You are on page 1of 78

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


Đề tài
LƯU TRỮ VÀ VẬN CHUYỂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH
MẶT HÀNG NÔNG SẢN: KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀ ẤN ĐỘ
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Trọng Trí
Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Tuân - 21051056
Đỗ Thị Hân - 21050856
Bùi Thị Phương Nhi - 21050966

Hà Nội, tháng 03 năm 2024

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


Đề tài
LƯU TRỮ VÀ VẬN CHUYỂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH
MẶT HÀNG NÔNG SẢN: KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀ ẤN
ĐỘ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Trọng Trí
Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Tuân - 21051056
Đỗ Thị Hân - 21050856
Bùi Thị Phương Nhi - 21050966

Hà Nội, tháng 03 năm 2024


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 8
2. Tổng quan tài liệu: ................................................................................................... 9
2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước: ............................................................... 9
2.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài: .............................................................11
2.3. Khoảng trống nghiên cứu: ........................................................................... 12
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................ 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................. 12
4. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................... 13
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 13
6. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 13
7. Kết cấu chương: ..................................................................................................... 13
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH ............ 14
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng: ..............................................................14
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng lạnh .......................................................20
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH MẶT HÀNG NÔNG SẢN .......... 24
TẠI NHẬT BẢN VÀ ẤN ĐỘ ............................................................................ 24
2.1. Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Nhật Bản .......................................24
2.2. Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ ........................................... 34
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG
LẠNH NÔNG SẢN VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA ẤN ĐỘ VÀ
NHẬT BẢN .........................................................................................................50
3.1. Thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam ...........................50
3.2. Đánh giá chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam ..............................59
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam
từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Ấn Độ. .....................................................61
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................73
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính nhóm tác
giả. Dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Chu Trọng Trí , các kết quả nghiên cứu và các
kết luận trong bài nghiên cứu này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào
và dưới bất cứ một hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích
dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.

Nhóm nghiên cứu


Ngô Văn Tuân
Đỗ Thị Hân
Bùi Thị Phương Nhi

1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài nghiên cứu “Lưu trữ và vận
chuyển trong chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản: kinh nghiệm của Nhật Bản
và Ấn Độ và bài học cho Việt Nam”, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình,
những lời động viên quý báu. Với tất cả sự kính trọng và biết ơn, nhóm xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới:
Tiến sĩ Chu Trọng Trí đã hướng dẫn chúng em với những hướng đi mới mẻ,
những truyền đạt cặn kẽ và những góp ý thẳng thắn. Chúng em cảm thấy rất may
mắn khi nhận được sự quý mến và hỗ trợ tận tình từ thầy.
Nhóm nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè và người thân đã
động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành bài nghiên cứu này.
Do về mặt kiến thức còn hạn chế, bài nghiên cứu không tránh khỏi những
khiếm khuyết và sai sót. Nhóm mong nhận được những ý kiến góp ý của quý Thầy
Cô và người đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm nghiên cứu
Ngô Văn Tuân
Đỗ Thị Hân
Bùi Thị Phương Nhi

2
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt

1 VRP Vehicle Routing Problem Quy hoạch tuyến


đường

2 F-AHP Fuzzy- Analytic Phương pháp tiếp cận


Hierarchy Process quy trình phân cấp

3 ANN Artificial Neural Network Mô hình mạng lưới


nơron trong trí tuệ
nhân tạo

4 MSD Management of Viện nghiên cứu quản


Sustainable Development lý phát triển bền vững

5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc


nội

6 B2B Business to Business Mô hình phân phối từ


Doanh nghiệp đến
Doanh nghiệp

7 CAS Cell Alive System Công nghệ CAS

8 CAGR Compound Annual Tỷ lệ tăng trưởng kép


Growth Rate hàng năm

9 FICCI Federation of Indian Liên hiệp các phòng


Chambers of Commerce thương mại và công
& Industry nghiệp Ấn Độ

10 NCUI National Cooperative Liên minh hợp tác xã


Union Of India quốc gia Ấn Độ

11 GCCA The Global Climate Liên minh Chuỗi lạnh


Change Alliance Toàn cầu

12 3PL Third Party Logistics Logistics bên thứ ba

13 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại


thế giới

14 VIFFAS Vietnam Freight Hiệp hội giao nhận kho

3
Forwarders Association vận Việt Nam

15 TP.HCM Thành phố Hồ Chí


Minh

16 GTVT Giao thông vận tải

17 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam/


Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường chất lượng

18 MAFF Ministry of Agriculture, Bộ Nông nghiệp, Lâm


Forestry and Fisheries nghiệp và Thủy sản

19 IRR Internal Rate of Return Tỷ suất hoàn vốn nội


bộ

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Hình ảnh Tên hình ảnh Nguồn

1 Hình 1.1 Các thành phần cơ bản tham Solution IAS


gia trong chuỗi cung ứng

2 Hình 1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng Bộ Công Thương


lạnh

3 Hình 2.1 Lượng tiêu thụ thực phẩm Japan Frozen Food
đông lạnh của Nhật Bản giai Association
đoạn 2012-2022

4 Hình 2.2 Quy mô thị trường chuỗi Yano Research Institute,


cung ứng lạnh Nhật Bản 2022

5 Hình 2,3 Các công ty dẫn đầu trong Mordor Intelligence


cạnh tranh thị trường chuỗi
cung ứng lạnh của Nhật Bản

6 Hình 2.4 Mô hình quy trình cung ứng ASEAN-Japan Transport


lạnh tiêu chuẩn của Nhật Partnership
Bản

7 Hình 2.5 So sánh công nghệ làm lạnh ABI Co., Ltd
truyền thống với công nghệ
làm lạnh CAS

8 Hình 2.6 Ước tính thị trường chuỗi Mordor Intelligence


cung ứng lạnh của Ấn Độ
(2024-2029)

9 Hình 2.7 Sức chứa của kho lạnh ở Ấn Ministry of Agriculture and
Độ qua các năm Farmers Welfare,
Government of India

10 Hình 2.8 Phân bố hệ thống kho lạnh ở Bộ Nông nghiệp Ấn Độ


Ấn Độ (2014)

5
11 Hình 2.9 Mô phỏng chuỗi cung ứng Tác giả mô phỏng dựa trên
lạnh sản phẩm rau quả của Negi & Anand (2015)
Ấn Độ

12 Hình 3.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu Bộ Nông nghiệp và Phát
nông lâm thủy sản Việt Nam triển nông thôn
qua các năm

13 Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế theo nhóm Sở Công thương tỉnh Ninh
ngành năm 2023 Thuận

14 Hình 3.3 Tỷ trọng chi phí logistics so Đoàn Thị Hồng Vân, Phạm
với GDP của một số nước Mỹ lệ; Phát triển logistics
những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tạp chí Phát
triển & Hội nhập; số
8/2013.

15 Hình 3.4 Thị trường nguồn cung kho Savills Việt Nam
lạnh tại Việt Nam

16 Hình 3.5 Công suất thiết kế ngành


kho lạnh thương mại Việt
Nam theo nhóm nhà cung
cấp.

17 Hình 3.6 Số lượng của siêu thị và cửa Q&Me


hàng tiện lợi ở Việt Nam
qua các năm

6
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Bảng Tên bảng Nguồn

1 Bảng 2.1 Đánh giá về mức độ hiệu Tổng hợp từ Gondalia &
quả của hoạt động làm lạnh cs. (2017); Maheshwar &
sơ bộ trong chuỗi cung ứng Chanakwa (2006)
lạnh mặt hàng nông sản đặc
biệt là rau quả tại Ấn Độ.

2 Bảng 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt Tổng hợp từ Chakraborty
động của kho lạnh trong (2020); Gondalia & cs.
chuỗi cung ứng lạnh mặt (2017); Negi & Anand
hàng nông sản đặc biệt là (2015); Joshi & cs. (2010);
sản phẩm rau quả ở Ấn Độ. Kalidas & cs. (2014)

3 Bảng 2.3 Nhu cầu và mức độ đáp ứng GCCA (2020)


nhu cầu vận tải lạnh ở Ấn
Độ trong giai đoạn 2015-
2020.

4 Bảng 2.4 Đánh giá thực trạng hoạt Tổng hợp từ Gondalia &
động vận tải lạnh trong cs. (2017); Maheshwar &
chuỗi cung ứng lạnh mặt Chanakwa (2006)
hàng nông sản đặc biệt là
sản phẩm rau quả của Ấn
Độ.

5 Bảng 3.1 Đánh giá khả năng cung cấp StoxPlus


kho lạnh của các nhóm nhà
cung cấp Việt Nam.

6 Bảng 3.2 So sánh sự khác biệt giữa Nhóm nghiên cứu tự tổng
nền nông nghiệp của Nhật hợp
Bản và Ấn Độ với Việt
Nam.

7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng ở hầu hết các nước đặc biệt là các nước
đang phát triển do phần lớn dân cư sống gắn bó với nghề nông. Đối với các quốc
gia phát triển thì nhu cầu về thực phẩm luôn yêu cầu được đảm bảo về số lượng,
chất lượng an toàn trong hoàn cảnh dân số gia tăng nhanh chóng và mức sống ngày
càng được nâng cao.
Các sản phẩm ngành nông nghiệp hay nông sản quyết định đến sự tồn tại của
con người, sự phát triển kinh tế xã hội. Những sản phẩm nông sản này lại rất nhạy
cảm: chúng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như biến đổi khí hậu, sâu bệnh,
nấm mốc, thời gian để sản phẩm tươi sạch bị hạn chế sau thời gian thu hoạch. Do đó
việc cung cấp một hệ chuỗi cung ứng hiệu quả cho các sản phẩm nông nghiệp là rất
cần thiết nhằm bảo quản chúng được tươi ngon và an toàn sức khỏe đến tay người
tiêu dùng trong nước và các nước nhập khẩu với chi phí tối ưu nhất.
Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, mỗi năm Việt Nam chịu tổn thất
lớn trong quá trình phân phối hàng hóa. Mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 50.000
tỷ tổn thất sau thu hoạch. Với mặt hàng rau quả, tổn thất khoảng 25% với các loại
rau quả và 30% đối với rau trong khi tỷ lệ này ở các quốc gia châu Á rất thấp chỉ
khoảng 3.5% tại Ấn Độ, 6-17% với Indonesia. Nguyên nhân chính của những tổn
thất đó là do thiếu thiết bị bảo quản sau khi thu hoạch. Việc triển và thúc đẩy hiệu
quả chuỗi lạnh cho các mặt hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là yêu cầu cấp
thiết.
Nông sản của Việt Nam đang ngày càng tiến ra thị trường thế giới khi có mặt
tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt các thị trường như Mỹ, Nhật, EU, …Sự
mở rộng thị trường tới các châu lục vừa là cơ hội nhưng cũng là những thách thức
lớn với Việt Nam bởi đây là những vùng điều kiện khí hậu khác nhau làm cho yêu
cầu về chế độ nhiệt và ẩm phức tạp trong quá trình cung ứng. Hơn nữa, khoảng cách
cung ứng ngày càng lớn cộng với việc đây là những thị trường khó tính với những
yêu cầu rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nông sản là những mặt hàng
rất nhạy cảm với thời gian và điều kiện nhiệt, ẩm. Việc xây dựng chuỗi cung ứng
lạnh sẽ giải quyết được những thách thức này với hiệu quả và tối ưu chi phí.
Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng
về an toàn thực phẩm ngày càng tăng. Hiện tượng vi phạm về vệ sinh an toàn thực
phẩm ở nhiều nơi do nhiều nguyên nhân trong đó xuất phát từ việc thiếu công nghệ
bảo quản lạnh trong quá trình sản xuất phân phối. Điều này gây ảnh hưởng đến tiêu
dùng trong nước, ảnh hưởng đến thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu.
Hình thành các chuỗi bảo quản lạnh cho phép đáp ứng yêu cầu về thực phẩm của

8
tiêu dùng nội địa cũng như đảm bảo ổn định cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản
trong tương lai.
Với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ hiện đại, xu hướng toàn cầu hóa và
tự do thương mại cùng với các biến động kinh tế xã hội, nếu các doanh nghiệp về
nông sản riêng không trang bị cho mình hệ thống cung ứng sản phẩm tối ưu thì sẽ
rất khó khăn trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về chuỗi cung ứng lạnh cho mặt
hàng nông sản là rất cần thiết với tất cả chủ thể tham gia chuỗi và với chính phủ,
các ban ngành có liên quan. Việc nghiên cứu những mô hình quốc gia đã thành
công là hướng đi tốt để có thể học hỏi, tạo môi trường thuận lợi cho thúc đẩy xuất
khẩu, giảm thiểu những tổn thất trước đó.

2. Tổng quan tài liệu:


2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Thị Yến (2019) đã nghiên cứu về “chuỗi cung ứng lạnh hoa quả: Kinh
nghiệm của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam”. Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động
bảo quản lưu kho hàng hóa trong chuỗi cung ứng lạnh còn yếu dẫn đến chất lượng
sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước ngoài. Trong khi đó Nhật
Bản đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong chuỗi cung ứng
lạnh hoa quả được các nước trên thế giới sử dụng rộng rãi. Do đó việc ứng dụng
những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản vào các hoạt động của cung ứng lạnh hoa
quả của Việt Nam là rất cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm. Sau khi nghiên
cứu về các hoạt động cung ứng lạnh hoa quả của Nhật Bản, tác giả đã đánh giá về
chuỗi cung ứng lạnh hoa quả của Việt Nam và rút ra bài học từ kinh nghiệm của
Nhật Bản. Một số giải pháp mà tác giả đề xuất : ứng dụng công nghệ hiện đại trong
bảo quản lưu kho hoa quả, tiến hành xây dựng các kho bảo quản lạnh ngay tại vùng
nguyên liệu tại các cửa khẩu; tăng cường liên kết giữa các thành phần trong chuỗi
cung ứng lạnh; cơ chế cần linh hoạt của các bộ ban ngành trong hỗ trợ cơ giới hóa;
tăng cường thu hút nhân lực trẻ vào ngành.

Đặng Kim Khôi và các cộng sự (2019) đã tổng quan về chuỗi cung ứng lạnh
mặt hàng nông sản của Việt Nam. Tác giả đã đưa ra thực trạng thực tế chuỗi cung
ứng lạnh Việt Nam trong bối cảnh lúc bấy giờ, phân tích những vấn đề liên quan
đến việc hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng lạnh của Việt Nam. Các chính
sách và quy định liên quan đến phát triển chuỗi cung ứng lạnh cũng được xem xét
và thảo luận. Phương pháp chính được sử dụng trong bài nghiên cứu là phân tích dữ
liệu sơ cấp, phỏng vấn chuyên sâu và phỏng vấn chuyên gia. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát

9
triển và có tiềm năng lớn cho các khoản đầu tư mới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa
thiết lập các chính sách và quy định cụ thể để phát triển toàn diện lĩnh vực này.

Bùi Thị Bích Liên (2020) tiến hành nghiên cứu nhu cầu logistics lạnh đối với
hàng nông sản Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu về chuỗi
cung ứng lạnh tại thị trường Việt Nam đối với hàng nông sản thông qua phỏng vấn
sâu và khảo sát các đối tượng khác nhau. Kết quả cũng chỉ ra các vấn đề đối với các
doanh nghiệp logistics: Rủi ro trong việc vận tải và bảo quản lạnh rất cao vì phải
thường xuyên kiểm tra và duy trì nhiệt độ ổn định. Thiếu các dịch vụ giá trị gia tăng
như chiếu xạ hay hấp nhiệt. Đặc biệt khó khăn là thiếu nhân sự vận hành chuyên
nghiệp các chuỗi cung ứng lạnh; chi phí đầu tư vào công nghệ chuỗi lạnh rất tốn
kém, mỗi một loại hàng lại đòi hỏi sự quản lý và lưu trữ khác nhau. Một số khuyến
nghị được đưa ra: tăng cường tính liên kết trong chuỗi cung ứng lạnh; hỗ trợ về
chính sách; nâng cao tính liên kết vùng; phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng;
nâng cao vai trò của xúc tiến thương mại.

Trần Thị Thắm và cộng sự (2021) đã khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung
ứng lạnh tại thành phố Cần Thơ. Bằng việc thu thập dữ liệu thông qua khảo sát và
phỏng vấn sâu kết hợp phân tích thống kê mô tả với dữ liệu thu thập được, tác giả
nhận thấy quá trình cung ứng nông sản đã bước đầu áp dụng chuỗi cung ứng lạnh.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thất thoát nông sản tại các thành phần chuỗi
cung ứng là rất cao mà nguyên nhân chủ yếu do sơ chế. lưu kho, hư hỏng trong quá
trình vận chuyển và kiểm soát nhiệt độ chưa phù hợp. Tác giả cũng chỉ ra những
thách thức khi xây dựng chuỗi cung ứng lạnh từ đó kiến nghị một số đề xuất: tập
trung hóa sản xuất các nông sản.

Bùi Thị Xuân Hương (2021) đã thực hiện nghiên cứu phát triển dịch vụ kho
lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản trong chuỗi cung ứng lạnh. Bài nghiên cứu sử dụng
số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo của các đơn vị, các công trình nghiên cứu, bài
báo, đề tài đã công bố có liên quan và sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích
dữ liệu theo thời gian để phân tích thực trạng thị trường kho lạnh của Việt Nam.
Theo đó, tác giả nhận định những thách thức đối với thị trường Việt Nam, trong đó
có hệ thống cung ứng lạnh chưa đồng bộ trong cả nước, chưa đáp ứng được hết nhu
cầu kho lạnh, hệ thống kho lạnh ở các địa phương chưa được tích hợp và tương
thích để áp dụng cho nhiều mặt hàng khác nhau.

Nguyễn Thị Bình (2022) nghiên cứu “phát triển chuỗi cung ứng lạnh rau quả
của Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Nghiên cứu đã đánh giá thực

10
trạng chuỗi cung ứng lạnh rau quả của Ấn Độ từ đó rút ra các bài học và hàm ý
chính sách hướng tới sự phát triển bền vững của ngành rau quả Việt Nam trong thời
gian tới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc
vận hành trong chuỗi cung ứng lạnh cùng với quy hoạch lại cơ sở hạ tầng trong
chuỗi (kho lạnh, vận tải lạnh) kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo
nhân lực là các kiến nghị quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh
rau quả của Việt Nam.

Trần Thị Thắm và cộng sự (2023) đã nghiên cứu mô hình tối ưu hóa tuyến
đường vận chuyển trong chuỗi cung ứng lạnh nông sản, đặt trong phạm vi cụ thể là
thành phố Cần Thơ. Tác giả và cộng tác viên nghiên cứu mô hình thông qua bài
toán quy hoạch tuyến đường (VRP) và áp dụng số liệu cụ thể từ 18 cửa hàng Bách
Hóa Xanh tại quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Kết quả ước lượng được tổng chi phí, từ
đó đề xuất các tuyến đường khả thi bao gồm cả thứ tự giao hàng và lượng vận
chuyển để đáp ứng được nhu cầu của các cửa hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc lựa
chọn tuyến đường phù hợp có thể giảm được chi phí làm lạnh và vận chuyển, đồng
thời giảm chi phí thất thoát trong quá trình vận chuyển, từ đó làm giảm tổng chi phí.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế về mặt đối tượng nghiên cứu, chưa xem
xét các chi phí khác bao gồm chi phí xây dựng, triển khai kho lạnh. Các nghiên cứu
sau có thể triển khai cụ thể hơn để đi tới giải pháp tối ưu hơn so với mô hình mà tác
giả đưa ra.

2.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài:


Haotian Cheng và cộng sự (2024) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đánh giá
về hiệu quả của việc mở rộng dây chuyền lạnh trong lĩnh vực nông nghiệp ở Trung
Quốc. Thông qua việc thu thập dữ liệu quốc gia với 10,263 nghìn người nông dân
và sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, nhóm tác giả đã đưa ra được những
kết luận như sau: thứ nhất, các cơ sở chuỗi cung ứng lạnh cắt giảm đáng kể tỷ lệ
thất thoát và mở rộng thời gian bảo quản trái cây. Thứ hai chênh lệch giữa các vùng
còn tồn tại, trong đó sự kém phát triển ở phía Bắc phải đối mặt với vấn đề thu hoạch
gay gắt hơn. Thứ ba, hệ thống vận chuyển của chuỗi cung ứng lạnh ảnh hưởng rõ
rệt tới bảo quản rau củ, giảm sự thất thoát và tăng cường thời gian bảo quản. Thứ tư,
Các cơ sở hạ tầng hỗ trợ như kho bãi mở rộng thời gian bảo quản cho trái cây và rau
củ, nhấn mạnh cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi giao thông còn hạn
chế.

