You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA RĂNG HÀM MẶT


BỘ MÔN PHẪU THUẬT MIỆNG-HÀM MẶT

ỨNG
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS DỤNG
Trương Nhựt Khuê
Học viên thực hiện:
BOTOX
Huỳnh Hửu Trang BOTULIN
Thanh 22850111774
Trần Duy
22850111758
UM
TRONG
ĐIỀU TRỊ
BỆNH LÝ
MỤC LỤC
VÙNG
Trang
MIỆNG
Mở đầu..................................................................................................................1
VÀ HÀM
MẶT
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BOTOX
1.1. Botox là gì?.....................................................................................................2
1.2. Lịch sử Botox.................................................................................................3
1.3. Cơ chế hoạt động của botox...........................................................................4

Chương 2: ỨNG DỤNG BOTOX TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÍ VÙNG


MIỆNG- HÀM MẶT
2.1. Giải phẫu ứng dụng mô mềm vùng măt-cổ....................................................7
2.2. Phạm vi ứng dụng của Botulinum trong miệng và hàm mặt..........................10
2.3. Kỹ thuật điều trị Botox...................................................................................12
2.4. Đối tượng, ưu điểm, tác dụng phụ và dự phòng khi tiêm Botox....................17
Tài liệu tham khảo
1

MỞ ĐẦU
Nhiệm vụ của Nha sĩ là làm cho răng trông "thật tuyệt" và mang lại cho mọi
người một nụ cười khỏe mạnh và xinh đẹp. Trong 30 năm qua, Nha Khoa thẩm mỹ
đã phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là khi nói đến các kỹ thuật cải tiến như
làm trắng răng và mặt dán sứ veneers hay răng sứ.

Nếu răng đã đẹp mà phần còn lại của khuôn mặt chưa thật sự "ổn", thì Nha
Khoa thẩm mỹ chưa thật sự phát huy hết sức mạnh của mình. Như vậy, mối liên hệ
giữa việc đảm bảo có một hàm răng thật đẹp và một vùng mặt hoàn hảo cần được
quan tâm một cách đầy đủ và đó là nhiệm vụ của một Bác sĩ Răng hàm mặt.
Các Bác sĩ là những chuyên gia y tế có tay nghề cao, ngoài kiến thức được học ở
nhà trường, họ còn phải tiếp tục đào tạo qua những khoá đào tạo chuyên sâu như
implant, venner, răng sứ,... Trong quá trình học, các Bác sĩ Răng hàm mặt sẽ có
được kiến thức chuyên sâu về giải phẫu khuôn mặt từ trán xuống cằm. Hơn nữa, họ
có thể đưa ra những chẩn đoán và lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân về các vấn đề
liên quan đến vùng răng - hàm - mặt. Họ quen thuộc hơn với cách giải quyết các
biến chứng phát sinh ở vùng mặt vì họ thực hiện nhiều kỹ thuật xâm lấn ở vùng
mặt hơn bất kỳ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nào khác như phải nhổ răng, chỉnh
hình,... Ngoài ra, các Bác sĩ Răng hàm mặt cũng là một trong những chuyên gia
chính xác nhất khi họ thường xuyên tiêm thuốc tê vào nướu trong quá trình điều trị
nha khoa, vì vậy, có thể đảm bảo rằng các mũi tiêm thường không đau và nhanh
chóng.
Mặc dù các Bác sĩ sẽ phải được đào tạo các kỹ thuật tiêm Botox, nhưng với các
kiến thức chuyên môn sâu ở vùng hàm mặt, họ có thể giúp bệnh nhân thoải mái
hơn trong quá trình điều trị. Do đó, các Bác sĩ hoàn toàn phù hợp với việc sử dụng
Botox cũng như các chất làm đầy để giúp bệnh nhân có một khuôn mặt hoàn hảo
với một hàm răng đẹp.
2

Chương I

TỔNG QUAN VỀ BOTOX

1.1. Botox là gì?

Hiện nay, chất vốn được sử dụng để làm mờ các nếp nhăn và rãnh nhăn trên
khuôn mặt - Botox (botulinum toxin A) đang nhận được rất nhiều sự chú ý trong
lĩnh vực nha khoa. Botox là tên thương mại của botulinum toxin. Kể từ khi được
giới thiệu trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ vào những năm 1980, botulinum
toxin đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm nha khoa, da
liễu, nhãn khoa, phẫu thuật thẩm mỹ, y học nói chung,…

Botox có nguồn gốc từ vi khuẩn C. botulinum , có trong nhiều môi trường tự


nhiên, bao gồm đất, hồ, rừng và đường ruột của động vật có vú và cá. Các vi khuẩn
và bào tử C. botulinum xuất hiện tự nhiên nói chung là vô hại. Vấn đề chỉ nảy sinh
khi bào tử biến nạp và số lượng tế bào tăng lên. Tại một thời điểm nhất định, vi
khuẩn bắt đầu sản xuất độc tố Botulinum, chất độc thần kinh gây chết người gây
ngộ độc thịt.

