You are on page 1of 11

Chốt 2023:

Phần I : Chủ đề nghị luận xã hội => quyết định ngữ liệu Đọc – Hiểu:

I/ Phẩm chất cần có của thanh niên thời đại hôm nay: để đi đến thành công:
1. Ý chí ( bản lĩnh, nghị lực, nỗ lực đi đến cùng, đam mê, nhiệt huyết ...)

2. Niềm tin ( Vào cuộc sống, vào chính mình)

3. Khát vọng ( lí tưởng xã hội – lẽ sống cống hiến) – Ước mơ/ mục đích
sống
II/ Kĩ năng sống:
1. Kĩ năng thích ứng ( k/n vượt áp lực, hướng tới tích cực, đi về phía mặt
trời)
2. Kĩ năng quản trị bản thân ( Quản lí nhận thức – hành vi – cảm xúc, mình
phải là mình, tự nhận thức về mình...)
3. Kĩ năng hoạch định tương lai
III/ Ứng xử văn hóa:

1. Người với người ( tử tế - tình thương – lòng nhân ái – đoàn kết...)


2. Môi trường mạng xã hội: 1/12 quốc gia có độ phổ cập mạng cao nhất thế
giới.
3. Môi trường sống ( chất thải nhựa, ý thức bảo vệ môi trường)

Nghị luận văn học:


Khả năng 1: Giữ nguyên dạng 2022 ( Dạng liên hệ)
- Cho 1 ngữ liệu ( Văn, Thơ, Kịch): Nhiệm vụ phân tích ( 2,5 -> 3.0 đ)
- Liên hệ với 1 ngữ liệu cùng tác phẩm => Nhận xét về 1 phương diện nghệ
thuật / tư tưởng – thường là p/c t/g ( 0.5 -> 1.0)
Khả năng mới: Dạng tích hợp
- Cho 2 ngữ liệu ở 2 vị trí khác nhau trong 1 t/p / Hoặc 2 ngữ liệu cùng dạng
trong 2 tác phẩm có chung chủ đề (phân tích 3.0 đ)
- Rút ra nhận xét giống/ khác ( 1.0 đ)

Cấu trúc của bài NLVH tích hợp


Kiểu: Tích hợp đơn: Tích hợp hai đoạn trong cùng tác phẩm
A. Mở bài : Đúng chủ đề, đề tài, yêu cầu nêu ở đề bài
( cùng với Kết bài : 0.5 đ)
B.   Thân bài ( 4.5 điểm):
I/ Giới thiệu ( 0.5):
1. Tác giả, tác phẩm ( ngắn gọn khoảng 5 đến 10 dòng)
2. Giải thích về chủ đề, đề tài bàn luận

II/ Phân tích hai ngữ liệu ( 3 điểm ):


1. Phân tích ngữ liệu A ( 1.5đ): Khoảng 1.5 mặt giấy
 Giới thiệu vị trí, bối cảnh xuất hiện A ( 0.25 đ)
 Khai thác phân tích A cả nội dung và nghệ thuật (1.25 đ)
2.Phân tích ngữ liệu B ( 1.5 đ): Khoảng 1.5 mặt giấy
*Giới thiệu vị trí, bối cảnh xuất hiện B  ( 0.25 đ)
*Khai thác phân tích B cả nội dung và nghệ thuật   (1.25đ)
III.So sánh: Bắt buộc thực hiện sau phân tích
1. Giống nhau: Tìm những nét chung ( 0.5 đ)
2. Khác nhau : Tìm những nét riêng  (0.5 đ)

C.Kết bài: Tổng quát chủ đề, đề tài so sánh

So sánh đôi: Tích hợp NLĐSĐ – AĐĐTCDS?


