You are on page 1of 106

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

THIẾT KẾ MÔN HỌC


QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TỪ CẦN THƠ

Mặt hàng: Xuất khẩu gạo tuyến Cần Thơ – Hàn Quốc
Nhập khẩu máy tách xương cá công nghiệp Đức – Cần Thơ
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Văn Hùng
Nhóm thực hiện : Nhóm 2

STT Tên Lớp MSSV


1 Võ Tuấn Hoàng (nhóm trưởng) QL20D 2054030221
2 Nguyễn Thiên Hoàng QL20D 2054030220
3 Dương Trần Đức Huy QL20D 2054030223
4 Vi Thị Thu Huyền QL20D 2054030225
5 Hoàng Nhật Lâm QL20D 2054030229
6 Nguyễn Thị Như Huỳnh QL20E 2054030352
7 Nguyễn Phú Khang QL20E 2054030359
8 Lê Bùi Tuyết Hương QL20E 2054030354
9 Lê Thị Thùy Linh QL20F 2054030363
10 Vũ Thị Khánh Linh QL20D 2054030233
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 6 năm 2023
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

THIẾT KẾ MÔN HỌC


QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TỪ CẦN THƠ

Mặt hàng: Xuất khẩu gạo tuyến Cần Thơ – Hàn Quốc
Nhập khẩu máy tách xương cá công nghiệp Đức – Cần Thơ

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Văn Hùng

Nhóm thực hiện : Nhóm 2

STT Họ và Tên Lớp MSSV


1 Võ Tuấn Hoàng (nhóm trưởng) QL20D 2054030221
2 Nguyễn Thiên Hoàng QL20D 2054030220
3 Dương Trần Đức Huy QL20D 2054030223
4 Vi Thị Thu Huyền QL20D 2054030225
5 Hoàng Nhật Lâm QL20D 2054030229
6 Nguyễn Thị Như Huỳnh QL20E 2054030352
7 Nguyễn Phú Khang QL20E 2054030359
8 Lê Bùi Tuyết Hương QL20E 2054030354
9 Lê Thị Thùy Linh QL20F 2054030363
10 Vũ Thị Khánh Linh QL20D 2054030233

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 6 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Hôm nay, chúng em vui mừng thông báo rằng đã hoàn thành bài tiểu luận của
nhóm, xin được viết vài lời cảm ơn chân thành đến thầy, các anh chị, công ty đã hỗ
trợ cùng các thành viên trong nhóm. Sự giúp, quan tâm, đóng góp và đồng hành của
mọi người đã là những đóng góp không thể thiếu để bài tiểu luận này được hoàn
thành.
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Ths. Bùi Văn Hùng vì
sự dành thời gian, kiến thức và sự tận tâm trong việc hướng dẫn nhóm em. Những
lời khuyên quý báu, những sự chỉ dẫn đầy kinh nghiệm và sự động viên từ Thầy đã
trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, giúp nhóm giải đáp các thắc mắc và đạt được
kết quả tốt nhất có thể. Sự sẵn lòng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của Thầy đã
mang lại sự tiến bộ không thể đo lường được cho sự nghiên cứu nhóm.
Nhóm cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến những công ty và tổ chức: Công ty TNHH
Trăm Đốt Tre, FAST SHIPPING VIET NAM CO., LTD, Door to Door Viet Co,
LTD,.. đã hỗ trợ nhóm trong quá trình nghiên cứu. Sự đồng hành và sự hỗ trợ từ phía
các công ty này đã giúp tôi thu thập được dữ liệu quan trọng và cung cấp tài nguyên
cần thiết để nghiên cứu và phân tích.
Và cuối cùng, không thể không nhắc đến sự giúp đỡ và đồng hành của những
thành viên trong nhóm. Các buổi thảo luận, những ý kiến đóng góp và sự chia sẻ
kiến thức của các bạn đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ý tưởng và
xây dựng nội dung bài tiểu luận. Sự hỗ trợ và khích lệ từ các bạn đã giúp nhóm vượt
qua những khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng trong công việc này.
Vì còn thiếu một số kiến thức và kinh nghiệm công việc thực tế nên trong quá trình
hoàn thành không thể không thiếu những hạn chế và sai sót. Kính mong thầy xem
xét và đóng góp để nhóm có thể tiếp thu và hoàn thiện các bài tiểu luận sau này được
tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
…………………………………………………………………………
ĐỀ BÀI THIẾT KẾ MÔN HỌC

Học phần : Quản trị vận tải đa


phương thức
Mã học phần : 416008 – Số tín chỉ: 01
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Bùi Văn Hùng
TKMH
Thời gian nhiệm vụ : 07/06/2023
Yêu cầu: Làm việc nhóm và hoàn thành 1 báo cáo TKMH với các nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về hệ thống giao thông vận tải ở thành phố Cần Thơ
- Tổng quan Thành phố Cần Thơ

- Mạng lưới giao thông ở Cần Thơ kết nối trong nước và quốc tế

- Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển cho 1 TEU
hoặc 1 FEU từ Cần Thơ đến và đi từ Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ bằng cách sử dụng 3
phương thức vận tải kết hợp

- Phân tích và đưa ra các giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn trong vận tải và Logistics tại
Thành phố Cần Thơ

Chương 2: Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức của 1 lô hàng
thực tế xuất khẩu từ Cần Thơ – Hàn Quốc và nhập khẩu từ Đức - Cần Thơ

Incoterms
Tuyến đường Mặt hàng
2020
Cần Thơ – Hàn Quốc Gạo thơm ST25 DDP

Đức – Cần Thơ Máy tách xương cá công nghiệp BS-XC 150 FCA
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và Tên Lớp MSSV Chữ ký


1 Võ Tuấn Hoàng (nhóm trưởng) QL20D 2054030221

2 Nguyễn Thiên Hoàng QL20D 2054030220

3 Dương Trần Đức Huy QL20D 2054030223

4 Vi Thị Thu Huyền QL20D 2054030225

5 Hoàng Nhật Lâm QL20D 2054030229

6 Nguyễn Thị Như Huỳnh QL20E 2054030352


7 Nguyễn Phú Khang QL20E 2054030359

8 Lê Bùi Tuyết Hương QL20E 2054030354

9 Lê Thị Thùy Linh QL20F 2054030363

10 Vũ Thị Khánh Linh QL20D 2054030233


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN
TRONG NHÓM

STT Họ và Tên Phân công công việc Đánh Mức


giá độ
công nhất
việc trí của
thực các
hiện thành
viên
1 Võ Tuấn Hoàng (nhóm - Viết lời cảm ơn 5 10/10
trưởng) - Tìm kiếm thông tin, đề xuất các tuyến vận
tải cho lô hàng nhập khẩu về Cần Thơ
(phương án 2 và phương án 3), vẽ đồ thị
- Tổng hợp, thống nhất lại nội dung
2 Nguyễn Thiên Hoàng - Tìm kiếm thông tin mạng lưới giao thông 5 10/10
của tỉnh Cần Thơ – vận chuyển trong nước
và quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á,
Châu Mỹ.
- Biện luận lô hàng xuất khẩu
3 Dương Trần Đức Huy - - Biện luận lô hàng nhập khẩu 5 10/10
- - Làm powerpoint TKMH
4 Vi Thị Thu Huyền - Giải quyết tình huống lô hàng nhập 5 10/10
- Một số vấn đề tắc nghẽn trong vận ở tỉnh
Cần Thơ
5 Hoàng Nhật Lâm - Một số vấn đề tắc nghẽn trong logistics ở 5 10/10
tỉnh Cần Thơ
- Yêu cầu vận chuyển của chủ hàng và
trách nhiệm nhà vận chuyển, quy trình tổ
chức vận tải
6 Nguyễn Thị Như Huỳnh - Chỉnh sửa hình ảnh, nội dung soạn word 5 10/10
chương 2 bài TKMH
- Viết phần kết luận bài TKMH
7 Nguyễn Phú Khang - - Tìm kiếm thông tin, đề xuất các tuyến vận 5 10/10
tải cho lô hàng xuất khẩu về Cần Thơ
(phương án 1 và phương án 3)
- - Giải quyết tình huống cho lô hàng xuất
khẩu, liên hệ tìm báo giá cho lô hàng xuất
khẩu
8 Lê Bùi Tuyết Hương - Tìm kiếm thông tin, đề xuất các tuyến vận 5 10/10
tải cho lô hàng nhập khẩu về Cần Thơ
(phương án 1), viết lời mở đầu bài TKMH
- Chỉnh sửa hình ảnh, nội dung soạn word
chương 1 bài TKMH, liên hệ các công ty
xin báo giá cho lô hàng nhập khẩu.
9 Lê Thị Thùy Linh - - Lập chứng từ vận tải hàng nhập 5 10/10
- - Tìm kiếm thông tin, đề xuất các tuyến vận
tải cho lô hàng xuất khẩu về Cần Thơ
(phương án 1), vẽ đồ thị
10 Vũ Thị Khánh Linh - Lập chứng từ vận tải hàng xuất 5 10/10
- Tìm kiếm thông tin về lô hàng
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO


THÔNG VẬN TẢI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................... 1
1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Cần Thơ: .......................................... 1

1.1.1. Vị trí địa lý: ......................................................................................................... 1

1.1.2. Cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Cần Thơ:.................................................... 2

1.2. Mạng lưới giao thông ở Cần Thơ kết nối trong nước và quốc tế ..................... 2

1.2.1 Mạng lưới giao thông Cần Thơ kết nối trong nước ............................................. 2

1.2.2 Mạng lưới giao thông Cần Thơ kết nối quốc Tế .................................................. 9

1.3. Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển
cho 1 lô hàng từ Cần Thơ đến và đi từ Hàn Quốc (Nội Á), Đức (Châu Âu) bằng
cách sử dụng 3 phương thức vận tải kết hợp. ............................................................ 10

1.3.1.Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí cho 1 TEU từ Cần Thơ đến
Hàn Quốc. ................................................................................................................... 10

1.4. Phân tích và đưa ra các giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn trong logistics và
vận tải tại Thành phố Cần Thơ ................................................................................... 22

1.4.1 Các điểm tắc nghẽn trong logistics và giải pháp................................................ 22

1.4.2 Các điểm tắc nghẽn trong vận tải và giải pháp .................................................. 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN


TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA 1 LÔ HÀNG THỰC TẾ ............... 26
2.1. Thông tin về lô hàng xuất khẩu: .......................................................................... 26

2.1.1. Thông tin về lô hàng: ........................................................................................ 26

2.1.2 Yêu cầu vận chuyển: Xuất từ Cần Thơ đến Hàn Quốc ...................................... 27

2.1.3 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng. ..................................... 27

i
2.1.4. Lựa chọn hình thức gửi hàng, PTVT, người vận tải và tuyến vận tải: .............. 29

2.1.5. Giải quyết tình huống khi có khiếu nại, mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô
hàng xuất khẩu: ........................................................................................................... 47

2.2. Lô hàng nhập khẩu từ Đức về Việt Nam ............................................................. 49

2.2.1. Thông tin lô hàng: ............................................................................................. 49

2.2.2 Yêu cầu vận chuyển: Nhập từ Đức - Cần Thơ ................................................... 50

2.2.3. Quy trình tổ chức VTĐPT cho lô hàng: ............................................................ 50


2.2.4. Lập chứng từ vận tải ......................................................................................... 68

2.2.5. Giải quyết tình huống khi có khiếu nại, mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô
hàng nhập khẩu ........................................................................................................... 69

KẾT LUẬN ............................................................................................ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 75

PHỤ LỤC............................................................................................... 77

ii
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khái niệm vận tải đa phương thức không phải quá xa lạ đối với mọi
người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức riêng lẻ từ đó tạo nên một
chuỗi vận tải hiệu quả góp phần tăng hiệu suất vận tải, có thể đáp ứng nhu cầu vận tải ngày
càng gia tăng, đặc biệt là việc xuất - nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Vận tải đa phương thức
là vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một người vận tải tổ chức cho toàn
bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua một hay nhiều điểm trung chuyển
(transit) đến điểm/cảng đích thông qua một hợp đồng vận tải. Mỗi phương thức vận tải có
những ưu điểm đồng thời hạn chế riêng nhưng với vận tải đa phương thức thì các phương
thức sẽ kết hợp, bù trừ những điểm hạn chế của nhau tạo nên một chuỗi vận tải hoàn chỉnh.
Rõ ràng, việc tổ chức vận tải đa phương thức không phải lúc nào cũng nhanh chóng,
thuận lợi mà sẽ có những yếu tố cần cân nhắc đến cho khách hàng với cương vị là một nhà
cung cấp dịch vụ vận tải ví dụ như giá cả, thời gian, độ an toàn hàng hóa, rủi ro trong quá
trình vận tải do yếu tố khách quan, chủ quan. Đôi lúc sẽ gặp các tình huống tranh chấp hay
bất cập cần sự am hiểu rõ về luật pháp và pháp lý. Vậy làm thế nào để vận tải một cách
hiệu quả và tốt nhất? Để có cái nhìn tổng quát về vận tải đa phương thức cũng như hiểu
sâu sắc hơn về một quá trình tổ chức vận tải hàng hóa xuất - nhập khẩu qua vận tải đa
phương thức. Bằng những kiến thức về lý luận và thực tiễn của nhóm đã học về quản trị
vận tải đa phương thức, chúng em đã thực hiện bài thiết kế môn học với đề tài “QUY
TRÌNH TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT NHẬP
KHẨU ĐI VÀ ĐẾN TỪ CẦN THƠ”, đóng vai trò là một công ty dịch vụ vận tải đa phương
thức tiến hành phân tích thực tế công tác tổ chức lô hàng xuất nhập khẩu từ Thành phố Cần
Thơ, đồng thời đề xuất những phương án vận chuyển hàng an toàn, hiệu quả và tiết
kiệm nhất.

