You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

š¯›

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ LOGISTICS


ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU & QUÁ CẢNH

Họ và tên sinh viên: Lê Trần Anh Thư - 2025106050289


Mai Trần Hương Duyên - 2025106050494
Lê Ngọc Khánh Giang - 2025106050697
Ngành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Lớp: KITE.CQ.04
GVHD: Lê Văn Dũng

Bình Dương, tháng 3 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

š¯›

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ LOGISTICS


ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU & QUÁ CẢNH

Họ và tên sinh viên: Lê Trần Anh Thư - 2025106050289


Mai Trần Hương Duyên - 2025106050494
Lê Ngọc Khánh Giang - 2025106050697
Ngành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Lớp: KITE.CQ.04
GVHD: Lê Văn Dũng

Bình Dương, tháng 3 năm 2023

i
KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA
CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN


Tên học phần: Pháp luật về Logistics
Mã học phần: LOQL023
Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.04
Học kỳ: 2 Năm học: 2022-2023
Họ tên sinh viên: Lê Trần Anh Thư - 2025106050289
Mai Trần Hương Duyên - 2025106050494
Lê Ngọc Khánh Giang - 2025106050697
Đề tài: Pháp luật về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu & quá cảnh
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đánh giá


đa
Cán bộ Cán bộ Điểm thống
chấm 1 chấm 2 nhất
1 Xác định tên đề tài
0.5
nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu. 0.5

3 Tổng quan tình hình


1.0
nghiên cứu.

4 Thiết kế nghiên cứu. 1.0

5 Tiến hành nghiên cứu 2.0

6 Kết quả nghiên cứu 3.0

7 Đạo đức nghiên cứu 1.0

8 Hình thức 1.0

Điểm tổng cộng 10

Bình Dương, ngày 23 tháng 03 năm 2023


Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là tiểu luận nghiên cứu của riêng nhóm tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin và tài liệu
trình bày trong tiểu luận có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn.

Bình Dương, ngày 23 tháng 03 năm 2023

Nhóm tác giả

Lê Ngọc Khánh Giang

Lê Trần Anh Thư

Mai Trần Hương Duyên

iii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến
tất cả thầy cô trường Đại Học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng
em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian vừa qua. Em xin
cảm ơn thầy Lê Văn Dũng đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong
suốt thời gian học tập.

Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức và khả năng nghiên cứu, đồng thời
cũng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên chắc chắn rằng bài tiểu luận này
còn những khiếm khuyết và không tránh khỏi sự sai sót. Chúng em rất mong
nhận được sự quan tâm, xem xét và những ý kiến đóng góp ý kiến quý báu
của quý thầy cô.

iv
DANH MỤC VIẾT TẮT

TCHQ Tổng cục Hải quan

HQ Hải Quan

XK Xuất Khẩu

NK Nhập Khẩu

VBQPPL Văn bản quy phạm Pháp Luật

XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính

TDTHPL Theo dõi thi hành pháp luật

v
DANH MỤC BẢNG

STT Danh mục hình Trang

1 Bảng 1.1. Các khoản phí & lệ phí 13

2 Bảng 2.1. Số liệu tình hình vi phạm pháp luật 27

trong lĩnh vực hải quan của tổ chức

vi
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........1 1. Đặt vấn đề
...........................................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3

5. Ý nghĩa đề tài...............................................................................................3

6. Bố cục đề tài.................................................................................................3

B. NỘI DUNG..................................................................................................4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................4

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN..................4

1.1.1. Khái niệm về hải quan....................................................................4

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của hải quan...........................................4

1.1.3. Địa bàn hoạt động hải quan...........................................................4

1.1.4. Khái niệm Thủ tục hải quan..........................................................6

1.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN....................................................6

1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu..................................................................6

1.2.2. Khái niệm về nhập khẩu.................................................................6

1.2.3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu....................7

1.2.4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.............................13

1.3. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN VÀ ĐẠI LÍ HẢI
QUAN..........................................................................................................15

1.3.1. Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu:.............................................15

vii
1.3.2. Đối với hàng hóa quá cảnh...........................................................16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN..23

2.1. TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
......................................................................................................................23

2.1.1. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành và tổ chức
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật................................................23

2.1.2. Việc bảo đảm nhân lực, vật lực để thi hành pháp luật..............26

2.1.3. Tình hình tuân thủ pháp luật.......................................................27

2.2. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ....................................................................29

2.2.1. Ưu điểm..........................................................................................29

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân..............................................................30

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUÁT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI


QUAN.............................................................................................................33

KẾT LUẬN....................................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................36

viii
A. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đất

nước hội nhập quốc tế sâu rộng, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài

chính, trong những năm qua, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực thực hiện thực hiện

quản lý nhà nước về Hải quan, đảm bảo dòng chảy thương mại, đảm bảo thu

ngân sách nhà nước, đấu tranh chống buôn lậu, bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc

gia. Trong quá trình phát triển, Hải quan Việt Nam đã liên tục, kiên trì thực

hiện cải cách, hiện đại hóa, đạt được nhiều thành tựu góp phần phát triển kinh

tế xã hội nói chung và công cuộc xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam nói

riêng nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp thực

hiện thủ tục xuất nhập khẩu, nâng cao chỉ số giao dịch thương mại qua biên

giới và năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực hải quan. Ngành Hải quan

