You are on page 1of 7

BÀI 5: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO VÀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

TRONG TẾ BÀO
Câu 1: Để quan sát được tế bào thường cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?
A. Kính hiển vi. B. Kính lúp. C. Mắt thường. D. Kính viễn vọng.
Câu 2: Người đầu tiên phát minh ra kính hiển vi quang học là
A. Theodor Schwann. B. Robert Hooke.
C. Matthias Schleiden. D. Antonie van Leeuwenhoek.
Câu 3: Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm nguyên tố đại lượng?
A. C, N, Co. B. Ni, P, S. C. H, K, S. D. Zn, Cu, Mo.
Câu 4: Nhà khoa học đầu tiên quan sát được tế bào dưới kính hiển vi là
A. Robert Hooke. B. Matthias Schleiden.
C. Theodor Schwann. D. Rudolf Virchow.
Câu 5: Nhà khoa học đầu tiên quan sát được hình dạng của vi khuẩn và nguyên sinh động vật là
A. Robert Hooke. B. Matthias Schleiden.
C. Antonie van Leeuwenhoek. D. Rudolf Virchow.
Câu 6: Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke quan sát được khi
sử dụng kính hiển vi quang học được gọi là
A. vi khuẩn. B. virus. C. tế bào. D. vi sinh vật.
Câu 7: Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế
bào và các sản phẩm của tế bào” dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân và các nhà khoa học trước đó.
B. Dựa trên những phân tích về vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của các tế bào.
C. Dựa trên những sự quan sát các sinh vật đơn bào và đa bào bằng mắt thường.
D. Dựa trên những phân tích về thành phần hóa học và hoạt động của tế bào.
Câu 8: Cho các nội dung sau:
I. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
II. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.
III. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
IV. Tế bào động vật và tế bào thực vật phức tạp hơn tế bào vi khuẩn.
Số nội dung được đề cập đến trong học thuyết tế bào do 3 nhà khoa học là Matthias Schleiden,
Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất vào khoảng giữa thế kỉ XIX là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho các nội dung sau:
I. Tế bào chứa chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác
trong quá trình phân chia.

1
II. Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hóa học tương tự nhau.
III. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.
IV. Hoạt động của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của các bào quan bên trong tế bào (ti thể,
nhân,…).
V. Hoạt động của một cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ
thể.
Có bao nhiêu nội dung được bổ sung cho học thuyết tế bào nhờ ứng dụng kính hiển vi điện tử,
phương pháp lai tế bào, sự phát triển của sinh học phân tử vào thế kỉ XX?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Tại sao nói "Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển
kính hiển vi"?
A. Vì không có kính hiển vi thì các nhà khoa học không thể quan sát được bất kì một loại tế bào
nào.
B. Vì sự nghiên cứu và phát triển kính hiển vi có tỉ lệ nghịch so với sự nghiên cứu và phát triển
tế bào.
C. Vì kính hiển vi ngày càng được cải tiến thì càng tạo cơ hội cho các nhà khoa học quan sát
được tế bào một cách rõ nét và kĩ càng hơn.
D. Vì lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hình dạng của tế bào là nhờ sự hỗ trợ của
kính hiển vi.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng với học thuyết tế bào?
A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
C. Mỗi sinh vật luôn được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau.
D. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
I. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
II. Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau.
III. Tất cả các tế bào có vật chất di truyền là RNA.
IV. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các nguyên tử trong tế bào.
Số phát biểu đúng theo quan điểm của học thuyết tế bào là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng với nội dung của học thuyết tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.
B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi nhiều tế bào.