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1: Thống kê các mặt hàng xuất khẩu của thành phố Cần Thơ.
2. Bảng 1.2: Thông tin về lô hàng xuất khẩu Việt Nam – Hàn Quốc.
3. Bảng 1.3: Thời gian và khoảng cách vận chuyển theo phương án 1.
4. Bảng 1.4: Chi phí đầu xuất tại cảng Việt Nam thep phương án 1.
5. Bảng 1.5: Chi phí đầu xuất tại cảng Hàn Quốc theo phương án 1.
6. Bảng 1.6: Chi phí tại Việt Nam thep phương án 2.
7. Bảng 1.7: Chi phí tại Busan (Hàn Quốc) theo phương án 2.
8. Bảng 1.8: Chi phí tại Ga Seoul theo phương án 2.
9. Bảng 1.9: Thời gian và khoảng cách vận chuyển theo phương án 3.
10. Bảng 1.10: Chi phí tại Việt Nam.
11. Bảng 1.11: Chi phí tại Hàn Quốc.
12. Bảng 1.12: Thông tin về lô hàng nhập khẩu Đức – Cần Thơ.
13. Bảng 1.13: Khoảng cách và thời gian vận chuyển theo phương án 1.
14. Bảng 1.14: Chi phí đầu xuất tại cảng Hamburg.
15. Bảng 1.15: Chi phí đầu nhập tại Việt Nam.
16. Bảng 1.16: Khoảng cách và thời gian theo tuyến phương án 2.
17. Bảng 1.17: Chi phí đầu xuất tại cảng Hamburg.
18. Bảng 1.18: Chi phí đầu nhập tại Việt Nam.
19. Bảng 1.19: Khoảng cách và thời gian vận chuyển theo phương án 3.
20. Bảng 1.20: Chi phí đầu xuất tại cảng Hamburg.
21. Bảng 1.21: Chi phí đầu nhập tại Việt Nam.
22. Bảng 2.1: Thông tin về lô hàng xuất khẩu Việt Nam – Hàn Quốc.
23. Bảng 2.2: Khoảng cách và thời gian vận chuyển theo phương án 1.
24. Bảng 2.3: Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 1.
25. Bảng 2.4: Tính giá door ở đầu Hàn Quốc Nam phương án 1.
26. Bảng 2.5: Tổng chi phí của phương án 1 từ Cần Thơ-Seoul.
27. Bảng 2.6: Khoảng cách và thời gian theo tuyến phương án 2.
28. Bảng 2.7: Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 2.
29. Bảng 2.8: Tính giá door ở đầu Hàn Quốc Nam phương án 2.
30. Bảng 2.9: Tính giá door ở đầu Hàn Quốc – tại Ga Seoul phương án 2.
iv
31. Bảng 2.10: Tổng chi phí của phương án 2 từ Cần Thơ-Seoul.
32. Bảng 2.11: Khoảng cách và thời gian theo tuyến phương án 3.
33. Bảng 2.12: Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 3.
34. Bảng 2.13: Tính giá door ở đầu Hàn Quốc Nam phương án 3.
35. Bảng 2.14: Tổng chi phí của phương án 3 từ Cần Thơ-Seoul.
36. Bảng 2.15: Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của cả 3 phương án.
37. Bảng 2.16: Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án.
38. Bảng 2.17: Thông tin về lô hàng nhập khẩu từ Đức về Việt Nam.
39. Bảng 2.18: Khoảng cách và thời gian vận chuyển theo phương án 1.
40. Bảng 2.19: Tính giá door ở đầu Đức phương án 1.
41. Bảng 2.20: Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 1.
42. Bảng 2.21: Tổng chi phí của phương án 1 từ Hamburg – Cần Thơ.
43. Bảng 2.22: Khoảng cách và thời gian vận chuyển theo phương án 2.
44. Bảng 2.23: Tính giá door ở đầu Đức phương án 2.
45. Bảng 2.24: Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 2.
46. Bảng 2.25: Tổng chi phí của phương án 2 từ Hamburg – Cần Thơ.
47. Bảng 2.26: Khoảng cách và thời gian vận chuyển theo phương án 3.
48. Bảng 2.27: Tính giá door ở đầu Đức phương án 3.
49. Bảng 2.28: Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 3.
50. Bảng 2.29: Tổng chi phí của phương án 3 từ Hamburg – Cần Thơ
51. Bảng 2.30: Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của cả 3 phương án.
52. Bảng 2.31: Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án.

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
1. Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ.
2. Hình 1.2: Đường vành đai phía Tây Thành phố Cần Thơ.
3. Hình 1.3: Các tuyến đường cao tốc của Thành phố Cần Thơ.
4. Hình 1.4: Cầu Cấn Thơ.
5. Hình 1.5: Cầu Vàm Cống.
6. Hình 1.6: Các tuyến đường thuỷ nội địa của Cần Thơ.
7. Hình 1.7: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.
8. Hình 1.8: Dự án đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ.
9. Hình 2.1: Tuyến đường vận chuyển từ Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 1.
10. Hình 2.2: Tuyến đường từ kho Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 1.
11. Hình 2.3: Đồ thị chi phí và khoảng cách theo phương án 1.
12. Hình 2.4: Đồ thị chí và thời gian theo phương án 1.
13. Hình 2.5: Tuyến đường vận chuyển từ Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 2.
14. Hình 2.6: Tuyến đường từ kho Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 2.
15. Hình 2.7: Đồ thị chi phí và khoảng cách theo phương án 2.
16. Hình 2.8: Đồ thị chí và thời gian theo phương án 2.
17. Hình 2.9: Tuyến đường vận chuyển từ Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 3.
18. Hình 2.10: Tuyến đường từ kho Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 3.
19. Hình 2.11: Đồ thị chi phí và khoảng cách theo phương án 3.
20. Hình 2.12: Đồ thị chí và thời gian theo phương án 3.
21. Hình 2.13: Tuyến đường vận chuyển từ Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 1.
22. Hình 2.14: Tuyến đường từ kho ở Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 1.
23. Hình 2.15: Đồ thị chi phí và khoảng cách theo phương án 1.
24. Hình 2.16: Đồ thị chí và thời gian theo phương án 1.
25. Hình 2.17: Tuyến đường vận chuyển từ Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 2.
26. Hình 2.18: Tuyến đường từ kho ở Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 2.
27. Hình 2.19: Đồ thị chi phí và khoảng cách theo phương án 2.
28. Hình 2.20: Đồ thị chí và thời gian theo phương án 2.
29. Hình 2.21: Tuyến đường vận chuyển từ Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 3.
30. Hình 2.22: Tuyến đường từ kho ở Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 3.
31. Hình 2.23: Đồ thị chí và thời gian theo phương án 3.
vi
32. Hình 2.24: Đồ thị chí và thời gian theo phương án 3
33. Hình 2.25: Vận đơn vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của
FIATA
34. Hình 2.26: Vận đơn vận tải đa phương thức cho lô hàng nhập khẩu theo mẫu của
FIATA

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt
Auto Advanced Phí khai Manifest trước
AMS Commercial 24 giờ tại
Information cảng xếp hàng
Vận đơn hàng không
AWB Airway Bill
gốc
B/L Bill of Lading Phí vận đơn gốc
Phí chỉnh sửa khai báo
CCF Container Clearing Fee dữ liệu hàng
hóa sau khi cut-off
Container Imbalance Phụ phí mất cân đối
CIC
Charge container
D/O Fee Delivery Order Phí lệnh giao hàng
ĐT Đường tỉnh
Đồng bằng sông Cửu
ĐBSCL
Long
Một loại phụ phí sơ bộ
Entry Summary mặt hàng xuất
ESD
Declaration khẩu vào thị trường
Châu Âu (EU)
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GTVT Giao thông vận tải
GW Gross weight Tổng khối lượng cả bì
Tổ chức Hàng không
International Civil
ICAO Dân dụng Quốc
Aviation Organization
tế
Intermodal Transport Người quản lý vận tải đa
IMTO
Operator phương thức
KCN Khu công nghiệp
LO/LO charge Lift On/ Lift Off charge Phí nâng hạ container
NW Net weight Khối lượng tịnh
QL Quốc lộ
Sb. Sân bay
TP. Thành phố
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Cần Thơ:
1.1.1. Vị trí địa lý:
Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, lớn thứ 4
của cả nước về diện tích và dân số, lớn thứ 5 về kinh tế và cũng là thành phố hiện đại,
phát triển nhất ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có tổng diện tích tự
nhiên 1.439,2 km2 và dân số vào khoảng 1.235.171 người. Cần Thơ là một tỉnh nằm ở
trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, cách biển Đông 75 km theo đường nam sông Hậu,
cách thủ đô Hà Nội 1,877 km và cách TP. Hồ Chí Minh 169 km về phía Bắc (theo đường
bộ). Phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Phía
Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ


Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất
cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu. Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn nên
Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên
thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Cần Thơ nằm bên bờ phía nam
sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần
trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Ngoài ra, nơi đây còn có

1
sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô Môn,
huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh
Kiều. Bên cạnh 2 con sông lớn, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn
158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi
qua thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là sông Bình
Thủy, sông Trà Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh
lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền,
cho nước ngọt suốt 2 mùa mưa nắng, tạo điều kiện thuận lợi cho làm thủy lợi và cải
tạo đất
1.1.2. Cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Cần Thơ:
1.2. Mạng lưới giao thông ở Cần Thơ kết nối trong nước và quốc tế
1.2.1 Mạng lưới giao thông Cần Thơ kết nối trong nước
1.2.1.1 Vận tải đường bộ
a. Các tuyến quốc lộ đi qua Cần Thơ
Quốc lộ 1
Tuyến đường này còn được gọi là QL1A - là tuyến đường giao thông xuyên suốt
Việt Nam. Tuyến đường này bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến huyện Năm
Căn (Cà Mau) với tổng chiều dài là 2482 km. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu
Việt Nam, đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn:
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và cuối cùng là Cần Thơ.
Quốc lộ 91
Đây là con đường nối liền từ quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) đến cửa khẩu Tịnh Biên
(An Giang) dài 142 km. Tuyến đường này đi dọc bờ nam sông Hậu từ Cần Thơ đến Châu
Đốc, sau đó tiếp tục đi dọc theo biên giới Campuchia.
Quốc lộ 91B
Tuyến quốc lộ 91B hay còn gọi là quốc lộ Nam Sông Hậu với chiều dài 162
km đi qua bốn tỉnh thành là Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tuyến đường bắt
đầu từ quận Ô Môn (Cần Thơ) - TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) - tuyến Nam Sông Hậu - tuyến
Cần Thơ.
Quốc lộ 80 (Tỉnh lộ 8)
Quốc lộ này là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh phía Tây của

2
ĐBSCL với phần còn lại của đồng bằng. Quốc lộ chạy qua các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng
Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang với độ dài khoảng 215 km. Bắt đầu từ cầu Mỹ
Thuận (Vĩnh Long) và kết thúc ở cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang). Tuyến đường rất thuận
lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng
Tháp đến các vùng khác của đồng bằng.
Quốc lộ 61C
Đây là tuyến đường nối TP. Vị Thanh (Hậu Giang) với TP. Cần Thơ có tổng chiều
dài tuyến hơn 47 km, rộng 11.5m. Tuy nhiên hiện nay tuyến quốc lộ này vẫn chưa được
bổ sung vào quy hoạch mạng đường bộ quốc gia.
b. Đường vành đai phía Tây Thành phố Cần Thơ
Đây là dự án được khởi công vào tháng 11/2022 vừa qua, với tổng chiều dài khoảng
19,4 km đi qua địa bàn 5 quận, huyện của Cần Thơ; trong đó có 24 vị trí cầu 5 trung và
nhỏ, một vị trí cầu lớn. Điểm đầu của dự án giao QL91 và giao ĐT922, điểm cuối giao
QL61C.

Hình 1.2. Đường vành đai phía Tây Thành phố Cần Thơ
Tuyến đường được xây dựng sẽ hình thành trục vành đai ngoài đặc biệt quan trọng
của TP. Cần Thơ, kết nối với các tuyến giao thông quan trọng của Quốc gia và của vùng
ĐBSCL như QL91, QL61C, QL1A tạo nên hệ thống giao thông liên hoàn, giúp cho việc
vận chuyển hàng hóa giữa thành phố với các tỉnh lân cận được thuận lợi, nhanh chóng và
an toàn. Ngoài ra, khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sẽ góp phần rất lớn trong việc
giảm ùn tắc giao thông khu vực nội ô quận Ninh Kiều.
Đồng thời mở rộng không gian phát triển thành phố về phía tây, tạo động lực mạnh
mẽ thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thành phố văn minh, hiện đại hơn.
c. Tuyến cao tốc
Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
3
Là một đoạn của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, kết nối từ TP. Hồ Chí Minh -
Cần Thơ dài 120 km. Đây cũng là một bộ phận của trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông,
kết nối các tỉnh miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông.Tuyến cao tốc này
đang hoạt động đoạn TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận
(51 km) đưa vào chạy 2 chiều từ ngày 30/04/2022, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ (23 km)
(vẫn còn đang thi công dự kiến đưa vào khai thác vào tháng 04/2023).Khi hoàn thành,
tuyến cao tốc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần kết
nối toàn tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh về Cần Thơ được đồng bộ, hoàn chỉnh. Đây là
những yêu cầu quan trọng để phát triển kinh tế và giao thông ở ĐBSCL.
Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Đây là dự án cao tốc được kỳ vọng tạo ra trục dọc "xương sống mới" kết nối nội
vùng, liên vùng; thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương - Mỹ
Thuận - Cần Thơ đến Cà Mau, kết nối các đường cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ
- Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu trong tương lai và dự kiến hoàn thành năm
2025.
Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Hiện tại dự án cao tốc này đã được Quốc hội thông qua và dự kiến sẽ khởi công vào
tháng 06/2023. Dự án cao tốc có tổng chiều dài 188,2 km qua địa bàn tỉnh An Giang, TP.
Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng. Dự án cao tốc được đầu tư nhằm hình thành
trục ngang trung tâm vùng ĐBSCL, kết nối các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã
và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển.

Hình 1.3. Các tuyến đường cao tốc của Thành phố Cần Thơ
d. Công trình cầu lớn kết nối Thành phố Cần Thơ và các tỉnh khác
Cầu Cần Thơ

4
Là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối liền quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) và thị xã Bình
Minh (Vĩnh Long). Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam
Á với tổng chiều dài toàn tuyến là 15,85 km. Cầu Cần
thác đã rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.Đồng
thời tạo thành hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn gồm các trục ngang kết nối với
các trục dọc Quốc gia và các tuyến giao thông liên vùng, đáp ứng yêu cầu giao lưu, phát
triển kinh tế xã hội giữa các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Hình 1.4. Cầu Cần Thơ


Cầu Vàm Cống
Là cây cầu văng dây bắc qua sông Hậu, nối liền quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) và
huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Đây là cây cầu dây văng thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu
Cần Thơ, cách cầu Cần Thơ khoảng 48 km về phía thượng lưu và bến phà Vàm Cống
khoảng 3 km về phía hạ lưu sông.

Hình 1.5. Cầu Vàm Cống


1.2.1.2 Vận tải đường thủy nội địa

5
Địa phận TP. Cần Thơ có 3 con sông chảy qua là sông Hậu, sông Cái Lớn và sông
Cần Thơ tạo điều kiện cho vận tải thủy nội địa được phát triển. Việc thúc đẩy khai thác
các tuyến đường thủy nội địa trên các sông này sẽ giúp giảm áp lực vận chuyển hàng hóa
trên các tuyến giao thông đường bộ ở Cần Thơ.

a. Các tuyến đường thủy nội địa chính


Đường thủy nội địa quốc gia
TP. Cần Thơ hiện có 2 tuyến vận tải thủy quốc gia đi qua là tuyến TP. Hồ Chí Minh
- Cà Mau và TP. Hồ Chí Minh - Kiên Lương. Đây là 2 tuyến giao thông thủy chính của
cả vùng ĐBSCL.Các tuyến này giúp kết nối được với các tỉnh có hệ thống cảng biển lớn
như Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh thuận tiện giao thương hàng hóa, giúp tiết kiệm chi phí
và giảm tải áp lực đường bộ.

Hình 1.6. Các tuyến đường thủy nội địa của Cần Thơ

Đường thủy nội địa quốc tế


Sau khi có Hiệp định về vận tải thủy giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, tuyến vận tải thủy qua sông Tiền
và sông Hậu được nối thẳng đến cảng Phnôm – Pênh, trong đó tuyến quá cảnh (cho phép
tàu biển đi lại) qua sông Tiền từ Cửa Tiểu đến cảng Phnôm – Pênh, tuyến sông Hậu từ
Cửa Định An qua kênh Vàm Nao và sông Tiền đến cảng Phnôm – Pênh tạo ra hành lang
vận tải thủy nhộn nhịp xuyên biên giới hai nước. Với vị thế nằm ở bờ nam sông Hậu, Cần
Thơ cũng có cơ hội tham gia vào tuyến vận tải thủy nội địa quốc tế đi Campuchia.
b. Công trình cảng
6
Sở GTVT TP. Cần Thơ cho biết, hệ thống cảng biển Cần Thơ đã được Chính phủ,
Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch là cảng biển chính, quan trọng (loại I) của khu vực
ĐBSCL, đến nay đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển nhằm đáp ứng nhu
cầu vận chuyển công suất lớn đi nước ngoài và nhập nguyên liệu.
Cảng Trà Nóc: có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa
thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT.
Cảng Hoàng Diệu: tiếp nhận tàu đến 10.000 đến 20.000 DWT; năng lực thông qua
cảng đạt 2.0 - 2.5 triệu tấn/năm.
Cảng Cái Cui: là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000
DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4.2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, Sở GTVT
cũng nhìn nhận, theo thực tiễn hoạt động, các bến cảng thuộc cảng biển Cần Thơ hiện
chưa khai thác hết công suất thiết kế
1.2.1.3. Vận tải đường hàng không
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ nằm quận Bình Thủy - TP. Cần Thơ. Đây là sân
bay lớn nhất khu vực ĐBSCL, là sân bay cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO: đường cất hạ
cánh 3.000m x 45m nhà ga hành khách 20,750 m2, công suất thiết kế đạt 3-5 triệu lượt
khách/năm. Sân bay quốc tế Cần Thơ đã có 13 đường bay khai, gồm 9 đường bay nội địa
và 4 đường bay quốc tế, nâng công suất từ 500.000 hành khách năm 2015 lên 1.300.000
hành khách năm 2020.