đã xây dựng hệ thống chính sách pháp luật hải quan đầy đủ, hoàn thiện theo

hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương cải cách thủ tục hành chính và

các chuẩn mực, cam kết quốc tế. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và các văn

bản hướng dẫn thi hành đã đặt nền tảng cho việc đổi mới toàn diện hoạt động

hải quan, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện phương pháp quản lý hải quan hiện

đại theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động kiểm tra,

giám sát hải quan, hướng tới quản lý doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu mục

tiêu chung của cải cách nền hành chính quốc gia; đảm bảo đúng định hướng

của Đảng và Nhà nước, tính thống nhất, toàn vẹn trong hệ thống pháp luật
1
Quốc gia. Thủ tục hải quan được đơn giản hóa, hài hòa hóa, các chế độ quản

lý hải quan được chuẩn hóa phù hợp với Công ước Kyoto sửa đổi; hệ thống

xác định trước giá trị hải quan, phân loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa đã

được xây dựng và phát triển phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Hải quan

thế giới; phương thức thực hiện thủ tục hải quan được thay đổi căn bản,

chuyển từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử, thủ tục hải quan

điện tử. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại được triển khai mạnh

mẽ, đã tổ chức lực lượng quản lý chặt chẽ các địa bàn trọng điểm, triển khai

hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, vận

chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn

hàng hóa ra vào biên giới, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu.Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TDTHPL

của cơ quan Hải quan cũng còn những tồn tại, hạn chế như: hoạt động này

chưa bao quát, toàn diện, chưa kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót,

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hình thức TDTHPL về XPVPHC còn đơn

điệu. Vì vậy nhóm tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về thủ tục hải quan đối

với hàng hóa xuất nhập khẩu & quá cảnh” để nghiên cứu và đề xuất các

giải pháp để Chất lượng các văn bản pháp luật ngày càng được nâng cao, tính

thống nhất, đồng bộ và khả thi của các văn bản pháp luật ngày càng được bảo

đảm.

2
2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về các khái niệm, quy định liên quan về thủ tục hải quan đối với

hàng hóa xuất nhập khẩu & quá cảnh.

Phân tích và đánh giá thực trạng thực thi thủ tục hải quan, từ đó đề xuất các

giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu &

quá cảnh.

Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được nghiên cứu bằng việc sử dụng các phương pháp như: phương

pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp mô

hình hóa, điển hình hóa các quan hệ xã hội, phương pháp phân tích quy phạm

và phân tích tình huống.

5. Ý nghĩa đề tài

Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của cơ quan Hải quan, qua đó

góp phần đảm bảo hoạt động nghiệp vụ của cơ quan, cán bộ, công chức Hải

quan trọng lĩnh vực hải quan được thực hiện đúng pháp luật. Kiến nghị sửa

đổi, bổ sung các VBQPPL có nội dung liên quan đến theo dõi thi hành pháp

luật trong lĩnh vực hải quan.

3
6. Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết

Chương 2: Thực Trạng Thực Thi Thủ Tục Hải Quan

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan

4
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN

1.1.1. Khái niệm về hải quan

Hải quan là cơ quan Nhà nước phụ trách việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát

hàng hóa. vật phẩm và phương tiện vận tải được phép dưa vào, đưa ra khỏi

lãnh thổ quốc gia, và thu thuế quan các loại động sản này.

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của hải quan

Chức năng: Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về

Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của

pháp luật có liên quan trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục Hải

quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tải khoản tại Kho bạc

Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính

quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong

phạm vi cả nước.

1.1.3. Địa bàn hoạt động hải quan

 Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Hải quan 2014 quy định địa bản hoạt động

hải quan bao gồm:

5
 Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân

dụng quốc tế.

 Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất

cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

 Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giảm sát hải quan, khu chế xuất,

khu vực ưu đãi hải quan.

 Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu

điện quốc tế. Trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan.

 Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải

quan.

 Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép

xuất khẩu, nhập khẩu, quả cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tưởng Chính phủ.

1.1.4. Khái niệm Thủ tục hải quan

Theo điều 4, luật Hải Quan 2014: “Thủ tục hải quan là các công việc mà

người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của

Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”.

1.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN

6
1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó chính là các loại hàng hóa

có nguồn gốc từ một nước và sản xuất ra với vai trò và mục đích là đem ra

các nước khác tiêu thụ.

1.2.2. Khái niệm về nhập khẩu

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa như sau: “Nhập

khẩu hàng hỏa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam tử nước

ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu

vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

1.2.3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu

1.2.3.1. Trình tự thực hiện

Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai bảo, nộp và xuất trình hồ sơ

hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và xuất trinh hàng hóa với hai

quan cửa khẩu để làm thủ tục và được giải quyết thông quan với cơ quan

Hải quan theo các bước sau:

 Bước 1: Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai bảo tờ khai hải

quan, nộp và xuất trình hồ sơ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu với hải quan

đồng thời xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra, giám sát, đối chiếu với

khai báo của chủ hằng trên tờ khai hải quan vả hồ sơ kèm theo (nếu có) theo

quy định về thủ tục hải quan cụ thể đối với từng loại hình hàng hóa xuất

7
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất-tái nhập, quá cảnh theo quy

định.

 Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ do chủ hàng hoặc người khai

hải quan nộp và xuất trình và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm

tra, giám sát đối chiếu xác định sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với khai

bảo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo để giải quyết các

chế độ thuế, lệ phí (nếu có), xử lý vi phạm (nếu có) và quyết định thông

quan theo trình tự thủ tục hải quan đã được quy định đối với từng loại hình

hàng hóa xuất, nhập cụ thể theo quy định.

 Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan",

trả tờ khai cho người khai hải quan.

 Bước 4: Phúc tập hồ sơ (Phúc tập hồ sơ hải quan là nghiệp vụ kiểm tra,

đối chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan của lô hàng).

1.2.3.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Chi cục hải quan

1.2.3.3. Thời gian nộp hồ sơ hải quan

Hàng hóa NK: trước khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30

ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Hàng hóa XK: chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

8
1.2.3.4. Thời gian quyết định

1) Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau

khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của

Luật Hải quan.

2) Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục

hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Hải quan,

thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế

hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời

điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.

b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc

kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan

hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về

chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm

theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra

thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên

ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra

phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết

định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia

hạn tối đa không quả 02 ngày.

9
c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo

đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

1.2.3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 Theo điều 2, luật Hải Quan 2014:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất

cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

- Tổ chức, cá nhân có quyển và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu,

nhập khẩu, quá cảnh hảng hỏa, xuất canh, nhập cảnh, quả cảnh phương tiện

vận tải.

- Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

- Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải

quan.

1.2.4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh

1.2.4.1. Khái niệm hàng hóa quá cảnh

Điều 241 Luật Thương mại 2005 quy định: “Quá cảnh hàng hóa là việc vận

chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ

Việt Nam. Kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng,

thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong

thời gian quá cảnh”.

10
1.2.4.2. Quy định chung về hàng hóa quá cảnh

 Theo Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

a) Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ,

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phỏng. Bộ Công an báo cáo

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quả cảnh.

b) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cẩm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng

xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định

của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.

c) Đối với hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b trên, thủ tục

quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.

1.3. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN VÀ ĐẠI LÍ HẢI

QUAN

1.3.1. Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu:

1.3.1.1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm

a) Khai và nộp tờ khai hải quan: nộp hoặc xuất trình chứng tử thuộc hồ sơ

hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật HQ 2014.

b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tại đến địa điểm được quy định để kiểm

tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp

luật về thuế, phi, lệ phi và quy định khác của pháp luật có liên quan.

11
1.3.1.2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan, công chức hải quan có trách

nhiệm

a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan

b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải

c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về

thuế, phi, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan

d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận

phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

1.3.2. Đối với hàng hóa quá cảnh

1.3.2.1. Trách nhiệm của người khai hải quan

Khai thông tin Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chi tiêu thông tin quy

định tại mẫu số 07 Phụ lục II, các Bản kê theo các chỉ tiêu thông tin quy

định tại mẫu số 09, mẫu số 10, mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm thông tư

này và gửi kèm các chứng từ trong hồ sơ hải quan khác quy định tại điểm b

khoản 1 Điều này khi đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập thông qua hệ

thống. Trường hợp hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận

chuyển hàng hóa qua hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a

khoản 10 Điều 50 thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng 2) và các chứng từ

tại điểm b.4, điểm b.5 chưa thực hiện trên cổng thông tin một cửa quốc gia,

12
người khai hải quan nộp các chứng từ này cho cơ quan hải quan nơi hàng

hóa vận chuyển đi để kiểm tra.

Sau khi tờ khai vận chuyển độc lập đã được phê duyệt, cung cấp thông tin số

tờ khai vận chuyển độc lập (Thông bảo phê duyệt khai báo vận chuyển) cho

cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng

hóa vận chuyển đến để thực hiện niêm phong, kiểm tra niệm phong, kiểm tra

thực tế hàng hóa, giám sát hàng hóa tại nơi vận chuyển di và vận chuyển

đến.

Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong (nếu có),

kiểm tra thực tế trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật

theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Khai bổ sung tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại khoản 7 Điều 50

Thông tư nảy (nếu có).

Trường hợp lô hàng được vận chuyển nhiều chuyến thì người khai hải quan

lựa chọn khai báo Tờ khai vận chuyển độc lập một lần cho cả lô hàng hoặc

khai báo tờ khai vận chuyển độc lập cho từng lần vận chuyển nhưng phải

đảm bảo thời gian vận chuyển đã đăng ký theo hướng dẫn tại mẫu số 07 Phụ

lục II ban hành kèm thông tư này. Trường hợp thời gian vận chuyển vượt

qua thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan mà lô hàng chưa được vận

chuyển hết thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung thông tin số

lượng hàng hóa đã thực vận chuyển và thực hiện khai bảo trên tờ khai vận

13
chuyển độc lập mới đối với số lượng hàng hóa còn lại chưa thực hiện vận

chuyển đi.

