You are on page 1of 27

ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA HAØ NOÄI VIEÄN QUOÁC TEÁ PHAÙP NGÖÕ

Kỷ yếu

2022
Diderot
Advanced
Academic
Seminars
2022
KỶ YẾU
CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022
(DIDEROT ADVANCED ACADEMIC SEMINARS 2022)
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN QUỐC TẾ PHÁP NGỮ

KỶ YẾU
CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022
(DIDEROT ADVANCED ACADEMIC SEMINARS 2022)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


BAN BIÊN SOẠN NỘI DUNG

1. Ông Laurent Sermet Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương
2. Ông Thierry Verdel Hiệu trưởng Đại học Senghor-Ai Cập
3. Ông Edmond Dounias Đại diện Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp tại Việt Nam và Philippin
4. Ông Hervé Conan Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam
5. Ông Mai Huy Tân Viện trưởng Viện Kinh tế Tuần hoàn và Phát triển bền vững Mekong
(Mekong CESDI)
6. Ông Thierry Vergon Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam, Tùy viên Văn hóa Đại sứ quán Pháp
7. Ông Đào Đăng Phượng Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
8. Ông Ngô Tự Lập Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện trưởng Viện Quốc tế
Pháp ngữ, ĐHQGHN
9. Bà Ngô Minh Thủy Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo
dục (CLEF)
10. Ông Lê Phước Minh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES)
11. Ông Kaloyan Kolev Chuyên gia Chương trình Phụ trách Hợp tác, Đại diện Tổ chức Quốc
tế Pháp ngữ (OIF) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
12. Bà Moeko Saito Jensener Chuyên gia về chính sách tại Chương trình Phát triển của Liên Hợp
Quốc (UNDP) tại Campuchia
13. Ông Sébastien Bourdin Giáo sư Địa lý Kinh tế, Trường Quản trị Normandie (Cộng hòa Pháp)
14. Ông Hồ Tường Vinh Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Quốc tế Pháp ngữ,
ĐHQGHN
15. Ông Phùng Danh Thắng Phó Viện trưởng, Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN
16. Ông Đào Tùng Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác phát triển, Viện Quốc tế
Pháp ngữ, ĐHQGHN
17. Ông Đào Đình Khả Giám đốc phòng thí nghiệm Fintech Lab, Viện Quốc tế Pháp ngữ,
ĐHQGHN
18 Ông Nguyễn Thành Long Phụ trách Trung tâm Tư vấn, Xúc tiến và Chuyển giao Khoa học Công
nghệ, Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN
6 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

19. Bà Nguyễn Hoàng Như Ngọc Trung tâm Tư vấn, Xúc tiến và Chuyển giao Khoa học Công nghệ,
Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN
20. Bà Đào Anh Thư Trung tâm Tư vấn, Xúc tiến và Chuyển giao Khoa học Công nghệ,
Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................11

HỘI THẢO QUỐC TẾ


HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - CHÂU PHI
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN HÀI HÒA TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
TRONG KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY
Nguyễn Thị Hà Thu....................................................................................................................14
2. SOLUTIONS FOR INNOVATION MODE OF COORDINATION MEANS IN VIETNAM CULTURE
PROPAGANDA TO AFRICA TODAY
Nguyen Huu Dung....................................................................................................................26
3. DÉCENTRALISATION ET ÉDUCATION DE QUALITÉ: CAS THIAMÈNE PASSEAU SÉNÉGAL
Alassane NDIAYE.......................................................................................................................42
4. FIVE KEY CHALLENGES FACING AFRICAN COUNTRIES IN EDUCATION QUALITY ASSURANCE
AND SOLUTIONS
Hoang Oanh Nguyen................................................................................................................60
5. ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Phạm Phương Anh, Bùi Lê Anh Phương....................................................................................75
6. THE CREATIVE START-UP EDUCATION: EXPERIENCES OF SOME
COUNTRIES AND ISSUES IN AFRICA
Le Thi Ninh Thuan.....................................................................................................................88
7. USE SOME MOBILE PHONE APPLICATIONS SUPPORTING TEACHING PHYSICS IN ENGLISH
(APPLICABLE TO THE 11TH PHYSICS PROGRAM IN VIETNAM)
Pham Thi Hai Yen......................................................................................................................99
8 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

8. KHÁM KHÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI SINH
VIÊN QUỐC TẾ BẰNG MÔ HÌNH PLS-SEM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU SINH VIÊN VIỆT NAM
Nguyễn Lý Kiều Chinh............................................................................................................ 118
9. XUẤT KHẨU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HƯỚNG ĐI CHO VIỆT NAM
Đoàn Thị Thanh Hoà............................................................................................................... 131
10. VIEWING SOUTH – SOUTH COOPERATION THROUGH EDUCATIONAL RELATIONS BETWEEN
VIETNAM AND AFRICAN COUNTRIES
Nguyen Hoang Thien............................................................................................................. 146
11. RENOVATING EDUCATION POLICY TO MEET THE CURRENT REQUIREMENTS OF VIETNAM’S
INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION
Candidate Tran Quoc Viet....................................................................................................... 164
12. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XUẤT KHẨU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM – CHÂU PHI
Võ Thị Thúy An, Huỳnh Đoàn Diệu Huyền, Trương Tuấn Kiệt,
Nguyễn Võ Thành Đạt, Lục Minh Tuấn.................................................................................... 181