Các chế phẩm thương mại của độc tố Botulinum bao gồm:

 Onabotulinumtoxin A (Botox)
 Abobotulinumtoxin A (Dysport)
 Incbotulinumtoxin A (Xeomin)
 Rimabotulinumtoxin B (Myobloc)
 Prabotulinumtoxin A (Jeuveau)

Botox là tên gọi phổ biến của phương pháp tiêm một chất đạm do vi khuẩn
clostridium botulinum tiết ra – độc tố botulinum. Ban đầu, người ta sử dụng
3

botulinum toxin loại A: BoNT-A (Botox®) trong phẫu thuật mắt và não vì nó có
tác dụng ngăn chặn luồng xung động thần kinh, làm yếu phần cơ mặt dưới da,
không cho chúng co giật. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã phát hiện ra các vết
rạn chân chim ở đuôi mắt và vết nhăn trên trán biến mất. Từ đó hình thành ý tưởng
về một công dụng mới của botulinum, đó là giúp là phẳng các nếp nhăn trên da.

1.2. Lịch sử ra đời Botox

Justinus Kerner đã phát hiện ra loại độc tố này từ xúc xích thối và báo cáo
vào năm 1829. Năm 1897, Giáo sư Emile Pierre van Ermengen đến từ Bỉ đã phát
hiện ra vi khuẩn yếm khí có khả năng hình thành bào tử từ thịt lợn muối và từ một
xác chết bị nhiễm botulinum. Kể từ đó, vi khuẩn này được đặt tên là Clostridium
botulinum và protein exotoxin BTX-A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến
trang thế giới thứ hai bùng nổ, người ta đã tinh chế botulinum để sử dụng làm vũ
khí và các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu sử dụng BTX-A tinh chế để tìm ra cơ
chế hoạt động của nó và tác động của nó đối với cơ chế co thắt cơ. Năm 1973,
Alan B.Scott là người đầu tiên sử dụng Botulinum để điều trị bệnh lác. Kể từ năm
1979, khi FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chính thức
phê duyệt Botulinum để điều trị bệnh lác; chất này đã sử dụng rộng rãi cho nhiều
mục đích điều trị khác nhau.

Việc ứng dụng botulinum trong phẫu thuật miệng và hàm mặt bắt đầu từ
năm 1982, khi mà Jan Carruthers bắt đầu sử dụng để giảm khối cơ và làm căng da,
từ đó chất này đã được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ. Đó là vào năm 1990,
Botox lần đầu tiên được dùng cho vùng đầu và cổ, cụ thể là cho một bệnh nhân bị
chấn thương sọ não. Smyth đã quan sát thấy Botox có tác động đáng kể ở những
người hàm bạnh (do phì đại cơ cắn hai bên). Theo công bố của Freund trên tạp chí
vào năm 2002, ông đã quan sát thấy hiệu quả tốt khi sử dụng Botox cho những
bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2001, tiến sĩ
4

Kerusus đã thuyết trình về quy trình xóa nếp nhăn của Botox cho mục đích thẩm
mỹ. Ở Hàn quốc, chất này đã được sử dụng trong nhiều chuyên ngành khác nhau
bao gồm nha khoa (phẫu thuật miệng và hàm mặt, thuốc uống), phẫu thuật thẩm
mỹ, da liễu, nhãn khoa, phẫu thuật nói chung và phẫu thuật chỉnh hình… Mỗi ứng
dụng chuyên khoa của Botox đều có chỉ định y tế riêng.

1.3. Cơ chế hoạt động của Botox

Botulinum Toxin ngăn chặn truyền thần kinh cơ bằng cách liên kết với các
vị trí chấp nhận trên các đầu dây thần kinh vận động hoặc giao cảm, đi vào các đầu
dây thần kinh và ức chế giải phóng acetylcholine. Sự ức chế này xảy ra khi chất
độc thần kinh tách SNAP-25, một thành phần protein để kết nối và giải phóng
acetylcholine thành công từ các túi nằm trong đầu dây thần kinh.