Hình 1.7. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ


Nội địa: Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt (Lâm Đồng), Cam Ranh,
Vinh (Nghệ An), Thanh Hóa, Hải Phòng.Các tuyến nội địa này sẽ giúp cho hoạt động vận

7
tải hàng hóa cũng như hành khách từ ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng có thể
đến các khu vực khác trong nước một cách dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian. Đồng
thời thông qua
hoạt động này sẽ thúc đẩy hoạt động logistics của cả nước phát triển hơn nữa.
Quốc tế: Đi đến các thành phố trong khu vực như Bangkok (Thái Lan), Kuala
Lumpur (Malaysia), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan).
1.2.1.4. Vận tải đường sắt
Hệ thống đường sắt giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển GTVT tuy nhiên
hiện nay vẫn chưa có tuyến đường sắt nào đi qua Cần Thơ. Việc đầu tư xây dựng tuyến
đường sắt là rất cần thiết, phục vụ vận tải hàng hóa khối lượng lớn, siêu trường siêu trọng
bằng đường sắt, kết nối TP. Cần Thơ cùng các tỉnh trong vùng với TP. Hồ Chí Minh và
quốc tế.
Có 2 dự án đường sắt đang được quy hoạch gồm dự án đường sắt cao tốc TP. Hồ
Chí Minh - Cần Thơ (dài 139 km) và đường sắt đô thị Cần Thơ (dài 38.8 km) nhưng chưa
có bất kỳ tuyến nào đang hoạt động hoặc đang được xây dựng trên thực tế. Theo như đề
xuất trước đó thì dự án đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ sẽ đi qua các tỉnh,
thành phố: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Cần
Thơ với 13 ga. Điểm đầu ga hàng hóa: ga lập tàu An Bình (Dĩ An - Bình Dương) và điểm
cuối tại ga Cái Răng (Cần Thơ). Đây là tuyến đường đôi, khổ đườngsắt tiêu chuẩn
1.435mm và có năng lực vận tải bằng 10 tuyến đường bộ.

Hình 1.8. Dự án đường sắt cao tốc TP. HCM - Cần Thơ
1.2.1.5 Vận tải đường biển

8
Cảng Cái Cui là cảng biển lớn nhất ĐBSCL đã góp phần phát triển đồng bộ cả tuyến
vận tải container bằng tàu, sà lan, cùng với đường bộ, kết nối hàng hóa tại các địa điểm
trọng yếu thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cảng biển Cần
Thơ giúp các doanh nghiệp tập kết hàng và chuyển qua các cảng lớn khác để thực hiện
các hoạt động xuất nhập khẩu, có thể đón tàu lên đến 20.000 DWT, có thể xếp hàng lên
tàu và trực tiếp xuất đi mà không cần phải trung chuyển qua các
cảng lớn khác trong khu vực.
Thế nhưng hiện nay, do điều kiện tự nhiên như mớn nước, độ sâu luồng lạch, bồi tụ
phù sa hàng năm nên các hãng tàu vẫn chưa thể khai thác tuyến tàu chạy thẳng từ Cần
Thơ đi đến các quốc gia khác.
1.2.2 Mạng lưới giao thông Cần Thơ kết nối quốc Tế
1.2.2.1 Mạng lưới giao thông Cần Thơ kết nối với khu vực Nội Á
Nhờ có Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ nên việc giao thương hàng hóa qua các
nước trong khu vực trở nên rất thuận tiện, đi đến các thành phố trong khu vực như Đài
Bắc, Cao Hùng, Kuala Lumpur, Bangkok.
Khu vực ĐBSCL giáp với Campuchia nên việc giao thương hàng hóa qua đất nước
này là vô cùng thuận lợi bằng tàu container đến các cảng biển gần TP. Cảng Sihanoukville
hoặc bằng đường thủy nội địa theo con sông Mê Kông. Ngoài ra còn có các tuyến như từ
Cái Cui qua Cát Lái rồi chở hàng đến các nước Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản.
Ngoài ra có thể sử dụng phương thức vận tải đường bộ kết hợp đường sắt để vận
chuyển qua Trung Quốc đến các nước Trung Á. Từ các KCN ở Cần Thơ hàng hóa sẽ được
vận chuyển bằng đường bộ đến Ga Sài Gòn để vận chuyển bằng đường sắt ra 2 ga biên
giới là Lào Cai và Đồng Đăng. Tàu hàng từ Việt Nam có thể quá cảnh qua Trung Quốc
để đến các nước thứ 3 như Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á.
1.2.2.2 Mạng lưới giao thông Cần Thơ kết nối với khu vực Châu Âu
Nhờ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
(EVFTA) năm 2019, hầu hết các thuế xuất khẩu trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam
và các nước thuộc Liên minh Châu Âu sẽ bị bãi bỏ. Do đó, việc nhập khẩu hàng hóa từ
Việt Nam càng ngày sẽ trở nên có lợi hơn.
Tuy Cần Thơ sở hữu sân bay quốc tế nhưng nhược điểm là chỉ khai thác được 4
tuyến quốc tế nên không thể vận chuyển hàng bằng đường hàng không đến các khu vực

9
Châu được mà phải liên kết với các cảng hàng không, sân bay quốc tế trong khu vực,
châu lục để có thể xuất, nhập hàng đến Châu Âu.
Ngoài ra, Cần Thơ còn có lợi thế về đường biển với hệ thống cảng biển Cần Thơ
nằm dọc theo sông Hậu chảy ra biển, phù hợp phát triển giao thương hàng hóa kết nối với
các nước Châu Âu. Doanh nghiệp có thể thuê tàu trực tiếp chở hàng sang Châu hoặc thuê
tàu chở hàng qua cảng Cát Lái hoặc Cái Mép để thuận tiện chất hàng lên tàu lớn hơn để
xuất hàng Châu Âu qua các cảng biển như Hamburg, Rotterdam.
1.2.2.3 Mạng lưới giao thông Cần Thơ kết nối với khu vực Châu Mỹ
Trong hoạt động giao thương thì Châu Mỹ luôn là một thị trường khó tính bởi có
nhiều tiêu chuẩn riêng cho các doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu nhưng lại vô cùng tiềm
năng để quảng bá và giúp hàng hóa Việt Nam vươn ra thế giới cùng các sản phẩm, đặc
sản của Việt Nam, đặc biệt là của khu vực ĐBSCL.
Cũng như khu vực Châu Âu, có thể liên kết các tuyến bay quốc tế để chuyển hàng
đến Châu Mỹ. Đồng thời, Cần Thơ có lợi thế gần biển và cách các cảng biển lớn không
xa, có thể tiếp nhận tàu lên đến 20.000 DWT, nên có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa từ
Cần Thơ kết nối với các tuyến biển quốc tế trong khu vực có thể đi đến các cảng biển lớn
ở Châu Mỹ như cảng Long Beach, Miami, Los Angeles, Chicago.
1.3. Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển cho 1
lô hàng từ Cần Thơ đến và đi từ Hàn Quốc (Nội Á), Đức (Châu Âu) bằng cách
sử dụng 3 phương thức vận tải kết hợp.
1.3.1.Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí cho 1 TEU từ Cần Thơ đến
Hàn Quốc.
Theo thống kê của tổng cục thống kê thành phố Cần Thơ về các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của thành phố:
Bảng 1.1 Thống kê các mặt hàng xuất khẩu của thành phố Cần Thơ

Hàng hóa Thị trường xuất khẩu

Thủy sản Thị trường Mỹ, Nhật, EU, Singapore, Austrailia

Thị trường Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, Ghana, Bờ Biển


Ngà, Nam Phi, Singapore, Trung Quốc và các quốc gia Trung
Gạo
Đông. Trong đó Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á có
sức tiêu thụ ổn định nhất.

10
Hàng thủ công mỹ nghệ Thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ, Úc

Nông sản chế biến Thị trường Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu.

Những năm gần đây, tình hình xuất khẩu gạo khá thuận lợi, do nhu cầu xuất khẩu
gạo sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, HongKong, Philippines và các nước Châu
Phi tương đối lớn, nên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khu vực ĐBSCL nói chung và
Cần Thơ nói riêng đã tăng cường cung ứng, xuất khẩu với giá cao so với cùng kỳ từ 15 -
20%. Trong đó, các nước Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là những thị
trường nhập khẩu gạo được nông dân Cần Thơ cung ứng nhiều nhất.
Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: Gạo
Bảng 1.2. Thông tin chi tiết về lô hàng xuất khẩu Việt Nam – Hàn Quốc

Nội dung Xuất khẩu Cần Thơ – Hàn Quốc


Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao – Gạo Trung An,
Shipper Địa chỉ: 649A, Quốc Lộ 91, P. Trung Kiên, Q. Thốt Nốt, Tp.
Cần Thơ, Việt Nam
DONGWON F&B CO. LTD., Địa chỉ: 275, Yangjae-dong,
Consignee
Seocho-gu, Seoul 137-604 Korea, Seoul, South Korea
Mặt hàng Gạo thơm ST25

Số lượng 300 bao

Trọng lượng 15,000kgs đóng trong 1x20’DC

Kích thước 90cm x 60cm x 15cm

Thể tích 24.3 CBM

Giá trị lô hàng 400.000.000 VND


DDP 275, Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul 137-604 Korea,
Incoterms
Seoul, South Korea, Incoterms 2020
Ngày giao hàng 9 – 11 ngày kể từ ngày xuất kho (02/04/2023)

Hàng phải có mặt tại cảng đích và giao tại kho người mua trước
Yêu cầu của
ngày 12/04/2023 (10 ngày). Ngoài ra, chủ hàng đưa ra yêu cầu
người mua
về phương án tối ưu về chi phí thấp nhất
Dựa vào những yêu cầu của lô hàng, có 3 phương án vận tải thích hợp như sau:

11
Phương án 1: Road – Sea
Vận chuyển đường bộ từ kho hàng của Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ
cao – gạo Trung An đến Cảng Cái Cui để đóng hàng vào container rỗng. Sau đó, từ Cảng
Cái Cui vận chuyển đường bộ đến cảng Cát Lái. Từ cảng Cát Lái, vận chuyển đường biển
về đến cảng Incheon và từ cảng Incheon vận chuyển đường bộ đến kho người mua ở
Seoul.

Kho Road Cảng Road Sea Road Kho


Cảng Cảng
người Cái người
Cát Lái Incheon
bán Cui mua
Bảng 1.3 Thời gian và khoảng cách vận chuyển theo phương án 1
STT Hành trình vận tải Khoảng Thời gian
cách
(km)
1 Kho người bán, Cần Thơ – Cảng Cái Cui 54 1h17p
2 Đóng hàng vào container rỗng và làm thủ tục Hải quan
ở cảng Cái Cui
0 1 ngày
3 Cảng Cái Cui – Cảng Cát Lái 175 3h 43 phút
4 Chuyển đổi phương thức từ bộ -> biển 0 5h
5 Cảng Cát Lái – cảng Incheon 3.741,42 7 ngày 11h
Thủ tục hải quan tại cảng Incheon 0 5h
6 Cảng Incheon – Kho người nhận (Yangjae-dong,
Seocho-gu, Seoul) (Bao gồm thời gian nâng hạ)

44,6 1h
7 Tổng 4.015,02 9 ngày 3 giờ
Bảng 1.4 Chi phí đầu xuất tại Việt Nam theo phương án 1

STT Loại chi phí Chi phí (USD)


1 Trucking từ kho người bán đến cảng Cái Cui 200
2 Đóng hàng vào container rỗng 75
3 Lift on tại cảng Cái Cui 11
4 Làm thủ tục hải quan 50
5 SEAL 12
6 Trucking đến cảng Cát Lái 300

12
7 Lift off tại cảng Cát Lái 12
8 THC 120
9 LSS 130
10 Bill 40
11 Telex fee 35
12 Vận chuyển đến Incheon Port (Ocean Freight) 1250
Tổng 2.235 USD

Bảng 1.5 Chi phí đầu nhập tại Hàn Quốc theo phương án 1
STT Loại chi phí Chi phí
1 D/O 40
2 THC 155
3 Thủ tục hải quan 50
4 Lift on 25
5 Trucking đến kho người mua tại Seoul 130
6 Phí kiểm dịch 25
Tổng 425 USD

Kho Road Road Sea Rail


Cảng Cảng Cảng Ga
người
Cái Cui Cát Lái Busan Seoul
bán

Road

Kho
người
Mua
Phương án 2: Road – Sea

Bảng 1.6 Chi phí tại Việt Nam theo phương án 2

STT Loại chi phí Chi phí


1 Trucking từ kho người bán đến cảng Cái Cui 200

2 Đóng hàng vào container rỗng 75


3 Lift on tại cảng Cái Cui 11
13
4 Làm thủ tục hải quan 50
5 SEAL 12
6 Trucking đến cảng Cát Lái 300
7 Lift off tại cảng Cát Lái 12
8 THC 120
9 LSS 130
11 Bill 40
12 Telex fee 35
13 Vận chuyển đến cảng Busan (Ocean Freight) 1180

Tổng 2.165 USD

Bảng 1.7 chi phí tại Busan (Hàn Quốc) theo phương án 2
STT Loại chi phí Chi phí
1 D/O 40 USD/set
2 THC 155 USD/cont
3 Phí kiểm dịch 25 USD/shpt
4 Thủ tục hải quan 50 USD/cont
5 Lift on 30 USD/cont
6 Chuyển hàng đến ga Seoul 250 USD/cont
Tổng 550

Bảng 1.8 Chi phí tại Ga Seoul theo phương án 2


STT Loại chi phí Chi phí
1 Lift off 40 USD/cont
2 Lift on 155 USD/cont
3 Trucking đến kho người mua tại Seoul 130 USD/cont

Tổng 325
Phương án 3: Inland waterway – Sea

Kho Road IWT Cảng Sea Road Kho


Cảng Cảng
người Cái người
Cái Cui Incheon
bán Mép mua

14
Bảng 1.9 thời gian, khoảng cách vận chuyển Hàn Quốc – Cần Thơ theo phương án 3

STT Hành trình vận tải Khoảng cách Thời gian


(km)

1 Kho người bán, Cần Thơ – Cảng Cái Cui 54 1 giờ 17 phút

2 Đóng hàng vào container rỗng và làmThủ tục 0 1 ngày


Hải quan ở cảng Cái Cui

3 Cảng Cái Cui – Cảng Cái Mép 210 8 giờ

4 Chuyển đổi phương thức từ bộ -> biển 0 5 giờ

5 Cảng Cái Mép – cảng Incheon 3.659,94 7 ngày 3 giờ

6 Thủ tục hải quan tại cảng Incheon 0 5giờ

7 Cảng Incheon – Kho người nhận (Yangjae- 44,6 1 giờ


dong, Seocho-gu, Seoul) (Bao gồm thời gian
nâng hạ)