Vikas Thakur và cộng sự (2024) đã tiến hành nghiên cứu những nhân tố tác
động tới việc quản trị chuỗi cung ứng lạnh vắc xin hướng tới tính bền vững và khả

11
năng phục hồi của dịch vụ sức khỏe. Tác giả đã sử dụng phương pháp Fuzzy-Delphi
kết hợp với phương pháp tiếp cận quy trình phân cấp (F-AHP) nhằm phát hiện ra
các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng lạnh vắc xin và phát triển một hệ thống
dịch vụ sức khỏe trong bất kỳ giai đoạn bùng phát dịch bệnh. Kết quả thu được đã
nhấn mạnh nhân tố chính là cơ sở hạ tầng của chuỗi cung ứng lạnh, hướng dẫn bảo
quản vắc xin và sự có mặt của các chuyên gia lành nghề tác động sâu sắc đến chuỗi
cung ứng lạnh vắc xin.

Xiangchao Meng và cộng sự (2024) đã thực hiện nghiên cứu một hệ thống cảnh
báo quá nhiệt hiệu quả về mặt chi phí đối với phân phối chuỗi cung ứng lạnh.
Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào cải tiến độ chính xác của việc nhận diện trong khi
tính đến các chi phí liên quan, nhóm tác giả đã giải quyết khoảng trống này bằng
việc sử dụng mô hình ANN tích hợp nhiều nguồn dữ liệu (MSD). Kết quả phân tích
đã phát hiện được rằng các yếu tố nhiệt độ bên trong của thực phẩm, thời gian mở
tích lũy, khoảng thời gian thu thập dữ liệu và các thuật toán ảnh hưởng sâu sắc tới
mức độ nhận diện một cách chính xác của hệ thống thông báo quá nhiệt độ.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu:


Các nghiên cứu trên tập trung khai thác kinh nghiệm và cách tối ưu hóa khâu
vận chuyển và lưu trữ trong chuỗi cung ứng lạnh của các nước và áp dụng tại Việt
Nam nhưng chưa có sự so sánh sự khác nhau giữa điều kiện và môi trường các nước.
Điều này dẫn tới sự bất hợp lý trong một số giải pháp nhằm cải thiện chuỗi cung
ứng lạnh nói chung, chuỗi cung ứng lạnh nông sản nói riêng của Việt Nam. Với
những điều kiện khác nhau này, việc áp dụng kinh nghiệm của các nước có thể
không hiệu quả đối với Việt Nam, không những không tăng hiệu suất của chuỗi
cung ứng mà còn tổn thất về mặt nguồn lực, tài chính.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã so sánh nền tảng nông nghiệp
giữa các nước (Nhật Bản, Ấn Độ) với Việt Nam để đưa ra những giải pháp phù hợp
cho khâu lưu trữ và vận chuyển trong chuỗi cung ứng lạnh nông sản.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:


3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản và Ấn Độ, đề xuất giải pháp cải thiện cho
chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng hợp được những vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng lạnh.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của
Nhật Bản và Ấn Độ.

12
- Phân tích và đánh giá thực trạng, dựa vào kinh nghiệm của Nhật Bản và Ấn Độ
đưa ra một số giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của
Việt Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu:


- Chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Nhật Bản và Ấn Độ được thực
hiện như thế nào?
- Kinh nghiệm của Nhật Bản và Ấn Độ có áp dụng được cho chuỗi cung ứng lạnh
mặt hàng nông sản của Việt Nam không?
- Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản và Ấn Độ, có những giải pháp gì để cải
thiện chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu: Lưu trữ và vận chuyển trong chuỗi cung ứng lạnh mặt
hàng nông sản.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Nhật Bản quốc
gia có nền công nghiệp vô cùng phát triển với sự ứng dụng khoa học – kỹ thuật
trong chế biến và sản xuất và Ấn Độ - quốc gia có nền nông nghiệp đang phát triển
và có tiềm năng lớn.
Phạm vi thời gian: từ năm 2019 đến nay, trong hoàn cảnh kinh tế xã hội và khoa
học kỹ thuật có nhiều thay đổi kể từ đại dịch COVID-19, tiến bộ không ngừng.

6. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính, cụ thể là các phương pháp
sau: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh.
- Các thông tin được tổng hợp kế thừa từ các giáo trình, tạp chí khoa học, các
nghiên cứu đi trước, các số liệu từ các cơ quan quản lý chuyên ngành.

7. Kết cấu chương:


Chương I: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng lạnh.
Chương II: Chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản tại Nhật Bản và Ấn Độ.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam
từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Ấn Độ.

13
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng:
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng:
Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì điều mà các doanh nghiệp vô cùng
quan tâm không chỉ nằm ở chất lượng, giá cả sản phẩm mà còn nằm ở chuỗi cung
ứng sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải xây dựng cho
mình một chuỗi cung ứng riêng phù hợp với đặc tính từng loại hàng hóa và thiết lập
mối quan hệ giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng với chi
phí thấp và hiệu quả nhất.
Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” hay tiếng anh gọi là supply chain xuất hiện từ cuối
những năm 1980 và được sử dụng phổ biến những năm 1990. Có nhiều cách tiếp
cận khác nhau về thuật ngữ này:
Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối
nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này
thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến khách
hàng (Ganeshan và Harrison Ganeshan, Ram và Terry P.Harrison, 1995). Trong
khái niệm này đã bị khuyết đi những tác động để tạo ra mối liên kết trong mạng lưới
đó.
Đến năm 1998, Lambert, Stock và Ellram định nghĩa “chuỗi cung ứng là sự liên
kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường”. Định nghĩa tuy đã
chỉ ra các thành phần tham gia đó là các công ty và chỉ ra nhiệm vụ đưa sản phẩm
đến tay khách hàng. Tuy nhiên, định nghĩa tồn tại hạn chế khi chuỗi cung ứng chỉ
đơn giản là các công ty gộp lại với nhau để thực hiện nhiệm vụ đó, nó thiếu tính rõ
ràng về các thành phần tham gia.
Chopra và Meindl (2001) cho rằng “ chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn
có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng” và
“không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận
chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng”. Có thể nói định nghĩa đã đề
cập đầy đủ các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng không chỉ những thành
phần cơ bản mà còn đề cập các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan đến quá trình
kinh doanh.
Theo Hiệp hội các chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng: “Chuỗi cung ứng là
một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn
lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà
sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.”

14
Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu chuỗi cung ứng gồm chuỗi các hoạt
động liên kết các nhân tố để sản phẩm đến được với người tiêu dùng, trong đó 3
hoạt động chính yếu:
- Cung cấp nguyên vật liệu: bao gồm từ nguồn cung ứng vật liệu, cách thức
mua, phương thức vận chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất, thời gian, địa điểm
cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Sản xuất: quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng.
- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm đó được phân phối đến tay
người tiêu dùng thông qua hệ thống lưu trữ kho bãi, vận chuyển, bán buôn bán lẻ …
sử dụng các chiến lược hiệu quả.

1.1.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng

Hình 1.1. Các thành phần cơ bản tham gia trong chuỗi cung ứng
Nguồn: Solution IAS
+ Nhà sản xuất: là các tổ chức tham gia sản xuất ra thành phẩm, nó có thể là
các công ty sản xuất ra nguyên vật liệu hoặc các công ty sản xuất ra thành phẩm.
+ Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng làm nhiệm vụ phân phối sản
phẩm đến tay khách hàng. Nhà phân phối bán sản phẩm cho khách hàng là nhà kinh
doanh với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Nhà phân phối điển hình sở
hữu nhiều sản phẩm tồn kho từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài

15
thực hiện các chiến lược bán hàng, tổ chức này còn thực hiện các chức năng khác:
quản lý tồn kho và vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng.
Như vậy, nhà phân phối là đại lý nắm bắt, cập nhật liên tục nhu cầu của khách
hàng và làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
+ Nhà bán lẻ: Tồn trữ sản phẩm bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn.
Nhà bán lẻ cũng nắm bắt và tiếp nhận ý kiến và nhu cầu khách hàng rất chi tiết.
+ Khách hàng: có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tổ chức có thể mua một sản
phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người
tiêu dùng cuối cùng.
+ Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất,
phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn
và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì vậy,
họ có thể thực hiện những dịch vụ này một cách hiệu quả hơn với mức chi phí tối
ưu so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay bán buôn làm điều
này. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp dịch vụ phổ biến nhất là dịch
vụ vận tải và nhà kho. Đây là các công ty vận tải và các công ty Logistics.

Cấu trúc chuỗi cung ứng thường xét đến hai thành phần: Cấu trúc vật lý và các
mối quan hệ cùng các dòng chảy bên trong.
1.1.2.1. Cấu trúc vật lý:
- Cấu trúc dọc chuỗi: được tính bằng số lượng các thành viên dọc theo chiều
dài của chuỗi. Doanh nghiệp trung tâm nằm giữa các nhà cung cấp và các khách

16
hàng. Nguyên vật liệu được dịch chuyển từ nhà cung cấp, qua doanh nghiệp trung
tâm thành sản phẩm và được phân phối đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản
xuất trên thực tế thường lấy nguyên vật liệu từ nhà cung cấp và sau đó cung cấp sản
phẩm đầu ra cho nhiều cấp độ khách hàng. Từ đó hình thành 2 loại chuỗi cung ứng
hội tụ và phân kỳ. Nguyên vật liệu dịch chuyển giữa các nhà cung cấp gọi là chuỗi
hội tụ và chuỗi phân kỳ khi sản phẩm dịch chuyển xuyên suốt các khách hàng.
- Cấu trúc ngang chuỗi: được tính bằng số lượng các doanh nghiệp tại mỗi lớp,
doanh nghiệp trung tâm sẽ liên kết với các chủ thể khác trong chuỗi hoặc ngoài
chuỗi.
Có 4 dạng liên kết giữa doanh nghiệp trung tâm và thành viên trong chuỗi hoặc
ngoài chuỗi:
Dạng 1: Đối với lớp khách hàng và nhà cung cấp thứ nhất, doanh nghiệp trung
tâm quản lý các quá trình hoạt động mua và bán của hai lớp này.
Dạng 2: Doanh nghiệp trung tâm sẽ đóng vai trò giám sát hoạt động đảm bảo
quá trình sản xuất của mình từ lớp thứ 2 trở đi.
Dạng 3: Với các lớp xa hơn, doanh nghiệp trung tâm sẽ khó khăn khi thực hiện
giám sát và thông thường phải thông qua các doanh nghiệp trung gian.
Dạng 4: Các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết với doanh nghiệp bên ngoài.

1.1.2.2. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng:


- Dòng sản phẩm: là dòng nguyên liệu từ nhà cung cấp đến với nhà sản xuất
hoặc dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Dòng sản phẩm đi từ
dòng nguyên liệu qua trung gian đến doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm đến với
tay người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối. Có thể thấy doanh nghiệp trung
tâm là mắt xích quan trọng nhất.
- Dòng thông tin: bao gồm hệ thống thông tin trao đổi giữa các thành viên
trong chuỗi và sự phản hồi từ khách hàng. Dòng thông tin này có tính hai chiều.
Dòng thông tin từ phía khách hàng phản hồi nhu cầu (thông tin thị trường, yêu cầu
đặc điểm sản phẩm, ý kiến phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ). Dòng phản
hồi từ phía nhà cung cấp được nhận và xử lý thông qua bộ phận thu mua; nó phản
ánh tình hình thị trường yếu tố đầu vào; quyết định đến việc lập kế hoạch sản xuất
và liên kết các hoạt động trong chuỗi. Dòng thông tin này càng chính xác và càng
kịp thời thì nhu cầu của khách hàng càng được đáp ứng một cách tốt nhất. Việc xử
lý thông tin chậm có thể có ảnh hưởng đến tốc độ đáp ứng của dòng sản phẩm đến
với khách hàng và ảnh hưởng đến các dòng tài chính và dòng sản phẩm.
- Dòng tài chính: là hệ thống tài chính từ người mua tới người bán hoặc các
thành phần trong chuỗi. Dòng tài chính được đưa vào chuỗi khi và chỉ khi khách

17
hàng đã nhận được các chứng từ hợp lệ hoặc sản phẩm dịch vụ. Dòng tài chính có
chiều ngược lại so với dòng sản phẩm và thông tin từ nhà cung cấp tới khách hàng.

1.1.3. Các yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng:


Theo George (2019) có 5 yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng đó
là cấu trúc chuỗi cung ứng, chính sách kiểm soát hàng tồn kho, chia sẻ thông tin,
nhu cầu khách hàng, phương pháp dự báo, thời gian thực hiện và độ dài thời gian
xem xét.
Có 5 nhân tố thúc đẩy chuỗi cung ứng:

- Sản xuất: đòi hỏi các quyết định liên quan đến loại sản phẩm mà thị trường
có nhu cầu, thời gian sản xuất, số lượng sản xuất là bao nhiêu hay nói cách khác là
việc lập kế hoạch sản xuất chính theo năng lực sản xuất.
- Quản lý tồn kho:
Hàng tồn kho là yếu tố tồn tại xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ khâu nguyên vật
liệu đến bán thành phẩm. Hàng tồn kho có chức năng đảm bảo tính ổn định cho
chuỗi cung ứng. Tồn kho ít đồng nghĩa với việc sản xuất vừa đủ để đáp ứng nhu cầu
thị trường, sản xuất có hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần xem xét giữa tính hiệu quả
với sự sẵn sàng đáp ứng với nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Tồn kho nguyên
liệu lớn giúp chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những nhu cầu của khách hàng.
Trong mỗi mắt xích chuỗi cung ứng việc xác định mặt hàng, thời điểm và số
lượng hàng tồn kho. Điều đó cũng phụ thuộc vào năng lực lưu kho cũng như hệ
thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo quản hàng tồn kho.

18
Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình dự báo hoặc dự báo theo xu
hướng để tính nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng và lập kế hoạch sản xuất cung
ứng hàng hóa cho phù hợp nhằm cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu của khách
hàng, tránh thiếu hoặc thừa hàng hóa tồn kho.
Quản lý tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí liên quan
đến kho, bãi. Việc quá nhiều hàng tồn kho có thể dẫn đến các chi phí bảo quản kiểm
tra, bảo hiểm gây ra những áp lực tài chính tới doanh nghiệp. Ngược lại việc quá ít
hàng tồn kho có thể gây ra thiếu hụt hàng hóa có thể gây ra thiếu hụt hàng hóa ở
thời điểm nhất định.
- Vận chuyển: Chuỗi cung ứng có thể tối ưu được hay không cũng phụ thuộc
lớn vào các quyết định về phương tiện, tuyến đường, số lượng hàng hóa với mục
đích là vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và với chi phí tối
ưu nhất cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tính chất hàng hóa và yêu cầu của khách
hàng mà doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định chiến lược vận chuyển hiệu quả.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xét các yếu tố như khoảng cách, tình trạng
giao thông, cước phí và yêu cầu của hàng hóa để lựa chọn ra tuyến đường ngắn nhất,
ít kẹt xe hoặc tuyến đường có chi phí thấp nhất.
- Thông tin: đóng vai trò quan trọng để kết nối các hoạt động trong chuỗi cung
ứng. Thông tin chính xác và kịp thời đảm bảo sự kết nối và vận hành trơn tru giữa
các thành phần trong chuỗi cung ứng. Thông tin giúp các bên có thể bao quát, kiểm
soát hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Dữ liệu thực tế giúp các doanh nghiệp
quyết định một cách chính xác về quản lý tồn kho, dự báo nhu cầu, tối ưu hóa tuyến
đường vận chuyển từ đó dẫn đến các khâu trong chuỗi được vận hành hiệu quả hơn
và nâng cao hiệu suất toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Địa điểm: Các quyết định liên quan đến vị trí hướng tới mục tiêu đáp ứng
nhu cầu nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế.
Vị trí chiến lược: Việc đặt nhà máy sản xuất tại các vị trí chiến lược để đảm bảo
các thành phần của chuỗi ở địa điểm gần nhất với nguồn cung, thị trường tiêu thụ và
các tuyến đường vận chuyển quan trọng giúp tối ưu hóa quy trình chuỗi và nâng cao
khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
Tuyến đường vận chuyển: quản lý tốt tuyến đường vận chuyển tốt giúp giảm
thiểu thời gian và chi phí vận chuyển đảm bảo sự thông suốt cũng như tăng cường
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tóm lại, việc xác định ra các nhân tố thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vận hành của chuỗi. Các quá trình sản
xuất, tồn kho, vận chuyển, thông tin và địa điểm khi được tối ưu sẽ cải thiện năng
suất và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.

19
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng lạnh
1.2.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng lạnh
Từ những năm 1970, khi Pháp bắt đầu thực hiện hoạt động nhập khẩu thịt lợn
đông lạnh từ khu vực Nam Mỹ và Anh nhập khẩu thịt bò đông lạnh từ Úc và New
Zealand, thì ngay lúc đó thuật ngữ “Trữ đông thực phẩm” trở lên phổ biến, dù hoạt
động trữ đông thực phẩm được thực hiện khá sớm tuy vậy thuật ngữ “chuỗi cung
ứng lạnh” chỉ mới được phát hiện vào những năm 1980. Và hiện nay, thuật ngữ
“chuỗi cung ứng lạnh” đang trở lên phổ biến ở các quốc gia có nền nông nghiệp
đang phát triển như Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản,...
Theo Rodrigue (2024) thì chuỗi cung ứng lạnh “là chuỗi cung ứng trong đó sản
phẩm được vận chuyển qua các biện pháp và dịch vụ hỗ trợ ở nhiệt độ thấp nhằm
đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm sau sản xuất”. Hiểu theo cách khác nó là một
chuỗi hoạt động cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ một cách thích
hợp đối với những sản phẩm có yêu cầu về mặt bảo quản cao, với mục đích bảo
đảm và kéo dài thời gian sử dụng của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như
thủy hải sản, rau củ quả, hóa chất hay các sản phẩm dược phẩm như vacxin. Một
chuỗi cung ứng lạnh hoạt động xuyên suốt quá trình vận chuyển đến các địa điểm
quy định mà không có sự gián đoạn ở một khoảng nhiệt độ nhất định và được phân
chia ra thành những giai đoạn khác nhau: sản xuất và chế biến đông lạnh, lưu trữ
lạnh và vận chuyển lạnh.
Sự xuất hiện của “chuỗi cung ứng lạnh” với mục đích giữ và bảo quản mặt hàng
đặc biệt là nông sản, hải sản,... ở một nhiệt độ nhất định từ khâu sản xuất đến tiêu
thụ; bên cạnh đó còn là việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất và chắc chắn được rằng
các sản phẩm dễ trở nên hư hỏng do các yếu tố bên ngoài phải đảm bảo an toàn
cũng như về mặt chất lượng; hơn nữa tăng cường được sự liên kết giữa các mắt xích
trong chuỗi cung ứng.

1.2.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh


Khi thuật ngữ chuỗi cung ứng lạnh ngày càng trở lên phổ biến trên toàn cầu với
những lợi ích mà nó mang lại cho các mặt hàng cần được bảo quản ở một mức nhiệt
độ thích hợp thì không thể thiếu những nhân tố góp phần thúc đẩy của chuỗi cung
ứng lạnh. Trong đó, chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống Logistics cơ bản:

20
Hình 1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng lạnh

Nguồn: Bộ Công Thương


(I) Mạng lưới nhà kho : Khi thực hiện xây dựng một mạng lưới nhà kho lạnh
kiểm soát được về mặt nhiệt độ để bảo quản được tốt các mặt hàng tránh bị hư hỏng.
Mạng lưới kho lạnh bao gồm kho lạnh của các nhà phân phối, các quầy lạnh bán
hay trưng bày, kho lạnh của các doanh nghiệp phân phối, thu gom và kho lạnh của
các doanh nghiệp sản xuất. Khi xây dựng mạng lưới kho lạnh, để tránh những sai
sót không đáng có về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật thì cần được tính toán một cách chính
xác nhất.
(II) Hệ thống vận tải lạnh bao gồm các loại phương tiện chuyên chở như
container lạnh, xe tải chuyên dụng, các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho hoạt động
vận chuyển và giao nhận hàng, duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết.
Trong quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng lạnh, nó đã cung cấp cho từng
loại sản phẩm trong các khoảng nhiệt độ thích hợp với những tiêu chuẩn như sau:
+ Đông lạnh sâu (Deep Frozen) từ -28 đến -30 độ C, đây là mức nhiệt độ chủ
yếu dành cho quá trình vận chuyển thủy, hải sản
+ Đông lạnh (Frozen) từ -16 đến -20 độ C: Kéo dài tuổi thọ của thực phẩm
bằng cách làm cho chúng trơ hơn và làm chậm lại các quá trình phản ứng bất
lợi đẩy nhanh quá trình oxy hóa thực phẩm và kéo dài thời gian sử dụng chúng.
Đây tiêu chuẩn nhiệt độ chủ yếu dành cho vận chuyển thịt.
+ Lạnh (Chiller) từ 2 đến 4 độ C: Liên quan đến việc giảm nhiệt độ lương thực
xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường nhưng phải trên mức 1 độ C. Nhiệt độ này
giúp cho bảo quản các sản phẩm có tính chất ngắn hạn một các hiệu quả nhất
bằng cách ngăn chặn các phản ứng vi sinh, vật lý, hóa học và sinh hóa liên quan

21
đến quá trình làm hỏng thực phẩm. Đây là mức nhiệt độ tiêu chuẩn trong tủ
lạnh và thường được dùng để vận chuyển trái cây và rau quả có thời gian sử
dụng hạn chế.

