You are on page 1of 20

6.

1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BÁNH RĂNG


Trong thiết kế, thường dung các dạng bộ truyền bánh răng sau:
1. Bánh răng trụ: truyền chuyển động giữa 2 trục song song.
2. Bánh răng nón: truyền chuyển động giữa 2 trục cắt nhau (góc 90o).
3. Trục vít và bánh vít: truyền chuyển động giữa 2 trục chéo nhau.
4. Bánh răng - thanh răng: dùng để truyền chuyển động quay thành tịnh tiến và ngược lại.
6.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BÁNH RĂNG

- Bánh răng được dùng cho các chi tiết truyền động.
- Bánh răng truyền chuyển động quay nhờ sự ăn khớp giữa các răng
của bánh răng dẫn động và bánh răng bị động. Dạng răng ( profin)
hầu hêt là đường thân khai.
Gọi u là tỉ số truyền thì: u= = n1: số vòng quay bánh dẫn
n2: số vòng quay bánh bị dẫn
Z1: số răng bánh dẫn
Z2: số răng bánh bị dẫn
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ

1.Cấu tạo
2.Công dụng
3.Các thông số
4.Vẽ quy ước
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
1.Cấu tạo

(Pt)
(B)

(da)

(ha)

(hf)

(d)
(df)
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
1.Cấu tạo
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
2.Công dụng
Bộ truyền bánh răng trụ dùng để truyền chuyển động
quay từ trục này đến trục kia, biến nó từ chuyển động quay
thành chuyển động tịnh tiến và thay đổi số vòng quay.

Bánh răng trụ ăn khớp ngoài Bánh răng trụ ăn khớp trong
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
3.Các thông số
Dãy 1 1 1.25 1.5 2 2.5 3 4 5 6 8 10 12 16 20
Dãy 2 1 1.25 1.375 2.25 2.25 2.75 3.5 4.4 5.5 7 9 11 14 18 22
- Số răng: Z
- Bước răng: Pt

- Modun: m= với m được tiêu chuẩn hóa


- Đường kính vòng đỉnh: da=m(Z+2)
- Đường kính vòng đáy: df=m(Z-2,5)
- Đường kính vòng chia: d=m.Z
- Chiều cao đỉnh răng: ha=m
- Chiều cao chân răng: hf=1.25m
- Chiều cao răng: h=ha+hf
- Chiều dài răng: B=(6…12)m (chiều dày vành răng)
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
Đối với bánh răng trụ có moayơ. Khi bánh
3.Các thông số
răng có đường kính lớn, người ta thường
- Bề dày vành răng: n = (2  4)m khoét lõm để giảm khối lượng bánh răng. Vì
- Màng nối: e = (3  3,6)m
- Đường kính moayơ: dm = (1,6  2)dlỗ vậy, kết cấu của bánh răng sẽ có dạng liền
- Chiều dài moayơ: Lm = (1,5  3)dlỗ trục như hình bên dưới
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
4.Vẽ quy ước bánh răng trụ Đường tròn đỉnh

Trên hình chiếu vuông góc với trục


- Đường tròn mặt trụ đỉnh: vẽ nét liền đậm.
- Đường tròn chia: vẽ nét chấm gạch mảnh.
- Đường tròn mặt đáy không vẽ.
Đường tròn chia
Trên hình cắt dọc trục
- Đường sinh mặt trụ đỉnh: vẽ nét liền đậm.
- Đường sinh mặt trụ chia: vẽ nét chấm gạch
mảnh.
Đường sinh đỉnh
- Đường sinh mặt trụ đáy: vẽ nét liền đậm.
- Phần răng bị cắt nhưng quy định không kẻ các
đường gạch gạch.
Đường sinh đáy
Đường sinh chia
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
4.Vẽ quy ước bánh răng trụ
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
4.Vẽ quy ước bánh răng trụ có moayơ
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
4.Vẽ quy ước bánh răng trụ răng nghiêng và răng V

