You are on page 1of 38

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN QUẢN


TRỊ ẨM THỰC

ĐÓNG GÓP Ý KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ


HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ HÀNG
SAN FU LOU

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ NGỌC HẢO


Sinh viên thực hiện: CHU TIẾN DŨNG
MSSV: 2120270073 Lớp: CCQ2027C

TP.Hồ Chí Minh, năm 2022


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN QUẢN


TRỊ ẨM THỰC

ĐÓNG GÓP Ý KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ


HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ HÀNG
SAN FU LOU

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ NGỌC HẢO


Sinh viên thực hiện: CHU TIẾN DŨNG
MSSV: 2120270073 Lớp: CCQ2027C

TP.Hồ Chí Minh, năm 2022

i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Đỗ Ngọc Hảo Trong quá trình
tìm hiểu và học tập bộ môn “Quản trị ẩm thực”, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng
dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay
và bổ ích. Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt, em xin trình bày lại những gì mình
đã tìm hiểu về đề tài: “Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại nhà
hàng San Fu Lou” gửi đến thầy.

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn “Quản trị ẩm thực” của em vẫn còn những hạn chế
nhất định. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu
luận này. Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.
Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những
bến bờ tri thức.

Em xin chân thành cảm ơn!

i
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Họ và tên sinh viên: Chu Tiến Dũng MSSV:212070073
Lớp : CCQ2027C Khoa: QTKD

Tên đề tài : Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại nhà hàng San
Fu Lou
STT Nội dung Điểm GV1 GV2
Điểm trình bày 3.0
1 - Đúng Font chữ, size chữ 1.0
2 - Không sai lỗi chính tả 1.0
3 - Bố cục phù hợp 1.0
Điểm nội dung 7.0
1 - Phù hợp với với tên đề tài 2.0
- Mô tả đầy đủ tình hình thực tế, phân biệt rõ sự
2 2.0
khác biệt giữa thực tế và lý thuyết
- Nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm có tính
3 2.0
thuyết phục
4 - Trung thực, không sao chép 1
Cộng 10

Điểm đánh gía thực hiện tiểu luận /10


Bằng chữ: … … … … … … …

Ngày tháng năm 2021


Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

SFL San Fu Lou

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

HÌNH 2.1: BÊN TRONG NHÀ HÀNG SAN FU LOU ............................................... 15

HÌNH 2.2: DỊCH VỤ VÀ TIỆN ÍCH CỦA NHÀ HÀNG SAN FU LOU .................... 16

HÌNH 2.3: MENU HÁ CẢO CỦA NHÀ HÀNG ......................................................... 19

HÌNH 2.4: MENU MÌ XÀO VÀ MÌ NƯỚC CỦA NHÀ HÀNG ................................. 20

HÌNH 2.5 MENU DIMSUM KHÁC CỦA NHÀ HÀNG ............................................. 20

HÌNH 2.6: MENU VÀ GIÁ CÁC MÓN ....................................................................... 21

HÌNH 2.7: NHÀ HÀNG SAN FU LOU TẠI PHAN CHU TRINH, HÀ NỘI ............. 22

HÌNH 2.8: POSTER KHUYẾN MÃI CỦA NHÀ HÀNG ............................................ 23

HÌNH 2.9: POSTER KHUYẾN MÃI CỦA NHÀ HÀNG TRÊN FACEBOOK .......... 24

HÌNH 2.10: ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CỦA NHÀ HÀNG ........................................... 25

HÌNH 2.11: SỰ PHÂN CẤP TRONG BỘ MÁY QUẢN LÝ ...................................... 26

HÌNH 2.12: QUY TRÌNH THỰC HIỆN CỦA BẾP ..................................................... 26

HÌNH 2.13: BÊN TRONG BẾP CỦA NHÀ HÀNG ................................................... 27

iii
MỤC LỤC

PHẦN: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1


1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................. 1
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ ẨM THỰC VÀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRONG LĨNH VỰC ẨM THỰC ....................................................... 3
1.1. Khái quát về quản trị ẩm thực ........................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................ 3
1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị ẩm thực ................................................................. 3
1.2. Khái quát về hoạt động marketing ngành ẩm thực ....................................... 4
1.2.1. Khái niệm marketing ngành ẩm thực ................................................................. 4
1.2.2. Vai trò của marketing trong nhà hàng ................................................................ 4
1.3. Hoạt động marketing trong nhà hàng ............................................................ 5
1.3.1. Phân đoạn thị trường........................................................................................... 5
1.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ............................................................................. 7
1.3.3. Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu ......................................................... 7
1.3.4. Chính sách Sản phẩm (product).......................................................................... 8
1.3.5. Chính sách về giá cả (price) ............................................................................... 8
1.3.6. Chính sách về phân phối (place)....................................................................... 10
1.3.7. Chính sách quảng cáo khuếch trương (Promotion) .......................................... 11
1.3.8. Chính sách về con người (people) .................................................................... 12
1.3.9. Chính sách vất chất (physical evidence)........................................................... 13
v
1.3.10. Chính sách về quy trình (process) .................................................................... 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ HÀNG SAN
FU LOU VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ...... 15
2.1. Giới thiệu tổng quan về nhà hàng San Fu Lou ............................................ 15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 15
2.1.2. Dịch vụ kinh doanh của nhà hàng .................................................................... 16
2.2. Hoạt động marketing của nhà hàng San Fu Lou......................................... 17
2.2.1. Phân đoạn thị trường......................................................................................... 17
2.2.2. Thị trường mục tiêu. ......................................................................................... 17
2.2.3. Định vị thị trường. ............................................................................................ 18
2.2.4. Sản phẩm (Product) .......................................................................................... 19
2.2.5. Giá (Price) ......................................................................................................... 21
2.2.6. Phân phối (Place) .............................................................................................. 22
2.2.7. Quảng bá (Promotion) ...................................................................................... 22
2.2.8. Con người (People) ........................................................................................... 24
2.2.9. Quy trình (Process) ........................................................................................... 25
2.2.10. Điều kiện vật chất (Physical Evidence) ............................................................ 27
2.3. Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại nhà hàng San
Fu Lou 28
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ........................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 31

vi
PHẦN: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. vì vậy
khi nền kinh tế thị trường đã vận hành cũng phải tuân theo những quy luật của cạnh
tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, hãy không ngừng tiến bộ để đạt được
những ưu thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh với mình.
Với dân số 98 triệu dân, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền kinh tế
phát triển cao trên thế giới vào khoảng từ 7 đến 8%. điều đó có nghĩa mức sống của quốc
gia có dân số đông thứ 15 trên thế giới ngày càng được nâng cao. Ngày nay việc tổ chức
các bữa tiệc gia đình, các bữa tiệc liên hoan của công ty, hay một đám cưới thật sang
trọng đã không còn là việc quá tầm tay đối với mọi người. cũng vì thế, mơ ước làm giàu
từ kinh doanh nhà hàng nhen nhóm trong lòng bao người, nhất là như hiện nay, Việt
Nam ngày càng tham gia toàn diện vào sân chơi thế giới. cạnh tranh là điều không thể
tránh khỏi trong môi trường kinh doanh này.
Một công ty muốn cạnh tranh tốt ngoài việc giải quyết các vấn đề về tiềm lực tài
chính, sản xuất và công nghệ kỹ thuật là chưa đủ mà cần thiết và đặc biệt quan trọng là
hãy tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả tối đa hoạt động marketing trong công ty đó.
nhất là đối với các công ty kinh doanh dịch vụ thì hoạt động marketing lại càng quan
trọng hơn. Nhận thức được sự quan trọng đó nên em quyết định chọn đề tài “Đóng góp
ý kiến nâng cao hiệu quả marketing tại nhà hàng San Fu Lou” nhằm tìm hiểu, phân
tích về Hoạt động marketing của nhà hàng San Fu Lou để đóng góp ý kiến nâng cao hiệu
quả hoạt động cùng với đó là học hỏi kinh nghiệm nâng cao kiến thức chuyên ngành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
‒ Tổng quan về quản trị ẩm thực và hoạt động marketing trong kinh doanh ẩm thực
‒ Phân tích hoạt động marketing tại nhà hàng San Fu Lou từ đó đưa ra ý kiến đóng
góp nâng cao hiệu quả
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
‒ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing của nhà hàng San Fu Lou.
‒ Phạm vi nghiên cứu: Chuỗi nhà hàng San Fu Lou tại Việt Nam

