You are on page 1of 10

CÁC CƠ NGOẠI NHÃN

TÁC GIẢ

Erica Fletcher: Đại học Melbourne

Roger Anderson: Đại học Ulster

THẨM ĐỊNH

Thomas Freddo: Đại học Waterloo

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG


1. Giới thiệu
2. 6 cơ ngoại nhãn
3. Tác dụng của các cơ ngoại nhãn
4. Cấu trúc mô học của các cơ ngoại nhãn
5. Thần kinh điều khiển vận động của mắt

GIỚI THIỆU

Hãy suy nghĩ một chút về đoạn văn mà các bạn đang đọc. Trung tâm hoàng điểm ở mỗi mắt được cấu tạo để cho
thị lực tối đa. Tuy nhiên, để tận dụng được khả năng này, bạn cần phải liên tục đưa vật tiêu nhìn (ở đây, kia, mọi
nơi) vào vùng nhìn trung tâm. Để chuyển dịch sự tập trung mắt một cách nhẹ nhàng hoặc đột ngột, chúng ta cần:
• quay toàn thân (giữ đầu và mắt cố định), giống như con cua hoặc con cá;
• quay toàn bộ đầu, là cách mà các loài bò sát và chim thường làm; hoặc
• chỉ di chuyển mắt, với điều kiện 2 mắt phải di chuyển “đồng bộ” (động tác nhìn liên hợp).

Điều khiển vận động của mắt liên quan đến nhiều vùng của hệ thần kinh trung ương và các cấu trúc ở hốc mắt mà
chúng ta đã gặp ở phần trước. Có một sự phân cấp của các hệ thống điều khiển, gồm các vùng ở trong vỏ não, các
hạch đáy và đồi trên, liên lạc với các trung tâm vận nhãn ở cuống não. Các trung tâm này lại trực tiếp điều khiển
các dây TK sọ vận động đi ra để khởi động các cơ ngoại nhãn. Chương này sẽ đề cập đến cấu trúc và chức năng
của các cơ ngoại nhãn cũng như các trung tâm não cao hơn tham gia điều khiển vận động mắt.

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-1


Các cơ ngoại nhãn

6 ĐỘNG TÁC; 6 CƠ

Mắt người di động rất nhiều, mặc dù nó bị cố định một phần bởi thị thần kinh ở phía sau. Động tác ở bất kì hướng
nào cũng là sự phối hợp theo 3 trục trực giao, do đó có thể thấy có 6 động tác xoay mắt cơ bản. Có 6 cơ trực tiếp
vận động mắt, nhưng chỉ có 2 cơ trong số này là có một động tác duy nhất.
• Các động tác chính: Ở mỗi trục, có một cặp động tác đối lập nhau. Để hiểu thuật ngữ, chúng ta hãy hình
dung mỗi động tác của mắt so với vị trí của mũi.

Hình 8.1: Vận động của mắt theo 6 hướng.

Các động tác ngang là: đưa vào (lại gần mũi) hoặc đưa ra (ra xa mũi); các động tác dọc là đưa lên trên và đưa
xuống dưới. Các động tác xoáy là (theo qui ước) xoáy vào (phần trên của mắt xoay về phía mũi), và xoáy ra (phần
trên xoay ra xa mũi).

6 CƠ NGOẠI NHÃN

Có 4 cơ thẳng, được sắp xếp đều nhau quanh nhãn cầu, tất cả đều bắt nguồn từ vòng gân (vòng Zinn) ở gần đỉnh
hốc mắt. Do đó mỗi cơ kéo theo một hướng gần như theo hướng của thị thần kinh. Các tác dụng của 2 cơ chéo thì
phức tạp hơn và được giải thích bên dưới.

6 cơ ngoại nhãn là (Hình 8.2):


• Cơ thẳng trên
• Cơ thẳng dưới
• Cơ thẳng ngoài
• Cơ thẳng trong
• Cơ chéo lớn
• Cơ chéo bé.

