You are on page 1of 23

1. Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ về quản lý nhà nước.

Nhận định : SAI

Gợi ý giải thích: Luật hành chính chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước.

2. Hoạt động chấp hành – điều hành để nhằm thỏa mãn yêu cầu của chủ thể có thẩm
quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích
nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương
ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước.

3. Tính chủ động và sáng tạo là thuộc tính của các cơ quan nhà nước.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình
hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính
chủ động sáng tạo thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính , áp dụng pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý
nhà nước. Chính do sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý, các chủ thể
quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả
nhất.

4. Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Các cơ quan nhà nước cũng thực hiện quản lý hành chính nhà nước, đó
không phải phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động hướng tới chức năng cơ
bản của cơ quan nhà nước đó,đây là công tác củng cố tổ chức nội bộ, thỏa mãn hoạt động
trao quyền.

5. Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là cơ quan quan nhà nước các bộ
các cấp, tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền

6. Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước vừa có thẩm quyền chung vừa có
thẩm quyền chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Chính phủ là cơ quan hành chính có thẩm quyền chung giải quyết mọi
vấn đề trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đối với các đối tượng khác
nhau: Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân.

7. Hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp là quản lý hành chính Nhà nước theo sự phân
công trực tiếp về mặt chuyên môn của các bộ và cơ quan ngang bộ.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Ủy ban nhân dân quản lý phân chia theo địa giới hành chính từ trước để
thực hiện hđ quản lý theo chiều dọc Ủy ban nhân dân cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp
huyện quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và Ủy
ban nhân dân có thẩm quyền chung nên phải do chính phủ quản lý chung.

Hoạt động của Ủy ban nhân dân gắn với các hoạt động chuyên môn nên ở đây có sự phối
hợp giữa quản lý ngành với địa phương

8. Tòa án nhân dân cấp huyện có thể vừa thực hiện hoạt động xét xử vừa thực hiện chức
năng quản lý hành chính nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Tòa án nhân dân cấp huyện có chức năng xét xử còn chức năng Quản lý
hành chính chỉ là hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động hướng tới chức năng cơ bản của
tòa án hoạt động này có đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.

9. Cá nhân công dân là chủ thể có quyền quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Cá nhân công dân là chủ thể mang quản lý nhà nước xuất phát từ nguyên
tắc “Quyền lực nhà nước thuộc về tay nhân dân” nhưng cá nhân công dân chỉ trở thành
chủ thể có quyền quản lý trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước khi được pháp luật
trao quyền.

10, Mệnh lệnh đơn phương là sự thỏa thuận có điều kiện của chủ thể quản lý với đối
tượng quản lý.
Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ “quyền uy – phục tùng” và
nhân danh nhà nước. Các cơ quan nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính khác dựa
vào thẩm quyền của mình trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình,có quyền ra những
mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với đối tượng cụ thể ,bắt buộc
đối với bên có nghĩa vụ là đối tượng quản lý phải phục tùng.

11. Mệnh lệnh đơn phương thể hiện sự không bình đẳng giữa các chủ thể trong quá trình
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ “quyền uy – phục tùng”
giữa một bên là chủ thể quản lý nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối
với bên có nghĩa vụ là đối tượng quản lý phải phục tùng. Một bên có quyền ra các mệnh
lệnh yêu cầu còn bên kia phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh đó, bên này quyết định
vấn đề gì thì phải được bên kia cho phép, phê chuẩn.Thể hiện rõ sự không bình đẳng về ý
chí.

12. Án lệ là 1 loại nguồn mới của Luật hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Hiện nay án lệ chưa được coi là 1 nguồn luật mới vì chưa có 1 hệ thống
án lệ nào được đưa ra ,có được áp áp dungjt hông quả hoạt động xét xử của tòa án. Pháp
luật hành chính mới chỉ công nhận nguồn là pháp luật thành văn bao gồm: Hiến pháp,
luật và các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý hành chính nhà nước.

13. Quy phạm pháp luật do chính phủ, bộ cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp ban
hành.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Cơ quan quyền lực, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, chủ tịch nước cũng có quyền ban hành các quy phạm pháp luật hành chính. Chính vì
vậy, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị quyết do Quốc hội, Ủy ban
thường vụ quốc hội ban hành; Lệnh, Quyết định do Chủ tịch nước ban hành; Nghị định
của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ… đều có thể chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.

14. Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý giống nhau.

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Quy phạm pháp luật có hiệu lực khác nhau căn cứ vào không gian thời
gian và chủ thể ban hành. Ví dụ: Các quy phạm pháp luật do trung ương ban hành thì có
hiệu lực trên toàn quốc, quy phạm pháp luật do địa phương ban hành thì chỉ có hiệu lực
trong phạm vi địa phương đó.

15.Chủ thể có thẩm quyền ngang cấp khi cùng ban hành ban hành văn bản quy phạm
pháp luật chỉ cần phù hợp với nội dung và mục đích trong nội dung văn bản quy phạm
pháp luật của cấp trên ban hành.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Để bảo đảm tính thống nhất khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngoài việc phù hợp với nội dung và mục đích trong nội dung văn bản quy phạm pháp luật
của cấp trên ban hành thì các chủ thể có thẩm quyền ngang cấp cùng địa vị pháp lí còn có
trách nhiệm chủ động bàn bạc ,phối hợp với nhau trong công tác ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.

16. Quy phạm pháp luật chủ yếu được sử dụng để trừng phạt lên đối tượng QL thuộc
quyền nếu không tuân thủ hoặc chấp hành đúng pháp luật.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quy phạm pháp luật là 1 dạng cụ thể của quy phạm pháp luật được ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính theo phương
pháp mệnh lệnh đơn phương.

17. Quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi cơ quan quyền lực cao nhất của
nước ta.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quốc hội là quan có quyền lực cao nhất của nước ta nhưng không có
chức năng quản lý hành chính nhà nước do đó khó có thể ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 1 cách cụ thể phù hợp với thực tiễn của từng ngành từng lĩnh vực. Việc ban
hành quy phạm pháp luật hành chính của Quốc hội theo cơ chế thảo luận tập thể quyết
định theo đa số,tại các kỳ họp ,phiên họp nên ko thể đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan
hệ quản lý hành chính 1 cách năng động kịp thời. Do đó các quy phạm pháp luật hành
chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

18. Quy phạm áp dụng có thời hạn là quy phạm ngắn và làm cơ sở tổng kết để ban hành
nếu phù hợp.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quy phạm áp dụng có thời hạn là loại quy phạm được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước chỉ phát sinh trong những tình huống đặc
biệt hay chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi tình huống đó không còn hay
hết thời hạn thì Quy phạm pháp luật đó cũng hết hiệu lực. Còn quy phạm áp dụng trong
thời gian ngắn và làm cơ sở tổng kết để ban hành chính thức nếu phù hợp là quy phạm
tạm thời.

19. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là hình thức định ra các mệnh lệnh cá biệt
chứa trong văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan tổ chức cá
nhân xử sự phù hợp với các yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính khi tham gia vào
quan hệ pháp luật hành chính.

20. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là yêu cầu của nhà nước với công dân khi
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là việc cơ quan tổ chức cá nhân
thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ .Vì vậy nếu không sử dụng quan hệ pháp luật hành chính này thì họ
cũng không vi phạm pháp luật.

22. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là hình thức chủ thể có thẩm quyền áp
dụng quy phạm pháp luật buộc cá nhân tổ chức thực hiện mệnh lệnh.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính: là việc các cơ quan, tổ chức
và cá nhân làm theo đúng những yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính đòi hỏi phải
thực hiện.

23. Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là hình thức cá nhân tổ chức phải thực hiện
1 hành vi nhất định theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là việc mà các cá nhân cơ quan
tổ chức kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.

24. Khi ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì công dân tổ chức
không được trao đổi, bàn bạc với chủ thể có thẩm quyền.

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Công dân, tổ chức có thể bàn bạc với chủ thể có thẩm quyền về những
kiến nghị của mình, khi văn bản đó có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình. Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bàn bạc với các cá nhân để có thể ban hành một văn bản
hợp lí và có tính khả thi.

25. Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quy phạm pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp
của chủ thể quản lý hoặc đối tượng quản lý. Hay của công dân khi yêu cầu chủ thể có
thẩm quyền hoặc có yêu cầu của riêng mình.