1
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp tìm hiểu thực tế, so sánh, phân tích, tổng hợp,
để phân tích hoạt động marketing của nhà hàng San Fu Lou và đưa ra ý kiến nâng cao
hiệu quả hoạt động.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm ba chương chính:
Chương 1: Khái quát về quản trị ẩm thực và hoạt động marketing trong lĩnh vực ẩm
thực.
Chương 2: Phân tích hoạt động marketing tại nhà hàng San Fu Lou và đóng góp ý
kiến nâng cao hiệu quả hoạt động.
Chương 3: Kết luận

2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ ẨM THỰC VÀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRONG LĨNH VỰC ẨM THỰC

1.1. Khái quát về quản trị ẩm thực


1.1.1. Khái niệm
1. Khái niệm về ẩm thực

ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, ẩm thực nghĩa đen là ăn uống là một hệ thống
đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật
chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể.

ẩm thực thường được đặt tên và chịu ảnh hưởng từ các vùng miền và văn hóa của
địa phương và tôn giáo.

ẩm thực còn bộc lộ được nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, nó không đơn giản là
cho chúng ta cảm giác no bụng mà nó được hòa trộn độc đáo với nhiều sự sáng tạo kích
thích vị giác thông qua thị giác, và khướu giác,…

2. Khái niệm về quản trị ẩm thực

Quản trị ẩm thực, tiếng Anh là Restaurant Management and Gastronomy, là quản
trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

Quản trị ẩm thực, nghĩa là quản lý các khâu về chế biến món ăn, pha chế đồ uống,
phục vụ yến tiệc, hội nghị, sự kiện,…

Theo quan điểm quản trị học: quản trị ẩm thực là việc hoạch định, tổ chức thực hiện
kế hoạch ẩm thực, lãnh đạo, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh ẩm thực.

1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị ẩm thực


Quản trị ẩm thực quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp kinh doanh
ẩm thực. Nếu không có hoạt động quản trị, mọi người sẽ không biết phải làm những
công việc gì, làm lúc nào, từ đó khiến công việc diễn ra một cách lộn xộn.

3
Bằng cách hoạch định công việc, hướng mọi người cùng phối hợp hoạt động vì mục
tiêu chung, quản trị ẩm thực giúp các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực hoạt động hiệu
quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Quản trị ẩm thực cũng giúp các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực điều khiển và
kiểm soát quá trình thực hiện, tạo ra hệ thống, quy trình phối hợp hợp lý, sử dụng tốt các
nguồn lực để duy trì hoạt động kinh doanh và đạt mục tiêu với mức chi phí thấp nhất.

1.2. Khái quát về hoạt động marketing ngành ẩm thực


1.2.1. Khái niệm marketing ngành ẩm thực
Marketing ngành ẩm thực hay còn gọi là Marketing F&B (Food and Beverage
Service) là hoạt động quảng bá hình ảnh và thương hiệu, tăng doanh thu cho các nhà
hàng, quán ăn hay dịch vụ kinh doanh ẩm thực nói chung. Hầu hết các ngành dịch vụ
nhà hàng, khách sạn đều không thể thiếu bộ phận F&B để đáp ứng nhu cầu ăn uống khi
khách hàng có nhu cầu.
Marketing ẩm thực hướng đến “chiếc bụng đói” của khách hàng. Nhu cầu ăn uống
là nhu cầu không thể thiếu của con người, ngay cả khi khủng hoảng kinh kế hay thậm
chí dịch bệnh Covid 19 vừa qua, nhu cầu này cũng không hề sụt giảm mà chỉ chuyển
sang hình thức khác là đặt đồ ăn Online. Bởi vậy, Marketing F&B cần không ngừng đổi
mới, chuyển hướng để tiếp cận đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Marketing F&B là hành động đi tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cả về
mặt chất lượng món ăn đến cảm nhận từ dịch vụ. Để kinh doanh hiệu quả, hầu như mọi
nhà hàng mới, dù quy mô lớn hay nhỏ đều xây dựng riêng cho mình chiến lược
Marketing ngay từ đầu.
Marketing không trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà hàng nhưng lại gián tiếp định
vị trương hiệu của nhà hàng, tạo nên chỗ đứng cho nhà hàng trong thị trường. Tuy nhiên,
Marketing cũng giống như một con dao 2 lưỡi, biết cách sử dụng sẽ mang lại hiệu quả
to lớn, nhưng nếu như không biết cách, marketing sẽ khiến nhà hàng của bạn thất bại.
1.2.2. Vai trò của marketing trong nhà hàng
Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh
doanh nhà hàng. Giống như các doanh nghiệp, các nhà hàng cũng phải lựa chọn và giải
quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh nhà hàng. Phải xác định

4
được loại sản phẩm dịch vụ mà nhà hàng cần cung ứng ra thị trường. Bộ phận marketing
sẽ giúp chủ nhà hàng giải quyết tốt vấn đề này thông qua các hoạt động như tổ chức thu
thập thông tin thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, cách thức sử dụng sản phẩm
dịch vụ và lựa chọn nhà hàng của khách hàng, nghiên cứu xác định nhu cầu sản phẩm
dịch vụ nhà hàng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp cùng xu thế thay
đổi của chúng, nghiên cứu chủng loại sản phẩm dịch vụ khác đang cung ứng trên thị
trường Tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ
Giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và chủ nhà
hàng. Marketing trở thành cầu nối kết giửa nhà hàng với thị trường. Marketing giúp chủ
nhà hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm
dịch vụ và sự biến động của chúng. Marketing giúp chủ nhà hàng có thể phối kết hợp và
định hướng được các hoạt động của tất cả các bộ phận và toàn thể nhân viên nhà hàng
vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing góp phần tạo vị
thế cạnh tranh của nhà hàng: Đề tạo được vị thế cạnh tranh, bộ phận Marketing của nhà
hàng thường tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn:
Phải tạo được tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ. tính độc đáo phải mang lại lợi thế
của sự khác biệt.
Phải làm rõ được tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng và lợi thế về
sự khác biệt của khách hàng thông qua chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo.
Khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của nhà hàng. Thông qua việc chỉ rõ và duy
trì lợi thế của sự khác biệt, marketing giúp nhà hàng phát triển và ngày càng nâng cao
vị thế cạnh tranh rên thị trường.
1.3. Hoạt động marketing trong nhà hàng
1.3.1. Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là một quá trình chi tiết nhằm phân định thị tường tổng hợp
để trở thành những cấu trúc nhỏ hơn (thường gọi là: đoạn, mãnh, lát, cắt…)có thông số
đặc tính và hành vi khác biệt nhau, nhưng tonh nội dung một đoạn lại đồnh nhất với
nhau, và doanh nghiệp có thể vận dụng marketing mix hữu hình tên mỗi đoạn thị trường
mục tiêu đó. Mục tiêu của phân đoạn thị trường là trên cơ sở phân tích tập khách hàng
và hiệu năng marketing của doanh nghiệp, tìm kiếm một sự thoả mãm tối đa nhu cầu
của khách hàng bằng sự thích ứng sản phẩm chiêu thị của mình, quá đó khai thác tối đa