8 Tổng 3.758,54 8 ngày 23 giờ


17 phút

Bảng 1.10 Chi phí tại Việt Nam


STT Loại chi phí Chi phí
1 Trucking từ kho người bán đến cảng Cái Cui 200 USD/cont
2 Đóng hàng vào container rỗng 75 USD/cont
3 Lift on tại cảng Cái Cui 11 USD/cont
4 Làm thủ tục hải quan 50 USD/cont
5 SEAL 12 USD/cont
6 Vận chuyển thủy nội địa đến cảng Cái Mép 108 USD/cont
7 Lift off tại cảng Cái Mép 11 USD/cont
8 THC 120 USD/cont
9 LSS 130 USD/cont
11 Bill 41 USD/set
12 Telex fee 35 USt
13 Vận chuyển đến Incheon Port (Ocean Freight) 1200

15
Tổng 1193 USD

Bảng 1.11 Chi phí tại Hàn Quốc

STT Loại chi phí Chi phí


1 D/O 40 USD/set
2 THC 155 USD/cont
3 Thủ tục hải quan 50 USD/cont
4 Lift on 25 USD/cont
5 Trucking đến kho người mua tại Seoul 130 USD/cont
6 Phí kiểm dịch 25 USD/shpt
Tổng 425
1.3.2. Đề
xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí cho 1 FEU từ Đức về Cần Thơ
Bảng 1.12 Thông tin chi tiết về lô hàng nhập khẩu Đức – Cần Thơ

Nội dung Nhập khẩu Đức - Cần Thơ

Shipper Baader Group


Baader-Platz 1, 22880 Wedel, Hamburg, Đức

Consignee Công Ty TNHH Thủy Sản Quang Minh


Lô 2.20A KCN Trà Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần
Thơ, Việt Nam

Mặt hàng Máy tách xương cá công nghiệp BS-XC150

Số lượng 50 máy

Trọng lượng 2000kgs đóng trong 1x40’DC

Kích thước 80 x 60 x 90 (cm) 40kg/máy

Thể tích 21.6 CBM

Giá trị hàng 85.226 USD

Incoterms FCA Baader-Platz 1, 22880 Wedel, Hamburg, Germany,


Incoterms 2020

Ngày giao hàng 33-38 ngày kể từ ngày xuất kho (2/4/2023)

16
Chặng Phương Khoảng cách Thời Đơn vị vận
thức (km) gian chuyển

Kho xuất - Cảng Bộ 16 1h 1x40’DC


Hamburg

Thủ tục tại cảng 2 ngày


Hamburg
Cảng Hamburg - Cảng Biển 16.920 30 ngày 1x40’DC
Cát Lái

Thủ tục tại cảng Cát Lái 2 ngày


Cảng Cát Lái - Cảng Cái Thuỷ nội địa 244 1 ngày 1x40’DC
Cui

Cảng Cái Cui - Kho Bộ 26 1h


người mua

Tổng 17206

Yêu cầu cụ thể của Hàng phải có mặt tại cảng đích và giao tại kho người mua trước
người mua ngày 7/5/2023 (36 ngày). Ngoài ra, chủ hàng đưa ra yêu cầu về
phương án tối ưu về chi phí thấp nhất

Phương án 1: Sea - Waterway transport


Vận chuyển container 20’ từ kho người bán đến cảng Hamburg, Đức. Sau đó hàng
di chuyển bằng đường biển đến cảng Cát Lái, Việt Nam, sau đó vận chuyển bằng đường
thuỷ nội địa đến cảng Cái Lui, và cuối cùng là vận chuyển đến thẳng kho người mua

Kho Road Sea IWT Road Kho


Cảng Cảng Cảng
người người
Hamburg Cát Lái Cái Cui
bán mua

Bảng 1.13 Khoảng cách và thời gian Hamburg - Cần Thơ theo tuyến số 1

Bảng 1.14 Chi phí đầu xuất tại cảng Hamburg (Đức)

17
STT Loại phí Chi phí (USD)
1 Phí vận chuyển đường bộ (Trucking fee) 150

2 Phí Terminal Handling Charge (THC) 260

3 Phí seal 20
4 Phí chứng từ (Document Fee) 8
Phí thủ tục hải quan
5 65
(Customs Clearance Fee)

6 Bill fee 45

7 SOLAS/VGM/ ENERGY SURCHARGE 45

8 Giá cước vận chuyển đường biển (O/F) 800

Tổng chi phí 1393

Bảng 1.15 Chi phí tại đầu nhập tại Việt Nam

Chi phí
STT LOẠI PHÍ
(USD)
1 Phí Terminal Handling Charge (THC) 220
2 Phí lệnh giao hàng D/O (Delivery Order Fee) 50

3 Phí thủ tục hải quan (Customs Clearance Fee) 50


4 Phí phát triển cơ sở hạ tầng 20

5 Phí vệ sinh (Cleaning fee) 30


6 Phí đường thuỷ nội địa (Cảng Cát Lái-Cảng Cái Cui) 200

7 Phí Terminal Handling Charge (THC) 180

Phí Trucking
8 80
(Cảng cái Cui-Kho người nhập)

Tổng chi phí 845

Phương án 2: Sea – Road

18
Vận chuyển container 20’ từ kho người bán đến cảng Hamburg, Đức. Sau
đó hàng di chuyển bằng đường biển đến cảng Cát Lái (Việt Nam) sau đó vận
chuyển bằng đường bộ đến ICD Sotrans để tập kết và lưu trữ hàng và cuối cùng là
vận chuyển đến thẳng kho người mua

Kho Road Sea Road Road Kho


Cảng Cảng ICD
người người
Hamburg Cát Lái Sotrans
bán mua

Bảng1.16 Thời gian và khoảng cách Hamburg - Cần Thơ theo tuyến số 2
Chặng Phương Khoảng cách Thời gian Đơn vị vận
thức (km) chuyển

Kho xuất - Cảng Hamburg Bộ 16 1h 1x40’DC

Thủ tục tại cảng Hamburg 2 ngày


Cảng Hamburg - Cảng Cát Biển 16.920 30 ngày 1x40’DC
Lái

Thủ tục tại cảng Cát Lái 2 ngày

Cảng Cát Lái - ICD sotrans Bộ 17 1 ngày 1x40’DC

ICD sotrans - Kho người Bộ 186 4h


mua

Tổng 17139 35 ngày 5


giờ

Bảng 1.17 Chi phí đầu xuất tại cảng Hamburg (Đức)

STT Loại phí Chi phí (USD)

1 Phí vận chuyển đường bộ (Trucking fee) 150


2 Phí Terminal Handling Charge (THC) 260

3 Phí seal 20

4 Phí chứng từ (Document Fee) 8


5 Phí thủ tục hải quan 65
(Customs Clearance Fee)

19
6 Bill fee 45

7 SOLAS/VGM/ ENERGY SURCHARGE 45

8 Giá cước vận chuyển đường biển (O/F) 800

Tổng chi phí 1393

Bảng 1.18. Chi phí đầu nhập tại Việt Nam

STT LOẠI PHÍ Chi phí USD)

1 Phí Terminal Handling Charge (THC) 220

2 Phí lệnh giao hàng D/O (Delivery Order Fee) 50

3 Phí thủ tục hải quan (Customs Clearance Fee) 50

5 Phí phát triển cơ sở hạ tầng 20

6 Phí Trucking (Cảng Cát Lái-ICD Sotrans) 40

7 Phí vệ sinh (Cleaning fee) 30

8 Phí LO/LO 41

7 Phí Trucking 340


(ICD sotrans-Kho người nhập)

Tổng chi phí 791

Phương án 3: Sea – Road

Vận chuyển container 20’ từ kho người bán đến cảng Hamburg, Đức. Sau đó hàng
di chuyển bằng đường biển đến cảng Cái Mép, Việt Nam, sau đó vận chuyển bằng đường
bộ đến ICD Sotrans, và cuối cùng là vận chuyển đến thẳng kho người mua

Kho Road Sea Cảng Road Road Kho


Cảng ICD
người Cái người
Hamburg Sotrans
bán Mép mua

20
Bảng 1.19 Thời gian và khoảng cách vận chuyển Đức – Cần Thơ theo tuyến
số 3

Chặng Phương Khoảng cách Thời gian Đơn vị


thức (km) vận chuyển

Kho xuất - Cảng Bộ 16 1h 1x40’DC


Hamburg
Thủ tục tại 2 ngày
cảng Hamburg

Cảng Hamburg - Cảng Biển 16.830 29 ngày 1x40’DC


Cái Mép

Thủ tục tại cảng Mép 2 ngày


Cảng Cái Mép – ICD Bộ 62 1 ngày 1x40’DC
Sotrans
ICD Sotrans - Kho Bộ 186 4h
người mua

Tổng 17094 34 ngày 5


giờ

Bảng 1.20 Chi phí đầu xuất tại cảng Hamburg (Đức)
STT Loại phí Chi phí (USD)

1 Phí vận chuyển đường bộ (Trucking fee) 150


2 Phí Terminal Handling Charge (THC) 260
3 Phí seal 20

4 Phí chứng từ (Document Fee) 8

5 Phí thủ tục hải quan (Customs Clearance Fee) 65


6 Bill fee 45

7 SOLAS/VGM/ ENERGY SURCHARGE 45

8 Giá cước vận chuyển đường biển (O/F) 800


Tổng chi phí 1393

Bảng 1.21 Chí phí đầu nhập tại Việt Nam


21
STT Loại phí Chi phí (USD)

1 Phí Terminal Handling Charge (THC) 220

2 Phí lệnh giao hàng D/O (Delivery Order Fee) 50


3 Phí thủ tục hải quan (Customs Clearance Fee) 50

5 Phí phát triển cơ sở hạ tầng 20


6 Phí Trucking (Cảng Cái Mép - ICD Sotrans) 100

7 Phí vệ sinh (Cleaning fee) 30

8 Phí LO/LO 41
7 Phí Trucking (ICD sotrans-Kho người nhập) 340
Tổng chi phí 851

1.4. Phân tích và đưa ra các giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn trong logistics và vận
tải tại Thành phố Cần Thơ
1.4.1 Các điểm tắc nghẽn trong logistics và giải pháp
1.4.2.1 Các điểm tắc nghẽn
Chi phí logistics cao
Sản lượng xuất khẩu hàng hóa bình quân của vùng hàng năm khoảng 17-18 triệu
tấn, nhưng đến 70% phải chuyển bằng đường bộ lên các cảng ở TP Hồ Chí Minh và Cảng
Cái Mép. Điều này làm đội chi phí vận chuyển tăng từ 10% - 40%/chuyến hàng, nguyên
nhân tăng cao do hàng vận chuyển một chiều, hệ thống cảng tại ĐBSCL không đáp ứng
yêu cầu cho tàu tải trọng lớn ra vào
Hệ thống kho, ICD, dịch vụ Logistics chưa đủ đáp ứng nhu cầu
Thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ
tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, các ICD được đầu tư tại Cần Thơ,
vẫn kém sức hút bởi hạ tầng, kho bãi chưa đủ rộng, hạ tầng kết nối cũng chưa đủ năng lực,
cho tàu lớn đưa container rỗng về phục vụ DN xuất khẩu nông sản, đóng hàng tại chỗ
Các doanh nghiệp logistic chưa phát triển mạnh
Phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ, chứ chưa có
sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải, nên thường gây ra chậm trễ, chi
phí phát sinh cao. Các doanh nghiệp logistics mới chỉ dừng lại ở việc giao nhận vận tải,

22
cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, gom hàng lẻ chứ chưa thể tích
hợp, tổ chức và liên kết các hoạt động trong chuỗi logistics
Thiếu nguồn nhân lực
Hiện nay phần lớn đội ngũ quản lý và người lao động đang hoạt động trong ngành
logistics được đào tạo từ những ngành nghề khác, thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ
ngắn hạn và quá trình tích tụ kiến thức từ thực tiễn kinh nghiệm kinh doanh. Dẫn đến trình
độ tay nghề và tính chuyên nghiệp còn thấp, nhất là ở các cấp quản lý, điều hành
1.4.2.2 Giải pháp
Cần tập trung cải tạo, nâng cấp các luồng tàu biển chính trong khu vực như (luồng
cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, luồng Cửa Tiểu, luồng Định An-Cần Thơ); phát triển
cảng biển cần gắn với các trung tâm sản xuất hàng hóa, kêu gọi đầu tư cảng ngoài khơi để
đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ, đáp ứng nhu cầu XNK trực tiếp cho vùng; phải có chính
sách mang tầm vĩ mô để thu hút các nhà đầu tư
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics: Chủ động đầu tư ,nâng cấp cơ sở vật
chất nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải,... ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại
trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, đủ khả năng cung cấp các dịch vụ 3PL,4PL.
Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nguồn hàng và cơ sở logistics; nên có tuyến vận tải thủy
mới, như kết hợp giao thông thủy nội địa và đường bộ; xây dựng các kho container rỗng
tại từng khu vực
Chủ động và tập trung phát triển các dịch vụ logistic toàn diện, liên kết chặt chẽ với
nhau tạo thành chuỗi logistic hoàn chỉnh, hợp tác và liên kết với các tỉnh lân cận để chủ
động trong hoạt động XNK. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, có trình độ cao về cảng
biển và logistics. Mở các trường đào tạo ngành Logistics và các ngành liên quan ngay trên
địa bàn gần các khu vực cảng để đào tạo nhân lực triệt để.
1.4.2 Các điểm tắc nghẽn trong vận tải và giải pháp
1.4.2.1 Các điểm tắc nghẽn
Hiện nay, Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung đang phải đối mặt với một thử
thách lớn về vận tải. Đó chính là cơ sở hạ tầng. Bởi vì nhiều dự án, quy hoạch công trình
giao thông không diễn ra đúng tiến bộ, trì hoãn do nhiều yếu tố khách quan tác động.
ĐBSCL là một vựa lúa cả nước, nhưng để vựa lúa này có thể phát triển hơn nữa cần
phải có cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ việc vận chuyển lúa sang các vùng lân cận và
xuất khẩu. Nhưng cơ sở hạ tầng hiện nay không cho phép ĐBSCL phát triển. “Theo ông

23
Phạm Minh Hải, Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) cho biết rằng đường cao
tốc tại ĐBSCL chỉ được 40 km, chiếm 3,4% so với cả nước. Điều này làm cho việc vận
chuyển thủy, nông sản và lúa của vùng ĐBSCL bị hạn chế”.
Mặt dù cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương đã hoàn thành và đưa vào khai thác vào
tháng 04/2022, nhưng vì lưu lượng xe quá lớn nên vẫn gây ra những hiện tượng kẹt xe trên
cao tốc vào các dịp Tết hoặc cuối năm.
Về tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thì cơ bản vẫn chưa được khai thác. Dự kiến
đến tháng 04/2023 mới chính thức được đưa vào khai thác. Chính vì lý do này mà Quốc
Lộ 1 vẫn là con đường chính giúp cho Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung vận chuyển
hàng hóa, gây ra tắc nghẽn và ùn tắc trên QL1 trong các mùa cao điểm.
Tại Cần Thơ, tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở các nút giao trọng
điểm. Nguyên nhân là lưu lượng xe quá cao nhưng hạ tầng đường xá lại không thể đáp
ứng. Đặc biệt, năm nút giao trọng điểm thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông
như: Mậu Thân - 3/2 - Trần Hưng Đạo, Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt, Nguyễn
Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh - 3/2, và Nguyễn Văn Linh - 30/4. Đây là
5 nút giao đang được Bộ GTVT TP. Cần Thơ đưa ra các phương án giải quyết ùn tắc tạm
thời, nhưng thiết nghĩ cần có một phương án rõ ràng để giải quyết vấn nạn kẹt xe ở năm
nút giao trọng điểm này.
Bên cạnh những điểm tắc nghẽn ở đường bộ tại TP. Cần Thơ thì Cần Thơ vẫn chưa
có một tuyến đường sắt nào kết nối tỉnh này với TP. Hồ Chí Minh.
Về đường thủy thì TP. Cần Thơ có rất nhiều con sông lớn đi qua và cũng có những
cảng loại I tại TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, vì do mớn nước không đáp ứng được các tàu từ
10000 DWT đến 20000 DWT, chỉ có thể đáp ứng những tàu đến 5000DWT nên các cảng
biển lớn ở TP. Cần Thơ chưa đạt hết năng suất.
Như vậy, có thể thấy việc vận chuyển hàng hóa từ Cần Thơ đi liên tỉnh vẫn phải
được diễn ra trên đường bộ. Việc này dễ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông vì cơ sở hạ tầng
tại Cần Thơ và ĐBSCL chưa đáp ứng được lưu lượng giao thông lớn. Chính vì nguyên
nhân này mà khiến cho giá cước vận chuyển đường bộ ở ĐBSCL nói riêng và miền Nam
nói chung cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
1.4.2.2 Giải pháp
Hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ đang tập trung vào phương án là nâng cấp, cải

24
tạo và mở rộng năm nút giao trọng điểm giao thông là Mậu Thân - 3/2 - Trần Hưng Đạo,
Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn
Văn Linh - 3/2, và Nguyễn Văn Linh - 30/4 với kinh phí dự báo là 1.800. tỷ đồng.
Đồng thời, để ĐBSCL có thể phát triển đúng với tiềm năng của vùng, rất cần sự
quan tâm từ các Bộ, Ngành và Trung Ương đến việc phát triển các tuyến cao tốc trọng điểm
như Cao Tốc đường sắt TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Cần Thơ. Đặc biệt, cần đẩy nhanh tiến
độ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ để tuyến cao tốc này sớm đưa vào hoạt động. Nếu tuyến
này hoàn thành thì việc vận chuyển hàng hóa từ Cần Thơ đến TP. Hồ Chí Minh sẽ rút ngắn
còn 2 tiếng (TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - TP.
Cần Thơ).