26. Các bên tham gia trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm trước bên
còn lại khi vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Trong quan hệ pháp luật hành chính, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm
trước nhà nước chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia của quan hệ pháp luật
hành chính .

+ Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà
nước – chịu trách nhiệm trước nhà nước sau khi sử dụng .

+ Chủ thể thường thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước bên đại diện cho nhà
nước, do đó phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về tính hợp pháp của hành vi do mình
thực hiện trong quan hệ pháp luật hành chính.

27. Trong năng lực chủ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thì năng lực
pháp luật hành chính xuất hiện trước năng lực hành vi hành chính xuất hiện sau.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, tổ chức
khác với năng lực chủ thể của cá nhân về thời điểm phát sinh.

+ Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và
chấm dứt khi cơ quan đó giải thể.

+ Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân đó được nhà nước trao
quyền, đảm nhiệm 1 công việc,chức vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước, chấm dứt khi
không còn đảm nhiệm công chức, viên chức.

28. Điều kiện về độ tuổi là bắt buộc đối với các chủ thể là công dân khi tham gia vào
quan hệ pháp luật hành chính.
Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Năng lực hành vi là yếu tố biến động nhất trong cấu thành năng lực chủ
thể nên theo lĩnh vực, tính chất và nội dung của quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà
nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi.

29. Sự kiện pháp lý hành chính là yếu tố quan trọng nhất làm phát sinh thay đổi chấm dứt
quan hệ pháp luật hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi
có đủ ba điều kiện: (quy phạm pháp luật hành chính năng lực chủ thể hành chính sự kiện
pháp lý hành chính)

– Quy phạm pháp luật hành chính và năng lực chủ thể hành chính là điều kiện cần.

– Sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện đủ.

Vì vậy không thể nói Sự kiện pháp lý hành chính là yếu tố quan trọng nhất được.

30. Chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính nhiều nhất là quốc hội

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội không có chức năng quản lý
hành chính nhà nước do đó khó có thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành
chính 1 cách cụ thể kịp thời. Cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng quản lý hành
chính Nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Với đối tượng quản lý rộng lớn nên đây là chủ thể ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hành chính nhiều nhất.

31. Văn bản chấp hành pháp luật là loại văn bản áp dụng hoặc thực hiện hóa phần chế tài
quả quy phạm pháp luật hành chính tương ứng.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Ban hành văn bản chấp hành pháp luật, các chủ thể quản lý hành chính
nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần quy định của quy phạm pháp luật tương ứng.

32. Văn bản bảo vệ pháp luật là văn bản thực hiện hóa phần quy định của quy phạm pháp
luật tương ứng nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ thông thường.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Ban hành những văn bản bảo vệ pháp luật thì các chủ thể của quản lý
hành chính nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần chế tài của những quy phạm pháp
luật tương ứng. Đây là hoạt động không thể thiếu để đảm bảo pháp chế và kỉ luật nhà
nước.

33. Cưỡng chế là phương pháp quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất để nhằm
thiết lập trật tự quản lý hành chính nhà nước hiệu quả

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Phương pháp này đóng một vai trò quan trọng trong quản lý HC nhà
nước, nếu không có cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước không được đảm bảo, pháp chế
không được tôn trọng.

34. Hành chính là phương pháp sử dụng sức mạnh nhà nước để áp đặt lên các đối tượng
quản lí buộc họ phải thực hiện 1 nghĩa vụ nhất định

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Là phương pháp được chủ thể quản lý sử dụng bằng cách ra mệnh lệnh
chỉ đạo xuống đối tượng quản lý. Ðặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp
lên đối tượng đạt được bằng cách quyết định đơn phương nhiệm vụ và phương án hoạt
động của đối tượng quản lý.

35. Thuyết phục là phương pháp quản lý hành chính nhà nước hiệu quả nhất

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước gồm nhiều phương pháp như
cưỡng chế kinh tế, hành chính, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng vì vậy không
thể nói thuyết phục là hiệu quả nhất mà sư việc vận dụng các phương pháp quản lý nhà
nước đòi hỏi phải linh hoạt,mềm dẻo và đôi khi phải phối hợp giữa các phương pháp để
đạt hiệu quả quản lí cao nhất.

