You are on page 1of 45

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG OTAT&PTH

Ảnh hưởng của nguyên liệu, dung môi, kỹ thuật đến quá trình chiết xuất dược liệu
I. Nguyên liệu chiết xuất (yếu tố về dược liệu)
- Sử dụng DL toàn cây/ bộ phận chứa hoạt chất. DL có cấu trúc cellulose (lá, rễ, hạt, vỏ thân,..) hoặc không
có cấu trúc cellulose (gum,resin,oleoresin,...). DL tươi/khô/chế biến
- Đặc điểm dược liệu à ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất:
+ Lẫn nhiều yếu tố nguy cơ: kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, vi khuẩn, vi nấm, độc tố, các yếu
tố ngoại lai
+ Bị giả mạo, nhầm lẫn
+ Cấu trúc và thành phần hóa học đa dạng và phức tạp
+ Hàm lượng hoạt chất thường thấp và không ổn định
+ Nhiều hoạt chất kém ổn định trong quá trình chiết xuất
+ Nhiều trường hợp không xđ được hoạt chất
- Chất lượng DL liên quan trực tiếp tới chất lượng dịch chiết và sản phẩm chiết
ð DL đưa vào quy trình chiết xuất đạt tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở
➢ Cấu tạo và thành phần dược liệu liên quan đến quá trình chiết xuất: (9)
1. Thành (vách) tế bào
- Có bản chất là cellulose, hemicellulose, protopectin
- Có tính chất của màng thẩm tích: thấm chọn lọc dung môi và chất tan có phân tử lượng nhỏ (bản
chất là tốt)
- DL còn non: dung môi dễ thấm, lớp thành tế bào có vai trò tốt trong việc hạn chế sự xuất hiện của
tạp chất trong dịch chiết
- DL già: màng dày, rắn chắc, phủ thêm lớp nhầy, hóa gỗ, hóa bần, phủ nhựa, sáp, khó thấm dung
môi.
2. Chất nguyên sinh
- Hệ keo thân nước
- Có tính bán thấm (bản chất là xấu): chỉ thấm đối với dung môi mà không cho chất tan đi qua, gây
cản trở quá trình chiết xuất.
- DL tươi cần phá hủy chất nguyên sinh trước khi chiết (dùng nhiệt hoặc cồn)
3. Các hoạt chất
- Hoạt chất thân nước (các muối Alca, Glycosid, Polyphenol,...): chủ yếu hòa tan trong dịch tế bào
hoặc kết tủa trong chất nguyên sinh
- Hoạt chất thân dầu (terpen, sterols): thường chứa ở khoang riêng trong hoặc ngoài tế bào
- Dược liệu chứa rất nhiều các thành phần khác nhau, trong nhiều trường hợp không xác định được
thành phần có td mong muốn --> khó khăn trong chiết xuất
- Các yếu tố quan trọng: độ tan, độ phân cực, tính acid base, khả năng kết tinh, kích thước, TLPT, độ
ổn định (nhiệt độ, enzym, pH, ion KL nặng, ánh sáng,..), vị trí phân bố trong DL
4. Tạp thân nước (gôm, chất nhày, pectin, protein…)
- Là các chất cao phân tử tạo dd keo với nước, cản trở thấm d.môi, giảm tốc độ khuếch tán và làm

1
dịch chiết khó lọc do nhớt, khó khuấy trộn. OTAT&PTH
- Xử lý: Hạn chế dùng dung môi nước/ Đông vón bằng nhiệt/ Sử dụng các tác nhân gây tủa (nước vôi,
EtOH cao độ)/ Sử dụng enzym để phân giải (pectinase…)
5. Tạp thân dầu (chất béo, dầu, mỡ, sáp, nhựa…)
- Không tan/nước, tan/các dung môi không/ít phân cực
- Chiết xuất bằng nước: khó thấm vào DL cản trở quá trình chiết xuất
- Chiết xuát bằng dung môi không phân cực: dịch chiết nhiều tạp
- Khó xử lý dịch chiết: tinh chế hoạt chất, cô đặc, làm khô,..
- Xử lý: chiết loại bằng dung môi trước khi chiết xuất hoạt chất (ethanol tuyệt đối, n-hexan, ether,...)/
Kết tủa (thay đổi dung môi, pH…)/ Sử dụng enzyme
6. Tinh bột
- Là các polysaccarid, không tan trong nước lạnh, tạo dung dịch keo với nước nóng (gelatinization, hồ
hóa)
- Ảnh hưởng:
+ Cản trở thấm dung môi vào DL
+ Làm chậm tốc độ hòa tan khuếch tan hoạt chất
+ Giảm hiệu quả khuấy trộn hỗn hợp chiết
+ Khó lọc và xử lý dịch chiết, dịch chiết chứa tinh bột dễ bị biến chất
+ Nhiều hoạt chất (phenolic…) tương tác với tinh bột à giảm hiệu suất chiết
- Xử lý:
+ Loại tinh bột trước khi chiết hoạt chất (Sắn dây, Nghệ vàng…)
+ Tránh dùng dung môi nước
+ Hạn chế xay mịn dược liệu
+ Tránh gia nhiệt khi chiết
+ Dùng enzym thủy phân tinh bột
+ Biến tính tinh bột: bằng nhiệt ẩm (hấp), kiềm, sấy (sấy vi sóng)... (Thiên ma, Nghệ vàng)
Ví dụ: (K71)

Hiệu suất quá trình chiết xuất


(Tuỳ sản phẩm)
• KL SẢN PHẨM chiết/ KL DL x 100 (%,
yield) (cao dược liệu)
• KL hoạt chất trong SẢN PHẨM chiết/ KL
DL (mg/g, %, yield, recovery)
• KL hoạt chất trong SẢN PHẨM chiết/ KL
hoạt chất có trong DL x 100 (%,
recovery)

2
??? Hiệu suất chiết tính như thế nào? OTAT&PTH
ð H = Lượng hoạt chất trong sản phẩm chiết/ Lượng hoạt chất trong dược liệu x 100%
??? Nhận xét và giải thích kết quả của nghiên cứu?
ð Nhận xét: Hiệu suất chiết của bột nghệ B cao hơn (B khoảng 80%, A khoảng 50%) (Vì trong rễ Nghệ có
nhiều tinh bột, cản trở quá trình chiết curcuminoid mà bột nghệ B đã loại tinh bột còn bột nghệ B thì
không).
ð Thời gian đạt cân bằng chiết của bột nghệ B sớm hơn (B khoảng 8h, A khoảng 12h) (-->Tốc độ hòa tan
của curcuminoid trong dung môi của bột nghệ A chậm hơn)
??? Lựa chọn cách xử lý dược liệu và thời gian chiết xuất phù hợp và giải thích ?

??? Với các dược liệu chứa nhiều tinh bột ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất hoạt chất, hãy nêu các
ảnh hưởng bất lợi này và đề xuất biện pháp khắc phục?

??? Nêu đặc điểm của các phương pháp ngâm: hầm, hãm, sắc trong chiết xuất dược liệu? (phần sau)

7. Chất màu
- Có cấu trúc hóa học đa dạng: clorofin, flavon, anthocyanin,..
- Tan trong nước, alcol hoặc dung môi ít phân cực. Dưới td của nhiệt độ, ánh sáng, pH có thể biến
đổi làm thay đổi màu sắc dịch chiết. DC nhiều chất màu cản trở quá trình tinh chế hoạt chất (kết
tinh, hấp phụ,...)
- Xử lý: chiết loại chất màu trước khi chiết hoạt chất hoặc loại chất màu trong sản phẩm chiết.
8. Tanin
- Nhóm các hợp chất polyphenol cao phân tử có vị chát, có phản ứng thuộc da. 70% DL chứa tanin
(tanin thủy phân và tanin ngưng tụ)
- Tính chất: tan trong nước, kiềm và cồn loãng; hầu như không tan trong dung môi kém phân cực; kết
tủa với gelatin, alca, muối KL nặng; KLPT 500-3000 Dalton.
- Tác hại: Gây rối loạn hấp thu các chất khoáng, giảm tăng trưởng; thuốc tiêm chứa
tanin gây đỏ sưng chỗ tiêm, vàng da, hoại tử gan, tăng kết tập hồng cầu.
- Ảnh hưởng: DC nhiều tanin dễ xảy ra các biến đổi vật lý (vẩn đục…) hóa học (thay đổi pH,...), tanin
cản trở quá trình tinh chế hoạt chất (kết tinh, hấp phụ,...)
- Loại Tanin:
+ Phương pháp điện hóa: ít chọn lọc, nguy cơ phá hủy hoạt chất
+ Kết tủa với gelatin hoặc muối KL nặng: ít chọn lọc, lượng tác nhân tạo tủa lớn, dịch chiết lẫn
gelatin và ion KL nặng à Ảnh hưởng độ ổn định và chất lượng dịch chiết
+ Kết tủa bằng cồn cao độ: an toàn, chọn lọc tương đối.
+ Hấp phụ trên chất mang (polyamid, khoáng sét tự nhiên, sợi collagen,..): hiệu quả nhất, lựa
chọn chất mang hấp phụ chọn lọc tanin.
3
9. Enzym OTAT&PTH
- Enzym chứa trong chất nguyên sinh hoặc ở các tế bào riêng biệt, hoạt động mạnh khi mô bị phá
hủy và đủ độ ẩm.
- Bản chất là protein, mất hoạt tính ở nhiệt độ cao, hạn chế hoặc dừng hoạt động khi nhiệt lạnh hoặc
khi mất nước
- Gây phân hủy hoạt chất (thủy phân, oxh, đồng phân hóa), tuy nhiên td có lợi là tạo sản phẩm thứ
cấp.
- Khắc phục:
+ Sấy khô nhanh DL (bất hoạt E tạm thời)
+ Làm biến tính E bằng nhiệt (hấp hơi nước, hấp hơi cồn, luộc --> ổn định DL: nhiệt ướt (nhúng
DL vào nước sôi hoặc cồn sôi); nhiệt ẩm (cho DL qua hơi nước sôi hoặc hơi cồn sôi); nhiệt khô
(cho DL qua luồng kk nóng).
- Tác dụng có lợi của enzym: Tạo sản phẩm thứ cấp
- Chú ý các hoạt chất: glycosid (aglycon + đường)
+ Glycosid : tan tốt, thấm kém bị phân giải bởi hệ vsv ruột tạo aglycon
+ Aglycon: tan kém, thấm tốt
II. Yếu tố về dung môi
1. Khái niệm, phân loại
- Dung môi chiết thường là những chất lỏng dễ bay hơi, có khả năng hòa tan hoạt chất, khi chiết
không gây biến đổi hóa học của chất tan và bản thân nó. Có thể chia làm 2 nhóm dung môi:
- Dung môi vô cơ: nước, Carbon dioxid (siêu tới hạn)
- Dung môi hữu cơ: Hydrocarbon và dẫn chất (alcol, ester, ether, ceton, cloroalkan): độc hơn nhưng
chọn lọc cao hơn dung môi vô cơ.
- Dùng riêng 1 dung môi hoặc phối hợp nhiều dung môi để tăng hiệu quả chiết xuất.
- Dung môi là yếu tố rất quan trọng, quyết định các điều kiện chiết xuất khác: nhiệt độ, thời gian, số
lần chiết,...
2. Các yêu cầu của dung môi chiết xuất
- Hòa tan tốt hoạt chất (Độ tan)
- Hòa tan chọn lọc hoạt chất (so với tạp chất): Càng quan trọng khi sản phẩm chiết cần độ tinh khiết
cao
Tính chọn lọc hòa tan của dung môi: Một lượng nhỏ dược liệu được chiết xuất với dung môi à thu
lấy dịch chiết à
+ Cách 1: Xác định nồng độ hoạt chất (C1) và tổng nồng độ chất tan (C2) trong dịch chiết
ð Tính hàm lượng hoạt chất (X%) trong cắn chiết thu được từ dịch chiết (X%=C1/C2*100) à So
sánh các dung môi
+ Cách 2: Từ dịch chiết à loại dung môi đến cắn à Định lượng hoạt chất trong cắn chiết (X%) à
So sánh các dung môi
Đánh giá: X% lớn à dung môi có tính chọn lọc hòa tan cao và ngược lại
Thực tế không nhiều dung môi có tính chọn lọc hòa tan cao à Dịch chiết lẫn nhiều thành phần phức
tạp à Tinh chế

