ra tình trạng chán nản và mệt
mỏi ở nhân viên làm công việc hoàn thành chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.3. Nguyên nhân
- Công ty có vốn ít và lợi nhuận hằng năm không cao nên chi phí về cơ sở vất chất
đang còn hạn chế nhiều, quy mô Công ty chưa được mở rộng do không điều động
được vốn đầu tư.
- Đôi khi các nhân viên chưa hiểu ý của nhau nên trong khâu tổ chức còn gặp nhiều
rắc rối
- Bộ phận nhân sự thiếu chuyên nghiệp, tuyển dụng còn hạn chế, chưa có sự chọn lọc
khi tuyển nhân viên mới về mặt trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, dẫn đến tiến độ
công việc bị trì hoãn lại và thường xuyên bị sai sót.
- Nhân viên thực tập chưa được training một cách thực tế, còn thụ động.
- Phòng kinh doanh chưa chủ động được nghiệp vụ của mình.

21
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ
CHỨC HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY VN SEAFOOD
3.1. Cơ sở đề xuất
3.1.1. Dự báo về cơ hội
- Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1/2021 ước đạt 600 triệu USD, tăng 19,6% so với
cùng kỳ năm 2020. Riêng mặt hàng tôm tiếp tục duy trì được đà xuất khẩu, đóng
vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2021. Dự báo
xuất khẩu tôm 2021 sẽ tiếp tục đà tăng, đạt 4,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm
2020.
- Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp chế
biến và xuất khẩu thủy sản thực hiện ngay các giải pháp chủ động nghiên cứu, cập
nhật đầy đủ các quy định của thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực
phẩm để tổ chức thực hiện trong quá trình sản xuất, chế biến xuất khẩu; trong đó,
tập trung kiểm soát mối nguy, sản phẩm và yêu cầu của một số thị trường đã được
Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản phổ biến, hướng dẫn thời gian qua.
3.1.2. Dự báo về thách thức

- Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm
2020, ngành thủy sản đã có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng hoặc khó giao hàng do
các quốc gia đóng cửa giao thương để ứng phó dịch bệnh.

- Dịch COVID-19 kéo dài trong năm 2020 đã làm gián đoạn hoạt động thương mại
thủy sản toàn cầu cũng như thay đổi xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Theo
đó, các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam cũng biến động theo xu hướng
thị trường, dẫn đến xuất khẩu tôm chân trắng, tôm biển, cá biển, cua, ghẹ và
nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng, trong khi xuất khẩu cá tra lại giảm sâu; cá ngừ,
mực, bạch tuộc giảm nhẹ.
- Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu khởi sắc. Cùng với
nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành thủy sản Việt Nam được dự báo và kỳ vọng
sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2021.
3.1.3. Định hướng phát triển Công ty
Đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu, mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế và
có các cơ hội trong kinh doanh xuất khẩu, ngoài việc sử dụng hình thức xuất khẩu
trực tiếp là chủ yếu thì bên cạnh đó cũng có hình thức xuất khẩu theo phương thức
thương mại điện tử, phương thức này cho phép các công ty sử dụng nó trong lĩnh vực
xuất khẩu các thông tin cập nhật được chính xác, nhanh và hiệu quả. Thương mại
điện tử mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và các quan hệ kinh tế có lợi ích to lớn