36. Cưỡng chế là phương pháp sử dụng các chế tài tác động lên chủ thể vi phạm pháp
luật.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân ,tổ chức nhằm hạn chế về tài sản hay tự do thân
thể của cá nhân ,tổ chức nhất định trong thực hiện pháp luật Pl quy định cưỡng chế về vật
chất hoặc nhân thân nhằm trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật hay để phòng ngừa,
ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

37. Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào nhận thức làm cho đối tượng quản
lý hiểu và có trách nhiệm hơn với hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Là phương pháp mà chủ thể quản lý dùng những khuyến khích về mặt
lợi ích vật chất để cho đối tượng quản lý đem hết khả năng sáng tạo của mình hoàn thành
nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất.

38. Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì luật hành chính có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
riêng.

39. Luật hành chính chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành
chính với nhau

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm các cơ quan hành
chính nhà nước các tổ chức chính trị xã hội đoàn thể và quần chúng nhân dân

40. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hành chính là phương pháp mệnh lệnh Đơn
Phương

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh
lệnh Đơn Phương

41. Luật hành chính và luật hình sự không có liên quan gì nhau

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có nhiều mối quan hệ đan xen với nhau với ví dụ: buôn lậu ở cấp độ
nhỏ thì vi phạm hành chính, còn với số lượng lớn nhiều lần hoặc tái phạm thì bị vi phạm
hình sự.

42. Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chỉ có quy phạm pháp luật mới là nguồn của pháp luật hành chính

43. Hệ thống hóa lực hành chính bắt buộc phải thực hiện công tác pháp điển hóa

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có tới hai phương pháp là tập hợp hóa và pháp điển hóa
44. Trong nguyên tắc tập trung dân chủ yếu tố tập trung bao giờ cũng được đề cao hơn
yếu tố dân chủ

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Tập trung dân chủ phải sống hạnh phúc với nhau tập trung phải kết hợp
trên nền tảng của dân chủ

45. Nguyên tắc tập trung dân chủ cho thấy sự lãnh đạo tập trung toàn diện tuyệt đối của
cấp trên và sự chủ động sáng tạo không giới hạn cấp dưới

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật.

46. Đảng lãnh đạo các cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật Nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua các chủ trương đường lối chính sách

47. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được hiểu là phải tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Nhà nước quản lý dựa trên cơ sở của pháp luật còn Đảng đưa ra chủ
trương và đường lối

48. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo nguyên tắc 2 chiều trực
thuộc

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Nguyên tắc này chỉ áp dụng ở cấp địa phương cấp Trung ương không
thực hiện theo nguyên tắc nào

49. Nhân dân chỉ có thể tham gia quản lý hành chính nhà nước bằng cách gián tiếp bầu ra
người đại diện cho mình để họ quản lý nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Nhân Dân cũng có thể trực tiếp quản lý nhà nước bằng cách thực hiện
quyền khiếu nại tố cáo.

50. Khi có quan hệ pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ thì sẽ có pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Có pháp luật hoàn chỉnh chỉ là điều kiện cần thiết điều kiện đủ là phải có
ý thức chấp hành pháp luật của các thành viên trong xã hội

51. Chủ động sáng tạo của hoạt động hành chính là không giới hạn có

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì các cơ quan nhà nước chỉ có quyền chủ động sáng tạo theo khuôn
khổ của các quy định pháp luật

52. Công an tỉnh có quyền thực hiện một hình thức quản lý nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Công an tỉnh không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

53. Phương pháp cưỡng chế là phương pháp duy nhất thể hiện sự đặc trưng của hoạt động
hành chính nhà nước

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quản lý nhà nước có 7 phương pháp.

54. Trong trường hợp đối tượng quản lý tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình nhà
nước không cần các phương pháp quản lý

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vẫn còn phương pháp kiểm tra phương pháp kinh tế

55. Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi các cơ quan
hành chính nhà nước

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Các cơ quan Tư pháp, lập pháp đều ban hành được.