Sử dụng phương tiện vận tải gắn thiết bị theo dõi hành trình và kết nối với

Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, Chi cục Hải quan nơi hàng

hóa vận chuyển đến trong trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong

container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện dễ vận

chuyển tử nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại bằng đường thủy nội địa.

1.3.2.2. Trách nhiệm của chỉ cục Hải quan

 Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:

Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng 2), cơ quan hải quan

và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hướng dẫn người khai hải quan khai bổ

sung các thông tin khác trên Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc các bản kẻ (nếu

có). Trường hợp phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực

hiện kiểm tra thực tế hàng hỏa theo quy định tại Điều 29 thông tư này. Kết

quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06 Phụ

lục V ban hành kèm Thông tư này và cập nhật vào hệ thống.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện hành vi khai sai các chỉ tiêu thông tin

trên tờ khai vận chuyển độc lập và các Bản kê thuộc hồ sơ hải quan thì thực

hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và hướng dẫn người khai hải

quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 50 thông tư số

39/2018/TT-BTC.

14
Cơ quan HQ phê duyệt tở khai vận chuyển độc lập trên hệ thống trong vòng

02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan hợp lệ do người khai hải

quan khai, nộp.

Đối chiếu thông tin số lượng, số hiệu container (đối với hàng hóa đóng trong

container), số lượng gọi, kiện (đối với hàng hóa là hàng rời) giữa thực tế

hàng hóa do người khai hải quan xuất trinh với thông tin khai trên tờ khai

vận chuyển độc lập; thực hiện niêm phong hàng hóa đối với các trường hợp

phải niêm phong lại quan theo khoản 3, khoản 5 Điều 50 Thông tư này và

cập nhật số niêm phong hải quan trên hệ thống.

Trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít,

nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện vận chuyển và vận chuyển bằng

đường thủy nội địa từ nước ngoài vào Việt Nam, không thể thực hiện được

việc kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển hoặc không thể thực hiện

được việc niêm phong hải quan, Chi cục Hải quan của khẩu nhập có trách

nhiệm thông tin về tinh trạng của lô hàng để Chi cục Hải quan nơi hàng hóa

vận chuyển đến thực hiện kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển, kiểm

tra đối chiếu thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình với thông

tin khai trên tờ khai vận chuyển độc lập. Chi cục Hải quan vận chuyển đi có

trách nhiệm theo dõi hàng hóa vận chuyển đi để phối hợp với Chi cục Hải

quan cửa khẩu nơi hàng hóa vận chuyển đến hoặc các cơ quan liên quan

trong trường hợp hàng hóa không vận chuyển đúng tuyến đường, dùng thời

gian đã đăng ký hoặc xảy ra các sự cố trong quá trình vận chuyển.

15
Trường hợp hảng hóa không thể niêm phong (hàng rời, hàng hóa siêu

trưởng, siêu trọng, hàng cổng kênh), cơ quan hải quan phải lập biên bản

chứng nhận theo mẫu số 35 BBCN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông

tư này, chụp ảnh nguyên trạng và ghi nhận thông tin chi tiết vào Hệ thống

gồm: tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có).

Cơ quan hải quan cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào hệ thống

và theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giảm sát hải quan.

Trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi

của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến, Chỉ cục Hải quan

nơi hàng hóa được vận chuyển di chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi

hàng hóa vận chuyển đến, đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Điều tra chống

buôn lậu tổ chức xác minh và xử lý.

Trường hợp hệ thống không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa

qua hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 10 Điều 50

Thông tư này.

 Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển

đến:

Tiếp nhận hàng hóa kèm thông tin số tờ khai vận chuyển độc lập đã được

phê duyệt do người khai hải quan xuất trình và kiểm tra các thông tin về tờ

khai vận chuyển độc lập trên hệ thống.

16
Kiểm tra tình trạng niêm phong hoặc nguyên trạng hàng hóa, đối chiếu

thông tin số niêm phong thực tế với số niêm phong hải quan (nếu có) hoặc

số hiệu niêm phong hãng vận chuyển (nếu có) trên tờ khai vận chuyển độc

lập, bản kê danh sách container gửi kiện hoặc đối chiếu nguyên trạng hàng

hóa với các thông tin về hàng hóa đã được cập nhật trên hệ thống trong

trường hợp không thể niêm phong.

Trường hợp hàng hóa quá cảnh được chia trong container xếp chồng khít,

nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện vận chuyển, được vận chuyển ra

nước ngoài bằng đường thủy nội địa, căn cứ thông tin về lộ trình, thời gian

vận chuyển, các cảnh báo trên hệ thống giám sát, thông tin của Chi cục Hải

quan vận chuyển đi về tình trạng lô hàng, thông tin trên thiết bị theo dõi

hành trình, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc kiểm tra niêm

phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển, kiểm tra tình trạng

nguyên trạng của hàng hóa.