22
Thiết lập đội ngủ chuyên nghiên cứu về thị trường xuất khẩu để có được kế hoạch
Marketing xuất khẩu tốt từ việc chọn lựa thị trường cho đến việc đàm phán thương
lượng. Mở rộng đầu tư cho các loại hình khác để tránh hiện tượng là chỉ chú tâm vào
một loại hình mà không để ý tới hững loại hình khác để khắc phục tổn thấy hay tận dụng
lợi thế hiện có.
Công ty phải tạo sự đoàn kết, nhất trí trong các nhân viên, khuyến khích hoạt động
theo nhóm đan xen hoạt động độc lập. Có một chiến lược lâu dài để phát triển nguồn lực
như thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (nghiệp vụ ở phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu, phòng giao nhận, phòng hiện trường...) phù hợp với tình hình mới của
kinh tế.
3.2. Các kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với phòng kinh doanh
Với chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao, tốt, cùng với sự phát triển của Internet và
các dịch vụ gia tăng, dường như các công việc trong thương mại đều sử dụng, giao dịch
qua internet. Có thể nói hoạt động Marketing là hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp,
ngày nay việc đưa các tiện ích mới của Internet vào trong thương mại điện tử nhằm nỗ
lực truyền đạt thông tin đến khách hàng của các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và
tiện lợi, có thể sử dụng các thiết bị điện tử ngày nay để sử dụng trong việc quảng cáo
sản phẩm, dịch vụ trên các trang giao dịch thương mại trực tuyến để đấy mạnh các sản
phẩ, dịch vụ và tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng.
Nghiên cứu cách thức về mảng marketing sản phẩm, dịch vụ và thị trường khách hàng
mà cần nhắm đến và đặt biệt là đào tạo truyển dụng đội ngủ nhân viên thông qua các
buổi training hoặc các hội thảo. Bồi dưỡng kiến thức cũng như nâng cao trình độ ngoại
ngữ, bên cạnh đó nhân viên phải luôn tìm kiếm nghiên cứu những thị trường mới, và
theo giõi các biến động của thị trường để từ đó bắt kịp những thông tin, kiến thức cũng
như là xu hướng của những khách hàng tiềm năng đang muốn hướng đến mà có thể đưa
những chiến lược tốt nhất để đẩy mạnh việc marketing cho sản phẩm.
3.2.2. Kiến nghị với phòng quản lí nhân sự
Nguồn nhân lực được xem như là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản
xuất. Các phòng ban trong công ty đều là những nguồn lực thiết yếu chủ chốt, vì mỗi
phòng ban, họ kiểm soát mỗi quy trình nhất định. Để mở rộng thị trường cunxng như
chuyên hóa đẩy nhanh quá trình xuất khẩu được an toàn và thuận lợi thì công tyVN
Seafood nên mở ra cấc chế độ đầu tư đào tạo cho nguồn nhân lực này.
Tạo điều kiện và chế độ cho nhân viên kinh doanh có thể đi tham giá các sự kiện nước
ngoài nhằm giúp nhân viên này có thể chủ động tìm kiếm đối tác trực tiếp tjai những
nơi có tiềm năng đó.

23
Training thường xuyên cho các nhân viên xuất nhập khẩu về những cập nhật mới nhất
về những thủ tục, giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng, hải quan...
nhằm tránh xả ra sơ xuất và rủi ro trong quá trình thực hiện quy trình xuất khẩu.
Phát triển nguồn nhân lực giúp người lao động tự tin, tạo cho họ cảm giác yên tâm
làm việc, gắn bó với công ty , đem hết khả năng của mình phục vụ cho doanh nghiệp coi
sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp là sự phát triển của bản thân mình
3.2.3. Kiến nghị về việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nội địa và sức cạnh
tranh
Công ty VN Seafood hiện tại so với những năm trước đây đã có nhiều sự phát triển
lớn về quy mô cũng như là về lực lượng sản xuất, lực lượng lao động. Công ty VN
Seafood đã thâm nhập vào rất nhiều thị trường nước ngoài trong khu vực Châu Á, Châu
Phi... có cả Việt Nam là thị trường nội địa tuy nhiên số lượng khách hàng ở nội địa lại
ít hơn so với những thị trường khác vì thế việc này càng gây ra sức canh tranh hơn với
các đối thủ cạnh tranh trong thị trường nội địa.
Đẩy mạnh tham gia vào các hội chợ thương mại về các sản phẩm có liên quan ở Việt
Nam, nước ngoài. Chủ động trong việc liên kết, hợp tác với các trung tâm thương mại
lớn để trưng bày các sản phẩm ở những nơi người kinh doanh thường lui tới ở các thị
trường tiềm năng và các thị trường mới.
Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại đối ngành hàng cá tra, tôm nước lợ, duy
trì, ổn định các đơn hàng với những đối tác trước đây bằng chất lượng, giá cả sản phẩm
và truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng suất, sản lượng gắn với kiểm soát chặt điều kiện
cơ sở nuôi, chế biến, xuất khẩu và chất lượng sản phẩm; phát triển dòng sản phẩm mới,
giá trị cao; cải thiện chất lượng con giống đề nâng cao hiệu quả sản xuất; ứng dụng truy
xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông sản nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng
về xuất khẩu của ngành thủy sản.
3.1.4. Giải pháp với bộ phận dịch vụ khách hàng.
- Đối với khách hàng lâu năm cần có các chế độ giảm giá ưu đãi về dịch vụ cũng như
đảm bảo thời gian giao hàng. Thường xuyên liên lạc và tiếp thu các ý kiến đóng góp
của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của Công ty để có cách ứng xử hợp lí, duy trì
chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở mức tốt nhất
- Đối với khách hàng mới cần thể hiện cho họ thấy những ưu điểm , những lợi ích mà
họ có được khi sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của Công ty, tạo dựng mối quan
hệ và tỏ thiện chí muốn hợp tác lâu dài. Sau đó đưa ra chính sách giá cả cạnh tranh hợp
lí để có thể thỏa thuận kí hợp đồng ngay
3.3. Bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực tập
Qua quá trình thực tập giúp em có thể hiểu hơn về ngành học của mình áp dụng thế
nào trong thực tế. Bên cạnh đó em cũng rèn luyện cho bản thân mình một số kĩ năng bổ
ích trong cách làm việc và giao lưu ở một môi trường làm việc thực tế cập nhật và bổ