5
dung lượng thị trường và nâng cao vị thế của doanh nghiệp tên phân đoạn lựa chọn. như
vậy, phân đoạn là một tồn tại khách quan nhưng không có xu thế hướng tự thân. Vì vậy,
khi nghiên cứu và lựa chọn phân đoạn thị trường trọng điểm cần phải chú ý 4 yêu cầu
trọng điểm:
• Thứ nhất, tính xác đáng: phân đoạn thị tường cần phải đãm bảo khả năng nhận
dạng rõ ràng qua tiêu thứ lự chón và sự phù hợp giữa tiêu thức lưa chọn với mục tiêu
phân đoạn thị trường, các phân đoạn phải xác định đúng (giữa các phân đạon phải khác
biệt và trong một đoạn phải đồng nhất về đặc tính và cấu trúc), các đoạn thị trường phải
được đo lường bằng các thông số đặc trưng, quy mô đoạn thị tường mục tiêu phải đủ lớn
để đáp ứng được mục tiêu khai thác của doanh nghiệp
• Thứ hai, tính tiệp cận được: điều cốt lỗi của phân đoạn thị tường là có thể chọn lựa
và tiếp cận với các nhóm khách hàng nhất định. Vì vậy các đoạn phải đãm bảo có thể
vươn tới và phục vụ được.
• Thứ ba, tính khả thi: các phân đoạn phải đãm bảo khả năng chấp nhận của tập
khách hàng với marketing mục tiêu của doanh nghiệp đãm bảo ổn định trong thời gian
dài của đoạn mục tiêu. Có khả năng thực thi thuận lợi và đồng bộ các yếu tố của
marketing không chỉ ở sản phẫm mà bao gồm cả luồng phân phối, phương tiện và kênh
quản cáo.
• Thứ tư, tính hửu hiệu của khả thi: đoạn thị tường mục tiêu phải phù hợp và phát
huy hiệu quả của marketing, tạo sức mạnh tấp tung và ưu thế tương đối của doanh nghiệp
với các đối thủ cạnh tranh. chi phí thực thi marketing mix trên phân đoạn thị trường phải
có tiềm năng bù đắp và sinh lợi. tạo tiền đề, tận dụng tối đa năng suất kinh doanh, phát
triển thị phấn và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên đọan thị trường mục tiêu cũng
như tên đoạn thị trường tổng thể.
Để đảm bảo yêu cầu đối với phân định thị trường như đã trình bày tên đây, việc lựa
chọn các tiêu thức phân đoạn có vai trò vô cùng quan trọng. tiêu thức phân đọan thị
trường rất phong phú, song những tiêu thức thướng thường được các doanh nghiệp nhà
hàng sử dụng là:
• Phân đoạn thị tường theo địa lý.
• Phân đoạn thị tường theo địa lý và nhân khẩu học.
• Phân đoạn theo tâm đồ địa lý.

6
• Phân đoạn theo hành vi ứng xử củ tập khách hàng.
• Phân đoạn theo mục đích.
• Phân đoạn theo sản phẩm.
1.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Để xác định thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần đánh giá quy
mô của từng phân đoạn cũng như các đặc tính của từng phân đoạn thị trường đối với khả
năng marketing của mình. Doanh nghiệp có thể lựa chọn để tham gia vào một hay nhiều
phân đoạn của thị trường nhất định nào đó. Thông thường, các doanh nghiệp thâm nhập
vào một thị trường mới sẽ phục vụ một phân đoạn duy nhất và nếu việc này cho thấy
thành công, họ sẽ thâm nhập thêm vào những phân đoạn khác, rồi bao trải ra theo hàng
dọc hoặc hàng ngang. Sự thâm nhập nối tiếp vào những phân đoạn thị trường không
mang tính chất ngẫu nhiên mà phải thực hiện theo một kế hoạch chủ động đã được hoạch
định từ trước.
Việc lựa chọn một phân đoạn để thâm nhập trước phải đảm bảo tính hấp dẫn về quy
mô, cơ cấu và phù hợp trong khả năng của doanh nghiệp.
1.3.3. Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu
Khi đã quyết định sẽ xâm nhập vào những khu vực nào trên thị tường thì doanh
nghiệp phải quyết định kế đó phải chiếm được vị thế nào tong khu vực đoạn thị trường
đó. vị thế của một sản phẩm dịch vụ là mức độ được khách hàng nhìn nhậnở tầm cở nào
so với sản phẩm dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh khác. định vị thành công sẽ
làm cho khách hàng dẽ dàng nhận biết sự khác biệt, đồng thời họ sẽ thấy được cái mà
họ đang tìm kiếm, không nhẫn vậy nó còn cho phép các doanh nghiệp nhận biết được
các cơ hội trên thị trường một cách sát nhất. chuyên viên marketing có thể đi theo một
số chiến lược định vị sau.
Định vị sản phẩm tên một thuộc tính đặc trưng của sản phẩm.
Xác định vị thế dựa trên nhu cầu và lợi ích.
Xác định vị thế cho các trường hợp sử dụng cụ thể.
Xác định vị thế đối với các loại khách hàng.
Xác định ví thế đối với các loại sản phẩm khác.
Xác định vị thế bằng việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm.
7
1.3.4. Chính sách Sản phẩm (product)
Sản phẩm theo quan điểm marketing gắn liền với sữ thoả mãn nhu cầu mongmuốn
của khách hàng, vì vậy nó cần được xem xét trên cả hai khía cạnh: vật chất và phi vật
chất. Sản phẩm của nhà hàng về cơ bản là thuộc về sản phẩm dịch vụ. Các sản phẩm
dịch vụ được khái quát hoá bao gồm một tập các yếu tố hữu hình và vô hình:
− Dịch vụ cốt lõi: lý do kinh doanh cơ bản; giải quyết vấn đề gì của người tiêu dùng
− Hàng hóa và dịch vụ bổ sung: yếu tố bổ sung hoặc tăng giá trị cho sản phẩm chính
và giúp phân biệt dịch vụ với đối thủ cạnh tranh
− Dịch vụ thuận tiện: (đôi khi được gọi là dịch vụ phân phối): Tạo thuận lợi cho
việc phân phối và tiêu thụ dịch vụ cốt lõi (rất cần thiết cho việc phân phối) (ví dụ: cung
cấp thông tin, đặt hàng, thanh toán)
− Các dịch vụ hỗ trợ: hỗ trợ cho dịch vụ cốt lõi và có thể được loại bỏ mà không
ảnh hưởng đến dịch vụ cốt lõi. Sự phân biệt giữa dịch vụ bổ sung và phân phối thay đổi
tùy theo tính chất của dịch vụ.
Một sản phẩm có vòng đời nhất định gồm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn giới thiệu (introduction)
2. Giai đoạn tăng trưởng (growth)
3. Giai đoạn trưởng thành (maturity)
4. Giai đoạn thoái trào (decline)
Điều quan trọng là bạn phải tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu
khi nó đạt đến thời gian thuộc giai đoạn thoái trào. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tạo ra
các sản phẩm có sự kết hợp. Bạn có thể mở rộng sản phẩm hiện tại bằng cách đa dạng
hóa hoặc tăng độ sâu của dòng sản phẩm.
Nói chung, các nhà tiếp thị phải tự đặt ra câu hỏi nên làm trong product mix là gì để
cung cấp một sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
1.3.5. Chính sách về giá cả (price)
Chúng ta biết rằng giá là một công cụ của marketing mix mà công ty sử dụng để đạt
được các mục tiêu tiếp thị của mình. Các quyết định về giá phải được kết hớp với các
quyết định về sản phẩm dịch vụ, phân phối cổ đông, để hình thành một chương tình