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật (bao gồm cả trường hợp có dấu

hiệu vi phạm khi kiểm tra theo quy định tại điểm 2 khoản này) thì Chi cục

trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy

định và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Kết quả kiểm

tra thực tế được ghi trên phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu

06/PGKQKTGSQL Phụ lục V ban hành kèm thông tư này.

Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào hệ thống ngay sau khi

hàng hóa được vận chuyển đến.


17
Trường hợp hàng hóa quá cảnh xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội

địa, đường sắt liên vận quốc tế, cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến

đích vào hệ thống, giám sát hàng hóa từ khi vào khu vực giám sát hải quan

tại cửa khẩu xuất cho đến khi hàng hóa xuất khẩu qua biên giới và thực hiện

cập nhật thông tin hàng hóa đã thực xuất trên hệ thống.

Trường hợp hệ thống không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa

qua hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 10 Điểu 50

Thông tư này.

18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN

2.1. TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

2.1.1. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành và tổ chức thực

hiện văn bản quy phạm pháp luật

2.1.1.1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Luật và các văn bản quy định

chi tiết, hướng dẫn thi hành

Quá trình triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan nói

chung, Tổng cục Hải quan luôn có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị

thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan chức năng như Công an, Viện Kiểm sát, Bộ

Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đã được thực hiện khá tốt để bảo

đảm việc xử phạt được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng quy định của

pháp luật.

2.1.1.2. Việc ban hành văn bản hướng dẫn

Để hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan, trên cơ sở quy định mới của Luật Hải quan và các văn bản quy định

chi tiết thi hành Luật Hải quân 2014, Tổng cục Hải quan đã báo cáo để Bộ

Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2016/ND-CP sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP, TCHQ đã xây

dựng và báo cáo Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 155/2016 TT-BTC quy

định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Nghị định
19
45/2016/ND-CP (thay thế Thông tư số 190/2013/TT-BTC). Tổng cục Hải

quan đã ban hành Ban hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải

quyết khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến việc xử phạt vi

phạm hành chính của cơ quan Hải quan và bản hướng dẫn sử dụng mẫu biên

bản, quyết định và thông báo sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính và

cưỡng chế thi hành quyết định hành chính của cơ quan Hải quan.

Đến nay, hệ thống văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan đã được hoàn thiện (Nghị định, Thông tư, Quy trình nghiệp vụ), là cơ

sở quan trọng để cơ quan Hải quan thực hiện việc xử phạt vi phạm hành

chính. Qua việc triển khai thực hiện các văn bản này, trên cơ sở kiểm tra và

thông tin phản ánh, báo cáo của cơ quan Hải quan địa phương, về cơ bản,

các quy định của Nghị định và Thông tư đã đáp ứng được yêu cầu công tác

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

2.1.1.3. Công tác phổ biển, tuyên truyền Luật xử lý vi phạm hành chính và

các văn bản hướng dẫn thi hành

Ngay sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 127/2013/NĐ-

CP. Nghị định 45/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban

hành, để các đơn vị trong hệ thống cơ quan Hải quan có thể nắm vững được

các quy định mới của các văn bản này trong quá trình tác nghiệp, hạn chế

khiếu nại, khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định xử phạt vi phạm

hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan,

Tổng cục Hải quan đã nhanh chóng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn
20
nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thông qua nhiều hình thức

khác nhau, cụ thể: Tổ chức hội nghị trực tuyến trong toàn hệ thống Hải quan

cho hơn 1.500 cán bộ, công chức. Đối với một số đơn vị Hải quan có hoạt

động xuất nhập khẩu lớn, thưởng hay xảy ra vi phạm hành chính phức tạp,

Tổng cục Hải quan đã cử cán bộ tập huấn trực tiếp tại đơn vị; trực tiếp giải

đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật

về xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã tổ chức tập

huấn cho nhiều đơn vị như các Cục Hải quan: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Lào

Cai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đăk Lăk, Bình Dương, Hà Nội. Bên cạnh đó,

Tổng cục Hải quan còn phối hợp với Phỏng Thương Mại và Công nghiệp

Việt Nam tổ chức tập huẩn cho khoảng hơn 800 doanh nghiệp có hoạt động

xuất nhập khẩu tại 2 miền Bắc, Nam về nội dung các văn bản. Ngoài ra,

thông qua Cổng thông tin điện tử, Tổng cục Hải quan đã giải đáp nhiều câu

hỏi về xử phạt vi phạm hành chính do tổ chức, cá nhân gửi đến chuyên mục

hỏi đáp của Cổng thông tin điện tử của Tổng cục: biên tập các câu hỏi - đáp

về xử phạt vi phạt trong lĩnh vực hải quan để đăng tải trên Cổng thông tin

điện tử của Tổng cục Hải quan.

2.1.1.4. Về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Để đảm bảo các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được

thực hiện đầy đủ, chặt chẽ; kịp thời phát hiện và sửa chữa các sai sót (nếu

có) phát sinh trong quá trình thực hiện, Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan

các tỉnh, thành phố hàng năm đều duy trì chế độ kiểm tra công tác xử phạt vi
21
phạm hành chính của các đơn vị trực thuộc để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh

những sai sót, yếu kém.