56. Phương pháp cưỡng chế tác dụng khi các phương pháp quản lý khác tỏ ra không hiệu
quả cao

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì phương pháp cưỡng chế áp dụng kể cả khi đối tượng không có hành
vi vi phạm pháp luật nhằm vào mục đích ngăn ngừa và bảo vệ.

57. Bất kỳ hình thức hoạt động hành chính nào cũng mang tính pháp lý.

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Còn có nhiều hình thức không mang tính pháp lý như hợp tuần, tháng,
hợp quy chế dân chủ

58. Mọi quyết định hành chính đều có đối tượng áp dụng cụ thể cá biệt

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quyết định hành chính chia làm 3 loại trong đó chỉ có quyết định cá biệt
mới có đối tượng áp dụng cụ thể và cá biệt

59. Mọi quyết định hành chính đều là đối tượng khởi kiện tại tòa án hành chính

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quyết định hành chính gồm 3 loại chỉ đạo quy phạm cá biệt và chỉ có
quyết định cá biệt nó bị khởi kiện tại tòa án

60. Không phải các quyết định hành chính đều được ban hành theo một trình tự thủ tục
như nhau

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: các quyết định hành chính thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nên có
những trình tự thủ tục khác nhau

61. Một quyết định hành chính chỉ phát sinh nhiều lần Khi đồng thời đảm bảo tính hợp
pháp và tính hợp lý

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp Nếu có xung đột về tính
hợp pháp và hợp lý thì tính hợp pháp được ưu tiên thực hiện

62. Một quyết định hành chính đảm bảo tính hợp lý chỉ cần nói được ban hành đúng thẩm
quyền

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Tính hợp lý phải được bảo đảm đúng thẩm quyền và hài hòa giữa các
nhóm lợi ích đảm bảo tính toàn diện ngôn ngữ và văn phong

63. Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính quy phạm

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính chủ đạo
64. Nghị quyết của chính phủ luôn luôn được ban hành để hướng dẫn các văn bản luật
chuyên ngành

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Nghị quyết chính phủ có 2 loại loại hướng dẫn luật gọi là thứ phát và lợi
tiên phát ban hành những quy định trực tiếp các mối quan hệ xã hội khi chưa có luật điều
chỉnh

65. Mọi quyết định xử vi phạm hành chính là quyết định quy phạm

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Đây là quyết định cá biệt.

66. Mọi cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành quyết định hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ có các cơ quan hành chính và các cơ quan khác được ủy quyền mới
được ban hành các cơ quan khác phải được trao quyền quản lý hành chính mới được ban
hanh

67. Quyết định hành chính bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quyết định hành chính được thể hiện dưới dạng tín hiệu còi hiệu HV
hành chính

68. Quyết định hành chính là quyết định pháp luật

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Quyết định pháp luật gồm cả quyết định lập pháp hành pháp và tư pháp

69. Quyết định pháp luật là quyết định hành chính

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quyết định pháp luật bao gồm cả quyết định lập pháp hành pháp và tư
pháp

70. Quyết định hành chính bắt buộc phải chứa đựng quy tắc xử sự chung

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ có quyết định quy phạm mới chứa đựng quy tắc xử sự chung
71. Tất cả các quyết định hành chính đều phải được đăng công báo

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ có quyết định quy phạm của các cơ quan trung ương ban hành mới
đăng công báo

72. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội cá nhân cũng có thể trở
thành chủ thể thực hiện TTHC trong trường hợp được trao Quyền

73. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính có mối
quan hệ bình đẳng nhau

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Đây là quan hệ bất bình đẳng về chủ thể tham gia thủ tục hành chính có
quyền đơn phương ban hành quy định hành chính bắt buộc chủ thể tham gia phải thực
hiện

74. Cơ quan hành chính nhà nước không bao giờ là chủ thể tham gia thủ tục hành chính
hiện

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ có công quyền cũng có
thể trở thành Chủ thể tham gia thủ tục hành chính

75. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có quyền yêu cầu hình thành nên quan hệ
pháp luật thủ tục hành chính

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì quan hệ pháp luật thủ tục hành chính có thể hình thành do đề nghị
hợp pháp của bất kỳ chủ thể nào

76. Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế phát sinh do sự mong muốn của các chủ thể trong
thủ tục hành chính

