You are on page 1of 33

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ ẨM THỰC

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


CHO NHÀ HÀNG VIET NAM HOUSE

Ngành: QUẢN TRỊ KS, QT NH & DVAU

Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ NGỌC HẢO


Sinh viên thực hiện: ĐẶNG THỊ MỸ HẰNG
MSSV: 2119270039

TP. Hồ Chí Minh, 2021

1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ ẨM THỰC

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


CHO NHÀ HÀNG VIET NAM HOUSE

Ngành: QUẢN TRỊ KS, QT NH & DVAU

Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ NGỌC HẢO


Sinh viên thực hiện: ĐẶNG THỊ MỸ HẰNG
MSSV: 2119270039

TP. Hồ Chí Minh, 2021

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THỊ MỸ HẰNG MSSV:2119270039
GV GV
STT Hạng mục Điểm
chấm 1 chấm 2
Điểm trình bày 3.0
1 - Đúng Font chữ, size chữ 1.0
2 - Không sai lỗi chính tả 1.0
3 - Bố cục phù hợp 1.0
Điểm nội dung 7.0
4 - Phù hợp với với tên đề tài 2.0
- Mô tả đầy đủ tình hình thực tế, phân
5 biệt rõ sự khác biệt giữa thực tế và lý 2.0
thuyết
- Nhận xét và rút ra bài học kinh
6 2.0
nghiệm có tính thuyết phục
7 - Trung thực, không sao chép 1.0
Cộng 10
Lớp: CCQ1927B Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tên đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ HÀNG VIET
NAM HOUSE

Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2


(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU SỬ DỤNG
ST Từ viết tắt, ký hiệu Diễn giải
T
1 NH-KS Nhà hàng-khách sạn

2  Suy ra
3 BP Bộ phận

4 NV Nhân viên

DANH MỤC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG


STT Kí hiệu Diễn giải Trang

1 Hình 1 Ẩm thực việt nam

2 Hình 2 Tính mô hình của sản phẩm

3 Hình 3 Tính cao cấp của sản phẩm


4 Hình 4 Tính tổng hợp cao của sản phẩm

5 Hình 5 Cơ sở vật chất của nhà hàng

6 Hình 6 Ẩm thực đối với xã hội

7 Hình7 Ẩm thực đối với doanh nghiệp kinh doanh ẩm


thực
8 Hình 8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ cấu nhà hàng cụ thể

4
5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................8

MỞ ĐẦU..................................................................................................................9

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................9

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................9

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................9

5. Kết cấu nội dung của tiểu luận (3 chương)..................................................10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ ẨM THỰC..................................11

I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ ẨM THỰC..........................................11

1. Khái niệm ẩm thực....................................................................................11

2. Khái niệm quản trị ẩm thực......................................................................11

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN TRỊ ẨM THỰC.................................................12

1. Đặc điểm về đối tượng khách....................................................................12

2. Đặc điểm về nhà hàng................................................................................13

3. Đặc điểm về nguồn lực kinh doanh ẩm thực...........................................15

III. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ ẨM THỰC...................................................16

1. Đối với ngành nhà hàng khách sạn..........................................................16

2. Đối với xã hội.............................................................................................17

3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực..............................................18

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ HÀNG
..................................................................................................................................... 20

I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÀNG VIET NAM HOUSE................................20

1. Giới thiệu tổng quan về nhà hàng............................................................20

2. Lịch sử hình thành.....................................................................................20

6
3. Dịch vụ kinh doanh....................................................................................21

4. Cơ cấu tổ chức nhà hàng...........................................................................22

II. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ HÀNG VIET
NAM HOUSE.........................................................................................................23

1. Khái niệm chiến lược kinh doanh.............................................................23

1.1. Xác định mục tiêu kinh doanh của nhà hàng Vỉet Nam House...........23

1.2. Định hướng phát triển của nhà hàng Viet Nam House........................24

2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh nhà hàng Viet Nam House25

2.1. Các bước xây dựng chiến lược...............................................................25

2.2. Các lưu ý để xây dựng chiến lược kinh doanh thành công..................26

2.2.1. Hiểu rõ đối thủ.....................................................................................26

2.2.2. Chú ý đến dòng tiền.............................................................................27

2.2.3. Áp dụng công nghệ mới.......................................................................27

2.2.4. Bắt đầu với thị trường ngách..............................................................27

2.2.5. Chú ý phản hồi của khách hàng.........................................................28

2.2.6. Thích nghi nhanh với sự thay đổi.......................................................28

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.....................................................................................29

1. Tóm tắt nội dung cơ sở lý thuyết..................................................................29

2. Tóm tắt quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh...................................29

3. Khẳng định lại vấn đề đóng góp...................................................................30

4. Rút ra bài học kinh nghiệm..........................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................32

7
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Ngọc Hảo đã giảng dạy tận tình chi
tiết bộ môn Quản trị ẩm thực này. Qua quá trình giảng dạy thầy đã truyền đạt rất nhiều
kiến thức lý thuyết cũng như thực tế và đây cũng làhành trang cho em vào nghề trong
tương lai. Và cảm ơn thầy vì đã hướng dẫn bài tiểu luận này một cách rất chu đáo và
chi tiết giúp em hoàn thành một cách tốt nhất. Do chưa có nhiều kinh nghiệm để làm đề
tài cũng như hạn chế về những kiến thức nên bài tiểu luận sẽ có một vài thiếu xót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình của thầy để em có kiến thức và
rút kinh nghiệm cho những bài sau. Em xin chân thành cảm ơn!