HỘI THẢO QUỐC TẾ CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO:


QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
1. DEVELOPPER LES INDUSTRIES CULTURELLES AU VIETNAM
Thierry Vergon....................................................................................................................... 198
2. CREATIVE INDUSTRIAL DEVELOPMENT POLICY OF
SOUTH KOREA AND SOME SUGGESTIONS FOR VIETNAM
Bui Thi Bich Thuan................................................................................................................. 208
3. XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM
Đậu Ngọc Linh....................................................................................................................... 228
4. IMPACTS OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
ON THE PROCESS OF CREATING JOURNALISTIC WORKS
La Thuy Linh.......................................................................................................................... 243
5. CREATIVE – CULTURAL INDUSTRIES AND PUBLIC POLICY
Vu Thi Thuy Duong................................................................................................................. 257
6. CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ: MỘT CÁCH TIẾP CẬN SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM
Dương Thị Thu Hà.................................................................................................................. 272
MỤC LỤC 9

7. THIẾT KẾ ĐỒ HỌA MANG BẢN SẮC QUỐC GIA MỤC TIÊU DÀI VÀ LỚN MÀ VIỆT NAM HƯỚNG TỚI
Phạm Phương Linh, Quách Thị Ngọc An................................................................................. 286
8. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP
SÁNG TẠO THIẾT KẾ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
Trần Thị Biển.......................................................................................................................... 300
9. ĐÔI ĐIỀU VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CA MÚA NHẠC Ở VIỆT NAM
Trần Bảo Lân.......................................................................................................................... 312
10. CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO - CÁCH TIẾP CẬN MỚI CỦA THẾ KỶ XXI
VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM
Hồ Trọng Minh....................................................................................................................... 321
11. PROMOTING THE DEVELOPMENT OF THE CREATIVE ECONOMY
IN VIETNAM DURING THE INTEGRATION PERIOD
Nguyen Thi Tinh..................................................................................................................... 333

DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ “KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ NHỮNG


CƠ HỘI HỢP TÁC TRONG KHÔNG GIAN PHÁP NGỮ”
1. MÔ HÌNH KINH DOANH TUẦN HOÀN:
KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguyễn Thị Tình..................................................................................................................... 334
2. OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TO DEVELOP THE CIRCULAR ECONOMY IN VIET NAM
Nguyen Thi Yen Hanh, Tran Anh Tuan..................................................................................... 352
3. TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM
THEO TƯ TƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT TÁI SẢN XUẤT MÁC – LÊNIN
Phạm Văn Dũng..................................................................................................................... 370
4. THE ROLE OF DIGITAL TRANSFORMATION IN PROMOTING THE CIRCULAR ECONOMY
Vu Xuan Truong, Nguyen Minh Phuong................................................................................. 382
5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHỰA THEO CÁCH TIẾP CẬN KINH TẾ TUẦN HOÀN
Trịnh Thị Tuyết Dung.............................................................................................................. 393
6. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN - TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hiền Oanh........................................................................................................... 407
7. ASSURING VIETNAM’S NATIONAL FOOD SECURITY IN THE NEXT TIME
Nguyen Thi Nhung, Nguyen Thi Hanh.................................................................................... 419
LỜI NÓI ĐẦU

C huỗi Hội thảo Khoa học Liên ngành DAAS (Diderot


Advanced Academic Seminars) mang tên nhà tư tưởng
bách khoa vĩ đại người Pháp Denis Diderot, do Viện Quốc tế Pháp
ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội khởi xướng và tổ chức thường niên
hướng đến mục tiêu xây dựng cộng đồng trao đổi học thuật quốc
tế, chất lượng cao giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và doanh
nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
DAAS là một diễn đàn học thuật quốc tế, chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, trao đổi và chuyển giao khoa học
công nghệ của các nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh
viên, các doanh nghiệp trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội. Bắt
đầu từ năm 2016, tính đến nay, chuỗi DAAS đã diễn ra với 30 Hội
thảo, 08 cuộc thi, quy tụ hơn 3.620 chuyên gia, nhà khoa học, nhà
nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tiếp nối những
thành công đó, năm 2022, Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức và phối
hợp tổ chức với một số đối tác thực hiện chuỗi DAAS bao gồm 4
Hội thảo:
1. Hội thảo quốc tế “Hợp tác giáo dục Việt Nam - Châu Phi vì
sự phát triển hài hòa trong thời đại chuyển đổi số” – thực hiện trong
tháng 6/2022;
2. Hội thảo quốc tế “Công nghiệp sáng tạo: quá khứ, hiện tại và
tương lai” – thực hiện trong tháng 8/2022;
3. Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV-2022, chủ đề
“Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp
ngữ” – thực hiện trong tháng 10/2022
12 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

4. Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại
các quốc gia đang phát triển” – thực hiện trong tháng 10/2022.
Kỷ yếu chuỗi hội thảo khoa học liên ngành 2022 là tập hợp các
bài nghiên cứu có chất lượng cao của các nhà khoa học trong và
ngoài nước được Ban Biên soạn cấu trúc gồm 04 phần là nội dung
của chuỗi các Hội thảo trên.
Ban Biên soạn xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ và
phối hợp chặt chẽ của các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo và sự tham
gia nhiệt thành của các tác giả bài viết nghiên cứu. Chúng tôi hy
vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các đơn vị cũng
như sự tham gia nhiệt thành của các nhà nghiên cứu trong những Hội
thảo tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn!
BAN BIÊN SOẠN
HỘI THẢO QUỐC TẾ
HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - CHÂU PHI
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN HÀI HÒA TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH ...