2.1.1.5. Công tác bảo đảm của tình hình thi hành pháp luật

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, Tổng cục Hải quan luôn có báo cáo đánh giá

về tình hình thi hành pháp luật; tình hình thực hiện chế độ thống kê. Các báo

cáo đánh giá luôn được thực hiện đúng thời gian, với đầy đủ các nội dung

theo dùng yêu cầu, mẫu đề cương báo cáo do Bộ Tư pháp ban hành.

2.1.1.6. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo

Cơ quan Hải quan luôn chú trọng trong việc đầu tư thời gian, nhân lực trong

việc giải quyết triệt để các khiếu nại, khiếu kiện phát sinh liên quan đến việc

xử phạt vi phạm hành chính. Tổng cục Hải quan luôn quán triệt tới toàn thể

cán bộ, công chức làm công tác này phải luôn trau dồi kiến thức nghiệp vụ

và kiến thức liên quan đến pháp luật về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện kịp

thời phát hiện và sửa chữa các sai sót (nếu có) phát sinh trong quá trình thực

hiện.

2.1.2. Việc bảo đảm nhân lực, vật lực để thi hành pháp luật

2.1.2.1. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

Đa số (22/35) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có cấp Phòng làm công tác tham

mưu giúp Lãnh đạo Cục chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục về xử phạt vi phạm

pháp luật hải quan.

22
Tuy nhiên, qua theo dõi chung trong toàn hệ thống Hải quan thấy rằng, cán

bộ, công chức làm công tác này còn thiếu, kiêm nhiệm nhiều công việc. Vì

vậy, khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành

chính còn những khó khăn, vương mắc nhất định; đặc biệt là đối với việc

tham mưu xử lý những vụ việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên sâu.

Kỹ năng thiết lập hổ sơ xử lý: lập biên bản vi phạm, xác lập căn cứ để làm

rõ hành vi vi phạm của một số công chức Hải quan thi hành công vụ còn hạn

chế, nội dung biên ban chưa chặt chẽ, dẫn đến khó khăn khi xử lý.

2.1.2.2. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

Đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý vi phạm hải quan, thông qua hệ

thống đã cập nhật, phân tích đầy đủ các thông tin, số liệu về vi phạm hành

chính trong toàn hệ thống Hải quan để giúp việc quản lý, điều hành hoạt

động hải quan được nhanh chóng, thuận lợi, đem lại hiệu quả; đảm bảo điều

kiện về mặt bằng, phương tiện làm việc (máy tính, tủ hồ sơ...).

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể chung về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công

tác này còn thiếu, chưa đảm bảo phục vụ công tác này một cách tốt nhất (ví

dụ: hệ thống quản lý vi phạm có những vướng mắc trong cập nhật dữ liệu,

chậm đường truyền, các thông tin thu được chưa được tổng hợp, xử lý kịp

thời, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý...

23
2.1.3. Tình hình tuân thủ pháp luật

2.1.3.1. Tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm

quyền

Về cơ bản, công tác xử phạt vi phạm hành chính tại các đơn vị thuộc, trực

thuộc Tổng cục đã triển khai toàn diện, công chức Hải quan tuân thủ các quy

định của pháp luật và của tổng cục hải quan về xử phạt vi phạm hành chính;

hồ sơ xử phạt nhìn chung đã được thiết lập đầy đủ, đúng quy định; các quyết

định xử phạt đảm bảo phù hợp về nội dung, hình thức; việc xác định hành vi

vi phạm, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc xử phạt. áp dụng

hình thức xử phạt bổ sung cơ bản theo đúng quy định; báo cáo tổng hợp đề

xuất việc xử phạt ở nhiều đơn vị đã nêu chi tiết, có căn cứ, đã xác định các

tinh tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tạo cơ sở để người có thẩm quyền có căn cứ ra

quyết định xử phạt đúng quy định; hầu hết các quyết định xử phạt đã được

ban hành dùng thẩm quyển, trình tự, thủ tục và được thực hiện một cách đầy

đủ.

Một số tồn tại cụ thể về việc tuân thủ trong công tác này: Việc xác lập biên

bản vẽ phụ hành chính có những trường hợp chưa tuân thủ đúng quy định;

Báo cáo tổng hợp để xuất việc xử phạt khi đưa ra kết luận còn thiếu, chưa

chặt chẽ; đề xuất xử lý còn chưa chính xác; Khi ban hành một số. Quyết

định chưa tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền ra quyết

định và phải đúng về hình thức, nội dung, áp dụng chế tài: Khi tạm giữ tang

vật, phương tiện vi phạm hành chính có trường hợp chưa có quyết định bằng
24
văn bản kèm theo biên bản tạm giữ, không ghi cụ thể thời gian tạm giữ tang

vật việc lưu giữ hồ sơ, chứng từ tại một số đơn vị còn chưa thống nhất, chưa

đẩy đủ theo quy định.