8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế đất nước đang phát triển và ngày càng
biến đổi to lớn, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh nhà
hàng nói riêng đã có những bước khởi sắc. Khi mà đời sống nâng cao, nhu cầu con
người ngày càng lớn, họ không chỉ có nhu cầu về vật chất mà họ còn có nhu cầu về
tinh thần, muốn được nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng thức những món ăn ngon bên gia
đình, người thân, bạn bè trong một không gian khác xa với cuộc sống ngày thường.
Số lượng các khách sạn, nhà hàng gia tăng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngày càng đa
dạng. Tất cả đều đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó của con người. Nhà hàng cũng được
xem là một ngành kinh doanh vì thế mục tiêu hàng đầu là đem lại lợi nhuận. Xong
vấn đề đặt ra là trong thực tế cạnh tranh hiện nay làm sao để một doanh nghiệp nhà
hàng đứng vững và giữ uy tín trên thị trường. Cạnh tranh trong kinh doanh suy
cho cùng là cạnh tranh về chất lượng văn hoá, chất lượng văn minh, chất lượng
phục vụ. Mặt khác sự cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lĩnh vực trong đó có dịch
vụ ăn uống đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Xác định
được tầm quan trọng đó thì mỗi doanh nghiệp cần đề ra cho mình một chiến lược
kinh doanh riêng. Chiến lượt kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo
nên sự thành công hay thất bại củanhà hàng. Và đây là một trong những vấn đề mà
em quan tâm tạinhà hàng. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Đỗ Ngọc Hảo
nên em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích chiến lượt kinh doanh cho
nhà hàng Viet Nam House’’ để làm bài tiểu luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu được tầm quan trọng của ngành kinh doanh ẩm thực và những lợi ích mà ẩm
thực đem lại. Năm vững được cách xây dựng chiến lượt kinh doanh cho nhà hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân tích chiến lược trong kinh doanh ẩm thực.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc phát triển nghiên cứu là cơ sở dẫn đến thành công của một bài tiểu luận, nên
em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
9
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, đánh giá, liệt kê.
- Tham khảo các tài liệu khác, các trang web, google, tham khảo tài liệu giáo
trình…
5. Kết cấu nội dung của tiểu luận (3 chương)
- Chương 1: Tổng quan về quản trị ẩm thực.
- Chương 2: Xây dựng chiến lượt kinh doanh cho nhà hàng.
- Chương 3: Kết luận.

10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ ẨM THỰC
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ ẨM THỰC
1. Khái niệm ẩm thực

Hình 1. Ẩm thực Việt Nam


Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, ẩm thực nghĩa
đen là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu
ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn
hóa cụ thể. Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món
ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua
thương mại, buôn bán trao đổi. Những thực phẩm mang màu sắc tôn giáo cũng có
những ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực. Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn
hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ
nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần".
2. Khái niệm quản trị ẩm thực

 Quản trị tên tiếng anh là management, vừa có ý nghĩa là quản lý, vừa có ý nghĩa
là quản trị. Là quá trình điều phối các công việc thông qua người khác để đạt được
hiệu suất và hiệu quả cao.

 Quản trị ẩm thực, tiếng Anh là Restaurant Management and Gastronomy, là


quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

 Quản trị ẩm thực nghĩa là quản lý các khâu về chế biến món ăn, pha chế đồ
uống, phục vụ yến tiệc, hội nghị, sự kiện...

11
 Theo quan điểm quản trị học: quản trị ẩm thực là việc hoạch định, tổ chức thực
hiện kế hoạch ẩm thực, lãnh đạo, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh ẩm thực.

 Từ những quan điểm trên có thể khái quát quản trị ẩm thực là Quá trình tạo lập
và vận hành bộ phận ẩm thực, nhằm tối đa hóa hiệu quả gắn với mục tiêu hoạt động.
Quá trình này bao gồm chuỗi các hoạt động quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN TRỊ ẨM THỰC
1. Đặc điểm về đối tượng khách
 Những khách hàng ít ăn ở ngoài:
Là nhóm khách hàng gần như không có nhu cầu ăn uống ở nhà hàng, thông thường
họ là những người đứng tuổi, có thu nhập trung bình, thích ăn uống ở nhà hơn là ở
ngoài. Bên cạnh đó cũng có thể là học sinh, sinh viên do họ chưa có đủ khả năng tài
chính để ăn những bữa sang trọng ở nhà hàng, nếu có thì chỉ vào một số dịp đặc biệt,
và thường đi theo nhóm nhiều người.
 Nhóm khách hàng tiết kiệm:
Đa phần là những người có tuổi, có thu nhập tương đối trở lên, vì họ không có nhu
cầu ăn uống nhiều nên rất tiết kiệm trong các khoản chi của mình. Với nhóm khách
hàng này, cho dù bạn cố “gợi ý” cho họ thêm một vài món nữa thì cũng vô ích.
 Nhóm khách hàng sành ăn:
Là nhóm khách hàng không chỉ đến nhà hàng để thưởng thức những món ăn mà họ
còn muốn “đánh giá” nhà hàng của bạn. Họ là những người có gu thẩm mỹ rất tốt cũng
như biết cách đánh giá hương vị món ăn ra sao. Phần lớn họ đều sẵn sàng chi trả hào
phóng cho bữa ăn của mình, họ luôn mong đợi những điều mới mẻ, từ chất lượng và
hương vị món ăn cho đến không gian, thiết kế của nhà hàng. Nhóm đối tượng này sẽ
đem về nguồn thu rất lớn cho nhà hàng bạn, tuy nhiên để giữ họ trở thành khách hàng
quen thuộc thì rất khó.
 Nhóm khách hàng dễ ăn uống
Phần lớn họ không phải người có thu nhập cao, bởi vậy họ thường có suy nghĩ “có
gì ăn nấy, ăn gì cũng được”. Có thể nhóm khách hàng này không đem về doanh thu
cao cho nhà hàng bạn nhưng tiếp cận họ thì rất dễ dàng. Bởi họ không yêu cầu quá
12
nhiều, khắt khe trong ăn uống như hương vị ra sao, chất lượng đảm bảo không.
 Nhóm khách hàng phàm ăn