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Sự kiện pháp luật gồm hai loại ý chí và phi lý trí và chỉ có sự kiện gì
mới là sự mong muốn của các chủ thể
77. Khi có sự kiện pháp lý thì sẽ có quan hệ pháp luật thủ tục hành chính

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Quan hệ pháp luật thủ tục hành chính chỉ xuất hiện khi thỏa mãn 3 điều
kiện quy phạm pháp luật sự kiện pháp Lý năng lực pháp luật và năng lực hành vi nếu
thiếu một trong ba thì quan hệ pháp luật tố tụng hành chính không hình thành

78. Những người được bầu giữ các chức vụ theo nhiệm kỳ không phải là công chức.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì công chức nhà nước được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ mọi công vụ
thường xuyên trong một số công sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong
nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch,hưởng lương theo ngân sách nhà nước
cấp. Những người bầu giữ các chức vụ theo nhiệm kỳ không phải là công chức .

79. Bất cứ cá nhân nào đang ở trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam hay người ở nước
ngoài, Không quốc tịch … đều là đối tượng của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính .

Nhận định : SAI.

80. Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính được phép áp dụng biện pháp hành chính
tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chỉ có một số chủ thể như trưởng công an cấp huyện, trưởng công an
cấp tỉnh trở lên mới có quyền tạm giữ người. Các chủ thể khác như chiến sĩ cảnh sát giao
thông, kiểm lâm… Không có quyền tạm giữ người .

81. Các tổ chức xã hội có quyền ban hành các quy phạm pháp luật .

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo quy định của pháp luật chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mới ban hành ra các quy phạm pháp luật trong một số trường hợp đặc biệt theo
quy định của pháp luật các tổ chức xã hội mới có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật .

82. cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có nhiều loại cưỡng chế hành chính áp dụng cho những cá nhân
không vi phạm hành chính .
83. Viện trưởng viện kiểm sát của các cấp có thể ban hành các văn bản quản lý hành
chính Nhà nước.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì Viện kiểm sát có chức năng hoạt động quản lý hành chính nhà nước .
Như công tác quản lý cán bộ .

84. Hành khách Việt Nam đi trên máy bay của Singapore chuyến bay Hà Nội- Singapore
nếu có hành khách vi phạm hành chính trên máy bay ở đoạn Hà Nội đi thành phố Hồ Chí
Minh thì sẽ được xử lý theo pháp luật hành chính Việt Nam .

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Nó không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam.
Máy bay đó tùy bay trên không phận Việt Nam nhưng đó là lãnh thổ của họ. Máy bay
theo quy định hành khách trên máy bay vi phạm không thuộc đối tượng điều chỉnh luật
hành chính Việt Nam

85. Trong mọi trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến thực
tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa xảy ra.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì vi phạm hành chính là vi phạm cấu thành hình thức nên có đủ hành vi
cấu thành vi phạm hành chính mà không cần hậu quả xảy ra. Hậu quả chỉ là tình tiết để
lựa chọn hình thức và mức độ xử phạt.

86. Hành vi pháp lý hành chính hợp pháp không phải là sử kiện pháp lý hành chính làm
phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Nhận định : ĐÚNG.

87. Quan hệ pháp luật mà một bên chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước mà quan hệ
pháp luật hành chính .

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự.

Câu 51: Văn bản quản lý hành chính chỉ đạo cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Vì Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan được quyền ban hành văn
bản quản lý hành chính.các cơ quan khác họ cũng có quyền ban hành văn bản quản lý
hành chính .

88. Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện chức năng quản lý hành chính
nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản là quản lý hành chính nhà
nước ngoài ra còn có các cơ quan nhà nước khác thực hiện chức năng này nhưng không
phải là chức năng cơ bản.

89. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể là người nước ngoài?

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích:Vì trong hoạt động QLHCNN rất rộng, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực của
đời sống XH vì vậy để tiến hành QL được thì NN phải trao quyền cho một số cá nhân
nhất định. VD: trên chuyến bay từ HN – TP Hồ Chí Minh Phi cơ trưởng có thể là người
NN và theo quy định thì phi cơ trưởng có quyền quản lý trật tự, an toàn trên hành trình
đó.