Nét liền mảnh

Bánh răng trụ răng thẳng răng nghiêng răng chữ V


6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
4.Vẽ quy ước bánh răng trụ có moayơ
Ví dụ: Vẽ quy ước bánh răng trụ có moayơ, biết m=4, Z=18,
đường kính lỗ 20mm.
- Số răng: Z - Bề dày vành răng: n = (2  4)m
- Bước răng: Pt - Màng nối: e = (3  3,6)m
- Đường kính moayơ: dm = (1,6  2)dlỗ
- Modun: m= - Chiều dài moayơ: Lm = (1,5  3)dlỗ
- Đường kính vòng đỉnh: da=m(Z+2)
- Đường kính vòng đáy: df=m(Z-2,5)
- Đường kính vòng chia: d=m.Z
- Chiều cao đỉnh răng: ha=m
- Chiều cao chân răng: hf=1.25m
- Chiều cao răng: h=ha+hf
- Chiều dài răng: B=(6…12)m
6.2 VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG TRỤ
4.Vẽ quy ước bánh răng trụ có moayơ
Ví dụ: Vẽ quy ước bánh răng trụ có moayơ, biết m=4, Z=18, đường kính lỗ 20mm.
- Số răng: Z =18

- Modun: m= =4
- Đường kính vòng đỉnh: da=m(Z+2)= 4*(18+2) = 80 (mm)
- Đường kính vòng đáy: df=m(Z-2,5) = 4*(18-2,5) = 62 (mm)
- Đường kính vòng chia: d=m.Z = 4*18 = 72 (mm)
- Chiều dài răng: B=(6…12)m = 2440 (mm)

- Bề dày vành răng: n = (2  4)m = 8  20 (mm)


- Màng nối: e = (3  3,6)m = 12  14.4 (mm)
- Đường kính moayơ: dm = (1,6  2)dlỗ = 32  40(mm)
- Chiều dài moayơ: Lm = (1,5  3)dlỗ = 30  60(mm)
6.3 VẼ QUY ƯỚC BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ ĂN KHỚP
ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÁNH RĂNG ĂN KHỚP: CÓ CÙNG MÔĐUN m
Trên hình chiếu vuông góc với trục BR
- Đường tròn chia của 2 BR tại chỗ ăn
khớp vẽ bằng nét chấm gạch mảnh tiếp
xúc nhau.
- Hai đường tròn đỉnh răng vẽ bằng nét
liền đậm.

Đường tròn đỉnh Đường tròn chia


6.3 VẼ QUY ƯỚC BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ ĂN KHỚP
ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÁNH RĂNG ĂN KHỚP: CÓ CÙNG MÔĐUN m
Trên hình cắt dọc trục
- Bánh dẫn động: đường sinh đỉnh và chân
răng vẽ nét liền đậm.
- Bánh bị dẫn: đường sinh đỉnh răng phần ăn
khớp vẽ bằng nét đứt, đường sinh chân răng
vẽ nét liền đậm.
Đường sinh đỉnh Đường sinh đỉnh
bánh bị dẫn và chân răng bánh
(nét đứt) dẫn(nét liền đậm)

Đường sinh chân


bánh bị dẫn
(nét liền đậm)
6.3 VẼ QUY ƯỚC BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ ĂN KHỚP
ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÁNH RĂNG ĂN KHỚP: CÓ CÙNG MÔĐUN m
Trên hình cắt dọc trục Trên hình chiếu vuông góc với trục BR
6.3 VẼ QUY ƯỚC BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ ĂN KHỚP
TRÌNH TỰ VẼ QUY ƯỚC BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ
1. Tính toán thông số của 2 bánh răng
2. Vẽ 2 đường trục của bánh răng với khoảng cách aw =
3. Vẽ 2 đường tròn chia d1 , d2 và đường sinh chia
4. Vẽ 2 đường tròn đỉnh da1 và da2
5. Vẽ chiều dài răng B
6. Nếu là hình cắt dọc, vẽ đường sinh chân răng bằng nét liền đậm.
7. Tính toán và vẽ các kích thước còn lại
8. Đối với lỗ bánh răng có lắp then, tra bảng P1-18,19,20 [1] trang 157, 158, 159.

[1]. Trần Hữu Quế, Vẽ kỹ thuật cơ khí tập 1, NXB Giáo dục 2005.
6.3 VẼ QUY ƯỚC BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ ĂN KHỚP
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Vẽ cặp bánh răng trụ răng thẳng ăn khớp, biết: m=5, Z1=10, Z2=16. Bánh răng chủ động có
chiều dài răng bằng màng nối và chiều dài moayơ: B = e = Lm = 36mm, dlỗ1 = 22mm. Bánh
răng bị động có màng nối e = 12mm, B = 36mm, n = 10, Lm = 45mm, dlỗ2 = 24mm

You might also like