You are on page 1of 5

Volterra Fietta Client Alert (2011): Toà án ICSID xét xử vụ kiện của những người

Italy nắm giữ trái phiếu Chính phủ Argentina

Theo Quyết định quyền tài phán và thẩm quyền thụ lý vụ án của ICSID, vào ngày
04/08/2011, toà án ICSID đã ra phán quyết bảo vệ lợi ích của hàng nghìn người Italy
đang nắm giữ trái phiếu chính phủ (bên nguyên đơn) dựa trên cơ sở Hiệp định đầu tư
song phương Italy-Argentina (BIT), chống lại chính phủ Argentina (bị đơn). Vụ kiện
xuất phát từ việc trái phiếu của chính phủ Argentina được những người Italy mua đã trở
nên không có giá trị khi chính phủ Argentina không có khả năng thanh toán khoản nợ
công vào năm 2002. Phán quyết tại Abaclat n Others (trước đây là Iovanna a Beccara n
Others) vs. Cộng hoà Argentina (ICSID Case No. ARB/07/5).

Bối cảnh:

Vào những năm 1990, tiếp nối cuộc khủng hoảng nợ công của những năm 1980, chính
phủ Argentina đã có chính sách tái cấu trúc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời
giảm nợ công và giảm tỷ lệ lạm phát. Một trong những chính sách được chính phủ
Argentina áp dụng là phát hành trái phiếu chính phủ. Từ năm 1991 đến năm 2001,
Argentina đã bán ra lượng trái phiếu trị giá hơn 186.7 tỷ đô la Mỹ thông qua thị trường
vốn nội địa và quốc tế. Trong số 179 trái phiếu được chính phủ Argentina phát hành thì
có 173 trái phiếu được đặt mệnh giá bằng đồng ngoại tệ, 6 trái phiếu đặt mệnh giá bằng
đồng Pêsô của Argentina. Các nguyên đơn đã mua 83 trong tổng số 173 trái phiếu ngoại
tệ.

Cuối những năm 1990, khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng diễn ra tại Argentina khiến
cho khoản nợ của chính phủ ngày càng tăng. Năm 2001, Argentina đã thực hiện nhiều
giải pháp khác nhau với mong muốn làm giảm khoản nợ xuống nhưng phần lớn các giải
pháp đó không thành công. Tháng 12 năm 2001, Chính phủ Argentina chính thức tuyên
bố đình chỉ các khoản nợ với các chủ nợ trong nước và cả nước ngoài (bao gồm cả
nguyên đơn) với khoản tiền lên đến hơn 100 tỷ đô la Mỹ tiền nợ trái phiếu.

Tháng 2 năm 2002, Argentina tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và thông qua dự
thảo Luật về tình trạng khẩn cấp quốc gia và tái cấu trúc 2002 (Emergency Law). Luật
này đã chấm dứt sự ngang giá giữa đồng pêsô và đồng đôla, gây mất giá trầm trọng cho
đồng pêsô, làm tăng các khoản nợ ngoại tệ và chính phủ Argentina sẽ phải đối mặt với
vấn đề tái cơ cấu nợ nước ngoài. Tháng 9 năm 2002, tám ngân hàng lớn ở Italy (Banca
Antonveneta, Banca Intesa, Banca Sella, BNL, Iccrea Banca, Monte dei Paschi di Siena,

1
San Paolo và UniCredito) đã thành lập lên TFA, đại diện cho ý chí của toàn thể nguyên
đơn để đàm phán, giải quyết tranh chấp với chính phủ Argentina.

Tập thể nguyên đơn đã từ chối văn bản đề nghị của chính phủ Argentina về việc tái cơ
cấu nợ vào năm 2005. Tháng 2 năm 2006, TFA thông báo với chính phủ Argentina
về ý định sẽ khởi kiện chính phủ Argentina ra Trung tâm giải quyết tranh chấp về
đầu tư quốc tế (ICSID). Tháng 9 năm 2006, Đơn đề nghị trọng tài phân xử, nhân
danh các nguyên đơn được gửi đến ICSID.

Tháng 4 năm 2010, bên bị đơn đưa ra thông báo về một đề nghị tái cơ cấu nợ mới
với các nguyên đơn. Đề nghị này một lần nữa bị hầu hết các nguyên đơn từ chối
bởi nhiều điều khoản trao đổi thậm chí còn khó nghe hơn cả đề nghị năm 2005 của
chính phủ Argentina. Tuy nhiên cũng có một vài nguyên đơn đã đồng ý tham gia
đề nghị này và rút khỏi vụ kiện.

Quyết định

Trong giai đoạn xét xử, toà án ICSID phải cân nhắc để đưa ra các quyết định về
các vấn đề sau:

Tranh chấp pháp lý này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nguyên đơn theo
hiệp định BIT hay chỉ là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
mua bán trái phiếu;

Trái phiếu và/hoặc chứng khoán có được công nhận như một khoản đầu tư theo
điều 25 của Hiệp định ICSID và quy định của Hiệp định BIT?