90. Tất cả các quyết định tuyển dụng của cán bộ, công chức đều không phải là nguồn của
Luật hành chính?

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích:Vì đây là quyết định cá biệt chỉ áp dụng một lần.

91. Văn bản nguồn của Luật hành chính phải do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
ban hành?

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích:Vì luật của Quốc hội, pháp lệnh của UBTVQH, các văn bản liên tịch của
hội đồng thẩm phán, ủy ban thẩm phán, TANDTC, VKSNDTC… đều là những nguồn
của luật hành chính, chúng đều có chứa các QPPLHC mà không phải do các chủ thể quản
lý hành chính nhà nước ban hành. Nguồn luật do cơ quan quyền lực ban hành.

92. Văn bản quy phạm pháp luật hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính?

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Theo Điều 2 luật ban hành quy phạm pháp luật.
93. Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc
hai chiều?

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động trên nguyên
tắc tập trung dân chủ, hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Câu 5 luật tổ chức chính
quyền địa phương.

94. Nghị quyết của Đảng là nguồn chủ đạo của Luật hành chính?

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nó không chứa QPPLHC.

95. Khách thể của quản lý hành chính nhà nước đồng thời là đối tượng quản lý hành
chính nhà nước?

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là hoạt động hành chính nhà
nước, tức là các lĩnh vực quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành nhà nước
phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động HCNN.

96. Đảng lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước bằng cả hai phương pháp thuyết phục và
cưỡng chế?

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Đảng lãnh đạo không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng đường
lối chủ chương bằng thuyết phục công tác tư tưởng, vận động quần chúng, làm gương.

97. Quan hệ giữa Thanh tra viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X và công dân A về
việc Thanh tra viên ra quyết định xử phạt công dân A do có hành vi gây ô nhiễm môi
trường là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính?

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Thuộc nhóm 1 đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan
hệ chấp hành và Câu hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước.

98. Công dân có quyền khiếu nại tất cả các quyết định hành chính.

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Vì theo quy định của PL về khiếu nại, tố cáo năm 2005 thì công dân chỉ
cú quyền khiếu nại đối với các QĐHC mà họ cho là trái PL xâm phạm đến quyền lợi ích
hợp pháp của họ. Còn các QĐHC khác như QĐ chủ đạo, QĐ quy phạm hoặc QĐHC khác
mà không trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của họ thì họ không được
khiếu nại

99. Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng bất
kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo quy định của pháp luật nếu hết thời hiệu XPHC thì người có
thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khắc phục hậu quả do VPHC gây ra
như tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi cây trồng hoặc tháo dỡ
công trình xây dựng trái phép…

100. Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung vào
công quỹ nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo quy định của PL thì không tịch thu để sung vào công quỹ NN
các tang vật phương tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, tang vật không đủ các tiêu
chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam mà phải tiêu huỷ chúng. Đồng thời
PL cũng quy định không tịch thu tang vật, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
cá nhân tổ chức khác bị chủ thể VPHC sử dụng hoặc chiếm đoạt trái phép.

101. Chủ tịch UBND xã có quyền ban hành các quyết định hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Chủ tịch UBND xã chỉ được ban hành QĐHC cá biệt (QĐ áp dụng
PL) còn QĐ chủ đạo và QĐ quy phạm thuộc thẩm quyền của UBND, Chủ tịch UBND chỉ
thay mặt tập thể UBND để ban hành ( theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL
năm 1996; sửa đổi bổ sung năm 2002 và năm 2008; Luật ban hành VBQPPL của HĐND
và UBND năm 2004)

102. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật
hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có những quan hệ pháp luật khác như quan hệ dân sự; quan hệ tố
tụng trong giải quyết vụ án hành chính.
103. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được
cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC còn thẩm quyền xử phạt được PL quy định gồm nhiều
chủ thể.

104. Quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành có thể áp dụng ở
nước ngoài.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì QĐHC quy phạm của Chính phủ,Thủ tướng chính phủ ban hành có
thể được áp dụng ở nước ngoài.

105. Các quyết định hành chính chỉ được áp dụng thông qua hoạt động quản lý hành
chính nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì QĐHC được áp dụng trong các hoạt động lập pháp, tư pháp.