TIỂU HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Phạm Phương Anh1, Bùi Lê Anh Phương2

Tóm tắt: Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của
con người. Việc thực hiện giáo dục dinh dưỡng (GDDD) cho người dân nói chung và học sinh tiểu học
(HSTH) nói riêng luôn là vấn đề được các nhà lãnh đạo và các nhà giáo dục quan tâm. Bài báo tìm
hiểu về định hướng GDDD cho HSTH thông qua chương trình và tài liệu của một số quốc gia trên thế
giới. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, tác giả tổng hợp và phân tích một số công trình, tài
liệu để giải thích rõ các khái niệm về “dinh dưỡng ở người”, “giáo dục dinh dưỡng”, “hoạt động trải
nghiệm” (HĐTN). Từ đó, làm rõ định hướng về nội dung và con đường thực hiện GDDD cho HSTH của
một số quốc gia trên thế giới. Góp phần tạo nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ giáo viên trong việc tổ
chức và cải thiện hiệu quả GDDD cho HSTH.
Từ khóa: Định hướng, giáo dục dinh dưỡng; quốc gia; học sinh tiểu học.
Abstract: Nutrition plays an important role in human health and comprehensive development.
The implementation of nutrition education for the people in general and primary school students
in particular is a matter of great concern to leaders and educators. This article learns about the
orientation to educate nutrition for primary students through programs and materials from a
number of countries in the world. By the theoretical research method, the article synthesizes and
analyzes a number of documents to explain definitions of “human nutrition”, “nutrition education”,
“experiential activity”. Therefrom, clarifying orientation about contents and ways to carry out
nutrition education for primary school students of countries around the world. Contributing to
creating reference resources supporting teachers in organizing and improving the effectiveness of
nutrition education for primary students.
Keywords: Orientation; nutrition education; countries; primary students.

1
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
2
Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM,
Email: buiphuong25599@gmail.com
76 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức
khỏe, sự phát triển của con người. Đối với các nước phát triển, GDDD
cho người dân nói chung và HSTH nói riêng là vấn đề được các nhà
lãnh đạo, các nhà giáo dục quan tâm. Ở Việt Nam với chương trình
cấp tiểu học, GDDD không được dạy như một môn học riêng mà
được lồng ghép, tích hợp vào nội dung các môn học, đặc biệt là môn
Khoa học 4 với nội dung Dinh dưỡng ở người thuộc chủ đề “Con
người và sức khỏe” được quy định trong chương trình giáo dục phổ
thông môn Khoa học (CTKH) 2018.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc… việc GDDD cho
HSTH được triển khai bằng nhiều cách thức như tích hợp giáo dục
dinh dưỡng trong các môn học hay giáo dục thông qua các hoạt động
trải nghiệm (HĐTN) và đã mang lại nhiều kết quả tích cực (Lan-Hee
Jung, et al., 2015; CDC, 2019).
Vì thế, việc tìm hiểu định hướng GDDD cho HSTH của các
quốc gia trên thế giới là cần thiết bởi đây chính là cơ sở khoa học
giúp GV tổ chức và cải thiện hiệu quả dạy học, vừa có thể đáp ứng
được mục tiêu của nội dung Dinh dưỡng ở người môn Khoa học 4,
vừa phù hợp với các yêu cầu trong việc phát triển năng lực, phẩm
chất của HS theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể 2018.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu định hướng
GDDD cho HSTH của một số quốc gia trên thế giới. Với phương
pháp nghiên cứu lý thuyết, bài viết tổng hợp và phân tích một số tài
liệu nhằm làm rõ các khái niệm về “dinh dưỡng ở người”, “giáo dục
dinh dưỡng”, “hoạt động trải nghiệm” và định hướng về nội dung và
cách thức thực hiện GDDD cho HSTH của một số quốc gia trên thế
giới góp phần tạo nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ giáo viên trong
việc tổ chức và cải thiện hiệu quả GDDD cho HSTH, đáp ứng yêu
cầu của CTKH 2018.
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH... 77