1.2.3. Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh


Cùng với sự phát triển của kinh tế quốc tế, chuỗi cung ứng lạnh góp một phần
không nhỏ vào việc tăng cường thúc đẩy nền kinh tế của những quốc gia xuất khẩu
hàng hóa đặc biệt là nông sản. Dù nó đang trở lên quen thuộc với những quốc gia có
nền nông nghiệp đang phát triển nhưng trên thực tế việc áp dụng chuỗi cung ứng
lạnh một cách phù hợp với điều kiện bên ngoài cho đến nay vẫn chưa được chú
trọng. Theo như ước tính sản xuất lương thực toàn cầu đã đạt được khoảng 5.500
triệu tấn, nhưng chỉ có 7% được bảo quản một cách triệt để và thông qua cung ứng
chuỗi lạnh, điều này dẫn tới việc thất thoát trong quá trình cung ứng các mặt hàng
và dễ dàng gây ra hư hỏng thiệt hại đối với nền kinh tế của các quốc gia đang áp
dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng đặc biệt là các sản phẩm từ nông sản, thủy
hải sản,... theo Viện kiểm soát nhiệt độ thấp quốc tế (IRR). Hơn nữa, ở các nước
nông nghiệp thì tỷ lệ thất thoát nông sản ở mức đáng báo động và là một trong
những vấn đề đang được quan tâm với gần 400 triệu tấn nông sản bị hư hỏng nặng
sau thu hoạch mỗi năm do không áp dụng một cách phù hợp chuỗi lạnh cho từng
loại sản phẩm (IRR, 2009).
Chính vì vậy, Chuỗi cung ứng đem lại những lợi ích to lớn giúp cho nhiều quốc
gia cung ứng sản phẩm đặc biệt là các mặt hàng nông sản một cách tối ưu nhất:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng lạnh giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu được chi
phí sản xuất, giảm chi phí thất thoát về các sản phẩm có tuổi thọ ngắn bị hư hỏng, từ
đó giúp gia tăng vai trò của chuỗi cung ứng trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó
khi thực hiện quá trình sử dụng chuỗi cung ứng lạnh giúp cho các mặt hàng được
kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm ở mức phù hợp nhất, giữ cho sản phẩm được tươi mới,
hạn chế sự biến đổi về chất lượng. Hơn nữa, còn giúp tăng giá trị của sản phẩm nhờ
duy trì được một chất lượng tốt khi giao đến tay người tiêu thụ.
Thứ hai, cùng với nhu cầu của người tiêu dùng và tính đảm bảo về mặt chất
lượng, khách hàng luôn đặt sức khỏe con người và bảo vệ môi trường lên hàng đầu
vì thế việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh sẽ kéo dài thời gian sử dụng như rau quả
lên tới 7 ngày khi bảo quản tại gia, cũng như các cửa hàng trưng bày mặt hàng sẽ
được duy trì từ 3 lên đến 7 ngày và làm giảm hao hụt từ 60-70%. Thông qua đó,
nâng cao được chất lượng cuộc sống và đóng góp một phần tăng trưởng vào nền
kinh tế của quốc gia với những mục tiêu phát triển bền vững đã đặt ra.
Thứ ba, Do các hoạt động bảo quản và dự trữ được thực hiện tốt trong các điều
kiện của chuỗi cung ứng, chất lượng sản phẩm được bảo toàn, đảm bảo sự tươi mới,

22
giảm thiểu số lượng hàng hóa bị mất, từ đó làm tăng khối lượng sản phẩm cung cấp
cho thị trường địa phương, đóng góp một cách hiệu quả hơn vào việc đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong vùng nội địa. Số lượng hàng hóa bị mất ít hơn có nghĩa là có thể
cung cấp nhiều hơn, điều này cho phép các sản phẩm dễ hỏng như nông sản, thủy
sản, hoa quả có thể được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù khoảng
cách lớn nhưng chất lượng vẫn được bảo toàn theo thời gian dài nhờ vào các điều
kiện của chuỗi lạnh.
Thứ tư, Khi xây dựng và phát triển một chuỗi cung ứng lạnh sẽ thúc đẩy hỗ trợ
chính phủ của các quốc gia trong việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm của
hàng hóa trong nước cũng như xuất khẩu; bên cạnh đó còn giải quyết mục tiêu nâng
cao chất lượng cuộc sống của người tiêu thụ, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế
bền vững và bảo vệ hệ sinh thái.

23
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH MẶT HÀNG NÔNG SẢN
TẠI NHẬT BẢN VÀ ẤN ĐỘ
2.1. Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Nhật Bản
2.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp của Nhật Bản
Nhật Bản có một nền nông nghiệp hiện đại mang tính đặc thù và được xem là
kiểu mẫu cho sự phát triển nông nghiệp.
Theo kết quả thống kê của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Hải sản (MAFF),
diện tích đất tự nhiên của Nhật Bản là 378.000 km2, trong đó chỉ có khoảng 14% là
đất nông nghiệp, khoảng 49.000 km2. Một con số khá khiêm tốn. Tuy nhiên, đất
nông nghiệp của Nhật Bản được tận dụng tối ưu hóa, canh tác mạnh mẽ. Ruộng lúa
chiếm phần lớn đất nông nghiệp ở cả các địa hình đồng bằng phù sa, sườn dốc bậc
thang, vùng trũng nước, vùng vịnh ven biển.
Nhật Bản là một quốc đảo với khoảng 72% đất là đồi núi, cao nguyên, bồn địa,
không được tự nhiên ưu ái. Tuy điều kiện tự nhiên của Nhật Bản khắc nghiệt nhưng
nền nông nghiệp hiện đại của Nhật Bản vươn lên đứng ở một trong những vị trí đầu
của thế giới.
Nông nghiệp Nhật Bản tập trung đa dạng nhiều loại cây trồng và chăn nuôi gia
súc gia cầm. Các cây trồng phổ biến: lúa gạo, chè, thuốc lá, dâu tằm,... Giống như
phần lớn các nước châu Á khác, nền nông nghiệp của quốc đảo mặt trời mọc cũng
đi từ việc trồng lúa nước và đóng vai trò trung tâm trong truyền thống và văn hóa
Nhật Bản. Trước cuộc cải cách Minh Trị (1866-1869), khoảng 80% dân số làm
nông nghiệp và sản phẩm chính là lúa nước. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm công
nghiệp hóa và đô thị hóa, tỷ lệ nông dân, đất canh tác cùng với vai trò của nông
nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản từ từ giảm xuống. Ngành trồng trọt trong
cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản chiếm vị trí quan trọng, vào khoảng 80% tổng giá trị
sản lượng.
Sau cải cách Minh trị, kinh tế Nhật Bản được vực dậy một cách thần kỳ. Thay
vì tiếp tục sử dụng phương pháp canh tác truyền thống mất nhiều công sức và
không đạt được hiệu quả cao, nền nông nghiệp của Nhật Bản đã chuyển sang áp
dụng các phương pháp hiện đại và sử dụng công nghệ khoa học. Điều này giúp
giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động và tăng cường năng suất. Tỷ lệ lao động nông
nghiệp của Nhật Bản giảm xuống còn khoảng 3% vào 2004 (Akita Kurimoto, 2004)
nhưng vẫn cung cấp đủ lương thực cho người dân trong nước và còn dư để xuất
khẩu. Ngành chăn nuôi cũng tương đối phát triển.
Ngành nông nghiệp chỉ đóng vai trò thứ yếu trong kinh tế Nhật Bản (chiếm
khoảng 0,1% trong tổng GDP). Nền nông nghiệp được phát triển theo hướng thâm
canh, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học- kỹ thuật như kỹ thuật canh tác nhà
kính, sử dụng robot,... dẫn tới việc chi phí sản xuất bị đẩy lên cao. Cùng với ảnh

24
hưởng của thiên tai đến nông nghiệp nên giá nông sản của Nhật Bản thuộc loại cao
nhất thế giới.
Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ song nông nghiệp vẫn được đánh giá là một lĩnh
vực quan trọng của Nhật Bản vì lý do văn hóa, lịch sử và môi trường.
Nhật Bản cũng có những chính sách phát triển nông nghiệp như đa dạng hóa
nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp:
- Cải cách ruộng đất- nền tảng đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ
cho phát triển nông nghiệp:
+ Từ năm 1871 đến năm 1873, Nhật Bản đã tổ chức hàng loạt các cuộc cải
cách, ban hành các luật đất đai và thuế.
+ Năm 1872, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đo lại ruộng đất và tư hữu hóa đất
đai thông qua cấp giấy sở hữu cho người có ruộng thực tế, được tự do mua bán,
tích tụ ruộng đất.
+ Năm 1873, ban hành pháp luật về thuế, theo đó, Nhà nước đánh thuế ruộng
đất bằng tiền mặt thống nhất cho cả nước thay vì bằng hàng hóa như thời kỳ
trước đó.
+ Sau Thế chiến II (1945-1948), Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất triệt để,
phân phối lại đất đai, chấm dứt tình trạng thuê đất. Nông dân Nhật Bản bắt đầu
tích lũy vốn để hợp lý hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Năm 1969 đến năm 1970, lần lượt ban hành Luật Cải tạo, Luật Đất đai nông
nghiệp, Luật Hợp tác xã nông nghiệp để tận dụng tối ưu, duy trì và bảo vệ
những vùng đất canh tác dùng cho mục đích nông nghiệp.
+ Năm 1975, triển khai chương trình “Đẩy mạnh sử dụng đất nông nghiệp” và
được bổ sung vào năm 1980. Chương trình này nhanh chóng đóng vai trò quan
trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Thành tựu cải cách ruộng đất: Năm 1995 số lượng nông trại giảm 18,7% so với
năm 1985. Quy mô ruộng đất bình quân của một nông trại có sự thay đổi theo
hướng tích tụ ruộng đất vào các trang trại lớn để tăng hiệu quả sản xuất. Xu hướng
này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 1990-1995, quy mô đất lúa bình quân/hộ tăng
từ 7180m2 lên 8120m2.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Kể từ năm 1868,
Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp phù hợp với
điều kiện của đất nước. Nền nông nghiệp truyền thống chuyển mình từ phương
pháp thâm canh đòi hỏi nhiều lao động sang nền nông nghiệp chủ yếu sử dụng máy
móc và kỹ thuật mới. Đồng thời Nhật Bản cũng tăng việc áp dụng các công nghệ
mới: phân hóa học; kỹ thuật tưới tiêu; lai tạo giống cây trồng kháng bệnh, tật, sâu,
rầy và chịu rét;... Việc nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp chủ yếu
dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước và chính quyền địa phương,

25
bao gồm Viện Khoa học Nông nghiệp Quốc gia. Đồng thời tăng cường liên kết với
các trường đại học trong và ngoài nước, các xí nghiệp tư nhân và các hội khuyến
nông, tổ chức của nông dân để phổ biến nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị
khoa học tiên tiến.
- Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nông sản: Sau khi ban
hành Luật Nông nghiệp (1961), nông nghiệp của Nhật Bản được đẩy mạnh với mục
tiêu tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập hộ nông dân, rút ngắn khoảng cách
nông thôn- thành thị và đáp ứng nhiều hơn nhu cầu lương thực trong nước.
- Chính sách “tam nông”: Chính sách hỗ trợ nông nghiệp, Chính sách hỗ trợ
nông dân, Xây dựng nông thôn mới
Đây cũng là thành công điển hình trong chính sách phát triển nông nghiệp của
Nhật Bản. Chính sách này cũng giúp nền nông nghiệp Nhật Bản đạt được những
mục tiêu của Luật Nông nghiệp (1961).
- Một số chính sách hỗ trợ, tái cơ cấu nông nghiệp khác.
Đặc biệt, Nhật Bản đã xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả và bền vững.
Hiệu quả của mô hình chuỗi cung ứng này thể hiện qua những thành tựu nông
nghiệp Nhật Bản trong những năm vừa qua. Năm 2019, sản phẩm có sản lượng cao
nhất trong nền nông nghiệp Nhật Bản là rau với 2,2 tỷ Yên, tiếp sau là sản lượng
gạo, sữa bò,... (Statista, 2019). Năm 2020, trong khoảng thời gian đại dịch COVID-
19, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của xứ sở hoa anh đào đạt khoảng 655 tỷ
Yên (Statista, 2020). Nhật Bản góp mặt ở vị trí thứ ba về giá trị xuất khẩu chỉ sau
Mỹ và Trung Quốc với giá trị 2,2 tỷ USD.
Nông nghiệp phát triển tiên tiến hiện đại song vẫn gắn liền với văn hóa truyền
thống Á Đông, chính phủ Nhật Bản cũng chú trọng duy trì văn hóa cộng đồng, làng
xã thông qua những lễ hội văn hóa như Takayama matsuri để kỷ niệm và tôn vinh
nông dân và vụ mùa mới, Hirosa matsuri- ngày hội trồng lúa, Otaue matsuri- lễ hội
cấy lúa,...
Nhìn chung, nền nông nghiệp của Nhật Bản là một hệ thống phức tạp, kết hợp
giữa truyền thống và công nghệ hiện đại. Dù Nhật Bản phải đối mặt với nhiều thách
thức về tự nhiên hay già hóa dân số dẫn tới khó khăn về mặt tài nguyên, song không
thể phủ nhận vị thế của nền nông nghiệp Nhật Bản trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

2.1.2. Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Nhật Bản
Người Nhật Bản rất khó tính trong việc lựa chọn lương thực thực phẩm và đòi
hỏi nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, nên các nhà sản xuất, phân phối phải đáp
ứng được các tiêu chuẩn này. Cũng vì thế mà chuỗi cung ứng lạnh nông sản của
Nhật Bản được nghiên cứu và phát triển với nhiều công nghệ khoa học hiện đại để
thỏa mãn được nhu cầu khắt khe của người dân trong nước. Chuỗi cung ứng lạnh

26
nông sản của Nhật Bản thường được tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ để đảm
bảo rằng người tiêu dùng nhận được những sản phẩm nông sản tươi ngon và an toàn
nhất. Hai khâu lưu trữ (kho lạnh) và vận tải ngày càng được hoàn thiện.
Nhu cầu về thực phẩm đông lạnh ngày càng tăng. Năm 2021, lượng tiêu thụ
thực phẩm đông lạnh ở Nhật Bản lên tới khoảng 2,9 triệu tấn (Japan Frozen Food
Association). Những năm gần đây, thực phẩm đông lạnh Nhật Bản cũng bùng nổ
trên toàn thế giới, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Vào năm 2024, ước tính quy mô
thị trường chuỗi cung ứng lạnh Nhật Bản sẽ đạt khoảng 1,9 nghìn tỷ Yên vào 2024
(Yano Research Institute, 2022).

Hình 2.1. Lượng tiêu thụ thực phẩm đông lạnh của Nhật Bản giai đoạn 2012-2022
Nguồn: Japan Frozen Food Association

27
Hình 2.2. Quy mô thị trường chuỗi cung ứng lạnh Nhật Bản
Nguồn: Yano Research Institute, 2022
Với nhu cầu ngày càng tăng, việc phát triển chuỗi cung ứng lạnh nông sản đang
là một nhiệm vụ quan trọng đối với Nhật Bản. Thị trường chuỗi cung ứng lạnh của
Nhật Bản tương đối phân mảnh, với nhiều công ty trong nước và quốc tế. Sự cạnh
tranh trên thị trường liên quan tới chi phí, phí lưu kho và không gian.

28
Hình 2.3. Các công ty dẫn đầu trong cạnh tranh thị trường chuỗi cung ứng lạnh
của Nhật Bản
(Nguồn: Mordor Intelligence)
Về quy trình cung ứng lạnh nông sản của Nhật Bản:

Hình 2.4. Mô hình quy trình cung ứng lạnh tiêu chuẩn của Nhật Bản

29
Nguồn: ASEAN-Japan Transport Partnership
- Sau khi được thu hoạch, nông sản sẽ được sơ chế tại trang trại và khu chế biến
theo yêu cầu. Sau khi được đưa vào các nhà máy, các nhà sản xuất nông sản xử
lý nguyên liệu thô được giao trong môi trường bảo quản lạnh.
- Các nhà điều hành và quản lý kho lạnh bảo quản và xử lý nông sản được chuyển
tới trong kho lạnh của họ.
- Các nhà vận tải vận chuyển sản phẩm đông lạnh giữa các doanh nghiệp, khu
chế biến hải sản, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ và nhà hàng trong điều
kiện kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo sản phẩm luôn trong nhiệt độ lạnh phù hợp.
Trong một chuỗi cung ứng lạnh việc kiểm soát nhiệt độ được thực hiện một cách
liền mạch trong tất cả các giao dịch từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B), giữa
nông dân, ngư dân, nhà sản xuất thực phẩm, nhà điều hành kho, nhà vận tải, nhà vận
chuyển, và các điểm bán hàng.

2.1.2.1. Kho lạnh:


Trong chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Nhật Bản, các kho lạnh đóng vai trò
quan trọng để bảo quản và duy trì chất lượng của nông sản từ khi thu hoạch đến khi
đến tay người tiêu dùng. Nhật Bản đã xây dựng hệ thống kho lạnh hiện đại và tiên
tiến. Hầu hết các cơ sở kho lạnh ở Nhật đều được sở hữu và vận hành bởi các tập
đoàn chuỗi cung ứng lạnh lớn như và một số ít cơ sở cho thuê. Những tiến bộ trong
việc áp dụng thương mại điện tử để phân phối hàng đông lạnh, ướp lạnh sẽ đẩy
nhanh sự phát triển kho lạnh tại các khu vực cho nhu cầu tiềm ẩn.
Dưới đây là một số công nghệ mà Nhật Bản áp dụng trong vận hành kho lạnh
cho chuỗi cung ứng lạnh nông sản của mình:
- Công nghệ Cell Alive System (CAS): Các kho lạnh được trang bị hệ thống
kiểm soát nhiệt độ chính xác để duy trì điều kiện bảo quản lý tốt nhất cho từng
loại nông sản. Nhiệt độ được điều chỉnh trong khoảng âm 35 đến 45 độ C,
nhưng vẫn không phá vỡ các màng và thành tế bào, để đảm bảo rằng sản phẩm
được bảo quản tốt nhất mà không làm hỏng cấu thành hương vị sản phẩm. Chế
độ đông lạnh nhanh kết hợp với từ trường xung, sóng tần số thấp và nhiều dạng
năng lượng yếu khác nhau để tạo ra từ trường để tạo ra trạng thái siêu làm mát
(supercooled) để giữ nguyên mùi vị và kết cấu của nông sản.