8
marketing nhất quán và hiệu quả. Giá của các sản phẩm của nhà hàng được xác định trên
thị tường khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ và tính không
gian của nó.
Chiến thuật định giá cũng thường xuất hiện trong các công ty dịch vụ.Những doanh
nghiệp kinh doanh thường có những chiến lược về giá chính là:
Định giá thâm nhập: là một chiến lược được sử dụng để thu hút khách hàng đến một
sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn. Giá thấp hơn giúp một
sản phẩm hoặc dịch vụ mới thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng khỏi các đối thủ
cạnh tranh.
1) Định giá theo phương pháp cộng chi phí (Cost-plus Pricing)
Định giá cộng chi phí là cách định giá hiệu quả để xây dựng một tỷ suất lợi nhuận
trực tiếp vào giá của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Bạn tính chi phí để cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ và sau đó thêm 10% (ví
dụ) lợi nhuận.
Định giá theo phương pháp cộng chi phí là cách định giá đơn giản, nhưng phương
pháp này không tính đến suy nghĩ của khách hàng. Bạn cũng có thể mất lợi nhuận khi
chỉ tập trung vào chi phí.
2) Định giá cạnh tranh (Competitive Pricing)
Định giá cạnh tranh không tập trung vào chi phí hoặc khách hàng. Thay vào đó,
định giá cạnh tranh xem xét thị trường hiện tại cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong định
giá cạnh tranh, công việc của bạn là nghiên cứu các chiến lược giá của nhiều đối thủ
cạnh tranh để thiết lập một phạm vi giá. Và giá của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ
nằm ở đâu đó giữa các mức cao và thấp để có khả năng cạnh tranh.
3) Định giá xa xỉ (Luxury Pricing)
Định giá xa xỉ là một chiến lược cổ điển được sử dụng bởi các thương hiệu như
Louis Vuitton, Mercedes và Rolex. Giá cả có liên quan nhiều đến nguyện vọng và hình
ảnh của người mua hàng hơn những yếu tố khác. Bằng cách mua một sản phẩm hoặc
dịch vụ với giá cao, chúng ta sẽ gia nhập một câu lạc bộ. Câu lạc bộ đó là một đại diện
cho cách chúng ta muốn người khác nhìn thấy chúng ta trên thế giới.

9
4) Định giá gói sản phẩm
Hầu hết giá sản phẩm đề cập đến một sản phẩm riêng lẻ nhưng giá gói sản phẩm thì
lại đề cập đến sự kết hợp của nhiều sản phẩm. Để sử dụng chiến lược định giá gói sản
phẩm, người bán thường kết hợp một số sản phẩm lại với nhau và bán dưới dạng combo
với giá giảm.
Chiến lược định giá gói sản phẩm sẽ thúc đẩy doanh số của những sản phẩm mà
bình thường người tiêu dùng sẽ có ít nhu cầu, do đó cũng có thể nói doanh nghiệp vừa
có thể giới thiệu sản phẩm mới vừa tạo thêm nhu cầu cho người tiêu dùng. Điều kiện để
chiến lược định giá gói sản phẩm đạt hiệu quả là giá combo phải đủ thấp để hấp dẫn
khách hàng.
1.3.6. Chính sách về phân phối (place)
Chiến lược phân phối sản phẩm dịch vụ là phương pháp doanh nghiệp cung ứng sản
phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường mục tiêu, nó bao gồm tổ hợp các
mạng lưới, các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ. đây là một quá trình tổng hợp hoặc
trực tiếp thực hiện của người tiêu dung hoặc thông qua một chuổi các cơ sở.
Chiến lược phân phối có vai trò vô cùng qua trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, giúp cho quá trình lưu thông từ sản xuất hàng phân phối đấn người tiêu dung
diễn ra nhanh chóng hơn. đối với người sản xuất, chiến lược phân phối trước tiên được
đề cấp tới việc xác định loại và số lượng trung gian tong việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ
và thiết lập các mối quan hệ thương hiệu. đối với người phân phối chiến lược phân phối
đề cấp đến việc xác định đặc điểm của các mối quan hệ tong khâu phân phối.
Tuỳ theo dạng thị trường, đặc điểm sản phẩm và nhu cầu khách hàng, giá cả sản
phẩm mà các nhà hàng, các cửa hàng ăn uống có thể lựa chọn và áp dụng một trong ba
chiến lược sau:

− Chiến lược phân phối mạnh.


− Chiến lược phân phối lựa chon.
− Chiến lược đặc quyền.
Trong marketing dịch vụ, vai trò của phân phối trực tiếp rất quang trọng vì đặc tính
riêng của dịch vụ là: tính không thể tách rời của dịch vụ, do đó không thể vận chuyển.
tính mau hỏng (tàn lụi, không thể lưu kho) vai trò đồng sản xuất ra dịch vụ của khách
hàng.

10
Nâng cao khả năng quản trị kênh thông tin với khách hàng mục tiêu: do marketing
trực tiếp nên nhà hàng có quan hệ trực tiếp với khách hàng, có thể xây dựng ngân hàng
dữ liệu với khách hàng.
Nâng cao khả năng phục vụ, chăm soác khách hàng: marketing tực tiếp giúp nhà
hàng quản lý, kiểm soát trực tiếp các hoạt động cung ứng dịch vụ, và quan hệ trực tiếp
với khách hàng. Ngoài ra nó còn giúp nâng cao độ tin cậy trong tiêu dung, do khách
hàng tiêu dùng trực tiếp từ nhà sản xuất.
1.3.7. Chính sách quảng cáo khuếch trương (Promotion)
1) Bán hàng cá nhân – Personal Selling
Đây là hình thức sử dụng các nhân viên bán hàng đã được đào tạo một cách bài bản,
chuyên nghiệp về cách tiếp cận và kỹ thuật bán hàng cho khách hàng trực tiếp. Tuy
nhiên, cách làm này khá tốn kém, chỉ nên sử dụng nếu thực có lợi tức đầu tư thực sự.
Hay đối với những lĩnh vực mang đến lợi nhuận cao như bán xe ô tô hay dịch vụ sửa
nhà ở…thì sẽ cần đến nhân viên bán hàng cá nhân.
2) Khuyến mại – Sales Promotion
Khuyến mại được sinh ra để kích thích, khuyến khích khách mua hàng trong giai
đoạn ngắn bằng cách cung cấp thêm cho họ một lợi ích tăng thêm nào đó. Doanh nghiệp
nhờ đó mà tăng thêm doanh thu (Chiến lược kéo). Đồng thời, các chương trình khuyến
mại cũng kích thích các kênh phân phối trung gian bán nhiều hàng hóa hơn cho doanh
nghiệp (Chiến lược đẩy).
3) Quan hệ công chúng – PR
Quan hệ công chúng là hoạt động liên tục đã được lên kế hoạch để thiết lập, duy trì
uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. PR có thể rẻ
nhưng chắc chắn không bao giờ là miễn phí. Những chiến dịch PR thành công đều là
những chiến dịch dài hạn và được lập kế hoạch cho tất cả mọi trường hợp.
4) Marketing trực tiếp – Direct Marketing
Marketing trực tiếp là hoạt động marketing được thực hiện trực tiếp và không thông
qua bất kỳ một nhà phân phối hay trung gian nào. Lúc này, doanh nghiệp sẽ là người
liên hệ trực tiếp với khách hàng. Các hình thức marketing trực tiếp bao gồm: Gửi thư,