25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA 1 LÔ HÀNG THỰC TẾ
2.1. Thông tin về lô hàng xuất khẩu:
2.1.1. Thông tin về lô hàng:
Bảng 2.1: Thông tin lô hàng xuất khẩu từ Cần Thơ- Hàn Quốc

Nội dung Xuất khẩu Cần Thơ – Hàn Quốc

Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao –


Gạo Trung An, Địa chỉ: 649A, Quốc Lộ 91, P.
Shipper
Trung Kiên, Q. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ, Việt
Nam

DONGWON F&B CO. LTD., Địa chỉ: 275,


Consignee Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul 137-604
Korea, Seoul, South Korea

Mặt hàng Gạo thơm ST25

Số lượng 01X20’ container bao gồm 300 bao

Trọng lượng 15,000kgs

Kích thước 90cm x 60cm x 15cm

Thể tích 24.3 CBM

Giá trị hàng 400.000.000 VND

DDP 275, Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul


Incoterms 137-604 Korea, Seoul, South Korea,
Incoterms 2020

9 – 11 ngày kể từ ngày xuất kho


Ngày giao hàng
(02/04/2023)

Hàng phải có mặt tại cảng đích và giao tại kho


Yêu cầu cụ thể của người mua
người mua trước ngày 12/04/2023 (10 ngày).

26
Ngoài ra, chủ hàng đưa ra yêu cầu về phương
án tối ưu về chi phí thấp nhất.

2.1.2 Yêu cầu vận chuyển: Xuất từ Cần Thơ đến Hàn Quốc
Đối với chủ hàng
• Đảm bảo giao hàng cho nhà vận chuyển đúng số lượng, chất lượng hàng hóa và thời
gian giao hàng
• Các thủ tục, chứng từ được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ hạn chế sai sót dẫn đến ảnh
hưởng thời gian giao nhận và vận chuyển hàng
• Sử dụng vận đơn không chuyển nhượng
• Kiểm tra container và đảm bảo container đủ điều kiện và phù hợp để đóng hàng và vận
chuyển trước khi xếp hàng
• Thời gian giao hàng là 02/4/2023
• Địa điểm giao hàng: 649A Quốc Lộ 91, P. Trung Kiên, Q. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ, Việt
Nam
• DPU Incoterms 2020
Đối với nhà vận tải
• Nhận hàng và giao hàng đúng như đã cam kết
• Lên kế hoạch vận tải, thiết kế tuyến đường phù hợp với chi phí vận tải là tối ưu nhất
• Khi xảy ra rủi ro trong quá trình vận tải thì phải xử lý nhanh chóng và chịu trách nhiệm
nếu có xảy ra do lỗi của nhà vận tải
• Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và cập nhật tình hình vận chuyển
• Địa điểm nhận hàng: 649A Quốc Lộ 91, P. Trung Kiên, Q. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ, Việt
Nam
• Địa điểm giao hàng: 275, Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul 137-604 Korea, Seoul, South
Korea
• Thời gian giao hàng muộn nhất là 12/04/2023
• Bảo quản hàng hóa trong môi trường khô thoáng, tránh những tác động gây ẩm ướt
trong quá trình xếp dỡ hàng hóa
2.1.3 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng.

27
Dựa trên kiến thức đã học, em xin trình bày 11 bước trong một quy trình thực
hiện vận tải cho một lô hàng:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin lô hàng từ chủ hàng
Bước 2: Đàm phán với khách hàng các yêu cầu cụ thể như thời gian, yêu cầu vận tải, cách
thức thanh toán. Khách hàng cần cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất thông tin lô hàng cần vận
chuyển một số thông tin từ khách hàng bao gồm: thời gian dự kiến vận chuyển của lô hàng,
địa điểm giao nhận hàng, yêu cầu nhất định về cách thức chất xếp và chằng buộc hàng hóa,
yêu cầu về độ an toàn của phương tiện vận chuyển.
Bước 3: Lựa chọn sự kết hợp các phương thức vận tải lô hàng có thể vận chuyển:
- Phương án 1: Road-Sea-Road
- Phương án 2: Road-Sea-Rail
- Phương án 3: Waterway Transport- Sea- Road
Cần phải xem xét đến các yếu tố như: khoảng cách từ nơi gửi đến nơi nhận, đặc điểm của
hàng hóa và khối lượng vận chuyển, đặc điểm tuyến đường vận chuyển và đặc điểm của
từng phương thức vận tải để đưa ra phương thức vận tải phù hợp với lô hàng.
Bước 4: Lựa chọn người vận tải
Một số căn cứ để lựa chọn người vận tải:
- Chi phí vận tải
- Chất lượng dịch vụ của nhà vận chuyển như là: thời gian vận chuyển, độ an toàn và
tin cậy trong quá trình vận chuyển.
- Khả năng thực hiện và kiểm soát trong suốt quá trình vận chuyển
- Năng lực vận chuyển: khả năng cung cấp dây chuyển vận chuyển, có thể vận chuyển
hàng với khối lượng yêu cầu, …
Bước 5: Lựa chọn tuyến đường các tuyến đường
Lựa chọn tuyến đường phù hợp với yêu cầu vận chuyển của khách hàng cùng với các tuyến
vận tải phù hợp. Một số khía cạnh ảnh hưởng đến việc chọn tuyến đường:
- Điểm nhận hàng từ người gửi.
- Điểm giao hàng cho người nhận.
- Trục đường giao thông chính hiện hữu
- Điều kiện tự nhiên, thời tiết tự nhiên của tuyến vận chuyển
Bước 6: Xác định chi phí và giá thành: trình bày cụ thể bên dưới

28
Bước 7: Lựa chọn phương án thực hiện: dựa trên những phương án để chọn phương án
thích hợp nhất.
Bước 8: Lập kế hoạch và lộ trình vận chuyển theo hai phương án, trình bày cụ thể.
Bước 9: Tổ chức thực hiện: Theo dõi, cập nhật thông tin
Bước 10: Kiểm tra, kết toán kết quả: thường xuyên liên lạc với hãng vận tải để đảm bảo
tình hình hàng hóa, vị trí, …Sử dụng hệ thống Tracking and Tracing để nắm rõ tình hình
trước khi hàng hóa đến kho người nhận.
Bước 11: Xử lý khiếu nại (nếu có): Dựa vào quá trình kiểm tra xem xét các khiếu nại cho
các trường hợp thiếu hàng, mất hàng, hư hỏng.
2.1.4. Lựa chọn hình thức gửi hàng, PTVT, người vận tải và tuyến vận tải:
Chi tiết hành trình của mỗi phương án vận chuyển như sau:
Phương án 1: Road - Sea – Road
Từ Cát Lái đến cảng Incheon và từ cảng Incheon vận chuyển đường bộ đến kho người
mua ở Seoul.
- Từ kho người bán (Thốt Nốt – Cần Thơ) đến cảng Cái Cui (Cái Răng – Cần thơ): vận
chuyển bằng đường bộ.
- Từ cảng Cái Cui đến cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh): vận chuyển bằng đường bộ
- Từ cảng Cát Lái đến cảng Incheon (Korean): vận chuyển bằng đường biển.
- Từ cảng Incheon đến kho người mua (Seoul, South Korea): vận chuyển bằng đường bộ

Kho Road Cảng Road Sea Road Kho


Cảng Cảng
người Cái người
Cát Lái Incheon
bán Cui mua

Hình 2.1. Tuyến đường vận chuyển từ Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 1

29
Hình 2.2. Tuyến đường từ kho ở Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 1
(Nguồn: www.google.com/maps ; https://www.searates.com/route-planner)
Khoảng cách vận chuyển cho lô hàng này là 4.015,02 km và thời gian dự kiến mất 9 ngày
3 giờ, chi tiết được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến

Hành trình vận tải Khoảng cách (km) Thời gian

Kho người bán, Cần Thơ – Cảng Cái Cui 54 1h17p

Đóng hàng vào container rỗng và làmThủ tục Hải quan


ở cảng Cái Cui 0 1 ngày

30
Cảng Cái Cui – Cảng Cát Lái 175 3h 43 phút

Chuyển đổi phương thức từ bộ -> biển 0 5h

Cảng Cát Lái – cảng Incheon 3.741,42 7 ngày 11h

Thủ tục hải quan tại cảng Incheon 0 5h

Cảng Incheon – Kho người nhận (Yangjae-dong, Seocho-


gu, Seoul) (Bao gồm thời gian nâng hạ) 44,6 1h

Tổng 4.015,02 9 ngày 3 giờ

Tổng chi phí vận chuyển là: 2235 USD, được chia ở hai đầu, cụ thể như sau:
Chi phí ở đầu Việt Nam: từ kho người gửi hàng tại Thốt Nốt- Cần Thơ:

Bảng 2.3. Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 1

STT Loại chi phí Chi phí Phí thành phần

1 Trucking từ kho người bán đến cảng Cái Cui 200 USD/cont Ccp

2 Đóng hàng vào container rỗng 75 USD/cont Ccp

3 Lift on tại cảng Cái Cui 11 USD/cont Ccp

4 Làm thủ tục hải quan 50 USD/cont Ccp

5 SEAL 12 USD/cont Ccp

6 Trucking đến cảng Cát Lái 300 USD/cont Ccn

7 Lift off tại cảng Cát Lái 12 USD/cont Ci

8 THC 120 USD/cont Ci

9 LSS 130 USD/cont Ci

31
10 Bill 40 USD/set Ccn

11 Telex fee 35 USD/set Ccn

12 Vận chuyển đến Incheon Port (Ocean Freight) 1250 USD/cont Ccn

Tổng 2.235 USD

(Nguồn: báo giá của nhân viên FIVE STAR LOGISTICS CO .,LTD)

Chi phí ở đầu Hàn Quốc, vận chuyển đến CY của Incheon

Bảng 2.4. Tính giá door ở đầu Hàn Quốc theo phương án 1

STT Loại chi phí Chi phí Phí thành phần

1 D/O 40 USD/set Cdc

2 THC 155 USD/cont Cdc

3 Thủ tục hải quan 50 USD/cont Cdc

4 Lift on 25 USD/cont Cdc

5 Trucking đến kho người mua tại Seoul 130 USD/cont Cdc

6 Phí kiểm dịch 25 USD/shpt Cdc

Tổng 425

(Nguồn: Báo giá của TNB LOGISTICS AND TRADING COMPANY LIMITED)

Các chi phí thành phần:

Bảng 2.5: Tổng chi phí của phương án 1 từ Cần Thơ- Seoul

Chi phí Tổng

32
Ccp tại cảng Cái Cui 348

Ccn từ Cái cui đến cảng Cát Lái 300

Ci tại cảng Cát Lái 262

Ccn từ cảng Cát Lái đến cảng Incheon 1325

Cdc tại Incheon 425

Tổng chi phí tuyến 1: 2.660 USD

Tổng chi phí vận tải logistic được thể hiện như sơ đồ sau:

- Cost and distance

Hình 2.3. Chi phí và khoảng cách tổ chức vận chuyển xuất khẩu sang Seoul theo
phương án 1

33
- Cost and time

Hình 2.4. Chi phí và thời gian tổ chức vận chuyển xuất khẩu sang Seoul theo
phương án 1

Phương án 2: Road – Sea – Rail- Road


- Từ kho người bán (Thốt Nốt – Cần Thơ) đến cảng Cái Cui (Cái Răng – Cần Thơ) : vận
chuyển bằng đường bộ
- Từ cảng Cái Cui đến cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh): vận chuyển bằng đường bộ - Từ
cảng Cát Lái đến cảng Busan: vận chuyển bằng đường biển
- Từ cảng Busan đến ga Seoul: vận chuyển bằng đường sắt
- Từ ga Seoul đến kho người nhận (Seoul- Korea): vận chuyển bằng đường bộ
Tuyến đường được minh họa như hình sau:

34
Kho Road Road Sea Rail
Cảng Cảng Cảng Ga
người
Cái Cui Cát Lái Busan Seoul
bán

Road

Kho
người
Mua

Hình 2.5. Tuyến đường vận chuyển từ Thốt Nốt – Cần Thơ đến Seoul theo phương án
2
Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán tại Thốt Nốt đến kho người mua tại Seoul
được mô tả trong hình 2.6

(Nguồn: www.google.com/maps ; https://www.searates.com/route-planner)

35
Hình 2.6. Tuyến đường từ kho ở Thốt Nốt đến Seoul theo phương án 2

Khoảng cách vận chuyển cho lô hàng theo tuyến này là 4015,02 km và thời gian dự kiến
mất 8 ngày 5 giờ 55 phút. Chi tiết được thể hiện trong bảng 2.6:

Bảng 2.6. Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến

Hành trình vận tải Khoảng cách (km) Thời gian

36
Kho người bán, Cần Thơ – Cảng Cái Cui 54 1h17p

Đóng hàng vào container rỗng và làm Thủ tục Hải quan
ở cảng Cái Cui 0 1 ngày

Cảng Cái Cui – Cảng Cát Lái 175 3h43 phút

Chuyển đổi phương thức từ bộ -> biển 0 5h

Cảng Cát Lái – cảng Busan 3.639,08 6 ngày 9h

Thủ tục hải quan tại cảng Busan 0 6h

Cảng Busan – Ga Seoul 402 4h30

Ga Seoul – kho người mua 10 25p

Tổng 4.015.02 8 ngày 5 giờ 55p

Tổng chi phí vận chuyển là: 3040 USD , được chia ở hai đầu , cụ thể như sau:

Chi phí ở đầu Việt Nam: từ kho người gửi hàng tại Thốt Nốt- Cần Thơ:

Bảng 2.7. Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 2

STT Loại chi phí Chi phí Phí thành phần

1 Trucking từ kho người bán đến 200 USD/cont Ccp


cảng Cái Cui

2 Đóng hàng vào container rỗng 75 USD/cont Ccp

3 Lift on tại cảng Cái Cui 11 USD/cont Ccp

4 Làm thủ tục hải quan 50 USD/cont Ccp

5 SEAL 12 USD/cont Ccp

37
6 Trucking đến cảng Cát Lái 300 USD/cont Ccn

7 Lift off tại cảng Cát Lái 12 USD/cont Ci

8 THC 120 USD/cont Ci

9 LSS 130 USD/cont Ci

11 Bill 40 USD/set Ccn

12 Telex fee 35 USD/set Ccn

13 Vận chuyển đến cảng Busan 1180 USD/cont Ccn


(Ocean Freight)

Tổng 2.165 USD

(Nguồn: Báo giá của TNB LOGISTICS AND TRADING COMPANY LIMITED)

Chi phí ở đầu Hàn Quốc:

Bảng 2.8. Tính giá door ở đầu Hàn Quốc phương án 2

STT Loại chi phí Chi phí Phí thành phần

1 D/O 40 USD/set Ci

2 THC 155 USD/cont Ci

3 Phí kiểm dịch 25 USD/shpt Ci

4 Thủ tục hải quan 50 USD/cont Ci

5 Lift on 30 USD/cont Ci

6 Chuyển hàng đến ga Seoul 250 USD/cont Ccn

Tổng 550

38
(Nguồn: Báo giá của TNB LOGISTICS AND TRADING COMPANY LIMITED)

Bảng 2.9. Tính giá door ở đầu Hàn Quốc- - Tại Ga Seoul phương án 2

STT Loại chi phí Chi phí Phí thành phần

1 Lift off 40 USD/cont Cdc

2 Lift on 155 USD/cont Cdc

3 Trucking đến kho người mua tại 130 USD/cont Cdc


Seoul

Tổng 325

(Nguồn: Báo giá của TNB LOGISTICS AND TRADING COMPANY LIMITED)

Bảng 2.10: Tổng chi phí của phương án 2 từ Cần Thơ- Seoul

Chi phí Tổng

Ccp tại cảng Cái Cui 348

Ccn từ Cái cui đến cảng Cát Lái 300

Ci tại cảng Cát Lái 262

Ccn từ cảng Cát Lái đến cảng Busan 1255

Ci tại cảng Busan 300

Ccn từ cảng Busan đến ga Seoul 250

Cdc tại Seoul 325

Tổng chi phí tuyến 2: 3.040 USD

Tổng chi phí vận tải logistic được thể hiện như sơ đồ sau:

39
- Cost and distance

Hình 2.7. Chi phí và khoảng cách tổ chức vận chuyển xuất khẩu sang Seoul theo
phương án 2.

- Cost and time

40
Hình 2.8. Chi phí và thời gian tổ chức vận chuyển xuất khẩu sang Seoul theo
phương án 2.

Phương án 3: Road – Inland waterway – Sea- Road


- Từ kho người bán (Thốt Nốt – Cần Thơ) đến cảng Cái Cui (Cái Răng – Cần Thơ) : vận
chuyển bằng đường bộ
- Từ cảng Cái Cui đến cảng Cái Mép (Vũng Tàu): vận chuyển bằng đường thủy nội địa
- Từ cảng Cái Mép đến cảng Incheon: vận chuyển bằng đường biển
- Từ cảng Incheon đến kho người nhận (Seoul- Korea): vận chuyển bằng đường bộ
Tuyến đường được minh họa như hình sau:

Kho Road IWT Cảng Sea Road Kho


Cảng Cảng
người Cái người
Cái Cui Incheon
bán Mép mua

Hình 2.9. Tuyến đường vận chuyển từ Thốt Nốt–Cần Thơ đến Seoul theo phương án3

Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán tại Thốt Nốt đến kho người mua tại Seoul
được mô tả trong hình 2.10

41
Hình 2.10. Tuyến đường từ kho ở Thốt Nốt đến Seoul theo tuyến số 3

(Nguồn: www.google.com/maps; https://www.searates.com/route-planner)

Khoảng cách vận chuyển cho lô hàng theo tuyến này là 3758,54 km và thời gian dự kiến
mất 8 ngày 23 giờ 17 phút. Chi tiết được thể hiện trong bảng 2.10:

Bảng 2.11. Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến

Hành trình vận tải Khoảng cách Thời gian


(km)

Kho người bán, Cần Thơ – Cảng Cái Cui 54 1h17p

Đóng hàng vào container rỗng và làmThủ tục Hải quan


ở cảng Cái Cui 0 1 ngày

Cảng Cái Cui – Cảng Cái Mép 210 8h

Chuyển đổi phương thức từ bộ -> biển 0 5h

Cảng Cái Mép – cảng Incheon 3.659,94 7 ngày 3h

42
Thủ tục hải quan tại cảng Incheon 0 5h

Cảng Incheon – Kho người nhận (Yangjae-dong,


Seocho-gu, Seoul) (Bao gồm thời gian nâng hạ) 44,6 1h

Tổng 3.758,54 8 ngày 23 giờ 17 phút

Tổng chi phí là: 2418 USD được chia ở hai đầu, cụ thể:

Chi phí ở đầu Việt Nam, từ kho người bán đến cảng Cát Lái

Bảng 2.12. Tính giá door ở đầu Việt Nam phương án 3

STT Loại chi phí Chi phí Phí thành phần

1 Trucking từ kho người bán đến 200 USD/cont Ccp


cảng Cái Cui

2 Đóng hàng vào container rỗng 75 USD/cont Ccp

3 Lift on tại cảng Cái Cui 11 USD/cont Ccp

4 Làm thủ tục hải quan 50 USD/cont Ccp

5 SEAL 12 USD/cont Ccp

6 Vận chuyển thủy nội địa đến 108 USD/cont Ccn


cảng Cái Mép

7 Lift off tại cảng Cái Mép 11 USD/cont Ci

8 THC 120 USD/cont Ci

9 LSS 130 USD/cont Ci

11 Bill 41 USD/set Ccn

43
12 Telex fee 35 USD/set Ccn

13 Vận chuyển đến Incheon Port 1200 USD/cont Ccn


(Ocean Freight)

Tổng 1193 USD

(Nguồn: Báo giá của TNB LOGISTICS AND TRADING COMPANY LIMITED)

Chi phí ở đầu Hàn Quốc, vận chuyển đến Seoul

Bảng 2.13. Tính giá door ở đầu Hàn Quốc phương án 3

STT Loại chi phí Chi phí Phí thành phần

1 D/O 40 USD/set Cdc

2 THC 155 USD/cont Cdc

3 Thủ tục hải quan 50 USD/cont Cdc

4 Lift on 25 USD/cont Cdc

5 Trucking đến kho người mua tại 130 USD/cont Cdc


Seoul

6 Phí kiểm dịch 25 USD/shpt Cdc

Tổng 425

(Nguồn: Báo giá của TNB LOGISTICS AND TRADING COMPANY LIMITED)

Chi phí thành phần

Bảng 2.14. Tổng chi phí của phương án 3 từ Cần Thơ- Seoul

Chi phí Tổng

Ccp tại cảng Cái Cui 348

44
Ccn từ Cái cui đến cảng Cái Mép 108

Ci tại cảng Cái Mép 261

Ccn từ cảng Cái Mép đến cảng Incheon 1276

Cdc tại Incheon 425

Tổng chi phí tuyến 3: 2.418 USD

Tổng chi phí vận tải logistic được thể hiện như sơ đồ sau:

- Cost and distance

Hình 2.11. Chi phí và khoảng cách tổ chức vận chuyển xuất khẩu sang Seoul theo
phương án 3

- Cost and time

45
Hình 2.12. Chi phí và thời gian tổ chức vận chuyển xuất khẩu sang Seoul theo
phương án 3.

Biện luận và lựa chọn phương thức VTĐPT & nhà vận tải thích hợp nhất

Bảng 2.15 Tổng hợp chi phí vận tải & thời gian vận tải của cả 3 phương án

Route Total cost Total time


1 2.660 USD 9 ngày 3 giờ
2 3.040 USD 8 ngày 5 giờ 55p
3 2.418 USD 8 ngày 23 giờ 17 phút

Bảng 2.16: Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án
Route Cost of pair of Cost of transport Total cost (pair of
bags per pair of bags bag & Transport)
1 47 USD 7,39 USD 54,39 USD
2 47 USD 8,44USD 55,44 USD
3 47 USD 6,71USD 53,71 USD

Căn cứ vào tính chất hàng hóa: mặt hàng gạo là mặt hàng thông thường nên phù hợp đi cả
3 tuyến.
Căn cứ vào yêu cầu của chủ hàng về thời gian và chi phí ở mục. 2.1. để đưa ra tuyến vận
tải phù hợp nhất. Cụ thể từng tuyến vận tải được phân tích như sau:

46
Dựa vào bảng 2.13 ta thấy thời gian vận chuyển của cả 3 tuyến lần lượt là tuyến 1( 9,125
ngày ) , tuyến 2 ( 8,25 ngày) và tuyến 3(8,95 ngày ) là phù hợp với yêu cầu vận chuyển của
chủ hàng , nên chúng ta sẽ dựa vào bảng chi phí để xét tuyến có chi phí thấp nhất .chọn
tuyến vận tải số 3 vì nó đáp ứng được thời gian giao hàng mong muốn của khách hàng.
Chi phí vận chuyển của tuyến này cũng là thấp nhất (2418 USD), dẫn đến chi phí đơn vị
vận tải của hàng cũng ở mức thấp nhất trong 3 tuyến (7,39 USD) so với 2 tuyền còn lại.
Điều này có lợi cho khách hàng.
2.1.5. Giải quyết tình huống khi có khiếu nại, mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô hàng
xuất khẩu:
Giả sử giải quyết tình huống khi có khiếu nại và mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô
hàng
Tình huống có khiếu nại đối với hàng xuất
- Điều kiện Incoterms: DDP 275, Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul 137-604 Korea, Seoul,
South Korea, Incoterms 2020
2.1.5a. Trường hợp giao thiếu hàng
- Tình huống: Người mua nhận thiếu 6 bao hàng do người vận chuyển kiểm kê hàng hóa
không chính xác trong quá trình xếp dỡ
- Người khiếu nại: Người mua
- Người chịu trách nhiệm: Người vận tải đa phương thức
- Cơ sở pháp lý: Luật thương mại 2015, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương
thức
- Phương hướng giải quyết: Việc bồi thường được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp
đồng, có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả từ việc vi phạm hợp
đồng của bên bán. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì để được bồi thường thiệt hại
và phạt vi phạm thì phải thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì chỉ được bồi thường thiệt
hại. Còn nếu thỏa thuận phạt vi phạm mà không thỏa thuận bồi thường thì chỉ được phạt vi
phạm. Để đảm bảo vừa được bồi thường vừa được phạt vi phạm nên thỏa thuận cả hai vấn
đề này trong hợp đồng. Các khoản bồi thường thiệt hại mà bên mua có thể được nhận khi
bên bán giao thiếu hàng hóa theo quy định tại Luật Thương mại 2005 bao gồm:
● Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp do hành vi giao hàng thiếu số lượng của bên bán
gây ra mà đáng lẽ bên mua phải được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của bên
bán.

47
● Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi
giao hàng thiếu số lượng của bên bán.
- Giới hạn trách nhiệm: Bồi thường bằng giá trị số hàng bị thiếu tính theo mức giá đã
khai báo.
+ Thiếu 6 bao/300 bao
=> Mức bồi thường: 1.333.333 x 6 bao = 8.000.000 VNĐ
2.1.5b. Trường hợp hàng bị hư hỏng
- Tình huống: Người mua nhận hàng phát hiện có 10 bao bị biến dạng. Do việc chèn lót
không đảm bảo an toàn kỹ thuật làm cho hàng bị va chạm với phương tiện vận tải dẫn tới
móp méo.
- Người khiếu nại: Người mua
- Người chịu trách nhiệm: Người vận tải đa phương thức
- Cơ sở pháp lý: Nghị định số 87/2009/NĐ-CP Về vận tải đa phương thức
- Phương hướng giải quyết: Trong trường hợp này, bên vận tải đa phương thức bước đầu
cần xác định rõ nguyên nhân hư hỏng.
● Trường hợp các nguyên nhân nằm trong Điều 22, Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
Người VTĐPT sẽ không phải bồi thường thiệt hại.
● Trường hợp nguyên nhân không nằm trong khoản miễn trừ thì nhà vận tải đa
phương thức phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức giá trị theo quy định điều
23, điều 24 Nghị định 87/2009/NĐ-CP
- Giới hạn trách nhiệm: Tính theo đơn vị thùng thì nhà vận tải phải bồi thường:
666,67 SDR x 10 = 6.666,67 SDR
2.1.5c. Trường hợp bị mất hàng
- Tình huống: Lô hàng bị mất toàn bộ 300 bao do tai nạn tàu biển trên đường vận chuyển
- Người khiếu nại: Người mua
- Người chịu trách nhiệm: Người vận tải đa phương thức
- Cơ sở pháp lý: Nghị định số 87/2009/NĐ-CP Về vận tải đa phương thức
- Phương hướng giải quyết: Người vận tải đa phương thức bước đầu cần xác định rõ
nguyên nhân hư hỏng.
● Trong trường hợp, các nguyên nhân nằm trong Điều 22, Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
Người VTĐPT sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

48
● Trường hợp nguyên nhân không nằm trong khoản miễn trừ thì nhà vận tải đa phương
thức phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức giá theo quy định điều 23, điều
24 Nghị định 87/2009/NĐ-CP
- Giới hạn trách nhiệm: Tính theo đơn vị thùng thì nhà vận tải phải bồi thường:
666,67 SDR x 300 = 200.001 SDR

2.2. Lô hàng nhập khẩu từ Đức về Việt Nam


2.2.1. Thông tin lô hàng:
Bảng 2.17 Thông tin lô hàng nhập khẩu từ Đức về Việt Nam

Nội dung Nhập khẩu Đức - Cần Thơ


Shipper Baader Group
Baader-Platz 1, 22880 Wedel, Hamburg, Đức

Consignee Công Ty TNHH Thủy Sản Quang Minh


Lô 2.20A KCN Trà Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ, Việt Nam

Mặt hàng Máy tách xương cá công nghiệp BS-XC150

Số lượng 50 máy

Trọng lượng 2000kgs đóng trong 1x40’DC

Kích thước 80 x 60 x 90 (cm) 40kg/máy

Thể tích 21.6 CBM

Giá trị hàng 85.226 USD

Incoterms FCA Baader-Platz 1, 22880 Wedel, Hamburg, Germany, Incoterms 2020

Ngày giao hàng 33-38 ngày kể từ ngày xuất kho (2/4/2023)

Yêu cầu cụ thể của Hàng phải có mặt tại cảng đích và giao tại kho người mua trước ngày 7/5/202
người mua
(36 ngày). Ngoài ra, chủ hàng đưa ra yêu cầu về phương án tối ưu về chi phí
thấp nhất

49
2.2.2 Yêu cầu vận chuyển: Nhập từ Đức - Cần Thơ
Đối với chủ hàng
• Đảm bảo giao hàng cho nhà vận chuyển đúng số lượng, chất lượng hàng hóa và thời
gian giao hàng
• Các thủ tục, chứng từ được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ hạn chế sai sót dẫn đến ảnh
hưởng thời gian giao nhận và vận chuyển hàng
• Sử dụng vận đơn không chuyển nhượng
• Kiểm tra container và đảm bảo container đủ điều kiện và phù hợp để đóng hàng và vận
chuyển trước khi xếp hàng
• Thời gian giao hàng muộn nhất là 02/4/2023
• Địa điểm giao hàng: Baader-Platz 1, 22880 Wedel, Hamburg, Đức
• Incoterms FCA 2020
Đối với nhà vận tải: ·
• Nhận hàng và giao hàng đúng như đã cam kết
• Lên kế hoạch vận tải, thiết kế tuyến đường phù hợp với chi phí vận tải là tối ưu nhất
• Khi xảy ra rủi ro trong quá trình vận tải thì phải xử lý nhanh chóng và chịu trách nhiệm
nếu có xảy ra do lỗi của nhà vận tải
• Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và cập nhật tình hình vận chuyển
• Địa điểm nhận hàng: Baader-Platz 1, 22880 Wedel, Hamburg, Đức
• Địa điểm giao hàng: Lô 2.20A KCN Trà Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần
Thơ, Việt Nam.
• Thời gian giao hàng muộn nhất là 7/5/2023
• Bảo quản hàng hóa trong môi trường khô thoáng, tránh nhiệt độ cao, tránh tác động
gây móp méo hàng hóa.
2.2.3. Quy trình tổ chức VTĐPT cho lô hàng:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin lô hàng từ chủ hàng
Bước 2: Đàm phán với khách hàng các yêu cầu cụ thể thời gian cần hàng, yêu cầu vận tải
Khách hàng cần cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất thông tin lô hàng cần vận chuyển một số
thông tin từ khách hàng bao gồm: thời gian dự kiến vận chuyển của lô hàng, địa điểm giao
nhận hàng, yêu cầu nhất định về cách thức chất xếp và chằng buộc hàng hóa, yêu cầu về

50
độ an toàn của phương tiện vận chuyển, yêu cầu đội ngũ công nhân, điều khiển phương
tiện phải có những trang bị bảo hộ.