A. .Mở bài : Đúng chủ đề, đề tài, yêu cầu nêu ở đề bài ( cùng với Kết bài : 0.5 đ)
B.  Thân bài ( 4.5 điểm):
I/Giới thiệu ( 0.5):
1.Hai tác giả, tác phẩm ( ngắn gọn khoảng 10 đến 15 dòng)
2.Giải tích: Chủ đề, đề tài, phạm vi so sánh chung ( Nâng cao)
II. Phân tích hai ngữ liệu ( 3 điểm ):
1. Phân tích A ( 1.5đ): Khoảng 1.5 mặt giấy
 Giới thiệu bối cảnh xuất hiện A ( 0.25 đ)
 Khai thác phân tích A cả nội dung và nghệ thuật (1.0 đ)
2.Phân tích B ( 1.5 đ ) Khoảng 1.5 mặt giấy
*Giới thiệu bối cảnh xuất hiện B  ( 0.25 đ)
*Khai thác phân tích B cả nội dung và nghệ thuật         (1.25 đ)
III.So sánh: Bắt buộc thực hiện sau phân tích
1. Giống nhau: Tìm những nét chung ( 0.5 đ)
2. Khác nhau : Tìm những nét riêng  (0.5 đ)

C.Kết bài: Tổng quát chủ đề, đề tài so sánh

Dạng đề tích hợp 2 tác phẩm

Luyện tập 1 : Cảm nhận gặp gỡ và khác biệt của nghệ thuật tạo chân dung các
dòng sông trong hai ngữ liệu dưới đây của hai tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ
Ngọc Tường

A “ Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên
chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét
sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình./ Con Sông Đà tuôn dài
tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc
bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi
đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa
thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước
Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông
đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở
một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà
là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một
cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.”

B. “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền
bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo
hướng tân nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng
của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt
thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến;
đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của
tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét;
sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn
giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố,
những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị, với những cây đa,
cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy,
vẫn lập loè trong đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà
không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai
hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương
khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ đồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã
đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp
nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải
âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng;
và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt
qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền
Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi
giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi, tôi muốn hoá làm một con chim như đứng co một
chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã
chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang
ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã
khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con
sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...
Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác
trăm qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ
điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên
mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.”

A.Mở bài:
1.Dẫn dắt: từ đề tài, chủ đề chung:

* Đề tài: những dòng sông ( trong thư mục 2600 con sông ở VN)
* Chủ đề: Tình yêu quê hương, đất nước.

2. Vấn đề nghị luận :Qua hai ngữ liệu “Hình như khi mà ta đã quen … phiết vào
bản đồ lai chữ.” và “ Từ đây, như đã tìm đúng đường về… vấn vương của một nỗi
lòng.” của tùy bút NLĐSĐ và AĐĐTCDS?, chúng ta nhận thấy có sự gặp gỡ và khác
biệt trong nghệ thuật tạo chân dung các dòng sông của hai tác giả Nguyễn Tuân và
Hoàng Phủ Ngọc Tường

B. Thân bài:
I/ Giới thiệu chung về 2 tác giả và tác phẩm ( 0.5 đ- khoảng 10 -> 15 dòng):

1. Nguyễn Tuân và NLĐSĐ ( coppy – paste đề đơn)

2. Hoàng Phủ Ngọc Tường và AĐĐTCDS? (coppy – paste đề đơn)

II/ Phân tích ( 3.0 điểm - khoảng 3 mặt giấy):

1. Ngữ liệu A ( 1.5 đ):

a/ Giới thiêu vị trí, bối cảnh ngữ liệu:

* Vị trí: Hình tượng sông Đà với tính cách trữ tình

* Trước đấy, NT khám phá một sông Đà có tính cách hung bạo thể
hiện qua diện mạo lẫn tâm địa “ của một thứ kẻ thù số một” . Ngữ liệu lại tạo
sự tương phản bất ngờ khi nhà văn khám phá diện mạo và tâm hồn của một
sông Đà lãng mạn, tình tứ, nên thơ mà chưa người biết đến.

b/ Phân tích A: Coppy – paste đoạn phân tích trong đề đơn ( khoảng
hơn 1 mặt giấy)

