You are on page 1of 96

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

HỌC VIỆN TÒA ÁN

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP HỌC VIỆN

“ÁP DỤNG CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO THÔNG TIN
SAI SỰ THẬT-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:


Lê Thị Vân-040101080-A, K4
Trần Hà My-040101267-D, K4
Nguyễn Thị Kim Ngà-040101051-A, K4
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Như Hưng

Hà Nội, năm 2022


2

LỜI CAM ĐOAN


Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu khoa học do nhóm tác giả thực hiện, các
kết luận, số liệu trong công trình nghiên cứu là
trung thực và đảm bảo độ tin cậy./.

Xác nhận của Nhóm sinh viên thực hiện đề tài


Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ

BTTH Bồi thường thiệt hại

BLDS Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự

BLHS Bộ luật Hình sự

TAND Tòa án Nhân dân

Nxb Nhà xuất bản


4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
MỤC LỤC 4
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 8
2.1. Về sách chuyên khảo, giáo trình 8
2.2. Về các tạp chí, bài báo 8
2.3. Về các công trình khác 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu 9
4.1. Phương pháp luận 10
4.2. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thức tiễn 10
5.1. Ý nghĩa lý luận 10
5.2. Ý nghĩa thực tiễn 11
6. Cơ cấu đề tài 11
PHẦN NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thông tin sai sự thật và bồi thường thiệt hại do
thông tin sai sự thật. 12
1.1.1. Thông tin 12
1.1.2. Thông tin sai sự thật 13
1.1.3. Thiệt hại do thông tin sai sự thật 16
1.1.4. Bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật 18
1.2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
thông tin sai sự thật 19
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường tiệt hại do thông tin sai sự thật 19
1.2.2. Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
21
5

1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi thông tin sai
sự thật 22
1.3.1. Có thiệt hại xảy ra 23
1.3.2. Có hành vi vi phạm pháp luật về thông tin gây thiệt hại 26
1.3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về thông tin và thiệt
hại xảy ra 26
1.3.4. Có lỗi của người gây ra thiệt hại 27
1.4. Sơ lược về quá trình phát triển pháp luật về bồi thường hiệt hại do thông tin
sai sự thật tại Việt Nam. 28
1.4.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 29
1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 29
1.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại 30
1.4.4. Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 31
1.5. Quan niệm của một số nước trên thế giới và Việt Nam về thiệt hại và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật 33
1.5.1. Quan niệm về thiệt hại do thông tin sai sự thật 33
1.5.1.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới 33
1.5.2. Quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật 37
1.5.2.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới 37
1.5.2.2. Quan niệm của Việt Nam 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO THÔNG TIN SAI SỰ THẬT 44
2.1. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật 44
2.2. Chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật 48
2.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 48
2.2.2. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại 51
2.3. Hành vi vi phạm pháp luật về thông tin 52
2.4. Thiệt hại được bồi thường và xác định thiệt hại 53
2.4.1. Thiệt hại được bồi thường 53
2.4.2. Xác định thiệt hại 57
2.5. Mức bồi thường 59
2.6. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường 61
6

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP


HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO THÔNG TIN SAI SỰ THẬT 64
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật qua một số vụ việc cụ thể về bồi thường thiệt hại
do thông tin sai sự thật gây ra 64
3.1.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do
thông tin sai sự thật 64
3.1.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật qua một số vụ việc điển hình đã được
giải quyết qua những năm gần đây 66
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật 73
3.2.1. Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt
Nam về bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật 73
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật 74
3.2.2.1. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại 74
3.2.2.2. Quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường, chủ thể có trách nhiệm
bồi thường 75
3.2.2.3. Quy định cụ thể về yêu cầu chứng minh thiệt hại do thông tin sai sự thật 76
3.2.2.4. Xây dựng hệ thống phương pháp để xác định mức độ thiệt hại do thông tin
sai sự thật gây ra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân. 78
3.2.2.5. Quy định về mức bồi thường 80
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do
thông tin sai sự thật. 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 83
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 88
7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm
trung tâm của của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con
người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Bất cứ cộng đồng nào
cũng chỉ tồn tại bằng cách truyền tin, dù nó mới chỉ là tiếng nói, tín hiệu, hình ảnh hay
cử chỉ.
Ngày nay, những đổi mới trong công nghệ thông tin đặc biệt về truyền thông xã
hội đang đưa thế giới đến thời đại của các phương tiện truyền thông đại chúng, và con
người được tiếp cận thông tin với tốc độ nhanh chóng. Thay vì chỉ tiếp cận thông tin
qua sách, báo, tivi, radio như trước đây, việc xuất hiện thêm các mạng xã hội hiện nay:
Zalo, Facebook, Instagram, TikTok YouTube, v.v đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho
thông tin sai sự thật xuất hiện và lan truyền. Từ đó đặt ra thách thức trong việc kiểm
chứng thông tin cho tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ, thông
tin sai sự thật một khi xuất hiện và lan truyền sẽ gây nên nhiều hệ lụy khác nhau như
xâm phạm uy tín, tài sản của cơ quan, tổ chức; xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản,
sức khỏe thậm chí là tính mạng của cá nhân; gây hoang mang dư luận, cản trở việc
điều hành, quản lý của Nhà nước, v.v.
Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid - 19 đang diễn ra hết sức căng thẳng
như hiện nay, một số đối tượng đã lợi dụng tình hình này để đăng tải, lan truyền thông
tin sai sự thật nhằm giật tít, câu view hòng trục lợi cá nhân. “Theo Bộ Thông tin và
Truyền thông, tin giả về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19
thời gian qua có dấu hiệu gia tăng. Thống kê của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam
(VAFC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm
nhận được hơn 1,1 nghìn lượt báo cáo tin giả. Sau quá trình xác minh, Trung tâm đã
công bố dán nhãn 38 tin giả, tin sai sự thật. Trong đó, nhiều nội dung trong số này
liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam.”1 Hệ quả gây ra từ việc làm này là không hề nhỏ
nó tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, tinh thần của người dân và nhất là công tác
phòng chống dịch bệnh của toàn Đảng, toàn dân ta. Không ít người đã tin theo những
bài đăng thất thiệt sử dụng các loại thuốc chữa Covid-19 chưa được Bộ y tế cấp phép
dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang, v.v. Ngoài loại vi-rút Covid-19 thì chúng ta còn
phải đối mặt với một loại vi-rút thông tin sai sự thật gây thiệt hại nghiêm trọng không
kém.
Chính vì mức độ thiệt hại nghiêm trọng của thông tin sai sự thật, cho nên quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động tiêu cực từ thông tin
sai sự thật được nhiều ngành luật khác nhau bảo vệ.
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
người cung cấp thông tin sai sự thật có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời, nếu gây thiệt hại thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường. Xét khía cạnh pháp luật dân sự và tố tụng dân sự có thể thấy rằng
vấn đề áp dụng chế tài BTTH là vấn đề quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do thông tin sai sự thật.
1
Đỗ Văn Quân, Lại Thị Hà (2021), “Kiểm soát và giảm thiểu tác hại xã hội của tin giả”, Hội đồng lý luận trung
ương, tại địa chỉ: http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/kiem-soat-va-giam-thieu-tac-hai-xa-hoi-cua-tin-gia.html,
ngày truy cập 08/08/2021.
8

Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm BTTH
do thông tin sai sự thật nói riêng lại là một trong những loại trách nhiệm gây tranh cãi
về căn cứ phát sinh, mức bồi thường, v.v. Hơn nữa, những quy định pháp luật hiện
hành về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở các quy định mang tính “định tính” mà không
phải “định lượng” nên gây khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng trong quá trình nhận thức và áp dụng pháp luật. Mặt khác, trên
thực tế khi cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi
thường cũng gặp nhiều khó khăn do yêu cầu phải chứng minh. Vì vậy, việc hoàn thiện
các quy định pháp luật về BTTH do thông tin sai sự thật là yêu cầu vô cùng cấp thiết.
Xuất phát từ nhận thức lý luận và thực tiễn nêu trên, nhóm tác giả lựa chọn đề
tài “Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật – thực trạng và giải
pháp” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thông tin sai sự thật đã xuất hiện từ lâu vì những mục đích khác nhau và chúng
gây ra những tác hại không nhỏ đối với hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về các vấn đề pháp lý xoay quanh thông tin sai sự thật còn hạn
chế, đặc biệt là các quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm BTTH trong trường
hợp tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ
chức bị xâm phạm do thông tin sai sự thật hầu như chưa được đề cập.
2.1. Về sách chuyên khảo, giáo trình
- Phùng Trung Tập (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài ngoài hợp
đồng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
- Đinh Trung Tụng (chủ biên, 2017), “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân
sự 2015”, Nxb. Lao động, Hà Nội.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
- Đoàn Phan Tâm (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án -
Tập 2, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Về các tạp chí, bài báo
- Tạ Quang Đạo (2021), “Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch covid-
19”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tại địa chỉ: https://dangcongsan.vn/canh-
bao-thong-tin-gia/bai-1-muon-kieu-tin-gia-tin-sai-su-that-ve-dich-covid-19589097.
html, ngày truy cập: 09/10/2021.
- Đỗ Văn Quân, Lại Thị Hà (2021), “Kiểm soát và giảm thiểu tác hại xã hội của
tin giả”, Hội đồng lý luận trung ương, tại địa chỉ: http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-
doi/kiem-soat-va-giam-thieu-tac-hai-xa-hoi-cua-tin-gia.html, ngày truy cập:
08/08/2021.
9

- Nguyễn Hồng Hải Đăng (2020), “Tin giả: Không dễ định nghĩa”, Tia sáng, tại
địa chỉ: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Tin-gia-Khong-de-dinh-nghia-
24187, ngày truy cập 02/09/2021.
- Lê Văn Sua, “Căn cứ pháp lý nào để buộc bồi thường khoản tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại”, Tạp chí Tòa án nhân dân
số 03/2002.
- Tưởng Duy Lượng, “Nguyên tắc tính mức bồi thường do danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân bị xâm phạm”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 03 và số 04/2003.
2.3. Về các công trình khác
- Lê Thị Bích Lan (1999), Một số vấn đề về trách nhiệm BTTH do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu về mặt lý luận: là những quy định pháp luật dân sự Việt
Nam về BTTH ngoài hợp đồng do thông tin sai sự thật gây ra cho cá nhân, cơ quan, tổ
chức và các quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật
trong các ngành luật khác nhau.
- Đối tượng nghiên cứu về mặt thực tiễn: nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa
án nhân dân trong giải quyết yêu cầu BTTH do thông tin sai sự thật và những hạn chế,
vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật dân sự về BTTH do thông tin sai
sự thật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một chế định rất đa dạng và khá phức tạp
trong pháp luật dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về BTTH ngoài hợp đồng trong
trường hợp tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản bị xâm phạm
do thông tin sai sự thật theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự Việt Nam,
trọng tâm là các quy định trong BLDS năm 2005, BLDS năm 2015, BLTTDS năm
2015; những thay đổi của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005. Trên cơ sở so
sánh các quy định pháp luật nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật dân sự
về BTTH do thông tin sai sự thật.
Ngoài ra, nhóm tác giả còn nghiên cứu, rà soát sự tương thích giữa các quy định
của pháp luật về thông tin sai sự thật trong các ngành luật như Bộ luật hình sự; Luật xử
lý vi phạm hành chính; Luật Tiếp cận thông tin; Luật thương mại; Luật Báo chí; Luật
Bảo vệ người tiêu dùng; Luật quảng cáo,v.v để xác định căn cứ BTTH do thông tin sai
sự thật trong các lĩnh vực khác nhau.
Cuối cùng, từ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
dân sự về BTTH do thông tin sai sự thật đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy
10

định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài BTTH do thông tin sai sự thật, từ đó
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận triết học Mác- Lênin: tìm kiếm, lựa chọn, vận dụng các
phương pháp để thực hiện các hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; Quan điểm của Đảng về cải
cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền trong nghiên cứu các quy định của
pháp luật và vận dụng các phương pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về BTTH do
thông tin sai sự thật gây ra.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: nhằm nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện
hành về BTTH ngoài hợp đồng và các tài liệu liên quan qua đó phân tích để hiểu vấn
đề một cách toàn diện nhằm tìm kiếm ra những thông tin quan trọng phục vụ cho quá
trình nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: liên kết, sắp xếp các thông tin lý thuyết đã thu được
một cách có hệ thống có khoa học.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này nhằm
so sánh các quy định của BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 về BTTH do thông tin
sai sự thật gây ra, trên cơ sở đối chiếu các quy định pháp luật chỉ ra những ưu điểm,
hạn chế và vận dụng để hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam đối với vấn đề
này. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp này để đối chiếu, rà soát các
quy định của pháp luật Việt Nam về thông tin sai sự thật trong các ngành luật khác
nhau để tìm sự chồng chéo nếu có.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thức tiễn
Đề tài là công trình khoa học đầu tiên đề cập đến vấn đề lý luận thực tiễn của
pháp luật Việt Nam về các vướng mắc trong áp dụng chế tài BTTH do thông tin sai sự
thật gây ra một cách có hệ thống và chuyên sâu. Vì vậy kết quả nghiên cứu đề tài có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng.
5.1. Ý nghĩa lý luận
- Phân tích những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức do thông tin sai sự thật gây ra từ đó giúp nhận
thức được việc cần phải quản lý nguồn thông tin một cách chặt chẽ.
- Tổng quát đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam về vấn đề BTTH về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ
chức do thông tin sai sự thật gây ra, từ đó thấy được những lỗ hổng về mặt pháp lý
trong việc áp dụng chế tài này.
- Đề xuất được những định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam về BTTH do thông tin sai sự thật gây ra.
11

5.2. Ý nghĩa thực tiễn


Hạn chế và khắc phục một phần thiệt hại do thông tin sai sự thật, từ đó góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về BTTH do thông tin sai sự
thật.
6. Cơ cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng pháp luật việt nam về bồi thường thiệt hại do thông tin
sai sự thật
Chương 3: Thực tiễn áp dụng: định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự
thật.
12