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Các khái niệm cơ bản
3.1.1. Dinh dưỡng ở người
Qua việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu của Hoàng Phê
(2019) và William C. Shiel Jr (2020), tác giả định nghĩa dinh dưỡng ở
người là quá trình hấp thụ, vận chuyển, sử dụng các chất dinh dưỡng cần
thiết và bài tiết các chất thải cho cấu tạo và hoạt động của cơ thể người.
3.1.2. Giáo dục dinh dưỡng
Từ nghiên cứu về GDDD của Isobel R Contento (2008), người
viết định nghĩa GDDD là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những
thói quen và các hành vi liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt
hằng ngày nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của con người.
3.1.3. Hoạt động trải nghiệm
Dựa vào MOET (2018b), bài báo định nghĩa HĐTN là hoạt
động giáo dục do nhà giáo dục thiết kế và hướng dẫn thực hiện,
tạo cơ hội cho HS khai thác những kinh nghiệm đã có để thực
hiện những nhiệm vụ được giao. Qua đó, chuyển hoá những kinh
nghiệm đã trải qua thành tri thức, kĩ năng mới một cách chủ động,
giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực
cần thiết.
3.2. Định hướng giáo dục dinh dưỡng của một số quốc gia trên thế giới
Nhằm làm rõ định hướng GDDD cho HSTH của một số quốc gia
trên thế giới, người nghiên cứu tiến hành phân tích chương trình giáo
dục và tài liệu tổng hợp được của các quốc gia qua hai vấn đề cốt lõi:
Nội dung GDDD và con đường thực hiện GDDD cho HSTH.
3.2.1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng
Qua việc phân tích một số chương trình, tài liệu của các quốc
gia, khu vực phát triển ở các châu lục như:
- Châu Âu: London (Anh) (Jon Board and Alan Cross, 2014;
Greater London Authority, 2016), Wales (Anh) (Yr Adran Plant, et
al., 2008a, 2008b), Ireland (Government of Ireland, 2009).
78 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

- Châu Mỹ: Texas (Mỹ) (The Texas Education Code, 2013),


Rhode Island (Rhode Island Department of Education, 2015), Ontario
(Canada) (The Ontario Public Service, 2019), Belize (MOE, 2012).
- Châu Úc: Úc (Australian Curriculum, 2017), New Zealand
(MOE, 2014), Papua New Guinea (DOE, 2004a, 2004b).
- Châu Á: Singapore (MOE Singapore, 2014), Phillipine
(Department of Science and Technology Science Education Institute,
2011), Oman (Health Education in The Sultanate of Oman, 2012).
Nhìn chung các quốc gia, khu vực bài báo tìm hiểu đều xây
dựng một số nội dung để GDDD cho HSTH như: Các nhóm chất
dinh dưỡng và vai trò của chúng đối với cơ thể; chế độ ăn uống tốt
cho sức khỏe và chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe; mối quan hệ
của chế độ ăn uống với thói quen sinh hoạt và luyện tập thể dục thể
thao hàng ngày; các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm…
Từ việc phân tích các tài liệu liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng và GDDD của một số quốc gia ở châu Phi như Zambia (Jane
Sherman, et al., 2007), Ethiopia (USAID’s Infant & Young Child
Nutrition Project, 2011), Mauritius (Mauritius Institute of Education,
2020), chúng tôi nhận thấy các quốc gia này đều có chung định hướng
tổ chức GDDD với những nội dung chủ yếu như: Tầm quan trọng
của thức ăn đối với cơ thể; nguồn gốc của các loại thức ăn hàng ngày;
thói quen ăn uống lành mạnh và không lành mạnh; vệ sinh an toàn
thực phẩm; sử dụng nước an toàn… Bên cạnh đó, có thể nói châu Phi
là một khu vực còn gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều ảnh hưởng của
các tệ nạn, bệnh dịch trên thế giới như nạn đói, nạn mù chữ, suy dinh
dưỡng, thiếu nước sạch, bệnh tả, dịch hạch… đặc biệt là đại dịch
HIV/AIDS. Do đó, một số nước ở châu Phi còn định hướng GDDD
kết hợp với việc tìm hiểu các vấn đề, tệ nạn, bệnh dịch mà khu vực
gặp phải có liên quan đến dinh dưỡng như: Tìm hiểu về các loại thực
phẩm địa phương, tìm hiểu về việc làm vườn; về cách thức phòng
ngừa và xử lý ký sinh trùng, đảm bảo thực phẩm và nước sạch, an
toàn; tìm hiểu về chế độ ăn uống và chăm sóc cho những người đang
sống chung hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS…
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH... 79

3.2.2. Con đường thực hiện giáo dục dinh dưỡng


Việc thực hiện GDDD cho HSTH luôn là vấn đề được các quốc
gia trên thế giới quan tâm. Vì thế, tương tự như Việt Nam, GDDD tuy
không được dạy như một môn học riêng biệt nhưng lại là nội dung được
lồng ghép, tích hợp vào các môn học về Tự nhiên – Xã hội. Bên cạnh
việc được đưa vào dạy ở các môn Tự nhiên – Xã hội, ở một số quốc gia,
khu vực như Anh, Mỹ, Hàn Quốc… GDDD còn được thực hiện thông
qua việc tích hợp với các môn học khác như Toán, Tiếng Anh, Lịch
sử, Nghệ thuật… cũng như thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
như thực hành trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến các sản phẩm
tại các vườn rau (cả trong và ngoài trường) hay tham quan, lựa chọn
thực phẩm tại các siêu thị để tiến hành làm các món ăn…
Với những nội dung GDDD trên, các quốc gia chúng tôi tìm
hiểu định hướng tổ chức dạy học chủ yếu thông qua các HĐTN như:
Lập kế hoạch ăn uống hàng ngày và lựa chọn thực phẩm cho các
bữa ăn; các hoạt động luyện tập để hình thành thói quen thực hiện
ăn uống đầy đủ, vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp với việc ngủ đủ
giấc và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày và theo
dõi, đánh giá quá trình luyện tập bằng cách ghi chú lại tất cả các hoạt
động, thói quen bằng nhật ký hoặc bảng theo dõi; các hoạt động thực
hành giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm như sơ chế thực
phẩm, bảo quản thực phẩm, lọc nước sạch...
3.2.3. Một số điểm khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới
Ngoài những định hướng về nội dung và cách thức tổ chức dạy
tương đồng như trên, mỗi quốc gia, khu vực còn có những chiến lược
riêng về nội dung và cách thức triển khai GDDD riêng biệt, cụ thể:
• Châu Âu
Bên cạnh các nội dung về GDDD trên, London (Greater London
Authority, 2016) còn có thêm nội dung về tầm quan trọng của vi
khuẩn đối với hệ thống tiêu hóa của con người. Đặc biệt, thông qua
GDDD, London còn tích hợp rèn luyện, phát triển các kỹ năng tính
toán. Cụ thể, trong nội dung về vai trò của các chất dinh dưỡng đối
80 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