24
sung những phần còn khiếm khuyết của lý thuyết, tiếp cận công việc thực tế tại các hãng
tàu, cảng biển… có thể nắm được phần nào nội dung công việc của từng cá nhân và bộ
phận xuất nhập khẩu , bước đầu tiếp xúc với một môi trường mới, cũng như từng bước
vận dụng những kiến thức tích luỹ được vào công việc, để hiểu sâu sắc hơn công việc
và nghành nghề của mình trong thời gian tới.

25
KẾT LUẬN
Qua thời gian kiến tập tôi nhận thấy hoạt động tổ chức hợp đồng của Công ty được tổ
chức thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp. Vì có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên
môn, năng động, môi trường làm việc thân thiện nên dù chỉ là một trong những công ty
đa ngành nghề tuy mới thành lập cách đây không lâu, công ty đã tạo được sự tin tưởng từ
khách hàng, không ngừng cố gắng từng bước hoàn thiện chất lượng dịch vụ cho khách
hàng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điều đó ngày càng khẳng định vị thế của
công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó vì chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu hơn về thực tế của nghiệp vụ
và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình làm bào báo cáo thực hành
nghề nghiệp 2 còn nhiều điểm sơ sài, thiếu sót và chưa tận dụng tối đa được những kiến
thức của quý thầy cô và doanh nghiệp chỉ dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình chỉnh sửa chi tiết từ giảng viên
hướng dẫn thầy Lê Quang Huy và sự giúp đỡ của các anh chị tại Công ty TNHH VN
Seafood. Mặc dù rất nổ lực và hoàn thành bài báo cáo song vì thời gian và trình độ,
năng lực còn hạn chế vì thế bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
được sự quan tâm, giúp đỡ đánh giá và ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài viết của
em được hoàn thiện hơn.

26
PHỤ LỤC 1:DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ban hành ngày
14/06/2005.
2. Thông tư số 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát
hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu.
3. Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn
về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra
chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu”.
4. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông
tư số 103/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
5. Website tổng cục Hải quan Việt Nam: www.custom.gov.vn.
6. Website Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: www.moj.gov.vn
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

8. Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/default.aspx


9. Báo cáo tài chính và dữ liệu thông tin của công ty TNHH VN Seafood.

27
PHỤ LỤC 2
BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT FCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. SALE CONTRACT
2. COMERCIAL INVOICE
3. PACKING LIST
4. TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
5. BILL OF LADING
6. DANH SÁCH CONTAINER ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUA KHU VỰC GIÁM
SÁT HẢI QUAN

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39

You might also like