Ở một động tác bình thường của mắt, có một tác dụng phối hợp đồng thời của nhiều cơ (và có sự giãn của các cơ
đối kháng).

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-2


Các cơ ngoại nhãn

Hình 8.2: 6 cơ ngoại nhãn có tác dụng vận động mắt (mắt trái)

TÁC DỤNG CỦA CÁC CƠ NGOẠI NHÃN

Bí quyết để hiểu được vận động của mắt là biết được sự sắp xếp của 6 cơ ở trong hốc mắt, và biết được hướng
kéo cơ so với vị trí bám vào nhãn cầu. Những đặc điểm chính là:

1) Vận động của mắt theo hướng dọc là kết quả của sự phối hợp giữa 4 cơ (cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ chéo
lớn và cơ chéo bé).
2) Mỗi cơ trong số 4 cơ này được coi là có những hoạt động khác biệt, gọi là tác dụng nguyên phát, thứ phát và tam
phát.
3) Tác dụng của một cơ thường thay đổi tùy theo vị trí của mắt, do sự góp phần của tác dụng thứ phát và tam phát.

Phân bố thần kinh cho 6 cơ ngoại nhãn như sau: dây TK vận nhãn ngoài (TK số VI) phân bố cho cơ thẳng ngoài,
dây TK ròng rọc (TK số IV) phân bố cho cơ chéo lớn, và dây TK vận nhãn chung (TK số III) phân bố cho 4 cơ còn
lại: cơ thẳng trên, cơ thẳng trong, cơ thẳng dưới và cơ chéo bé.

Hãy tưởng tượng mắt như là quả đất, với giác mạc ở Bắc cực. Tất cả 4 cơ thẳng đều cùng bám vào “vĩ độ” ở bắc
bán cầu (xem Hình 8.3).

Vận động của mắt theo hướng ngang được điều khiển hoàn toàn bởi cơ thẳng trong và cơ thẳng ngoài. Cơ thẳng
trong đưa mắt vào trong (về phía đường giữa), cơ thẳng ngoài đưa mắt ra ngoài.

Cơ thẳng ngoài đi từ vòng Zinn ra phía trước để xuyên qua bao Tenon và bám ở sau vùng rìa 6,9mm. Dây chằng
hãm phía ngoài hạn chế tác dụng của cơ. Thần kinh phân bố là dây TK số VI.

Cơ thẳng trong bám vào bao màng cứng của thị thần kinh ở vòng Zinn. Nó đi qua bao Tenon và bám ở sau rìa giác
mạc 5,5mm. Dây chằng hãm phía trong hạn chế tác dụng của cơ. Thần kinh phân bố là nhánh dưới của dây TK số
III.

Cho các động tác của mắt theo hướng dọc, cơ thẳng trên phối hợp với cơ chéo bé đưa mắt lên trên; cơ thẳng dưới
phối hợp với cơ chéo lớn đưa mắt xuống dưới.Tác dụng của các cơ thẳng này sẽ được nghiên cứu chi tiết đầu tiên,
sau đó sẽ giải thích lí tại sao các cơ chéo lại tác dụng khác (thí dụ tại cơ thẳng trên đưa mắt lên nhưng cơ chéo lớn
lại đưa mắt xuống).
2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-3
Các cơ ngoại nhãn

Hình 8.3: Giải phẫu và chỗ bám của các cơ ngoại nhãn

Cơ thẳng trên bám vào màng cứng của thị thần kinh ở vòng Zinn, đi về phía trước và hướng ra ngoài, xuyên qua
bao Tenon, rồi bám vào củng mạc ở phần trên nhãn cầu, sau rìa giác mạc 7,7 mm. Nó là cơ dài nhất trong số các
cơ thẳng. Cơ thẳng trên liên kết với cơ nâng mi bởi một dải mô ở giữa bao Tenon. Do đó, cơ thẳng trên đồng vận
với cơ nâng mi. Thần kinh phân bố là nhánh trên của dây TK số III (TK vận nhãn chung).