Hình: cơ chế hoạt động trên các đầu dây thần kinh
5

Botulinum tác động ở màng trước khớp thần kinh, thâm nhập vào các túi
chuyên chở và ức chế giảm sự phóng thích Acetylcholin (là một chất trung gian
dẫn truyền thần kinh), do đó làm tê liệt, ngăn cản dẫn truyền thần kinh qua khớp
thần kinh (synap thần kinh).
 Giai đoạn gắn: Botulinum được gắn
vào các điểm tiếp nhận ở màng trước
khớp thần kinh.
 Giai đoạn xâm nhập: đi qua màng tế
bào để vào bên trong các đầu tận
thần kinh.
 Giai đoạn hoạt động (Giai đoạn độc
tính): gồm nhiều bước để làm ức chế
phóng thích Acetylcholin:
Chuỗi L nhẹ (Light chain) là phần độc
tính của Botulinum. Bình thường, một điện
thế hoạt động xuất hiện ở đầu tận thần kinh
sẽ kích thích luồng ion Calci đi vào bên
trong, tiếp theo nó kích thích các túi chứa
Acetylcholin giải phóng ra ngoài bào
tương. Botulinum không tác động lên
luồng ion Calci đi vào. Nó có tác dụng phân giải một cách chọn lọc các protein cơ
bản gắn kết với màng tế bào, mà các protein này có vai trò là trung gian gắn các túi
khớp thần kinh với bề mặt màng tế bào, cho phép sự phóng thích xảy ra. Các
Botulinum làm tổn thương các protein này, sẽ gây tắc nghẽn quá trình gắn kết các
túi khớp thần kinh với màng tế bào và làm nghẽn quá trình phóng thích các
Acetylcholin (Ach) vào các khe khớp thần kinh.
Tại mức độ phân tử:
Botulinum cắt chọn lọc Protein SNAP-25 (synaptosomal-associated protein) ở
mức phân tử, là một phần của phức hợp cần thiết để giải phóng các túi chứa khớp
thần kinh khỏi các đầu tận thần kinh (xem phần trên). Khi Botulinum phá huỷ
SNAP-25, hiệu qủa rõ ràng nhất lên sự giải phóng các túi khớp thần kinh trong đáp
ứng khử cực. Mặc dù SNAP-25 tập trung ở màng bào tương của các đầu tận thần
kinh, chúng còn thấy ở những vị trí khác trong tế bào. Do đó, về lý thuyết,
Botulinum ngoài việc ngăn cản quá trình giải phóng Acetylcholin có thể hoạt động
trực tiếp qua các cơ chế khác và làm tổn thương các chức năng khác của tế bào.
6

Như vậy với cơ chế này thì chúng có tác dụng dãn cơ , Botulinum làm bất hoạt
một cách chọn lọc các đầu tận thần kinh chứa Cholin bằng cách phong bế sự phóng
thích Acetylcholin >>> Tác động này có hiệu qủa nhất tại các bản thần kinh-cơ, do
đó có tác dụng làm yếu và giảm trương lực các cơ vân. Botulinum không gây tổn
thương chết các tế bào thần kinh vận động, chỉ gây phong bế tạm thời dẫn truyền
thần kinh-cơ. Được ứng dụng điều trị co cứng hơn 20 năm nay trên thế giới.
Tác dụng tại cơ được tiêm Botulinum:
Tiêm trực tiếp Botulinum vào trong cơ co cứng có thể làm giảm co cứng một
cách chọn lọc. Botulinum được khuếch tán vào bản thần kinh-cơ và xâm nhập vào
các đầu tận thần kinh có chứa Cholin, Botulinum phân cắt chọn lọc protein SNAP-
25 (là một thành phần cần thiết cho việc phóng thích các túi khớp thần kinh từ các
đầu tận thần kinh). Khi Botulinum phá hủy SNAP-25, sự phóng thích các
Acetylcholin vào khe khớp thần kinh khi có hiện tượng khử cực sẽ bị giảm đi. Tác
dụng này sẽ được truyền theo sợi trục tới các tế bào vận động ở sừng trước tủy
sống cùng bên.
7

Chương II
ỨNG DỤNG BOTOX TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VÙNG MIỆNG-HÀM MẶT
2.1. Giải phẫu ứng dụng mô mềm vùng mặt – cổ
Cách truyền thống để đánh giá khuôn mặt là xét khuôn mặt từ ba phần phần
trên, phần giữa và phần dưới. Tuy nhiên, cách tiếp cận này khá hạn chế, vì không
dựa trên chức năng của khuôn mặt. Từ góc nhìn chức năng, khuôn mặt có thể chia
thành một mặt phía trước và hai mặt ở phía bên. Phía trước của mặt phát triển nhô
lên, thực hiện các nhu cầu tồn tại cơ bản, đặc biệt là cho giao tiếp và những biểu
hiện trên khuôn mặt. Ngược lại, mặt phía bên chủ yếu bao phủ các cấu trúc của hệ
thống nhai. Các cơ co của vùng mặt được đặt ở bên ngoài lớp cân của vùng mặt
trước, chủ yếu là xung quanh mắt và miệng. Khu vực di động cao này được cấu
trúc nhằm cho phép di động tốt và chúng dễ dàng bị thay đổi theo thời gian. Ngược
lại, vùng mặt bên tương đối bất động vì chúng bao phủ lên các cấu trúc của hệ cơ
nhai, như cơ thái dương, cơ cắn, cùng tuyến mang tai và ống tuyến, tất cả đều nằm
sâu dưới các cân sâu. Cơ ngoài duy nhất chỉ có ở mặt bên là cơ bám da cổ ở phần
ba dưới, mở rộng ra trước đến ngang mức của góc miệng.

Mô mềm của vùng mặt trước được chia thành hai phần; một phần chúng phủ
lên xương và phần lớn hơn còn lại bao gồm các cơ thắt biệt hoá cao nằm sâu trong
các hốc xương. Khi các mô mềm che phủ ổ mắt và khoang miệng, chúng bị biến
đổi do không có lớp cân sâu nâng đỡ. Theo đó, sự nâng đỡ không từ hốc bên dưới,
8

mà từ mép của các hốc này. Sự chuyển tiếp giữa các vùng này, thường không nhìn
thấy ở thời tuổi trẻ, mà sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Các mô mềm của khuôn mặt được sắp xếp đồng tâm từ nông vào sâu gồm
năm lớp cơ bản: (1) da; (2) lớp dưới da; (3) lớp cân cơ nông; (4) lớp dây chằng và
các khoang; và (5) màng xương và lớp cân sâu.