30
Hình 2.5.. So sánh công nghệ làm lạnh truyền thống với công nghệ làm lạnh CAS
Nguồn: ABI Co., Ltd
Trước khi được đưa vào kho lưu trữ lạnh, nông sản được sơ chế để đảm bảo
điều kiện tốt nhất. Hơn nữa công nghệ CAS còn thân thiện với môi trường, cách
nhiệt hiệu quả giúp giảm thất thoát nhiệt và tài sử dụng nhiệt năng giúp giảm tiêu
thụ năng lượng trong quá trình vận hành.
- Công nghệ chiết xuất polyphenol: công nghệ này có tác dụng chống oxy hóa
và ngăn chặn vi khuẩn, nhờ đó mà sản phẩm luôn được giữ nguyên vẹn trong
quá trình lưu trữ hay vận chuyển. Trong đó, quá trình oxy hóa, kháng khuẩn,
khử mùi sẽ ức chế quá trình tự hoại từ bên trong sản phẩm nông nghiệp, duy trì
trạng thái tươi ngon lâu dài và thường có tác dụng khi polyphenol tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm hoặc bay hơi xung quanh môi trường bảo quản. Từ thử
nghiệm và ứng dụng thực tế, công nghệ này giúp các loại thực phẩm như nấm,
đậu, salad và các loại trái cây kéo dài thời gian tươi từ 15-20 ngày. Thử nghiệm
trên táo, polyphenol giúp kéo dài thời gian bảo quản tới 250 ngày, tỷ lệ hư hỏng
khoảng 50%. Một số tác động sinh hóa thúc đẩy enzim còn giúp tăng lượng
đường trong sản phẩm, cụ thể qua thực nghiệm là lượng đường trong lê tăng
1,5% (Nguyễn Thị Yến, 2019).
Ngoài việc kiểm soát nhiệt độ, các kho lạnh cũng thường có hệ thống kiểm soát
độ ẩm để giữ cho môi trường bảo quản ổn định. Điều này giúp ngăn chặn sự thoái

31
hóa và mất nước của nông sản. Các kho lạnh thường được thiết kế để phù hợp với
nhu cầu lưu trữ của từng loại nông sản cụ thể, sản phẩm được sắp xếp một cách cẩn
thận để tối ưu hóa không gian lưu trữ. Các kho lạnh thường được vệ sinh sạch sẽ,
tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và có các biện pháp bảo vệ
để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật có thể làm hỏng nông sản.
Cùng với đó, các hệ thống quản lý chất lượng cũng phải theo dõi gắt gao và
đánh giá sự thay đổi trong chất lượng của nông sản theo thời gian, truy xuất nguồn
gốc, thông tin sản phẩm bao gồm nguồn gốc xuất xứ, phương thức sản xuất và quá
trình bảo quản để đảm bảo chỉ những nông sản đạt chuẩn mới được phân phối ra thị
trường.

2.1.2.2. Vận tải lạnh


Trong chuỗi cung ứng lạnh của Nhật Bản, vận tải lạnh đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm nông sản được vận chuyển từ nơi sản xuất
đến điểm tiêu thụ một cách an toàn và hiệu quả.
Về mạng lưới vận tải, hệ thống logistics của Nhật Bản được quy hoạch trên
toàn bộ lãnh thổ. Hệ thống đường cao tốc đã bao trùm lên cả bốn đảo lớn, tất cả các
đảo đều được nối liền bởi các cầu xuyên Đại Tây Dương và đường hầm xuyên biển
(Phan Văn Hòa, 2016). Hệ thống cơ sở hạ tầng với đầy đủ các thiết bị kiểm tra giám
sát nhiệt độ trong suốt quá trình vận tải nông sản từ nơi sản xuất tới nơi phân phối
được xây dựng và vận hành chặt chẽ. Các hãng cung cấp xe tải lạnh lớn của Nhật
Bản có thể kể đến như Toyota, Hino, Isuzu,... được trang bị hoàn thiện các thiết bị
bảo quản lạnh để đáp ứng cả về chất lượng lẫn số lượng cho việc vận chuyển nông
sản thuận lợi.
Quá trình vận chuyển cũng được tối ưu hóa.
- Việc đóng xếp sản phẩm khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng với vận
chuyển lạnh. Ví dụ như việc hàng hóa không bao giờ được xếp cao hơn cửa gió
của dàn lạnh trong khoang lạnh của xe, tạo điều kiện duy trì luồng khí lưu thông
liên tục tránh làm hư hại đến nông sản. Việc sắp xếp hàng hóa vận chuyển cũng
nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia để đảm bảo tuyệt đối về mặt chất lượng.
- Phương pháp thứ hai được Nhật Bản áp dụng để tối ưu hóa vận chuyển là
triển khai hệ thống chuỗi cung ứng lạnh tích hợp, trong đó các doanh nghiệp sử
dụng xe tải lạnh riêng để vận chuyển hàng hóa đến các trung tâm phân phối
hoặc sân bay, cảnh tàu để xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

2.1.3. Đánh giá chuỗi cung ứng lạnh của Nhật Bản
2.1.3.1. Ưu điểm
Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Nhật Bản có những điểm mạnh:

32
- Sử dụng công nghệ hiện đại: Bảo quản nông sản trong suốt quá trình từ khi
thu hoạch đến phân phối là khâu vô cùng quan trọng nên việc áp dụng công nghệ
góp phần không nhỏ vào thành công của nông nghiệp Nhật Bản nói chung và chuỗi
cung ứng lạnh của Nhật Bản nói riêng. Việc áp dụng công nghệ hiện đại tân tiến vào
phân phối nông sản đã thay thế sức lao động của người, nhiều máy móc được tạo ra
để giảm thiểu sức lao động đồng thời tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Để khắc
phục phần nào những điều kiện khắc nghiệt về tự nhiên như thiên tai, động đất,
sóng thần, thiếu đất canh tác, người nông dân Nhật Bản nhờ áp dụng các mô hình
canh tác sáng tạo như sử dụng nhà kính.
- Năng suất là một phần, nông dân Nhật Bản cũng chú trọng tới yếu tố chất
lượng, sức khỏe và môi trường. Việc duy trì chất lượng và an toàn của sản phẩm
giúp tăng giá trị thương mại của các sản phẩm nông sản. Chính vì thế mà nông sản
từ đất nước này được đưa ra thị trường với giá thành cao, thu hút nhiều đối tượng
khách hàng.
- Nhật Bản cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho chuỗi cung ứng lạnh nói
chung và chuỗi cung ứng lạnh nông sản nói riêng. Trong hai khâu chính và quan
trọng nhất là lưu trữ và vận tải lạnh, Nhật Bản đều có sự đầu tư đáng kể với đầy đủ
các thiết bị giám sát nhiệt độ. Quy trình được đảm bảo thực hiện thường xuyên,
xuyên suốt để đảm bảo chất lượng nông sản đến tay người tiêu dùng.
- Cùng với đó là quá trình thu hoạch, sơ chế, bảo quản tiết kiệm, hợp lý. Các
công nghệ hiện đại và quy trình hiệu suất cao giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm
thiểu lãng phí. Điều này có thể giúp giảm chi phí vận chuyển và tiết kiệm tài
nguyên.
- Hệ thống chuỗi cung ứng lạnh của Nhật Bản hoạt động với hiệu suất tốt, giúp
giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc hỏng hóc hoặc ô nhiễm của sản phẩm trong quá
trình vận chuyển và lưu trữ.
- Bằng cách duy trì chất lượng và đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm,
hệ thống chuỗi cung ứng lạnh của Nhật Bản giúp vừa mở rộng quy mô thị trường
chuỗi cung ứng lạnh, vừa tăng cường xuất khẩu nông sản và mở rộng thị trường
quốc tế.

2.1.3.2. Nhược điểm


Mặc dù có nền tảng thị trường tốt, cả về cơ sở hạ tầng và công nghệ, ngành
cung ứng lạnh của Nhật Bản đã và đang phải đối mặt với một số thách thức cần
được xem xét và có giải pháp cải thiện để tối ưu hóa hoạt động ngành nông sản:
- Tuy có chuỗi cung ứng lạnh tiên tiến hiện đại song Nhật Bản đang đối mặt
với nguy cơ thiếu hụt các kho lạnh dự trữ thực phẩm và nông sản. Bởi hơn 30% kho
lạnh tại đất nước này đã trên 40 tuổi nhưng vẫn chưa được thay thế. Ước tính cho

33
thấy hầu hết các khu vực tại Nhật Bản sẽ cạn kiệt kho lạnh trong 10 năm tới. Nếu
việc thiếu hụt diễn ra, việc phân phối thực phẩm tươi sống và đông lạnh bị gián
đoạn, tạo thành điểm nghẽn trong việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm nhập khẩu
ổn định.
- Cơ sở vật chất kho lạnh chưa được đầu tư nhiều dù vai trò của kho lạnh ngày
càng tăng. Tính đến tháng 6 năm 2022, 34% kho lạnh ở Nhật Bản đã đến thời kỳ
cần được thay thế, con số ở Tokyo là 46% (Hiệp hội Kho lạnh Nhật Bản)
- Một nhược điểm nữa là chi phí đầu tư, xây dựng sửa chữa kho lạnh là quá
cao, nhất là với công nghệ hiện đại tiên tiến hiện hành của Nhật Bản, khó áp dụng
diện rộng, nhất là với những vùng chưa phát triển nhưng nhu cầu tiêu thụ cao. Điều
này cũng góp phần đẩy giá nông sản Nhật Bản lên cao và tạo ra thách thức cho các
doanh nghiệp cung ứng lạnh.
- Các nhà cung cấp dịch vụ vẫn đang nỗ lực phát triển khả năng cung cấp tiêu
chuẩn hóa trong các quy trình phân phối nông sản trong chuỗi cung ứng lạnh, tuy
nhiên, việc thiếu tiêu chuẩn hóa liên quan đến nhiệt độ bảo quản và quy trình vận
hành vẫn là một thách thức quan trọng mà ngành phải đối mặt. Chất lượng và độ
linh hoạt của không gian kho lạnh có sẵn cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
- Hoạt động của các cơ sở lưu trữ và vận chuyển lạnh tiêu tốn năng lượng lớn,
gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và tăng chi phí vận hành. Hơn nữa, các vấn
đề như mất điện, hỏng hóc thiết bị hoặc lỗi kỹ thuật có thể gây ra sự cố trong quản
lý hệ thống, dẫn đến sự hỏng hóc của hàng hóa và thiệt hại tài chính.

2.2. Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ


2.2.1 Tổng quan nền nông nghiệp của Ấn Độ
Với vị trí ở khu vực Tây Nam Á, Ấn độ có diện tích tự nhiên gần 33 triệu km2,
trong đó 141,23 triệu ha là đất nông nghiệp với số dân hơn 1,4 tỷ người (thống kê
năm 2024). Đây là quốc gia có truyền thống nền văn minh lúa nước lâu đời trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử, thiên nhiên đã ban tặng cho quốc gia này những đồng bằng
rộng lớn mà không đâu có thể thấy được. Chỉ riêng đồng bằng Ấn - Hằng, diện tích
chiếm khoảng 775 nghìn km2 (gấp 2,3 lần so với diện tích Việt Nam), với những
điều kiện có sẵn đã tạo thuận lợi cho Ấn Độ xây dựng lên một vùng kinh tế trù phú.
Đây cũng chính là nơi canh tác của các loại cây lương thực, thực phẩm cần thiết
trong cuộc sống và tạo ra sự sống cho cả dân tộc Ấn Độ từ bao đời nay. Với một hệ
thống sông ngòi được xem là phong phú với lưu lượng nước rất lớn cung cấp phần
lớn cho sản xuất nông nghiệp dân sinh và phát triển mô hình thủy điện.
Những lợi thế về mặt tự nhiên đã giúp cho quốc gia này xây dựng được nền
kinh tế tự cung tự cấp. Khi nhu cầu xã hội chưa cao cùng với quy mô dân số vừa thì
nền nông nghiệp của quốc gia này có thể đảm bảo cung ứng được một lượng lương

34
thực trong nước. Tuy nhiên, khi có sự tăng trưởng về dân số với nhu cầu cao của xã
hội, thì nền kinh tế nông nghiệp càng trở nên lỗi thời. Để giải quyết những vấn đề
đó buộc Ấn Độ cần phải tiến hành cuộc cách mạng nông nghiệp tạo ra bước đột phá
trong việc phát triển kinh tế.
Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ nhất vào năm 1963, với mục
tiêu tập trung mạnh vào việc tăng khối lượng lương thực. Đất nước đã áp dụng
những hàng loạt giống lúa có năng suất cao đưa vào hoạt động sản xuất khắp cả
nước như lúa mì Mexico, lúa nước IR8 của viện nghiên cứu quốc tế Philippines.
Với những nỗ lực để cải cách nền kinh tế nông nghiệp, thì đến đầu năm 1986, sản
lượng cây lương thực của Ấn Độ đạt 148 triệu tấn. Giờ đây, từ một nước phải nhập
khẩu lương thực nhiều nhất thế giới, Ấn độ vươn lên trở thành quốc gia đứng vị trí
thứ hai về xuất khẩu lương thực nhờ cuộc “cách mạng xanh”.
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ tiếp tục tiến hành cuộc “cách mạng
trắng” (chăn nuôi để lấy sữa) cuộc cách mạng này đã đánh dấu một bước ngoặt thay
đổi lớn trong chăn nuôi khi mà lượng sữa cũng như chất đạm cung cấp cho người
dân ngày một tăng trưởng. Với sản lư-ợng sữa tăng 6%/năm, Ấn Độ đã trở thành
một trong những nư-ớc sản xuất và xuất khẩu sữa hàng đầu trên thế giới (từ 17 triệu
tấn năm 1951, lên 81 triệu tấn năm 2000 và 96,1 triệu tấn năm 2005).
Từ năm 1983, Ấn Độ tiếp tục cuộc "cách mạng xanh" thứ hai, với mục tiêu tạo
ra các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, và khả năng chống chịu dịch
bệnh; đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhằm tăng năng suất và
sản lượng lương thực. Tuy nhiên, nhu cầu lương thực của Ấn Độ vẫn cao đến mức
các cách mạng nông nghiệp đã thực hiện không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Đồng thời, thiên tai và thời tiết thất thường càng làm việc cải cách gặp nhiều khó
khăn. Cụ thể hơn, một cuộc cách mạng đơn lẻ không đủ để giải quyết những khó
khăn cơ bản của Ấn Độ.
Đứng trước tình hình không hiệu quả của cuộc cách mạng xanh, Ấn Độ bắt đầu
công cuộc cải cách toàn diện từ năm 1991. Trong đó, lĩnh vực trọng yếu là nông
nghiệp. Ấn Độ nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có cải cách nông nghiệp một cách toàn
diện mới làm cho kinh tế tăng trưởng bền vững thực sự. Với chủ trương này, hàng
loạt những biện pháp đã được Ấn Độ áp dụng trong quá trình cải cách như tăng
cường kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nâng cao vai trò của nông dân, đổi mới cơ chế
quản lý trong nông nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp,...
Sau năm 1999, cải cách kinh tế bước vào giai đoạn II, chính phủ tăng cường
xây dựng hệ thống các kho lạnh và hiện đại hóa các kho lạnh để nâng cao khả năng
bảo quản thêm 80,000 tấn nữa. Từ năm 2000, chính phủ Ấn Độ đã công bố chính
sách nông nghiệp mới, với tiêu chí đặt ra phải tăng trưởng 4%/năm.

35
Tiếp tục tiến trình trong việc cách tân nông nghiệp, tháng 2-2002, Chính phủ
Ấn Độ ban hành “Luật về hàng hóa thiết yếu”, gỡ bỏ những hạn chế về vận chuyển
các mặt hàng nông sản giữa các bang, để nông dân có thể thực hiện hoạt động mua
bán ở mức giá phù hợp nhất, củng cố hợp tác xã ở nông thôn, tăng cường vai trò các
hợp tác xã tín dụng. Với khoản ngân sách 16 tỷ USD/năm để xây dựng các biện
pháp hạn chế những thất thoát sau thu hoạch cũng đã được triển khai. Bên cạnh đó
Ấn Độ cũng đã thành lập Ủy ban quốc gia về chăm sóc gia súc và hệ thống ngân
hàng thương mại nhằm hỗ trợ nông nghiệp ngày càng được cải tiến: Đến cuối năm
2004, Ấn Độ có 67.283 chi nhánh các ngân hàng thư-ơng mại, trong đó 32.178 chi
nhánh ở khu vực nông thôn, chiếm 47,8%. Những yếu tố này góp phần to lớn vào
việc cải cách nông nghiệp của Ấn Độ trong những năm vừa qua.
Nhìn chung, Cải cách nông nghiệp ở Ấn Độ đã đi đúng hướng, cuộc cải cách
này không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến bộ mặt đất nước mà còn trên thế giới. Điều đó
giúp Ấn Độ khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực nông nghiệp với những
thành tựu nhất định: trong những năm 2005-2006 sản lượng lương thực đạt khoảng
210 triệu tấn, diện tích trồng lương thực tăng lên 124,2 triệu ha; là quốc gia sản xuất
mía đường đứng thứ hai thế giới và là nước sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất thế
giới với hơn 28% sản lượng và 13% về buôn bán trên toàn cầu, đứng thứ 6 về sản
xuất cà-phê, đóng góp 4% vào sản lư-ợng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại
cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ 2 về
hoa quả.
2.2.2. Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ
2.2.2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng lạnh Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong những nước sản xuất trái cây và rau quả lớn thứ hai trên
toàn cầu, với sản lượng hàng năm lên tới hơn 46 triệu tấn trái cây và 91 triệu tấn rau
quả, tạo ra giá trị tổng cộng 25 tỷ USD, đóng góp gần 10% và 13% vào sản lượng
trên toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ là một nước có lượng trái cây và rau quả lãng phí
nhiều hơn khi tiêu thụ. Khoảng 30% các loại nông sản được trồng ở Ấn Độ (tương
đương 40 triệu tấn với giá trị khoảng 3 tỷ USD) bị lãng phí mỗi năm. Ấn Độ cũng là
nước sản xuất sữa nhiều nhất thế giới, với số lượng gần 100 triệu tấn, chiếm gần
17% sản lượng sữa toàn cầu. Tuy nhiên, khoảng hơn 10% lượng sữa này bị hư hỏng
do các vấn đề về điều kiện bảo quản và dự trữ. Một sản phẩm nông nghiệp được bán
ra với giá 1 USD khi đến tay người tiêu dùng sẽ trở thành 1,6 USD với sữa, 2,2
USD với cá và 3,5 USD với sản phẩm các loại trái cây và rau quả. Điều này cho
thấy chi phí cho các sản phẩm dễ hỏng này trong quá trình phân phối tiêu thụ là
không nhỏ và thiệt hại từ sản phẩm nông nghiệp trong quá trình này là một vấn đề
nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân tổn thất do xử lý sau thu hoạch 30%, thì 65% là
do khiếm khuyết trong chuỗi lạnh như cơ sở hạ tầng yếu kém, không đủ công suất

36
kho lạnh, không có kho lạnh gần các trang trại, yếu kém về hạ tầng giao thông.
Trong đó, lưu trữ 30%, vận chuyển 30%; Thiếu kiến thức về kỹ thuật bảo quản tốt
hơn 5%. Việc áp dụng vận chuyển các loại trái cây và rau tươi trong container lạnh
và giảm thiểu khoảng cách này trong dây chuyền lạnh có thể làm giảm thiệt hại từ
30-35%, và cứ giảm 1% trong lãng phí trái cây và rau quả sẽ tiết kiệm 0,13 tỷ
USD/năm.
Thị trường chuỗi cung ứng lạnh của Ấn Độ, vào khoảng năm 2024 ước tính đạt
khoảng 10,03 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 13,58 tỷ USD vào năm 2029, tốc độ tăng
trưởng CAGR là 5,67% trong giai đoạn dự báo.

Hình 2.6. Ước tính thị trường chuỗi cung ứng lạnh của Ấn Độ (2024-2029)
Nguồn: Mordor Intelligence

37
Trên thực tế, ngành công nghiệp chuỗi cung ứng lạnh tại Ấn Độ vẫn đang là
một vấn đề hết sức được quan tâm của chính phủ và đang còn là giai đoạn sơ khai,
khiến nó dần trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng trong ngành kho bãi và hậu cần chuỗi
lạnh. Theo thống kê công suất của kho lạnh tại Ấn Độ đạt từ 37-39 triệu tấn năm
2021. Theo thống kê chính thức, có khoảng 7.645 cơ sở kho lạnh trên khắp cả nước,
với sản lượng khoai tây chiếm 68% công suất và kho lạnh đa dạng về loại hàng hóa
chiếm 30%. Theo các chuyên gia, thị trường hàng dễ hư hỏng của Ấn Độ cần 1,5
đến 2 vạn xe tải lạnh để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng dễ hỏng trong nước.