Thân cơ tạo ra một góc 23° ở phía trong trục nhìn (tư thế nhìn nguyên phát). Khi cơ này co, tác dụng nguyên phát
là đưa mắt lên trên. Hướng kéo (lên chỗ bám cơ ở phần trước nhãn cầu) hơi vào trong nghĩa là nó đưa mắt vào
trong (về phía mũi), và xoáy mắt vào trong.

Cơ thẳng dưới (không có trong hình 8.3) có đường đi rất giống cơ thẳng trên, ngoài một điểm là nó bám vào phần
dưới của mắt. Do đó tác dụng chính của cơ là đưa mắt xuống dưới, và tác dụng phụ là đưa mắt vào trong và xoáy
mắt ra ngoài. Từ Vòng Zinn, cơ thẳng dưới đi về phía trước và phía ngoài, xuyên qua bao Tenon và bám vào củng
mạc ở sau vùng rìa 6,5mm. Thần kinh phân bố là nhánh dưới của dây TK vận nhãn chung (III)

Chú ý rằng đối với cả cơ thẳng trên và cơ thẳng dưới, nếu mắt đầu tiên được đưa ra ngoài (bởi cơ thẳng ngoài) thì
góc 23° sẽ bị triệt tiêu, nghĩa là tác dụng nguyên phát trở thành tối đa và các tác dụng thứ phát không còn nữa.

Các cơ chéo tác dụng khác bởi vì (a) chúng đều bám ở phía sau xích đạo, và (b) cả 2 cơ đều kéo về phía góc trong
của hốc mắt phía trước.

Cơ chéo lớn bắt nguồn từ phía sau ở vòng gân cùng với các cơ thẳng. Thân cơ đi sát cạnh cơ thẳng trong, nhưng
đầu tiên gân cơ đi qua ròng rọc (một gân nằm ở thành trên trong của hốc mắt). Sau đó, gân cơ chéo lớn đi về phía
sau ở dưới cơ thẳng trên để bám vào sau chỗ bám của cơ thẳng trên và phía sau xích đạo theo một góc 54o so với
hướng nhìn thẳng. Đặc điểm giải phẫu khác thường này khiến cho khi cơ chéo lớn co thì mắt được kéo về phía
ròng rọc (thay vì về phía đầu cơ). Do đó, khi mắt ở tư thế nhìn thẳng phía trước thì tác dụng nguyên phát của cơ
chéo lớn là xoáy mắt vào trong.

Ngoài ra, do cơ chéo lớn tác động ở phần sau của nhãn cầu nên nó đưa mắt xuống phía dưới. Do đó, cơ chéo lớn
là một cơ đưa mắt xuống. Tác dụng thứ phát này mạnh nhất khi mắt ở vị trí đưa ra ngoài.

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-4


Các cơ ngoại nhãn

Hình 8.4: Nhãn cầu và vị trí của cơ chéo lớn.

Cơ chéo bé có hướng kéo cơ tương tự cơ chéo lớn, nhưng tác động lên vùng dưới của “bán cầu nam”. Cơ bắt
nguồn từ sàn hốc mắt, gần góc trước trong (do đó không có ròng rọc, và đây là cơ duy nhất không xuất phát từ
vòng Zinn). Với cơ chéo bé, khi cơ kéo vào trong thì tác dụng nguyên phát là xoáy mắt ra ngoài, và tác dụng thứ
phát là đưa lên cũng đáng kể.

Hình 8.5: Các cơ ngoại nhãn và chỗ bám của cơ chéo lớn (MP)

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-5


Các cơ ngoại nhãn

CẤU TRÚC MÔ HỌC CỦA CÁC CƠ NGOẠI NHÃN


Các cơ ngoại nhãn có cấu trúc vi thể tương tự các cơ vân khác (Hình 8.6), có các sợi dọc, hình bầu dục khi cắt
ngang, với nhân ở chu vi.