2.1.3.2. Tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cả nhân

Bảng 2.1. Số liệu tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan

của tổ chức

(Nguồn : Báo cáo của Tổng Cục Hải Quan )

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải

quan của tổ chức, cá nhân nhận thấy: một số tổ chức, cá nhân chưa tuân thủ

pháp luật hải quan, còn lại dụng sự thông thoáng, chính sách ưu đãi dễ buôn

lậu, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật hải quan. Việc vi phạm pháp

luật còn xảy ra là do ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân,

doanh nghiệp chưa cao.

25
2.2. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ

2.2.1. Ưu điểm

Tổng cục Hải quan luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ và các

Bộ. ngành có liên quan. Tổng cục kịp thời chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh,

thành phố triển khai các nội dung quy định của pháp luật xử phạt vi phạm

hành chính.

Duy trì chế độ kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính của các đơn vị

trực thuộc để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, yếu kém.

Tổng cục Hải quan định kỳ hàng năm đều có văn bản đánh giá tình hình

thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, chỉ

ra những kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại cẩn chân chính của công

tác này.

Trong thời gian qua, công tác theo dõi thi hành pháp luật được lãnh đạo các

Cục Hải quan địa phương quan tâm và triển khai thực hiện .

Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Viện Kiểm sát,

Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đã được thực hiện khá tốt để

bảo đảm việc xử phạt được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng quy định của

pháp luật.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động kiểm tra công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải

quan chủ yếu mới được thực hiện ở một số ít đổi tượng nên chưa thể bao
26
quát, toàn diện, chưa kịp thời chấn chính những sai sót, tháo gỡ khó khăn,

vướng mắc; chưa phát hiện, kịp thời động viên, khuyến khích và nhân rộng

những điển hình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh

vực theo dõi tình hình xử phạt vi phạm hành chính về hải quân.

Hình thức theo dõi xử phạt vi phạm hành chính còn đơn điệu, chủ yếu căn

cứ trên báo cáo của các Cục Hải quan địa phương. Trong khi nhiều báo cáo

của các Cục Hải quan địa phương còn sơ sải chưa đảm bảo về chất lượng và

thời gian.

Kết quả công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải quan chưa tạo

được sự lan tỏa trong toàn hệ thống Hải quan, chưa phục vụ được nhiều cho

mục tiêu nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hải quan nói chung và công

tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chinh về hải quan nói riêng, hoàn thiện

pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thể chế trong công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải quan còn

thiếu và yếu như Nghị định 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn còn

bộc lộ một số hạn chế cần sửa dổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả công tác

theo dõi thi hành pháp luật nói chung và theo dõi xử phạt vi phạm hành

chỉnh về hải quan nói riêng.

Do công tác theo dõi thi hành pháp luật nói chung và công tác theo dõi xử

phạt vi phạm hành chính về hải quan là một hoạt động khổ cả về lý luận và

thực tiễn nên việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác này

vẫn còn hạn chế, chưa thực sự sâu sát và đẩy đủ.
27
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tinh hình công tác xử

phạt vi phạm hành chính về hải quan từ cấp Tổng cục đến các Vụ, Cục, các

Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố còn lúng túng.

Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác theo dõi xử phạt vi

phạm hành chính còn thiếu và yếu; lực lượng của bộ pháp chế tại các Cục

Hải quan địa phương còn thiếu và phải kiêm nhiệm.

 Riêng về thực trạng thực hiện pháp luật về thủ tục hải quan:

Một là: Tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức hải quan được bố trí, sắp

xếp làm nghiệp vụ thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chưa thông thạo kỹ

năng, trình độ, kiến thức chuyên môn hạn chế, dẫn đến giải quyết công việc

không dứt điểm, không làm hết chức năng: còn có tư tưởng trông chờ, dựa

dẫm, ỷ lại chỉ đạo từ cấp trên.

Hai là: Thủ tục hải quan điện tử mới chỉ triển khai áp dụng 4 chi cục trong

đơn vị nên khi luân chuyển cán bộ công chức mới tiếp nhận công việc tại chi

cục đã triển khai thủ tục hải quan điện sẽ bỡ ngỡ, không quen sử dụng hệ

thống thông quan điện tử. Mặt khác, phần mềm thủ tục hải quan điện tử mới

được triển khai áp dụng thường hay mắc lỗi (do người sử dụng hoặc do phẩn

mềm) làm chậm thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.

28
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUÁT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI

QUAN

Tổ chức triển khai thực hiện trao đổi dữ liệu trong ngành Tài chính giữa các

cơ quan thành viên như Tổng cục thuế, TCHQ, kho bạc, ngân hàng, làm nền

tảng cho các Bộ ngành khác kết nối vào hệ thống. Trước mắt triển khai ngay

việc nối mạng giữ kho bạc, ngân hàng và cơ quan hải quan để khắc phục

tình trạng cưỡng chế nhằm quản lý việc thu nộp ngân sách, thanh toán của

DN qua hệ thống kho bạc, ngân hàng.

Triển khai thực hiện Chính phủ điện tử, phát triển thương mại điện tử thực

hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đối với các cơ quan

nhà nước. Trước mắt nhà nước nên triển khai Chính phủ điện tử đối với một

số bộ ngành như bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại bộ y tế.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Khoa học Công

nghệ, là những Bộ, ngành liên quan mật thiết với ngành hải quan.