13
Đa phần họ là những người trẻ tuổi, mức thu nhập trung bình trở lên. Họ thích ăn
và ăn thường xuyên, đặc biệt là những đồ ăn nhanh. Đây cũng là nhóm đối tượng
khách hàng chính của những nhà hàng ăn nhanh. Họ khó bị “hấp dẫn” bởi những
quảng cáo về các món ăn nhiều trái cây, rau quả.
 Nhóm khách hàng thích sự mới lạ
Là những người có sở thích ăn uống, thường xuyên đi khắp các nơi để thưởng
thức món ăn ngon. Họ hay quan tâm đến các món ăn truyền thống, các món ăn hiện
đại mới lạ. Họ cũng là đối tượng đem tới doanh thu cao cho nhà hàng, tuy nhiên,
cũng giống như nhóm khách hàng sành ăn, bạn sẽ rất khó để “giữ chân” họ trở
thành khách hàng tiềm năng.
 Nhóm khách hàng quan tâm đến sức khỏe
Những người quan tâm nhiều đến sức khỏe thường ít khi đến nhà hàng. Tuy
nhiên, nếu họ đến nhà hàng của bạn thường xuyên thì chứng tỏ họ rất tin tưởng vào
chất lượng thực phẩm, món ăn của nhà hàng bạn. Họ sẵn sàng chi trả cao cho một
bữa ăn, miễn là được phục vụ tận tình, món ăn đảm bảo vệ sinh, chất lượng tốt.
 Nhóm khách hàng quan tâm môi trường xung quanh
Họ quan tâm chủ yếu đến không gian của nhà hàng, nguồn gốc và xuất xứ của
thực phẩm. Nhà hàng có không gian thoáng đãng, sạch sẽ là yếu tố đầu tiên thu hút
họ đến, sau đó là chất lượng và nguồn gốc thực phẩm, phải là thực phẩm sạch, an
toàn với người tiêu dùng, họ không quan tâm nhiều đến hương vị của món ăn hay
mức độ chuyên nghiệp của nhà hàng.
2. Đặc điểm về nhà hàng
 Tính vô hình:

Hình 2. Tính vô hình của sản phẩm

14
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh nhà hàng bao gồm sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ, trong đó dịch vụ chiếm vai trò rất quan trọng quyết định sự hài lòng của
thực khách. Tuy nhiên, dịch vụ lại là thứ không thể nhìn thấy, cũng không thể sờ
được mà chỉ cảm nhận sau khi đã sử dụng nó.
Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi đến nhà hàng, dịch vụ phục vụ
khách hàng ăn uống
 Tính cao cấp:

Hình 3. Tính cao cấp của sản phẩm


Khách của nhà hàng đa phần là khách địa phương có nhu cầu ăn ngoài, khách du
lịch hoặc khách đến vào những dịp đặc biệt (sinh nhật, họp mặt, tiệc, hội nghị,...),
những người có khả năng thanh toán cao cùng với đó là nhu cầu sử dụng những
dịch vụ chất lượng tốt nhất tương xứng với chi phí mà họ bỏ ra, bao gồm cả dịch vụ
tốt, món ăn đồ uống ngon, thẩm mỹ, không gian nhà hàng tiện nghi, sang trọng
mang đến tâm lý thoải mái khi dùng bữa.
 Tính tổng hợp cao:

15
Hình 4. Tính tổng hợp cao của sản phẩm
Khách đến nhà hàng không chỉ có mục đích ăn uống. Khách là người địa phương
đến để thay đổi không khí dùng bữa, sử dụng những dịch vụ tốt hơn so với ở nhà;
đồng thời cũng để thể hiện mình. Khách là người ở xa, khách du lịch đến nhà hàng
để nghỉ ngơi giải trí, thưởng thức món ăn và tìm hiểu văn hóa ẩm thực tại đó.
 Phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà hàng

Hình 5. Cơ sở vật chất của nhà hàng


Sản phẩm kinh doanh nhà hàng muốn đạt chất lượng tốt và phục vụ khách hàng
kịp thời cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như trang thiết bị hiện
đại, cao cấp; không gian phù hợp, tiện nghi cho cả phục vụ khách hàng và chế biến
món ăn.
3. Đặc điểm về nguồn lực kinh doanh ẩm thực
Nguồn lực là những thứ có sẵn và có thể dựa vào nguồn lực đó làm lực đẩy và
tiền đề để phát triển kinh doanh. Nguồn lực kinh doanh quan trọng là tài chính, một
doanh nghiệp muốn hoạt động suôn sẻ thì tài chính doanh nghiệp luôn là vấn đề
quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp để có thể duy trì được doanh nghiệp.
16
III. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ ẨM THỰC
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng của con người,
ngành du lịch không ngừng phát triển tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam
cũng vậy, du lịch đã đang và sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,
tạo thuận lợi và đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế. Kinh doanh du lịch với
các loại hình như kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh
vận chuyển và kinh doanh dịch vụ bổ sung. Các loại hình kinh doanh trên dù khác
nhau nhưng chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong quá
trình phục vụ khách và giúp chuyến du lịch của khách đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên,
để việc du lịch diễn ra đúng lịch trình thì việc đầu tiên cần phải được đáp ứng là nhu
cầu ăn uống. Ăn uống có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của con
người, đó là nhu cầu tối thiểu của con người để tồn tại, có thể nói chỉ khi nhu cầu
này được thỏa mãn trọn vẹn và đầy đủ thì các nhu cầu khác mới tiếp tục được thiết
lập.
1. Đối với ngành nhà hàng khách sạn
Quản trị ẩm thực là một phần không thể thiếu đối với các NH-KS, nó giúp cho
quá trình tổ chức thu mua, vận chuyển, chế biến món ăn từ bếp đến khách hàng một
cách an toàn. Ngoài ra nó còn có một số vai trò quan trọng như:
+ Là bộ phận cấu thành nên một cơ sở kinh doanh ẩm thực, một khách sạn hay
một nhà hàng. Vì nếu một khách sạn kinh doanh mà không có dịch vụ ăn uống thì
thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
+ Đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách tại khách sạn.
+ Tạo dấu ấn riêng cho nhà hàng, khách sạn hay cơ sở kinh doanh ẩm thực của
mình và làm thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách
+ Góp phần tạo nên doanh thu nâng tổng doanh thu cho cơ sở kinh doanh ẩm
thực, NH-KS.