4
- Dễ thu hồi và tái sử dụng: nếu thu hồi bằng phương pháp bốc hơi à Yêu cầu nhiệt hóaOTAT&PTH
hơi thấp và
dễ ngưng tụ bằng nước lạnh
- Độ nhớt thấp: tăng tốc độ chuyển khối, dễ thao tác bơm, phân tán, rút dịch - SCBM nhỏ để dễ thấm
vào DL
- Không độc, ít ô nhiễm, không gây cháy nổ, ăn mòn thiết bị.
- Ổn định nhiệt và hóa học
- Kinh tế và sẵn có
3. Một số dung môi chiết xuất
Nước
- Là dung môi phổ biến, rẻ, không độc
- Có nhiệt độ sôi cao nên khó loại dung môi hoặc gây phân hủy hoạt chất khi cô đặc
- Có khả năng hòa tan rộng --> hòa tan nhiều tạp, tính chọn lọc kém.
- Thường cần chiết nóng để tăng hiệu suất chiết và rút ngắn thời gian chiết
- Dịch chiết nước khó bảo quản
- Dễ gây các pư biến đổi hoạt chất (tphan, oxh, đồng phân hóa,...)
- Làm trương nở mạnh dược liệu
- Thích hợp với các phương pháp chiết xuất ngâm, hầm, hãm, sắc
- Dùng nước tinh khiết (chủ yếu là nước RO) hoặc nước uống được
- Dùng riêng hoặc phối hợp với alcol
Ethanol
- Hòa tan nhiều loại tạp chất (với độ phân cực khác nhau)
- Khả năng hòa tan thay đổi theo nồng độ
- Tính chọn lọc hòa tan tốt hơn nước (hạn chế hòa tan 1 số tạp chất)
- Có thể trộn lẫn với nước ở mọi tỉ lệ
- Độ sôi thấp hơn nước --> thuận lợi khi cô thu hồi dung môi, hạn chế phân hủy hoạt chất
- Làm đông vón 1 số tạp chất: gôm, chất nhày, pectin, protein
- Có tác dụng bảo quản
- Thích hợp với phương pháp ngâm, ngấm kiệt
- Thường hỗn hợp EtOH - nước cho điều kiện chiết xuất đơn giản hơn so với nước (nhiệt độ thấp
hơn, giảm lượng dung môi, thời gian và số lần chiết…)
- Gồm:
+ EtOH tuyệt đối (EtOH khan): chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy, không hay dùng, hòa lẫn với nước,
cloroform, ether.
+ EtOH 96%: là hỗn hợp đẳng phí với nước, thông dụng hơn EtOH tuyệt đối (cất vẫn ra cồn 96,
cần thêm benzen để cất thành cồn khan)
- Lựa chọn nồng độ cồn theo thành phần hoạt chất DL:
+ Hoạt chất dễ tan trong nước (30-60%)
+ Alcaloid, glycosid (70%)
+ Tinh dầu (80-90%)
+ Hoạt chất dễ bị thủy phân (90-95%)
- Xác định hàm lượng EtOH:
+ Hàm lượng ethanol chứ trong một chất lỏng (độ cồn) được biểu thị theo % tt/tt ở 20oc hoặc
%kl/kl
+ Phương pháp xác định độ cồn: Sắc kí khí, Đo tỉ trọng
- Pha loãng EtOH:
+ Pha loãng EtOH cao độ với nước: x = p.b/a
x: lượng cồn cao độ; p: lượng EtOH cần pha;
5
a,b: độ cồn của EtOH cao độ và EtOH cần pha. OTAT&PTH
ð Cách pha: Thêm vừa đủ nước vào lượng ethanol cao độ đã tính
+ Pha loãng EtOH cao độ với EtOH thấp độ: x=p.(b-c)/(a-c)
x: lượng cồn cao độ cần lấy; lượng EtOH cần pha; a,b,c: độ cồn của EtOH cao độ, EtOH cần pha
và EtOH thấp độ
ð Cách pha: Thêm vừa đủ ethanol thấp độ vào lượng ethanol cao độ đã tính
Isopropanol (IPA)
- Chất lỏng không màu, vị hơi đắng, ít độc
- Nhiệt độ sôi 82,4oC (IPA khan) và 80,4oC(IPA 91% trong nước)
- Trộn lẫn hoàn toàn với nước và 1 số dung môihc
- Dễ khan hơn nước, ít cháy nổ hơn ethanol
- Tạo hỗn hợp đẳng phí với nhiều dung môi khác
- Một số tính chất khác ứng dụng trong CXDL tương tự ethanol
Dầu thực vật
- Chủ yếu dùng điều chế dầu thuốc, hòa tan được tinh dầu và chất béo
- Dùng dầu tv ăn được: dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu hạt bông
- Nhớt cao, không bay hơi, dễ ôi khét.
- Có thể dùng một số TG bán tổng hợp để thay thế (nhớt thấp, hòa tan được nhiều nhóm hoạt chất
hơn dầu tự nhiên)
Hydrocarbon mạch thẳng
- Thường dùng 1 số phân đoạn dầu mỏ dễ bay hơi: Ether dầu hỏa (30-60oC); dầu hỏa (175-325 oC);
xăng sạch (100-140 oC); xăng nhẹ (60-90 oC), xăng trắng (160-195 oC), ligroin (80-110 oC)
- Là dung môi không phân cực, dễ cháy nổ, dùng chiết hợp chất thân dầu (chất béo, sáp, tinh dầu),
loại chất béo trước khi chiết.
Cloroalkan
- Thường dùng dicloromethan do ít độc nhất, ít dùng cloroform, CCl4
- Hòa tan tốt hợp chất thân dầu (ngoại lệ:cafein…), không cháy nổ, là dung môi độc, hạn chế dùng
- Tính hòa tan chọn lọc tốt àDùng chiết xuất hoặc tinh chế hoạt chất tinh khiết, loại tạp chất
Ceton
- Thường dùng aceton
- Trộn lẫn hoàn toàn hoặc tinh chế hoạt chất tinh khiết với nước. Hòa tan tốt chất béo
- Dễ bay hơi, dễ cháy dễ bị oxh
- Tính hòa tan chọn lọc tốt à dùng chiết
- Dùng riêng hoặc phối hợp với nước, alcol

6
OTAT&PTH
??? Hiệu suất tính theo cách
nào: Độ thu hồi
??? Nhận xét: Hiệu suất chiết
của aceton cao hơn & Thời gian
đạt cân bằng chiết ngắn hơn
??? Lựa chọn DUNG MÔI nào?
Vì sao?

Ester (hay dùng)


- Ethyl acetat: ít độc, mùi dễ chịu. Dùng chiết xuất hợp chất ít phân cực, hoặc làm dung môi tinh chế
(flavonoid, acid phenolic,...)
- Dung môi sinh học ethyl lactat: tan trong nước và các alcol, tính hòa tan, chọn lọc cao với 1 số nhóm
hoạt chất (caffein, chất béo,...)
Ether (không nên dùng)
- Thường dùng diethyl ether
- Hòa tan hoạt chất thân dầu
- Rất dễ bay hơi, rất dễ cháy, dễ tạo peroxyd (gây nổ và oxh hoạt chất)
- Dùng khi hoạt chất chỉ tan trong ether hoặc để loại tạp (chất màu, dầu, mỡ, sáp…)
- Ví dụ:

- Hiệu suất chiết trong IPA cao hơn n-


hexan, do:
+ Độ tan của hoạt chất trong IPA cao
hơn.
+ IPA phân cực hơn n-hexan nguyên
liệu có khả năng trương nở tốt hơn
trong IPA.
- N-hexan cho chất lượng sản phẩm tốt
hơn (hàm lượng hoạt chất cao hơn), do
n-hexan có tính chọn lọc hòa tan hoạt
chất cao hơn IPA

7
KẾT LUẬN: OTAT&PTH
Dung môi chiết xuất có 3 nhóm theo ICH:
+ Nhóm 1 là các dung môi có độc tính cao hoặc gây phá hủy mtr, khuyến cáo không dùng (benzen,
dicloroethan/ethen...)
+ Nhóm 2: dùng hạn chế, là các dung môi độc: acetonitril, cloroform, hexan, MeOH, formamid,...
+ Nhóm 3: dung môi ít độc, dùng được: ethyl acetat, acid acetic, aceton, EtOH,...
4. Lựa chọn dung môi (chú ý nguyên tắc lựa chọn dung môi)
Theo mục đích CX:
- Chiết chọn lọc: Xác định được hoạt chất à sử dụng các dung môi có tính chọn lọc hòa tan cao với
hoạt chất/nhóm hoạt chất cần chiết xuất theo ngtac: dung môi phân cực dễ hòa tan các chất pcuc
và ngược lại
+ Các hoạt chất có nhiều nhóm thân nước (-OH, -CN, -NH2,-COOH,-CONH2..) dễ tan trong nước,
cồn thấp độ, glycerin,...
+ Các hoạt chất có nhiều nhóm thân dầu (-CH3, -C2H5 như cbeo, tinh dầu,...) dễ tan trong cồn cao
độ, ether, cloroform, hexan,...
- Chiết tổng: Chưa biết rõ hoạt chất, sử dụng DUNG MÔI có khả năng hòa tan tốt với nhiều nhóm hoạt
chất khác nhau (EtOH, MeOH hoặc hỗn hợp với nước) à khả năng chiết được nhiều nhóm hoạt chất
(cao dl)
Theo nhóm hoạt chất: MeOH hòa tan được nhiều loại hoạt chất à không phù hợp với chiết chọn lọc
1 số thành phần.
Chưa biết hoạt chất: Cần lựa chọn dung môi sao cho có khả năng chiết được nhiều nhóm hoạt chất
nhất
??? Những chất có đặc điểm (đặc tính lý hóa) gì thì có khả năng trở thành thuốc cao hơn những chất
khác: (nguyên tắc Ro5)
+ KLPT ≤ 500 Da
+ Tính thân dầu nước phù hợp: logP ≤ 5
+ Tính acid-base phù hợp: số trung tâm cho H ≤ 5
+ Số trung tâm nhận H ≤ 10
Độ ổn định của hoạt chất:

Theo tiêu chuẩn sản phẩm (slide Tiếng anh)

8
III. Yếu tố về kỹ thuật (11) OTAT&PTH
1. Độ mịn (kích thước) dược liệu:
- Chia nhỏ DL:
+ Làm tăng S tiếp xúc của dung môi với DL, giảm quãng đường khuếch tán, tăng tỉ lệ tế bào bị phá vỡ
à tăng tốc độ chiết, giảm thời gian chiết, tăng hiệu suất, tiết kiệm dung môi
+ Làm tăng khối lượng riêng DL à tăng khối lượng mẻ chiết, giảm chi phí vận chuyển
- DL quá mịn:
+ Bột DL quá mịn dễ dính bết, vón cục, khó thấm dung môi, khó khuấy trộn và khó rút dịch chiết à
giảm hiệu suất chiết
+ Tăng lượng tạp hòa tan, cản trở thu hồi à dịch chiết lẫn nhiều tạp.
- Mức độ chia nhỏ DL phụ thuộc vào:
+ Cấu trúc và thành phần DL: DL mỏng manh (hoa, lá) chia thô hơn DL già, rắn chắc. DL chứa nhiều gôm,
nhầy, pectin và chiết với dung môi là nước, EtOH loãng thì không chia quá nhỏ
+ Bản chất dung môi: Chiết với dung môi dễ hòa tan tạp chất tránh xay DL quá mịn. Nếu dung môi là
EtOH cao độ, DMHC thì DL cần được chia nhỏ để tăng tốc độ chiết xuất.
+ phương pháp chiết xuất : Chiết ở nhiệt độ cao tránh xay DL quá mịn. Trong phương pháp ngâm, DL
thường được thái lát mỏng hay xay thô để đảm bảo chất lượng dịch chiết. Trong phương pháp ngấm
kiệt, DL cần được xay mịn hơn để đảm bảo hiệu quả chiết xuất
+ Nhiệt độ chiết,...

VD1: (K72_đề số 2)

9
- Ý nghĩa bảng: so sánh ảnh hưởng của KT nguyên liệu đến quá trình chiết lá tam thất. OTAT&PTH
- Hiệu suất chiết trong bảng tính theo cách nào: tính theo lượng saponin trong nguyên liệu ban đầu đem chiết
(hiệu suất thu hồi)
- Nhận xét: (3)
+ Từ mẫu 1 đến 3, tỷ trọng tăng lên, tỷ lệ bột mịn <1mm tăng lên à mức độ xay nghiền càng mịn
+ Khối lượng sản phẩm thu được từ 1 đến 3 tăng
+ Hàm lượng hoạt chất trong cao thu được giảm dần từ mẫu 1 đến 3
+ Hiệu suất chiết hoạt chất đạt cao nhất ở mức 2
- Giải thích:
+ Càng xay nghiền (KT nguyên liệu nhỏ) à Tế bào bị phá vỡ tăng à Diện tích tiếp xúc tăng giữa 2 pha rắn-
lỏng à Tổng lượng chất hòa tan tăng à Khối lượng cao tăng. Tuy nhiên, trong tổng lượng chất hòa tan
gồm cả hoạt chất và tạp chất. Nên có thể lượng tạp chất hòa tan tăng nhiều nhưng lượng hoạt chất hòa
tan tăng chậm hơn à Khi tính hàm lượng hoạt chất trong cao giảm.
+ Lựa chọn điều kiện chiết nào phù hợp: (2) (tăng khối lượng mẻ, hiệu suất thu hồi cao) (nội dung lý thuyết
trên mục chia nhỏ DL)
2. Nhiệt độ chiết xuất
- Tăng nhiệt độ chiết:
+ Giảm nhớt, giảm SCBM dung môi
+ Tăng thấm dung môi vào tế bào DL
+ Tăng độ tan và tốc độ khuếch tán hoạt chất
+ Tăng khuếch tán đối lưu
⇨ Rút ngắn thời gian chiết và tăng hiệu suất chiết.
- Nhiều trường hợp, hoạt chất là các sản phẩm chuyển hóa của 1 thành phần khác trong DL nhờ nhiệt độ
à tăng nhiệt độ giúp tăng hiệu suất chiết và giảm hàm lượng HC trong sản phẩm chiết
- Tuy nhiên nhiệt độ chiết tăng có thể gây 1 số bất lợi:
+ Phá hủy hoạt chất kém bền nhiệt, tăng độ tan tạp (dịch chiết lẫn nhiều tạp)
+ Tăng bay hơi dung môi gây hao hụt dung môi (cần t.bị kín, hệ thống hồi lưu dung môi)
+ Khó kiểm soát quy trình hơn chiết lạnh, chú ý đồng đều nhiệt độ trong hỗn hợp chiết
- Giảm nhiệt độ chiết: áp dụng trong TH hoạt chất kém ổn định ở nhiệt độ thường hoặc cần thay đổi tính
chọn lọc hòa tan của dung môi.
- Nhiệt độ chiết ảnh hưởng đến chất lượng, thành phần, hàm lượng, tỉ lệ hàm lượng các hoạt chất chính
trong dịch chiết.