với hoạt động của cơ thể, London tổ chức cho HS tiến hành tính toán
lượng năng lượng cần thiết để có một cân nặng cân đối cho những
người thừa cân hay kiểm tra, phân tích và tính toán hàm lượng dinh
dưỡng từ các nhãn dán trên thực phẩm và thực đơn hàng ngày. Ở nội
dung về chế độ ăn uống lành mạnh, London (Jon Board and Alan
Cross, 2014) định hướng tổ chức cho HS tiến hành xác định lượng
năng lượng cần thiết của một chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày
hay thực hiện vẽ, phân tích và cải tiến bữa ăn tối trở nên tốt hơn…
Ngược lại, với nội dung về chế độ ăn uống không lành mạnh, HS
làm thí nghiệm với vỏ trứng trong 7 ngày và dự đoán ảnh hưởng của
đường đối với răng.
Cùng nội dung này, ở Ireland yêu cầu HS tự thực hiện làm món
sandwich (bánh mì) cho các bữa trưa ở trường. Tương tự Ireland,
Wales (Yr Adran Plant, et al., 2008a, 2008b) đưa ra yêu cầu HS vận
dụng tất cả những kỹ năng, kỹ thuật và công thức nấu ăn đã học để
làm ra các món ăn cũng như các sản phẩm khác.
Với nội dung về mối quan hệ của chế độ ăn uống đến cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, London (Greater London Authority, 2016) yêu
cầu HS đưa ra được các kế hoạch ăn uống cho các ngày cần luyện
tập nhiều hay các ngày được nghỉ ngơi như ngày Virgin London
Marathon, ngày thi chạy việt dã lớn nhất thế giới được tổ chức ở
London. Ngoài ra, HS còn tìm hiểu về nhu cầu năng lượng khác nhau
ở mỗi người và tính toán tỷ lệ trao đổi chất hàng ngày cũng như ước
tính về nhu cầu năng lượng HS cần nạp mỗi ngày thông qua các bữa
ăn và phân tích các bữa ăn đó trong khi Wales (Yr Adran Plant, et al.,
2008a, 2008b) lại có thêm phần nội dung tìm hiểu về quá trình cơ thể
sử dụng các chất dinh dưỡng làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp.
Bên cạnh đó, HSTH ở London còn được tìm hiểu thêm về các trang
web có thể dùng để tính toán năng lượng được sử dụng khi vận động
như tập thể dục và theo dõi xem trong bao lâu thì các năng lượng
này được sử dụng hết. Đáng chú ý, London còn tổ chức cho HS khảo
sát và tìm hiểu về thói quen ăn uống và luyện tập thể dục của những
người xung quanh…
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH... 81

Trong nội dung an toàn, đóng gói và bảo quản thực phẩm, Ireland
có định hướng cho HS tìm hiểu thực tế cách đóng gói và bảo quản
thực phẩm ở các cửa hàng…
• Châu Mỹ
Ở Texas (The Texas Education Code, 2013), với nội dung về
mối quan hệ giữa dinh dưỡng với sức khỏe, cuộc sống, HS được
yêu cầu tính toán lượng năng lượng hấp thụ từ thức ăn và lượng
năng lượng tiêu hao do các hoạt động sống hàng ngày. Cùng nội
dung trên, cả Texas và Rhode Island (Rhode Island Department of
Education, 2015) đều định hướng tổ chức hoạt động mô tả mức độ
ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông và văn hóa đến ưu tiên
lựa chọn thực phẩm hàng ngày của HS, chẳng hạn như hoạt động
khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các mục quảng cáo về
thức ăn nhanh hay ngũ cốc cho bữa sáng ảnh hưởng như thế nào
đến việc lựa chọn thức ăn cho bữa sáng của HS… Trong khi đó,
Ontario (The Ontario Public Service, 2019) quan niệm rằng việc
kết nối giữa nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng. Vì thế
Ontario tổ chức cho HS thực hiện kiểm tra, theo dõi những món ăn
gia đình thường ăn và cùng gia đình thực hành làm các món ăn để
mang đến trường.
Ở Belize (MOE, 2012) (The Ontario Public Service, 2019), sau
khi đã học xong các nội dung về GDDD, HS sẽ được yêu cầu sử
dụng kỹ năng giao tiếp để truyền đạt những hiểu biết của bản thân
về việc lựa chọn các thực phẩm lành mạnh cho nhiều đối tượng khác
nhau với các mục đích khác nhau.
• Châu Phi
Zambia (Jane Sherman, et al., 2007) và Ethiopia (USAID’s
Infant & Young Child Nutrition Project, 2011) tổ chức cho HS thực
hiện khảo sát về thuận lợi và khó khăn trong việc thu hoạch và sử
dụng các sản phẩm trong các khu vườn tại địa phương; theo dõi để
thay đổi và cải thiện chất lượng các bữa ăn của gia đình; chế biến
Shiro để sử dụng từ các thực phẩm thu hoạch được trong vườn…
82 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