Chỉ NT, trong hành trình khám phá và tôn vinh cái đẹp đã ngỡ ngàng nhận
ra và tạo nên những trang văn tài hoa và mê đắm về vẻ đẹp tuyệt mĩ và văn
hóa của sông Đà. Tác giả sử dụng kĩ thuật quay đa chiều, đa hướng của nghệ
thuật điện ảnh kết hợp vốn tri thức thơ ca, địa lí, lịch sử, phong tục của
mình để dựng chân dung nghệ thuật về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
* Câu mở đầu giới thiệu một tâm thế độc đáo nhìn ngắm sông Đà “ từ tàu
bay nhìn xuống” để thấy ĐN bao la và kì diệu, Tây Bắc hùng vĩ nên thơ với
nét núi lờ mờ dưới bóng mây, những nét sông tãi ra…trong đó có sông Đà.
Không ai ngờ dòng thủy quái trong huyền thoại “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” lại
là sợi dây thừng ngoằn ngèo uốn khúc kĩ thú, tuyệt mĩ từ góc nhìn trên cao.
* Ở góc nhìn viễn ảnh ( từ tàu bay nhìn xuống) NT thấy sông Đà như một
mĩ nhân:
- Dáng hình: thướt tha, yêu kiều “ tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ
tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban,
hoa gạo tháng hai và khói mù đốt nương xuân…”
+ Điệp + so sánh:
+ Tự sự + miêu tả:
– Màu nước: sắc nước dòng sông thay đổi theo mùa. Sông Đà mỗi mùa
mang một vẻ đẹp riêng, gợi cảm và nên thơ:
+ “Mùa xuân dòng xanh màu ngọc bích” yêu kiều ngập tràn sức sống, khác
với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”.
+ Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa …” màu giận dữ, tức tối, phẫn nộ, bất bình.
-> Nghệ thuật so sánh và ẩn dụ nhân hóa khám phá sông Đà yêu kiều,
quyến rũ trong cả màu sắc và đường nét thông qua kết hợp giữa nghệ thuật
điện ảnh, hội họa, phương thức tự sự và miêu tả.

2. Ngữ liệu B ( 1.5 đ):


a/ Xác định vị trí và bối cảnh B ( 0.25 đ):
* Thuộc đoạn văn thứ ba, phần vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương khi chảy
trong kinh thành Huế.
* Trước đó , HPNT đã nhận thức sự vận động của dòng sông từ rừng
Trường Sơn đi ra cũng giống như một hành trình tình yêu để đến với “
người tình mong đợi” phải trải qua cuộc tìm kiếm khó khăn, gian nan ( đoạn
sông Hương chảy ở trung du). Ngữ liệu phát hiện con sông thay đổi diện
mạo và tâm hồn khi tìm thấy người yêu, về được với kinh thành Huế.
b/ Phân tích ( 1.25 đ): coppy – paste đề đơn khoảng >1.
mặt giấy:
Chặng thứ 2: Sông Hương đến gặp và yêu kinh thành Huế (đoạn chảy qua
thành phố): Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ nhân hóa biến sông Hương thành một một
người tình nhân trong văn hóa ái tình mang nét đặc trưng con người và tâm hồn Huế.
Nhà văn đã hóa thân thành người quan sát và trần thuật hấp dẫn một câu chuyện tình
yêu của dòng sông.
- Quan sát thủy trình của sông H , t/g nhìn sự thay vận động hé lộ tâm trạng khi yêu:
+ Dòng nước vui tươi kéo một nét “ thẳng thực yên tâm” chảy qua thành phố, tỏa
những chi lưu như những cánh tay ôm lấy kinh thành Huế.
+ Dòng sông còn uốn một cánh cung rất nhẹ, tạo “ đường cong” rất mền và được so
sánh với “ tiếng vâng không nói ra của tình yêu ” biểu hiên nhu thuận, đồng lòng theo
lẽ tự nhiên và trao tặng người yêu cây cầu trắng ( Tràng Tiền) – như những vành trăng
non.