VD1:

10
H% tính theo: KL hoạt chất trong sản phẩm
OTAT&PTH
chiết/ KL dược liệu

- Biểu đồ khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ


tới hiệu suất chiết
- Nhận xét: Khi tăng nhiệt độ từ 30-100 độ
+ Từ 30-60 độ: tăng nhiệt độ làm tăng
hiệu suất chiết
+ Từ 60-80 độ: hiệu suất chiết tăng ít,
gần như không đổi
+ Từ 80-100 độ: hiệu suất chiết giảm khi
tăng nhiệt độ
- Giải thích:
+ Từ 30-60: tăng nhiệt độ làm tăng hiệu
suất chiết là do: viết các ý ở mục “Tăng
nhiệt độ chiết”
+ Từ 80-100: tăng nhiệt độ làm giảm hiệu
suất chiết là do: viết các ý ở mục “tăng
nhiệt độ chiết gây bất lợi”

VD2:

ð Chiết cafein từ lá chè xanh, so sánh giữa 2 dung môi: ethyl lactate và ethanol

- Tăng nhiệt độ từ 100-200 độ:


+ Hiệu suất chiết của tổng chất tan thu được trong dịch chiết (extraction yield) tăng theo nhiệt độ ở cả 2

11
dung môi OTAT&PTH
+ Hàm lượng cafein trong sản phẩm chiết (cafein content) giảm theo nhiệt độ ở cả 2 dung môi
+ Hiệu suất chiết cafein (cafein recovery) tăng theo nhiệt độ ở cả 2 dung môi
- Giải thích: Do càng tăng nhiệt độ thì độ tan của cafein tăng lên à hiệu suất chiết tăng. Tuy nhiên, song song
với hòa tan cafein, còn hòa tan thêm các tạp chất khác à hàm lượng cafein trong sản phẩm chiết giảm
- 3 yếu tố quan hệ với nhau theo công thức:
Hàm lượng caffein trong sản phẩm chiết = Hiệu suất chiết cafein/Hiệu suất chiết của tổng chất tan thu
được trong dịch chiết (là cái công thức tiếng anh trong ảnh đó J)))
3. Áp suất (bỏ qua phần này k cần học)
- Áp suất (cùng nhiệt độ) là 2 yếu tố quá trình nhất ảnh hưởng đến các tính chất của DUNG MÔI như: điểm
sôi, độ phân cực, tỷ trọng, độ nhớt, sức căng bề mặt, các đặc tính điện (hằng số điện môi,...)
- Tăng áp suất: tăng nhiệt độ sôi của dung môi à Chiết xuất ở nhiệt độ cao hơn điểm sôi của dung môi so
với áp suất thường à
+ Tăng độ tan/ tốc độ hào tan của hoạt chất
+ Tăng tính thấm dung môi vào tế bào DL
+ Tăng ly giải hoạt chất khỏi tế bào
+ Giảm độ nhớt dung môi, tăng khuếch tán phân tử
+ Giảm tương tác chất tan - bã DL
- Giảm áp suất: Thay đổi tính chọn lọc hòa tan của dung môi (thường tăng), tăng độ ổn định của các hoạt
chất kém bền với oxy không khí
- Các công nghệ chiết xuất hiện đại hướng tới khai thác ảnh hưởng có lợi của áp suất đến quá trình chiết
(chiết áp lực, chiết siêu tới hạn,...)
4. Tỷ lệ dung môi/DL
- Tăng tỉ lệ dung môi/DL à tăng lượng hoạt chất hòa tan à tăng H chiết (tối đa gấp 20 lần, quá lớn thì thu
hồi khó)
- Dùng nhiều dung môi à dịch chiết loãng (khó thu sản phẩm, tốn năng lượng và thời gian cô loại dung môi
à ả/h độ ổn định hoạt chất) + sản phẩm chiết lẫn nhiều tạp.
- Cần tối ưu hóa tỉ lệ dung môi sử dụng để thu được dịch chiết đặc nhất có thể và tiết kiệm thời gian chiết
5. Số lần chiết
- Tăng số lần chiết à DL tiếp xúc với dung môi mới à tăng H chiết
- Tăng số lần chiết có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của hoạt chất do nhiệt độ, á/s, pH
- Chiết nhiều lần: dịch chiết loãng (khó thu sản phẩm, tốn NL và thời gian cô loại dung môi à ả/h độ ổn
định hoạt chất), tốn dung môi, thời gian chiết và giảm chất lượng dịch chiết
- Chất lượng, thành phần, hàm lượng, tỉ lệ hàm lượng các hoạt chất chính trong dịch chiết của mỗi lần chiết
là khác nhau
6. Thời gian chiết xuất
- Ảnh hưởng tới hiệu suất chiết, chất lượng của dịch chiết, thành phần và tỷ lệ thành phần các hoạt chất
trong dịch chiết
- Hoạt chất thường có KLPT nhỏ hơn tạp chất (đa phần các hoạt chất có KLPT< 1000 Da, nhiều tạp chất cơ
bản trong dược liệu là các đại phân tử: tinh bột, polysaccharid, protein, nhựa có KLPT > 50000 Da), khuếch

12
tán nhanh hơn, đạt cân bằng chiết sớm hơn. OTAT&PTH
ð Thời gian chiết quá lâu, tỉ lệ hoạt chất không tăng, tỉ lệ tạp chất tăng, tăng nguy cơ phân hủy hoạt chất
kém bền.

- Trường hợp hoạt chất là sản phẩm của phản ứng chuyển hóa từ 1 thành phần khác à Lựa chọn thời gian
chiết tối ưu.
- Với dung môi nước, thời gian ngâm lạnh không quá 24h do dễ nhiễm khuẫn (trừ những dược liệu có td
kháng khuẩn)

??? Cho biết ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết cao và hiệu suất chiết saponin?

- Nhận xét: Khi Tăng thời gian chiết (2-5h)


+ Thì hiệu suất chiết cao DL tăng (Do tăng thời gian à Tăng lượng chất hoà tan à Tăng hiệu suất chiết sản phẩm)
+ Hiệu suất chiết saponin tăng khi thời gian tăng (2 - 4h) (do Tăng time chiết thì hiệu suất chiết hoạt chất tăng à
Lượng chất khuếch tán phụ thời gian theo ĐL Fick)
Nhưng chiết đến 5h thì có xu hướng giảm: Có thể do độ ổn định của hoạt chất (hoạt chất có thể bị phân huỷ)
𝑯𝒊ệ𝒖 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒄𝒉𝒊ế𝒕 𝑺𝒂𝒑𝒐𝒏𝒊𝒏
+ Hàm lượng saponin (= 𝑯𝒊ệ𝒖 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒄𝒉𝒊ế𝒕 𝒄𝒂𝒐 𝑫𝑳
) trong cao có xu hướng giảm à chất lượng sản phẩm giảm theo
thời gian (Ban đầu tử số tăng, mẫu số tăng nhưng tốc độ tăng của tử chậm hơn mẫu à Giảm nhẹ (2-4h). Sau đó
(4-5h), tử số giảm, mẫu tăng à Giảm nhiều)

7. Điều kiện thủy động


- Xáo trộn các lớp dung môi giúp tăng chênh lệch nồng độ hoạt chất ở bề mặt phân cách pha à Tăng tốc
độ thiết lập cân bằng chiết
- Do:
+ Sự chênh lệch nhiệt độ là động lực chính của qúa trình khuếch tán à quá trình chiết xuất cần phải
thường xuyên tạo chênh lệch nồng độ tối đa
+ Khi chất tan từ trong các tiểu phân DL khuếch tán ra bề mặt tiểu phân và các chất từ các tế bào bị dập
13
OTAT&PTH
nát hòa tan vào dung môi à Tạo ra lớp KT bao quanh các tiểu phân DL không di động à Nhiệt độ chất
tan trong lớp dung môi sát bề mặt tiểu phân DL tăng dần à Sự chênh lệch nhiệt độ giảm dần và đạt
tới cân bằng à quá trình KT chậm lại.

ð Cần phải di chuyển các lớp CL để tạo ra sự chênh lệch nđộ ở bề mặt phân cách pha.

- Cách thực hiện:


+ Khuấy trộn hỗn hợp chiết, lắc bình chiết hoặc bơm tuần hoàn dung môi (phương pháp ngâm)
+ Cho các lớp dung môi mới thay thế các lớp dịch chiết để luôn tạo ra chênh lệch nồng độ cao giữa DL
với dung môi (phương pháp ngấm kiệt).
- Thiết bị ngâm có cánh khuấy: khối lượng mẻ lớn thì khó khuấy; máy chiết Nauta thì khuấy đều hơn.
Tốc độ khuấy trộn ả/h đến hiệu suất chiết.
8. Quá trình làm ẩm
- Làm ẩm giúp làm trương nở và làm rộng khe tế bào, tăng tốc độ khuếch tán hoạt chất.
- DL chứa chất nhầy: cản trở quá trình chiết, cần kiểm soát mức độ trương nở
- DL khô: làm ẩm DL trước khi chiết có thể rút ngắn thời gian chiết, tăng H chiết
- Hàm ẩm DL là yếu tố quyết định hiệu quả chiết xuất trong 1 số phương pháp chiết (chiết vi sóng)
- Xđ khả năng trương nở của DL trong dung môi chiết theo Dược điển
VD1:

ð Ethanol 50% cho hiệu suất chiết cao nhất:


+ Độ tan của cafein trong dung môi ethanol 50% cao nhất à Hiệu suất chiết cafein cao nhất
+ Với dung môi ethanol 50% thì EGCG vừa có khả năng hòa tan tốt vừa có khả năng làm dược liệu khô trương
nở tốt à Hiệu suất chiết của EGCG cao nhất
(Lưu ý:khi bàn luận về hiệu suất chiết, yếu tố độ tan là quan trọng nhất, sau đó mới xét các yếu tố khác)
VD2:
14
a: kiềm hóa (trương nở) OTAT&PTH
b: kiềm hóa + sấy khô + làm ẩm lại (để
xem làm ẩm trước và sau khác nhau
không)
c: kiềm hóa + sấy khô (khai thác vai
trò của kiềm, có hàm ẩm thấp nhất)
(a, b hàm ẩm như nhau, mđ trương
nở như nhau)
- Nhận xét:
+ Dầu hỏa (a>c, a và b khác nhau không
đáng kể): ẩm cao hơn nên trương nở tốt
hơn
+ Thay dung môi dầu hỏa bằng EtOH: NL
không được làm ẩm tốt trước khi chiết,
đặc biệt là ở dung môi không phân cực à
Cho H thấp (phân cực trương nở tốt hơn nên H khi dùng EtOH cao hơn)
9. Tương tác trong hỗn hợp chiết
- Tương tác chất tan - bã dược liệu: Là sự hấp phụ hoặc hấp thụ các hoạt chất đã hòa tan vào bã dược liệu,
làm giảm hiệu suất chiết.
- Khi chiết đồng thời nhiều DL, hoạt chất của DL này không có trong DL khác à nồng độ hoạt chất trong
dịch chiết cao hơn trong DL à thúc đẩy quá trình khuếch tán ngược hoạt chất vào bã dược liệu khác à
giảm hiệu suất chiết
- Hiện tượng hấp phụ/hấp thụ có thể giảm khi giảm kích thước dược liệu phù hợp
- Tương tác DL-DL: sự có mặt của DL này có thể làm giảm (do tương kỵ hấp phụ/hấp thụ, kết tủa…) hoặc
tăng (do td làm tăng độ hòa tan) hiệu suất chiết các hoạt chất của DL khác à Lưu ý khi chiết chung các DL
VD1:
- Nhận xét:
+ Ô đầu khi sắc với dược liệu khác (DFXT)
thu được lượng monoester-diterpenoid
thấp hơn so với khi sắc riêng Ô đầu (DAR)
+ Lượng diester-diterpenoid thu được ở
cả 2 trường hợp sắc gần như không có
- Giải thích:
§ Trong qúa trình chiết riêng Ô đầu,
sắc với nước tạo điều kiện cho quá trình
thủy phân diester thành monoester nên
lượng monoester thu được cao hơn
diester.
§ Khi sắc Ô đầu với DL khác, tỷ lệ
monoester giảm đi so với sắc riêng (DAR)

15
đồng thời lượng diester cũng k có. Có thể do có quá trình thủy phân diester nhưng mức độ thủyOTAT&PTH
phân giảm
hoặc diester bị chuyển hóa theo con đường khác.

VD2: (Khó)

- Nhận xét: Với phương pháp sắc và hãm , khi sắc với sự có mặt của Ô đầu(herb 1) thu được hàm lượng hoạt
chất cao hơn nhóm không có Ô đầu (herb 2)
- Giải thích:
+ Do hoạt chất trong ô đầu là alc, hc trong hoàng liên là alc, hc trong hoàng cầm là glycoside, trong đại hoàng
là anthroquinone. (Anthroquinon có tính acid, Alc có tính base). Có TH quan sát được tương tác giữa
Isoquinoline alc với anthranoid và glycosid --> tạo kết tủa/ phức hợp --> k tan trong nước --> giảm hiệu suất
chiết
+ Khi thêm Ô đầu, trong ô đầu cũng chứa alc à xảy ra hiện tg cạnh tranh ức chế à Các alc trong Ô đầu sẽ
tạo phức và tương tác với glycosid/anthraquinon và đẩy Isoquinolin alc của hoàng liên ra dịch chiết à tăng
hiệu suất chiết của alc trong hoàng liên
10. pH dung môi
- Dung môi nước: pH của dung môi ảnh hưởng đến độ tan (các hoạt chất có tính acid, base), độ ổn định
của hoạt chất và tính chọn lọc của dung môi à Ảnh hưởng đến H chiết, loại và lượng tạp chất, chất
lượng, thành phần, hàm lượng, tỉ lệ hàm lượng các hoạt chất chính trong dịch chiết.
- Cần chọn khoảng pH và tác nhân điều chỉnh pH thích hợp.
+ pH acid: acid citric, acid sulfuric, acid phosản phẩmhoric, acid ascorbic,...
+ pH kiềm: nước vôi, natri cacbonat, natri borat, natri hydroxyd, natri edetat, amoniac
11. Các chất bổ trợ
- Đồng dung môi:
+ Thay đổi tính chất của dung môi như độ pc, điểm sôi, tỉ trọng, độ nhớt
+ Yêu cầu đồng dung môi phải trộn lẫn được với dung môi chính
16
+ Đồng dung môi thân nước (glycerol,peg, aceton, ethyl lactat…), thân dầu (n-hexan, ethylOTAT&PTH
acetat, dầu
thực vậy,...)
- CDH: cải thiện tính thấm ướt và tính thấm dung môi qua màng tế bào, tăng độ tan của hoạt chất trong
nước (tạo micell)
- Chất ổn định:acid citric, acid ascorbic, EDTA, vtm E,...)
- Enzym và vi sinh vật:
+ Pectinase, cellulase, hemicellulase, protease, lipase: Phân giải màng tế bào dược liệu và một số thành
phần cản trở quá trình chiết xuất à giảm thời gian và tăng hiệu suất chiết
+ 1 số enzym khác hoặc vsv: chuyển hóa 1 số tiền chất thành hoạt chất chính (𝜷-glucosidase, 𝜷-
glycosidase,...) [Quan trọng]
PHƯƠNG PHÁP CHIẾT (Ngâm, ngấm kiệt, hồi lưu, Soxhlet – Nguyên tắc, phân loại, ưu nhược điểm, cải
tiến)
I. Ngâm
1. Nguyên tắc
- Cho DL đã chia nhỏ tiếp xúc với dung môi trong thời gian nhất định, hết thời gian thì rút lấy dịch chiết,
ép bã lấy dịch ép, để lắng gạn hoặc lọc thu dịch trong.
- Các phương pháp ngâm:

Phương pháp
Định nghĩa - Đặc điểm Áp dụng
Ngâm

§ Ngâm 1 lần với toàn bộ lượng dung môi.