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thông tin sai sự thật và bồi thường thiệt hại
do thông tin sai sự thật.
1.1.1. Thông tin
Trong bất kỳ xã hội nào, thông tin luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống
hằng ngày cũng như trong quá trình phát triển của con người. Ngày nay, khi xã hội
bước sang giai đoạn kỷ nguyên số, thời đại phát triển nhanh chóng về công nghệ thông
tin, chúng ta sẽ không khó để bắt gặp các thuật ngữ thông tin số, xã hội thông tin, nền
công nghiệp thông tin, quyền lực thứ tư v.v. nhưng để hiểu rõ về khái niệm của thông
tin không phải ai cũng nắm được. Vậy thông tin là gì ?
Có thể nói, thông tin là một khái niệm cơ bản của khoa học và khái niệm trung
tâm của xã hội. Trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ xã hội hay trong
các hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức trao đổi thông tin nhất định.
Mọi tri thức đều được xây dựng từ những “viên gạch” thông tin về những điều đã diễn
ra, về những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm. Và lượng thông tin mà con người trao
đổi và tiếp nhận thể hiện được bản chất và chất lượng về những mối quan hệ của con
người. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay thông tin trở thành
nguồn tài nguyên đặc biệt và nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, là công cụ điều
hành sản xuất và quản lý xã hội, là cơ sở của các hoạt động chuyển giao tri thức và trở
thành đối tượng của nhiều ngành nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về thông tin cũng như có nhiều khái niệm về
thông tin được đưa ra. Giữa một số khái niệm được đưa ra vẫn còn có sự mâu thuẫn và
chưa thống nhất về định nghĩa và cách tiếp cận. Ví dụ: Từ điển Oxford English
Dictionary thì cho rằng thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri
thức, là tin tức”; Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức “Thông
tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm
sự hiểu biết của con người”. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong việc sử dụng
thuật ngữ này là do thông tin là một khái niệm trừu tượng, con người không thể sờ mó
được mà chỉ bắt gặp trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó.
Từ Latin “Informatio” gốc của từ hiện đại “information” có hai nghĩa. Một, nó
chỉ hành động rất cụ thể tạo ra một hình dạng (forme); Hai, tuỳ thuộc vào tình huống,
nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. 2
Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, thông tin là sự đa dạng được phản
ánh mang tính khách quan bằng ngôn ngữ, ký hiệu, hình ảnh,… hay nói rộng hơn là
bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. Vì vậy thông tin
cũng mang tính khách quan, không lệ thuộc vào ý thức chủ quan của con người với tư
cách là chủ thể phản ánh. Dựa vào sự phản ánh các cấp độ tổ chức vật chất, họ phân
chia thông tin thành 3 loại; Thông tin trong thế giới vô sinh (tự nhiên vô sinh), thông
tin trong thế giới hữu sinh (tự nhiên hữu sinh) và thông tin trong xã hội con người (Xã
hội người). Như vậy mỗi cấp độ tổ chức vật chất đều có sự phản ánh và nội dung của
sự phản ánh đó chính là thông tin. Tuy nhiên những thông tin ấy chỉ là những thông tin

2
Đoàn Phan Tâm (2001), “Thông Tin học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.18.
13

dưới dạng tiềm năng (thông tin tiềm năng). Các thông tin đó chỉ trở thành thông tin
thực hiện khi chúng được con người nhận thức và sử dụng trong đời sống.
Theo quan điểm của lý thuyết thông tin thì thông tin là sự loại trừ tính bất định
của hiện tượng ngẫu nhiên. Họ cho rằng sự vật luôn vận động, ở trạng thái bất định và
chứa đựng tính ngẫu nhiên, tăng độ hiểu biết về một tin tức nào đó tức là giảm độ
chưa biết hoặc độ bất định của nó.
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy
định về giải thích thuật ngữ thông tin như sau: “Thông tin là tin, dữ liệu được chứa
đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bài viết, bản in, bản điện
tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan
nhà nước tạo ra”. Như vậy, có thể thấy Lluật Tiếp cận thông tin chỉ quy định về các
thông tin được chứa đựng trong các văn bản, hồ sơ, tài liệu do cơ quan nhà nước tạo ra
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mà không phải là thông tin
nói chung, thông tin truyền miệng hay thông tin do chủ thể khác ngoài nhà nước tạo ra.
“Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng,
phán đoán làm tăng thêm hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình
giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện
tượng quan sát được trong môi trường xung quanh”.3
Các khái niệm về thông tin ở trên đã cho chúng ta thấy được một cái nhìn bao
quát về thuật ngữ thông tin: thông tin là sự đa dạng được phản ánh mang tính khách
quan và vô hình; được con người tiếp nhận và chuyển giao thành tri thức; tồn tại dưới
nhiều dạng băng đĩa, báo chí, sách vở, hồ sơ, hình ảnh, v.v. Bên cạnh đó, thông tin còn
là hoạt động truyền tin của con người. Nghiên cứu về khái niệm thông tin giúp chúng
ta có thể dễ dàng tiếp cận được các khía cạnh của thông tin, là cơ sở để chúng ta
nghiên cứu các vấn đề về thông tin liên quan trong phạm vi nghiên cứu cũng như các
vấn đề khác trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay.
1.1.2. Thông tin sai sự thật
Trong cuộc sống của con người cũng như trong quá trình vận động của xã hội
đã tạo ra lượng thông tin vô cùng khổng lồ. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông
đại chúng ngày càng phát triển đa dạng như sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình
và gần đây nhất là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, con người càng có nhiều cơ
hội tiếp cận khối lượng lớn thông tin từng giờ, từng ngày. Ngoài việc mang lại những
lợi ích thiết thực cho con người, điều này cũng dẫn đến một vấn đề là “thông tin sai sự
thật” xuất hiện dưới nhiều hình thức phức tạp và tràn lan hơn.
Thông tin sai sự thật xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tin tức giả,
các hình ảnh, các quảng cáo, các hợp đồng, v.v. Về cách gọi, thuật ngữ thông tin sai sự
thật đã được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày cũng như trong môi trường
báo chí, truyền thông và pháp lý, v.v. Trong các tin tức, bài viết, thông tin trên các
phương tiện truyền thông, trong các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu, các văn
bản pháp luật, thuật ngữ thông tin sai sự thật xuất hiện với tần suất lớn. Cụ thể, thông
tin sai sự thật xuất hiện trong Luật tTiếp cận thông tin, Luật an ninh mạng, Luật
tThương mại, Luật bBáo chí, Lluật bBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, v.v nhưng chưa
có một văn bản pháp luật nào quy định khái niệm thông tin sai sự thật. Tuy nhiên, có
3
Đoàn Phan Tâm (2001), Thông Tin học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.18.
14