Hình 8.6: Cấu trúc của cơ ngoại nhãn (Ảnh của Snell và Lemp)

Các sợi cơ được gắn chặt với nhau bởi một hỗn hợp collagen và các sợi chun tạo thành bao sợi cơ (endomysium).
Liên tục với bao sợi cơ là mô quanh sợi cơ (perimysium) bao quanh các các bó sợi riêng lẻ ở trong cơ. Bao quanh
mặt ngoài cơ là lớp màng cơ (epimysium).

Các sợi cơ ngoại nhãn thường lớn nhất ở phần giữa của cơ và nhỏ nhất ở chu vi. Trái ngược với các cơ xương
khác, các cơ ngoại nhãn chứa mô liên kết mỏng mảnh với nhiều sợi thần kinh và mô chun. Chúng cũng có nhiều
mạch máu hơn là các cơ xương khác. Mỗi sợi có một màng bào tương ngoài được gọi là màng sợi cơ, ở đó có thể
thấy nhiều nhân, và bào tương ở phía trong (được gọi cụ thể là cơ tương) chứa các tơ cơ có hình trụ trên mặt cắt
ngang. Tơ cơ có nhiều đoạn đơn vị co rút (sarcomere), các đơn vị co rút này lại chứa các sợi actin và myosin.

Phân bố thần kinh vận động qua các thoi thần kinh-cơ kết nối với các tấm tận cùng vận động (motor end-plates)
(lớn và có bao myelin) hoặc các tận cùng “dạng chùm nho” (nhỏ hơn và thường không có bao myelin). Điện thế
hoạt động thần kinh tới nơi sẽ gây ra giải phóng acetylcholin từ tận cùng sợi trục, chất này lại gây khử cực từ điện
thế nghỉ ở các sợi cơ qua sự thoát ra của cả kali và canxi. Điện thế hoạt động cơ có được này truyền đi dọc theo
các sợi thần kinh và kích thích sự giải phóng canxi từ lưới cơ tương. Khi kết hợp với canxi, sự co cơ được gây ra
bởi sự trượt của các sợi actin và myosin từ sợi này sang sợi khác theo kiểu bánh cóc.

Gân cơ được tạo thành bởi các bó sợi collagen và sợi chun chạy song song. Các sợi collagen đi vào củng mạc và
hòa nhập với collagen ở đó, do đó tạo nên một sự nối tiếp rất chặt. Các sợi chun tận cùng đột ngột ở chỗ đi vào
củng mạc.

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-6


Các cơ ngoại nhãn

THẦN KINH ĐIỀU KHIỂN VẬN ĐỘNG CỦA MẮT

Võng mạc người có một vùng rất nhỏ là hoàng điểm, nơi có thị lực tối đa. Khi nhìn vào bất kì vật nào, mục tiêu là
đặt ảnh vật đó ở trung tâm của hoàng điểm. Hệ thống thị giác có nhiều cách để đạt được điều này để phù hợp với
các yêu cầu khác nhau.