Lớp 1: Da
Lớp biểu bì là lớp giàu tế bào chủ yếu bao gồm các thế bào keratinocyte khác
nhau và một số lượng nhỏ hơn của các hắc tố bào (melanocyte) sản xuất melanin
và các tế bào Langerhans kháng nguyên. Lớp hạ bì là lớp bên dưới của lớp cân bề
mặt cấu trúc và bao gồm chủ yếu là chất căn bản ngoại bào được tiết ra bởi nguyên
bào sợi. Một mạng lưới chằng chịt các mạch máu là một thành phần quan trọng của
lớp hạ bì. Độ dày của lớp hạ bì liên quan đến chức năng của nó và có xu hướng tỷ
lệ nghịch với tính di động của nó. Lớp hạ bì mỏng nhất ở mí mắt và dày nhất trên
trán và đầu mũi.
Lớp 2: Mô xơ mỡ dưới da
Các sợi xơ và lớp mỡ hợp thành lớp mô xơ mỡ dưới da có hai thành phần: lớp
mỡ dưới da, là lớp tạo nên độ dày, và thành phần xơ liên kết lớp xơ mỡ với lớp hạ
bì. Số lượng, tỷ lệ và sắp xếp của từng thành phần là khác nhau ở các vùng khác
nhau trên khuôn mặt. Ở da đầu, lớp dưới da có độ dày và độ đồng đều nhất quán cố
định cho lớp hạ bì. Ngược lại, ở vùng mặt nói riêng, lớp dưới da có sự thay đổi
đáng kể về độ dày và thành phần đi kèm. Ở các vị trí chuyên biệt như mí mắt và
9

môi, lớp này mỏng đáng kể và có ít mỡ. Ở các khu vực khác, chẳng hạn như đoạn
mũi-môi, lớp này rất dày. Hơn nữa, các dây chằng xơ không đồng đều trên bề mặt,
mà thay đổi về hướng và mật độ theo các cấu trúc giải phẫu sâu bên dưới. Rõ ràng
khi giải phẫu lớp 4 bên dưới được mô tả, tại vị trí của dây chằng níu giữ, những sợi
cân của da có hướng thẳng đứng là dày đặc nhất và có hiệu quả nhất trong việc
nâng đỡ cho các mô mềm phía trên và đồng thời tạo thành các ranh giới phân chia
với lớp mỡ dưới da.
Lớp 3: Hệ thống cân cơ nông
Các cơ giúp biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt. Tất cả các cơ biểu lộ cảm xúc
trên khuôn mặt chủ yếu được nằm trên và xung quanh hốc mắt, khoang miệng.

Lớp 4: Các khoang dây chằng


Đó là một khu vực nhiều phức tạp và chứa đựng các cấu trúc sau: (1) khoang
mô mềm; (2) dây chằng níu giữ; (3) các cơ lớp sâu và đầu bám xương của các cơ
mặt; và (4) các nhánh thần kinh mặt, đi từ sâu đến nông. Về chức năng, một loạt
các khoang mô mềm tồn tại trong lớp 4 cho phép chuyển động độc lập của các cơ
quanh hốc mắt và quanh hốc miệng để biểu hiện cảm xúc. Các dây chằng níu giữ
của mặt được đặt trong ranh giới giữa các khoảng mô mềm và các chức năng nhằm
để củng cố ranh giới này.
Lớp 5: Màng xương và lớp cân sâu
Các cân sâu, lớp mô mềm sâu nhất của khuôn mặt, hoặc là màng xương , nơi
mà nó phủ lên trên xương. Trên vùng mặt bên, nơi cơ của hệ nhai (cơ thái dương
và cơ cắn) phủ lên trên xương, lớp cân sâu là lớp cân phủ lên các cơ, cân thái
dương sâu phủ cơ thái dương phía trên cung gò má, và cân cắn phủ cơ cắn bên
10