thể định nghĩa đơn giản về khái niệm thông tin sai sự thật như sau: Thứ nhất, thông tin
sai sự thật là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán không có thực được con
người tạo ra một cách vô ý hoặc có chủ ý ảnh hưởng đến nguồn tri thức của con người
và làm con người nhận thức sai về thực tiễn. Thứ hai, thông tin sai sự thật là hành vi
cung cấp, chia sẻ, tạo dựng những thông tin không có thực do cố ý hoặc do sự thiếu
trách nhiệm làm cho mọi người nhận thức sai về thực tiễn.
Ngoài ra, các thuật ngữ như tin tức giả, “fake news”, tin vịt, được sử dụng phổ
biến, thường xuất hiện với thuật ngữ thông tin sai sự thật và tất cả cách gọi này đều có
liên quan với nhau về phương diện ý nghĩa. Tin giả có thể được hiểu rộng rãi là những
tin tức, bài báo được cố tình đưa lên trên các phương tiện truyền thông với nội dung
không chính xác trong thực tế và điều đó có thể đánh lừa độc giả.4
Theo tổ chức UNESCO5, “Tin giả” (fake news) bao gồm 2 loại: thông tin sai
lệch/xuyên tạc (disinformation) và thông tin không đúng sự thật (misinformation).
Thông tin sai lệch/xuyên tạc (disinformation) là thông tin cố tình tạo ra để gây
hại cho một người, nhóm xã hội, tổ chức hoặc quốc gia. Vì vậy, loại thông tin này để
chỉ hành vi cố ý làm người khác hiểu sai, xuyên tạc sự thật.
Thông tin không thật (misinformation) là chỉ thông tin sai lệch một cách tự
nhiên, có thể do người nói hoặc người đọc hiểu sai vấn đề. Thông tin sai nhưng không
tạo ra với mục đích gây hại.
Theo Himma-Kadakas, Marju6, tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả
mạo, là một loại hình báo chí bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền
qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện truyền thông xã
hội trực tuyến. Thông tin sai lệch thường được đăng dưới hình thức trả tiền cho các
trang đăng tin. Tin giả sau đó thường được nhắc lại là thông tin sai trên phương tiện
truyền thông xã hội nhưng đôi khi cũng tìm được đường đến những phương tiện truyền
thông chính thống. Các tin giả được sinh ra dưới nhiều hình thức và được lan truyền
dưới nhiều mục đích khác nhau:
- Tin tức định hướng thương mại: Những câu chuyện không phải để định hướng
tư tưởng nhưng cũng không phải sự thật, chủ yếu là để tăng lưu lượng tiếp cận cho một
website, từ đó gia tăng doanh thu đến từ quảng cáo.
- Tin tức sai lệch chính trị: Mục đích không phải để kiếm tiền mà là tăng sự ảnh
hưởng. Các tin tức thường được trộn lẫn một phần sự thật. Tuy nhiên, một nửa sự thật
thì không phải sự thật.
- Tin tức giả trên mạng xã hội: Những bức ảnh kèm câu chuyện sai sự thật lan
truyền trên mạng xã hội hoặc Youtube.
- Tin châm biếm, hài hước: Mục đích chỉ để cho vui nhưng vì tính chất không
rõ ràng nên dễ bị lợi dụng, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong các quan điểm được đưa ra, có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định
và phân loại thông tin sai sự thật. Trong thực tế, thông tin sai sự thật hiện diện dưới
4
Allcott và Gentzkow (2017), “Social Media and Fake News in the 2016 Election”, Journal of Economic
Perspectives, 31 (2): 211-36.
5
UNESCO (2005), Development of Information Literacy through School Libraries in South-East Asian
Countries (IFAP Project 461RAS5027), Bangkok, 12p.
6
Himma-Kadakas, Marju (2017), “Alternative facts and fake news entering journalistic content production
cycle”, Cosmopolitan Civil Societies: An Interdisciplinary Journal, 9 (2), 25–41, doi:10.5130/ccs.v9i2.5469
15

nhiều hình thức khác nhau, xuất hiện dưới nhiều định dạng có thể truyền được như báo
in, báo điện tử, các video, các hình ảnh, các trang điện tử, thông tin được chia sẻ từ các
trang mạng xã hội, v.v hay là các tin không có tính lan truyền như các thông tin trong
hợp đồng lao động, trong lời khai, v.v. Do hình thức tồn tại của thông tin sai sự thật rất
đa dạng và phức tạp, cho nên việc nhận diện và phân loại thông tin sai sự thật là một
công việc không hề đơn giản. Căn cứ vào tính lan truyền và phạm vi ảnh hưởng của
thông tin sai sự thật, phân loại thông tin sai sự thật thành thông tin sai sự thật có tính
lan truyền và thông tin sai sự thật không có tính lan truyền.
Thông tin sai sự thật có tính lan truyền là những thông tin sai lệch, bịa đặt hoặc
chưa được kiểm chứng mà người tạo ra nó muốn hướng đến nhiều chủ thể tiếp cận và
phạm vi lan truyền của nó càng rộng thì hậu quả càng nghiêm trọng. Những người tạo
ra thông tin này hiểu rõ nhu cầu tin tức của đại bộ phận người dân, họ biết được thông
tin nào sẽ thu hút được nhiều người quan tâm và cách để thu hút sự quan tâm của
nhiều người. Chúng đánh vào tâm lý muốn tiếp cận thông tin nhanh chóng, dễ dàng
của người đọc để tạo ra thông tin đáp ứng nhu cầu đó của người dân. Sự xuất hiện và
phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đặc biệt là mạng xã hội đã trở thành
mảnh đất màu mỡ làm cho thông tin sai sự thật bén rễ, phát triển nhanh chóng và mạnh
mẽ. Chưa bao giờ, việc tiếp cận thông tin lại trở nên dễ dàng và tiện lợi như ngày nay,
chỉ cần một click chuột, chúng ta có thể nắm cả tình hình thế giới trong tầm tay và chỉ
cần một click chuột, chúng ta có thể chia sẻ thông tin đó đến nhiều người. Chính sự dễ
dàng trong tiếp cận và chia sẻ thông tin đó đã làm cho việc kiểm soát nguồn tin, xác
thực tính chính xác của thông tin trở nên khó khăn hơn.
Thông tin sai sự thật không có tính lan truyền là những thông tin được tạo ra để
hướng tới đối tượng tiếp cận thông tin cụ thể nhằm che giấu một sự thật hoặc nhằm đạt
được mục đích đã đề ra trước đó. Thông tin này khi tạo ra không hướng đến nhiều đối
tượng như thông tin sai sự thật có tính lan truyền mà nó hướng tới đối tượng đã xác
định vì vậy thiệt hại của nó không phụ thuộc vào lượng người đã tiếp nhận mà phụ
thuộc vào người tạo ra thông tin đã đạt được mục đích hay chưa.
Căn cứ vào mục đích và ý chí của người tạo ra thông tin sai sự thật thì thông tin
sai sự thật được chia thành thông tin sai lệch và thông tin bịa đặt.
Trong đó, thông tin sai lệch là thông tin có nội dung không chính xác hoặc
nhầm lẫn, không nhằm mục đích gây hiểu lầm hay là việc truyền bá thông tin không
chính xác hoặc nhầm lẫn một cách vô ý. Thông tin sai lệch xảy ra thường xuyên trong
cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Con người nhận tin tức một cách chớp nhoáng,
hiểu sai hoặc ghi nhớ sai về thông tin dẫn đến việc truyền đạt và thể hiện thông tin sai.
Thông tin sai lệch không quan tâm đến mục đích, vì vậy nó chỉ đơn giản là một thuật
ngữ để chỉ bất kỳ một loại thông tin sai hoặc chưa được kiểm chứng. Thông tin bịa đặt
là những thông tin có nội dung không chính xác hay là việc truyền bá một thông tin
không chính xác một cách cố ý. Thông tin bịa đặt rất mạnh mẽ, có tính huỷ diệt và
chia rẽ; nó được hiểu là một dạng “thông tin ngược” hay “phản thông tin” được tạo ra
để lừa dối hoặc dẫn dắt người khác. Sự khác biệt cơ bản giữa thông tin sai lệch và
thông tin bịa đặt ở ở mục đích của người tạo ra thông tin. Tuy nhiên, đôi khi thông tin
sai lệch và thông bịa đặt lại có mối liên hệ với nhau và do đó được sử dụng để thay thế
cho nhau.7
7
Facts, W, Meanings, M, & Difference (2020), “Misinformation” vs “Disinformation”: Get Informed On The
Difference , tại địa chỉ: https://www.dictionary.com/e/misinformation-vs-disinformation-get-informed-on-the-
difference/, ngày truy cập: 22/09/2021.
16