Hình 2.7. Sức chứa của kho lạnh ở Ấn Độ qua các năm
Nguồn: Ministry of Agriculture and Farmers Welfare, Government of India

Rõ ràng chuỗi cung ứng lạnh tại Ấn Độ đang ngày càng có nhu cầu cao. Tuy
nhiên hiện tại, các khâu trong chuỗi cung ứng lạnh vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đối
với khâu vận chuyển lạnh về mặt hàng nông sản, đất nước này chỉ có khoảng 1000
xe tải lạnh, trong khi nếu so sánh thì tại Anh - nơi có nền nhiệt độ thấp hơn rất nhiều
và quy mô thị trường cũng chỉ bằng một nửa - lại có một lượng phương tiện nhiều
gấp đến 10 lần. Quá trình hoạt động vận chuyển nông sản từ khu vực trồng trọt đến
kho bảo quản lạnh trước khi được chế biến, rồi đến các kho lạnh và sau cùng là đưa

38
ra thị trường tiêu thụ rất thiết yếu trong liên kết chuỗi cung ứng lạnh. Tuy nhiên,
theo báo cáo của Liên hiệp các phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI),
quốc gia này vẫn chưa thể xây dựng được một hệ thống chuỗi lạnh với mức hoạt
động hiệu quả: theo ước tính hơn 50% hàng hóa vẫn đang được vận chuyển bằng
các phương tiện thô sơ như xe bò hoặc bằng các loại xe tải nhưng chưa được đóng
gói đúng về mặt tiêu chuẩn.
Hình 4 dưới đây phản ánh sự phân bổ của các kho lạnh cũng việc đủ khả năng
đáp ứng của các kho lạnh ngày nay trong chuỗi cung ứng lạnh. Nhìn vào bảng biểu
đồ phân bổ thì ta thấy được rằng các vùng có ít kho lạnh cần xây dựng thêm đang
chiếm một phần rất lớn: chỉ có một số vùng nhỏ tạm thời có đầy đủ kho lạnh đáp
ứng nhu cầu trong hoạt động chuỗi cung ứng lạnh và ổn định giữ ở mức 20%, các
chuỗi kho lạnh đáp ứng được yêu cầu tập trung chủ yếu ở khu vực quanh đồng bằng
Ấn-Hằng, đây được xem là nơi có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ
tầng cũng như các điều kiện về kinh tế - xã hội, hướng đến sự phát triển bền vững
của chuỗi cung ứng lạnh. Ta thấy phân bố các kho lạnh phục vụ cho chuỗi cung ứng
lạnh ở Ấn Độ đang chênh lệch rất lớn giữa các vùng, điều này làm cho các hoạt
động diễn ra một cách khó khăn hơn.

39
Hình 2.8. Phân bố hệ thống kho lạnh ở Ấn Độ
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ (2014)

2.2.2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng lạnh của Ấn Độ


Để giảm bớt việc thất thoát trong nông sản, Ấn Độ đang từng bước xây dựng và
cải tiến chuỗi cung ứng lạnh phù hợp với các chiến lược phát triển nông nghiệp, đây
mà là một trong những chiến lược tiềm năng, là đòn bẩy giúp ấn độ có thể giải
quyết được nhiều vấn đề liên quan đến quá trình vận chuyển và bảo quản. Việc triển
khai chuỗi cung ứng lạnh dù còn nhiều cản trở do một số điều kiện không cho phép
nhưng đây vẫn là một bước tiến phát triển đáng kể trong những năm quay trở lại
đây của Ấn Độ đối với lĩnh vực Ấn Độ. Hoạt động logistics của quốc gia này đang

40
đi theo một quy trình khá trơn tru với những công đoạn và những vai trò khác nhau
trong việc cải thiện chất lượng của mặt hàng nông sản và tránh được những rủi ro
gây thiệt hại đến giá trị của các mặt hàng đó.

Hình 2.9. Mô phỏng chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm rau quả của Ấn Độ
Nguồn: Tác giả mô phỏng dựa trên Negi & Anand (2015).
Chủ thể tham gia chuỗi cung ứng:
- Người nông dân/nhóm người nông dân: Những người nông dân tại Ấn Độ là
những chủ sở hữu ruộng đất hay thuê đất để sản xuất các mặt hàng nông sản. Những
người nông dân thường tập hợp để làm làm việc cùng nhau hướng đến lợi ích tập
thể. Vì thế các hiệp hội, liên hiệp hợp hợp tác xã ở Ấn Độ rất được quan tâm. Họ
thường là hội những người ở trong một vùng nông nông nghiệp hay sản xuất cùng
một loại mặt hàng nông sản. Trên thực tiễn, tại Ấn Độ, các hợp tác xã được hình
thành từ rất lâu và người nông dân xem hợp tác tác tác xã là phương tiện tiếp nhận
tín dụng, các yếu tố và các dịch vụ đảm bảo hỗ trợ trợ cho nông nghiệp. Liên minh
hợp tác xã quốc gia Ấn Độ (NCUI) được coi là một tổ chức chức cao nhất, mang
tính đại diện cho bộ mặt của nông dân, với mục tiêu của tổ chức này là nhằm hỗ trợ

41
và phát triển hình thức hợp tác xã ở Ấn Độ hướng đến tính giáo dục và hướng dẫn
người dân xây dựng và phát triển. Chính phủ Ấn Độ đã và đang nhận thức rõ được
tầm quan trọng của hợp tác xã trong nền kinh tế của đất nước, đã thành lập lên các
công ty quốc gia phát triển hợp tác xã, với mục đích hướng đến thực hiện nhiều dự
án khác nhau trong lĩnh vực về chế biến, bảo quản, xuất khẩu và chuỗi chuỗi cung
ứng lạnh. Vai trò của hình thức này mang lại khá lớn những lợi ích đối với nông dân,
giúp họ có thể giảm được tối thiểu cung ứng nông sản, tăng năng lực đàm phán và
củng cố khả năng tiếp cận khoa học công nghệ một cách hiệu quả nhất.
- Thương lái/nhà đóng gói: Nông sản sau khi được thu hoạch bởi nhóm người
nông dân thì sẽ được vận chuyển đến các thành phần tiếp theo trong chuỗi cung ứng
lạnh. Vì thế vai trò của chủ thể này này là thu gom nông sản của người nông dân để
phân phối phối đến các công đoạn tiếp theo. Ngoài việc gom và vận chuyển hàng
hóa, những người gom hàng có cũng có thể đảm nhận các chức năng riêng biệt như
dự trữ hàng, làm sạch, đóng gói, phân phối, bán.
- Nhà máy chế biến: Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ có vai trò thu gom các
mặt hàng nông sản từ những thương lái để thực hiện các khâu chế biến. Ở giai đoạn
của khâu chế biến này, sản phẩm được tăng thêm một lượng giá trị gia tăng.
- Công ty lương thực/xuất khẩu
- Đại lý bán buôn/bán lẻ: Các mặt hàng nông sản đã được qua chế biến và được
bán thông qua các đại lý bán buôn hay bán lẻ cho người tiêu thụ cuối cùng - là
người tiêu dùng ở nhiều nơi khác nhau, các vị trí này có thể thay đổi tùy theo nhu
cầu của người tiêu dùng. Có nhiều loại hình bán buôn/bán lẻ khác với cơ cấu và quy
mô khác nhau như:
+ Cửa hàng lớn, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, đại siêu thị: Chuỗi cửa
hàng này cung cấp đa dạng về các mặt hàng nông sản. Nông sản tươi được bảo
quản và làm mát ở nhiệt độ thích hợp trong các tủ lạnh, tủ trưng bày lạnh hoặc
phòng lạnh tùy vào khả năng tài chính của cửa hàng. Một số siêu thị lớn có thể kể
đến như Food Bazaar (chuỗi 24 đại siêu thị), Food World (chuỗi 94 siêu thị),..
+ Quầy hàng chợ: Một bộ phần người dân Ấn lại ưa chuộng hình thức chợ
nông sản dù các siêu thị lớn cung cấp đầy đủ và đa dạng về mặt sản phẩm tuy
nhiên giá thành khá là cao so với mức chi tiêu của người dân Ấn Độ. Mặc dù
được bán với mức giá khá rẻ nhưng vẫn tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại đặc
biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh, bởi trên thực tế việc
tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật ở đây được chặt chẽ.

2.2.2.3. Các hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng lạnh.
Có thể thấy rằng, có rất nhiều yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động của
chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm nông sản đặc biệt là sản phẩm rau quả của Ấn Độ

42
đồng thời các hoạt động liên kết với nhau bằng một chuỗi giai đoạn xuyên suốt như
làm lạnh sơ bộ, kho lạnh, vận tải và phân phối lạnh. Sau đây là phân tích đi sâu vào
các quy trình có trong một chuỗi cung ứng lạnh:
- Nhà đóng gói, làm lạnh sơ bộ
Tại Ấn Độ, sau khi trồng trọt và thu hoạch, các sản phẩm nông sản đặc biệt là
rau quả sẽ được nông dân thực hiện quy trình làm lạnh sơ bộ tại các nhà kho hay
nhà đóng gói. Đây được xem như là khâu đầu tiên trong hoạt động chuỗi cung ứng
lạnh. Cách thức hoạt động của giai đoạn này được mô tả như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá về mức độ hiệu quả của hoạt động làm lạnh sơ bộ trong chuỗi
cung ứng lạnh mặt hàng nông sản đặc biệt là rau quả tại Ấn Độ.
Nội dung khai triển Thành Công Hạn Chế

- Nhà đóng gói đã trang bị - Khi trang bị được các bộ - Chỉ phục vụ được cho
được hệ thống với mục phận hiện đại, giúp xử lý mặt hàng trái cây. Nhưng
đích phân loại, vệ sinh, được đáng kể lượng lại bị hạn chế về mặt số
sấy, cân, đóng gói và cuối nguyên liệu nông sản đặc lượng của các loại rau củ
cùng làm lạnh sơ bộ các biệt là rau quả thô sau khi quả phục vụ trong các nhà
sản phẩm sau khi đã được được thu hoạch và đóng đóng gói.
thu hoạch. thành những kiện hàng, - Giải đoạn này thô sơ chỉ
- Mỗi nhà đóng gói sẽ tiếp theo đó bảo quản lạnh cung ứng những dịch vụ
được trang bị những sẽ sẵn sàng chuyển đến về mặt cơ bản liên quan
phương tại vận chuyển các mắt xích tiếp theo đến phân loại, bao gói.
lạnh để có thể vận chuyển trong một chuỗi cung ứng. Tuy vậy, các hoạt động
mặt hàng nông sản mà với mục tiêu nhằm gia
chúng đã qua xử lý trong tăng giá trị của sản phẩm
ngày. còn bị hạn chế.
Nguồn: Tổng hợp từ Gondalia & cs. (2017); Maheshwar & Chanakwa (2006)

- Lưu kho lạnh


Ngay từ thời gian đầu, chuỗi cung ứng lạnh phổ biến ở Ấn Độ và được lên kế
hoạch phát triển nhìn chung được hiểu đơn giản đó chính là việc xây dựng lên các
kho lạnh nhằm bảo quản các loại sản phẩm nông sản trước khi chúng được người
bán phân phối ra thị trường để tiêu thụ. Vì vậy, Ấn Độ rất quan tâm để phát triển hệ
thống các kho lạnh.

43
Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của kho lạnh trong chuỗi cung ứng lạnh
mặt hàng nông sản đặc biệt là sản phẩm rau quả ở Ấn Độ.
Nội dung triển khai Thành công Hạn chế

- Ấn Độ đã triển khai mô - Trong giai đoạn từ năm - Dù đã tăng trưởng về


hình kho lạnh bao gồm: 2015-2021, số lượng kho mặt số lượng của các kho
+ Thứ nhất, kho lạnh chứa lạnh ở Ấn Độ tăng một lạnh những hiệu quả sử
hàng rời lưu trữ với số cách đáng kể (theo GCCA, dụng của chúng còn chưa
lượng lớn được lưu trữ 2020) cao. Hơn nữa, chi phí về
trong thời gian lâu dài. - Xây dựng mạng lưới kho việc bảo quản của Ấn Độ
+ Thứ hai, Kho lạnh chứa lạnh giúp Ấn Độ trở tương đối cao so với các
các sản phẩm tạm thời, thành quốc gia có công nước phương Tây với hơn
làm lạnh sơ bộ cho sản suất lớn nhất thế giới, lớn 60$/m3.
phẩm. hơn so với Mỹ và Trung
+ Thứ ba, Kho lạnh trung Quốc.
tâm phân phối với mục
đích lưu trữ lượng hàng
hóa có thời gian ngắn
hạnh trước khi được vận
chuyển đến các địa điểm
tiêu thụ.
- Phần lớn các kho lạnh
này đều thuộc quyền sở
hữu của các tư nhân.
- Phần lớn kho lạnh là kho
chuyên dụng lưu trữ một
hay một số mặt hàng mang
tính chất đơn lẻ như
khoảng 75% kho lạnh lưu
trữ khoai tây hay ớt, 25%
còn lại là đa dụng.

Nguyên nhân dẫn đến mặt hạn chế: Ấn Độ xây dựng các kho lạnh với mục tiêu ban
đầu chỉ là để lưu trữ các mặt hàng đã qua mùa vụ, lưu trữ sản phẩm cụ thể và
chuyên dùng. Chính vì thế các kho lạnh này chưa thực sự tích hợp với các chuỗi
cung ứng sản phẩm rau quả.

Nguồn: Tổng hợp từ Chakraborty (2020); Gondalia & cs. (2017); Negi & Anand
(2015); Joshi & cs. (2010); Kalidas & cs. (2014).
- Vận tải lạnh
Đây là một trong những khâu quan trọng bậc nhất trong chuỗi cung ứng lạnh,
bở đây là khâu liên kết giữa các dòng chảy xuyên suốt trong chuỗi cung ứng lạnh.

44
Dù đây được coi là xương sống của hệ thống chuỗi cung ứng lạnh ở Ấn Độ cũng
như các nước trên thế giới, tuy nhiên quốc gia này đang phải đối mặt với sự thiếu
hụt trầm trọng về các phương tiện vận tải lạnh. Cụ thể cho thấy theo thống kê về
nhu cầu về phương tiện vận tải lạnh và số lượng xe thực tế ở Ấn độ trong năm 2015
và 2020 được mô tả như sau:

Bảng 2.3. Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu vận tải lạnh ở Ấn Độ trong giai
đoạn 2015-2020.
Năm Nhu cầu về số lượng Số lượng phương tiện Mức độ đáp
phương tiện vận tải lạnh vận tải lạnh thực tế ứng nhu cầu

2015 61.826 9.000 15%

2020 72.670 12.700 17,5%


Nguồn: GCCA (2020)

Đây là một vấn đề đáng báo động đối tình hình phát triển chuỗi lạnh tại Ấn Độ
khi mà mức độ đáp ứng nhu cầu chiếm một tỷ trong nhỏ, bên cạnh đó việc vận tải
lạnh là một khâu quan trọng bậc nhất quyết định chất lượng của mặt hàng nông sản
ở quốc gia này.
Việc triển khai hoạt động vận tải lạnh trong chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm rau
quả của Ấn Độ được tổng hợp dưới đây.

Bảng 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động vận tải lạnh trong chuỗi cung ứng lạnh
mặt hàng nông sản đặc biệt là sản phẩm rau quả của Ấn Độ.

45
Nội dung triển khai Thành công Hạn chế

- Vận tải lạnh bằng đường - Cho đến hiện tại, Ấn Độ - Số lượng phương tiện
bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất đã dần khắc phục được vận tải lạnh đang bị thiếu
của hệ thống vận tải ở Ấn tình trạng khan hiếm hệ nghiêm trọng so với nhu
Độ với 97%, và còn lại thống vận tải lạnh khi mà cầu thực tế đã được phân
3% là vận chuyển lạnh số lượng của chúng có tốc tích ở bảng 3. Bên cạnh đó
bằng đường sắt. độ tăng trưởng khá ổn còn phát triển manh mún,
- Hầu hết các phương tiện định. phân bố của các phương
vận tải lạnh, thì các sản - Hầu hết cả phương tiện tiện vận tải lạnh không
phẩm sửa và làm từ sữa, lạnh được trang bị các đồng đều giữa các bang.
dược phẩm, thực phẩm thiết bị chuyên dụng phù - Sự liên kết hệ thống vận
đông lạnh chiếm tỷ trọng hợp với mặt hàng nông tải lạnh với các nhà kho
cao. sản đặc biệt là các sản với nhiệm vụ đóng gói và
- Phần lớn các phương phẩm rau quả. hệ thống các kho lạnh còn
tiện vận tải chuyên dụng nhiều hạn chế.
tập trung chủ yếu ở các - Một số các phương tiện
khu vực như Gujarat với vận tải lạnh chuyên chở
52%, Maharashtra với các mặt hàng nông sản
16%. Hầu hết các bang ở đều chạy bằng động cơ
Ấn Độ có hệ thống kho dầu diesel nên nó rất ảnh
lạnh khá nhiều nhưng còn hưởng tiêu cực đến môi
hạn chế về số lượng trường. Đây là một vấn đề
phương tiện vận tải lạnh. chính phủ nên quan tâm
- Lĩnh vực vận tải chủ yếu tuyệt đối khi môi trường
được vận hành bởi các dần trở lên ô nhiễm
công ty Logistics bên thứ - Chi phí vận tải lạnh khá
3 (3PL). cao.

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế: Cũng giống như giai đoạn đóng gói làm lạnh,
trong khoảng thời gian dài, chính phủ Ấn Độ chưa thực sự quan tâm và mong muốn
đẩy mạnh xây dựng các hệ thống chuỗi cung ứng lạnh. Lĩnh vực này chủ yếu được
điều hành bởi một số công ty chuyên về Logistics với quy mô địa phương. Chính vì
thế, vận tải lạnh chưa có sự kết nối với các khâu trong chuỗi cung ứng lạnh (như
container lạnh, bộ phận làm lạnh, bộ ghi nhiệt độ, thân buồng cách nhiệt,...) tại chỗ
và tự lắp ráp. Chính những điều như thế đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng
của hệ thống vận tải lạnh cũng như giá trị của sản phẩm nông sản, bên cạnh đó là
hiệu quả vận hành trong chuỗi.

Nguồn: Tổng hợp từ Gondalia & cs. (2017); Maheshwar & Chanakwa (2006)

46
- Phân phối lạnh
Trong chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm rau quả ở Ấn Độ, khâu phân phối lạnh
được đánh giá là một trong những mắt xích tương đối đặc biệt và khác xa so với
chuỗi cung ứng lạnh của nhiều quốc gia trên toàn cầu (Negi, 2014). Cụ thể, các loại
sản phẩm tươi như trái cây tươi, rau quả tươi trước khi được vận chuyển đến các địa
điểm bán lẻ, sản phẩm này sẽ được chuyển buồng ủ chín. Buồng ủ chín được xem
nhưng một trong những khâu trong về giao hàng chặng cuối trong chuỗi cung ứng
lạnh của sản phẩm nông sản. Được thiết kế với môi trường bên trong được kiểm
soát và vệ sinh để ủ chín nhiều loại sản phẩm như trái cây (chuối, xoài, bơ, cà
chua,...). Buồng chín cũng được thiết kế với nhiều tầng nhằm duy trì mức nhiệt độ
vừa mát và cung cấp khí ethylene để trái cây có thể chín tự nhiên.

2.2.3. Đánh giá chuỗi cung ứng lạnh của Ấn Độ: Ưu điểm và nhược điểm
2.2.3.1. Ưu điểm
- Về điều kiện tự nhiên: Ấn Độ được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nông
nghiệp trù phú với nền văn minh nông nghiệp phát triển từ lâu đời với khoảng
141,23 triệu ha. Chính vì thế việc phát triển một chuỗi cung ứng lạnh là rất đặc biệt
quan tâm bởi quốc gia này, cùng với nhu cầu cao về lương thực ở Ấn Độ nên việc
phát triển các kho lạnh là một lợi thế giúp đảm bảo về an ninh lương thực. Việc áp
dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản thật sự đã mang lại những cải thiện, tích cực tác
động đến toàn bộ hoạt động cung ứng nông sản.
- Về cơ sở hạ tầng: Một điểm nổi bật của Ấn Độ là đã quan tâm đến phát triển
một hệ thống các kho lạnh trên khắp cả nước. Theo báo cáo mới đây của Liên minh
Chuỗi lạnh Toàn cầu (GCCA), quốc gia này là thị trường kho lạnh lớn nhất toàn cầu
tính trên tổng dung tích lên đến 150 triệu m3, với sự vận hành của các kho làm lạnh
lớn giúp Ấn Độ giảm được sự thất thoát trong sản lượng nông nghiệp mà trước kia
họ đã thất thoát khoảng 30% sản lượng nông sản.
- Các nhà máy xử lý đóng gói, làm lạnh sơ bộ đã được trang bị các bộ phận
hiện đại, giúp xử lý được đáng kể lượng nguyên liệu nông sản, đây là hoạt động
diễn ra một cách xuyên suốt trong quá trình làm lạnh sơ bộ tại Ấn Độ. Hơn nữa,
việc triển khai mô hình kho lạnh với ba hình thức: kho lạnh chứa hàng rời, kho lạnh
chứa các sản phẩm tạm thời, kho lạnh trung tâm phân phối giúp cho Ấn Độ sở hữu
khối lượng kho lạnh lớn và tăng nhanh một cách đáng kể, xây dựng mạng lưới kho
lạnh giúp Ấn Độ trở thành quốc gia có công suất lớn nhất thế giới, lớn hơn so với
Mỹ và Trung Quốc
- Bên cạnh đó, họ còn xây dựng một liên minh về lĩnh vực nông nghiệp đó là
hợp tác xã giúp người nông dân dễ dàng tiếp cận được với những thông tin, kiến
thức về biến đổi khí hậu, môi trường, kiến thức, giống mới,... đây là một ưu điểm

47
lớn đối với việc trau dồi những kiến thức mới cho người nông dân để có thể tiếp tục
tiến hành phát triển lĩnh vực nông nghiệp sao cho có thể tối thiểu hóa chi phí mất
mát không đáng có.