17
2. Đối với xã hội

Hình 6. Ẩm thực đối với xã hội


Nghành quản trị ẩm thực là một ngành rất quan trọng, nhu cầu ăn uống là một
nhu cầu thiết yếu của mọi người giúp xã hội, và theo thời gian thì nhu cầu thưởng
thức ẩm thực của con người cũng dần tăng lên theo chất lượng cuộc sống. Con
người đều muốn ăn những món mình thích và tận hưởng những dịch vụ đi kèm.
Chính vì thế, ẩm thực dần trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống và
dần trở thành một sự hưởng thụ được con người đặt lên hàng đầu trong đời sống. Ai
cũng muốn được thưởng thức những bữa ăn ngon, đẹp mắt và chất lượng trong một
không gian hợp với mình. Do vậy mà các nhà hàng, khách sạn ngày càng được xây
dựng nhiều hơn để giúp họ có cơ hội trải nghiệm ẩm thực nhiều hơn.
Thông qua việc đáp ứng nhu cầu trong thời gian đi du lịch của con người, kinh
doanh ẩm thực góp phần phục hồi khả năng lao động và sức lao động của con
người. Đồng thời làm còn góp phần làm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi tích cực của số
đông trong xã hội, góp phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho người
dân. Điều đó làm tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa của đất nước và
thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng ta, góp phần giáo
dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc của thế hệ trẻ. Ngoài ra việc kinh doanh
ẩm thực còn giúp giao lưu, gặp gỡ mọi người từ khắp nơi, các quốc gia, các châu
lục trên thế giới tới Việt Nam. Kinh doanh ẩm thực đóng góp tích cực cho sự phát
triển, giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới trên nhiều phương diện
khác nhau như kinh tế, văn hóa, xã hội. Thông qua ẩm thực, yếu tố văn hóa được
quản bá rộng rãi hơn đến với mọi người, không chỉ có thực khách trong nước mà
còn có cả các du khách quốc tế. Qua đó có thể mang hình ảnh vùng miền, quốc gia
18
lan tỏa mạnh mẽ hơn trên toàn cầu. Do vậy mà trong các nhà hàng, khách sạn hiện
nay bên cạnh tuyển dụng các đầu bếp Việt thì đều tuyển các đầu bếp Âu, đầu bếp
Hoa... để vừa đáp ứng thị hiếu ăn uống của khách hàng vừa giúp ẩm thực Việt đến
gần hơn đến với các thực khách quốc tế.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực

Hình 7. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực


Kinh doanh ẩm thực là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và
thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành. Mối liên hệ giữa ngành du lịch và
kinh doanh ẩm thực của một quốc gia không phải là quan hệ một chiều mà ngược
lại, kinh doanh ẩm thực cũng tác động phát triển của ngành du lịch và đến đời sống
kinh tế - xã hội nói chung của quốc gia đó. Thông qua kinh doanh ăn uống một phần
trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và
hàng hóa của các doanh nghiệp khác tại điểm du lịch. Ngoài ra kinh doanh ẩm thực
phát triển góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động
được vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Do đầu tư kinh doanh ẩm thực mang lại hiệu quả
của vốn đầu tư cao.
Các đơn vị kinh doanh ẩm thực là bạn hàng lớn của nhiều ngành nghề khác trong
nền kinh tế, vì hàng ngày các đơn vị ẩm thực tiêu thụ một khối lượng lớn các sản
phẩm của nhiều ngành khác nhau như là: ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp,
ngành bưu chính viễn thông, ngành ngân hàng, ngành thủ công mỹ nghệ... Vì vậy
phát triển ngành ẩm thực cũng đồng thời khuyến khích các ngành khác phát triển
theo. Trong đó bao gồm cả khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm du
lịch.
Kinh doanh ẩm thực luôn đòi hỏi một lực lượng lao động trực tiếp lớn, cho nên
phát triển ngành kinh doanh ẩm thực sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
19
người lao động. Mặt khác, do phản ứng dây chuyền về sự phát triển kinh doanh ẩm
thực và các ngành khác, thì phát triển kinh doanh ẩm thực còn tạo ra sự phát triển
theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan. Điều này càng
làm cho kinh doanh ẩm thực có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.

20
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO
NHÀ HÀNG
I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÀNG VIET NAM HOUSE
1. Giới thiệu tổng quan về nhà hàng

 Địa chỉ: 93 – 95 – 97 Đồng Khởi, Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh.

 Điện thoại: 08 3829 1623.


 Website: http://vietnamhousesaigon.com/vi/

 Giờ mở cửa: 11:30 – 23:00


 Giá tham khảo: 200.000 – 2.000.000 đồng
Nhà hàng Việt Nam House ngay tại trung tâm Sài Gòn, là nơi mỹ thực Việt Nam
lên ngôi khi hội tụ những món ngon truyền thống trên khắp mọi miền đất nước từ
Bắc vô Nam cùng những biến tấu độc đáo theo phong cách hiện đại.Từ ngoài nhìn
vào, Vietnam House mang lối kiến trúc cổ lâu đời thời thuộc địa tại góc đường
Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi. Nhà hàng mang đến cho du khách khắp nơi những
trải nghiệm ẩm thực khó quên mang đậm dấu ấn Việt Nam.
Nhà hàng Việt Nam House phục vụ bữa trưa và tối. Dù là món tráng miệng hay
món chính, mỗi món ăn đều được chăm chút tỉ mỉ như một tác phẩm nghệ thuật
theo phong cách hiện đại. Nguyên liệu chế biến là nguồn thực phẩm tươi mới tại địa
phương và có chất lượng cao nhất, tươi ngon nhất kết hợp với kỹ nghệ nấu nướng
tuyệt vời của đầu bếp. Nhà hàng Việt Nam House phục vụ bữa trưa và tối. Dù là
món tráng miệng hay món chính, mỗi món ăn đều được chăm chút tỉ mỉ như một tác
phẩm nghệ thuật theo phong cách hiện đại. Nguyên liệu chế biến là nguồn thực
phẩm tươi mới tại địa phương và có chất lượng cao nhất, tươi ngon nhất kết hợp với
kỹ nghệ nấu nướng tuyệt vời của đầu bếp.
Từ ngoài nhìn vào, Vietnam House mang lối kiến trúc cổ lâu đời thời thuộc địa
tại góc đường Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi. Nhà hàng mang đến cho du khách khắp
nơi những trải nghiệm ẩm thực khó quên mang đậm dấu ấn Việt Nam.