dưới cung gò má. Các cân tuyến mang tai cũng là một phần của lớp cân sâu. Cân
cổ sâu là lớp tương ứng ở cổ, nơi nó bao bọc các cơ trên móng và chia tách để tạo
thành khoang dưới hàm dưới có chứa tuyến dưới hàm. Các cân sâu, mặc dù mỏng,
sờ nắn được, cứng chắc và gắn với các dây chằng níu giữ của mặt. Tại các hốc
xương, nơi cân sâu không có, chúng được thay thế bằng một lớp lót di động có
nguồn gốc từ các khoang, đó là kết mạc ở mắt hoặc niêm mạc miệng.
2.2. Phạm vi ứng dụng của Botox botulinum trong miệng và hàm mặt
Các nếp nhăn ở giữa hai chân mày, vết chân chim ở đuôi mắt, nếp nhăn xuất
hiện quanh mắt khi cười, nếp nhăn ngang trên trán và hàm bạnh là chỉ định phổ
biến nhất của phương pháp tiêm Botulinum toxin. Ngoài ra, chất này còn có những
ứng dụng khác như điều trị chứng nghiến răng, làm mềm da và điều trị sẹo, bao
gồm cả sẹo lồi, điều trị đau đầu ở những bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương
hàm và cũng được sử dụng để giảm lực cắn tối đa trong thời gian đầu gắn implant
răng tức thì. Tại Hàn quốc, nghiên cứu về ứng dụng của Botulinum toxin trong đau
dây thần kinh số V hay dây thần kinh sinh ba và giảm đau do viêm miệng đang
được tiến hành.
2.3. Kỹ thuật điều trị Botox
2.3.1. Phương pháp pha loãng Botulinum
Đối với Botox, pha loãng với 2.0cc nước muối hoặc nước cất. Tỉ lệ là 5 BU
cho mỗi 0.1cc.
Sử dụng ống tiêm 5cc, hút hơn 3cc không khí và bơm vào lọ Botulinum
toxin. Kiểm tra xem không khí có được hút vào lọ hay không. Nếu không khí
không được hút vào lọ thì chứng tỏ lọ đó không được hút chân không và cần bỏ đi.
Để đạt được nồng độ dung dịch pha loãng mong muốn, nên chuẩn bị sẵn các phần
dung dịch nước muối sinh lý cho từng lọ, thường chuẩn bị 2.5cc. Tiêm 2.5cc nước
muối bình thường vào Botulinum toxin và sau đó “nhẹ nhàng” trộn đều (không lắc
vì khi lắc, liên kết disulfide bao gồm cả chuỗi nặng và chuỗi nhẹ bị phá vỡ và làm
giảm hiệu quả của sản phẩm). Bằng cách này có thể pha loãng Botulinum toxin và
sẵn sàng tiêm bằng ống tiêm 1cc.
2.3.2. Xác định liều tùy theo vùng điều trị
Botulinum toxin có thể dễ dàng lan rộng bằng cách xâm nhập vào các mô và
lớp mô liên kết sẽ làm giảm sự khuếch tán của sản phẩm. Khi tiêm 10 BU Botox
11

hoặc BTXA, hiệu ứng giãn cơ sẽ diễn ra trong một vùng hình tròn với đường kính
3 cm từ điểm tiêm.

 Đối
với
các
nếp

nhăn ở giữa hai đầu lông mày và nếp nhăn quanh mắt thì tiêm 2 - 4 BU (8 -
10 DU) cho mỗi điểm tiêm.
 Đối với vùng trán, tiêm 4 - 5 điểm (12 - 20 BU), 2 điểm cho vùng giữa hai
đầu lông mày (10 - 35 BU) và 3 điểm cho các nếp nhăn xung quanh mắt (12 -
24 BU)
 Đối với vấn đề hàm bạnh, mỗi điểm tiêm 8 - 10 BU vào cơ cắn và cần tiêm 3
đến 4 điểm.
12

Phương pháp tiêm được sử dụng cho nếp nhăn trán, nếp nhăn quanh mắt,… Liều tiêu chuẩn được
ước tính dựa trên liều Botox và BTXA (công thức của Carruthers)

Vì botulinum toxin sẽ lan đều ra 2.5 – 3 cm từ các điểm tiêm nên cần tiêm cách
xa những khu vực có dây thần kinh quan trọng. Trong trường hợp cần điều trị các
nếp nhăn trán, cần tiêm cách lông mày ít nhất 1.5 cm để tránh bị sụp hoặc sưng phù
mí mắt.

2.3. Ứng dụng Botox trị liệu


Cơ chế điều trị của botulinum toxin có thể được phân thành ba:
13

 Điều trị dựa trên cơ chế làm thư giãn, tê liệt cơ. Thường được ứng dụng để
trị nếp nhăn ở mắt và trên trán.
 Điều trị dựa trên cơ chế giảm khối cơ. Thường được ứng dụng để điều trị cơ
nhai hoặc cơ bắp chân.
 Điều trị bằng cơ chế dược lý làm giảm các điểm kích hoạt trong sợi cơ và
giảm các chất gây đau như chất P và serotonin được giải phóng trong các tế
bào cơ bằng cách gây tê liệt và thư giãn cơ.
a. Đau nửa đầu mãn tính
Chứng đau nửa đầu mãn tính là một rối loạn dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống
liên quan đến sự khó chịu. Botulinum có thể được sử dụng để điều trị rối loạn này.
Liều dùng: Liều lượng khuyến cáo là pha loãng 200 U/4 mL hoặc 100 U/2 mL,
với nồng độ cuối cùng là 5 U trên 0,1 mL, đường dùng tiêm bắp tại mỗi vị trí để
điều trị chứng đau nửa đầu mãn tính. Nên tiêm thuốc theo 7 vùng cơ đầu/cổ. Lặp
lại sau mỗi 12 tuần.
b. Co thắt xương hàm
Đây là loại co thắt cơ bắp xảy ra do sự co thắt của tất cả các cơ bắp và cơ bắp
hàm dưới. Rối loạn này làm khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, gây ra nguy
cơ các bệnh răng miệng. Botulinum giúp giảm các triệu chứng co thắt của cơ bắp.
c. Đau dây thần kinh sinh ba
Đây là một rối loạn thần kinh đơn phương ảnh hưởng đến cơ bắp dẫn đến đau
dữ dội, cấp tính. Botox có thể được sử dụng như một phương thức điều trị bổ trợ ở
những bệnh nhân này giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Liều
lượng Botulinum toxin type A 25-100 đơn vị với tỷ lệ đáp ứng 68-86%
d. Nghiến răng
Botulinum toxin là một chất có khả năng làm tê liệt các cơ thông qua việc gây
ức chế sự giải phóng acetylcholine ở đầu dây thần kinh bằng cách tác động lên
điểm giao thần kinh -cơ. Nhờ đó mà chất này có thể làm giảm sự co cơ và giảm áp
lực cắn lên tới 20 - 30% ở cơ nhai. Botulinum toxin dự kiến sẽ đóng vai trò quan
trọng nếu tác dụng dược lý chung của chất này được ứng dụng đúng cách trong nha
khoa. Đặc biệt, việc sử dụng botulinum toxin đang ngày càng trở nên phổ biến vì
nhiều trường hợp nghiến răng do sai lệch khớp cắn đã được điều trị thành công và
14