2.2.3.2. Nhược điểm


- Dù Ấn Độ đang khá phát triển về hệ thống kho lạnh nhưng còn điểm hạn chế
về hệ thống vận tải, khi mà số lượng phương tiện vận tải của quốc gia này đang bị
thiếu trầm trọng so với nhu cầu thực tế chỉ có 12.700 số lượng phương tiện vận tải
thực tế trong khi đó nhu cầu cho vận tải lạnh với một con số rất lớn với 72.670
chiếc. Ta có thể thấy rõ rằng nhu cầu phương tiện vận tải càng ngày tăng cao và
quốc gia này không thể đáp ứng được hết tất cả yêu cầu đó khiến cho quá trình hoạt
động của chuỗi cung ứng lạnh có nguy cơ bị gián đoán và làm ảnh hưởng tới các
sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là các loại rau quả tươi. Đây cũng chính là nhược
điểm lớn nhất của quốc gia này trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng toàn quốc
gia. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa hệ thống vận tải lạnh với các nhà kho với nhiệm
vụ đóng gói và hệ thống các kho lạnh còn nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động,
nó diễn ra một cách không trơn tru đó sẽ là nhược điểm nhằm kìm hãm sự cung ứng
liền mạch của các sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của quốc gia.
- Một số các phương tiện vận tải lạnh chuyên chở các mặt hàng nông sản đều
chạy bằng động cơ dầu diesel nên rât ảnh hưởng một cách tiêu cực đến các vấn đề
bảo vệ môi trường, khi mà Ấn Độ đang nằm trong những quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm
cao nhất thế giới. Hơn nữa việc sử dụng phương tiện vận tải này sẽ gây ra ô nhiễm
môi trường càng làm trầm trọng hơn cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây
- Dù đất nước này quan tâm đến các kho lạnh, tăng cường xây dựng nhiều kho
lạnh lớn những chi phí cho việc bảo quản tương đối cao so với các nước phương
Tây với hơn 60$/m3, với chi phí như vậy thì các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ không có
khả năng tài chính để chi trả cho việc vận hành một chuỗi cung ứng lạnh một cách
trơn tru. Ngoài ra chi phí vận tải của quốc gia này cũng cao dẫn tới việc thiếu hụt
trong các phương tiện vận tải đã được chứng minh ở Bảng 3. là điều đáng báo động
cho lĩnh vực nông sản đặc biệt là các sản phẩm có tuổi thọ ngắn hạn và dễ dàng bị
hư hỏng
- Phân bố kho lạnh và phương tiện vận tải không đồng đều: Các khu vực nông
nghiệp của Ấn Độ trải dài khắp cả nước với mức thu hoạch sản lượng lớn tuy nhiên
các kho lạnh ở Ấn Độ lại phân bố không đồng đều, chỉ tập chung chủ yếu ở các khu
vực trọng điểm như quanh khu vực đồng bằng Ấn- Hằng và một số vùng có điều
kiện thuận lợi về tự nhiên, cơ sở hạ tầng tốt. Điều này ta thấy rõ sự phân bố các kho
lạnh phục vụ cho chuỗi cung ứng lánh ở Ấn Độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng,
điều này làm cho hoạt động cung ứng diễn ra một cách khó khăn đối với các vùng

48
nông sản còn thiếu thốn về kho lạnh và gây ra sụt giảm về giá trị và chất lượng của
mặt hàng nông sản của khu vực đó. Bên cạnh đó, phần lớn các phương tiện vận tải
lạnh chỉ tập chung chủ yếu ở các khu vực như Gujarat với 52%, Maharashtra với
16% nên cũng rất khó khăn cho các khu vực sản xuất nông nghiệp muốn di chuyển
các mặt hàng nông nghiệp đến cơ sở sản xuất một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế
hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh ở Ấn Độ còn rất nhiều hạn chế bởi cơ sở hạ
tầng giao thông của quốc gia này.

49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH
NÔNG SẢN VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA ẤN ĐỘ VÀ NHẬT BẢN
3.1. Thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam
3.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã tham gia tích cực vào
các tổ chức khu vực và tận dụng triệt để các hiệp định khu vực và thế giới. Do đó
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp cải thiện và chuyển dịch theo hướng
tích cực. Trong năm qua mặc dù bối cảnh kinh tế suy thoái khó khăn chung nhưng
ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, góp
phần kìm chế lạm phát, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong bối cảnh
khó khăn. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp duy trì mức cao, trên 53 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng của ngành 3.83%, cao nhất trong thời gian qua.
Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy tính đến
tháng 8 năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 59,69% tỷ USD trong đó
xuất siêu đạt 6.73 tỷ USD tăng 6.4%.
Trong đó, có 3 mặt hàng nông sản đạt trị giá xuất khẩu cao nhất trong 10 năm,
bao gồm rau quả, cà phê và gạo. Cụ thể, mặt hàng rau quả đạt 3,49 tỷ USD, tăng
59,3% so với cùng kỳ năm trước và cao gấp 4,99 lần so với năm 2013 (đạt 0,7 tỷ
USD).

50
Hình 3.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam qua các năm
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giai đoạn dịch bệnh các ngành bị chững lại khi hoạt động xuất nhập khẩu bị tắc
nghẽn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tăng trưởng khá ấn tượng với
kim ngạch xuất khẩu năm 2022 là 53.2% tăng khoảng 4.6% so với năm 2021 và
12% so với năm 2020- thời điểm dịch bệnh bắt đầu xuất hiện.
Mặc dù hiện nay nước ta đang phát triển theo hướng đẩy mạnh công nghiệp và
dịch vụ, tuy nhiên cơ cấu nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng “trụ đỡ” của nền
kinh tế với mức đóng góp cao, giải quyết lạm phát, và vấn đề việc làm ở nông thôn.
Do vậy việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng không thể coi
nhẹ.

51
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành năm 2023
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận
Bên cạnh những thành tựu mà nền nông nghiệp nước ta đạt được trong thời gian
vừa qua, ta cũng cần nhìn nhận vào thực tế ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn
tồn tại những thách thức cần được giải quyết một cách tích cực để phát huy hơn nữa
trụ đỡ kinh tế của nước nhà:
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu nên việc biến đổi
khí hậu tác động trực tiếp và lâu dài đến sản xuất nông nghiệp. Việt Nam không có
biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu
Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích các tỉnh thuộc vùng ven
biển bị ngập, không còn khả năng canh tác. Biến động thời tiết ngày càng cực đoan,
bất thường, khó kiểm soát.
Quá trình toàn cầu hóa, đa phương hóa tạo ra thách thức lớn khi gắn với chủ
nghĩa bảo hộ kèm theo các xung đột thương mại, bất ổn chính trị và dịch bệnh khiến
các xu hướng thương mại nông sản quốc tế, tiêu chuẩn thị trường luôn thay đổi.
Đồng thời các yêu cầu mới về môi trường và lao động luôn thay đổi. Tất cả những
yếu tố này dẫn đến cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn chưa khắc phục được những yếu kém
nội tại, kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều thiếu ổn định. Số lượng
doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hội nhập cho ngành còn ít.
Khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông nghiệp vẫn còn kém chủng loại chưa
đa dạng, chất lượng các sản phẩm vẫn chưa cao, kích cỡ chưa đồng đều, chưa có

52
truy xuất nguồn gốc và thương hiệu trên thị trường. Theo tổng cục hải quan (2020)
thị trường xuất khẩu lệ thuộc lớn vào Trung Quốc nhưng chủ yếu qua đường tiểu
ngạch nên giá trị còn thấp.
Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa hiệu quả cùng với tình
trạng đất đai manh mún nên vẫn chưa nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông lâm, thủy sản mới chiếm khoảng 1%.
Nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn phục vụ nông nghiệp như
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế
biến và chế biến sâu, và các lĩnh vực khoa học của kỷ nguyên số như IoT, Bigdata,
AI, Blockchain, Robotics ứng dụng vào nông nghiệp còn thiếu nhân lực trình độ cao
nên chậm được triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào
tạo còn bị tụt hậu, không đồng bộ so với nhu cầu, nhiệm vụ và so với mặt bằng
chung của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về nông nghiệp của các nước có nền
nông nghiệp tiên tiến trên thế giới mà chúng ta đang hướng tới, dẫn đến tình trạng
đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa
gắn lý thuyết với thực hành.
Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam thì năm 2022, tỷ lệ tổn thất sau
thu hoạch nông sản ở nước ta hiện rất cao. Đối với rau củ quả thì tỷ lệ thất thoát sau
thu hoạch từ 25 - 30%, lúa gạo xấp xỉ 14%, các sản phẩm thủy hải sản là 35%. Tình
trạng này là do nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân chưa quan tâm đến việc ứng
dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, thiếu hệ thống bảo quản chế biến sau thu hoạch
hợp lý cũng như năng lực vận chuyển và vận hành chuỗi cung ứng lạnh. Mà theo
một số chuyên gia ngành cung ứng lạnh, rào cản của sự phát triển ngành cung ứng
lạnh đó là việc kiểm soát các hóa chất đang được sử dụng một cách khó kiểm soát
trong chuỗi nông sản hiện tại; các hóa chất này giúp nông sản giữ được vẻ tươi mới
trong thời gian khá dài mà không cần giữ lạnh hay làm mát mà hiện chưa thể đo
lường được tác hại với sức khỏe và môi trường của những hóa chất giá rẻ này.

3.1.2. Thực trạng chuỗi cung ứng lạnh của Việt Nam
Việt Nam đang chuyển hướng phát triển theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành trụ đỡ của nền kinh tế. Các sản phẩm của
ngành không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn định hướng xuất khẩu
ra nhiều nước trên thế giới. Do đó, chất lượng của các mặt hàng nông sản luôn là
vấn đề quan tâm của các nhà sản xuất trong việc đáp ứng các nhu cầu gắt gao và rào
cản kỹ thuật của nhiều quốc gia.

53
Để có thể đáp ứng được các nhu cầu gắt gao và các hàng rào kỹ thuật một số
các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu nhiều áp lực trong
việc đảm bảo và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nông sản bằng cách bảo quản
lạnh trong khâu lưu trữ và vận chuyển. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập
WTO, các rào cản về thuế quan được dỡ bỏ và hạn chế. Do đó, nhu cầu về lưu trữ
và bảo quản mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng gia tăng và đòi hỏi chất lượng
ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, việc phát triển chuỗi cung ứng đáp ứng cho đặc tính
của các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Ngay từ ngành logistics và chuỗi cung ứng Việt Nam nói chung đã gặp khó
khăn; do đó bất cập trong chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản cũng không ngoại lệ
đó.

Hình 3.3: Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của một số nước
Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, Phạm Mỹ lệ; Phát triển logistics những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Tạp chí Phát triển & Hội nhập; số 8/2013.
Từ biểu đồ trên có thể thấy chi phí logistics Việt Nam là rất cao, chiếm 25%
GDP của Việt Nam so với mức trung bình của thế giới là 15% GDP. So với một số
quốc gia như Mỹ, Singapore, Nhật Bản… thì khoảng cách của họ với chúng ta còn

54
rất lớn, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh các sản phẩm nói chung và sản phẩm nông
sản nói riêng của Việt Nam.
Khó khăn đến từ khía cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hiện đại hiệu quả.
Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Hệ thống hiện đại phục
vụ cho việc vận chuyển đưa nông sản từ trang tại về khu chế biến và đưa đi xử lý
bảo quản chưa được đảm bảo chặt chẽ.
Các xu hướng tiêu dùng mới như sử dụng thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm hữu
cơ và việc gia tăng xuất khẩu nông sản tạo ra nhu cầu lớn cho các nhà cung cấp dịch
vụ chuỗi cung ứng lạnh. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh trong
ngành còn khá ít và gặp nhiều khó khăn.

3.1.2.1. Kho lạnh


Tần suất kho bảo quản lạnh chưa đủ đáp ứng nhu cầu: Theo thống kê, tổng công
suất hệ thống kho lạnh toàn quốc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng.
Theo số liệu công bố tại báo cáo Bất động sản kho lạnh Châu Á - Thái Bình Dương,
đa số nguồn cung kho lạnh tại Việt Nam hiện tương đối nhỏ và tập trung ở một số
thành phố lớn; đa số nguồn cung kho lạnh tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An với tổng diện tích chiếm tới 87% tổng
nguồn cung của cả nước.

Hình 3.4. Thị trường nguồn cung kho lạnh tại Việt Nam
Nguồn: Savills Việt Nam

55
Hệ thống vận hành của kho lạnh yêu cầu vốn đầu tư và chi phí vận hành cao
hơn thông thường, dẫn đến việc cần nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn. Hơn nữa
đặc thù các sản phẩm cần bảo quản lạnh phải đáp ứng các quy định chặt chẽ về an
toàn và sức khỏe. Do đó, các nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này sẽ đối mặt
với khó khăn trong hệ thống quy định và quy trình xin giấy phép đối với loại hình
kho lạnh.
Bên cạnh vấn đề thiếu kho lạnh thì thị trường kho lạnh nội bộ tương đối phân
tán, chủ yếu là của các doanh nghiệp nông, thủy, hải sản quy mô nhỏ với mức độ
ứng dụng công nghệ thấp. Việt Nam hiện nay chú trọng khâu bảo quản lạnh mặt
hàng thủy hải sản do đó là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng nông sản khác
ở mức độ ứng dụng thấp. Kho lạnh có vai trò quan trọng để liên kết các bộ phận, nó
đảm bảo việc bảo quản nông sản từ khâu thu hoạch tại ruộng cho đến kho khu chế
biến, đến kho và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
83% sản phẩm sau khi thu hoạch không được bảo quản lạnh mà giao luôn cho
thương lái, 11% chỉ được bảo quản ở nhiệt độ bình thường và chỉ 6% được lưu trữ
lạnh (Nghiên cứu Khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông
sản tại thành phố Cần Thơ) . Điều này dẫn đến sự hao hụt về số lượng và giá trị
hàng hóa, gây ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu cho những sản phẩm sau này.
Thêm vào đó, số lượng phương tiện vận tải lạnh như xe tải lạnh, xe chở
container lạnh, tàu chở hàng có khoang lạnh hay vận chuyển lạnh hàng không còn ít,
thời gian kiểm tra chuyên ngành mất từ 1 - 2 ngày. Điều này làm phát sinh chi phí
giám sát, lưu container, lưu bãi và từ đó tăng chi phí logistics.
Ngoài ra, quy trình thực hiện chuỗi không đồng nhất dẫn đến việc thay đổi nhiệt
độ của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho cũng sẽ làm giảm chất
lượng sản phẩm cũng như giảm thời gian bảo quản. Nguyên nhân chính của vấn đề
này chính là sự thiếu liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng lạnh, đặc
biệt là hai quy trình vận tải lạnh và kho lạnh.
Báo cáo của Emergent Cold (2019) cho biết năng lực cung cấp dịch vụ kho lạnh
tại Việt Nam: hơn 50% doanh nghiệp có thể cung cấp 6-7 dịch vụ kho lạnh. Hơn
20% doanh nghiệp cung cấp được từ 9-11 dịch vụ và 20% cung cấp ít hơn 5 dịch vụ.
Chỉ một phần nhỏ doanh nghiệp cung cấp được đến 16 dịch vụ trong kho lạnh. Các
dịch vụ được cung cấp như: dịch vụ vận tải và phân phối, dịch vụ cross-docking,
dịch vụ giá trị gia tăng như bốc xếp, bao bì, in tem, …

56
Hình 3.5: Công suất thiết kế ngành kho lạnh thương mại Việt Nam theo nhóm nhà
cung cấp.
Có thể thấy rằng dù các nhà cung cấp nội địa có công suất thiết kế và lắp đặt
kho lạnh nhưng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho lạnh nội địa hầu hết có thiết
kế đơn giản, lắp đặt các trang thiết bị cơ bản, thậm chí một số kho lạnh không được
lắp kệ để sản phẩm. Trong khi đó các công ty cung ứng kho lạnh nước ngoài thị
phần tuy không nhiều nhưng họ sở hữu chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại,
chất lượng đạt tiêu chuẩn.
Bảng dưới đây cung cấp cái nhìn về sự khác biệt giữa khả năng cung cấp kho
lạnh của các nhóm cung tại Việt Nam:
Bảng 3.1. Đánh giá khả năng cung cấp kho lạnh của các nhóm nhà cung cấp Việt Nam.
Nhóm nhà cung Sức chứa kho Cơ sở vật chất và quản lý Hiệu suất
cấp

Nhà cung cấp 48% - Cơ sở vật chất đạt chuẩn Tỷ lệ lấp đầy
nước ngoài chất lượng cao và đội ngũ cao
quản lý chuyên nghiệp Giá cao
- Hệ thống IT và hệ thống mã
vạch để quản lý hàng tồn kho

Nhà cung cấp 24% - Cơ sở vật chất thiết kế đơn Tỷ lệ lấp đầy
nội địa giản thấp
- Không có sự quản lý Giá rẻ
chuyên nghiệp

Các công ty kho 14% Cố gắng hoàn thiện dịch vụ


vận cho khách hàng hiện tại

Khác 14% Các kho lạnh nhỏ, độc lập

Nguồn: StoxPlus

57
Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Công nghiệp logistics kiểm soát nhiệt độ chưa
nhận được sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp Việt Nam
chưa có khả năng và trình độ để cung ứng các giải pháp về logistics lạnh. Các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ logistics lạnh quốc tế lại tập trung vào vận tải và kho vận
quốc tế. Sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics chuỗi lạnh
còn khá thưa thớt. Một số doanh nghiệp quốc tế có thể kể đến như Swire Cold, APL,
K-line, panalpina và một số doanh nghiệp nội địa như Hoàng Hà, Minh Phương,
Vinafco.

3.1.2.2. Vận tải lạnh:


Container lạnh đã được áp dụng công nghệ mới, nó có thể tự phát điện bằng
dầu diesel do đó không phải phụ thuộc vào điện so với container lạnh chạy bằng
điện thông thường. Đường hàng không cũng đã có khoang lạnh cho hàng hóa. Tuy
nhiên, chi phí rất cao và đặc điểm ít vận chuyển hàng hóa. Vì thế nông sản xuất
khẩu chủ yếu bằng đường bộ, đường biển. Thời gian vận chuyển có thể lớn nên
nông sản tốt hơn cần được bảo quản trong container lạnh đảm bảo chất lượng. Hệ
thống xe tải lạnh cũng còn hạn chế. Vận tải bằng container lạnh chi phí và quy định
cũng sẽ rất nghiêm ngặt gây tâm lý ngại đầu tư, chỉ một số doanh nghiệp hoặc siêu
thị lớn mới đầu tư trang thiết bị và sức dụng hệ thống này.

3.1.2.3. Nguồn nhân lực:


Nhân tố con người tham gia vận hành chuỗi cung ứng là rất quan trọng. Nguồn
nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics tại nước ta không nhiều. Trong
khi đó cung ứng dịch vụ logistics lạnh không chỉ đòi hỏi các kiến thức chung và
kinh nghiệm về logistics nói chung mà còn đòi hỏi sự chuyên sâu về công nghệ
logistics lạnh và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý các chuỗi cung ứng lạnh ở mức độ
cao.
Theo Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS), nguồn cung cấp lao
động cho ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng chỉ đáp ứng được khoảng 40%
nhu cầu trên thực tế, đặc biệt là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, có tới 80,26% nhân lực trong các công ty logistics chủ yếu vẫn
được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày; 23,6% lao động tham gia các khóa
đào tạo trong nước; 6,9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo; còn những người
tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chỉ chiếm 3,9%.
Thực tế hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành này hầu hết đã được
thực hiện ở các trường đại học, tuy nhiên cũng mới chỉ là đào tạo cơ bản và chưa

58
đầy đủ, thiếu kinh nghiệm thực chiến, các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng vẫn
phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo lại.