Điểm đặc biệt riêng của Mauritius (Mauritius Institute of


Education, 2020) so với các nước còn lại đó chính là các hoạt động
được tổ chức để GDDD, phần lớn là những trò chơi học tập rất thú
vị. Cụ thể ở nội dung thói quen ăn uống lành mạnh, HS được yêu cầu
lựa chọn các loại thực phẩm cần thiết cho các bữa ăn thông qua các
trò chơi như ném vòng vào các loại thực phẩm HS lựa chọn hay trò
chơi truyền bóng: Người nhận bóng sẽ nêu một loại thức ăn phù hợp
cho một bữa ăn trong ngày. Hay với nội dung vệ sinh an toàn thực
phẩm, HS thực hiện trò chơi vòng quay thực phẩm và xác định xem
thực phẩm đó có an toàn hay không bằng cách tạo ra các dấu hiệu
như vỗ tay, gật đầu trái phải… Ngoài ra, Mauritius còn hướng đến
việc cổ vũ các bậc phụ huynh thúc đẩy con cái ăn uống lành mạnh
ngay từ khi còn nhỏ thông qua việc đưa ra các nhiệm vụ mà HS cần
nhờ phụ huynh tham gia cùng, cụ thể như HS nhờ phụ huynh cùng
mình chuẩn bị bữa trưa dinh dưỡng để mang đến trường.
• Châu Úc
Bên cạnh các nội dung GDDD tương đồng với các nước, Úc còn
tích hợp thêm nội dung giáo dục bảo vệ động và thực vật với thông
điệp: Động vật và thực vật giúp con người sống sót.
Với nội dung chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, tương tự như
Texas và Rhode (Châu Mỹ), New Zealand (MOE, 2014) tổ chức cho
HS thực hiện khảo sát, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của văn hóa xã
hội, các phương tiện công nghệ, truyền thông đến sự lựa chọn thực
phẩm của bản thân. Trong khi đó, Úc (Australian Curriculum, 2017)
lại tập trung tổ chức cho HS tiếp cận với những hướng dẫn thực
hiện ăn uống lành mạnh của quốc gia với các HĐTN như: Liệt kê lại
những gì đã ăn trong vòng 24 giờ trước để so sánh lượng thức ăn đã
ăn với đĩa “Hướng dẫn ăn uống lành mạnh” của chính quốc gia. Từ
đó, để phân tích, đánh giá về thói quen ăn uống của chính bản thân để
thay đổi tích cực hơn. Đồng thời, HS cũng giải thích bốn thông điệp
về ăn uống lành mạnh của Úc và đánh giá về mức độ ảnh hưởng của
các thông điệp đến các lựa chọn ăn uống của các em.
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH... 83

Tại Papua New Guinea (DOE, 2004a, 2004b), thông qua GDDD,
chương trình còn tích hợp rèn luyện cho HS ba kỹ năng quan trọng
là: giao thiếp và hợp tác, thể hiện thông qua việc yêu cầu HS thuyết
phục bố mẹ và bạn bè cùng lựa chọn và thực hiện các món ăn, thực
đơn tốt cho sức khỏe hay xây dựng, thiết kế các mục quảng cáo,
các bài thuyết trình để tuyên truyền các thông điệp về ăn uống lành
mạnh; kỹ năng quyết định và phản biện, thể hiện thông qua việc HS
chứng minh được các hậu quả có thể xảy ra khi ăn uống không cân
bằng hay tiến hành đánh giá các mục quảng cáo thực phẩm để tìm ra
các cách thức mà các công ty sử dụng để đánh lừa người sử dụng về
giá trị dinh dưỡng có trong sản phẩm; kỹ năng đương đầu và tự quản
lý, thể hiện thông qua việc HS trình bày được mức độ ảnh hưởng của
cảm xúc đến thói quen ăn uống và xác định sở thích cá nhân trong
việc lựa chọn các thực phẩm dinh dưỡng và các thức ăn nhẹ.
• Châu Á
Ngoài các nội dung GDDD tương đồng với các quốc gia
khác, một số nước ở châu Á đề tài tìm hiểu còn có thêm nội dung
nghiên cứu về một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng như béo phì,
suy dinh dưỡng...
Trong nội dung về các nhóm thức ăn, Singapore (MOE Singapore,
2014) cho HS luyện tập xác định các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ
sâu răng để hạn chế ăn kết hợp rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng
hàng ngày. Cũng với nội dung trên, khác với một số nước, Philippine
(DOSATSEI, 2011) không phân chia các nhóm thức ăn theo lượng
84 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