2
D. Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hóa học tương tự như nhau.
Câu 14: Sự ra đời của học thuyết tế bào không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Khẳng định mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Góp phần chứng minh được sự thống nhất của sinh giới.
C. Góp phần chứng minh được sự đa dạng của sinh giới.
D. Đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về tế bào và cơ thể sinh vật.
Câu 15: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống là vì
A. mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
B. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong tế bào.
C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất trong cơ thể sinh vật.
D. tế bào là đơn vị nhỏ nhất có các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Câu 16: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa nào sau đây?
A. Chứng minh tầm quan trọng của tế bào trong quá trình tiến hóa tạo nên sinh giới đa dạng và
phong phú như ngày nay.
B. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về lịch sử phát sinh và phát triển của sự
sống trên Trái Đất.
C. Chứng minh tầm quan trọng của kính hiển vi trong việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng của
tế bào.
D. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng
cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
Câu 17: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì
A. tế bào có chứa thông tin di truyền là các phân tử DNA.
B. tế bào được cấu tạo từ thành phần hóa học tương tự nhau.
C. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
D. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ mô – tập hợp của nhiều tế bào.
Câu 18: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống là vì
A. mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
B. mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong tế bào.
C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất trong cơ thể sinh vật.
D. tế bào là đơn vị nhỏ nhất có các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Câu 19: Một sinh vật đơn bào khác một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào ở điểm là
A. có khả năng đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
B. luôn sự phối hợp hoạt động với các tế bào cùng loại.
C. tham gia cấu tạo nên 1 loại mô nhất định trong cơ thể.
D. không có khả năng hoạt động độc lập trong môi trường.

3
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa một sinh vật đơn
bào và một sinh vật đa bào?
A. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào.
B. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ một tế bào.
C. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào chuyên hóa, sinh vật đa bào được cấu tạo từ
nhiều tế bào không chuyên hóa.
D. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ nhiều tế bào chuyên hóa, sinh vật đa bào được cấu tạo từ
một tế bào không chuyên hóa.
Câu 21: Tế bào chỉ được sinh ra từ
A. tế bào có trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.
B. tế bào có trước nhờ quá trình trao đổi chất của tế bào.
C. các chất hữu cơ nhờ quá trình tổng hợp trong tự nhiên.
D. các chất vô cơ nhờ quá trình tổng hợp trong tự nhiên.
Câu 22: Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. các hoạt động sống đặc trưng đều được diễn ra trong tế bào.
C. tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có trong một cơ thể.
D. hoạt động sống của tế bào phụ thuộc vào hoạt động sống của các bào quan.
Câu 23. Khi nước bay hơi thì sẽ mang theo năng lượng. Nguyên nhân là vì quá trình bay hơi của
nước thu năng lượng vì lí do nào sau đây?
A. Bẻ gãy liên kết hoá học giữa O với H ở trong H2O.
B. Bẻ gãy các liên kết hydro giữa các phân tử nước.
C. Tăng số liên kết hydro giữa các phân tử nước.
D. Làm giảm khối lượng của các phân tử nước.
Câu 24: Người ta khuyên thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiều món. Việc
làm này có tác dụng chính là
A. cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học và các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
B. cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào.
C. cung cấp nhiều protein và chất bổ dưỡng cho cơ thể.
D. tạo sự đa dạng về văn hoá ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn.
Câu 25: Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo người dân phải tăng cường ăn rau xanh.
Vai trò quan trọng nhất của việc ăn rau xanh là
A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
B. giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn được tốt hơn.
C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng.

4
D. tiết kiệm về mặt kinh tế vì rau xanh có giá rẻ.
Câu 26: Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có đặc điểm nào sau đây?
A. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn các nguyên tố khác.
B. Có hàm lượng chiếm dưới 10-5 khối lượng khô của cơ thể.
C. Có hàm lượng chiếm dưới 10-3 khối lượng khô của cơ thể.
D. Có hàm lượng chiếm dưới 10-4 khối lượng khô của cơ thể.
Câu 27: Quan sát hình bên, hãy cho biết nhờ vào đặc tính nào mà nước có thể dễ dàng hòa tan
muối NaCl?