Hiện nay, chưa có một cách thức cụ thể nào được đưa ra để nhằm nhận biết
thông tin sai sự thật, theo giáo sư Tạ Ngọc Tấn, nguyên giám đốc học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, nhận xét: “Nguồn thông tin vô cùng phức tạp rất khó để kiểm
soát chặt chẽ, với các thông tin về các vấn đề chính trị lại càng phức tạp hơn, càng
khó nhận diện hơn”. Việc nhận biết thông tin sai sự thật chỉ được xác định thông qua
nhận biết thông tin chính thống. Trong bài đăng “Muôn kiểu tin giả, nhận biết thế
nào?” được đăng tải trên trang web của Bộ Công thương chia sẻ về cách “kiểm chứng
cơ sở nguồn tin bằng cách kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin; thường
nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền
nước ngoài (.com, .org…). Các trang mạng chính thống của cơ quan, tổ chức Nhà
nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể, rõ ràng trên
trang. Đối với các trang mạng xã hội của cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã
được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích
xanh)”. Có thể thấy, để xác định là thông tin chính thống hay không cũng là một vấn
đề lớn và khó khăn, bởi nó bị giới hạn vào khả năng tiếp cận thông tin của một số
nguồn được xem là chính thống này. Tuy nhiên, việc xác định nguồn chính thống này
cũng chưa thực sự đầy đủ và chặt chẽ, bởi có những trang mạng xã hội có dấu tích
xanh nhưng vẫn thường xuyên đăng tải các nguồn thông tin sai sự thật gây hoang
mang trong dư luận. Điển hình trong đó là trang Việt Tân trên Facebook thu hút hơn
1,3 triệu người theo dõi, 1,2 triệu người thích và có dấu tích xanh nhưng thường xuyên
đăng tải các thông tin sai sự thật kèm những lời bình mang tính định hướng dư luận
nhằm bôi nhọ uy tín của Đảng và Nhà nước. Như vậy có thể thấy để nhận biết thông
tin sai sự thật càng khó khăn hơn khi các tiêu chí để nhận biết nguồn thông tin chính
thống còn mơ hồ và chưa được chặt chẽ, thậm chí còn chưa thể giúp mọi người có thể
nhận biết giữa thông tin sai sự thật và thông tin chính thống.
Từ những phân tích trên, nhóm tác giả đưa ra quan điểm về Thông tin sai sự
thật là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý hoặc vô ý thông tin không đúng sự
thật hoặc chỉ đúng một phần sự thật nhằm mục đích mục đích trục lợi; xâm phạm
danh dự, uy tín, tài sản của cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín thậm chí là
tính mạng, sức khỏe của cá nhân.
Thông tin sai sự thật còn được hiểu là những thông tin do hành vi cố tình bịa
đặt, xuyên tạc, vu khống hoặc vô ý tạo nên của cá nhân, tổ chức khiến thông tin đó
không còn đúng sự thật nhằm gây hiểu lầm cho người tiếp nhận thông tin để đạt mục
đích trục lợi, xâm phạm danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy
tín thậm chí là tính mạng, sức khỏe của cá nhân.
1.1.3. Thiệt hại do thông tin sai sự thật
Trong bối cảnh internet và truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ, Tổng Y sĩ
Mỹ, ông Vivek Murthy cảnh báo rằng, thông tin sai lệch là một mối đe dọa nghiêm
trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Sức ảnh hưởng của thông tin sai sự thật là khó có
thể lường trước được bởi vì nó kéo theo một loạt hành động, phản ứng của công
chúng, của dư luận mà đôi khi không kiểm soát và dẫn đến những tổn hại thật sự về
kinh tế, chính trị, xã hội. Thông tin sai sự thật đặc biệt nguy hiểm vì nó thường được
tạo ra một cách có chủ đích, và có hỗ trợ và tham gia của công nghệ tự động hiện đại
đặc biệt là internet.
Thông tin sai sự thật có thể dẫn đến những thiệt hại về vật chất và tổn thất tinh
thần cho con người. Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền,
17

do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học của trường Đại học
Luật Hà Nội thì thiệt hại là “tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản
của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ” 8. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 9
quy định tại Điều 307: “Trách nhiệm bồi BTTH bao gồm trách nhiệm BTTH về vật
chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”. Như vậy, về mặt khoa
học luật thực định thì quan điểm phổ biến hiện nay đều cho rằng thiệt hại bao gồm cả
thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về tinh thần bao gồm “tổn thất
về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về mặt tâm lý, tình cảm của cá nhân” và
thiệt hại về vật chất bao gồm “thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, tài sản
bị mất, huỷ hoại, bị hư hỏng; chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại và
những hoa lợi, lợi tức đáng ra thu được nhưng lại không thu được”. Tóm lại, thiệt hại
là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thiệt hại do thông tin sai sự thật là những mất mát về vật chất và tinh thần phát
sinh từ hành vi thông tin sai sự thật. Pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật các
nước trên thế giới nói chung chưa xây dựng được một khái niệm cụ thể về “thiệt hại do
thông tin sai sự thật”. Trên thực tế, một thông tin sai sự thật xuất hiện thì nó gây ra
thiệt hại rất lớn đối với xã hội nói chung đặc biệt là những cá nhân, tổ chức trực tiếp bị
ảnh hưởng bởi thông tin sai sự thật. Thiệt hại đầu tiên mà tất cả chúng ta có thể nhận
thấy được đó là sự xuất hiện của thông tin sai sự thật đã làm “ô nhiễm” nguồn thông
tin của chúng ta. Thông tin không còn làm được nhiệm vụ phản ánh chân thực thế giới,
cung cấp “nguyên liệu” để con người xây dựng thế giới quan và phương pháp luận của
mình mà những thông tin sai sự thật xuất hiện làm cho quá trình tiếp nhận thông tin
của con người bị gián đoạn và làm cho con người nhận thức sai về xã hội nếu không
biết nhận diện thông tin sai sự thật.
Trên thế giới, trường hợp điển hình phải kể đến khi nhắc đến những ảnh hưởng
của thông tin sai sự thật đó là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Sự kiện này
được cả thế giới quan tâm và được đưa ra tranh luận với nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Khi mọi người dân đang xem xét, cân nhắc và chưa có một định cụ thể về việc sẽ ủng
hộ ai, bầu cho ai thì hàng loạt thông tin bịa đặt hoặc thông tin chưa được kiểm chứng
đã được phát tán một cách chóng mặt trên mạng xã hội như: “Giáo hoàng ủng hộ
Trump”, “Hillary bán vũ khí cho IS”, “Mật vụ FBI tình nghi trong vụ rò rỉ thư điện tử
của bà Hillary Clinton được tìm thấy đã chết” đã thu hút sự chú ý lớn của mọi người,
vượt qua cả những thông tin chính thống.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình dịch bệnh viêm đường hô
hấp cấp Covid-19 (SARS-CoV) đang diễn biến phức tạp, lợi dụng tình hình đó, nhiều
đối tượng đã đăng tải và chia sẻ nhiều thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để giúp người dân vượt qua dịch bệnh.
Một trong những sự kiện được nhiều người quan tâm và cũng là một trong
những “Nguồn tài nguyên” phong phú cho những đối tượng khai thác để tạo ra nguồn
thông tin sai sự thật đó là tình hình lũ lụt ở miền Trung. Khi thiên tai xảy ra, đa số
người dân Việt Nam phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”
8
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.118.