sự cải thiện về tật nghiến răng đã được quan sát thấy trong các trường hợp mà
nguyên nhân không phải do sự co thắt cơ nhai.
Kể từ khi Van Zandijcke và các cộng sự (1990) lần đầu tiên báo cáo hiệu quả
điều trị của Botox trong điều trị tật nghiến răng, phương pháp này đã được ứng
dụng rất phổ biến. Thường chỉ cần tiêm vào cơ cắn là đủ để điều trị chứng nghiến
răng mà không cần tiêm vào các cơ nhai khác như cơ thái dương, cơ chân bướm
trong và cơ chân bướm ngoài, cơ hai thân và cơ cằm - móng. Trên thực tế, nhiều
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây là cách để ngăn ngừa rối loạn chức năng nuốt hoặc
rối loạn chức năng nhai nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia
trong lĩnh vực phẫu thuật nha khoa, vì cơ thái dương đóng vai trò quan trọng trong
việc giảm tật nghiến răng nên tốt nhất vẫn cần tiêm botulinum toxin vào cả cơ cắn
và cơ thái dương nếu có thể.
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều chỉnh khớp
cắn và dùng máng nhai, botulinum toxin giúp giảm đáng kể hiện tượng nghiến
răng. Các tài liệu nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của Ivanhoe và các cộng sự đã
báo cáo rằng botulinum toxin đã được chứng minh là có thể tạm thời ngăn chặn các
triệu chứng nghiêm trọng của tật nghiến răng trong khoảng thời gian 3 tháng ở một
bệnh nhân bị tổn thương não do ngừng tim.
Theo To và cộng sự, khối cơ cắn đã giảm 31% trên ảnh siêu âm và điện cơ đồ 3
tháng sau khi tiêm. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng trong số 9 cơ cắn được
tiêm trong thử nghiệm thì có 6 cơ duy trì trạng thái teo trong suốt 1 năm. Do đó,
chúng ta có thể giả định rằng lực cắn giảm do
teo cơ cắn giúp ngăn ngừa tật nghiến răng
bằng cách tạm thời gây ra sự thay đổi môi
trường trong khớp cắn. Nói chung, kết quả thử
nghiệm cho thấy lực cắn giảm đi tới 20 - 40.
Dựa trên kinh nghiệm của tác giả: Liều
tiêm cho cơ cắn và cơ thái dương trong điều trị
chứng nghiến răng:
1. Cơ cắn: 25 - 30 BU (BTXA, đơn vị
Botox) cho mỗi bên
2. Cơ thái dương: 15 - 20 BU (BTXA) cho
mỗi bên
Hình: Các khu vực được tô màu xanh lam biểu thị cho cơ thái dương
và cơ cắn, điểm màu đen biểu thị cho điểm tiêm và khoảng 10 BU được
tiêm vào mỗi điểm. Vùng tam giác được tô màu xanh lá tượng trưng
cho phần phì đại của cơ cắn
15