Khi hội nhập ASEAN là chúng ta tham gia vào xây dựng cộng đồng kinh tế

chung với nội dung quan trọng nhất là: đầu tư vào thương mại tử nước này

sang nước khác trong nội khối, trong đó hải quan các nước là lực lượng quan

trọng chốt các cửa khẩu làm hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất, kiểm soát hàng

hóa ra vào, thứ hai là kiểm tra chống buôn lậu. Do vậy, hải quan ASEAN

phải tiến bộ và phải thống nhất từ thủ tục hải quan, biểu thuế chung và cách

thức kiểm soát hàng hóa để mọi thương nhân không chỉ thương nhân Việt

29
Nam đi các nước thuận lợi mà ngược lại thương nhân các nước khác đến

Việt Nam cũng thuận lợi.

Xây dựng cơ sở pháp lý cho thủ tục hải quan điện tử trên cơ sở nội luật hóa

các chuẩn mực quốc tế.

Cải tiến quy trình thủ tục hải quan như khai hải quan, kiểm tra hàng hoá,

giám sát hải quan, chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ. Tất cả yêu

cầu trên đều phải đảm bảo cải tiến quy trình và thủ tục hải quan một cách

toàn diện, tăng cường sự kiểm soát của cơ quan hải quan đối với hàng hóa

nhập khẩu, năng cao khả năng thu thuế, thực hiện có hiệu quả công tác đấu

tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng khả năng cạnh tranh của các

DN trong nước.

Nâng cao chất lượng thông quan hàng hoá bằng việc bổ sung công chức hải

quan có trình độ, kiến thức hiểu biết ở các lĩnh vực khác nhau đáp ứng nhu

cầu phát triển đa dạng hiện nay. Xây dựng nguồn nhân lực trong môi trường

thủ tục hải quan điện tử. Bồi dưỡng cán bộ nguồn làm đội ngũ kề cận tạo đà

cho sự phát triển sau này, nâng cao vị thế của ngành hòa nhập với sự phát

triển của đất nước.

Đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại hỗ chợ cho công chức hải

quan làm thủ tục cho khách ở cường độ cao, không gây ách tắc.

30
KẾT LUẬN
Sau hơn 2 năm vật lộn với đại dịch Covid-19, sự vươn lên trong nền kinh tế

nước nhà là một dấu hiệu vô cùng đáng mừng cho Nhà nước cũng như

người dân. Mà nổi bật hơn hết là sự khởi sắc không ngừng của ngành dịch

vụ logistics, vì vậy sự hoàn thiện mình trong công tác hải quan là một điều

tất yếu. Tiểu luận đã giới thiệu một cách bao quát về các khái niệm cơ bản

đồng thời đi vào cụ thể quá trình thực hiện thủ tục hải quan trong xuất nhập

khẩu. Và đáng để tâm nhất, các vấn đề tiềm ẩn hay nổi cộm trong pháp luật

về thủ tục hải quan đã được đề cập, phân tích để có thể đưa ra những giải

pháp khả thi, hữu hiệu nhất. Tất cả đều hướng đến một công tác hải quan

hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủy Trần (2022), Ngành logistics phát triển bứt phá vượt qua khó khăn,

phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 , <

https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/nganh-logistics-phat-trien-but-pha-

vuot-qua-kho-khan-phuc-hoi-manh-me-sau-dai-dich-covid-19.html >, [ Truy

cập ngày 10/3/2023].

2. Quốc hội (2014), Số hiệu: 54/2014/QH13 "luật Hải quan” ngày

23/06/2014, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính (2018), “Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính",Thư viện pháp luật . Hà Nội.

4. Nghị định số 69/2018/ND-CP ngày 15/05 2018 của Chính phủ về việc

hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.

5. Thông tư số 186/2012/TT-BTC ngày 02/11/2012, về việc quy định mẫu tờ

khai, phụ lục tờ khai hàng hóa quá cảnh và chế độ in, phát hành, quản lý, sử

dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa quá canh .

6. Âu Gia Hiền và các cộng sự (2013), Thủ tục hải quan đối với hàng hóa

xuất nhập khẩu, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

7. Lê Thủy Tiên (2022), Tổng cục Hải quan Việt Nam là gì ? Nhiệm vụ và

cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam ?, Luật Minh Khuê, <

https://luatminhkhue.vn/tong-cuc-hai-quan-viet-nam-la-gi-nhiem-vu-va-co-

cau-to-chuc-cua-tong-cuc-hai-quan-viet-nam.aspx > [ Truy cập 13/3/2023 ].

32
8. Đặng Phan Thị Hương Trà, 2022. Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng

hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? Những ai phải thực hiện

thủ tục hải quan?, <

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/thu-tuc-hai-quan-

dien-tu-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-

nhung-ai-phai-t-989582-55468.html > [ Truy cập 15/03/2023 ]

9. Quốc hội ( 2016 ), Luật số: 107/2016/QH13 - Luật thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu (4 ngày 06 tháng 4 năm 2016), Hà Nội.

33

You might also like