i) Các cơ chế phản xạ


Các động tác tiền đình-mắt: Các động tác bù trừ này của mắt giúp ổn định hình ảnh nhìn đối với những chuyển
động nhỏ của đầu. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu 2 mắt của bạn cố định tại chỗ trong khi đầu chuyển động. Bất kì
ảnh nào đang nhìn sẽ bị quét qua võng mạc với cùng một mức độ như chuyển động của đầu – nó cũng giống như
vấn đề máy ảnh bị rung. Để tránh hiện tượng này, chúng ta có một loại “máy ảnh chống rung”: mỗi chuyển động
của đầu được bù lại bằng một chuyển động của mắt theo hướng ngược lại (và cùng tốc độ) để cho ảnh võng mạc
vẫn ổn định một cách hiệu quả.
Phản xạ tiền đình-mắt này được khởi phát bởi hệ thống tiền đình ở tai trong (phần động của bộ máy tiền đình). Nó
xảy ra mỗi lần bạn chuyển động, do có rất nhiều chuyển động nhẹ của đầu mà bạn không ý thức được. Nếu đầu
bạn quay nhẹ sang phải thì phản xạ tiền đình-mắt sẽ di chuyển 2 mắt sang trái cùng một mức độ đó. Nếu bạn
nghiêng đầu vài độ về phía vai phải thì độ nghiêng này lại được bù lại bằng các động tác xoáy của mắt. Đường điều
khiển phản xạ này cũng là tiểu não và các nhân thần kinh sọ. Tuy nhiên, phản xạ bậc thấp này rất thô sơ. Sử dụng
tín hiệu từ tai trong để giảm thiểu chuyển động của ảnh võng mạc là gián tiếp, và rất kém chính xác.
Một cách tốt hơn là sử dụng tín hiệu thị giác để điều khiển các chuyển động hiệu chỉnh của mắt.
Phản xạ thị-động: Các động tác này của mắt xảy ra khi chuyển động của ảnh trên võng mạc là một vùng rộng. Thí
dụ thường gặp của phản xạ này là khi chúng ta ngồi trong tàu hỏa và nhìn ra ngoài cửa sổ không vào một vật nào
cụ thể. Khi quang cảnh lướt qua, mắt nhìn theo một cảnh trong giây lát sau đó nhảy nhanh sang cảnh tiếp theo.
ii) Các động tác được điều khiển bởi sự chú ý
Các động tác giật (saccades): Là những chuyển động rất nhanh, gây ra thay đổi hướng nhìn một cách đột ngột.
Các động tác này quan trọng để đặt một vật muốn nhìn khác lên hoàng điểm. Trong động tác giật, tốc độ xoay của
mắt có thể lên tới 700° /giây, thí dụ để đột ngột chuyển từ nhìn về bên trái sang nhìn về bên phải. Do tốc độ rất cao,
nên các động tác này rất ngắn, ít khi kéo dài hơn 50 mili giây kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Động tác giật là những động tác chủ ý của mắt theo cách để chúng ta có thể lựa chọn có nhìn vào một vật hay là
không, và chúng ta chủ định chuyển hướng sự chú ý thị giác. Tuy nhiên, một khi đã khởi động thì sự thực hiện động
tác là tự động và đã định trước. Nhận thức thị giác bị ức chế thoáng qua trong các động tác giật, do đó chúng ta
không thấy hình bị quét qua nhanh trong chuyển động. Sau khi động tác giật đã “bắt được” vật tiêu, các điều chỉnh
nhỏ hơn khác của mắt sẽ giữ vật tiêu.
Đây là 2 thí dụ các công việc sử dụng mắt kèm theo đường vẽ chuyển động của mắt chồng lên. Rõ ràng là bạn đã
làm những việc này thường xuyên mà không nhận ra được rằng các chuyển động của mắt mình xảy ra thường
xuyên thế nào và được điều khiển chính xác thế nào.

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-7


Các cơ ngoại nhãn

Hình 8.7: 2 thí dụ của công việc sử dụng mắt với các đường vẽ theo chuyển động mắt.

Các động tác dõi theo (smooth pursuits): Những chuyển động này chậm hơn nhiều và có tác dụng để giữ một
vật tiêu chuyển động ở trong vùng nhìn trung tâm, nói một cách khác là sự dõi theo vật nhìn của mắt. Chúng không
được điều khiển một cách chủ ý.

Các động tác nghịch hướng: duy trì định thị vào một vật khi nó di chuyển lại gần hoặc xa bạn. Thí dụ, một quả
bóng được ném về phía bạn từ cách xa 25 m và bạn dõi mắt theo để bắt nó.