§ Lượng dung môi quyết định H chiết
Ngâm đơn giản
§ Việc khuấy trộn hoặc lắc bình chiết liên tục giúp thiết
lập cb nhanh hơn nhưng chưa cải thiện được H chiết

Ngâm phân Ngâm nhiều lần, mỗi lần dùng 1 phần dung môi. H cao hơn
đoạn ngâm đơn giản

Áp dụng cho DL có hoạt


chất dễ bị phân hủy ở
nhiệt độ cao (cánh kiến
Ngâm ở nhiệt độ phòng, thời gian thường kéo dài nhiều trắng, vỏ cam…), DL
Ngâm lạnh
ngày chứa nhựa hoặc hoạt
chất có đặc tính chậm
hòa tan (lô hội, cánh kiến
trắng)

Ngâm nóng: Ngâm trên nhiệt độ phòng, rút ngắn thời gian chiết (hầm, hãm, sắc, chiết hồi lưu)

17
OTAT&PTH
DL có hoạt chất ít tan
§ Ngâm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng nhưng dưới
nhưng dễ bị phân hủy ở
Hầm nhiệt độ sôi của dung môi (40- 60oC), thời gian vài giờ
nhiệt độ cao, dung môi
§ Đặc điểm:dịch chiết lẫn nhiều tạp tan trong nước
có độ nhớt cao

– Cho dung môi sôi vào DL đã chia nhỏ trong bình chịu
nhiệt, thời gian 15-30 phút. Có khuấy trộn hoặc lắc,
DL có cấu trúc mỏng
sau đó gạn, ép lấy dịch chiết
manh (hoa, lá), có hoạt
– Ưu điểm: chất dễ tan trong 1 thời
+ Đơn giản gian ngắn ở nhiệt độ cao
Hãm
+ Thời gian t/xúc vs nhiệt ngắn Thường sử dụng dung
+ Chiết được phần lớn hoạt chất nhưng ít tạp chất
môi nước, ít sử dụng
– Đặc điểm: Nhiệt độ chiết giảm dần theo thời gian
dung môi dễ bay hơi
chiết, thời gian tiếp xúc nhiệt ngắn, hiệu suất chiết
tương đối cao, dịch chiết tương đối sạch, đơn giản

– Đun sôi đều và nhẹ nhàng DL với dung môi trong 30p
– vài giờ rồi gạn lấy dịch chiết
– Đặc điểm:
+ Tăng khả năng hòa tan (độ tan, tốc độ hòa tan) của
hoạt chất ít tan --> tăng hiệu suất, tiết kiệm thời gian
(vs ngâm lạnh)
+ Tiết kiệm dung môi à dịch chiết tương đối đặc
+ Sản phẩm CX bằng phương pháp sắc với nước dễ hấp DL rắn chắc và có hoạt
thu theo đường uống chất không bị phân hủy ở
+ Nhiệt độ cao à có khả năng bất hoạt enzym -à giảm nhiệt độ cao (hoặc mục
Sắc
chuyển hóa hoạt chất do enzym (so vs phương pháp đích riêng)
hãm ) Áp dụng được cao thuốc,
+ Đặc biệt, quá trìnhrinh sắc tạo nhiều phản ứng chuyển thuốc uống
dạng hóa học của hoạt chất do ảnh hưởng của nhiệt
độ, pH,...(thủy phân, khử nước, đồng phân hóa, ester
hóa…) à dịch chiết phức tạp nhiều thành phần
+ Dịch chiết lẫn nhiều tạp tan trong nước
+ Áp dụng với nhiều DL (bài thuốc): sản xuất cao DL,
dạng thuốc sắc dung trực tiếp (sắc chung với sắc riêng
DL, sắc 1 bước với sắc nhiều bước)

18
- Nhận xét: OTAT&PTH
+ Khi sắc dược liệu thu được lượng
glycosid cao hơn so với hãm
+ Hãm dược liệu thu được lượng
aglycon cao hơn so với sắc
- Giải thích: Dạng trong dược liệu là dạng
glycosid
+ Trong phương pháp sắc: ở nhiệt độ
sôi của dung môi và duy trì nhiệt
độ trong suốt quá trình chiết à có
khả năng bất hoạt enzym trong
qúa trình chiết à giảm chuyển hóa
glycosid do enzym (bảo toàn dạng
glycosid)
+ Hãm: nhiệt độ giảm dần trong quá
trình chiết và thấp hơn so vs sắc
2. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Đơn giản nhất, sử dụng rộng rãi nhất: thiết bị, phương pháp, kiểm soát quy trình chiết
+ Thích hợp cho nhiều loại dl, nhiều loại dung môi
+ Dễ nâng quy mô do các điều kiện chiết xuất đồng nhất ở các quy mô nghiên cứu
- Nhược điểm:
+ Dung môi chiết thường là nước, mà trong thời gian dài dễ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc
+ Năng suất thấp, thao tác thủ công
+ Chiết 1 lần (ngâm đơn giản) không kiệt hoạt chất; chiết nhiều lần (ngâm phân đoạn) thì tốn dung môi,
thời gian, dịch chiết loãng
- Các yếu tố kĩ thuật ảnh hưởng: loại dung môi chiết; tỉ lệ dung môi/DL; kích thước DL; số lần chiết; thời gian
chiết; nhiệt độ chiết; điều kiện thủy động; pH dịch chiết; sự có mặt của DL khác; chất bổ trợ;...
*** Ngâm ngược dòng
- Nguyên tắc: dược liệu lần lượt được chiết xuất bằng những phần dịch chiết có nồng độ hoạt chất giảm dần
+ Phần DL còn ít hoạt chất nhất được chiết xuất bằng dung môi mới, vì vậy dễ được chiết kiệt
+ Dung môi lần lượt chiết xuất những phần dược liệu có nồng độ hoạt chất tăng dần, nên dịch chiết thu
được đậm đặc
- Sơ đồ ngâm ngược dòng: dịch chiết được rút ra khi chiết lần 1, bã DL được rút ra khi chiết xong lần 4, dung
môi mới được nạp vào sau khi chiết xong lần 3
- DL đều có ở các bình, ở bình A: DL được chiết 4 lần, bình B: DL được chiết 3 lần,....

19
OTAT&PTH

II. Chiết hồi lưu


- Nguyên lý: là phương pháp ngâm tại nhiệt độ sôi của dung môi, dung môi bay hơi từ bình chiết được ngưng
tụ nhờ bp làm lạnh và quay trở lại bình chiết
- Đặc điểm:
+ Hạn chế hao hụt dung môi à tiết kiệm dung môi, dịch chiết đặc (vai trò của hệ thống hồi lưu)
+ Rút ngắn thời gian, tăng hiệu suất chiết (vai trò của nhiệt độ)
+ Chú ý các hoạt chất không ổn định với nhiệt
+ Dung môi: Nước (khi cần thu đồng thời tinh dầu), hỗn hợp cồn nước, 1 số DMHC có điểm sôi thấp aceton,
chloroform, dichloromethan, ethyl acetat,...
III. Ngấm kiệt
1. Nguyên tắc
- Là phương pháp chiết xuất bằng cách cho dung môi chảy rất chậm qua khối bột DL đựng trong 1 bình chiết
thích hợp, trong quá trình chiết không khuấy trộn.
- Nguyên tắc:
+ Khi cho dung môi vào bột DL, dung môi chảy xuống các khe hở, thấm vào tế bào DL, hòa tan 1 phần hoạt
chất
+ Khi di chuyển xuống phía dưới, nó tiếp tục hòa tan hoạt chất của lớp DL kế tiếp đến khi nồng độ chất
tan cân bằng
+ Khi thêm dung môi mới, lớp dung môi này ngấm vào khối DL, nồng độ phía trên loãng và đặc dần về
phía dưới, tiếp tục hòa tan hoạt chất còn lại và đẩy dịch chiết ra ngoài.
+ DL luôn được tiếp xúc với dung môi mới à Luôn tạo chênh lệch cao về nđộ hoạt chất à hoạt chất được
chiết kiệt và thời gian chiết nhanh.
2. Tiến hành
- Chuẩn bị DL: DL cần khô và chia nhỏ đến độ mịn thích hợp 1-3 mm, hạn chế tỉ lệ bột mịn (mịn quá gây tắc). Mục
đích:
+ Tăng S bề mặt tiếp xúc với dung môi
20
+ Tăng khả năng giải phóng hoạt chất khỏi DL OTAT&PTH
+ Giảm tốc độ chảy của dung môi
+ Nạp dl đều/bình chiết (tránh các kênh dung môi)
- Làm ẩm DL (hay dùng dung môi ít phân cực nên phải làm ẩm DL): để DL trương nở hoàn toàn, trộn đều DL với
dung môi vừa đủ (1:1), ủ 24h sau đó làm tơi khối ẩm. Mục đích:
+ Trương nở hoàn toàn DL
+ Hạn chế bọt khí trong khối bột DL
+ Tránh lẫn các tp rắn mịn vào trong dịch chiết
- Ngâm trung gian:
+ Cho bột đã làm ẩm vào bình từng lớp một, nén nhẹ và san bằng khối bột
+ Đặt giấy lọc (vải) và các vật đè lên trên để dung môi phân bố đều và tránh xáo trộn DL
+ Mở van đáy bình, thêm dung môi đến khi không khí thoát ra hết và dịch chiết bắt đầu chảy. Khóa van
và thêm tiếp dung môi ngập DL, để ngâm 24h (tăng nồng độ) hoặc lâu hơn
- Rút dịch chiết:
+ Rút dịch chiết chậm từng giọt (dòng khi kl mẻ chiết tăng lên). Thêm dung môi luôn ngập DL để đảm bảo
khí không vào
+ Rút dịch quá nhanh sẽ không chiết kiệt hoạt chất; quá chậm làm thời gian chiết kéo dài và hao phí dung
môi do bay hơi
+ Mẻ chiết 1000g DL, tốc độ rút dịch chậm khoảng 1ml/phút, trung bình 1-3 ml/phút, nhanh là 5ml/phút.
3. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Dịch chiết trong, dịch chiết đầu đậm đặc
+ DL được chiết kiệt do luôn được tiếp xúc với dung môi mới chứa ít hoạt chất
+ Tiết kiệm được dung môi (so vs phương pháp ngâm)
+ Phần dung môi trong bã còn rất ít hoạt chất (dung môi đi đến đâu thì hoạt chất đi đến đó, bã hấp phụ
dung môi mới nên còn ít hoạt chất)
- Nhược điểm:
+ Năng suất thấp, tiến hành thủ công, khả năng tự động hóa không cao.
+ Tiến hành phức tạp hơn phương pháp ngâm
+ Dịch chiết sau loãng (có thể làm dung môi cho mẻ sau)
+ Có điểm chết trong khối DL (là những vùng trong khối DL không or ít tx vs dung môi)
+ Dễ tắc bình chiết do DL trương nở à Khó áp dụng vs d/liệu chứa nhiều chất nhày
+ Không chiết được mẻ lớn do khối DL bị nén chặt dễ tắc bình chiết
- Ứng dụng: Chiết các DL có hoạt chất độc mạnh, dung môi chiết thường là cồn và ether
- Một số lưu ý:
+ Hạn chế những điểm chết trong khối DL (do nạp DL không đều, lẫn không khí, do cấu tạo bình chiết)
+ Nạp DL không đều còn có thể tạo các kênh dung môi
+ DL trương nở mạnh hoặc nhiều chất nhày, pectin dễ gây tắc bình chiết (đb khi dung môi là cồn thấp độ)
+ Dung môi thường dùng: hỗn hợp cồn-nước hoặc các dung môi ít pcuc
+ Phần dịch chiết sau (~ ¼ V) thường loãng, được để riêng, cô đến đậm đặc và phối hợp với phần dịch chiết
21
đầu (~ ¾ V) à Xử lý tiếp OTAT&PTH
Các yếu tố kĩ thuật ảnh hưởng: bản chất và lượng dung môi; tốc độ rút dịch; tỉ lệ chiều cao/đường kính
lớp DL; kích thước DL; thời gian ngâm trung gian; nhiệt độ,.. (tốc độ rút dịch: thường dùng dung môi ít
phân cực nên nếu rút chậm thì dung môi bay hơi và thời gian lâu; chiều cao lớp DL trung bình để giảm mất
mát)
d. Thiết bị

Ngấm kiệt ngược dòng:

*** PHƯƠNG PHÁP SOXHLET (ngấm kiệt nóng)


- Nguyên lý: DL được chia nhỏ ở KT thích hợp nạp trong bình chiết, dung môi được đun nóng, bay hơi và
ngưng tụ vào bình chiết. Dịch chiết được thu liên tục (hoặc theo chu kỳ) vào nồi cô, dung môi bay hơi từ
nồi cô được ngưng tụ và chảy trở lại bình chiết và tiếp tục chiết xuất hoạt chất
- Đặc điểm:
+ Kết hợp các ưu điểm của phương pháp chiết hồi lưu và ngấm kiệt
+ DL luôn được tiếp xúc vs dung môi mới (theo từng chu kỳ ngâm) à Dễ chiết kiệt
+ Dung môi khi tiếp xúc với DL vẫn giữ được nhiệt độ tg đối cao à tăng hiệu suất chiết, rút ngắn thời
gian chiết
+ Sử dụng lượng ít dung môi à tiết kiệm dung môi, dịch chiết đặc
+ Thường không phải lọc dịch chiết à giảm thời gian, chi phí
+ Dung môi: cồn cao độ, dung môi HC có điểm sôi thấp aceton, chloroform, dichloromethan, ethyl
acetat,...