3.2. Đánh giá chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam
3.2.1. Ưu điểm
Chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam được đánh giá là mang lại lợi ích rất lớn và
là giải pháp cho những thất thoát sau thu hoạch, hư hỏng trong quá trình lưu kho và
vận chuyển của các mặt hàng nông sản không chỉ trong xuất khẩu mà còn phục vụ
cả tiêu dùng trong nước. Với sự gia tăng không ngừng về thực phẩm tươi an toàn
của người tiêu dùng trong nước tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, thị trường
logistics lạnh được đánh giá là trong giai đoạn phát triển và có tiềm năng rất lớn.
Thị trường cung ứng lạnh Việt Nam hiện có sự có mặt của các nhà đầu tư nước
ngoài với hệ thống kho lạnh quy mô lớn. Tuy nhiên, thị trường vận tải lạnh lại do
hầu hết các doanh nghiệp trong nước nắm giữ.
Có thể khẳng định chuỗi cung ứng lạnh nông sản nước ta có tiềm năng lớn
trong nhiều khâu. Như đã đề cập, sự gia tăng mạnh mẽ của mạng lưới phân phối bán
lẻ đặc biệt là các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi cùng với nhu cầu gia tăng về thực
phẩm tươi đảm bảo an toàn về sức khỏe và dinh dưỡng tạo ra tiềm năng rất lớn cho
chuỗi cung ứng lạnh nông sản phục vụ tiêu dùng trong nước.
Đối với các sản phẩm xuất khẩu, cho dù chất lượng các sản phẩm nông sản có
tốt đến mấy, nếu như trong quá trình vận chuyển không được bảo quản đúng cách
vẫn có thể dẫn đến hư hỏng và tổn thất. Khâu bảo quản lạnh và khâu vận tải lạnh
đều phải hoàn thiện, nếu thiếu một trong hai đều dẫn tới tổn thất cho doanh nghiệp.
Do đó, có thể khẳng định khâu vận chuyển và lưu trữ có tác động rất lớn đến toàn
bộ chuỗi cung ứng.

3.2.2. Nhược điểm


Thách thức đầu tiên cũng là lớn nhất đối với chuỗi cung ứng lạnh của các nước
đang phát triển như Việt Nam là thiếu hụt nguồn lực phương tiện vận chuyển lạnh
và không gian kho lạnh. Nông nghiệp Việt Nam tập trung sản xuất quy mô nhỏ và
phân mảnh là trở ngại cho các công ty vận chuyển lạnh chuyên nghiệp. Hầu hết
trang trại của Việt Nam là kiểu hộ gia đình với diện tích nhỏ, xa trung tâm thành
phố, chất lượng đường xấu. Việc xe vận di chuyển đến thu mua nông sản có quá
nhiều khó khăn. Cũng theo đó, vì luồng nông sản bị phân mảnh từ nguồn gốc xuất
xứ, việc phát triển chuỗi cung ứng lạnh đang là một bài toán hóc búa đối với các
bên quản lý chuỗi cung ứng. Đầu tư mới vào cung ứng lạnh phục vụ nông dân và
nông thôn cũng là một thách thức lớn.

59
Sự kết nối trong cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường bộ, các con đường
nước nội địa và cảng biển, luôn được coi là một yếu tố chính gây ra chi phí logistics
cao tại Việt Nam (MOIT 2015; Dexion 2015). Đầu tiên, là sự thiếu tích hợp và kết
nối giữa các cảng và các khu vực sản xuất nông sản. Vận tải đường bộ quá tải và hệ
thống vận tải đường sắt chưa phát triển là các vấn đề khác tại Việt Nam. Hầu hết
các kho bãi được đặt gần các thành phố lớn, như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,
Cần Thơ và xa các khu vực sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu được vận chuyển qua các con đường xấu, chất lượng kém với quá nhiều xe
container, trong khi không có hệ thống đường sắt nội địa trong các khu vực sản xuất
nông nghiệp tập trung, như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đối với nông dân, do thiếu hụt các cơ sở vận chuyển và lưu trữ lạnh quy mô hộ
gia đình, họ thường có xu hướng thu hoạch nông sản trước thời hạn. Trạng thái
nông sản không đồng đều về độ chín dẫn tới việc nông dân phải bán sản phẩm với
số lượng lớn ngay trong mùa cao điểm để duy trì chất lượng nông sản. Mùa vụ sản
xuất nông nghiệp và nguồn cung dồi dào trong các kỳ thu hoạch ngắn tạo ra nguồn
sản phẩm không ổn định và đặt ra rủi ro cao cho cả nhà sản xuất nông nghiệp và các
nhà cung cấp dịch vụ cung ứng lạnh. Thị trường công nghệ và thiết bị lưu trữ lạnh
quy mô hộ gia đình cho các sản phẩm dễ hỏng, đặc biệt là các loại trái cây và rau củ
có giá trị cao, hứa hẹn là tiềm năng cho các nhà cung cấp chuỗi cung ứng lạnh trong
tương lai.
Công nghệ chuỗi cung ứng lạnh của Việt Nam chưa thực sự phát triển, lạc hậu,
thiếu nhiều các thiết bị bảo quản lạnh, dẫn tới việc chất lượng nông sản không được
đảm bảo trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Điều này dẫn tới giảm giá thành sản
phẩm, gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Cơ sở hạ tầng trong cả hai khâu lưu trữ kho
lạnh và vận tải lạnh của Việt Nam vẫn thiếu và yếu, nên việc áp dụng thành tựu
khoa học công nghệ chưa chắc đã khả thi, khó áp dụng một cách toàn diện. Việc
vận hành công nghệ có sẵn vẫn mang lại rủi ro và chi phí biến đổi cao dù không
hoàn toàn tân tiến.
Quy trình của chuỗi cung ứng lạnh của Việt Nam cũng chưa hợp lý.
- Trước hết, sau khi thu hoạch, nông sản Việt Nam không được lập tức đưa
vào sơ chế và bảo quản. Như vậy, sẽ dẫn đến việc làm giảm thời gian bảo quản
cho sản phẩm; dẫn đến sự thay đổi chất lượng sản phẩm dù sau đó đã được bảo
quản lạnh.
- Quy trình bảo quản thực hiện không đồng nhất, nhiệt độ bảo quản dao động,
không ổn định nên thời gian bảo quản bị rút ngắn và không có hiệu quả tuyệt
đối khi tới tay người tiêu dùng.

60
Các doanh nghiệp chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam còn hoạt động manh mún,
nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ và trung bình, cung cấp
dịch vụ không bao phủ toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản nên cạnh tranh trên thị
trường không cao. Ngoại trừ các chuỗi cung ứng lạnh hải sản tích hợp cao, các
chuỗi cung ứng lạnh thương mại của các loại hàng hóa khác đều bị phân mảnh ở
mọi giai đoạn. Ngay cả các công ty lớn cũng hiếm khi cung cấp các dịch vụ tích hợp
trong cả hai thị trường kho lạnh và vận chuyển lạnh. Đồng thời Nhà nước chưa có
những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cung ứng lạnh cũng như hỗ trợ doanh nghiệp
cung ứng lạnh. Những chính sách hiện hành của Nhà nước đảm bảo duy trì hoạt
động logistics, đảm bảo lưu thông hàng hóa liên tục, cân đối cung- cầu. Tuy nhiên
các chính sách này vẫn chưa triệt để. Khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp thường
có xu hướng tự tìm giải pháp thông qua người dân địa phương nên quy trình xử lý
thiếu khoa học. Điều này dẫn tới hao tổn, thất thoát nông sản trong quá trình vận
chuyển.
Nguồn nhân lực của Việt Nam còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Cả
hai khâu lưu trữ lạnh và vận chuyển lạnh đều đang phải đối mặt với thiếu hụt lao
động. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành này chưa phổ rộng, chỉ dừng ở mức
cơ bản, không chuyên sâu nên khi được tuyển vào trong những doanh nghiệp, nhân
công vẫn mất một khoảng thời gian để đào tạo lại. Điều này là một phân khúc quan
trọng để các trường đại học mở các chương trình đào tạo mới và đào tạo các khóa
học ngắn hạn cho nhân viên và quản lý của các công ty sử dụng dịch vụ cung ứng
lạnh trong tương lai gần.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam từ
kinh nghiệm của Nhật Bản và Ấn Độ.
3.3.1. So sánh sự khác biệt giữa nền nông nghiệp của Nhật Bản và Ấn Độ với
Việt Nam.
Qua những nghiên cứu về nền nông nghiệp của Nhật Bản, nhóm nghiên cứu
tổng hợp được sự khác biệt giữa nông nghiệp Nhật Bản và nông nghiệp Việt Nam
như sau:

Bảng 3.2. So sánh sự khác biệt giữa nền nông nghiệp của Nhật Bản và Ấn Độ với
Việt Nam.

61
Nông nghiệp Nhật Bản Nông nghiệp Việt Nông nghiệp Ấn Độ
Nam

Điều - Quỹ đất dành cho nông - Quỹ đất dành cho - Quỹ đất dành cho
kiện tự nghiệp eo hẹp nông nghiệp của Việt nông nghiệp khá lớn,
nhiên - Điều kiện tự nhiên rất Nam có lợi thế hơn gấp 3 lần diện tích
khắc nghiệt so với Nhật Bản. đất nông nghiệp Việt
- Được ưu đãi về Nam.
điều kiện tự nhiên: - Thiên nhiên trù
đất, nước, khí hậu phú, khí hậu thuận
thích hợp làm cho lợi tạo điều kiện cho
các loại rau củ quả nông nghiệp phát
đa dạng triển

Ứng - Tăng cường ứng dụng - Việc ứng dụng máy Ứng dụng các kĩ
dụng khoa học công nghệ móc, cơ giới hóa chỉ thuật trong việc cải
khoa học ngay từ khâu trồng trọt. ở một số tỉnh hoặc thiện giống lúa như
công - Tự động hóa quá trình vùng, thậm chí chưa
nghệ cho chăm sóc, năng suất cao được áp dụng tại một
nông gấp nhiều lần số nơi
nghiệp - Việc sản xuất và
chế biến chủ yếu vẫn
chủ yếu là dựa vào
kinh nghiệm thủ
công.

Nhân lực - Năng suất lao động - Số lượng người lao Lực lượng lao động
cao vì họ luôn áp dụng động lớn tuy nhiên lớn tuy nhiên năng
những gì tiên tiến nhất năng suất lại không suất lao động lại
vào sản xuất. Người dân cao do việc áp dụng không cao do hạn
có khả năng vận hành sử máy móc, công nghệ chế về ứng dụng các
dụng những công nghệ vào sản xuất còn hạn công nghệ tiên tiến
tiên tiến đó. chế. vào vận hành sản
- Người lao động tuân - Người lao động chủ xuất.
theo quy trình sản xuất yếu làm việc theo
đảm bảo chặt chẽ chất kinh nghiệm truyền
lượng nông sản. thống.
- Việc sử dụng các
chất hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật
vẫn chưa được đảm
bảo lộ trình và theo
hướng dẫn.

62
Hệ thống Kho trữ lạnh ngoài chú - Hệ thống kho lạnh - Các hệ thống kho
kho trữ trọng đến kiểm soát còn hạn chế và chỉ lạnh còn ít và phân
lạnh các nhiệt độ còn áp dụng tập trung ở một số bố không đồng đều
mặt hàng các công nghệ sinh học nơi. giữa các vùng dù đã
nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh - Chi phí vận hành tăng cường xây dựng
và môi trường. kho lạnh còn cao gây các kho lạnh.
tâm lý e ngại trước - Chi phí kho lạnh
khó khăn cho các cao so với các nước
doanh nghiệp có ý phương Tây
định tham gia thị
trường kho lạnh.

Vận tải - Đảm bảo kiểm soát - Số lượng các - Hệ thống vận tải
lạnh các nhiệt độ xuyên suốt và phương tiện vận tải lạnh còn hạn chế về
mặt hàng tự động hóa. có khoang lạnh còn mặt số lượng do nhu
nông sản - Hệ thống đường nối ít. cầu quá cao nhưng
trong liền thuận tiện khiến cho - Quy trình thực hiện không thể đáp ứng
quá trình vận tải lạnh hiệu quả và chuỗi không đồng được.
phân tiết kiệm. nhất dẫn đến việc - Phân bố vận tải
phối lạnh ở các bang
thay đổi nhiệt độ của
không đồng đều
hàng hóa trong quá - Chi phí vận tải lạnh
trình vận chuyển và tương đối cao.
lưu kho làm giảm
chất lượng sản phẩm
cũng như giảm thời
gian bảo quản.

3.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh nông sản
Việt Nam
Ngành nông nghiệp vẫn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế nước ta. Việc phát
triển chuỗi cung ứng lạnh đang ngày càng trở nên cần thiết đối với Việt Nam.

63
Hình 3.6. Số lượng của siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam qua các năm
Nguồn: Q&Me

Có thể thấy sự phát triển của các hệ thống siêu thị rất mạnh. Nhu cầu vận
chuyển các thực phẩm tươi sống (rau củ quả, hải sản, thịt ..) tăng. Điều này cho thấy
một tiềm năng của chuỗi cung ứng lạnh nói chung và các dịch vụ lạnh rất lớn không
chỉ phục vụ cho xuất khẩu mà còn phục vụ tiêu dùng trong nước.
Chuỗi cung ứng lạnh hứa hẹn mang lại tiền năng phát triển rất lớn cho mặt hàng
nông sản phục vụ trong nước và xuất khẩu do:
- Nhu cầu không ngừng về nông sản xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông
sản tươi sạch, các sản phẩm hữu cơ; do đó gia tăng nhu cầu về bảo quản lạnh và
vận tải lạnh.
- Xu hướng tiêu dùng hàng đông lạnh với các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực
phẩm của cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ngày càng tăng.
Điều này đòi hỏi khả năng bảo quản và ứng dụng các công nghệ sinh học từ
khâu sản xuất đến khâu phân phối đến tay người tiêu dùng.
- Chuỗi cung ứng lạnh làm giảm sự bất đối xứng về thông tin giữa các hoạt
động, các chủ thể trong chuỗi cung ứng nhờ có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ
thể và giữa các giai đoạn trong chuỗi. Từ đó, chi phí hoạt động giảm, hệ thống
thông tin dược chính xác kịp thời.

64
- Nông sản tuy là mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhưng phân tán nhỏ lẻ, hầu
như chưa có bất cứ đầu mối nào tập trung, đấu giá và phân phối hàng hóa trên
thị trường. Vì vậy nông sản Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Nên xây dựng khu trung tâm đầu mối với hệ thống thông tin và
truyền thông hiện đại là cần thiết để đảm bảo nhu cầu kết nối.
Để nâng cao được hiểu quả chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản Việt Nam,
việc học hỏi mô hình và kinh nghiệm rút ra từ các nước đã triển khai đi trước và
tránh những hạn chế của mô hình đó là một biện pháp tối ưu.
Qua nghiên cứu chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Nhật Bản- quốc gia tiên tiến
trong phát triển nông nghiệp bằng việc áp dụng tối đa máy móc cơ giới hóa và tự
động hóa nông nghiệp. Chuỗi cung ứng lạnh; cụ thể 2 khâu vận chuyển và lưu trữ
lạnh đã được Nhật Bản thiết kế rất hệ thống hiệu quả: việc bảo quản lạnh được duy
trì xuyên suốt quá trình phân phối kết hợp cùng với các công nghệ sinh học góp
phần đảm bảo chất lượng, vệ sinh và môi trường. Hệ thống vận tải cũng được đầu tư
toàn diện nối liền mạng lưới phân phối đảm bảo tính xuyên suốt trong quá trình vận
tải. Còn với Ấn Độ, quốc gia có nền nông nghiệp khá tương đồng trong hoạt động
sản xuất và cung ứng với nước ta. Từ phân tích về kinh nghiệm của họ, ta có thể
thấy được vai trò của các chủ thể để áp dụng chuỗi cung ứng lạnh của mình đồng
thời có thể giảm thiểu những hạn chế tương tự như họ.

3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt
Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
Học tập kinh nghiệm của chuỗi cung ứng lạnh Nhật Bản, Việt Nam cần cải
thiện, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh từ thực hiện chuyển giao công nghệ
đến các giải pháp hỗ trợ.
Việt Nam cần áp dụng những công nghệ kỹ thuật vào nông nghiệp hơn thay vì
sử dụng nhiều sức lao động, nhằm tiết kiệm được thời gian, cho năng suất cao và
tiết kiệm chi phí thuê lao động. Cụ thể:
- Áp dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản lưu kho nông sản:
Thành công của Nhật Bản khi áp dụng công nghệ CAS vào bảo quản lạnh nói
chung và bảo quản nông sản nói riêng là một bài học kinh nghiệm đáng giá cho Việt
Nam. Nếu Việt Nam muốn mở rộng thị trường và tăng tính cạnh tranh của nông sản
trên thị trường thế giới thì công nghệ CAS chính là chìa khóa then chốt. Đây là một
trong những lĩnh vực công nghệ mới nhất trong khâu lưu trữ kho lạnh bảo quản sản
phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh. Tuy nhiên không phải đất nước nào cũng có thể
tiếp cận và áp dụng được. Hiện nay công nghệ CAS đã được chuyển giao cho Việt
Nam nhưng chưa tiếp cận triệt để do chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ này khá
cao (khoảng 30 tỷ VNĐ). Bên cạnh chi phí đầu tư cao, Việt Nam có thể tiếp cận

65
CAS thông qua nội địa hóa các thiết bị như tự thiết kế, chế tạo một số khâu trong
quá trình lưu trữ: cấp đông, dao động điều hòa, dự trữ lạnh,... Điều này có thể giảm
khoảng 60% chi phí giá nhập từ Nhật Bản, giảm chi phí bảo quản trên mỗi đơn vị
nông sản được bảo quản. Để làm được điều này, công nghệ chuỗi cung ứng lạnh của
Việt Nam yêu cầu sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp, sự thúc đẩy sản xuất công
nghiệp chế biến máy móc của nhà nước.
Một công nghệ khác của Nhật Bản là chiết xuất polyphenol từ hạt nho giúp kéo
dài thời gian bảo quản của nông sản. Đây được coi là một giải pháp hiệu quả và có
khả năng áp dụng rộng rãi.
Bên cạnh đó, nông sản cũng cần được tiếp tục nghiên cứu các giống mới có khả
năng vượt trội hơn giống có sẵn về khả năng chống chịu bệnh, tật, sâu, lạnh và có
năng suất cao hơn. Giống nông sản
Ngoài ra, các sản phẩm máy sấy nông sản cũng cần được phát triển. Hiện nay
đã xuất hiện một số doanh nghiệp áp dụng vào chuỗi cung ứng lạnh sản phẩm máy
sấy năng lượng mặt trời của Công ty cổ phần Công nghệ năng lượng bền vững Việt
Nam, công nghệ sấy đảo chiều đa năng của Trung tâm Năng lượng và Máy nông
nghiệp (Trường đại học Nông Lâm TP.HCM). Công nghệ này có thể được áp dụng
rộng rãi hơn trong tương lai nếu được đầu tư và có không gian nghiên cứu, vận hành.
- Các kho lạnh tiêu chuẩn cần được xây dựng tại vị trí thuận lợi cho việc tiếp
nhận nguồn nông sản từ các trang trại, hộ gia đình và đưa nông sản xuất khẩu.
Bởi vì các trang trại Việt Nam phân tán manh mún, nhỏ lẻ, khó tập hợp nông
sản tại một điểm, nên các nhà đầu tư cần nghiên cứu địa điểm và quyết định xây
dựng kho lạnh tại vị trí thuận lợi, vừa tiếp cận được nguồn nguyên liệu nông sản,
cắt giảm khó khăn trong việc di chuyển nông sản từ các trang trại, hộ gia đình tới
nơi tập kết. Nông sản cũng phục vụ cho mục đích xuất khẩu nên việc xây dựng các
kho lạnh gần các cửa khẩu cũng là cần thiết. Tuy nhiên vẫn cần chú trọng tới chất
lượng kho lạnh, đảm bảo đáp ứng về nhiệt độ và độ ẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Với
vấn đề này, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể hỏi ý kiến từ chuyên gia Nhật Bản
để kho lạnh có thể đáp ứng được những điều kiện trên, đảm bảo tiêu thụ nông sản ở
cả thị trường trong nước và nước ngoài.
- Tăng cường liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng lạnh.
Thực trạng là nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đơn độc trong sản xuất, các trang
trại, hộ gia đình chưa có liên kết, thường xuyên xảy ra tình trạng thu hoạch sớm để
nông sản không quá kỳ và bị hỏng trong giai đoạn phân phối. Giải pháp đưa ra là
người dân nên liên kết với các doanh nghiệp địa phương để tránh tổn thất sau khi
thu hoạch hoặc lãng phí khi không được tiêu thụ kịp thời. Cần có các chính sách thu
hút doanh nghiệp tham gia vào ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch tại
nguồn nguyên liệu. Việc tổ chức các hội chợ công nghệ giới thiệu với người dân