CÁC ĐƯỜNG THẦN KINH ĐIỀU KHIỂN

Sự co của các cơ xương khác trong cơ thể đòi hỏi hoạt động phối hợp của các nơ-ron vận động trung ương và
ngoại vi. Tương tự, có một sự phân thứ bậc các cơ chế điều khiển quan trọng cho việc điều khiển vận động của
mắt. Để 2 mắt có thể chuyển động cùng nhau một cách phối hợp, không thể quá đơn giản nghĩ rằng vận động của
mắt chỉ ở cơ ngoại nhãn. Thực ra, nhiều vùng của não tham gia điều khiển vận động của mắt, bao gồm vỏ đại não,
cuống não, đồi trên, và tiểu não.

Trước tiên chúng ta hãy xem làm thế nào để đưa cả 2 mắt sang bên một cách phối hợp. Như đã giải thích ở trên,
để đưa mắt theo hướng ngang cần phải có các tác dụng phối hợp của cơ thẳng ngoài và cơ thẳng trong. Hãy xem
sơ đồ dưới đây: chuyển động 2 mắt sang trái cần phải co cơ thẳng ngoài đồng thời giãn cơ thẳng trong ở mắt trái.
Ở mắt phải, cơ thẳng trong cũng phải co và cơ thẳng ngoài phải giãn.

Hình 8.8: Sự phối hợp vận động của mắt

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-8


Các cơ ngoại nhãn

Sự phối hợp của co và giãn của các cơ đối kháng thông qua các đường thần kinh ở trong cuống não. Nó bao gồm
các nhân thần kinh sọ, các bó sắp xếp theo hướng dọc nối các nhân thần kinh sọ, và cấu tạo lưới. Đường thần kinh
quan trọng để điều khiển các động tác theo hướng ngang của mắt bao gồm luồng thông tin giữa nhân dây TK vận
nhãn ngoài (VI) và nhân dây TK vận nhãn chung (III). Bó dọc trong (MLF) là đường nối nhân dây TK vận nhãn ngoài
ở một bên với nhân dây TK vận nhãn chung ở bên kia. Cụ thể là bó dọc trong phối hợp sự co cơ thẳng ngoài mắt
trái với sự co cơ thẳng trong mắt phải (hoặc ngược lại). Để làm giãn các cơ đối kháng, cấu tạo lưới cầu não cạnh
giữa (PPRF) rất quan trọng. Vùng cấu tạo lưới này cung cấp thông tin ức chế cho nhân dây TK vận nhãn ngoài ở
bên đối lập.

Hình 8.9: Phân bố thần kinh của các cơ ngoại nhãn và các trung tâm nhìn

Như đã nêu ở trên, các động tác theo hướng dọc của mắt là do 2 cơ thẳng và 2 cơ chéo. Tất cả các đường thần
kinh ở cuống não phối hợp điều khiển 4 cơ này đều nằm ở não giữa và còn ít được biết rõ. Các trung tâm ở cuống
não điều khiển các động tác theo hướng dọc của mắt đều nằm ở cấu tạo lưới của não giữa.

Một số hội chứng lâm sàng đặc biệt gắn với những tổn thương khu trú ở cuống não. Thí dụ, tổn thương các trung
tâm nhìn ở cầu não sẽ dẫn đến tổn hại động tác nhìn ngang về phía cùng bên, nhưng không ảnh hưởng đến các
động tác nhìn theo hướng dọc của mắt. Ngược lại, tổn hại não giữa có thể ảnh hưởng đến động tác nhìn dọc, động
tác nhìn ngang không bị ảnh hưởng. Nếu một tổn thương khu trú (thí dụ bệnh xơ cứng rải rác) ảnh hưởng đến bó
dọc trong ở một bên, thì sẽ điển hình gây ra liệt động tác đưa vào ở mắt cùng bên trong khi mắt kia đưa ra, dẫn đến
song thị. Hội chứng này được gọi là liệt mắt gian nhân (có nhiều biến thể).