XỬ LÝ DỊCH CHIẾT
- Dung môi đang dùng là gì?
- Cô đặc bằng pp nào? (không hỏi kĩ pp)
- Đề xuất pp cô đặc

22
*** NOTE: phần sau đây đọc để hiểu các phương pháp OTAT&PTH
* Đặc điểm dịch chiết DL:
- Thường loãng (nồng độ hoạt chất thường thấp)
à Hệ quả:
+ Nếu dùng trực tiếp dịch chiết này làm sản phẩm sẽ không đạt được nồng độ gây tác dụng.
+ Xử lý dung môi tốn kém do quá loãng
- Thành phần đa dạng, phức tạp: tiểu phân rắn mịn, tannin, protein, pectin, đại phân tử,...và nhiều thành phần
hòa tan khác
- Nhiều dịch chiết có độ nhớt cao à Hệ quả: khó khăn trong qúa trình xử lý, thu sản phẩm
- Kém ổn định: vật lý, hóa học, vi sinh
1. Loại dung môi (cô đặc dịch chiết)
Mục đích:
- Các dịch chiết DL thường loãng đến rất loãng à loại dung môi giúp tăng nồng độ hoạt chất à Đảm bảo
hàm lượng, hiệu lực điều trị (dạng bào chế lỏng)
- Đa phần các DMHC có độc tính, giá thành cao à Thu hồi dung môi đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm,
tính kinh tế trong sản xuất
- Với dung môi nước: môi trường không ổn định với nhiều hoạt chất à Loại dung môi giúp tăng độ ổn
định của hoạt chất
- Giảm chi phí lưu trữ, bảo quản và vận chuyển dịch chiết
- Là bước đầu tiên trong tinh chế nhiều dịch chiết dược liệu à tạo thuận lợi và kinh tế cho các bước xử
lý tiếp theo (làm khô sản phẩm, loại tạp, tinh chế hoạt chất,...)
a. Loại dung môi bằng phương pháp bốc hơi
- Nguyên lý: Bản chất là quá trình phân ly lỏng - hơi, loại dung môi bằng cách bốc hơi (thường gọi là quá trình
cô đặc) thường được tiến hành tại nhiệt độ sôi dưới mọi áp suất trong một hệ thống gồm một hoặc nhiều
thiết bị cô đặc (nồi cô)
- Bản chất vật lý của qúa trình bốc hơi:
+ Bay hơi: xảy ra ở mặt thoáng chất lỏng ở nhiệt độ bất kỳ, pha hơi ngoài hơi dung môi còn có các khí khác
(VD: kkhi)
+ Bốc hơi: xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng clong tại nhiệt độ sôi, pha hơi thường chỉ có dung môi.
- Đặc điểm:
+ Qúa trình có thể gián đoạn hoặc liên tục
+ Hơi bay ra trong quá trình cô đặc gọi là hơi thứ, thường có nhiệt độ cao, ẩn nhiệt hóa hơi lớn, có thể
dùng làm hơi đốt trong các nồi cô khác.
+ Cô chân không: áp dụng cho dịch chiết với dung môi có nhiệt độ sôi cao (nước) và hoạt chất dễ bị phân
hủy bởi nhiệt, ngoài ra còn làm tăng hiệu số nhiệt độ của hơi đốt và nhiệt độ sôi của dịch chiết, giảm
nhiệt độ sôi của dịch chiết à có thể tận dụng hơi thứ hoặc nhiệt thừa của các quá trình sản xuất khác
cho quá trình cô đặc
+ Cô đặc ở áp suất dương (> áp suất khí quyển) thường áp dụng cho các dịch chiết không bị phân hủy ở
nhiệt độ cao để sử dụng hơi thứ cho cô đặc hoặc cho các quá trình đun nóng khác. VD: trong hệ thống
thiết bị cô đặc nhiều nồi thì nồi đầu tiên làm việc ở áp suất dương, các nồi sau làm việc ở áp suất chân
không
+ Cô đặc ở áp suất khí quyển: hơi thứ không được sử dụng, nên tuy là phương pháp đơn giản nhưng
không kinh tế
- Đánh giá:

23
Nhược điểm: OTAT&PTH
Ưu điểm:
- Ảnh hưởng tới độ ổn định của nhiều hoạt chất do
- Đơn giản, quen thuộc
nhiệt à giảm chất lượng dịch chiết (giảm hàm lượng
- Hiệu quả loại dung môi cao (mức độ
hoạt chất, biến đổi màu sắc dịch chiết,...)
cô đặc lớn)
- Mất các thành phần bay hơi trong dịch chiết (tinh
- Chi phí thấp (lắp đặt, thiết bị…)
dầu, hương liệu,...)
- Có tác dụng giảm vi sinh vật (do
- Tiêu tốn năng lượng lớn (~ 70% năng lượng tiêu tốn
nhiệt độ)
trong một quá trình CXDL là ở giai đoạn cô đặc loại
- Áp dụng phổ biến nhất hiện nay
dung môi)
(đặc biệt với dung môi có nhiệt độ
ð Nhiều giải pháp cải tiến: loại bằng phương pháp kết
sôi không quá cao)
tinh dung môi, loại màng,...

- Phương pháp:
+ Theo chế độ làm việc: cô đặc gián đoạn và cô đặc liên tục
+ Theo áp suất làm việc: cô ck, cô ở áp suất thường, cô ở áp suất dương
b. Loại dung môi bằng phương pháp đóng băng (Kết tinh dung môi dạng rắn)
- Nguyên lý: là quá trình phân ly rắn -lỏng ở nhiệt độ thấp, dịch chiết nước( nồng độ chất tan thấp) được làm
lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông đặc của hệ → nước đóng băng ở dạng tinh hể đá và được loại bỏ
khỏi phần dung dịch đặc chứa chất tan (hoạt chất) → thu dịch chiết đặc.
- Các giai đoạn:
+ Quá trình đóng băng hình thành tinh thể đá
+ Quá trình lớn lên của tinh thể đá (phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ)
+ Quá trình tách tinh thể đá: dựa vào điều kiện đông rã
- Các phương pháp:
+ Đóng băng hỗn dịch (kết tinh HD): bao gồm 1 pha ban đầu tạo mầm tinh thể và pha tiếp theo là quá
trình lớn lên của mầm tinh thể đá trong dịch chiết → nước tinh khiết và được loại đi
3 giai đoạn: kết tinh tạo mầm tinh thể, lớn lên của tinh thể và quá trình tách loại tinh thể
→ So vs các PHƯƠNG PHÁP cô đặc đóng băng khác thì sử dụng phổ biến nhất trong CN.
→ Hiệu quả loại dung môi cao (tinh thể đá sạch, ít mất chất tan)
→ Yêu cầu hệ thống phức tạp để tách tinh thể đá khỏi dịch chiết đặc và cần nhiều cấu phần chuyển động
trong hệ thống → tăng chi phí lắp đặt và vận hành.
+ Đóng băng màng film: dung môi nước được làm đông lạnh thành 1 lớp film đá trên bề mặt lạnh trong
khi phần dịch chiết lỏng chứa chất tan di chuyển liên tục trên bề mặt lớp đá đang phát triển
Thiết bị sử dụng: thiết bị đứng hoặc thiết bị hình ống/ Thiết bị dạng đĩa
→ Quá trình tách loại phần lớp đá đóng băng đơn giản
→ Quá trình gián đoạn theo từng mẻ
+ Đóng băng khối: đông lạnh khối toàn phần. đông lạnh khối 1 phần
3 giai đoạn: lạnh đông, rã đông và tách loại phần tinh thể đá
→ Qúa trình làm lạnh đông và rã đông có thể lặp lại nhiều chu kỳ để tăng hiệu quả cô đặc
→ Dịch chiết ở trạng thái tĩnh → Thiết bị đơn giản
→ Cả 3 giai đoạn có thể thực hiện trong cùng 1 thiết bị
→ Mất 1 phần chất tan do bị đóng băng trong khối đá
c. Loại dung môi bằng phương pháp hấp phụ
- Nguyên lý: Quá trình loại dung môi ở dạng lỏng, dịch chiết (nước hoặc cồn thấp độ) loãng được tiếp xúc
với các chất hấp phụ rắn → Hoạt chất được hấp phụ → Tách riêng khỏi phần dung môi lẫn tạp chất
24
- Đánh giá: OTAT&PTH
+ Loại phần lớn dung môi và nhiều tạp chất hoà tan trong dịch chiết
+ Quy trình đơn giản, hầu như không tốn năng lượng
+ Cần có giai đoạn chiết lại hoạt chất đã bị hấp phụ trong chất hấp phụ
+ Chỉ áp dụng được với các dịch chiết chứa hoạt chất có khả năng hấp phụ cao
- Các chất hấp phụ : đa dạng (than hoạt, nhựa trao đổi ion,...)
- Các PHƯƠNG PHÁP:
+ Kỹ thuật mẻ
+ Kỹ thuật cột cố định
+ Kỹ thuật cột giãn nở
- Các thiết bị: Tank thép không gỉ có khuấy trộn, cột hấp thụ
d. Loại dung môi bằng phương pháp màng
- Nguyên lý: Dùng màng có tính chất đặc biệt (màng bán thấm, màng có kt lỗ xốp thích hợp, màng thân dầu)
→ Loại dung môi ở dạng lỏng hoặc hơi
- Vật liệu tạo màng:
+ Màng bán thấm
+ Màng thân dầu
→ Các tính chất quan trọng của màng: bản chất( thân dầu, thân nước), diện tích làm việc, độ xốp, KT lỗ xốp,
độ dày, tính dẫn nhiệt,...
- Đánh giá:
+ Ưu điểm:
§ Loại 1 phần dung môi
§ Nhiệt độ thấp (thậm chí nhiệt độ thường)
§ Nhiệt năng tiêu tốn ít
+ Nhược điểm:
§ Chi phí màng lọc lớn
§ Hiện tượng tắc màng làm giảm hiệu năng loại dung môi
- Chế độ lọc: lọc trực tâm, lọc tiếp tuyến
- Các phương pháp:
+ Thẩm thấu ngược: Loại dung môi khỏi các dịch chiết nước dược liệu theo nguyên lý thẩm thấu ngược
nhờ các màng bán thấm
§ Cần có áp suất cao để thắng áp lực thẩm thấu của chất tan → tốn năng lượng
§ Hiệu quả loại dung môi (cô đặc) kém hơn phương pháp bốc hơi nhiều
§ Tổn thất chất tan phụ thuộc vào đặc điểm của chất tan: kích thước, hình dạng phân tử, điện tích,
tương tác vs màng bán thấm.
Bản chất màng: cellulose acetat (CA) hoặc TFC
Điều kiện làm việc: nhiệt độ thường, áp suất cao
+ Cất thẩm thấu (bay hơi thẩm thấu/Cất màng thẩm thấu): Dịch chiết nước loãng (hoạt độ nước cao)
được tiếp xúc với 1 dung dịch chứa tác nhân thẩm thấu (để làm giảm áp suất hơi nước so vs dịch chiết,
hoạt độ nước thấp) qua bề mặt màng thân dầu (nhiệt độ 2 dung dịch bằng nhau). Chênh lệch về hoạt
độ nước của 2 dung dịch → chênh lệch áp suất hơi 2 bên màng → hơi nước từ dịch chiết khuếch tán
qua màng và bị loại đi
25
Bản chất màng: PP, PTFE, PVDF OTAT&PTH
Điều kiện làm việc: có thể nhiệt độ thường, áp suất thường
Tác nhân thẩm thấu: các đ muối vô cơ (CaCl2 ,NaCl,...) hoặc các dung môi thân nước (glycerol,
polyglycerol)
+ Cất màng:
Điều kiện làm việc: Trên nhiệt độ phòng và dưới nhiệt độ sôi của dung môi (thường khoảng 30-600C),
áp suất thường
Đánh giá:
§ Tốc độ bay hơi tốt
§ Ít hao hụt hoạt chất
§ Nhiệt độ thấp → Có thể sử dụng nhiệt năng loại chất lượng thấp hoặc nhiệt thải từ các quá trình khác
để đun nóng dịch chiết

LOẠI TẠP (Nguyên tắc + Các pp + Ưu nhược điểm)

*Ảnh hưởng của tạp chất:


Sản phẩm chiết không đạt chất lượng: cảm quan, hàm lượng, độ ổn định, tính an toàn, tác dụng.
+ Dạng bào chế rắn: liều dùng cao, hút ẩm, khó trộn đều, mùi vị
+ Dạng bào chế lỏng: không đạt về độ trong, kém ổn định, mùi vị, tính an toàn (thuốc tiêm)
- Gây khó khăn cho việc xử lý dịch chiết (loại dung môi, làm khô, tinh chế hoạt chất…) và ứng dụng sản phẩm
chiết (bào chế thành phẩm…)
- Quy trình: hiệu suất quy trình, chi phí, tính an toàn
* Nguyên tắc và chiến lược tinh chế: Loại tối đa tạp chất, đồng thời đảm bảo độ ổn định của hoạt chất, tác
dụng và hiệu quả điều trị của sản phẩm chiết, hiệu suất quy trình, chi phí và tính an toàn sản xuất.
Dịch chiết = Hoạt chất + Tạp chất + TP khác (xem kĩ ở chương 2 đã phân tích kĩ)
VD: Chiết xuất và bào chế thuốc tiêm từ DL Đan sâm
+ Nhóm 1: Phenolic compounds → Các hoạt chất chính cần thu hồi
+ Nhóm 2: Protein: gây dị ứng → nguy hiểm (thuốc tiêm DL) → cần loại bỏ
+ Nhóm 3: Saccharides → loại bỏ
§ Không được xem là các thành phần có td dược lý
§ Trong quá trình cô đặc, tiệt khuẩn dịch chiết ở nhiệt độ cao → phân huỷ tạo thành 5-HMF: tác nhân
gây độc tính, kiểm soát giới hạn trong thuốc tiêm từ DL.
2.1.Tạp chất thân nước (dịch chiết nước) (xem kĩ ở chương 2 đã phân tích kĩ)
* Các yếu tố ảnh hưởng quan trọng khi kết tủa bởi EtOH: tỷ trọng, pH, nồng
độ EtOH, lượng EtOH, tốc độ phối hợp, nhiệt độ và thời gian
* Các thuộc tính chất lượng trọng yếu của quy trình:
- Hiệu suất thu hồi hoạt chất
26
- Hiệu suất loại tạp chất OTAT&PTH
- Chất lượng sản phẩm: Hàm lượng hoạt chất, độ đục, màu sắc, tính hút ẩm,...
PP1. Phương pháp kết tủa
- Kết tủa bằng cồn: Áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Cô dịch chiết đến tỷ trọng thích hợp (~2 kf DL/1 lít),
thêm 2-3 lần V cồn cao độ (Etoh, IPA) khuấy trộn đều, để lắng chỗ mát, gạn lọc à Loại các tạp chất
pcuc mạnh như đường, muối và các polyme sinh học, các chất cao ptu như polysaccharid,lignan,..
- Kết tủa bằng nhiệt: đun nóng + cô đặc dịch chiết còn ½ - ¼ V ban đầu. Để lắng chỗ mát, gạn lọc à loại
protein, chất nhầy + các chất dễ bị đông vón do nhiệt.
- Kết tủa do thay đổi pH: Áp dụng dụng với các hoạt chất/ nhóm hoạt chất có độ tan phụ thuộc pH (alc,
flavonoid,...)
- Kết tủa bằng gelatin: Loại được tannin, tuy nhiện gelatin tan trong nước à khó loại triệt để gelatin
khỏi dịch chiết à ảnh hưởng đến chất lượng và độ ổn định
- Phương pháp kết bông: Sử dụng các tác nhân tạo bông để loại tạp chất (dịch chiết nhiều tannin,
protein,...)
- Phương pháp tách màng: Loại tạp chất theo kích thước và TLPT
a. Kết tủa bằng cồn
- Cơ chế loại tạp:
+ Khi thêm cồn (EtOH, IPA) vào dịch chiết đặc, độ tan của các tạp chất phân cực mạnh và các đại pt
giảm à Kết tủa
+ Độ tan của đường giảm khi tăng nồng độ cồn và giảm nhiệt độ à kết hợp điều chỉnh tỷ lệ cồn trong
hỗn hợp và nhiệt độ để kết tủa tạp chất
+ Các polysaccharid có mức độ polyme hóa cao càng dễ bị kết tủa trong hỗn hợp cồn - nước. Bằng
cách thay đỏi nồng độ EtOH à tinh chế các polysaccharid có klpt khác nhau
+ Nhiều protein kết tủa trong hỗn hợp cồn nước, sự kết tủa tăng khi tăng tỷ lệ cồn trong hỗn hợp
+ Ngc lại độ tan của các nhóm hoạt chất cơ bản (a.phenolic, flavonoid,...) trong hỗn hợp cồn - nước
tăng à về lý thuyết không bị kết tủa
- Cơ chế mất hoạt chất:
+ Mất hoạt chất trong quá trình tinh chế có thể cùng xảy ra theo 3 cơ chế
+ So sánh tổng lượng hoạt chất trước và sau tinh chế có thể phát hiện được sự mất hoạt chất theo cơ
chế phân hủy
+ Với hoạt chất tan nhiều trong hỗn hợp cồn-nước à mất hoạt chất có thể xra theo cơ chế bao gói
(nếu có hoạt chất trong tủa )
+ Với hoạt chất có độ tan trong hỗn hợp cồn - nước không quá lớn à khó phân biệt 2 cơ chế bao gói
và kết tủa
MẤT DO BAO GÓI:
- Quá trìnhr trộn 2 pha không hoàn toàn à hình thành các kết tủa lớn cục bộ à bao gói hoạt chất, ngăn
cản hoạt chất hòa tan trong dung môi, hiện tượng mất hoạt chất do bao gói cũng làm tăng hình thành
các kết tủa à quá trình tinh chế tạo nhiều chất thải
- Quá trình trộn không hoàn toàn do sự khác nhau về tỷ trọng của các pha, nếu dịch chiết càng nhớt à
tạo càng nhiều tủa khi thêm cồn
- Dịch đặc chứa tỷ lệ chất khô cao dễ mất hoạt chất theo cơ chế này
- A/h: Tính chất của dịch chiết đặc, thiết bị và điều kiện tinh chế
27
- Tỷ lệ mất hoạt chất có thể giảm khi tăng thời gian lắng (tạo điều kiện để hoạt chất hòa tan vàoOTAT&PTH
dung môi)
MẤT DO KẾT TỦA
- Hoạt chất bị kết tủa do giảm độ tan trong điều kiện tinh chế như : thay đổi dung môi, hạ nhiệt độ, thay
đổi pH
- VD: các hoạt chất nhóm acid phenolic có độ tan phụ thuộc pH, trong pH cao à dạng muối phenolat kém
tan trong hỗn hợp cồn- nước hơn so với trong nước à giảm độ tan à kết tủa
MẤT DO PHÂN HỦY
Một số hoạt chất kém ổn định bị phân hủy (thủy phân, oxh, khử hóa, polyme hóa) 1 phần trong quá trình
tinh chế
*Đánh giá
+ Phương pháp tinh chế truyền thống, phổ biến nhất hiện nay để tinh chế các dịch chiết dl chứa nhiều
tạp chất thân nước (dịch chiết nước)
+ Đây có thể là bước tinh chế sơ bộ hoặc duy nhất trong quy trình tinh chế dịch chiết. Hiệu quả của bước
tinh chế này có ảnh hưởng lớn các bước xử lý tiếp theo và clg sản phẩm chiết
+ Áp dụng với nhiều loại chế phẩm từ DL: uống, dùng ngoài, tiêm,...
+ Trong sản xuất thuốc tiêm từ DL, phương pháp này được áp dụng nhiều lần trong quy trình tinh chế à
cho thấy hiệu quả loại tạp tốt
+ Muốn loại triệt để tanin: dùng cồn - kiềm để kết tủa à tăng tính an toàn cho cp (tiêm)
+ Sản phẩm thường là các cao DL, phân đoạn giàu hoạt chất từ DL (alc toàn phần, flavonoid toàn phần,...)
* Ưu điểm : Dễ thực hiện, dễ nâng quy mô, dung môi an toàn, khả năng loại tạp chất lớn à giảm liều dùng
hiệu quả (~ vài lần, thuận lợi cho bào chế)
* Hạn chế:
- Tính chọn lọc kết tủa à mất hoạt chất
- Kết tủa đồng thời nhiều polyme có lợi trong dịch chiết (các chất ổn định hệ keo tự nhiên của dịch chiết)
à các chế phẩm lỏng sản xuất từ dịch chiết dược liệu có thể bị đục khi bảo quản
- Hiệu quả truyền nhiệt của thiết bị thấp
- Thời gian kết tủa tương đối lâu (so vs 1 số phương pháp khác:kết bông)
- Tốn năng lượng (làm lạnh, thu hồi alcol)
- Lượng cồn sử dụng tương đối lớn
- Khó khăn trong loại tủa sau tinh chế
Phần này vội t làm hơi sơ sài
mục đích, nguyên tắc, phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm.
PP2. Kết bông.
- Nguyên lý:
+ Dịch chiết DL chứa nhiều tạp chất hòa tan (tanin, pectin, protein,...) Tồn tại dưới dạng keo có kích thước
rất nhỏ.
ð Theo thời gian, các tạp chất này có thể liên kết với nhau hoặc với các thành phần khác trong dịch
chiết (alcaloid, polysaccharid,...). Tạo thành các kết tủa.
ð Làm dịch chiết đục, mất ổn định
+ Kết bông là quá trình tách các tiểu phân tạp chất (dạng keo) ra khỏi dịch chiết dưới dạng các bông nhờ
các tác nhân tạo bông
+ Đây là quá trình vật lý.
- Cơ chế tạo bông:

28
+ Trung hòa điện tích: tác nhân tạo bông mang điện tích trái dấu với tạp chất OTAT&PTH
ð Trung hòa điện tích
ð Giảm lực đẩy tĩnh điện.
ð Tạp chất dễ kết bông.
+ Tạo cầu nối polyme (lk hydro, tương tác tĩnh điện, tương tác kỵ nước): tác nhân tạo bông (polyme) đóng
vai trò là cầu nối để kết bông tạp chất.
+ Hấp phụ: tạp chất hấp phụ lên polyme đóng vai trò là tác nhân tạo bông.
Quá trình kết bông tối ưu khi nồng độ tác nhân tạo bông phù hợp để trung hòa điện tích của tiểu phân
keo hoặc thế Zeta của các tạp chất trong dịch chiết ~ 0.
Cơ chế tạo bông phụ thuộc vào điều kiện tiến hành: nồng độ tác nhân tạo bông, nồng độ tạp chất, nhiệt
độ, pH, điều kiện thủy động (các điều kiện này ảnh hưởng đến sự tái sắp xếp chuỗi polyme, sự va chạm
của các tiểu phân keo, mức độ proton hóa của các nhóm chức năng (-NH2, -OH,...)).
- Các quá trình xảy ra. (không có trong mục tiêu)
+ Quá trình phối hợp nhanh tác nhân tạo bông vào dịch chiết để phá vỡ sự ổn định của hệ keo và làm
giảm lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân tạp chất, hình thành các bông sơ cấp dưới điều kiện khuấy
trộn nhanh.
+ Quá trình kết tập các tiểu phân bị mất tính ổn định tạo thành các kết bông lớn à được loại khỏi dịch
chiết bằng cách lắng, lọc, ly tâm.
+ Chế độ khuấy trộn 2 pha (quan trọng): lúc đầu nhanh, lúc sau chậm (lúc đầu nhanh để phá vỡ sự ổn
định, lúc sau chậm để tăng kích thước bông).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết bông:
+ Loại và nồng độ tác nhân tạo bông.
Được đánh giá thông qua:
§ Độ đục của dịch chiết.
§ Tỷ lệ lưu giữ hoạt chất.
VD:
§ Độ đục của dịch chiết: tăng nồng độ
chitosan, độ đục giảm (loại được tạp chất)
sau đó lại tăng.
§ Tỷ lệ lưu giữ hoạt chất (acid chlorogenic):
ban đầu tăng sau đó giảm.
§ Lựa chọn nồng độ 0,5g/l là phù hợp để có
được tỷ lệ lưu giữ hoạt chất là cao nhất và
độ đục là thấp nhất.

+ Tỷ lệ tác nhân tạo bông.


Ảnh hưởng của tỷ lệ tác nhân tạo bông được đánh giá thông qua:
Độ đục của dịch chiết.
Tỷ lệ loại tạp chất.
Tỷ lệ thu hồi hoạt chất.
+ pH.

29
OTAT&PTH

Tại pH 4, khả năng kết bông của protein là cao nhất.


Tại pH 4,5 thế zeta của tanin ~ 0 à kém ổn định à kết bông.
Tại pH 7 protein mang điện âm, tác nhân tạo bông là chitosan mang điện dương à tăng khả năng
tạo bông của tanin.
+ Nhiệt độ
+ Điều kiện thủy động (chế độ khuấy nhanh - chậm,..)
Trong giai đoạn khuấy nhanh, ảnh hưởng của tốc độ khuấy được đánh giá thông qua:
§ KT bông sau pha khuấy nhanh.
§ KT bông sau pha khuấy chậm.
§ (Tăng tốc độ khuấy thì kích thước của bông giảm --> cần chọn ra tốc độ khuấy phù hợp).
§ Độ bền của bông.
§ Khả năng tái tạo bông.
§ Độ đục của DC.
§ Tỷ lệ loại tanin, tỷ lệ loại protein.
§ Tỷ lệ thu hồi hoạt chất
+ Thời gian.
Các thuộc tính chất lượng trọng yếu của quy trình.
§ Độ đục của dịch chiết.
§ Tỷ lệ loại tạp chất.
§ Tỷ lệ thu hồi hoạt chất.
§ Kết tinh và phân bố kết tinh của bông.
§ Độ bền của bông.
§ Khả năng tái tạo bông.
§ Khả năng loại bông.
- Ưu điểm:
30
+ Quá trình đơn giản, tốn ít thời gian (so với phương pháp kết tủa bằng cồn). OTAT&PTH
+ Khả năng loại tạp rộng (tanin, protein, pectin,...).
+ Khả năng làm trong dịch chiết cao.
+ Chi phí thấp.
+ Ít mất hoạt chất (khác kết tủa bằng cồn).
- Nhược điểm:
+ Cần lựa chọn tác nhân tạo bông phù hợp.
+ Khó khăn trong loại bông khỏi dịch chiết.
- Tác nhân tạo bông:
+ Muối vô cơ: muối KL đa hóa trị. (Al, Mg, Ca,...).
+ Polyme tổng hợp: polyacrylamid,...
+ Polyme sinh học: chitosan và dẫn chất,...
Ưu điểm: sẵn có, an toàn.
Nhược điểm: hoạt động trong vùng pH khá hẹp do độ tan trong nước phụ thuộc pH (tủa khi pH > 6,5).
Giải pháp: điều chế các dẫn chất dễ tan trong nước của chitosan.
So sánh
Kết tủa bằng cồn:
§ Độ đục thấp --> khả năng loại tạp tốt, kết tủa được nhiều tp bên trong DC.
§ Tỷ lệ lưu giữ hoạt chất thấp hơn.
§ Kết bông:
§ Độ đục cao hơn
§ Tỷ lệ lưu giữ hoạt chất cao hơn.
PP3. Tách màng. (phần này t làm đúng theo mục tiêu nhá, nếu mn muốn xem đầy đủ thì xem trong slide
nhá).
- Nguyên lý:
+ Là quá trình phân tách vật lý. Sử dụng các màng lọc có kt lỗ lọc phù hợp để loại bỏ tạp chất và làm giàu
hoạt chất dựa vào sự khác nhau về kt và trọng lượng ptu giữa hoạt chất và tạp chất trong dc. (thường
các hc có tlpt < 1000 da, các tạp chất như các đại phân tử, tinh bột, polysaccharid, protein, nhựa có tlpt
> 50000 da).
+ Phân đoạn giàu hoạt chất có thể là phần qua màng hoặc giữ lại trên màng.
+ Thường phối hợp nhiều loại màng lọc khác nhau để có hiệu quả tách tốt.
§ Màng vi lọc (MF): hay dùng loại 0,2 mcm.
§ Màng siêu lọc (UF).
§ Màng lọc nano (NF).
UF và NF có giá trị TLPT cut-off thể hiện cho khả năng tách loại chất tan của nó: 90% sl các ptu có TLPT tối
thiểu bằng TLPT cut-off được giữ lại trên màng.
- Ứng dụng:
+ Màng vi lọc giữ lại các hạt đại phân tử (tinh bột, pectin, protein, tanin,...), VK.
+ Màng siêu lọc loại VSV: giữ lại các virus, nấm sợi, CGS à lọc VK.
+ Màng lọc nano cho qua các tạp chất: muối vô cơ, acid hữu cơ, phân tử nhỏ, ion KL, nước.
- Ưu điểm:
+ Vừa có khả năng loại bỏ dung môi (cô đặc) và loại bỏ tạp chất.