11
gọi điện trực tiếp, gửi email trực tiếp cho khách hàng hay khảo sát khách hàng trực tiếp,
quảng cáo ngay tại điểm bán hàng và tổ chức các sự kiện cho khách.
5) Hội chợ và triển lãm thương mại
Hội chợ và triển lãm thương mại là những sự kiện giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận
và lấy thông tin từ các khách hàng mới. Thường ít công ty bán được hàng nhiều ở các
sự kiện như này. Thay vào đó, mục đích chính của họ tại sự kiện chính là để nâng cao
nhận thức trong tâm trí khách hàng và khuyến khích dùng thử.
6) Quảng cáo
Hình thức marketing phải trả phí để giới thiệu được thông tin về sản phẩm, dịch vụ,
công ty hay ý tưởng tới khách hàng. Quảng cáo sẽ đưa ra những thông điệp bán hàng
đầy thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán để tác động tới hành vi, thói
quen mua hàng của khách hàng.
Có rất nhiều hình thức quảng cáo doanh nghiệp sử dụng như đăng bài quảng cáo
trên báo chí; tạp chí; truyền hình; quảng cáo ngoài trời như dán áp phích, quảng trên xe
buýt; quảng cáo kỹ thuật số; trực tuyến và Internet.
1.3.8. Chính sách về con người (people)
Đối với kinh doanh nhà hàng con người là yếu tố đầu vào quan trọng, trong bất kỳ
sản xuất kinh doanh nào nó cũng quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. bởi
vì con người là chủ thể tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
trong kinh doanh nhà hàng yếu tố con người gồm có: người làm nhân viên, và người làm
khách hàng.
Do yếu tố con người và sự tương tác qua lại có vai trò quan trọng trong quá trình
tiêu dung và cung ưng dịch vụ nên các yếu tố văn hoá xả hội đóng vai trò to lớn đến
hành vi của khách hàng và cung ứng đối với dịch vụ. nhân tố văn hoá xả hội tác động
đến cách thức mà khách hàng sử dụng và đánh giá dịch vụ, ảnh hưởng đến cách mà công
ty và nhân viên tương tác với khách hàng của mình. Vai trò của nhân viên trong cung
ứng dịch vụ: Bàn thân nhân viên cung ứng dịch vụ là sản phẩm dịch vụ Thể hiện ra hình
ảnh công ty trong con mắt khách hàng
Là người tực tiếp tương tác với khách hàng. Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cảm
nhận và thoả mãn của khách hàng Là người thực hiện mục tiêu tạo mối quan hệ lâu bền
với khách hàng. Là kênh thông tin, đánh giá quá tình cung cấp dịnh vụ trong nội bộ

12
doanh nghiệp. Vai trò của khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ: Khách hàng có
sự tham gia ở mức độ cao vào quá trình tạo ra và phân phối dịch vụ: vì dịch vụ chỉ được
tạo ra khi xuất hiện sự tiêu dung của khách hàng, khách hàng có quyền tự phân phối dịch
vụ của mình. Cá nhân hay một nhóm khách hàng này có thể tác động làm tăng hay giảm
mức độ thoả mãn của cá nhân hay một nhóm khách hàng khác (sự tương tác của hai
nhóm khách hàng)
Tác động tích cực: sự hiện diện (nhân vật nổi tiếng, quen biết) các mối quan hệ cá
nhân (thân thuộc, quen biết) tính cách( sôi nổi, thân thiện) sư truyền miệng. tác động
tiêu cực: sự than phiền về chất lượng dịch vụ. nhóm người đông đúc ồn ào. Sư bất đồng
về văn hoá, lối sống. Thái độ không đúng mực.
1.3.9. Chính sách vất chất (physical evidence)
Không chỉ riêng về kinh doanh nhà hàng, để tồn tại và phát triển bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng cần có vật chất hửu hình (sản phẩm cơ sở vất chất) phục vụ cho việc
kinh doanh. Trong đó hệ thống cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm tất cà các
phương tiện vất chất và các cơ sở dử liệu dùng để sản xuất ra toàn bộ sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng. việc đầu tư cơ sở vất chất hợp lý một mặt giúp thu hút khách hàng, là
điều kiện là vất chất hửu hình hoá giúp hạn chế rủi roc ho khách hàng, giúp khách hàng
yên tâm sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. ngoài ra sản phẩm vất chất hiện
đại còn là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như điều kiện
lao động và năng suất làm việc của doanh nghiệp. cơ sở vất chất kỹ thuất là điều kiện
tối quan tọng giúp cho doanh nghiệp phát tiển việc kinh doanh nhà hàng.
Trong quá tình tiêu dung sản phẩm dịch vụ khách hàng luôn tiêu dùng đồng thời các
sản phẩm hửu hình và việc cảm nhân chất lượng sản phẩm hửu hình cũng ảnh hưởng
đến mức thoả mãn đối với dịch vụ các yếu tố hữu hình.
1.3.10. Chính sách về quy trình (process)
Quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng cần chuẩn hoá, và luôn linh động tuỳ
theo yêu cầu, tình huống các bước thực hiện quy trình đơn giản hay phức tạp tuỳ theo
mức độ tham gia vào quy trình của khách hàng. Mỗi doanh nghiệp khác nhau, ngành
nghề kinh doanh khác nhau sẽ có các quy trình hoạt động cung cấp khác nhau và quy
trình được lựa chọn còn phụ thuộc vào người chủ của doanh nghiệp đó.

13
Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ. Vì vậy, hãy
chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp để giảm thiểu chi phí. Giảm thiểu ở đây
có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, hệ thống thanh toán, hệ thông phân phối và các
quy trình, bước có vai trò trong việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả.
Tinh chỉnh và cải tiến quy trình có thể đến sau để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí
và tối đa hóa lợi nhuận.

14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ HÀNG SAN
FU LOU VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.1. Giới thiệu tổng quan về nhà hàng San Fu Lou


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ông Asif Mehrudeen là một người có niềm đam mê mãnh liệt trong việc kinh doanh
ẩm thực. Ông ấy đã đi khắp nơi trên thế giới để học hỏi những bí quyết nấu ăn phong
phú của các nước. Trong thời gian ở Quảng Đông, ông ấy đã ngay lập tức bị mê hoặc
bởi các hương vị đặc sắc cũng như là kỹ thuật nấu ăn điêu luyện của ẩm thực Trung Hoa.
Khi trở về Việt Nam, ông Asif đã gặp khao khát mang đến những món ăn ngon, chất
lượng, sử dụng những kỹ thuật nấu ăn tốt cho sức khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm cải thiện đời sống tại Việt Nam. Cùng với ông Raymond – chuyên gia giàu
kinh nghiệm trong ngành Du lịch – Khách sạn đến từ Singapore, cả hai người đã quyết
định biến ước mơ trở thành hiện thực với San Fu Lou. Với tầm nhìn của cả hai người
chủ đến từ những nền văn hóa khác nhau đã thành lập nên nhà hàng San Fu Lou (SFL)
đầu tiên tại TP.HCM vào ngày 3/9/2014 tại trung tâm quận 1, toà nhà ABTower, 76A
Lê Lai, Q,1, TP.HCM. Hiện tại SFL có 10 chi nhánh nhà hàng tại TP. HCM và 4 chi
nhánh tại Hà Nội.