106. Khi có sự kiện pháp lý thì sẽ có quan hệ pháp luật thủ tục hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì quan hệ pháp luật thủ tục hành chính chỉ xuất hiện khi thỏa mãn 3
điều kiện quy phạm pháp luật sự kiện pháp Lý năng lực pháp luật và năng lực hành vi
nếu thiếu một trong ba thì quan hệ pháp luật tố tụng hành chính không hình thành

107. Quyết định hành chính do Cơ quan hành chính Nhà nước ban hành có thể áp dụng ở
nước ngoài.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì quyết định hành chính quy phạm của Chính phủ,Thủ tướng chính phủ
ban hành có thể được áp dụng ở nước ngoài.

108. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được
cưỡng chế thi hành QĐXP vi phạm hành chính còn thẩm quyền xử phạt được pháp luật
quy định gồm nhiều chủ thể. VD chiến sĩ CAND, công chức ngành thuế, thanh tra viên
chuyên ngành … khi thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng
họ không có thẩm quyền cưỡng chế thi hành QĐXP đó.

109. Quan hệ giữa Cơ quan hành chính Nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật
hành chính.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có những quan hệ pháp luật khác như quan hệ dân sự; quan hệ tố
tụng trong giải quyết vụ án hành chính.

110. Trang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung vào
công quỹ Nhà nước.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo quy định của pháp luật thì không tịch thu để sung vào công quỹ
Nhà nước các tang vật phương tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, tang vật không
đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam mà phải tiêu huỷ chúng.
Đồng thời pháp luật cũng quy định không tịch thu tang vật, phương tiện thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của cá nhân tổ chức khác bị chủ thể vi phạm hành chính sử dụng hoặc
chiếm đoạt trái phép. Đ126 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

111. Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng bất
kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo quy định của pháp luật nếu hết thời hiệu xử phạt hành chính thì
người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khắc phục hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra như tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi
cây trồng hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép Đ65 Luật Xử lý vi phạm hành
chính.

112. Cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về cán bộ
côg chức khi đang còn là cán bộ công chức.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 2 Điều 19 Luật Cán bộ công chức có quy định: “2. Cán
bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước thì trong thời
hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công
việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân
trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.”
113. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và giúp
đỡ nhau hoạt động của hội.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Vì tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do Nhà nước
sáng kiến thành lập được hình thành theo quy định của Nhà nước. Muốn trở thành thành
viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước
quy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lý của các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1 Số tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Trung tâm trọng
tài, đoàn luật sư,…

114. Trên thực tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có thể được tuyển dụng làm
viên chức.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; điểm a, khoản 1,
điều 22 Luật Viên chức 2010 ==> người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì không cư trú
tại Việt Nam và do đó không được đăng ký dự tuyển làm viên chức.

115. Theo quy định của pháp luật hiện hành, viên chức vẫn có thể được làm luật sư.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: khoản 1, điều 14 Luật Viên chức 2010, điểm b, khoản 4, điều 17 Luật
Luật sư 2006 ==> viên chức không thể làm luật sư vì thuộc đối tượng không được cấp
chứng chỉ hành nghề luật sư.

116. Theo quy định của pháp luật hiện hành, viên chức vẫn được thành lập, tham gia
thành lập bệnh viện tư nhân.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: khoản 2, điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014, điểm b Khoản 1 Điều 37
Luật Phòng chống tham nhũng.

117. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vẫn có thể tham gia
thi tuyển viên chức.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Không thuộc đối tượng tại Điều 90 Luật viên chức.

118. Công chức được tham gia đình công.

Nhận định : SAI.


Gợi ý giải thích: Theo luật cán bộ, công chức 2008 thì công chức không được tham gia
đình công.

119. Thời hạn biệt phái công chức không được quá ba năm.

Nhận định : ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008.

120. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp luôn có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 5, Điều 37 Luật viên chức 2010 ==> Không phải lúc nào người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp cũng có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý.

121. Cán bộ không bao gồm những người làm việc trong tổ chức Chính trị – xã hội.

Nhận định : SAI.

Gợi ý giải thích: khoản 1, điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 ==> Cán bộ có thể gồm
những người làm việc trong tổ chức Chính trị – xã hội

You might also like