21
2. Lịch sử hình thành
Được mở vào năm 1992 trên con phố Đồng Khởi, nhà hàng Việt Nam
House được khách hàng đánh giá là một nhà hàng mang đậm phong cách Việt. Đây
là một nhà hàng có thực đơn hết sức phong phú, đa dạng với trên 200 món ăn. Kể từ
khi hoạt động đến nay, nhà hàng luôn nhận được sự đánh giá cao từ các thực khách,
làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất. Cách lối thiết kế, trang trí độc đáo
gợi nên một không gian ấm áp, rất gần gũi, quen thuộc khiến cho thực khách cảm
thấy thoải mái khi dùng bữa tại nơi đây
Nhà hàng Việt Nam House phục vụ bữa trưa và tối. Dù là món tráng miệng hay
món chính, mỗi món ăn đều được chăm chút tỉ mỉ như một tác phẩm nghệ thuật
theo phong cách hiện đại. Nguyên liệu chế biến là nguồn thực phẩm tươi mới tại địa
phương và có chất lượng cao nhất, tươi ngon nhất kết hợp với kỹ nghệ nấu nướng
tuyệt vời của đầu bếp.
Nhà hàng Việt Nam House có thể đáp ứng nhu cầu của khoảng 240 thực khách.
Chưa hết, bạn sẽ được thưởng thức âm thanh du dương của đàn piano và các nhạc
cụ truyền thống của Việt Nam vào mỗi buổi tối khi bạn dùng bữa tại nhà hàng này.
Các món ăn chất lượng, giá cả phải chăng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn
có thể thưởng thức món bánh xèo thơm ngon, cơm lá sen, chả giò tôm thịt cùng rất
nhiều món ăn hấp dẫn khác.
3. Dịch vụ kinh doanh
Vietnam House được nâng cấp từ tòa nhà cổ lâu đời với lối kiến trúc thời thuộc
địa tại góc đường Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi. Đây từng là nhà hàng danh tiếng
L’Imperial và cũng là nơi giới doanh nhân thành đạt lui tới vào những năm đầu
1900. Nhà hàng mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực hoàn toàn
khác biệt, thật sự lôi cuốn và đẳng cấp nơi góc phố mang dấu ấn lịch sử, duyên dáng
hoài niệm những tháng ngày xưa cũ.
Thực đơn của Vietnam House hội tụ những món ngon truyền thống trên khắp các
vùng miền từ Bắc chí Nam. Phục vụ bữa trưa và bữa tối, nhà hàng gây ấn tượng với
thực đơn tuyển chọn những vị ngon nổi tiếng và được yêu thích nhất của đất nước.
Hằng ngày, bếp trưởng Luke Nguyễn cùng đội ngũ nhân viên luôn nỗ lực tìm kiếm
những nguồn thực phẩm tươi mới tại địa phương và tuyển chọn những nguyên liệu
có chất lượng cao nhất, tươi ngon nhất kết hợp với kỹ thuật nấu nướng tài tình nhằm

22
giữ lại và gia tăng hương vị từng thành phần, gia vị của mỗi món ăn. Bên cạnh đó,
danh mục hơn 500 loại rượu hảo hạng từ khắp thế giới cũng là một nét quyến rũ của
nhà hàng.
4. Cơ cấu tổ chức nhà hàng

Hình 8. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà hàng


Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
 Giám đốc: Vai trò của Giám đốc trong nhà hàng chính là điều hành, giám sát,
quản lý hoạt động của tất cả các bộ phận. Quyết định các vấn đề quan trọng của nhà
hàng như lên chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình.
 Phó Giám Đốc: Phụ trách chính là kinh doanh nhà hàng xây dựng phương
hướng phát triển cho nhà hàng, đề ra các biện pháp để phát triển khách sạn.
Quản lý nhà hàng: Hỗ trợ ban giám đốc cụ thể hơn, quản lý nhà hàng đảm
nhiệm các công việc sau: Quản lý nhân viên, quản lý tài chính, quản lý tài sản, Giải
quyết khiếu nại khách hàng, quản lý phục vụ, điều hành công việc, thực hiện các
công việc cấp trên giao.

23
Giám sát nhà hàng: Có trách nhiệm giám sát các hoạt động kinh doanh của nhà
hàng tại khu vực được phân công dưới sự chỉ đạo của quản lý nhà hàng, hỗ trợ quản
lý nhà hàng các công việc.
Bộ phận kế toán/ thu ngân: Hàng ngày sau mỗi ca làm việc có trách nhiệm tập
hợp chứng từ hóa đơn để đối chiếu với bộ phận kế toán xem có khớp hay không và
có trách nhiệm báo cáo với cấp trên về tình hình kinh doanh của nhà hàng.
Nhân viên kế toán: Thực hiện các công việc thu ngân, lên hóa đơn và thu tiền
khách. Nhập dữ liệu vào sổ, lưu hóa đơn v nộp tiền và báo cáo doanh thu cho kế
toán trưởng.
Bộ phận bếp: Cần có sự thống nhất giữa hành động và phối hợp một cách nhịp
nhàng, tránh các mâu thuẫn xảy ra bằng cách hai bên phải bàn bạc thảo luận về món
ăn, đồ uống, quy trình phục vụ, nhà bếp phải hướng dẫn cho nhân viên bàn về tất cả
các món ăn cũng như cách chế biến, cách phục vụ để nhân viên bàn giải thích và
gợi ý cho khách.
Bếp trưởng: Chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động trong bộ phận bếp,
quản lý, điều hành, tổ chức và hướng dẫn các nhân viên bếp làm việc.
Bếp phó: Hỗ trợ bếp trưởng các công việc liên quan trong bộ phận Bếp. Tham
gia trực tiếp chế biến món ăn. Đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới khi có yêu cầu.
 Nhân viên bếp: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị các vật dụng chế
biến phù hợp. Bảo quản thực phẩm đúng quy định thực hiện các công việc khác
theo phân công.
Vệ sinh bếp: Chịu trách nhiệm về vệ sinh cho toàn khu vực bếp thực hiện các
công việc khác theo phân công.
II. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO NHÀ HÀNG VIET
NAM HOUSE
1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh hay còn được xem là một kế hoạch kinh doanh tổng thể
của một cửa hàng, doanh nghiệp hay một tập đoàn trong lĩnh vực mà họ kinh doanh.
Với mục tiêu đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, mang lại doanh thu cao và sự
phát triển bền vững của cả hệ thống kinh doanh. Chiến lược kinh doanh mang tính
chất dài hạn, bao gồm những định hướng, phương pháp cũng như cách thức kinh
doanh được xác định từ khi bắt đầu.