31
+ OTAT&PTH
Điều kiện làm việc tương đối nhẹ nhàng: nhiệt độ, áp suất và áp lực chia cắt à hoạt chất không bị biến
đổi à bảo vệ được hoạt tính và tính chất vốn có của dịch chiết (quá trình khi sản xuất các dạng thuốc
lỏng từ DL).
+ An toàn (không dùng dung môi, tác nhân độc hại).
+ So với phương pháp kết tinh bằng cồn, tinh chế trực tiếp DC (nước) (không cần loại dung môi, làm lạnh)
à giảm thời gian chiết xuất, không sử dụng cồn à giảm tiêu tốn nl loại cồn, ít mất hoạt chất.
+ Với cp VK từ DL (thuốc tiêm): phương pháp TK không dùng nhiệt.
- Nhược điểm:
+ Chi phí khá lớn: màng lọc, lắp đặt, vận hành và tái sử dụng màng.
+ Vấn đề tắc màng làm giảm hiệu suất lọc và tách loại tạp chất (màng thân nước đỡ tắc màng hơn màng
thân dầu).
- BP khắc phục: sử dụng màng thân nước, siêu âm, xử lý plasma, cải biến hóa học,...
2.2. Tạp chất thân dầu. (DC cồn, DMHC,...).
- Với DC cồn
+ Kết tủa bằng nước.
§ Cô đặc DC để hạ thấp độ cồn --> sáp, nhựa và chất béo kết tủa.
§ Có thể PL gấp đôi bằng nước (hoặc nước acid nếu hoạt chất có tính base) để kết tủa triệt để tạp
chất.
§ Có thể thêm các tác nhân hấp phụ và tăng khả năng kết tủa tạp chất.
§ Tương tự với phương pháp kết tủa bằng cồn, chú ý tính chọn lọc kết tủa.
+ Chiết phân bố lỏng - lỏng.
§ Dùng parafin: cô đặc dịch chiết còn ½ - ¼ V ban đầu, thêm parafin vào DC nóng, khấy kỹ và để nguội.
Với lớp parafin đã hòa tan tạp chất.
§ Dùng dung môihc ít pc (diethyl ether loại chất béo và nhựa).
PP4. Chiết phân bố lỏng – lỏng (phần này t làm đúng theo mục tiêu nhá, nếu mn muốn xem đầy đủ thì xem
trong slide nhá).
- Nguyên tắc: dựa trên độ tan và sự phân bố (hệ số phân bố K) khác nhau của các thành phần trong dịch
chiết trong các dung môi/hệ dung môi không trộn lẫn với nhau để tinh chế hoạt chất/nhóm hoạt chất. Gồm
2 pha (pha nước + pha DMHC)
+ Sản phẩm: thường là nhóm hoạt chất (hỗn hợp flavonoid, hỗn hợp terpenoid, hỗn hợp saponin, hỗn hợp
alcaloid toàn phần) do hạn chế về tính chọn lọc của dung môi. Sản phẩm có thể nằm trong pha nước
hoặc pha dung môi.
+ Các pha dung môi hữu cơ cổ điển: ether, cloroform, dicloromethan, ethyl acetat, n-hexan, butanol.
Vd: chiết phân bố lá chè xanh (slide)

32
OTAT&PTH

- Nhược điểm:
+ H và/hoặc độ tinh khiết của sản phẩm thấp.
+ Sử dụng lượng DMHC lớn.
+ Tồn dư dung môi độc hại trong sản phẩm chiết.
+ Chiết nhiều lần tốn thời gian, kinh tế.
+ Trang thiết bị phức tạp.
+ Khó nâng quy mô, khó kiểm soát quy trình.
à Sử dụng phương pháp chiết phân bố lỏng lỏng dùng 2 pha thân nước (aqueous two phase extraction
ATPE).
- Nguyên tắc: chiết L-L dựa trên sự không tương hợp giữa 2 pha lỏng thân nước.
+ Polyme/muối (PEG/potassium phosản phẩmhat) → tinh chế sản phẩm có nguồn gốc sinh học.
+ Polyme/polyme (PEG/dextran) → tinh chế sản phẩm có nguồn gốc sinh học
+ Alcol ptl thấp/muối (EtOH/(NH4)2SO4) (*): thêm muối tạo ra tương kị →phân lớp thành alcol và muối.
- Ưu điểm: (không dùng DMHC)
+ Quy trình xanh → an toàn, dễ kiểm soát quy trình, dễ nâng quy mô.
+ Có thể kết hợp giai đoạn chiết và tinh chế đồng thời để giảm số lần chiết → đơn giản hóa quy trình
chiết và tinh chế, có thể tự động hóa quy trình, rút ngắn thời gian, chi phí.
+ Các thành phần trong hệ có thể tái sử dụng.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Bản chất các thành phần trong hệ (polyme, muối, alcol)
+ Nồng độ các thành phần, tỉ lệ các pha
+ Các yếu tố KT: pH, nhiệt, khuấy trộn,...
+ Ứng dụng:
+ Tinh chế DC, sản phẩm thô.
+ Làm dung môi chiết và tinh chế đồng thời.

33
OTAT&PTH

Khi nồng độ muối và cồn thấp thì k có hiện tượng tách lớp à uniform region (vùng đồng nhất).

2- điểm đục, đường bắt đầu phân lớp.


1- đường bão hòa.
từ dưới lên là: vùng đồng nhất, vùng 2 pha, vùng bão hòa (khi nồng độ muối và cồn cao thì nồng độ nước
thấp à muối bị kết tủa)
Cần vùng ở giữa.

34
OTAT&PTH

Alpha nhỏ à Tốt à Pha trên chiếm tỉ lệ nhỏ à DC đặc.


NX: Hiệu suất chiết của muối amoni sulfat lớn hơn à Chọn muối amoni sulfat
Hệ số phân bố K của các chất trong hệ tốt hơn.
(chỗ này k hiểu lắm).

PP5. Phương pháp trao đổi ion (phần này t làm đúng theo mục tiêu nhá, nếu mn muốn xem đầy đủ thì xem
trong slide nhá).
- Nguyên tắc: Trao đổi thuận nghịch

- K càng cao thì ái lực với hoạt chất càng lớn à Dung lượng trao đổi cao, càng tiết kiệm nhựa.
- Ứng dụng:
+ Tinh chế chọn lọc các hoạt chất/nhóm hoạt chất có khả năng điện ly tốt (muối alcaloid, acid phenolic,
flavonoid, acid/base hữu cơ,...)
+ Loại bỏ một số tạp chất: các tạp màu (nhựa trao đổi anion), một số muối vô cơ, hữu cơ.
+ Loại bỏ một số thành phần có độc tính trong DC (alcaloid).
+ Kỹ thuật hấp phụ (2)
+ Kt mẻ (ít dùng): Dịch chiết + Nhựa đã xử lý → khuấy tạo cân bằng trao đổi.
- Ưu điểm: đơn giản, nhanh, dễ thực hiện ở quy mô lớn

35
- Nhược điểm: hiệu suất hấp phụ khó tối đa. (do xra theo cơ chế cân bằng. OTAT&PTH
** Kt cột (thường làm): (dịch chiết phải trong, hạt nhựa không quá mịn):
§ Nạp nhựa đã xử lý vào cột hình trụ có kích thước thích hợp, ổn định cột.
§ Dịch chiết đậm đặc chứa hoạt chất được cho chảy vào cột.
§ Cân bằng được thiết lập khi nồng độ hoạt chất (ph) trong dịch sau cột bằng nồng độ hoạt chất (ph)
trong dịch chiết.
§ Tích hợp được với giai đoạn chiết xuất. (chiết và tinh chế đồng thời).
§ Ưu điểm: cân bằng được chuyển dịch, hiệu suất trao đổi ion cao.
Nhược điểm: nguy cơ tắc cột.

PP6. Hấp phụ


Phương pháp hấp phụ (rộng, mạnh hiện nay, kể cả cao dược liệu và đơn chất)
+ Dịch chiết + CHP → lắc đến cân bằng hấp phu, đem ly tâm, lọc và phân tích HPLC
Khái niệm: là sự tập trung của một hoặc một nhóm chất lên bề mặt vật liệu có cấu trúc xốp.
- Các vật liệu có cấu trúc xốp gọi là chất hấp phụ, các chất bị hút bám vào bề mặt chất hấp phụ gọi là chất bị
hấp phụ.
à Trong dịch chiết: chất hấp phụ là các hạt rắn, vật liệu rắn có cấu trúc xốp.
Chất bị hấp phụ là thành phần trong dịch chiết (hoạt chất, tạp chất, …) tùy theo đặc tính của nó.
Cơ chế: vật lý, hóa học hoặc chuyển dời điện tử.
Động lực hấp phụ là lực Van der Waal, lk Hydro, tương tác n-n, tương tác lưỡng cực-lưỡng cực, ion-lưỡng
cực, trao đổi ion, tạo cặp ion, … (tùy theo tính chất lý hóa của chất hấp phụ và phân tử trong dịch chiết)
à Nếu tương tác càng nhiều hoặc diễn ra theo càng nhiều cơ chế thì tính chọn lọc hấp phụ càng lớn so với
các thành phần khác.
- Gồm: hp rắn - rắn, rắn - lỏng (quan trọng trong tinh chế dc DL), rắn-khí.
Ứng dụng:
- Dựa vào ái lực khác nhau giữa các thành phần trong dịch chiết với chất hấp phụ trong điều kiện tiến
hành thích hợp để loại bỏ tạp chất, thu hồi chọn lọc một/một nhóm hoạt chất từ dịch chiết.
- Dễ tích hợp vào quá trình chiết xuất tạo thành quá trình liên tục (Chiết và tinh chế đồn thời)
Các yếu tố ảnh hưởng:
- Chất hấp phụ: S bề mặt riêng, số lượng và kích thước lỗ xốp, KT và phân
bố KT hạt, tính phân cực, nhóm chức năng
- Hoạt chất: KT và trọng lượng PT, độ phân cực, độ tan, đặc tính không gian, tính thân dầu, pka, tính acid
base
- Tạp: bản chất, số lượng, tính chất lý hóa (độ phân cực, độ tan, …)
- Điều kiện kĩ thuật: bản chất môi trường hấp phụ (độ phân cực, nồng độ chất điện ly, pH...), nhiệt, thời
gian, khuấy trộn.
Các chất hấp phụ thường dùng
- Nhựa macroporous tổng hợp (*): nhựa tổng hợp có lỗ xốp (porous) lớn (macro) được ƯD phổ biến và
hiệu quả
à ƯD nhiều nhất trong tinh chế, sản xuất các sản phẩm chiết từ Dược liệu
- Than hoạt: Hấp phụ chất màu, KL nặng, 1 số độc tố
- Sợi collagen
- Silicagel
- Các chất vô cơ nhôm oxyd, magie oxyd.