Liệu sự đồng thuận của các nguyên đơn cho TFA làm đại diện có hiệu lực pháp lý
để yêu cầu ICSID phán xử vụ kiện không?

Những luận điệu của Argentina gửi tới ICSID về các vụ kiện tái cơ cấu nợ của
chính phủ và về trường hợp “đơn kiện tập thể”.

Liệu “đơn kiện tập thể” có được thụ lý trong khuôn khổ hiệp định ICSID hiện
nay?

Kiện do vi phạm Hiệp định vs kiện do vi phạm hợp đồng

Toà ICSID cho rằng đơn kiện của nguyên đơn không đơn giản chỉ là khởi kiện do
vi phạm hợp đồng mà là đơn kiện do đã vi phạm quy định của Hiệp định giữa các
quốc gia với nhau. Căn cứ mà bên nguyên đơn đưa ra liên quan đến hành động
của Chính phủ Argentina đã tuyên bố đình chỉ trả các khoản nợ vào tháng 12 năm
2001. Dự thảo luật Emergency Law được thông qua đơn phương thay đổi nghĩa vụ

2
trả nợ của chính phủ Argentina đối với trái phiếu chính phủ liên quan cũng như
với các khoản nợ khác. Toà án cho rằng các hành động trên xuất phát từ việc
Argentina thực hiện quyền chủ quyền của mình.

Trái phiếu và chứng khoán có giá trị như một khoản đầu tư?

Toà án cho rằng trái phiếu chính phủ Argentina và các chứng khoán liên quan có
giá trị như một khoản đầu tư theo quy định của Hiệp định đầu tư song phương
BIT và Hiệp định ICSID. Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 1 Hiệp định BIT,
định nghĩa đầu tư gồm cả các công cụ tài chính. Các nguyên đơn bỏ tiền ra mua
trái phiếu chính phủ Argentina và khoản tiền đó có thể được Argentina sử dụng để
trả nợ công hay dùng trong chi tiêu chính phủ. Các nguyên đơn được cho là đã
đóng góp vào nền kinh tế của Argentina, đầu tư một khoản vốn theo quy định tại
khoản 1 điều 25 Hiệp định ICSID.

Sự chấp thuận của Nguyên đơn:

Chính phủ Argentina đưa ra chất vấn về thẩm quyền của tổ chức TFA đại diện các
Nguyên đơn và Argentina cũng cho rằng sự uỷ quyền của các Nguyên đơn cho
TFA không đủ để cấu thành nên tư cách pháp lý theo quy định tại khoản 1 điều 25
Hiệp định ICSID. Toà án nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự đồng thuận và
nhận thấy rằng giấy uỷ quyền đã thể hiện một cách rõ ràng, không thể phủ nhận
về sự uỷ quyền đại diện cho TFA của các Nguyên đơn trong vụ kiện chính phủ
Argentina ra toà. Hơn thế nữa, Toà cũng nhận định rằng không hề có dấu hiệu của
sự lừa gạt, cưỡng ép hay vi phạm nào.

Luận điệu của chính phủ Argentina:

Chính phủ Argentina cho rằng ICSID không có thẩm quyền xét xử tranh chấp liên
quan đến vấn đề tái cơ cấu nợ công của quốc gia và tiếp nhận “đơn kiện tập thể”
này, điều mà chưa bao giờ có tiền lệ xảy ra. Toà án đã bác bỏ lý lẽ này của
Argentina bởi chính phủ Argentina đã có thể gửi thông báo tới Trung tâm giải
quyết tranh chấp về tình trạng tranh chấp đang diễn ra, việc này có thể sẽ khiến
vụ tranh chấp nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của Trung tâm xét xử (theo quy
định tại khoản 4 điều 25 Hiệp định ICSID). Tuy nhiên, Toà án không hề nhận
được thông báo nào về điều này từ phía chính phủ Argentina. Toà án nhận thấy
không có lý do nào để loại bỏ vụ kiện tái cơ cấu nợ công ra khỏi phạm vi áp dụng
Hiệp định BIT.

3
Đối với lý lẽ của Argentina về trường hợp “đơn kiện tập thể” không thể được chấp
nhận, Toà án cho rằng câu hỏi đặt ra ở đây không phải liệu rằng chính phủ
Argentina có đồng ý việc bị khởi kiện bởi nhiều nguyên đơn hay không mà là liệu
Toà án ICSID có thể xét xử vụ kiện dưới hình thức này không, việc xét xử này có
thể sẽ dẫn đến việc phải điều chỉnh, cải cách một số quy định về hình thức, thủ tục.
Theo đó, Toà nhận thấy rằng vấn đề này liên quan đến việc Toà có thể chấp nhận
đơn kiện hay không mà không phải tuyệt đối về vấn đề quyền tài phán.