chất dinh dưỡng mà phân chia theo chức năng, cụ thể gồm ba nhóm:
Nhóm thức ăn cung cấp và duy trì năng lượng cần thiết (go foods),
nhóm thức ăn giúp tái tạo và đổi mới cơ thể (grow foods) và nhóm
thức ăn giúp cơ thể khỏe, đẹp (glow foods) nhằm nhấn mạnh tầm quan
trọng của thức ăn đối với sự phát triển của con người.
Tại nội dung phòng tránh thức ăn và nước bị nhiễm độc, HSTH
của Philippine được thực hành rửa chế biến và đóng gói thức ăn đảm
bảo vệ sinh; tìm hiểu quá trình sản xuất và tiêu thụ thức ăn thông qua
các hoạt động đọc các nhãn dán thực phẩm; mô phỏng và thực hành
giải quyết các trường hợp khẩn cấp như ngộ độc thực phẩm…
Với Oman, tương tự các quốc gia, khu vực ở châu Phi, Oman
(Health Education in The Sultanate of Oman, 2012) cũng tổ chức
cho HS tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho những
người đang sống chung với HIV/AIDS, đồng thời tìm hiểu về các
ngày quốc tế như: Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (01/12),
Ngày Lương thực Thế giới (16/10)…
3.3. Định hướng giáo dục dinh dưỡng nhìn từ chương trình giáo dục phổ thông môn
Khoa học 2018 của Việt Nam
Theo CTKH 2018 (MOET, 2018a), nội dung Dinh dưỡng ở
người thuộc chủ đề “Con người và sức khỏe” trong môn Khoa học
lớp Bốn với thời lượng chiếm nhiều nhất trên tổng thời lượng của
môn học (21% tương đương 14 tiết, trong đó nội dung Dinh dưỡng
ở người chiếm khoảng 10 tiết và các nội dung khác chiếm khoảng
4 tiết) có nhiệm vụ giúp HS có được các kiến thức cơ bản về dinh
dưỡng, sức khỏe, giúp HS có khả năng tự lựa chọn và thực hiện cho
mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
CTKH 2018 cũng đưa một số nội dung GDDD tương tự với các
quốc gia trên thế giới mà bài viết đã tìm hiểu như: Các nhóm chất dinh
dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng; chế độ ăn uống cân bằng;
vệ sinh an toàn thực phẩm và một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng…
Tuy nhiên, trái với các quốc gia trên, chương trình không đưa ra
định hướng tổ chức hoạt động cụ thể cho nội dung dinh dưỡng mà chỉ
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH... 85

đưa ra định hướng chung cho toàn môn học là tổ chức các hoạt động
tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống…
4. KẾT LUẬN
Có thể thấy GDDD là một vấn đề quan trọng và được quan tâm
đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với một số nước phát triển ở
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc như Anh, Mỹ, Úc… GDDD được định
hướng tổ chức dạy học tích hợp với giáo dục thể chất và sức khỏe
thông qua các HĐTN gắn liền với các nhiệm vụ HS cần thực hiện
hàng ngày. Đối với các nước còn gặp nhiều khó khăn ở châu Phi,
GDDD lại được định hướng kết hợp với việc tìm hiểu các vấn đề, tệ
nạn, bệnh dịch mà khu vực gặp phải có liên quan đến dinh dưỡng.
Tại Việt Nam, việc GDDD cũng đang được quan tâm và coi
trọng hơn. Tiếp thu những thành tựu giáo dục của các quốc gia tiên
tiến, nội dung Dinh dưỡng ở người trong môn Khoa học 4 nói riêng
và GDDD nói chung cũng đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo định
hướng triển khai thông qua các HĐTN nhằm tạo cơ hội cho HS vận
dụng các kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết các vấn đề liên quan
đến dinh dưỡng trong cuộc sống hàng ngày.
Như vậy, để có thể triển khai dạy học tốt nội dung Dinh dưỡng
ở người trong môn Khoa học 4 nói riêng và GDDD nói chung, GV
cùng các nhà giáo dục cần nghiên cứu, tìm hiểu về định hướng tổ chức
GDDD của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, GV có thể tự xây dựng nên
các hoạt động, đặc biệt là HĐTN phù hợp với HSTH vừa có thể đáp ứng
được mục tiêu, nội dung Dinh dưỡng ở người môn Khoa học 4, vừa phù
hợp với các yêu cầu trong việc phát triển năng lực, phẩm chất của HS
theo định hướng chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Australian Curriculum, Assessment and Reporting Authority. (2017).
The Australian Curriculum Health and Physical Education.
2. CDC. (2019). Opportunities for Nutrition Education in US Schools. U.S.
Department of Health and Human Services, United States.
86 KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022