9
Nên trích dẫn BLDS 2015.
18

để giúp đỡ người dân miền Trung vượt qua khó khăn. Họ quyên góp, hỗ trợ tiền, thức
ăn, vật tư, thuốc thang giúp người dân, thậm chí đã có nhiều nghệ sĩ bỏ tài sản, sức
khoẻ, công việc của mình và đứng ra kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ đồng bào
miền Trung như Thuỷ Tiên, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, v.v nhưng cuối cùng họ nhận
lại được gì? Chỉ vì những thông tin sai sự thật chưa được kiểm chứng của một số đối
tượng mà họ phải nhận sự nghi ngờ từ phía người dân, nhận được sự quay lưng của
người hâm mộ. Tuy nhiên, người không làm gì trái với lương tâm rồi sẽ được minh
oan. Chiều ngày 23/01/2022, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết cơ quan cảnh
sát điều tra đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với các tin báo, tố giác
một số nghệ sĩ (Thuỷ Tiên, Đàm Vĩnh Hưng,...) thiếu minh bạch trong việc vận động
và sử dụng tiền từ thiện đợt mùa lũ tại miền Trung năm 2020. Quá trình xác minh, Cục
C02 có căn cứ làm rõ các nghệ sĩ trên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt
tiền từ thiện do người dân đóng góp nên không có dấu hiệu phạm tội. C02 làm rõ
lượng tiền vào tài khoản từ thiện còn ít hơn số tiền mà các cá nhân trao đến cho người
dân. Những kết quả điều tra này dựa trên xác nhận của các địa phương. Những ai nói
chờ câu trả lời từ pháp luật thì đã có rồi. Tin hay ko thì tờ A4 đã có dấu đỏ. Nhưng trên
hết là niềm tin của khán giả dành cho họ đã mất đi rất nhiều, và phải rất rất lâu, thậm
chí sẽ ko bao giờ lấy lại được khi ai đó đã có ác cảm. Tòa án lương tâm vẫn phán xét
nếu họ làm sai. Nhưng nếu họ đúng thì ai sẽ lấy lại niềm tin của khán giả dành chọ họ
như trước kia. Sau những điều này, còn ai dám đứng ra vận động ủng hộ giúp dân nữa.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể rút ra được định nghĩa về
“thiệt hại do thông tin sai sự thật”. Thiệt hại do thông tin sai sự thật là những thiệt hại
về vật chất và tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật về thông tin gây ra cho cá nhân,
cơ quan, tổ chức.
1.1.4. Bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
Chế định BTTH ngoài hợp đồng là chế định được áp dụng phổ biến và lâu đời
trong quan hệ dân sự của Việt Nam nói riêng và lịch sử pháp luật thế giới nói chung.
Từ xa xưa, trong quan hệ đời sống dân sự hằng ngày, việc gây thiệt hại của chủ thể này
đối với chủ thể khác không thông qua hợp đồng diễn ra phổ biến và thường xuyên. Do
đó, để đảm bảo được lợi ích của các chủ thể bị xâm hại và có chế tài răn đe thích đáng
đối với các chủ thể thực hiện hành vi xâm hại thì các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam đã xây dựng các quy định pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng từ rất sớm.
Cũng chính lẽ đó, chế định BTTH ngoài hợp đồng được coi là một trong những chế
định cơ bản trong pháp luật dân sự của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tương tự như vậy, các hành vi thông tin sai sự thật dẫn đến hậu quả là gây thiệt
hại thì người có hành đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo nghĩa thông
thường, BTTH được hiểu là việc “đền bù những tổn thất đã gây ra”.
Về mặt pháp lý, BTTH là một dạng nghĩa vụ dân sự phát sinh do hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại. Trong pháp luật dân sự, BTTH là việc đền bù những tổn thất và
khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; vì vậy BTTH là “hình thức trách
nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng
cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại”.
Với quan niệm thiệt hại là sự không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự vật sau
khi chịu sự tác động từ bên ngoài, vì vậy BTTH có thể hiểu là trách nhiệm khôi phục
lại tình trạng ban đầu của sự vật, hiện tượng. Về mặt pháp lý, thiệt hại là những tổn
thất về tài sản, tổn thất tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm; vì vậy,
19

BTTH là sự khôi phục những tổn thất trên bằng cách thức, tiêu chí, biện pháp do pháp
luật đặt ra hoặc do các bên tự thoả thuận.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhóm tác giả tập trung nghiên cứu trách
nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật gây ra dưới dạng trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng. Các trường hợp BTTH ngoài hợp đồng trong dân sự rất đa dạng và phức tạp, từ
đó dẫn đến sự khó khăn trong việc đưa ra một khái niệm cụ thể của BTTH ngoài hợp
đồng; nhưng theo nghĩa rộng, quan hệ BTTH ngoài hợp đồng xảy ra khi có sự vi phạm
một nghĩa vụ chung được được ghi nhận bởi pháp luật dân sự.
Từ cách hiểu về “BTTH” và “BTTH ngoài hợp đồng” như trên, có thể rút ra
khái niệm về BTTH do thông tin sai sự thật như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do thông tin sai sự thật gây ra là một loại trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần phát sinh khi chủ
thể (cá nhân, cơ quan, tổ chức, chủ thể khác) thực hiện hành vi trái pháp luật về thông
tin xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà gây thiệt hại.
Cụ thể, những thiệt hại phải bồi thường do thông tin sai sự thật có thể bao gồm
các khoản sau đây:
- Chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín.
- Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ, chứng minh tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm
do thông tin sai sự thật.
- Chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên phương
tiện thông tin đại chúng.
- Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của
người bị thiệt hại.
- Và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
1.2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do thông tin sai sự thật
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường tiệt hại do thông tin sai sự thật
Pháp luật là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác
thì họ phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi
bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là BTTH. BLDS ra đời đã quy
định trách nhiệm BTTH với tư cách là một chế định dân sự độc lập nhằm khôi phục lợi
ích bị xâm phạm và bù đắp những thiệt hại xảy ra cho người bị thiệt hại. Căn cứ vào
nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm BTTH thường được phân thành trách nhiệm BTTH
theo hợp đồng và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Thông tin sai sự thật gây thiệt hại cả trong hợp đồng và ngoài hợp đồng. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả chỉ đi sâu tìm hiểu về trách
nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH do thông tin
sai sự thật ngoài hợp đồng được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm đó phát sinh khi có đủ 4 điều kiện là: (1) có hành
20