Hình 2.1: Bên trong nhà hàng San Fu Lou


15
Theo tiết lộ của chủ nhà hàng thì San Fu Lou trong tiếng Hoa có nghĩa là tam phúc
lành với mục đích là mang đến những bữa ăn ngon, bổ, lành cho thực khách khi bước
chân đến đây. Với thiết kế hơi hướng đương đại cùng màu sắc và chất liệu của một ngôi
nhà truyền thống Quảng Đông, San Fu Lou là địa điểm dừng chân cho mọi thực khách
yêu thích muốn tận hưởng phong vị Quảng Đông trên đất Sài thành.
2.1.2. Dịch vụ kinh doanh của nhà hàng
Tại Việt Nam, San Fu Lou là nhà hàng kiểu Hoa đầu tiên có thiết kế bếp mở cho
phép thực khách có thể nhìn thấy được quá trình chế biến những món ăn hấp dẫn và cái
nhìn toàn cảnh về thao tác trong chế biến của các đầu bếp. Trong không gian đậm chất
Á Đông, San Fu Lou phục vụ ba thực đơn đặc biệt gồm Dimsum, thịt quay và món xào
luôn sẵn sàng các ngày trong tuần từ 7 giờ sáng đến tận khuya.
Ngoài Phục vụ trực tiếp, nhà hàng còn có những dịch vụ và tiện ích như hình:

Hình 2.2: Dịch vụ và tiện ích của nhà hàng San Fu Lou

16
2.2. Hoạt động marketing của nhà hàng San Fu Lou
2.2.1. Phân đoạn thị trường
Sử dụng chiến lược đa phân khúc:

− Phân đoạn nhân khẩu học


Dân tộc: Người Việt Nam và người Trung Quốc sống tại Việt Nam
Thu nhập: Khá – cao
Độ tuổi: 25 – 60

− Phân đoạn tâm lý:


Sở thích: Ẩm thực Quảng Đông Trung Hoa, món ăn được chế biến cầu kì có gia vị
đậm đà.
Hoạt động: Đi ăn theo nhóm bạn bè, gia đình, gặp gỡ đối tác để có thể cùng trò
chuyện giao lưu.
Phong cách sống: Có yêu cầu cao về ẩm thực (cách chế biến, nguyên vật liệu, hương
vị) và cách phục vụ.

− Phân đoạn thị trường theo hành vi:


Lý do mua hàng: tổ chức tiệc gặp mặt, gia đình, bạn bè, đối tác.

− Phân khúc địa lý:


Nơi đông dân cư có mức thu nhập cao ở khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội và gần các địa điểm vui chơi giải trí.
2.2.2. Thị trường mục tiêu.
Dân tộc: Người Việt Nam và người Trung Quốc sống tại Việt Nam
Thu nhập: Khá – cao
Độ tuổi: 25 – 60
Sở thích: Văn hóa ẩm thực Quảng Đông Trung Hoa, món ăn được chế biến cầu kì
có gia vị đậm đà.

17
Hoạt động: Đi ăn theo nhóm bạn bè, gia đình, gặp gỡ đối tác để có thể cùng trò
chuyện giao lưu.
Phong cách sống: Có yêu cầu cao về ẩm thực (cách chế biến, nguyên vật liệu, hương
vị) và cách phục vụ.
Lý do mua hàng: tổ chức tiệc gặp mặt, gia đình, bạn bè, đối tác.
Nơi đông dân cư có mức thu nhập cao ở khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội và gần các địa điểm vui chơi giải trí.
2.2.3. Định vị thị trường.
Nhà hàng San Fu Lou thường nằm ở những vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện. Có
lối kiến trúc kiến trúc nhiều họa tiết đậm ‘chất Hoa’ được kết hợp một cách khéo léo với
tính hiện đại của phương Tây trong việc bố trí gian bếp mở, bàn ăn bằng gỗ gần gũi và
sang trọng, điểm xuyết thêm các đèn lồng đặc trưng…
Bên cạnh không gian, món ăn cũng chính là yếu tố tạo nên thương hiệu cho San Fu
Lou. Mở cửa từ 7h sáng đến 3h sáng hôm sau, San Fu Lou với các món ăn từ Dimsum,
vịt, gà, hải sản cho đến cơm chiên, mỳ, cháo, phá lấu…đầy đủ cách chế biến từ chiên,
hấp, luộc, xào, nướng cùng với đó những thức uống và tráng miệng đặc sản của vùng
Quảng Đông Trung Quốc.

18
2.2.4. Sản phẩm (Product)
Hiện nay nhà hàng đem đến cho thực khách hơn 100 sự lựa chọn khác nhau từ đồ
uống đến những món mặn. Điểm mạnh đầu tiên của quán phải kể đến là há cảo, gồm có:
há cảo tôm, há cảo tôm sò điệp tươi, xíu mại,... với điểm khác biệt chính là độ tươi và
độ mỏng của bột bánh nhưng không làm vỡ khi gắp. Tiếp theo là hàng loạt sự lựa chọn
với món quay, món chiên, mì. Vịt, gà, heo quay được chế biến trực tiếp tại nhà hàng,
mỗi lần thực khách muốn thưởng thức sẽ được làm nóng nhanh bằng lò nướng nhỏ. Món
chiên cũng được đầu tư kỹ từ cơm chiên, mì xào, đến các loại bò, gà chiên xào. Với
điểm khác biệt là sự đậm đà trong vòm họng lẫn đệm quyện gia vị gia truyền.

Hình 2.3: Menu há cảo của nhà hàng

19
Cùng với đó là súp và mì- với nhiều sự lựa chọn từ khô đến nước. Điểm mạnh của
sản phẩm này là sự tinh tế trong từng chi tiết, với nước súp không sử dụng bột ngọt mà
chỉ dùng vị ngọt tự nhiên từ xương và tủy.

Hình 2.4: Menu Mì xào và mì nước của nhà hàng

Không thể không kể đến các loại bánh cuốn từ hấp tới chiên. Và đặc sắc không kém
là đậu hũ ki chiên giòn cùng với chân gà hấp tàu xì. SFL cũng đem đến nhiều món ăn

Hình 2.5 Menu dimsum khác của nhà hàng

20
làm từ hải sản tươi được nuôi giữ ngay trong nhà hàng để đảm bảo thực khách sẽ cảm
nhận độ tươi ngon cao nhất.
Thức uống cũng là một điểm mạnh của SFL với đội ngũ bartender riêng biệt đầy
chuyên nghiệp. Phục các thực khách từ rượu vang tới các loại nước đậm đà bản sắc riêng
như trà lài vani trái đào, trà oolong gừng chanh dây, trà xanh trái vải nha đam, cùng với
những ấm trà nóng đầy dư vị của một nền ẩm thực đầy đặc sắc Trung Hoa. Gần đây
nhất, SFL đang nghiên cứu thêm nhiều thức uống không cồn mới (mocktail).
2.2.5. Giá (Price)
Mức giá ở SFL dù không rẻ những cũng không thể coi là không chấp nhận được.
Cùng với địa thế và không gian đẹp, giá cả món ăn tại đây giao động từ 88 nghìn đến
250 nghìn, riêng hải sản tươi sống tính theo khối lượng niêm yết rõ ràng. Tuy nhiên, trừ
ấm trà thì giá các loại nước khá cao, kể đến như coca và nước suối 500ml đồng giá 50
nghìn. Cộng với việc nhà hàng chưa tính thuế VAT trên menu thì có thể định nhà hàng
ở tầm giá khá cao. Nhưng với vị thế đắc địa cùng sự đảm bảo trong chất lượng đầu ra đã

Hình 2.6: Menu và giá các món

21
giúp SFL luôn giữ được lượng khách hàng ở mức cao so với các địa điểm khác cùng
phân cấp giá.
2.2.6. Phân phối (Place)
SFL có 10 chi nhánh nhà hàng tại TP. HCM và 4 chi nhánh tại Hà Nội. Những chi
nhánh của SFL đều được đầu tư rất kỹ về mặt bằng, nhà hàng luôn nằm ở những vị trí
đắc địa, nằm ở ngã tư nhộn nhịp cộng với sự thuận tiện trong việc tìm kiếm. Nhà hàng
luôn hỗ trợ ở mức cao nhất về việc giữ xe ngay tại quán dù cho không gian có phần hạn
hẹp.