Việc chấp nhận “đơn kiện tập thể”:

Mặc dù trong quá khứ cũng đã có trường hợp nhiều người cùng kiện tại toà
ICSID, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử ICSID nhận được “đơn kiện tập
thể”. Toà nhận thấy rằng việc nhiều người đệ đơn kiện không phải là yếu tố gây
cản trở việc đơn kiện được chấp nhận. Bên cạnh đó, Toà cũng cân nhắc về hậu quả
nếu từ chối “đơn kiện tập thể” và yêu cầu từng Nguyên đơn gửi nộp các đơn kiện
riêng tới ICSID. Toà cho rằng không những các chi phí tốn kém sẽ là rào cản cho
nhiều Nguyên đơn khởi kiện, mà Toà cũng không có cách nào để xét xử 60.000 vụ
kiện cùng một lúc. Vì vậy, Toà đã kết luận rằng việc không được chấp nhận đơn
kiện tập thể là đi ngược lại với công lý. Đơn kiện của các nguyên đơn sau đó đã
được chấp nhận để xét xử.

Bình luận:

Đây là một quyết định mang tính lịch sử. Lần đầu tiên, quyền tài phán được thiết
lập với một “đơn kiện tập thể” của hàng nghìn các nhà đầu tư theo qui định của
Hiệp định BIT liên quan đến việc ban hành trái phiếu chính phủ và tái cơ cấu nợ
công của chính phủ Argentina. Quyết định này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngân
sách nhà nước của các quốc gia và với thủ tục tố tụng đối với các vụ kiện có nhiều
người khởi kiện hay “đơn kiện tập thể”.

Toà án nhấn mạnh rằng hiệp định ICSID không có quy định về vấn đề khởi kiện
tập thể là một trong những hình thức khởi kiện yêu cầu xét xử. Tuy nhiên, việc
không quy định điều này trong khuôn khổ Hiệp định ICSID nên được hiểu như
“một sự thiếu sót trong quy định” chứ không phải là cấm đoán việc khởi kiện tập
thể. Toà án cho rằng những quy định bổ sung được yêu cầu để giải quyết đơn kiện
tập thể hoàn toàn phù hợp với các quy định về cách thức tiến hành thủ tục khởi
kiện hiện nay, ví dụ việc tập hợp các bằng chứng liên quan không hề vượt quá
thẩm quyền của Toà về quyết định các vấn đề liên quan đến thủ tục theo quy định
tại điều 44 Hiệp định ICSID và điều 19 của Luật trọng tài ICSID.
4
Một yếu tố khác khiến cho “đơn kiện tập thể” này được chấp nhận đó là vụ kiện
này liên quan đến việc vi phạm quy định của Hiệp định đầu tư song phương BIT
chứ không liên quan đến hợp đồng mua bán trái phiếu. Vì vậy, Toà không cần
thiết phải cân nhắc về vấn đề: liệu các nguyên đơn, theo quy định của hợp đồng, có
quyền đòi chính phủ Argentina khoản tiền mà họ đã bỏ ra để mua chứng khoán
không.

Toà án cũng nhận thấy một điều đáng quan tâm liên quan đến định nghĩa của một
khoản đầu tư dựa trên các quy định của Hiệp định BIT và điều 25 Hiệp định
ICSID. Theo mục tiêu chung của Hiệp định BIT được ghi tại lời mở đầu của Hiệp
định, Toà nhận thấy rằng quy định tại khoản 1 điều 1 của BIT không nên bị bó
hẹp về các hình thức hoạt động được công nhận là một sự đầu tư. Theo nhận định
của Toà, quy định “nghĩa vụ…có giá trị kinh tế” tại điểm c khoản 1 điều 1 của
Hiệp định BIT có thể hiểu là nói đến một khoản tiền gửi tới một tài khoản tín dụng
như một khoản tiền cho vay. Vì vậy, những trái phiếu chính phủ Argentina trên
cũng có giá trị như một sự đầu tư theo quy định của Hiệp định BIT. Liên hệ tới
quy định tại điều 25 của Hiệp định ICSID, Toà cho rằng cách giải quyết của Salini
không nên được áp dụng hoàn toàn trong trường hợp này, bởi nó sẽ gây ra tác
động đi ngược lại với mục tiêu thúc đẩy đầu tư tư nhân của Hiệp định ICSID. Toà
cho rằng không có sự nghi ngờ nào về việc khoản tiền thu được từ việc phát hành
trái phiếu đã đóng góp vào ngân sách của chính phủ Argentina và góp phần vào sự
phát triển kinh tế của nước này.

Trong vụ kiện này, chính phủ Argentina cũng đã phản pháo rằng Toà ICSID
không có quyền xét xử bởi các hợp đồng mua bán trái phiếu có những điều khoản
quy định về diễn đàn riêng để giải quyết tranh chấp, theo đó Toà ICSID không có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên, Toà đã bác bỏ luận điệu này
của Argentina và cho rằng các điều khoản quy định về diễn đàn giải quyết tranh
chấp liên quan tới các hợp đồng mua bán trái phiếu trên không có hiệu lực pháp lý
khi Argentina đã tham gia vào Hiệp định ICSID. Theo đó, Toà nhấn mạnh rằng vụ
kiện này liên quan đến sự vi phạm các điều khoản của Hiệp định song phương BIT
chứ không phải của hợp đồng mua bán trái phiếu, vì vậy, các điều khoản quy định
về diễn đàn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng không thể được áp dụng để giải
quyết.

You might also like