vi vi phạm pháp luật, (2) có thiệt hại xảy ra trong thực tế, (3) có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra, (4) người có hành vi vi phạm có lỗi. 10
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có những đặc điểm pháp lý sau khi phân
biệt với trách nhiệm dân sự dựa trên hợp đồng. “Thứ nhất, trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng là hậu quả pháp lý mà pháp luật quy định khi thấy rằng chủ thể nên gánh
chịu khi vi phạm nghĩa vụ mang tính luật". Việc vi phạm những nghĩa vụ này sẽ dẫn
tới trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Thứ hai, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
với điều kiện cần là tồn tại hành vi bất hợp pháp. Do vậy, không có hành vi bất hợp
pháp không thể quy trách nhiệm BTTH đối với chủ thể pháp luật dân sự. Mục đích
hình thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đó là pháp luật dân sự xem loại trách
nhiệm này như một hình phạt/chế tài đối với những hành vi bất hợp pháp và qua đó
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác khi chịu những thiệt hại do hành vi
bất hợp pháp đem lại (bù đắp thiệt hại về tài sản và tinh thần). Thứ ba, trong mối tương
quan so sánh với trách nhiệm BTTH dựa trên hợp đồng, BTTH ngoài hợp đồng là
trách nhiệm dân sự độc lập, riêng rẽ với đặc tính cưỡng chế mang tính luật rất mạnh.
Khác với trách nhiệm dân sự với tư cách chế tài trong trường hợp tồn tại sự vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng, và như vậy trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng dựa trên pháp
luật về BTTH ngoài hợp đồng và về hình thức được quy định tại BLDS và tại các luật
chuyên ngành”11
Trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật gây ra thường phát sinh trên cơ sở
có hành vi trái pháp luật từ việc bịa đặt, phát tán và lan truyền thông tin sai sự thật, gây
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ
chức. Người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường do hậu quả của
hành vi trái pháp luật mà mình gây ra. Giữa các bên không có sự thỏa thuận trước đó,
vì vậy, trách nhiệm này được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng. Khác với trách nhiệm BTTH theo hợp đồng (giữa hai bên có
quan hệ hợp đồng và thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
đã thỏa thuận trong hợp đồng gây ra), cơ sở của trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự
thật gây ra ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận
trước của các bên và chỉ phát sinh khi một bên có hành vi vi phạm pháp luật về thông
tin gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ BTTH do thông tin sai sự thật được pháp luật quy định, trước thời điểm
phát sinh trách nhiệm, các bên trong quan hệ pháp luật này không có quan hệ với nhau,
quan hệ pháp luật về BTTH do thông tin sai sự thật phát sinh khi có hành vi thông tin
sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, có thể nói rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự
thật là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về
thông tin, gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản
và các lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm khắc
phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần của các cá nhân, cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.

10
Mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
11
Nguyễn Thị Phương Châm, Ngô Thu Trang (2020), Tiến trình phát triển pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng - Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ - Những vấn đề lý luận
hiện đại về nhà nước và pháp luật, Hà Nội, tr.110
21

Quan hệ BTTH do thông tin sai sự thật bao gồm các yếu tố cơ bản sau: chủ thể,
khách thể, các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH.
Về chủ thể, các bên trong quan hệ BTTH do thông tin sai sự thật bao gồm bên
gây thiệt hại – bên có hành vi bịa đặt, phát tán, lan truyền, v.v thông tin sai sự thật, và
bên bị thiệt hại là bất kì cá nhân, tổ chức, chủ thể nào khác chịu thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, uy tín, danh dự và nhân phẩm. Chủ thể hay còn gọi là các bên trong quan hệ
BTTH do thông tin sai sự thật bao gồm: cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các chủ thể này có
quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Trong đó,
một bên được gọi là người có quyền, một bên là người có nghĩa vụ. Để tham gia vào
quan hệ pháp luật BTTH do thông tin sai sự thật, các chủ thể phải có tư cách chủ thể,
cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự
Về khách thể, trong các quan hệ pháp luật, “khách thể là lợi ích vật chất hoặc
tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật”12. Trong quan hệ pháp luật dân sự, khách thể “là đối tượng mà các chủ thể
quan tâm, hướng tới, nhằm tác động tới hoặc hướng vào khi tham gia quan hệ pháp
luật dân sự”13. Trong quan hệ BTTH do thông tin sai sự thật, khách thể mà các bên
hướng tới là quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và
tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra.
Về các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH, trước hết, điều kiện phát sinh
trách nhiệm BTTH được hiểu là tổng hợp các yếu tố cấu thành nên trách nhiệm BTTH.
Quan điểm chính thống hiện nay cho rằng, các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng bao gồm: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật, có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả xảy ra, người gây thiệt
hại phải có lỗi. Tương tự, trong quan hệ pháp luật BTTH do thông tin sai sự thật thì
các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH bao gồm : (1) có thiệt hại xảy ra (2) có hành
vi vi phạm pháp luật về thông tin gây thiệt hại, (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi trái pháp luật về thông tin và thiệt hại xảy ra, (4) có lỗi của người gây ra thiệt hại.
1.2.2. Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai
sự thật
Trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật gây ra ngoài hợp đồng được xác
định là một dạng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng vì những lý do sau đây: (1) Cơ sở
của trách nhiệm BTTH là những quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận trước
của các bên và chỉ phát sinh khi có hành vi thông tin sai sự thật gây thiệt hại, (2) các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể hoàn toàn do pháp luật quy định trước thời
điểm phát sinh trách nhiệm BTTH, các bên trong quan hệ pháp luật này không có quan
hệ gì với nhau, (3) việc bồi thường không phải do vi phạm về nghĩa vụ hợp đồng đã
được các bên thỏa thuận mà là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về thông tin.
Là một dạng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên trách nhiệm BTTH do
thông tin sai sự thật gây ra mang đầy đủ đặc điểm pháp lý của trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng. Ngoài ra trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật còn có những
điểm khác biệt so với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung:
Thứ nhất, hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật về thông tin.
Trong trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật gây ra, bao gồm “hành vi đưa thông
12
Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà
Nội, tr.41.
13
Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp, tlđd chú thích 8, tr.41.
22

tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã
hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ,
xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” 14, “đưa thông tin
sai sự thật xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm
của cá nhân”, “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” 15.
Việc thông tin sai sự thật trên mạng không chỉ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín và tài sản của cơ
quan, tổ chức mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của cộng đồng.
Thứ hai, thiệt hại về hành vi thông tin sai sự thật gây ra bao gồm hai loại: gây
hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó
khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ (gây thiệt hại
cho chủ thể đặc biệt: nhà nước); xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác.
Khác với các trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng khác, thiệt hại do hành vi vi
phạm pháp luật gây ra chỉ là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp
luật do thông tin sai sự thật còn gây hại trực tiếp đến an ninh của một quốc gia. Được
ghi nhận trong BLHS tại các Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 16; Tội làm, tàng trữ, phát
tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.17
Thứ ba, hành vi thông tin sai sự thật có tính lan truyền rộng lớn, khó xác định
phạm vi. Ngày nay, cùng với sự phát triển của internet, thông tin sai sự thật càng có
điều kiện để lan truyền rộng rãi. Thông tin sai sự thật giờ đây không chỉ được lan
truyền bằng miệng từ người này sang người kia mà thông qua các hiệu ứng truyền
thông, mạng xã hội, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Chỉ với một bài đăng có chứa
thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, nhiều người nhấn vào xem, bình luận, chia sẻ sẽ
khiến thông tin đó nhanh chóng lan truyền tới nhiều đối tượng khác nhau và có thể
vượt khỏi phạm vi ranh giới của một quốc gia. Từ đó, thiệt hại của thông tin sai sự thật
gây ra càng lớn và phạm vi tác động của nó có thể phủ khắp tất cả các lĩnh vực hay các
quan hệ xã hội. Trong nhiều trường hợp rất khó để xác định được phạm vi gây thiệt hại
của thông tin sai sự thật.
1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi thông
tin sai sự thật
Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu là tổng hợp
các yếu tố cấu thành nên trách nhiệm BTTH; đồng thời là cơ sở để xác định trách
nhiệm bồi thường, chủ thể bồi thường, chủ thể được bồi thường và mức BTTH.
Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
BTTH mà chỉ quy định các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH được đề cập tại Điều
584 BLDS 2015. Xuất phát từ các nguyên tắc của pháp luật nói chung, nguyên tắc của