e. Quai hàm bạnh


Nguyên nhân khiến hàm dưới bạnh và vuông thường là do phì đại cơ cắn. Ở
những người có dạng hàm này, góc hàm dưới bạnh sang hai bên (khi nhìn từ đằng
trước) và nhô về phía sau (khi nhìn từ bên cạnh), khiến cho khuôn mặt có hình
vuông. Hàm bạnh được chia thành hai dạng: một là do phì đại cơ cắn lành tính hay
phì đại cơ cắn và hai là do kích thước, hình dạng của cấu trúc xương hàm, bao gồm
cả góc hàm dưới.
Hàm bạnh có thể được chỉnh sửa bằng cách can thiệp phẫu thuật cho những
trường hợp mà nguyên nhân là do cả xương và cơ. Phương pháp tiêm botulinum
toxin thường chỉ được khuyến nghị cho những người mà hạm bạnh đơn thuần là do
phì đại cơ cắn hoặc những trường hợp đã phẫu thuật gọt hàm thành công.
Năm 1880, Tiến sĩ Legg là người đầu tiên phát hiện vấn đề phì đại cơ cắn ở một
bé gái 10 tuổi không hề có tiền sử gia đình đặc biệt hay thói quen ăn uống bất
thường, và kể từ đó nhiều trường hợp tương tự đã được phát hiện liên tục. Bác sĩ
Gunery đã tiến hành một phẫu thuật qua đường rạch bên trong miệng đầu tiên vào
năm 1947 để khắc phục vấn đề này và hiệu quả đã được nhiều nhà nghiên cứu khác
công nhận. Sau đó, vào năm 1994, kể từ khi Smyth và Moore cùng các cộng sự
đồng thời tuyên bố tính hiệu quả của phương pháp tiêm Botox để điều trị phì đại
cơ cắn thì phương pháp này đã được ứng dụng rất phổ biến tại Hàn Quốc.
Năm 1990, Schnider và cộng sự đã báo cáo rằng sau khi tiêm botulinum toxin
vào cơ cắn (cơ đích) thì họ có thể quan sát thấy sự teo cơ đáng kể diễn ra trong 3
đến 8 tuần và hiệu quả vẫn tiếp tục duy trì trong 25 tháng mà không thấy tác dụng
phụ. Từ năm 2001, tiêm Botox được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau ở Hàn
Quốc như phẫu thuật hàm mặt, da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh hình, và còn
nhiều lĩnh vực khác đang được nghiên cứu.
Phân loại:
Loại I: là hàm bạnh do phì đại cơ cắn và cấu trúc xương bình thường, góc hàm
dưới nhô sang bên khi nhìn từ phía trước nhưng bình thường khi nhìn nghiêng.
Trong trường hợp này, chỉ cần tiêm botulinum toxin A mà không cần phải can
thiệp phẫu thuật là đủ để có hiệu quả chỉnh sửa rất cao. Hình ảnh siêu âm cho thấy
cơ cắn phì đại hơn 10mm trong khi ảnh X-quang toàn cảnh và sọ nghiêng không
cho thấy độ nhô ra ngoài của góc hàm dưới. Điều này cũng được quan sát thấy
trong những trường hợp mà góc hàm dưới nhô về phía sau. Phương pháp tiêm
botulinum toxin phù hợp cho những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, phương pháp
16

tiêm botulinum toxin rất khó thay đổi quai hàm khi nhìn nghiêng nên có thể cân
nhắc can thiệp phẫu thuật bổ sung.
Loại II: là hàm bạnh do sự nhô ra của góc hàm dưới trong khi cơ cắn vẫn bình
thường. Những trường hợp này sẽ cần phẫu thuật cắt góc hàm và sau đó có thể
tiêm botulinum toxin để cải thiện nốt. Sau phẫu thuật, khuôn mặt sẽ bị sưng phù,
khiến bệnh nhân cảm thấy không khác gì so với lúc trước. Trong những trường hợp
này thì có thể tiêm botulinum toxin A.
Loại III: là hàm bạnh do cả phì đại cơ cắn và cấu trúc xương hàm dưới (quan sát
thấy cả khi nhìn từ phía trước và nhìn nghiêng). Vấn đề này thường cần chỉnh sửa
bằng cách phẫu thuật và tiêm botulinum toxin. Nếu chỉ tiêm botulinum toxin để
làm gọn cơ thì khuôn mặt sẽ vẫn bị thô.
f. Phì đại cơ cắn
Những người có hàm dưới rộng hơn so với các bộ phận khác trên khuôn mặt
hoặc hàm dưới hình vuông do cơ cắn quá phát triển có thể điều trị bằng cách tiêm
Botulinum toxin.
Trong một phương pháp thường được sử dụng, trước tiên người tiêm vẽ một
đường tham chiếu từ gờ bình tai đến khóe miệng. Sau đó, botulinum toxin được
tiêm vào 2 điểm, cách nhau 1cm, dọc theo đường kẻ bên trên phần nhô ra của cơ
cắn. Ngoài ra, sẽ cần tiêm them vào hai điểm nữa, một điểm nằm trên đường tham
chiếu 1cm và một điểm nằm dưới đường tham chiếu 1cm (Hình A).
Ngoài ra, có thể tiêm 50% liều Botulinum toxin vào trung tâm của vùng an toàn
và 25% liều tại 2 điểm khác trong vùng này. Vùng an toàn là vùng được xác định
bởi đường nối dái tai với khóe miệng, bờ bên dưới của hàm dưới cùng với bờ trước
và sau của cơ cắn (Hình B)
Một biến thể của kỹ thuật này là tiêm 3 đến 4 điểm trong khoảng 1.5cm trên góc
của hàm dưới (Hình C)
Một số kỹ thuật sử dụng các điểm tiêm phân bố đồng đều trong cơ cắn. Các
đường viền được tạo ra bởi bờ dưới của cung gò má, bờ hàm dưới và bờ trước, sau
của cơ cắn. Sau đó, 6 điểm được tiêm một lượng Botulinum toxin bằng nhau thoe
dạng lưới, các điểm cách nhau 1cm (Hình D)
17

Các kỹ thuật tiêm Botulinum toxin để thu gọn kích thước cơ cắn.