24
1.1. Xác định mục tiêu kinh doanh của nhà hàng Vỉet Nam House
Thực hiện tốt chính sách marketing với biện pháp tạo mối qian hệ với khách
hàng, nhằm xây dựng niềm tin trong tâm trí khách hàng để họ không chỉ trung thành
với sản phẩm dịch vụ của nhà hàng mà còn là tuyên truyền viên hiệu quả đối với
công tác xây dựng thương hiệu nhà hàng.
Hoàn thành mục tiêu về doanh thu
Thu hút khách trên một số thị trường mới khách nội địa khách lẻ…. tăng lương
cho nhân viên để kích thích nhân viên làm việc đảm bảo được lòng trung thành, hạn
chế luân chuyển lao động, giúp giảm chi phí tuyển mộ, đào tạo lao động
Tất cả các mục tiêu trên được thực hiện nhằm mục tiêu lớn là xây dựng quản bá,
thương hiệu Viet Nam Houes tại thành phố HCM rộng khắp trên thị trường nội địa
và quốc tế, trở thành nhà hàng có chất lượng phục vụ một cách tốt nhất và chuyên
nghiệp.
1.2. Định hướng phát triển của nhà hàng Viet Nam House
Để thực hiện được mục tiêu của nhà hàng là tăng doanh thu trong năm đến, do đó
các bộ phận trong nhà hàng đều đề kế hoạch phát triển để đẩy mạnh hoạt động và
kinh doanh và thu hút khách trên một số thị trường mới. Do đó, nhà hàng cũng đã
đưa ra định hướng phát triển trong tương lai là kế hoạch tăng doanh thu và thực hiện
tốt công tác quản trị chất lượng phục vụ tốt nhà hàng nên kế hoạch đưa ra là các bộ
phận bếp và nhà hàng phải hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm tới là.
 Doanh thu năm sau phải tăng so với năm trước từ 10-15
 Để đạt được chỉ tiêu đề ra thì nhà hàng đã đưa ra các biện pháp để thực hiện
các mục tiêu có hiệu quả là nhà hàng đề ra chỉ tiêu bắt buộc phải hoàn thành đúng
mức quy định, nếu bộ phận nào không đạt chỉ tiêu thì sẽ áp dụng các biện pháp kỷ
luật như sau:
+ Lương sẽ được theo 70 doanh thu của nhà hàng và không được nhận lương
tháng thứ 13
+ Không được nhận tiền bonus, best service
+ Áp dụng biện pháp kỷ luật nếu nhân viển nào vi phạm: không mang trang phục
đúng quy định, đi trễ, phục vụ khách không tốt để khách phàn nàn về chất lượng
phục vụ. Tùy theo mức độ vi phạm mà có những hfnh thức kỹ luật khác nhau: Cảnh
cáo, cho thôi việc, trừ lương.

25
 Bên cạnh đó, để kích thích hiệu quả làm việc của nhân viên nhà hàng cũng đã
đề ra quy định nếu thực hiện tốt chỉ tiêu doanh thu quy định và vượt mức thì nhân
viên sẽ được hưởng 10 doanh thu vượt mức quy định.
2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh nhà hàng Viet Nam House
2.1. Các bước xây dựng chiến lược
Bước 1: Thiết lập mục tiêu của nhà hàng
Điều đầu tiên của việc tiến hành kinh doanh là phải xác định đúng mục tiêu kinh
doanh. Đây là toàn bộ kết quả kinh doanh mà nhà hàng muốn đạt được trong một
khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra có thể là mục tiêu
trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài hạnh. Phải xác định rõ số liệu về mục tiêu
doanh thu, thương hiệu hay thị phần trên thị trường.
Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại
Có câu “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Doanh nghiệp phải xác định
được vị trí của mình trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta cần
phải xác định được quy mô hiện tại của doanh nghiệp bao gồm cả nguồn lực về
nhân sự, tài chính, kỹ thuật… Đánh giá văn hóa doanh nghiệp như tầm nhìn, giá trị
cốt lõi, con người, lịch sử công ty hay môi trường làm việc.  Một điều nữa vô cùng
quan trong là việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là
bước then chốt để có thể đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp ở hiện tại và trong
tương lai.
Bước 3: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp kinh doanh dựa vào nhu cầu của của thị trường. Doanh nghiệp bán
cái thị trường cần chứ không phải bán cái doanh nghiệp có, vì vậy phải xác định rõ
thị trường đang cần gì để có thể đáp ứng nhu cầu đó của thị trường.  Việc nghiên
cứu đối thủ cạnh tranh cũng vậy, nghiên cứu đối thủ để biết được hiện nay trên thị
trường đang cung cấp sản phẩm dịch vụ nào giống mình. Từ đó có thể đưa ra những
nhận xét đánh giá đối thủ dựa trên vị trí của khách hàng và rút được ra cho mình
những định hướng tốt hơn cho khách hàng. Việc nghiên cứu đối thủ cũng giúp cho
doanh nghiệp tìm ra phát huy được ưu điểm của mình, đồng thời khắc phục được
hạn chế, vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Bước 4: Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh

26
Điều cốt lõi trong việc kinh doanh là sản phẩm, sản phẩm của bạn phải tốt mới
được thị trường tiếp nhận. Cho dù bạn có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, tuy
nhiên sản phẩm của bạn không tốt, không cạnh tranh được với thị trường thì cũng
rất khó có thể kinh doanh một cách bền vững. Chiến lược về sản phẩm là bạn phải
tạo ra được những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Đầu tư phát
triển sản phẩm là bạn đang đầu tư cho công cụ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường
mà bạn kinh doanh.
Bước 5: Phân bố ngân sách theo mục tiêu
Ngân sách kinh doanh không phải là vô hạn. Bạn phải biết phân bổ nguồn lực tài
chính sao cho phù hợp. Không thể tập trung toàn bộ ngân sách vào một bộ phận nào
riêng lẻ. Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian đó mà sẽ có thể đưa ra
chiến lược phân bổ nguồn lực khác nhau. Chúng ta có thể cân bằng các nguồn lực
cho quảng cáo, sản phẩm, cho nhân sự, cho truyền thông, máy móc…Tuy nhiên mọi
thứ cân phải được tính toán để có hiệu quả tốt nhất, tránh trường hợp “mất cả chì
lẫn trài”.
Bước 6: Luôn cập nhật những thông tin mới
Sự biến động của thị trường là không ngừng. Nếu không thường xuyên cập nhật
thị trường cũng như xu hướng mới thì doanh nghiệp của bạn rất dễ tụt hậu và đi sau
thị trường. Việc chúng ta đứng yên một chỗ trong khi các doanh nghiệp và đối thủ
không ngừng phát triển thì tại một thời điểm nào đó chúng ta có thể bị hất ra khỏi
thị trường mà thôi. Việc linh hoạt trong các thức kinh doanh, luôn tìm tòi và khám
phá những thay đổi của thị trường từ đó mà học tập và thích nghi là điều mà doanh
nghiệp nào cũng cần phải làm.
Bước 7: Đánh giá và kiểm soát hoạt định
Việc đánh giá và kiểm soát kế hoạch kinh doanh giúp cho nhà hàng phát hiện ra
những vấn đề trong chiến lược từ đó có thể điều chỉnh và thay đổi sao cho phù hợp
và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Đây được xem là quá trình nhăm đo
lường đánh giá kết quả của chiến lược một cách chính xác, từ đó đưa ra những điều
chỉnh sao cho tối ưu nhất. Việc đánh và kiểm soát tốt kế hoạch kinh doanh còn giúp
cho doanh nghiệp tránh khỏi những đe dọa không cần thiết từ thị trường và đối thủ,
duy trì kết quả theo mong muốn của các nhà quản trị, kịp thời đưa ra những giải
pháp tốt hơn.

27
2.2. Các lưu ý để xây dựng chiến lược kinh doanh thành công
2.2.1. Hiểu rõ đối thủ
Đánh giá và phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những vấn đề then chốt mà
bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải làm khi tham gia vào thị trường. Phân
tích đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp hiểu hơn về thị trường hiện tại.
Doanh nghiệp tồn tại là dựa vào nhu cầu của thị trường, vì vậy tìm hiểu về thị
trường là điều bắt buộc. Giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng kinh doanh từ
đó mà có thể học hỏi cũng như né tránh sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu
cũng như phân tích về đối thủ, doanh nghiệp bạn cũng có thể dựa vào đó để đưa ra
các chiến thuật nhằm vượt qua đối thủ.
2.2.2. Chú ý đến dòng tiền
Việc sử dụng nguồn tiền chưa bao giờ là đơn giản. Không phải sử dụng nguồn
tiền lúc nào cũng có hiệu quả, chúng ta cần phải biết kiểm soát dòng tiền, phân bổ
đúng lúc, đúng nơi thì mới có được hiệu quả. Mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp là tiền hay còn gọi là lợi nhuận, vì vậy việc sử dụng tiền để sinh ra tiền cần
phải được tính toán và có kế hoạch cụ thể cho từng mục đích.
2.2.3. Áp dụng công nghệ mới
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh, và mạnh mẽ. Áp dụng những
tiến bộ khoa học hay những phần mềm kỹ thuật mới trong kinh doanh là điều không
thể thiếu. 
Ví dụ: Trong việc quản lý kinh doanh hiện nay, việc áp dụng những phần mềm
quản lý kinh doanh như POS365 là điều vô cùng cần thiết. Nó giúp cho việc kinh
doanh trở nên dễ dàng hơn, có thể quản lý được hàng hóa, kho, hay nhân sự chỉ
bằng những thao tác đơn giản. Vừa tiết kiệm được chi phí, nhân lực mà còn mang
lại hiệu quả kinh doanh rất cao. Việc tụt hậu là rất dễ ở thị trường phát triển công
nghệ như ngày nay. Từ đó mà doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, học hỏi
cũng như áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
2.2.4. Bắt đầu với thị trường ngách
Nếu là một doanh nghiệp mới vào thị trường, thì việc tìm cho mình một thị
trường ngách để phát triển là một hướng đi rất đúng. Khi chưa có vị trí trong thị
trường thì việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, hay những doanh nghiệp đã có
vị thế trên thị trường là vô cùng khó khăn. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm thị

28
trường ngách để có thể phát triển, khi đó tại thị trường ngách dù tập khách hàng nhỏ
hơn, tuy nhiên sẽ đảm bảo cho bạn sự an toàn và việc dẫn đầu thị trường ngách sẽ
dễ hơn rất nhiều.
2.2.5. Chú ý phản hồi của khách hàng
Không có một doanh nghiệp nào kinh doanh mà không dựa vào khách hàng.
Chúng ta đang kinh doanh dựa trên chính nhu cầu của khách hàng, vì vậy những
phản hồi của khách hàng là thước đo chính xác nhất cho quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp.  Bên cạnh đó, việc theo dõi nhưng đánh giá của khách hàng sẽ giúp
doanh nghiệp tìm ra được sai sót cũng như hạn chế và điểm mạnh của mình. Từ đó
mà đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục và phát triển trong tương lai. Tìm hiểu
về những phản hồi của khách hàng cũng giúp cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm
hơn đối với quy trình làm việc chuyên nghiệp của công ty.
2.2.6. Thích nghi nhanh với sự thay đổi
Sự thay đổi từ thị trường hay khách hàng diễn ra rất nhanh, các doanh nghiệp cần
phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc thích nghi với tất cả những thay đổi dù là nhỏ nhất
từ thị trường. Việc thích nghi nhanh với những sự thay đổi giúp cho doanh nghiệp
trụ vững trên thị trường cũng như sự phát triển lâu dài và bền vững trong tương lai.