66
cũng cần thiết, nông dân có thể tiếp xúc, tìm hiểu với các doanh nghiệp, chuyên gia
trong lĩnh vực máy móc công nghệ phục vụ nông nghiệp, từ đó nảy sinh nhu cầu áp
dụng công nghệ trong sản xuất một cách thiết thực hơn.
Hai khâu quan trọng nhất trong cung ứng lạnh là lưu trữ và vận tải lạnh. Vấn đề
đặt ra là liên kết chặt chẽ được hai khâu này với nhau. Việc xây dựng hệ thống vận
tải lạnh đồng bộ với hệ thống kho lạnh là hết sức quan trọng. Các xe chuyên chở
trong cung ứng lạnh nông sản cần được theo dõi, kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ, kết
hợp với điều kiện dự trữ tại kho lạnh để giữ thực phẩm luôn ở trạng thái nguyên vẹn
trong thời gian bảo quản mong muốn. Có thể áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản
như sử dụng dịch vụ cùng một nhà cung cấp cho cả hai khâu, đảm bảo đồng bộ giữa
hai quá trình để nông sản được bảo đảm chất lượng khi tới tay người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp có thể cân nhắc mở dịch vụ gom hàng, tập hợp nguồn nông
sản tại các địa phương gần nhau nhưng tách biệt tại các kho trung gian, sau đó vận
chuyển tới các kho lớn. Kho trung gian đóng vai trò cầu nối giữa nguồn nông sản
phân tán nhỏ lẻ và các kho lớn tập trung tại các điểm tập kết trung tâm. Các kho
trung gian này cũng có thể để lưu kho hàng hoặc chuyển tải theo nhu cầu của doanh
nghiệp. Việc áp dụng gom hàng về kho trung gian giúp doanh nghiệp giảm chi phí
và thời gian vận tải lạnh, vận dụng tối ưu công suất của hệ thống xe lạnh.
- Các Bộ ban ngành cần có cơ chế linh hoạt, quan tâm nhiều hơn tới hỗ trợ cơ
giới hóa.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 48/ NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế,
chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản, Quyết định
63/2010/QĐ-TTg, Quyết định 65/2011/QĐ-TTg cũng ra đời nhằm cụ thể hóa các
chính sách, cơ chế hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị. Tuy nhiên,
với điều kiện máy móc, thiết bị được hỗ trợ phải có tỷ lệ 60% chế tạo trong nước đã
không đáp ứng được nhu cầu sản xuất nên ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định 68/QĐ-TTg, thay thế các quyết định 63, 65 với phạm vi hỗ
trợ rộng hơn và đặc biệt là không bị ràng buộc bởi điều kiện tỷ lệ nội địa hóa 60%
đối với máy móc phục vụ nông nghiệp (Nguyễn Thị Yến, 2019). Tuy có nhiều sự
thay đổi trong chính sách của các Bộ ban ngành, song các chính sách này vẫn chưa
triệt để và xuất phát từ thực tế người dân. Vì thế, cần có cơ chế linh hoạt hơn nữa
trong lĩnh vực máy móc, công nghệ, có thể kể đến như:
+ Ngân hàng cho phép xem xét thế chấp cho vốn vay với tài sản thế chấp chính
là máy móc để khuyến khích tổ chức, đầu tư vào các thiết bị, phục vụ khắc phục
tổn thất nông nghiệp sau khi nông dân thu hoạch.
+ Các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương cần chủ động
xây dựng kế hoạch chi tiết thường niên về trang bị công nghệ phù hợp với trình

67
độ sản xuất, phối hợp với các tổ chức tín dụng lập kế hoạch vay vốn, tránh gây
mất cân đối nguồn lực, không phát huy tối ưu hiệu quả, khó hoàn trả vốn.
- Tăng cường thu hút nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trở đối với chuỗi cung
ứng, chuỗi cung ứng lạnh nói chung và chuỗi cung ứng lạnh nông sản nói riêng.
Do nguồn nhân lực hạn chế nên chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam chưa
phát huy triệt để vai trò trong phân phối thực phẩm lạnh. Lý do vì mức thu nhập
ngành này chưa cao, không được đào tạo chuyên sâu bài bản dù cung ứng lạnh Việt
Nam dựa nhiều vào sức lao động người hơn là máy móc. Vì thế cần xem xét tăng
đầu tư cho kỹ sư nông nghiệp, đưa ra mức thu nhập hợp lý cho người lao động trên
tinh thần chú trọng vào phát triển nhân lực, phát triển ngành.
Bên cạnh đó, việc đào tạo cho nhân lực cũng quan trọng. Hiện nay, hầu hết các
trường đại học cao đẳng ở Việt Nam chưa đưa vào chương trình học đào tạo phát
triển chuỗi cung ứng lạnh. Vậy nên nhà nước cần có các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cho lực lượng lao động, nhất là đối tượng lao động trẻ có tiềm năng tiếp cận
công nghệ cao để phát triển ngành theo hướng cơ giới hóa. Đào tạo có thể theo hai
hình thức: trực tiếp và gián tiếp, đào tạo về kỹ năng vận hành công nghệ, phương
pháp bảo quản nông sản ngay sau khi thu hoạch và ở điểm tiêu thụ, cách điều chỉnh
nhiệt độ phù hợp, vận tải,…
Các địa phương có thể đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ thông qua việc phổ biến
các hoạt động đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, phổ biến kiến thức kinh tế và thị
trường. Nhà nước cũng cần phối hợp với các sở ban ngành ở địa phương và các
doanh nghiệp để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nâng cao hiệu quả hoạt động
trong chuỗi cung ứng lạnh và chất lượng nguồn nhân lực.

3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam
từ kinh nghiệm của Ấn Độ.
Tiếp thu những kinh nghiệm mà Ấn Độ trải qua, giúp Việt Nam có thể tránh
được những vấn đề khi vận hành chuỗi cung ứng lạnh bất ngờ xảy ra. Việt Nam cần
phải tăng cường các giải pháp thích hợp đối với hoạt động sản xuất cũng như vận
chuyển đến tay người tiêu thụ cuối cùng làm sao để có thể vẫn giữ được chất lượng
tốt nhất của các mặt hàng nông sản. Dưới đây là một số giải pháp thúc đẩy sự phát
triển chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam từ những kinh nghiệm của Ấn Độ.
- Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều chính sách liên quan tới vận hành chuỗi
cung ứng lạnh đang phân bổ rải rác ở nhiều quy định do cơ quan ban ngành ban
hành một cách khác nhau, như các tiêu chuẩn về thực phẩm được áp dụng tại Việt
nam (TCVN 12429) được ban hành năm 2018, Luật An toàn thực phẩm được ban
hành vào năm 2011; quy định các chính sách về phát triển dịch vụ Logistics do bộ
Công thương đề xuất; chính sách liên quan tới việc giảm chi phí Logistics và kết nối

68
hiệu quả hạ tầng giao thông do Bộ GTVT đề xuất. Với sự phân mảnh của các chính
sách trên khiến cho việc vận hành chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam trở lên gián
đoán. Để chuỗi cung ứng lạnh vận hành một cách có hiệu quả thì ban quản lý ban
ngành cần phải thực hiện một cách chủ động trong việc xây dựng một chính sách
thống nhất và động bộ về các quy tắc vận hành và các tiêu chủ kỹ thuật của một
chuỗi cung ứng lạnh. Các tiêu chuẩn kỹ thuật gồm từ tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng
như kho, bãi đến các phương tiện vận tải lạnh , trang thiết bị cũng như các tiêu
chuẩn về an toàn và chất lượng dịch vụ của chuỗi cung ứng lạnh. Bên cạnh đó cần
phải thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn để phù hợp với sự thay đổi liên tục của
tiêu chuẩn của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đặc biệt một số thị trường có
giá trị xuất khẩu cao khi Việt Nam đã và đang tăng cường hoạt động thương mại
như EU, Mỹ, Nhật,...
- Tăng cường xây dựng các hệ thống kho lạnh và phân bố đồng đều ở các vùng
có nền nông nghiệp được xem là trọng điểm. Khi thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng
của chuỗi cung ứng lạnh cần được tính toán một cách khoa học. Thực tế cho thấy
rằng tại Việt Nam đã có quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics chuyên
dụng định hướng đến năm 2023 được phê duyệt bởi Thủ tướng chính phủ với mục
đích phục vụ cho ngành rau qua tuy nhiên chưa được tính toán đến trong việc quy
hoạch. Việc xây dựng các trung tâm kho lạnh cho ngành nông sản cần đảm bảo các
yếu tố như nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, gần các khu vực chuyên về sản xuất
nông sản như rau quả với quy mô đủ lớn, có một tiềm năng phát triển bền vững và
đủ quỹ đất để xây dựng trung tâm kho lạnh. Theo Tổng cục Thống kê (2021), đồng
bằng sông Cửu Long là khu vực có lượng sản xuất rau quả lớn nhất của Việt Nam.
Chính vì thế, khu vực này trước hết được chọn làm trung tâm của hoạt động
Logistics chuyên dụng cho ngành rau quả xuất khẩu. Đặc biệt, trong khu vực này
thấy rõ rằng, Tiền Giang là tỉnh phù hợp nhất để phát triển chuỗi cung ứng lạnh bởi
tỉnh này có sản lượng sản xuất rau quả lớn nhất cả nước theo Tổng cục Thống kê
(2021), nằm ở vị trí thuật lợi về phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy kết
nối khu vực với trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM. Tuy được đánh giá là vùng có
tiềm năng phát triển kho lạnh nhưng chi phí xây dựng các kho lạnh khá tốn kém
ngân sách Nhà nước. Để thực hiện hiệu quả các dự án vận hành chuỗi cung ứng
lạnh, nhà nước ta phải ra sức kêu gọi các vốn từ các khu vực tư nhân hay các vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài để cải thiện cơ sở hạ tầng trong chuỗi cung ứng lạnh
một cách cần thiết.
- Tăng cường đầu tư vào các phương tiện vận tải lạnh tại các vùng sản xuất
nông sản. Cũng như Ấn Độ như cầu về phương tiện vận tải lạnh ngày một gia tăng
bởi nhu cầu của các mặt hàng nông sản đang chiếm ưu thế trên thị trường. Việt Nam
cần đầu tư xây dựng và nghiên cứu phát triển các hệ thống vận tải lạnh một cách

69
phù hợp với những định hướng và tính toán trước đó để có thể phù hợp với đặc thù
của các vùng sản xuất và tiêu thụ nông sản khác nhau tại Việt Nam. Chính vì đặc
điểm của nông trại Việt Nam thường có quy mô khá nhỏ lại còn phân bố rời rạc cho
nên việc đầu tư các kho lạnh sơ bộ là một bước đi không thực sự hiệu quả. Thay vào
đó Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào các thiết bị làm lạnh sơ bộ di động và có
thể di chuyển đến các nông trại ở gần là một cách giải quyết linh hoạt và phù hợp
với những điều kiện thực tế của đất nước ta.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình vận hành
chuỗi cung ứng lạnh để có thể bảo quản và duy trì nhiệt độ ở mức thích hợp khi
hàng hóa được vận chuyển. Thông tin được lưu trữ bởi các thiết bị điện tử nhằm hạn
chế những thao tác lưu trữ thủ công còn nhiều thiếu sót trong quá trình nhập liệu, tự
động hóa các khâu xử lý nguyên vật liệu thêm hoặc bỏ miếng đệm tủ đông, robot
hóa kho hàng. Hơn nữa Việt Nam cần tăng cường sử dụng các xe đông lạnh cách
nhiệt, bao bì cách nhiệt, xe đẩy nhiệt,... Đồng thời nhà nước cũng có các chính sách
khuyến khích, hỗ trợ các trung tâm, các viện nghiên cứu, các trường đại học,... cùng
đồng hành với các định hướng đã được xây dựng bởi chính phủ trong việc phát triển
các chuỗi cung ứng lạnh để có thẻ nghiên cứu ra các công nghệ làm mát, làm lạnh
sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam với chi phí và giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế
nói chung cũng như khả năng tài chính nói riêng của các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, chuyên môn sâu trong lĩnh vực
chuỗi cung ứng lạnh. Đây là một trong những giải pháp hướng đến sự phát triển bền
vững của quốc gia khi mà nguồn lực con người là trọng điểm để phát triển về tình
hình kinh tế quốc gia, nguồn lao động dồi dào những phải có chuyên môn sâu sẽ
đáp ứng được quá trình vận hành chuỗi cung ứng lạnh một cách trơn tru nhất có thể.
Các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng lạnh từ nông dân đến nhà phân phối cần
đào tạo và chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến vận hành chuỗi
cung ứng lạnh. Chỉ khi các chủ thể này hiểu sâu được các vấn đề liên quan đến
chuỗi cung ứng lạnh thì họ có thể hợp tác và vận hành tốt, tiến đến việc tích hợp
hình thành lên một mắt xích về chuỗi ứng hoạt động một cách xuyên suốt, liền
mạch.

70
PHẦN KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia trên thế giới đang trở
thành những mắt xích trong một chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù toàn cầu hóa đã và
đang mang lại nhiều cơ hội cho nhiều nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
nhưng cũng gặp không ít những thách thức khi mà chuỗi cung ứng điển hình là
chuỗi cung ứng lạnh trong tình hình hiện nay đòi hỏi những tiêu chuẩn riêng đối với
các mặt hàng đang có xu hướng xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Do vậy
mỗi quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu cần phải đưa ra những giải pháp nhanh
chóng và kịp thời để cải thiện về hệ thống cơ sở hạ tầng từ kho bãi tới vận tải lạnh
giúp chuỗi cung ứng lạnh hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Qua nghiên cứu hai khâu lưu trữ và vận chuyển trong chuỗi cung ứng lạnh nông
sản của Nhật Bản và Ấn Độ, chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng kinh nghiệm từ
hai quốc gia này có thể đem lại những giải pháp quan trọng và thiết thực cho Việt
Nam trong việc cải thiện chuỗi cung ứng lạnh nông sản.
Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, chúng ta nhận thấy vai trò quan trọng của việc
áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong lưu trữ và
vận chuyển nông sản để bảo quát chất lượng, tăng giá trị và giảm tổn thất sản phẩm
trong quá trình cung ứng. Với kinh nghiệm của Ấn Độ, với giải pháp xây dựng cơ
sở hạ tầng như kho lạnh và vận tải lạnh, phân bố các hệ thống kho lạnh một cách
đồng đều giữa các vùng giúp cho hoạt động của chuỗi cung ứng diễn ra một cách
trơn tru hơn.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng linh hoạt các kinh nghiệm của hai quốc gia trên,
chúng ta cũng cần phải xem xét các yếu tố địa phương và đặc điểm cụ thể của thị
trường nông sản Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự hợp tác tích cực, chặt chẽ giữa
chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan để xây dựng một hệ thống chuỗi cung
ứng lạnh hiệu quả, toàn diện và bền vững.
Nhìn chung, việc học hỏi và áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia khác, cụ thể
trong bài nghiên cứu này là Nhật Bản và Ấn Độ, có thể là bước đầu tiên quan trọng
cho Việt Nam trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu suất của chuỗi cung
ứng lạnh nông sản, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông
nghiệp trong thời kỳ hiện đại.
Do hạn chế về số liệu, bài nghiên cứu thuần định tính và chưa đánh giá được
thực tế những khó khăn thực tế mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện những biện
pháp thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản Việt Nam.
Tuy còn tồn tại một số hạn chế, tuy nhiên bài nghiên cứu đã đưa ra những sự
khác biệt giữa nền nông nghiệp Việt Nam với nông nghiệp Ấn Độ và Nhật Bản.
Qua việc phân tích hoạt động chuỗi cung ứng lạnh nông nghiệp Ấn Độ và Nhật Bản,

71
nhóm đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra bài học phù hợp với tình hình hiện tại chuỗi
cung ứng lạnh nông sản Việt Nam. Các bài nghiên cứu sau có thể dựa trên nghiên
cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của các bài học kinh nghiệm đó với chuỗi cung
ứng lạnh mặt hàng nông sản của Việt Nam.

72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo trong nước
[1] Nguyễn Thị Bình (2022), Phát triển chuỗi cung ứng lạnh rau quả của Ấn
Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
vol.20(9), trang 1262-1271.
[2] Bùi Thị Bích Liên, Nguyễn Trần Thái Hà (2021), Chuỗi cung ứng lạnh Việt
Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - những tác động và giải pháp.
Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 73, trang 89-96.
[3] Trần Thị Thắm và cộng sự (2021), Khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung
ứng lạnh nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, tập 57, số 5D, trang 292-303.
[4] Hoàng Thị Đoan Trang (2015), Chuỗi cung ứng lạnh và sự cần thiết phải
phát triển chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 78, trang
79-85.
[5] Đoàn Thị Hồng Vân, Phạm Mỹ Lệ (2013), Phát triển logistics những vấn đề
lý luận và thực tiễn. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 8/2013.
[6] Nguyễn Thị Yến (2019), Chuỗi cung ứng lạnh hoa quả: Kinh nghiệm của
Nhật Bản và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, tập 104, số 488.

Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài


[7] Akira Kurimoto (2004), Agricultural Cooperatives in Japan: An
Institutional Approach, Consumer Cooperative Institute of Japan. Journal of Rural
Cooperation, Vol.32 No.2 pp.111-128.
[8] ASEAN-Japan Transport Partnership (2018), ASEAN-Japan Guidelines on
Cold Chain Logistics.
[9] Chakraborty M. (2020), Cold Storage in India: Challenges and Prospects.
Agriculture & Food: E-Newsletter, Vol.2, No.10, pp.458-460.
[10] Chopra, S. and Meindl, P. (2001), Supply Chain Management: Strategy,
Planning, and Operation. Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ.
[11] Ganeshan, Ran & Terry P. Harrison (1995), An Introduction to Supply
Chain Management.
[12] Gondalia V.K., Bansal R., Jadav K.S. & Shaikh A.S. (2017), Export of
Fruits and Vegetables from India: Growth, Opportunities and Challenges. Anand
Agricultural University.
[13] Jorby George, V. Madhusudanan Pillai (2019), A study of factors affecting
supply chain performance. Journal of Physics: Conference Series, Vol.1355.

73
[14] Joshi R., Banwet D.K. & Shankar R. (2010), Consumer link in cold chain:
Indian scenario. Food Control, Vol.21, No.8, pp.1137-1142.
[15] Lambert, Stock and Ellram (1998), Fundamentals of Logistics
Management.
[16] Negi S. & Anand N. (2015), Cold Chain: A Weak Link in the Fruits and
Vegetables Supply Chain in India. The IUP Journal of Supply Chain Management,
Vol.XII, No.1, March 2015, pp.48-62.
[17] Negi S. & Anand N. (2015), Issues and Challenges in the Supply Chain of
Fruits & Vegetables Sector in India: A Review. International Journal of Managing
Value and Supply Chains, Vol.6, No.2, pp.47-62.

Danh mục các cổng thông tin điện tử:


[18] Bộ Công Thương
[19] Bộ Nông nghiệp Ấn Độ
[20] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
[21] Emergent Cold
[22] FICCI
[23] GCCA
[24] Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam
[25] Japan Frozen Food Association
[26] Mordor Intelligence
[27] Q&Me
[28] Savills Việt Nam
[29] Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận
[30] Solution IAS
[31] Statista
[32] StoxPlus
[33] Tổng cục Hải quan
[34] Tổng cục Thống kê
[35] Yano Research Institute

Các trang web:


[36] “Chuỗi cung ứng lạnh cho nông sản Việt Nam” tại
https://innovativehub.com.vn/chuoi-cung-ung-lanh-cho-nong-san-viet-nam/.
[37] “Năm yếu tố thúc đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng” tại
https://ifactory.com.vn/5-yeu-to-thuc-day-su-phat-trien-cua-chuoi-cung-ung/.

74
[38] “Năm 2023, ngành Nông nghiệp thể hiện vai trò ‘trụ đỡ’ nền kinh tế” tại
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nam-2023-nganh-nong-nghiep-the-hien-vai-tro-
tru-do-nen-kinh-te-142982.html.
[39] “Nguồn cung kho lạnh tại Việt Nam tương đối nhỏ so với nhu cầu” tại
https://thoibaonganhang.vn/nguon-cung-kho-lanh-tai-viet-nam-tuong-doi-nho-so-
voi-nhu-cau-141352.html.
[40] “Nông nghiệp Việt Nam: Những vấn đề tồn tại” tại https://tiasang.com.vn/-
quan-ly-khoa-hoc/Nong-nghiep-Viet-Nam-Nhung-van-de-ton-tai-26635/.
[41] “Thực trạng nhân lực ngành logistics hiện nay” tại
https://hungalogistics.com/chi-tiet-tin/THUC-TRANG-NHAN-LUC-NGANH-
LOGISTICS-HIEN-NAY-433.html.
[42] “Tổn thất sau thu hoạch rau quả lên đến 30 - 35%” tại
https://nld.com.vn/kinh-te/ton-that-sau-thu-hoach-rau-qua-len-den-30-35-
20230623220631438.htm.

75

You might also like