Hình 2.7: Nhà hàng San Fu Lou tại Phan Chu Trinh, Hà Nội

2.2.7. Quảng bá (Promotion)


Quảng cáo, quảng bá là một điều không thể thiếu trong thị trường mang tính cạnh
tranh cao như hiện nay. SFL ngay từ khi ra mắt lần đầu tiên tại TP.HCM đã luôn dành
một sự quan tâm lớn đến vấn đề quảng bà hình tượng mình đến mắt thực khác, cùng với
đó là nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn được thực hiện liên tục trong cả năm. Đầu
tiên về mặt quảng bá hình ảnh, nhà hàng luôn đặt hình ảnh sang trọng, ấm cúng của mình
lên hàng đầu. Nhắc đến SFL thì khách hàng ngay lập tức có thể cảm nhận được đây là
một địa điểm thích hợp để họp mặt gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đó chính là kết quả
22
của sự hợp tác của SFL với một vài hãng tạp chí lớn như Herworld Việt Nam, Pose,
cộng với sự tích cực hoạt động trên các diễn đàn như Tripadvisor, Foody,
Diadiemanuong, cùng với việc ra mắt các gói voucher trên nhommua,…Ngoài ra trang
Facebook của nhà hàng luôn có sự hoạt động thường xuyên nhằm gia tăng sự hiện diện
của nhà hàng đến mắt khách hàng.
Tiếp theo là các chiến dịch quảng cáo, chiêu thị nhằm mục đích kích cầu khung giờ
thấp điểm, kích cầu các món ăn mới. Cộng với đó là kích thích khách hàng đến với nhà
hàng thường xuyên với thẻ thành viên ưu đãi 10%. Có thể kể đến một vài chiến dịch gần
đây là: Mua 3 bánh bao phong sa tặng 3 bánh bao phong sa (3 cái= 1 lồng, từ 14 giờ- 17
giờ), giảm giá hải sản tươi sống 30%, khuyến mãi 30% sau 22 giờ, mua 3 tô mì tặng 1
tô mì (từ 7 giờ- 10 giờ sáng),…

Hình 2.8: Poster khuyến mãi của nhà hàng

23
Cùng với đó nhà hàng luôn khuyến khích khách hàng đi nhiều người với menu riêng
cho tiệc từ 15- 30 người, đặt bàn trước qua điện thoại ngay cả cuối tuần (nếu điều kiện
cho phép), thứ 4 và thứ 6 có 2 món đặc biệt lần lượt cho mỗi ngày là cơm gà Hải Nam
và vịt quay gia vị truyền thống. Cùng với menu đặc biệt cho các dịp lễ lớn (Tết), menu
theo tháng,...

Hình 2.9: Poster khuyến mãi của nhà hàng trên facebook

2.2.8. Con người (People)


Đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết gồm bảo vệ, lễ tân, phục vụ, bếp, vệ sinh tạo
thành bước tuần hoàn giúp thực khách luôn cảm thấy được chào đón với thái độ niềm
nở nhất.
Lực lượng bảo vệ được đào tạo riêng tại nhà hàng, với các chỉ số cơ thể phù hợp, dễ
nhìn. Lễ tân được tuyển chọn riêng từ những bạn nữ cao trên 1m65, có gương mặt khả
ái, vui vẻ, hòa đồng và không ngại giao tiếp. Phục vụ gồm cả nam và nữ có thể chất tốt
để làm việc với hiệu suất cao nhất, đặc biệt ưu tiên những bạn năng động và ưa nhìn.
Bếp được điều hành riêng bởi đội ngũ bếp trưởng, bếp phó, phải đáp ứng được những
yêu cầu cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt phải luôn kỹ lưỡng cho từng

24
sản phẩm đầu ra. Cuối cùng đội ngũ vệ sinh luôn đảm bảo nhà hàng phải sạch sẽ, chu
toàn cả không gian thực khách lẫn không gian phục vụ bên trong.

Hình 2.10: Đội ngũ nhân viên của nhà hàng

2.2.9. Quy trình (Process)


Để chất lượng luôn đảm bảo ở đồng đều ở mức cao nhất thì không thể không có quy
trình phục vụ và chăm sóc khách hàng.
Đội ngũ bảo vệ được yêu cầu luôn luôn hỗ trợ khách hàng ở mức cao nhất, không
phân biệt điều kiện vật chất. Đặc biệt khi mưa phải dùng ô để hỗ trợ khách hàng. Niềm
nở và vui vẻ luôn luôn được khuyến khích.
Lễ tân luôn phải tươi cười, trang điểm đầy đủ. Khi khách hàng đến yêu cầu luôn
luôn thực hiện quy trình:

Lễ tân các lầu phải có sự giao tiếp chặt chẽ để lưu chuyển dòng khách sao cho phù
hợp tình hình hoạt động. Khi có khách đặt bàn cần căn cứ thời gian, chỗ ngồi, số lượng
khách để có sự sắp xếp hợp lý, ngay sau đó phải báo với supervisor để xác nhận. Nếu số

25
lượng khách nhiều trên 15 người cần có sự xác nhận của cấp quản lý mời được nhận đặt
bàn.
Nhân viên phục vụ được chia làm 2 bộ phận là phục vụ thông thường (làm theo
thời vụ, part-time), phục vụ chuyên nghiệp (Fulltime):
Phục vụ thông thường có nhiệm vụ hỗ trợ phục vụ chuyên nghiệp, thường là bưng
đồ ăn, thức uống từ quầy đến bàn thực khách, set-up bàn, dọn dẹp bàn, hỗ trợ phục vụ
khách, hỗ trợ ghi món.
Phục vụ chuyên nghiệp sẽ phục vụ khách, ghi món, order vào POS, tư vấn khách
chọn món, và chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra. Kiểm soát nhân viên phục vụ gồm
có các cấp tiến lên dần sau: Mở cửa Xác nhận chỗ ngồi với khách hàng Dẫn khách đến
tận bàn

Hình 2.11: Sự phân cấp trong bộ máy quản lý

Kiểm soát nhân viên phục vụ có các cấp tiến dần lên như hình sau:
Khi có sự cố xảy ra nhân viên phải báo ngay cho các cấp này tùy theo mức độ
nghiêm trọng của sự việc.
Bộ phận bếp sẽ do bếp trưởng và bếp phó quản lí, chịu trách nhiệm cho sản phẩm
đầu ra của mình.

Hình 2.12: Quy trình thực hiện của bếp

26
2.2.10.Điều kiện vật chất (Physical Evidence)
Với tiêu chí sang trọng và phục vụ ở mức giá cao, điều kiện vật chất có tốt thì mới
có thể làm thoải mãn được thực khách.
Nhận biết được điều đó SFL luôn đặt tiêu chuẩn cao cho cơ sở vật chất của mình,
từ việc thiết kế cấu trúc, không gian đến màu sắc, bài trí và không thiếu được các công
cụ, sản phẩm bổ trợ.
SFL có không gian trong nhà kính với điều hòa tạo không khí thoải mái và ấm cúng,
với nhiều góc riêng lẫn các vị trí đắc địa để ngắm khung cảnh phố phường. Bên cạnh đó
còn có không gian ngoài mặt tiền tạo khung cảnh lãng mạn và cho phép sử dụng thuốc
lá tại đây. Đặc biệt tại lầu 3 của SFL2 còn có các phòng kín tạo thành không gian riêng
biệt thích hợp cho tiệc lẫn họp mặt gia đình.
Nhà hàng chọn màu chủ đạo là màu gỗ tối (nâu vàng) lẫn xám đen với việc đan xen
ốp gỗ và sơn xám cho tường, cùng với đó là bàn, ghế gỗ và các chi tiết trang trí xung
quanh cũng bằng gỗ tạo cảm giác sang trọng, trầm mặc. Cùng với sự kết hợp cửa kính
toàn bộ mặt tiền nhà hàng và bếp giúp không gian không kém hiện đại, trực quan.