- Khám phá tính cách và ứng xử của dòng sông trong TY với kinh thành Huế, HPNT
đã có những so sánh, liên tưởng giàu tri thức văn hóa và vô cùng tinh tế , chính xác để
thấy con sông đã yêu say đắm và chung tình:
+ Sử dụng thao tác lập luận so sánh, t/g đã đối chiếu sông Hương trong mối quan hệ
ty xứ Huế với sông Xen ở kinh thành Pa- ri, sông Đa-nuýp ở kinh thành Bu-đa-pét để
thấy trân quý mối tình thanh mai trúc mã, duy nhất, trọn đời. Bởi vì những con sông nổi
tiếng ở châu Âu kia khi đến với các kinh đô hoa lệ đã trải qua vô số những mối tình với
các tỉnh thành, thậm chí các quốc gia khác nhau. Chỉ sông Hương cả đời yêu trọn vẹn
chung tình với xứ Huế.
+ TTLL so sánh lưu tốc dòng sông khi đi qua kinh thành H, tác giả đối chiếu với sông
Nê - va đoạn chảy qua cố đô Pê-téc- bua ( nước Nga xa xôi) để thấy trân quý điệu chảy
chậm, lặng lờ, vương vấn, như không muốn trôi của dòng sông. Sông Nê-va chảy
nhanh quá, nhanh đến mức những người yêu không kịp nói lời yêu thương. Giống như
những con chim hải âu, chân co chân duỗi đậu trên tảng băng trôi vùn vụt lao qua Pê –
téc – bua, không kịp thổ lộ ái tình với cố đô hoa lệ. So sánh tương phản hai cách chảy
để người dân H trân trọng tình yêu “lặng lờ”, gắn bó thật lâu của con sông với cố đô.
Tác giả đã gọi đó là “ điệu chảy slow tình cảm” mà dòng nước chân ái giành cho người
yêu để được say đắm hết mình, thương yêu bền chặt, sóng đôi lâu dài nhất có thể với
kinh thành Huế.
-> Đoạn văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghị luận sắc bén ( thao tác lập luận so
sánh – chứng minh) và tư duy tự sự đa chiều tổng hợp từ vốn tri thức giàu có về địa lí,
văn hóa châu Âu và địa lí, văn hóa xứ Huế. Cách viết phóng khoáng, lãng mạn đã tạo ra
những lời văn bút kí sang trọng, tài hoa tôn vinh văn hóa ái tình đồng thời gửi đến triết
lí “ yêu chậm” để yêu sâu, yêu bền.

III/ So sánh: 1 điểm – 1 mặt giấy (Khâu quan trọng nhất và hoàn thiện bài
văn tích hợp)
1.Tìm những nét giống nhau: Tuy hai ngữ liệu thuộc hai tác phẩm, tác giả
khác nhau nhưng lại có những nét gặp gỡ tương đồng trong nghệ thuật tái
hiện các dòng sông:
* Cả hai tác giả đều lựa chọn thể kí hiện đại, ghi chép hiện thực với cách
viết tài hoa và uyên bác, giàu cá tính sáng tạo. Cả hai nhà văn đã huy động
vốn tri thức từ khoa học và nghệ thuật để tạo ra cách trần thuật đa chiều, tái
hiện độc đáo hai dòng chảy.
* Gửi đằng sau vẻ đẹp và sự độc đáo của hai dòng sông là tình yêu và
niềm tự hào đối với quê hương, đất nước. Nguyễn Tuân hào hứng đến với
sông Đà để khám phá “ chất vàng nguyên sơ” hùng vĩ, giàu có của TB. Còn
HPNT khám phá vẻ sông Hương để ca ngợi xứ Huế đẹp và thơ.

2.Tìm những nét khác nhau:


* Tuy cùng thể loại kí nhưng hai tác phẩm thuộc hai tiểu loại khác nhau:
- Tùy bút của NT nghiêng về ghi chép ngẫu hứng, tản mạn có nhiều địa hạt
cho cái tôi phóng túng trong sử dụng ngôn ngữ, chất liệu, thủ pháp sao cho
sông Đà hiên lên độc đáo, khác biệt
- Bút kí của HPNT dù cũng có nét lãng mạn, phá cách nhưng vẫn tuân thủ
tái hiện khách quan hình tượng sông Hương đầy đủ, chuẩn mực những đặc
điểm địa lí, lịch sử, văn hóa Huế
* Bản thân hai dòng sông cũng thuộc về hai vùng miền khác nhau, hiện lên
với tính cách khác biệt. Sông Đà có nét nguyên sơ, hoang dã, bí ẩn của Tây
Bắc, nơi ít được khám phá, phát hiện trong văn học, nghệ thuật. Còn sông
Hương mang nét tính cách và diện mạo quen thuộc mà ai cũng biết để trở
thành nàng thơ của văn học, nghệ thuật.

C. Kết bài:
1. Nêu lại chủ đề: Hai ngữ liệu của hai tác phẩm có sự gặp gỡ và khác biệt nghệ
thuật tạo chân dung dòng sông Đà và sông Hương.
2. Hai dòng sông trong văn học không chỉ giúp nhân lên tình yêu và sự gắn
bó với quê hương xứ sở mà còn làm giàu có thư mục văn học về những dòng
sông VN, những “ con sông đã tắm cả đời” người.