Điều khiển các động tác giật mắt cũng gồm mạch thần kinh phức tạp kết nối nhiều trung tâm não cao hơn, bao gồm
các phần của các hạch đáy. Quá trình xử lí này thông qua cuống não, do đó cuống não là một trung tâm chủ chốt.
Những bệnh nhân bị tổn thương ở vùng cuống não liên quan không thể thực hiện các động tác giật mắt theo hướng
ngang sang bên tổn thương. Như đã nói ở trên, sự phối hợp của các động tác của mắt theo hướng ngang liên quan
đến cấu tạo lưới cầu não cạnh giữa, và chính các nơ-ron ở vùng này điều khiển tín hiệu ra dạng xung-bậc (pulse-
step output) tới các cơ ngoại nhãn.

2 loại tế bào đặc biệt quan trọng cho quá trình này. Các nơ-ron phát xung (burst neurons) ở cấu tạo lưới cầu não
cạnh giữa phát ra xung thần kinh có tần số cao ở ngay trước và trong khi có động tác giật cùng bên (tương tự thành
phần xung của nơ-ron vận động ngoại vi). Các nơ-ron ngừng phát xung (omnipause neurons) phát xung đều đặn và
liên tục, trừ trong lúc có động tác giật. Các nơ-ron này có chất dẫn truyền thần kinh là GABA (GABAergic) và ức chế
burst các nơ-ron. Cũng có nhiều loại nơ-ron phát xung: nơ-ron phát xung trước lâu (trước động tác giật ít nhất 12
mili giây-long-lead burst), nơ-ron phát xung trước trung bình (trước động tác giật 6-8 mili giây-medium-lead burst),
nơ-ron phát xung ức chế (làm ngừng phát xung-inhibitory burst), và nơ-ron trương lực (phát xung tốc độ đều trong
khi định thị) – có các vai trò khác nhau trong việc điều biến thông tin ra ở cuống não.

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-9


Các cơ ngoại nhãn

Các động tác chủ ý của mắt được điều khiển bởi một số vùng ở vỏ đại não. Các vùng điều khiển vận nhãn liên hợp
ở thùy trán, các vùng điều khiển vận nhãn phụ và vỏ não đỉnh sau chứa các nơ-ron điều khiển vận động của mắt.
Các vùng này của não nối với các đồi trên hợp nhất thông tin và chuyển tín hiệu tới các nơ-ron phát xung trước lâu
ở các trung tâm nhìn.

Khác với các động tác giật, động tác dõi theo và động tác nghịch hướng liên quan đến tiểu não. Điều này cần thiết
bởi vì các động tác này của mắt thường được kết hợp vào những điều chỉnh hoạt động của đầu và/hoặc tư thế cơ
thể, và thường liên quan đến những động tác khéo léo của chi.

Hình 8.10: Các trung tâm liên


quan đến việc quyết định các
động tác thích ứng của mắt,
được mô tả trong hình nhìn
nghiêng của não khỉ.

KHÁM VẬN ĐỘNG CỦA MẮT

Nếu 2 mắt không chuyển động theo kiểu liên hợp, bệnh nhân rất có thể bị nhìn thành 2 hình (song thị). Điều này có
thể gây ra do chấn thương vào hốc mắt, bệnh cơ ngoại nhãn, tổn hại thần kinh, hoặc tổn thương ở cuống não.

Do đó mục đích chính của việc khám vận động của mắt là để kiểm tra song thị và xem hoạt động của các cơ mắt có
bình thường không. Kết quả khám lại cho biết thông tin về các dây TK sọ liên quan và các vùng của não giữa và
cầu não.

Để có thêm thông tin về cách khám vận động của mắt, xin xem chương Vận nhãn ở học phần Các phương pháp
khám lâm sàng khúc xạ nhãn khoa 1.

2014 Giải phẫu và sinh lí mắt, Chương 8-10

You might also like