Hình 2.13: Bên trong bộ phận bếp của nhà hàng

27
2.3. Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại nhà hàng San
Fu Lou
Với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, những rủi ro bất khả kháng khiến
ngành F&B thiệt hại khá nghiêm trọng. Nhiều quán ăn nhà hàng đang phải chịu cảnh ế
ẩm, vắng bóng thực khách trong thời gian dài.
Người tiêu dùng cũng dần thay đổi về tâm lý sở thích nên thay vì tụ tập nơi quán xá
đông đúc người qua lại thì mọi người đặc biệt chú ý về sức khoẻ của bản thân nên ý định
mua hàng online trở nên phổ biến hơn.
Khách hàng khi muốn tìm đến không gian ở những quán ăn truyền thống sẽ luôn
tìm hiểu kỹ càng mọi thông tin trước khi đưa ra quyết định. Vì vậy nhà hàng phải luôn
cập nhật nắm bắt được tâm lý, hành vi khách hàng và đưa ra các hoạt động marketing
hiệu quả. Sau đây là một số góp ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của nhà
hàng:
1) Sản phẩm (Product)
Nghiên cứu và bổ sung thêm nhiều món ăn, thức uống mới, ưu tiên các món ăn, đồ
uống lành mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời đánh giá lại qui trình chế biến
thức ăn để giảm thiểu thời gian thừa. Công khai minh bạch về nguồn thực phẩm, qui
trình xử lý chế biến thực phẩm.
2) Giá (Price)
Mức giá dù không rẻ nhưng so với các sản phẩm ẩm thực Trung Hoa thì có thể chấp
nhận được. Vậy nên về mặt giá cả cũng không cần điều chỉnh gì nhiều, nên giữ nguyên
mặt bằng giá.
3) Phân phối (Place)
Phát triển một cách bền vững, tạo lập kế hoạch phát triển mở rộng dài hạn theo từng
năm. Theo đó luôn lấy tiêu chí mặt bằng lên hàng đầu, khu vực dự kiến mở mới phải
đáp ứng tiêu chí địa điểm đắc địa, nhộn nhịp và mặt tiền.
4) Quảng bá (Promotion)
Đây là điểm mạnh và cũng là thách thức lớn cho doanh nghiệp bởi khả năng khách
hàng sẽ thất vọng nếu không có nhiều chuyển biến mới. Nên hợp tác thêm với cách cuộc
thi về ẩm thực để mượn cơ hội này quảng bá cho nhà hàng mình. Cùng với đó nên tận

28
dụng kênh Youtube để sản xuất ra nhiều clip độc đáo, tạo hiệu ứng lan truyền. Giữ được
sự đều đặn của các chương trình khuyến mãi, luôn tạo ra chương trình mới hấp dẫn, khác
biệt.
Như: tặng voucher đặc biệt cho khách hàng tiêu dùng trên 10 triệu, giảm giá khi ăn
vào giờ thấp điểm; khuyến mãi các sản phẩm mới.
Tạo thêm tương tác với thực khách trên MXH facebook, foody, tripsadvisor như trả
lời, bình luận, giải quyết sự cố.
5) Con người (People)
Nâng cao quy trình đào tạo nhân lực, siết chặt các quy trình phục vụ cơ bản cho
nhân viên. Tăng sự trao đổi trong khi làm việc với nhau, tránh làm việc trùng lặp. Ưu
tiên nhân viên có bề ngoài dễ nhìn, thái độ tích cực.
Lấy yếu tố con người làm chủ đạo, nâng cao khả năng phục vụ và cầu thị và luôn
trân trọng các ý kiến đóng góp từ lực lượng nhân viên trong nhà hàng.
Cho nhân viên thử những món mới để biết thành phần và qui trình chế biến món ăn
(Nhằm trang bị kiến thức để thuận tiện cho việc trao đổi với thực khách).
Tổ chức các buổi họp hằng ngày nhằm cập nhật thông tin mới nhất đến nhân viên
và khắc phục những sai sót còn tồn tại.
Trang bị thêm cho nhân viên kỹ năng ngoại ngữ (Anh văn, Hoa văn). Tổ chức vui
chơi thường niên nhằm thắt chặt mối liên kết giữa nhân viên với nhau và với cấp trên.
6) Qui trình (Process)
Tạo ra quy trình đo lường chuẩn mực riêng trong sản phẩm đầu ra. Khi điều kiện
cho phép có thể nghiên cứu thêm hệ thống vận chuyển khép kín các món ăn xuất ra để
hạn chế thời gian chạy món. Đồng thời nâng cao các quy trình chăm sóc khách hàng,
luôn nhận phản hồi và cải tiến.
7) Điều kiện vật chất (Physical Evidence)
Thiết lập lại không gian cũng như mặt bằng quán với nhiều khu vực riêng tư thông
qua các bức chắn hay sắp xếp lại bàn ghế sao cho khoảng cách giữa người với người ở
mức độ an toàn nhất.
Điều chỉnh lại phong cách phục vụ bằng cách bố trí lại dụng cụ, chén, đĩa…riêng
cho từng thành viên hoặc ra những món ăn riêng cho thực khách.
29
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng, hoạt
động marketing trong nhà hàng là những chiến lược bộ phận, thể hiện mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, với thị trường, với khách hàng và với đối thủ
cạnh tranh. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với thị trường mục tiêu, đối với
marketing và chi phí marketing.

Yêu cầu đối với chiến lược marketing của một công ty là phải bao quát được toàn
bộ thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mình. Ứng với mỗi đoạn thị tường mục tiêu,
người ta có thể chiển khai một hoạt động marketing hữu hiệu bằng cách thay đổi phối
thức 7P (Price, place, produce, promotion, people, physical evidence, proces) sao cho
phù hợp với biến động và hòn cảnh thực tế với từng thị tường mục tiêu, thì các bước
cũng ngần tương tự như thiết lập chiến lược marketing ở thị trường trọng điểm và cuối
cùng là đánh giá và chuẩn bị ngân sách cho chiến lược marketing.

Qua việc phận tích hoạt động marketing của nhà hàng SFL có thể thấy nhà hàng
đã hoạt động marketing rất tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải đối mới
để đạt hiệu quả tốt hơn trong thời điểm hiện tại như:

Nghiên cứu và bổ sung thêm nhiều món ăn, thức uống mới, ưu tiên các món ăn,
đồ uống lành mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời đánh giá lại qui trình chế
biến thức ăn để giảm thiểu thời gian thừa. Công khai minh bạch về nguồn thực phẩm,
qui trình xử lý chế biến thực phẩm

Thiết lập lại không gian cũng như mặt bằng quán với nhiều khu vực riêng tư
thông qua các bức chắn hay sắp xếp lại bàn ghế sao cho khoảng cách giữa người với
người ở mức độ an toàn nhất.

Điều chỉnh lại phong cách phục vụ bằng cách bố trí lại dụng cụ, chén, đĩa…riêng
cho từng thành viên hoặc ra những món ăn riêng cho thực khách.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Nguyễn Sơn Tùng, Đỗ Ngọc Hảo (2021), “Giáo trình quản trị ẩm thực”, Trường
Cao Đẳng Công Thương
2) Nguyễn Thị Bảo Nghi, Lê Thanh Hải (2021), “Giáo trình marketing dịch vụ”,
Trường Cao Đẳng Công Thương
3) Trang web:
‒ https://pasgo.vn/chuoi-nha-hang/chuoi-nha-hang-san-fu-lou---huong-vi-quang-
dong-giua-sai-gon-629
‒ https://digifood.vn/blog/san-fu-lou-ha-noi/
‒ https://biu.edu.vn/quy-trinh-quan-tri-marketing-trong-doanh-nghiep/

31

You might also like