Bước 3: Lựa chọn sự kết hợp các phương thức vận tải lô hàng có thể vận chuyển:

- Phương án 1: Road - Sea - Waterway transport - Road

- Phương án 2: Road - Sea - Road - Road

- Phương án 3: Road-Sea-Road-Road

Bước 4: Lựa chọn người vận tải

Tham khảo giá cùng với lịch trình của các hãng tàu, nhà khai thác vận tải để lựa chọn người
vận tải có chi phí thấp và đáp ứng yêu cầu về thời gian

Bước 5: Lựa chọn tuyến đường: 3 tuyến đường

Lựa chọn tuyến đường phù hợp với yêu cầu vận chuyển của khách hàng cùng với các tuyến
vận tải phù hợp.

Bước 6: Xác định chi phí và giá thành: trình bày cụ thể bên dưới

Bước 7: Lựa chọn phương án thực hiện: dựa trên những phương án để chọn phương án
thích hợp nhất

Bước 8: Lập kế hoạch và lộ trình vận chuyển theo hai phương án, trình bày cụ thể.

Bước 9: Tổ chức thực hiện: Theo dõi, cập nhật thông tin

Bước 10: Kiểm tra, kết toán kết quả: thường xuyên liên lạc với hãng vận tải để đảm bảo
tình hình hàng hóa, vị trí, …Sử dụng hệ thống Tracking and Tracing để nắm rõ tình hình
trước khi hàng hóa đến kho người nhận.

Bước 11: Xử lý khiếu nại (nếu có): Dựa vào quá trình kiểm tra xem xét các khiếu nại cho
các trường hợp thiếu hàng, mất hàng, hư hỏng.

51
Phương án 1: Road - Sea - Waterway transport – Road
- Từ kho người bán đến cảng Hamburg (Đức) : vận chuyển bằng đường bộ
- Từ cảng Hamburg, Đức đến cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh): vận chuyển bằng đường
biển
- Từ cảng Cát Lái đến cảng Cái Cui: vận chuyển bằng đường thủy nội địa
- Từ cảng Cái Cui đến kho người mua (Ô Môn- Cần Thơ): vận chuyển bằng đường bộ
Tuyến đường được minh họa như hình sau:

Kho Road Sea IWT Road Kho


Cảng Cảng Cảng
người người
Hamburg Cát Lái Cái Cui
bán mua

Hình 2.13. Tuyến đường vận chuyển từ Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 1
Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán tại Hamburg đến kho người mua tại Cần Thơ
được mô tả trong hình 2.14

52
Hình 2.14. Tuyến đường từ kho ở Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 1

(Nguồn: www.google.com/maps; https://www.searates.com/route-planner)


Khoảng cách vận chuyển cho lô hàng theo tuyến này là 17206 km và thời gian dự kiến mất
35 ngày 2 giờ. Chi tiết được thể hiện trong bảng 2.16:
Bảng 2.18. Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến

Chặng Phương Khoảng Thời gian Đơn vị vận


thức cách (km) chuyển

Kho xuất - Cảng Bộ 16 1h 1x40’DC


Hamburg

53
Thủ tục tại cảng Hamburg 2 ngày

Cảng Hamburg - Cảng Biển 16.920 30 ngày 1x40’DC


Cát Lái
Thủ tục tại cảng Cát Lái 2 ngày

Cảng Cát Lái - Cảng Cái Thuỷ nội 244 1 ngày 1x40’DC
Cui địa
Cảng Cái Cui - Kho Bộ 26 1h
người mua

Tổng 17206 35 ngày


2 giờ

Tổng chi phí là: 2223 USD được chia ở hai đầu, cụ thể:

Chi phí ở đầu Đức, từ kho người bán đến cảng Hamburg

Bảng 2.19. Tính giá door ở đầu Đức phương án 1

STT Loại phí Chi phí Phí


(USD) thành phần

1 Phí vận chuyển đường bộ 150 C(cp)


(Trucking fee)

2 Phí Terminal Handling Charge 260 C(cp)


(THC)

3 Phí seal 20 C(cp)

4 Phí chứng từ (Document Fee) 8 C(cp)

5 Phí thủ tục hải quan 65 C(cp)


(Customs Clearance Fee)
6 Bill fee 45 C(cp)

7 SOLAS/VGM/ ENERGY 45 C(cp)


SURCHARGE

54
8 Giá cước vận chuyển đường 800 C(cn1)
biển (O/F)

Tổng chi phí 1393

(Nguồn: báo giá của nhân viên FIVE STAR LOGISTICS CO., LTD)

Chi phí ở đầu Việt Nam

Bảng 2.20. Tính giá door ở đầu Việt Nam theo phương án 1

STT LOẠI PHÍ Chi phí Phí


(USD) thành phần

1 Phí Terminal Handling 220 Ci


Charge (THC)

2 Phí lệnh giao hàng D/O 50 Ci


(Delivery Order Fee)

3 Phí thủ tục hải quan (Customs 50 Ci


Clearance Fee)

4 Phí phát triển cơ sở hạ tầng 20 Ci

5 Phí vệ sinh (Cleaning fee) 30 Ci

6 Phí đường thuỷ nội địa (Cảng 200 C(cn2)


Cát Lái-Cảng Cái Cui)
7 Phí Terminal Handling 180 Cdc
Charge (THC)

8 Phí Trucking 80 Cdc


(Cảng cái Cui-Kho người
nhập)

Tổng chi phí 845

(Nguồn: báo giá của nhân viên FIVE STAR LOGISTICS CO., LTD

Các chi phí thành phần:

Bảng 2.21: Tổng chi phí của phương án 1 từ Hamburg- Cần Thơ

55
STT Chi phí Giá tiền (USD)

1 C(cp) - Cảng Hamburg 593

2 C(cn1) - Cảng Hamburg – Cảng Cát Lái 800


3 C(I) - Cảng Cát Lái 370

4 C(cn2) Cảng Cát Lái – Cảng Cái Cui 200


5 C(dc) - Cảng Cái Cui 260

Tổng chi phí 2223

Tổng chi phí vận tải logistic được thể hiện như sơ đồ sau:

- Cost and distance

Hình 2.15. Chi phí và khoảng cách tổ chức vận chuyển nhập khẩu đến Cần Thơ theo
phương án 1

- Cost and time

56
Hình 2.16. Chi phí và thời gian tổ chức vận chuyển nhập khẩu đến Cần Thơ theo
phương án 1

Phương án 2: Road - Sea - Road - Road


- Từ kho người bán đến cảng Hamburg, Đức: vận chuyển bằng đường bộ
- Từ cảng Hamburg, Đức đến cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh): vận chuyển bằng đường
biển
- Từ cảng Cát Lái đến ICD sotrans: vận chuyển bằng đường bộ
- Từ ICD sotrans đến kho người mua (Ô Môn- Cần Thơ): vận chuyển bằng đường bộ
Tuyến đường được minh họa như hình sau:

Kho Road Sea Road Road Kho


Cảng Cảng ICD
người người
Hamburg Cát Lái Sotrans
bán mua

Hình 2.17. Tuyến đường vận chuyển từ Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 2
Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán tại Hamburg đến kho người mua tại Cần Thơ
được mô tả trong hình 2.18

57
Hình 2.18. Tuyến đường từ kho ở Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 2

(Nguồn: www.google.com/maps; https://www.searates.com/route-planner)

Khoảng cách vận chuyển cho lô hàng theo tuyến này là 17139 km và thời gian dự kiến
mất 35 ngày 5 giờ. Chi tiết được thể hiện trong bảng 2.20:

Bảng 2.22. Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến

Chặng Phương Khoảng Thời gian Đơn vị vận


thức cách (km) chuyển

Kho xuất - Cảng Hamburg Bộ 16 1h 1x40’DC

58
Thủ tục tại cảng Hamburg 2 ngày

Cảng Hamburg - Cảng Cát Biển 16.920 30 ngày 1x40’DC


Lái
Thủ tục tại cảng Cát Lái 2 ngày

Cảng Cát Lái - ICD sotrans Bộ 17 1 ngày 1x40’DC

ICD sotrans - Kho người Bộ 186 4h


mua

Tổng 17139 35 ngày 5


giờ

Tổng chi phí vận chuyển là: 2184 USD, được chia ở hai đầu , cụ thể như sau:

Chi phí ở đầu Đức: từ kho người gửi hàng tại Hamburg

Bảng 2.23. Tính giá door ở đầu Việt Nam tuyến 2

STT Loại phí Chi phí Phí


(USD) thành phần
1 Phí vận chuyển đường bộ 150 C(cp)
(Trucking fee)

2 Phí Terminal Handling Charge 260 C(cp)


(THC)

3 Phí seal 20 C(cp)

4 Phí chứng từ (Document Fee) 8 C(cp)

5 Phí thủ tục hải quan 65 C(cp)


(Customs Clearance Fee)
6 Bill fee 45 C(cp)

7 SOLAS/VGM/ ENERGY 45 C(cp)


SURCHARGE

59
8 Giá cước vận chuyển đường 800 C(cn1)
biển (O/F)

Tổng chi phí 1393

(Nguồn: báo giá của nhân viên FIVE STAR LOGISTICS CO., LTD)

Chi phí ở đầu Việt Nam

Bảng 2.24. Tính giá door ở đầu Việt Nam theo phương án 2

STT LOẠI PHÍ Chi phí Phí


(USD) thành phần

1 Phí Terminal Handling 220 Ci


Charge (THC)

2 Phí lệnh giao hàng D/O 50 Ci


(Delivery Order Fee)

3 Phí thủ tục hải quan (Customs 50 Ci


Clearance Fee)

5 Phí phát triển cơ sở hạ tầng 20 Ci

6 Phí Trucking (Cảng Cát Lái- 40 C(cn2)


ICD Sotrans)
7 Phí vệ sinh (Cleaning fee) 30 Cdc

8 Phí LO/LO 41 Cdc

7 Phí Trucking 340 Cdc


(ICD sotrans-Kho người
nhập)

Tổng chi phí 791

(Nguồn: báo giá của nhân viên FIVE STAR LOGISTICS CO., LTD

Các chi phí thành phần:

Bảng 2.25: Tổng chi phí của phương án 2 từ Hamburg- Cần Thơ

60
STT Chi phí Giá tiền (USD)

1 Ccp - Cảng Hamburg 593

2 Ccn (1)- Cảng Hamburg – Cảng Cát Lái 800

3 Ci - Cảng Cát Lái 340

4 Ccn (2) Cảng Cát Lái - ICD Sotrans 40


5 Cdc - ICD Sotrans 411
Tổng chi phí 2184

Tổng chi phí vận tải logistic được thể hiện như sơ đồ sau:

- Cost and distance

Hình 2.19. Chi phí và khoảng cách tổ chức vận chuyển nhập khẩu đến Cần Thơ theo
phương án 2

- Cost and time

61
Hình 2 20. Chi phí và thời gian tổ chức vận chuyển nhập khẩu đến Cần Thơ theo
phương án 2
Phương án 3: Road-Sea-Road-Road
- Từ kho người bán đến cảng Hamburg, Đức: vận chuyển bằng đường bộ
- Từ cảng Hamburg, Đức đến cảng Cái Mép (TP. Hồ Chí Minh): vận chuyển bằng đường
biển
- Từ cảng Cái Mép đến ICD sotrans: vận chuyển bằng đường bộ
- Từ ICD sotrans đến kho người mua (Ô Môn- Cần Thơ): vận chuyển bằng đường bộ
Tuyến đường được minh họa như hình sau:
Sơ đồ vận chuyển:

Kho Road Sea Cảng Road Road Kho


Cảng ICD
người Cái người
Hamburg Sotrans
bán Mép mua

Hình 2.21. Tuyến đường vận chuyển từ Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 3

62
Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán tại Hamburg đến kho người mua tại Cần Thơ
được mô tả trong hình 2.22

Hình 2.22. Tuyến đường từ kho ở Hamburg đến Cần Thơ theo phương án 3
(Nguồn: www.google.com/maps; https://www.searates.com/route-planner)
Khoảng cách vận chuyển cho lô hàng theo tuyến này là 17094 km và thời gian dự kiến mất
34 ngày 5 giờ. Chi tiết được thể hiện trong bảng 2.24:

Bảng 2.26. Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến

Chặng Phương Khoảng Thời gian Đơn vị vận


thức cách (km) chuyển

Kho xuất - Cảng Bộ 16 1h 1x40’DC


Hamburg

Thủ tục tại cảng 2 ngày


63
Hamburg

Cảng Hamburg - Biển 16.830 29 ngày 1x40’DC


Cảng Cái Mép
Thủ tục tại cảng Mép 2 ngày

Cảng Cái Mép - ICD Bộ 62 1 ngày 1x40’DC


Sotrans
ICD Sotrans - Kho Bộ 186 4h
người mua

Tổng 17094 34 ngày 5 giờ

Tổng chi phí vận chuyển là: 2244 USD, được chia ở hai đầu, cụ thể như sau:

Chi phí ở đầu Đức, từ kho người bán đến cảng Hamburg

Bảng 2.27. Tính giá door ở đầu Đức phương án 3

STT Loại phí Chi phí Phí


(USD) thành phần

1 Phí vận chuyển đường bộ 150 C(cp)


(Trucking fee)
2 Phí Terminal Handling Charge 260 C(cp)
(THC)

3 Phí seal 20 C(cp)

4 Phí chứng từ (Document Fee) 8 C(cp)

5 Phí thủ tục hải quan 65 C(cp)


(Customs Clearance Fee)

6 Bill fee 45 C(cp)


7 SOLAS/VGM/ ENERGY 45 C(cp)
SURCHARGE

64
8 Giá cước vận chuyển đường 800 C(cn1)
biển (O/F)

Tổng chi phí 1393

(Nguồn: báo giá của nhân viên FIVE STAR LOGISTICS CO., LTD)