36
- Khoáng sét; OTAT&PTH
- Polyamid
Để ứng dụng cần nghiên cứu ra các chất hấp phụ có đặc điểm:
- Khả năng tinh chế lớn
- Tính chọn lọc cao
- Vận hành dễ
- Điều kiện tiến hành đơn giản
- Giá thành vừa phải
- Tái sử dụng tốt …
1. Nhựa macroporous tổng hợp (không ion hóa)
Polyme không liên kết chéo, không ion hóa (khác với nhựa ion), đặc trưng bởi SL lớn các lỗ xốp (đường kính
> 50 Å).
à Tạo ra được khả năng hấp phụ lớn
Sản xuất: Phương pháp polyme hóa với sự có mặt của các chất độn
- Monome: Thường là styren divinylbenzen (SDVB), acrylic - based polymers
- Chất độn (Porogens): toluen, n - heptan, isooctan, isobutanol
+ Có thể bị trộn lẫn với hỗn hợp monome, không hòa tan polyme
+ Không bị polyme hóa và bay hơi được sau khi tổng hợp -> lỗ hổng trong cấu trúc polyme (macropore)
Các thông số đặc trưng
- Kích thước hạt (nhiều loại)
- Diện tích bề mặt (100 đến 1000 m2/g)
- Đường kính lỗ xốp (10 đến 30nm)
- Độ phân cực bề mặt (thay đổi theo monome hoặc các cải biến bề mặt sau trùng hợp)
Lựa chọn chất hấp phụ: các thông số của quá trình hấp phụ/giải hấp phụ tĩnh

à Cho dịch chiết và chất hấp phụ phù hợp vào bình nón
à Dung lượng hấp phụ: mg hoạt chất trên 1g chất hấp phụ
à Tỷ lệ hấp phụ: Tỷ lệ hoạt chất được hấp phụ trên tổng hoạt chất trong dịch chiết
à Quan trọng: Để tinh chế và loại bỏ các tạp chất, làm tăng độ tinh khiết của hoạt chất là hệ số chọn lọc hấp
phụ K giữa tạp chất và hoạt chất
37
à Càng có tính chọn lọc hấp phụ tốt thì độ tinh khiết càng cao. OTAT&PTH
Phần công thức thầy said: Đưa vào để tham khảo (nên em không biết có cần học không)
Ứng dụng:
- Với nhiều nhóm hoạt chất: saponin, flavonoid, terpenoid, steroid, alcaloid, phenolic, glycosid, …), nhiều
loại sản phẩm chiết (đơn chất/ nhóm hoạt chất). Đặc biệt hiệu quả trong quá trình tinh chế các đơn chất/
nhóm hoạt chất có cấu trúc hóa học giống nhau. (mà phương pháp khác bó tay)
- Thường là bước tinh chế trọng yếu trong 1 quá trình chiết xuất hoặc ứng dụng loại bỏ sơ bộ tạp chất
trong dịch chiết trước khi áp dụng các phương pháp tinh chế khác.
Ưu điểm:
- Phương pháp hấp phụ sử dụng nhựa hấp phụ macroporous là phương pháp tinh chế hiện đại, được
nghiên cứu và áp dụng phổ biến hiện này để tinh chế các dịch chiết dược liệu.
- Quy trình xanh: Hầu hết đều sử dụng các dung môi an toàn như nước và cồn.
- Chi phí thấp: khả năng hấp phụ chọn lọc hoạt chất tốt và dung lượng hấp phụ cao, đa phần nhựa
macroporous có giá thành rẻ, khả năng tái sử dụng tốt.
- Độ lặp lại và khả năng nâng quy mô quy trình tốt.
- Tạo sản phẩm với nhiều mức chất lượng khác nhau tùy yêu cầu.
- Dễ tích hợp với giai đoạn chiết xuất tạo thành quá trình liên tục (chiết và tinh chế đồng thời)
Nhược điểm: Cách tiến hành phức tạp hơn 1 số phương pháp khác.
Cơ chế hấp phụ chọn lọc (theo MTHT thì em nghĩ phần này không cần học, các chị xem lại nhé)

Cơ chế 1: Chọn lọc kích thước


- Nhận thấy: KT của khung flavonoid, khung glycoside khoảng 1nm. Còn KT của lỗ xốp khoảng 10 - 30nm -
> chui được vào lỗ xốp
- Các chất khác KT lớn hơn không chui được vào lỗ xốp sẽ bị rửa giải ra bên ngoài
Cơ chế 2:
- Nhận thấy: cấu trúc của nhựa có các nhân thơm, cấu trúc của hoạt chất cũng có vòng thơm
à Có thể xáy ra tương tác pi - pi giữa các vòng thơm
Hoặc nhóm bề mặt của hạt nhựa có thể tạo liên kết H với các nhóm ở trên phân tử hoạt chất

38
Kỹ thuật thực hiện: 3 kỹ thuật OTAT&PTH
Kỹ thuật mẻ: Được tiến hành theo cơ chế gián đoạn

à Hiệu suất hấp phụ khó đạt tối đa do cân bằng xảy ra chậm
Kỹ thuật cột cố định: Thường nghiên cứu hấp phụ và giải hấp phụ động (trên cột)
- Nạp chất HP sau xử lý vào cột hình trụ có KT phù hợp (chú ý tỷ lệ chiều cao lớp chất hấp phụ/ đường
kính cột), ổn định cột.
- Nạp dịch chiết ở nồng độ thích hợp vào cột theo hướng từ trên xuống
à Vùng cân bằng ngày càng mở rộng ra (theo dõi Hình 1)
à Quá trình hấp phụ diễn ra theo chiều từ trên xuống dưới
à Nhiệm vụ: Tìm điểm dừng hấp thụ trên cột
- Cân bằng hấp phụ được thiết lập khi nồng độ hoạt chất trong dịch sau cột bằng nồng độ hoạt chất trong
dịch chiết nạp vào cột.
Ưu điểm
- Cân bằng hấp phụ được chuyển dịch, hiệu suất hấp phụ cao hơn (so với KT mẻ)
- Dễ tích hợp với giai đoạn chiết xuất tạo thành quá trình liên tục (chiết và tinh chế đồng thời)
- Dễ thực hiện chế độ rửa giải Gradient

Nhược điểm
- Nguy cơ tắc cột với các chất hấp phụ KT nhỏ hoặc dịch chiết không trong.
- Thường cần có biện pháp làm trong dịch chiết trước hấp phụ (tốn thời gian, kinh tế, hao hụt hoạt chất)
- Quá trình chuyển khối của hoạt chất trong cột bị hạn chế tại 1 vùng trong cột
à hiệu quả khai thác của chất hấp phụ bị hạn chế
- Khó khăn trong việc loại bỏ nhiệt sinh ra trong các quá trình hấp phụ có tỏa nhiệt vì nhiệt sinh ra trong
cột sẽ làm giảm khả năng hấp phụ.

39
OTAT&PTH

C: nồng độ hoạt chất trong dịch chiết ra khỏi cột


C0: nồng độ hoạt chất trong dịch chiết nạp vào cột
Ban đầu: C = 0 do tất cả hoạt chất được giữ lại trên cột
Càng nạp dịch qua cột thì tỷ lệ tăng lên
à Người ta có thể dừng lại ở tỉ lệ %, 5%, 10% (tùy tác giả, tùy quy trình)
Càng nạp dịch qua cột C/C0 sẽ tiệm cận bằng 1à Các toàn bộ hạt trên cột được hấp phụ thì C/C0 = 1
à Nếu dừng lại khi C/C0 = 1 thì quá trình diễn ra rất lâu và mất nhiều hoạt chất
à Hạn chế việc mất hoạt chất thì người ta sẽ dừng lại ở điểm trước đó

à Giải hấp phụ thường diễn ra theo kiểu Gradient với nhiều hệ dung môi khác nhau
à Lấy phân đoạn giàu hoạt chất mong muốn
VD: Sau hấp phụ xong người ta rửa giải bằng hỗn hợp cồn MeOH - EtOH (5 : 95) và (10 : 90)
à Mỗi phân đoạn rửa giải được một hoặc một vài hoạt chất nào đó

40
Kỹ thuật cột giãn nở: Khắc phục 1 số hạn chế của KT cột OTAT&PTH
- Tương tự kỹ thuật cột cố định, nhưng dịch chiết được hấp phụ qua cột chứa các chất hấp phụ theo chiều
từ dưới lên
- Chất hấp phụ do đặc tính giãn nở và KT khác nhau sẽ phân bố trong cột theo gradient tỷ trọng và mức
độ trương nở à tăng khoảng cách giữa các hạt à tránh tắc cột do dịch chiết không trong, tăng khả
năng hấp phụ hoạt chất, tăng dung lượng hấp phụ qe
Ưu điểm
- Cân bằng hấp phụ được chuyển dịch, hiệu suất hấp phụ cao (so với KT mẻ)
- Không cần làm trong dịch chiết trước khi tinh chế à tiết kiệm thời gian, kinh tế, giảm hao hụt hoạt chất.
- Dễ tích hợp với giai đoạn chiết xuất tạo thành quá trình liên tục (chiết và tinh chế đồng thời)
- Dễ thực hiện chế độ rửa giải Gradient
- Vùng tiếp xúc và sự chuyển khối giữa hoạt chất - chất hấp phụ được tăng cường
à tăng hiệu năng khai thác cột hấp phụ
- Dòng dịch chiết chuyển động giữa các hạt hấp phụ trong cột được tăng cường giúp loại bỏ nhiệt sinh
trong quá trình hấp phụ
Nhược điểm
- Thiết bị phức tạp
Nhận xét
à Nhẹ phân bố phía trên, nặng phân bố phía dưới
à Tăng khoảng cách giữa các hạt
Còn nếu nạp từ trên xuống dưới: Hạt hạt phân bố lộn xộn và khít lại vào nhau

So sánh 3 Kỹ thuật (thầy bảo anh chị tham khảo thêm)

41
OTAT&PTH

Tiến hành (tạp chất là thành phần bị hấp phụ: chất màu, tanin, protein, 1 số tạp chất khác)
- Giai đoạn hấp phụ
Dịch chiết (nước, cồn - nước) có nồng độ thích hợp
Hấp phụ tạp chất trong điều kiện thích hợp (pH, nhiệt độ, thời gian, khuấy trộn, …)
ð Sản phẩm là phần không bị hấp phụ
Tiến hành (hoạt chất là thành phần bị hấp phụ)
- Giai đoạn hấp phụ
Dịch chiết nước có nồng độ thích hợp và nên được làm trong để tăng hiệu suất hấp phụ
Nếu là dịch chiết cồn - nước à Cô loại cồn àDịch chiết nước có nồng độ thích hợp.
Nếu hoạt chất ít tan trong nước à Có thể sử dụng dịch chiết cồn thấp độ cho giai đoạn hấp phụ
Một số MT hấp phụ khác (tùy trường hợp)
- Giai đoạn loại tạp chất: Nước, cồn thấp độ
- Giai đoạn giải hấp phụ: Cồn cao độ (độ cồn cao hơn giai đoạn hấp phụ và loại tạp chất) à Lấy phân đoạn
giàu hoạt chất
Ứng dụng 1: Tinh chế các hoạt chất tinh khiết (đơn chất)
Ứng dụng 2: Tinh chế chế phẩm toàn phẩm giàu hoạt chất
Ứng dụng 3: Loại bỏ tạp chất (Tạp chất là chất hấp phụ)

42
Ví dụ đọc cho hiểu thôi nhé OTAT&PTH

- Packet bed process: KT phân bố cột tĩnh


- Expanded bed process: KT phân bố giãn nở
Bớt so với 2 KT còn lại quá trình hòa tan vào nước, để tủa, ly tâm, lọc

Nhận xét:
- Hàm lượng flavonoid gần tương đương nhau
- Hiệu suất thu hồi khác nhau nhiều do cách tính khác nhau

43
TINH CHẾ THU SẢN PHẨM OTAT&PTH
- Kết tủa bằng cồn, nước (đã trình bày ở phần loại tạp)
- Hấp phụ (đã trình bày ở phần loại tạp)
- Kết tinh
- TĐ ion (đã trình bày ở phần loại tạp)
- Giải phóng phân đoạn
Phương pháp giải phóng phân đoạn (phần này t làm đúng theo mục tiêu nhá, nếu mn muốn xem đầy đủ
thì xem trong slide nhá).
- Nguyên tắc và ứng dụng:
+ Áp dụng cho tinh chế các hoạt chất có đặc tính hòa tan khác nhau trong các dung môi nhờ vào thay
đổi dạng tồn tại (dạng muối, dạng phân tử, dạng phức,...) Của chúng trong một hỗn hợp.
+ Thường áp dụng với các hoạt chất (đơn chất) có tính acid/base khác nhau trong 1 hỗn hợp (hỗn hợp
alcaloid, hỗn hợp flavonoid, hỗn hợp các acid hữu cơ, các amin hữu cơ,...).
Với các hoạt chất có tính base yếu, như alcaloid (alcaloid dạng base ít phân cực à tan tốt trong DMHC và
các dd acid (do tạo muối); alcaloid dạng muối phân cực à tan tốt trong nước, ít tan trong DMHC ít phân cực;
dễ bị giải phóng tạo dạng base tự do bằng các kiềm trung bình và kiềm mạnh)
1. Hòa tan hỗn hợp alcaloid base/dmhc (CH2Cl2), thêm từ từ vừa đủ từng phần dd acid, các alcaloid có
tính base mạnh hơn sẽ tạo muối trước. Mỗi lần thêm acid, lắc, để phân lớp, thu được pha nước là các
phân đoạn của từng alcaloid dạng muối.
2. Hòa tan hỗn hợp alcaloid base/dd acid, thêm từ từ vừa đủ từng phần dd kiềm, các alcaloid có tính base
yếu hơn được giải phóng ra dưới dạng base tự do. Mỗi lần thêm kiềm, hỗn hợp được lắc với dmhc
(CH2Cl2), thu được các phân đoạn của từng alcaloid.

Phương pháp kết tinh phân đoạn (phần này t làm đúng theo mục tiêu nhá, nếu mn muốn xem đầy đủ thì
xem trong slide nhá).
- Nguyên tắc:
+ Kết tinh là quá trình tách chất rắn dưới dạng tinh khiết từ các trạng thái ban đầu khác nhau của chúng
(thể hơi, thể lỏng, dd quá bão hòa).

44
+ Để 1 chất kết tinh phải tạo ra dd quá bão hòa của chất đó bằng cách loại 1 phần dung môi, OTAT&PTH
thay đổi
nhiệt độ, ph, hoặc dùng đối dung môi
+ Để phân riêng các hoạt chất từ 1 hỗn hợp bằng phương pháp kết tinh, các hoạt chất phải có độ tan
và khả năng kết tinh khác nhau. Khi kết tinh trong điều kiện thích hợp (loại, lượng dung môi, dẫn chất,
pH, nồng độ...). Sẽ thu được tinh thể sạch của chất ít tan.
- Phạm vi áp dụng: Sản phẩm thường là các đơn chất như muối alc, flavonoid, terpen, đường,... có độ tinh
khiết cao.
- Ưu điểm:
+ Đơn giản.
+ Hiệu suất cao.
+ Sản phẩm có độ tinh khiết cao.
+ Dễ nâng quy mô.
- Nhược điểm:
+ Tốn thời gian.
+ Tốn năng lượng làm lạnh.
Đề số 5_ K72

45

You might also like