(A) Sử dụng đường tham chiếu từ gờ bình tai đến khóe miệng,

(B) Xác định vùng an toàn, (C) Tiêm bên trong phạm vi góc của hàm dưới,

(D) Tiêm theo dạng hình lưới hoặc (E) Tiêm vào 3 điểm theo hình tam giác

g. Ứng dụng trong thẩm mỹ hàm mặt


Các nếp nhăn trên khuôn mặt có thể được điều trị bằng Botox.  Tuy nhiên, cần
xác định cơ chế bệnh sinh của nếp nhăn để có hướng điều trị hiệu quả. Nên sử
dụng chất làm đầy (filler) ở mặt dưới và sử dụng Botox cho mặt trên. Khi các nếp
nhăn chủ yếu được gây ra do cơ bắp làm biến dạng da quá mức, Botox là giải pháp
hiệu quả cho điều trị ở mặt dưới. Hiệu quả là tạm thời, kéo dài 3- 6 tháng, tùy
thuộc vào loại điều trị.
Các chỉ định:
 Nếp nhăn giữa lông mày, được gọi là nếp nhăn, nếp nhăn, hoặc nếp nhăn
 Nếp nhăn quanh mắt, được gọi là vết chân chim
 Nếp nhăn ngang trên trán
 Đường ở khóe miệng
Tuy nhiên, FDA chỉ chấp thuận việc tiêm để sử dụng quanh mắt và trên trán.
2.4. Đối tượng, ưu điểm, tác dụng phụ và dự phòng khi tiêm Botox
a. Đối tượng tiêm Botulinum toxin
18

 Cả nam và nữ giới trên 18 tuổi.


 Người muốn khắc phục dấu hiệu lão hóa.
 Người sợ đau, có nhu cầu làm đẹp nhưng không muốn động dao kéo.
 Người đang muốn tìm đến phương pháp làm đẹp vừa an toàn, vừa hiệu quả
và nhanh chóng.
 Người tự ti về khuyết điểm trên cơ thể như nếp nhăn, da mặt chảy xệ, hàm
thô to, cười hở lợi, cơ mặt lỏng lẻo,…
b. Ưu điểm khi tiêm Botulinum toxin
 Không cần phẫu thuật, không gây đau đớn.
 Kết quả trông rất tự nhiên, không gượng gạo, khô cứng.
 Tác dụng của thuốc cho kết quả nhanh chóng sau khi tiêm.
 Không cần nghỉ dưỡng, sinh hoạt bình thường ngay sau khi tiêm.
 Kỹ thuật nhẹ nhàng, thời gian thực hiện rất nhanh chỉ trong vài phút.
c. Tác dụng phụ khi tiêm Botulinum toxin
 Các cơ bắp được tiêm có thể bị đau trong vài ngày sau khi tiêm
 Botox có thể gây suy yếu tạm thời một phần cơ bắp được tiêm
 Khi Botox được sử dụng trong một thời gian dài, nó có thể gây ra teo các cơ
bắp được tiêm. Bệnh teo này có thể hồi phục nếu ngừng điều trị
 Đã có báo cáo về các tác dụng phụ tạm thời như các triệu chứng giống như
cúm, đánh trống ngực, cảm giác ngứa ran hoặc buồn nôn. Những tác dụng
phụ này rất hiếm và thường hết trong vòng 1-2 ngày.
d. Dự phòng khi tiêm Botulinum toxin
Trong 24 giờ sau khi tiêm botulinum toxin, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình
thường, không cần nghỉ dưỡng nhưng lưu ý không được chà xát hoặc xoa bóp các
khu vực vừa thẩm mỹ. Việc này nhằm định hình cho vùng thẩm mỹ đẹp như ý
mong muốn.
Thời gian để botox phát huy hiệu quả là 3 – 4 ngày sau khi tiêm. Bệnh nhân sẽ
nhận thấy hiệu quả tối đa của phương pháp này sau 14 ngày. Để duy trì tác dụng,
19

bạn sẽ được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ và cần thực hiện thêm thủ thuật này
theo liệu trình để kéo dài hiệu quả.
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. C. Kontis, G. Lacombe (2020), Kỹ thuật tiêm thẩm mỹ filler và botox , NXB
Thieme
2. Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Trọng Hào (2022), " Nghiên cứu tính hiệu quả
và an toàn của kỹ thuật tiêm botulinum toxin A trong phì đại cơ cắn", Tạp
chí y dược lâm sàng 108, 17 (03).
3. Nguyễn Trọng Hào, Phạm Thị Thanh Giang (2020), " Đánh giá hiệu quả và an
toàn của botulinum toxin tiêm vi điểm làm giảm độ nhờn, nếp nhăn và lỗ
chân lông da mặt, Tạp chí y dược lâm sàng 108, 15 (08).
4. J. Kim, K. Lee (2015), Clinical Anatomy for Botulinum Toxin Injection ,
Clinical Anatomy of the Face for Filler and Botulinum Toxin Injection,
Springer Science, pp 55-92
5. D. Jensen, L. Cohen (2016), Bolutinum Toxins, Cosmetic Dermatology:
Products and Procedures 2nd edition, John Wiley & Sons, pp 364-374.
6. K. Seo (2017), Botulinum toxin for asian, Springer Science, pp 377- 391

You might also like