29
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
1. Tóm tắt nội dung cơ sở lý thuyết
Ở chương thứ nhất là phần các cơ sở về lý thuyết về quản trị ẩm thực, chương
này được chia làm bốn phần chính. Phần thứ nhất đó là phần nêu các khái niệm về
quản trị ẩm thực trong lĩnh vực ẩm thực, gồm khái niệm ẩm thực, khái niệm quản trị
ẩm thực. Phần thứ hai chính là các mô hình kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực phổ
biến tại Việt Nam, các mô hình đều nổi bật và khác biệt giúp khách hàng có nhiều
sự lựa chọn hơn. Phần thứ ba là đặc điểm của quản trị ẩm thực là đặc điểm về đối
tượng khách và đặc điểm về sản phẩm, phần này giúp cho nhà quản trị phân khúc
được khách hàng của mình đang ở đâu cũng như định hình được các sản phẩm, dịch
vụ mà nhà hàng muốn cung cấp cho khách hàng để họ trải nghiệm và thưởng thức.
Phần thứ tư đó là nói về vai trò của ẩm thực, trong đời sống hiện nay ăn uống là nhu
cầu quan trọng nhất của con người, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân
loại, khi nền kinh tế chưa phát triển, nghèo nàn thì con người chỉ có nhu cầu được
ăn no để tồn tại, và hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế, của cải vật chất ngày
càng nhiều thì mức sống của con người cũng được nâng cao và nhu cầu của con
người ngày càng đa dạng, trong đó nhu cầu ăn uống cũng được nâng cao hơn, vì
vậy ở phần thứ hai này là nêu lên vai trò của ẩm thực đối với con người, đối với xã
hội và đối với doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, và ẩm thực có tầm ảnh hưởng rất
lớn đến những yếu tố trên.
2. Tóm tắt quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Ẩm thực là một loại hình kinh doanh hot nhất hiện nay vì nhu cầu ăn uống và
thưởng thức sự mới lạ của con người, các nhà kinh doanh trẻ tuổi luôn muốn hướng
tới lĩnh vực này, có lẽ đây là lĩnh vực thu lại lợi nhuận cao và hoàn vốn nhanh
chóng, nhưng phải nói bên cạnh đó vẫn có khá nhiều thương hiệu lớn bị sập đổ một
cách nhanh chóng khi đang trên đà phát triển, hay dậm chân tại chỗ không phát triển
được thêm nữa. Các thương hiệu đó bị phá sản, một phần do chủ quan và quan
trọng và việc xây dựng chiến lượt bị đứng và không đổi mới để kịp với xu hướng.
Có thể nói việc xây dựng chiến lượt kinh doanh là yếu tố quan trọng để tổ chức nên
một nhà hàng hoàn hảo, logic.

30
Ở chương hai này, quy trình xây dựng chiến lượt sẽ được thực hiện. Trước tiên ở
phần một, khi xây dựng chiến lượt kinh doanh cần hiểu rõ khái niệm chiến lượt kinh
doanh là gì, các bước xây dựng chiến lượt linh doanh và những lưu ý để áp dụng
cũng như né tránh. Ở phần hai là xây dựng chiến lượt kinh doanh trong lĩnh vực ẩm
thực gồm 7 bước, trước tiên cần tìm hiểu rõ cơ sở để xây dựng quy trình, cũng như
xác định mục tiêu kinh doanh cho nhà hàng, sau đó sẽ vào quy trình xây dựng chiến
lượt:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu của nhà hàng
Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại
Bước 3: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Bước 4: Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh
Bước 5: Phân bố ngân sách theo mục tiêu
Bước 6: Luôn cập nhật những thông tin mới
Bước 7: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
3. Khẳng định lại vấn đề đóng góp
Quy trình xây dựng chiến lượt kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực là bản kế
hoạch mở đầu trong việc mở một nhà hàng kinh doanh ẩm thực. Những mỗi nhà
hàng đều có những chiến lượt kinh doanh khác nhau, những vẫn gồm những bước
trên. Thứ nhất, nên xây dựng chiến lượt kinh doanh theo ý kiến của bản thân và
thực tế tìm hiểu. Thứ hai cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh và nghiên cứu thị
trường để loại hình kinh doanh phù hợp ý tưởng kinh doanh và điều chỉnh để hợp
với xu hướng thị trường.
4. Rút ra bài học kinh nghiệm
Sau khi tìm hiểu kết hợp với kiến thức đã học để hoàn thiện quy trình xây dựng
chiến lượt kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, em đã rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm cho bản thân mình, để có nền tảng cho công việc sau này.
Thứ nhất, lĩnh vực ẩm thực rất đa dạng và ngày càng cải tiến về mặt chất lượng
và thẩm mỹ, nhưng cần phải hiểu rõ về nó, vì cái gì cũng có hai mặt cả, cần suy
nghĩ kỹ lưỡng về món ăn mà mình muốn đưa đến cho khách hàng về mặt lâu dài và
được khách hàng đón nhận, thì mới có lòng tin vào khách hàng được
Thứ hai, việc xây dựng chiến lượt kinh doanh là một công việc quan trọng, nó là
một nền tảng cho việc tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra ở nhà hàng. Nhưng đối khi nó

31
cũng có mặt hạn chế, cần né tránh và khắc phục nó một cách tối ưu nhất để có mọt
bản hoạch địch hiệu quả cho nhà hàng
Thứ ba, quy trình xây dựng chiến lượt kinh doanh có rất nhiều bước, cần nắm rõ
lý thuyết để áp dụng vào thực tế doanh nghiệp.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT DANH MỤC THAM KHẢO


1 Giáo trình Quản trị ẩm thực của tác giả( chủ biên ) Nguyễn Sơn Tùng
và tác giả Đỗ Ngọc Hảo
2 https://luanvan1080.com/quy-trinh-xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh-
cua-doanh-nghiep.html

33

You might also like