S ự h o à t a n m u ố i N a C l b ở i c á c p h â n t ử n ư ớ c

A. Tính phân cực của nước.


B. Tính phân tán.
C. Tính dẫn nhiệt.
D. Tính giãn nở tùy thuộc nhiệt độ.
Câu 28: Hình bên mô tả hai trạng thái tồn tại của nước đó là trạng thái rắn (nước đá) và trạng
thái lỏng. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các phân tử nước liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị.
II. Nhờ tính phân cực của nước nên các phân tử nước liên kết với nhau một cách dễ dàng tạo nên
màng phim bề mặt trên cốc nước.
III. Khi cho các loại quả ngọt vào tủ lạnh thì do nước đông đá, tăng thể tích làm vỡ các tế bào,
giải phóng đường nên vị của các loại quả này ngọt hơn so với bình thường.
IV. Cùng một thể tích thì nước đá sẽ có số lượng phân tử nước nhiều hơn nước ở trạng thái lỏng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Đối với sự sống, liên kết hydro có những vai trò nào sau đây?
I. Quy định cấu hình không gian của các đại phân tử sinh học.
II. Đảm bảo cho nguyên tử Hydro liên kết chặt với các phân tử hữu cơ.
III. Đảm bảo cho nguyên tử Hydro liên kết chặt với các phân tử khác.

5
IV. Duy trì liên kết yếu giữa các phân tử phân cực với các phân tử nước.
A. I, II. B. I, III. C. I, IV. D. II, IV.
Câu 30: Liên kết giữa các phân tử H2O trong mạng lưới nước là loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết hóa trị. B. Liên kết hidrogen. C. Liên kết peptide. D. Liên kết tĩnh điện.
Câu 31. Đối với các nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ là vì
A. phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất của tế bào.
B. chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hoá các enzyme.
C. nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể.
D. nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể.
Câu 32. Trong các đặc tính sau đây của phân tử nước, đặc tính nào quy định các đặc tính còn
lại?
A. Tính phân tán. B. Tính phân cực.
C. Tính dẫn nhiệt. D. Tính dễ hoà tan các chất khác.
Câu 33. Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên tế bào của cơ thể sinh vật có bao nhiêu đặc điểm?
I. Là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên.
II. Là những nguyên tố không có trong các hợp chất vô cơ.
III. Tỷ lệ % của các nguyên tố không giống ở trong các chất vô cơ.
IV. Chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 34. Ở cơ thể người, xét một số nguyên tố có tỉ lệ % so với chất khô như sau:
Nguyên tố Mn P Ca Mg Fe K
% khối lượng khô 0,0001 0,6 2,0 0,05 0,004 0,35
Những nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng?
A. Mn, Fe. B. Ca, Mg, P.
C. Ca, Mg, K, Fe, P. D. Mg, K, P, Ca.
Câu 35: Trong các vai trò sau đây, có mấy vai trò của nước đối với tế bào?
I. Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất.
II. Môi trường diễn ra các phản ứng hoá sinh.
III. Nguyên liệu tham gia phản ứng hoá sinh.
IV. Tham gia cấu tạo và bảo vệ các cấu trúc của tế bào.
V. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 36: Ngoài chức năng bài tiết chất thải thì hiện tượng ra mồ hôi ở cơ thể người và động vật
còn có ý nghĩa
A. Giải phóng nhiệt. C. giảm trọng lượng cơ thể.

6
B. Giải phóng nước. D. Giải phóng năng lượng ATP.
Câu 37. Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào sống?
A. Protein. B. Lipid. C. Nước. D. Carbohydrate.
Câu 38. Carbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các
đại phân tử hữu cơ. Nguyên nhân là vì:
A. Carbon là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. Carbon chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. Carbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị
với các nguyên tử khác).
D. Carbon có khối lượng phân tử là 12.
Câu 39. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm
kiếm xem ở đó có nước hay không, vì
A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển
hoá vật chất và duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
Câu 40. Phân tử nước có tính phân cực, nguyên nhân là vì:
A. phân cực là một xu hướng của các phân tử nước.
B. khối lượng phân tử của oxi lớn hơn khối lượng phân tử của hydro.
C. cặp electron trong mối liên kết O-H bị kéo về phía Oxygen.
D. cặp electron trong mối liên kết O-H bị kéo về phía Hydro.

You might also like