3. Department of Education (DOE). (2004a). Health Lower Primary


Syllabus. Department of Education, Papua New Guinea.
4. Department of Education (DOE). (2004b). Health Lower Primary
Teacher Guide. Department of Education, Papua New Guinea.
5. Department of Science and Technology Science Education Institute
(DOSATSEI). (2011). Science framework for Philippine basic education.
6. Government of Ireland. (2009). Social, Environmental and Scientific
Education. The Stationery Office.
7. Greater London Authority. (2016). The London curriculum Science
(Biology) key stage 3. Greater London Authority City Hall.
8. Health Education in The Sultanate of Oman. (2012). Health Education
In Context: An International Perspective on Health Education in Schools
and Local Communities. Sense Publishers.
9. Hoang, P. (2019). Tu dien tieng Viet [Vietnamese Dictionary]. Hong Duc
Publishing House, Hochiminh City.
10. Jane Sherman, MA, BPhil; Ellen Muehlhoff, BSc, MSc. (2007).
Developing a Nutrition and Health Education Program for Primary
Schools in Zambia. J Nutr Educ Behav 2007, 39:335-342.
11. Isobel R Contento. (2008). Nutrition education: linking research, theory,
and practice. Asia Pac J Clin Nutr 2008;17(1):176-179
12. Jon Board and Alan Cross. (2014). Cambridge Primary Science.
Cambridge University Press.
13. Lan-Hee Jung, Jeong-Hwa Choi, Hyun-Mi Bang, Jun-Ho Shin and
Young-Ran Heo. (2015). A comparison of two differential methods for
nutrition education in elementary school: lecture- and experience-based
learning program. Nutrition Research and Practice 2015; 9(1):87-91.
14. Mauritius Institute of Education. (2020). Healthy kids programme
(Mauritius) Teacher’s guide Grades 2, 3, 4 & 5. Nestlé’s Products
(Mauritius) Ltd.
15. Ministry of Education. (2012). Primary School Science Curriculum.
West Landivar, Belize City.
16. Ministry of Education. (2014). Health and physical Education in the New
Zealand Curriculum. Learning Media Limited, Box 3293, Wellington,
New Zealand.
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH... 87
17. Ministry of Education and Training (MOET). (2018a). Chuong trinh
giao duc pho thong mon Khoa học 2018 [Science Education Curriculum
2018]. Hanoi.
18. Ministry of Education and Training (MOET). (2018b). Chuong trinh giao
duc pho thong Hoat dong trai nghiem va hoat dong trai nghiem, huong
nghiep 2018 [Experiential activities and experiential, career guidance
activities Education Curriculum 2018]. Hanoi.
19. Ministry of Education Human Resource Development Dominica. (2010).
Science and Technology curriculum Guide.
20. Ministry of Education Singapore. (2014). Physical education teaching &
learning syllabus Primary. Secondary & Pre-University.
21. Rhode Island Department of Elementary and Secondary Education.
(2015). Rhode Island department of Education Comprehensive Health
Instructional Outcomes.
22. The Ontario Public Service. (2019). The Ontario curriculum: Health and
Physical Education. Queen’s Printer for Ontario.
23. The Texas Education Code. (2013). Texas Essential Knowledge and
Skills for Health Education, Subchapter A. Elementary.
24. USAID’s Infant & Young Child Nutrition Project. (2011). Integration of
nutrition education into the Ethiopia Urban Gardens Program: Results
of recipe trials and focus group discussions. Addis Ababa, Ethiopia.
25. William C. Shiel Jr. (2020). Definition of nutrition. Retrived from https://
www.rxlist.com/nutrition/definition.htm
26. Yr Adran Plant, Addysg, Dysgu Gydol Oes a Sgiliau Department for
Children, Education, Lifelong Learning and Skills. (2008). Design and
technology in the National Curriculum for Wales. Welsh Assembly
Government.
27. Yr Adran Plant, Addysg, Dysgu Gydol Oes a Sgiliau Department for
Children, Education, Lifelong Learning and Skills. (2008). Science in the
National Curriculum for Wales. Welsh Assembly Government.
NHÀ XUẤT BẢN Giám đốc: (024) 39715011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Hành chính: (024) 39714899
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội Kinh doanh: (024) 39729437
Biên tập: (024) 39714896

Chịu trách nhiệm xuất bản:


Phó Giám đốc - Tổng Biên tập: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

Biên tập xuất bản: NGUYỄN THỊ THỦY


Biên tập chuyên môn: ĐẶNG TÙNG DƯƠNG
BÙI THỊ HƯƠNG GIANG
Chế bản: VÕ SINH VIÊN
Trình bày bìa: NGUYỄN NGỌC ANH
Đối tác liên kết: Viện Quốc tế Pháp ngữ
Địa chỉ: 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội

SÁCH LIÊN KẾT

KỶ YẾU CHUỖI HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN NGÀNH 2022


(Diderot advanced academic seminars 2022)
Mã số: 2L-300ĐH2022
In 100 bản, khổ 16x24cm tại Công ty Cổ phần in và Thương mại Ngọc Hưng
Địa chỉ: Số 296 đường Phúc Diễn, tổ dân phố số 1, P. Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Số xác nhận ĐKXB: 4604-2022/CXBIPH/02-377/ĐHQGHN, ngày 13/12/2022
Quyết định xuất bản số: 2044 LK-XH/QĐ - NXB ĐHQGHN, ngày 20/12/2022
In xong và nộp lưu chiểu năm 2022.

You might also like