Chi phí ở đầu Việt Nam

Bảng 2.28. Tính giá door ở đầu Việt Nam theo phương án 3

STT LOẠI PHÍ Chi phí Phí


(USD) thành phần

1 Phí Terminal Handling 220 Ci


Charge (THC)

2 Phí lệnh giao hàng D/O 50 Ci


(Delivery Order Fee)

3 Phí thủ tục hải quan (Customs 50 Ci


Clearance Fee)

5 Phí phát triển cơ sở hạ tầng 20 Ci

6 Phí Trucking (Cảng Cái Mép 100 C(cn2)


- ICD Sotrans)
7 Phí vệ sinh (Cleaning fee) 30 Cdc
8 Phí LO/LO 41 Cdc

7 Phí Trucking 340 Cdc


(ICD sotrans-Kho người
nhập)
Tổng chi phí 851

(Nguồn: báo giá của nhân viên FIVE STAR LOGISTICS CO., LTD

Các chi phí thành phần:

Bảng 2.29: Tổng chi phí của phương án 3 từ Hamburg- Cần Thơ

65
STT Chi phí Giá tiền (USD)

1 Ccp - Cảng biển Hamburg 593

2 Ccn (1)- Cảng biển Hamburg – Cảng biển Cái Mép 800
3 Ci - Cảng biển Cái Mép 340

4 Ccn (2) Cảng biển Cái Mép - ICD Sotrans 100

5 Cdc - ICD Sotrans 411


Tổng chi phí 2244

Tổng chi phí vận tải logistic được thể hiện như sơ đồ sau:

- Cost and distance

Hình 2.23. Chi phí và khoảng cách tổ chức vận chuyển nhập khẩu đến Cần Thơ theo
phương án 3

- Cost and time

66
Hình 2.24. Chi phí và thời gian tổ chức vận chuyển nhập khẩu đến Cần Thơ theo
phương án 3

Biện luận và lựa chọn phương thức VTDPT & nhà vận tải thích hợp nhất

Bảng 2.30: Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của tất cả 3 phương án
Tuyến Tổng chi phí Tổng thời gian
1 2.223 USD 35 ngày 2 giờ
2 2.184 USD 35 ngày 5 giờ
3 2.244 USD 34 ngày 5 giờ

Bảng 2.31: Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án
Route Cost of pair of Cost of transport Total cost (pair of
machines per pair of machine &
machines Transport)
1 1700 USD 44,5 USD 1744,5 USD
2 1700 USD 43,7 USD 1743,7 USD
3 1700 USD 44,88 USD 1744,88 USD

Căn cứ vào tính chất của hàng hóa: mặt hàng nhập khẩu là hàng máy móc thiết bị phù hợp
với cả 3 tuyến.
Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng về thời gian và chi phí, dựa vào bảng thời gian và chi
phí chọn phương án tối ưu nhất. Cụ thể từng tuyến vận tải được phân tích như sau:
Dựa vào bảng 2.28 ta thấy thời gian vận chuyển của cả 3 tuyến lần lượt là tuyến 1(35 ngày)
, tuyến 2 ( 35 ngày) và tuyến 3 (34 ngày ) là phù hợp với yêu cầu vận chuyển của chủ hàng

67
, nên chúng ta sẽ dựa vào bảng chi phí để xét tuyến có chi phí thấp nhất .Chọn tuyến vận
tải số 2 vì nó đáp ứng được thời gian giao hàng mong muốn của nhà nhập khẩu. Chi phí
vận chuyển của tuyến này cũng là thấp nhất (2184 USD), dẫn đến chi phí đơn vị vận tải
của hàng cũng ở mức thấp nhất trong 3 tuyến (43,7 USD) so với 2 tuyền còn lại. Điều này
có lợi cho nhà nhập khẩu.
2.2.4. Lập chứng từ vận tải
• Bộ chứng từ vận chuyển cho cả hai lô hàng xuất, nhập khẩu bao gồm:
• Vận đơn vận tải đa phương thức (FBL)
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
• Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
• Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
• Phiếu vệ sinh container
• Packing list
• Booking note
• Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
• Phiếu xuất kho
• Phiếu cân container
• Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice)

68
Hình 2.26: Vận đơn vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của FIATA

69
Hình 2.27: Vận đơn vận tải đa phương thức cho lô hàng nhập khẩu theo mẫu của FIATA

70
2.2.5. Giải quyết tình huống khi có khiếu nại, mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô hàng
nhập khẩu
Giả sử giải quyết tình huống khi có khiếu nại và mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô
hàng
Tình huống có khiếu nại đối với hàng nhập
- Điều kiện Incoterms: FCA 649A, wards Trung Kiên, district Thot Not, Can Tho, Viet
Nam, Incoterms 2020.
- Trách nhiệm các bên:
Shipper (Baader Group): có trách nhiệm về chi phí và rủi ro hàng hóa từ kho đến
khi hàng hóa được giao cho hãng tàu biển hoặc 1 người đại diện cho hãng tàu biển (đơn vị
gom hàng consol, forwarder) do Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh chỉ định.
Consignee (Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh): có trách nhiệm về chi phí và
rủiro từ khi hàng hóa được giao cho hãng tàu biển do công ty chỉ định đến khi hàng nhập
kho tại Việt Nam.
- Một số tình huống khiếu nại: Hàng bị hư hỏng, thiếu hàng, mất hàng, hàng về trễ hơn dự
kiến. Theo điều 24 trong Nghị định số 87/2009/NĐ – CP về Giới hạn trách nhiệm của người
kinh doanh vận tải đa phương thức. Thì theo điều luật này, khi hàng hóa mất mát hoặc hư
hỏng ở phương thức vận tải nào trong toàn chuỗi vận tải thì người kinh doanh vận tải đa
phương thức sẽ phải có trách nhiệm đối với hàng hóa đó theo như trách nhiệm của phương
thức vận tải đó được quy định.
- Trong trường hợp này, mất mát hoặc hư hỏng xảy ra trong quá trình vận tải chính trên
biển, với vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức thì chúng ta phải chịu trách
nhiệm và bồi thường cho khách hàng. Với mức bồi thường tối đa được quy định theo Điều
24 trong Nghị định 87/2009/ NĐ-CP.
- Giả sử: Trong chứng từ vận tải khai báo số lượng kiện hàng và khối lượng hàng hóa, mà
không khai báo giá trị của lô hàng nên mọi mất mát sẽ được tính theo khối lượng hoặc số
kiện hàng. Người vận tải chứng minh được đã hành động đúng theo các quy định bảo quản
hàng.
2.2.5a Hàng hóa bị hư hỏng:
- Tại điểm chuyển giao rủi ro: Khi giao hàng cho người vận tải được chỉ định
- Người bán vận chuyển xếp hàng lên phương tiện vận tải và vận chuyển hàng hóa đến địa
điểm mà người mua chỉ định, nhưng tàu do người mua chỉ định chưa đến do phải trú bão

71
nhưng đại diện người mua cũng không đến để xác nhận nhận hàng hay thông báo về sự
chậm trễ. Tàu trễ trong 2 ngày, và hàng bị hư hỏng trong thời gian này. Bên mua phải chịu
trách nhiệm vì không thông báo sự chậm trễ cho bên bán để họ kịp thời bố trí các 65 phương
án bảo vệ hàng.
- Lý lẽ bên bán: đã giao hàng đúng ngày, rủi ro xảy ra do bên mua không bố trí tàu.
- Lý lẽ bên mua: trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được xếp lên phương tiện
vận chuyển. Trường hợp này bên mua phải chịu trách nhiệm chứ không thể khiếu nại bên
bảo hiểm hàng hải vì hàng hóa vẫn chưa được xếp lên tàu.
2.2.5b Hàng hóa bị thiếu:
-Trong trường hợp này, khi người mua thông báo cho người bán rằng là họ không nhận đủ
số lượng hàng đã được ghi trong hợp đồng giao dịch.
-Trước hết người mua cần phải xem là lô hàng của mình được mua loại hợp đồng bảo hiểm
gì (VD: hợp đồng bảo hiểm loại A, B, C, …) để xem lô hàng của mình có đủ điều kiện để
được bảo hiểm bồi thường hay không.
-Tiếp theo là xác định rõ nguyên nhân thiếu hàng là do đâu? (do người bán gửi thiếu hàng
hay cho bị mất cắp trong quá trình vận chuyển) và phải có bên giám định hàng thừa hay
thiếu của bên thứ 3 xác nhận. Nếu hàng bị giao thiếu do người bán thì nhà vận tải đa phương
thức không có trách nhiệm bồi thường.
2.2.5c Hàng bị mất toàn bộ:
-Trách nhiệm bồi thường của người tổ chức vận tải tính theo số lượng kiện hàng được khai
báo:
-Số lượng kiện hàng là 50 CTN
-Giới hạn 666.67 SDR/CTN → Dẫn đến mức giới hạn trách nhiệm bằng: 50*666,67 =
33333,5 SDR
-Trách nhiệm bồi thường của người tổ chức vận tải tính theo khối lượng hàng được khai
báo: Tổng khối lượng hàng là: 40 50 = 2000 Kgs
-Giới hạn là 2 SDR/kg → Dẫn đến mức giới hạn trách nhiệm bằng: 2000*2 = 4000 SDR
-So sánh 2 mức giới hạn trách nhiệm trên thì mức bồi thường nào thấp hơn thì chọn cách
tính mức giới hạn đó. Chọn mức giới hạn bồi thường là 4000 SDR.

72
73
KẾT LUẬN
Trong xu hướng thương mái hóa toàn cầu hiện nay, kinh tế và vận tải có mối liên hệ
hết sức chặt chẽ. Vận tải là mạch máu của nền kinh tế, vận tải giúp nối liền các ngành, các
đơn vị sản xuất với nhau, nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành
thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi. Góp phần làm cho nền kinh tế trở thành một
khối thống nhất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hóa kéo theo
sự phát triển không ngừng của dịch vụ vận tải.
Bên cạnh những kết quả đạt được, giai đoạn vừa qua ngành vận tải vẫn còn có những
khó khăn, hạn chế cần tiếp tục khắc phục. Nổi bật có thể kể đến như hệ thống chính sách,
pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, quản lý vận tải... chưa đồng bộ, đầy đủ, chưa kịp
thời ở một số lĩnh vực nên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn.
Tiếp đó, hệ thống hạ tầng giao thông vận tải vẫn còn thiếu đồng bộ, tính kết nối vẫn
chưa cao, chi phí vận tải chưa hợp lý và giảm hiệu quả khai thác vận tải. Chất lượng dịch
vụ vận tải đường sắt, đường thủy nội địa còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Thị phần vận tải
chưa hợp lý, số lượng doanh nghiệp vận tải, dịch vụ logistics có đủ năng lực dẫn dắt thị
trường và cạnh tranh quốc tế còn ít.
Để tối ưu quản lý dịch vụ vận tải, cần có các chiến lược cụ thể về duy trì mức độ
tăng trưởng dịch vụ giao thông vận tải, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ;
duy trì vận tải thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi logistics, tạo sự xuyên suốt trong chuỗi vận
tải. Không thể không kể đến sự xem xét, quan tâm xử lý của cơ quan Nhà nước, cụ thể là
các bộ, ngành và các địa phương. Cần phối hợp chặt chẽ, quyết liệt xử lý dứt điểm các tồn
tại, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án trọng điểm, nhất là đối với các dự án
lớn, quan trọng như: đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long
Thành, ...
Với vai trò là người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, các doanh nghiệp
luôn phải nghiên cứu thị trường, nhận biết được những thay đổi đối với yêu cầu dịch vụ
của khách hàng để có xây dựng các chính sách phục vụ, các dịch vụ đáp ứng tốt nhất yêu
cầu của khách hàng đồng thời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, báo cáo:
1. TS. Hồ Thị Thu Hoà, Quản trị vận tải đa phương thức, NXB Giao thông vận tải, 2015
2. Thạc sĩ Bùi Văn Hùng, Giáo trình Quản trị vận tải đa phương thức
Các văn bản luật của chính phủ:
1. Chính phủ (2009): 87/2009/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2009 “Nghị định về
vận tải đa phương thức”
2. Chính phủ (2005): 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 “Luật thương
mại”
Các tài liệu từ website:
- Bản Đồ Thành Phố Cần Thơ Về Hành Chính Và Quy Hoạch. Nguồn: http://diego-
rivera.com/ban-do-thanh-pho-can-tho-ve-hanh-chinh-va-quy-hoach/
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cảng Cái Cui. Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/cang-cai-cui-
se-bo-sung-cong-nang-tiep-nhan-tau-du-lich-d440358.html
- Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ. Nguồn: https://vneconomy.vn/xem-xet-mo-rong-
cang-hang-khong-quoc-te-can-tho.htm
- Hệ thống mạng lưới giao thông Cần Thơ. Nguồn: https://vneconomy.vn/xem-xet-mo-
rong-cang-hang-khong-quoc-te-can-tho.htm
- Tắc nghẽn trong logistics Cần Thơ. Nguồn: https://vneconomy.vn/xem-xet-mo-rong-
cang-hang-khong-quoc-te-can-tho.htm
- Đề án phát triển hạ tầng Logistics Cần Thơ. Nguồn:
https://mt.gov.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=73733
https://bnews.vn/can-tho-xay-dung-de-an-phat-trien-ha-tang-giao-thong-
logistics/198363.html
- Văn bản luật về phát triển hạ tầng giao thông và logistics Cần Thơ. Nguồn:
https://mt.gov.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=73733
- Thống kê tỷ trọng các ngành trọng điểm trong kinh tế Cần Thơ. Nguồn:
http://thongkecantho.gov.vn/newsdetail.aspx?id=12785&tid=2
- Báo giá Local Charge của hãng tàu KMTC. Nguồn:
https://cangvuhanghaitphcm.gov.vn/images/uploads/attach/KMTC%20-
%20B%E1%BA%A2NG%20GI%C3%81%20C%C6%AF%E1%BB%9AC.pdf

75
- Báo giá của ICD Sotrans. Nguồn: https://sowatco.com.vn/wp-
content/uploads/2022/07/Tariff-2022.pdf
- Bảng giá cước container nội địa. Nguồn: https://thunggopalletgo.com.vn/tin-tuc/bang-
gia-cuoc-van-chuyen-container-23.html
- Tuyến đường tàu di chuyển. Nguồn: https://www.searates.com/services/distances-time/
-Tính toán đóng kiện hàng vào container. Nguồn: https://www.searates.com/load-
calculator/
- Báo giá cước từ Hamburg về TP HCM. Nguồn: https://cuocvanchuyen.vn/tinh-
phi/start=236&end=186&sl20=1&sl40=1&sl40hq=0&type=flc
- Trang báo giá cước của một số công ty logistics. Nguồn: https://phaata.com/en

76
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cước phí và phụ phí
Đối với lô hàng xuất khẩu
[1] Báo giá của TNB LOGISTICS AND TRADING COMPANY LIMITED

77
78
79
80
[2]. Báo giá của công ty Door to door Viet Nam

81
[3] Báo giá của công ty Compass Logistics

82
[4] Báo giá của AP Logistics

[5] Báo giá của công ty DNP SHIPPING CORPORATION CO., LTD

83
[6] Bảng giá của hãng tàu KMTC

[7] Báo giá của các đơn vị vận chuyển khác

84
Đối với lô hàng nhập khẩu
[1] Báo giá của công ty FAST SHIPPING VIET NAM CO.,LTD

85
[2] Báo giá công ty TNHH Trăm Đốt Tre

86
87
[3] Báo giá của ICD Sotrans

88
[4] Báo giá của các đơn vị vận chuyển khác

89
Phụ lục 2: Các điều luật được trích dẫn
[1] Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định 87/2009/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10
năm 2009 “Nghị định về vận tải đa phương thức”
Phụ lục 3: Hình ảnh họp nhóm

90

You might also like