Luyện tâp 2 : Cảm nhận gặp gỡ và khác biệt của nghệ thuật miêu tả các
dòng sông trong hai ngữ liệu dưới đây của hai tác giả Nguyễn Tuân và
Hoàng Phủ Ngọc Tường:

B3 “ Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời
Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua
một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm
sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi
niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của
một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ
ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ
trôi trên một mũi đò. Hươu vễnh tai, nhìn tôi không chóp mắt mà như hỏi tôi bằng cái
tiếng nói riêng của con vật lành: hỏi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe
thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như
bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên
“Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người
tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương
những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang
lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò
mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển
trên dòng trên.

B2 “ “ Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử
của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong
sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu
oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ
mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó
sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy
sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được
những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên
những di sản văn hoá của nó. “Các trung tâm lớn của chúng ta về lịch sử, văn hoá, học thuật
và về chính quyền rất nhiều. Phải hiểu rằng Huế là một thành phố kết hợp tất cả những cái
đó, giống như các thành phố Luân Đôn, Pa-ri và Béc-lin..”
( Ai đã đặt tên cho dòng sông ? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
)
A. Mở bài:

1. Dẫn dắt: như đề trên: từ đề tài, chủ đề chung:


* Đề tài: những dòng sông ( trong thư mục 2600 con sông ở VN)
* Chủ đề: Tình yêu quê hương, đất nước.

2. Chủ đề so sánh: Tuy thuộc về những sáng tác của hai tác giả khác nhau, về hai sông
khác biệt nhưng hình tượng sông Đà trong tùy bút NLĐSĐ của NT và sông Hương
trong bút kí AĐĐTCDS? của HPNT đều có góc nhìn khám phá độc đáo, khoa học từ
bình diện lịch sử

B. Thân bài:

I/ Những vấn đề chung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( c ...p đề trên)


2. Giải thích đề tài so sánh: Bình diện lịch sử của những dòng sông luôn
gắn với đặc điểm địa lí tự nhiên của một vùng miền thậm chí một quốc gia
hay thậm chí châu lục. Vì vậy khi tái hiện hai dòng sông, NT và HPNT
không thể không đưa đến góc nhìn lịch sử về những con sông gắn bó mật
thiết với địa lí và văn hóa Tây Bắc và xứ Huế.

II/ Phân tích ( 3.0 đ) Phân tích 2 lát cắt

Chốt: NLVH
Năm 2023 : Các chủ đề:
1. Lao động ( NLĐSĐ, VN, VCAP, HTB –
DHT, dòng 43 -> 55 ĐT “ ĐN”
2. Tình yêu Q/h, ĐN (NLĐSĐ, AĐĐTCDS?,
VB, TT )
3. Thân phân con người/ vượt số phận ( VN,
VCAP, HTB –DHT)

I/ Người lái đò sông Đà:


1. Ông đò vượt thác
2. Con thác bên dưới Sơn La
3. Con sông Đà mĩ nhân và cố nhân
4. Đoạn kết ( Thuyền tôi trôi trên sông Đà ... trên dòng trên”
II/ Ai đã đặt tên cho dòng sông?
1. Sông hương gặp Huế
2. Vẻ đẹp lịch sử, thi ca
III/ Việt Bắc :
1. Tám dòng đầu
2. Đoạn 4:
3. Đoạn 2
IV/ Vợ chồng A Phủ: 2 ngữ liệu
1. Lát cắt thuộc đêm xuân
2. Cảnh Mị cắt dây trói, cùng trốn khỏi Hồng Ngài ( tình huống đêm đông )
V/ Vợ nhặt: 4 lát cắt cần chú ý:
1. Đoạn Mở -Kết
2. Chi tiết bữa ăn
3. Buổi sáng thức dậy của Tràng
4. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ ( tối)
VI/ Tây Tiến:
1. Đoạn 1: 14 dòng đầu
2. Chân dung người lính TT

VII/ Hồn Trương Ba, da hàng thịt:


1. Đối thoại Hồn – Xác
2. Đoạn kết
VIII/ Đoạn trích Đất Nước
1. Đoạn từ dòng 43 đến 55

You might also like