14
Điểm d Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.
15
Điểm a khoản 3 Điều 99; điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
16
Điều 331 BLHS năm 2015.
17
Điều 117 BLHS năm 2015.
23

pháp luật dân sự nói riêng và xuất phát từ lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì
khi xem xét trách nhiệm BTTH của một cá nhân, pháp nhân cần phải xét về các yếu tố
khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc xác định và áp dụng trách nhiệm dân sự.
Quan điểm pháp lý chính thống hiện nay cho rằng các điều kiện phát sinh trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng bao gồm: (1) có thiệt hại xảy ra, (2) có hành vi vi phạm pháp
luật, (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại đã xảy
ra, và (4) có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các
trường hợp thông tin sai sự thật gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Được xác định là một
trường hợp cụ thể của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, do đó, về mặt lý luận,
tương tự như trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trách nhiệm BTTH do thông tin sai
sự thật cũng chỉ phát sinh khi có đủ 4 điều kiện sau đây.
1.3.1. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung
cũng như trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật nói riêng, bởi “mục đích của chế
định BTTH ngoài hợp đồng là khôi phục những tổn thất mà người bị thiệt hại phải
gánh chịu” 18 từ hành vi gây thiệt hại. Vì vậy, nếu không có thiệt hại thì không đặt vấn
đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác.
Theo quy định tại các điều từ 589 đến Điều 592 BLDS năm 2015, cùng các quy
định khác của pháp luật có liên quan đến việc xác định thiệt hại và BTTH ngoài hợp
đồng. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tổn thất thực tế
được đề cập ở đây là sự giảm sút, mất mát về lợi ích vật chất, tinh thần, hay những chi
phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu. Bao
gồm:
- Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi
phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng,
khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại;
- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm
chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để
ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm hại;
- Tổn thất về tinh thần. Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều
vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh góa bụa, mồ côi,
sự xấu hổ, v.v về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang
giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động
viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm
ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật, Bộ luật dân sự quy định người xâm hại
phải: “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị
thiệt hại, người thân thích gần gũi của người đó phải gánh chịu.

18
Án lệ Tòa án Tối cao ngày 24/03/1993, Tuyển tập án lệ dân sự quyển 47 số 4, tr.3039.
24

Thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra bao gồm hai loại thiệt hại chính sau
đây:
(i) Thiệt hại do thông tin sai sự thật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của cá nhân; danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức:
Thông tin sai sự thật có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của cá
nhân; danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức tùy thuộc vào mức độ lan truyền và động
cơ, mục đích của người lan truyền thông tin thất thiệt đó.
Ví dụ gần đây nhất là vụ việc các nghệ sĩ bị tố cáo có hành vi lừa đảo nhằm
chiếm đoạt tiền từ thiện ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung. Trước khi thông tin này
được xác minh có dấu hiệu tội phạm hay không thì cộng đồng mạng cũng như người
dân đã quay lưng, chửi bới thậm chí xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các Nghệ sĩ.
Và ngay cả sau khi thông tin trên được xác minh không đúng sự thật thì đâu đó niềm
tin của người dân đối với các Nghệ sĩ cũng không thể quay lại như ban đầu.
Thông tin sai sự thật cũng có thể gây ra thiệt hại về sức khỏe thậm chí là tính
mạng nếu như người tiếp nhận thông tin sai sự thật đó tin tưởng vào thông tin mình
tiếp nhận dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Lấy ví dụ về thông tin nghiên cứu ở Pháp
cho rằng chất nicotine có thể giúp người hút thuốc ngừa bệnh Covid-19 và có thể
dùng như một cách chữa trị 19. Trên thực tế thông tin này là sai sự thật và theo tuyên
bố của WHO những người hút thuốc khi mắc COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh nặng
và tử vong cao hơn 20. Những nguồn tin vô căn cứ không có chỗ đứng trong y tế công
cộng. Bài viết từ Pháp về người hút thuốc ngừa bệnh Covid-19 có giới hạn nghiên cứu
hẹp, chỉ bao gồm nghiên cứu quan sát cắt ngang, lấy một mẫu nhỏ từ một bệnh viện,
chưa được các bác sĩ chuyên môn đánh giá (tiêu chuẩn cho bất cứ nghiên cứu khoa học
nào) và một trong những tác giả có bài tương tự đã dính líu đến nguồn tài trợ từ công
ty thuốc lá. Tuy nhiên, các loại nghiên cứu vô căn cứ và tiêu đề mang tính giật gân này
mang lại nguy hại cho tính mạng con người.
Những thiệt hại về các quyền nhân thân nêu trên đều là những thiệt hại phi vật
chất không thể cân, đo, đong, đếm được vì vậy việc xác định có thiệt hại xảy ra hay
không để làm căn cứ cho việc BTTH cũng gặp không ít khó khăn. Trong khi thiệt hại
vật chất là yếu tố khách quan có thể dễ dàng nhận biết và đo lường thì thiệt hại về tinh
thần lại thiên về mặt chủ quan, trừu tượng, rất khó xác định và quy đổi thành giá trị
kinh tế. Việc xác định thiệt hại về các quyền nhân thân thực chất là xác định những lợi
ích vật chất mà người bị thiệt hại phải chi trả cho việc làm giảm, ngăn chặn và khắc
phục thiệt hại như chi phí điều trị, phục hồi sức khỏe, thu nhập bị mất, giảm sút, v.v.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định buộc người gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, v.v phải bồi thường về nhân thân cho người bị thiệt hại một
khoản tiền bù đắp do tổn thất về tinh thần.
(ii) Thiệt hại do thông tin sai sự thật xâm phạm tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ
chức.

19
Coronavirus FAQs: Smoking & Vaping May Put You At Higher Risk (2021), tại địa chỉ:
https://tobaccofreeca.com/viet/health/covid-19-and-tobacco-what-you-need-to-know/, ngày truy cập 05/03/2022.
20
Tuyên bố của WHO: hút thuốc lá và COVID-19. (2020), tại địa chỉ:
https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/25-05-2020-who-statement-tobacco-use-and-covid-19, ngày truy
cập 05/03/2022.
25

Không chỉ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
mà thông tin sai sự thật còn gây thiệt hại về tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của cá
nhân, cơ quan, tổ chức.
Điển hình chúng ta có thể thấy vụ việc Cơ quan Quản lý thị trường Hà Nội công
bố thông tin sản phẩm xúc xích của Vietfoods có chứa chất gây ung thư:
Vào ngày 20-4-2016, Đội 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bắt giữ,
niêm phong 2,2 tấn sản phẩm của Vietfoods bán cho Công ty thương mại thực phẩm
Hùng Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) gồm Hotdog xông khói, xúc xích Đức
Vietfoods, xúc xích Frank Furter, xúc xích chua Thái Vietfoods.
Khi lập biên bản vi phạm hành chính, Đội 14 Quản lý thị trường Hà Nội đã
quay phim, chụp hình, cung cấp thông tin cho báo chí và truyền hình với nội dung sản
phẩm Vietfoods đã sử dụng chất cấm, chất gây ung thư không được Bộ Y tế cho phép
lưu hành sau khi lấy mẫu bốn loại xúc xích nói trên đi kiểm nghiệm cho kết quả chứa
chất Sodium Nitrate 251 với hàm lượng từ 89-100mg/kg.
Tại buổi họp báo, Vietfoods đưa ra một văn bản của Cục An toàn thực phẩm
thuộc Bộ Y tế ký ngày 23-5-2016 trong đó có nêu: Cục An toàn thực phẩm có ý kiến
chất Natri Nitrat INS 251 (tên gọi khác của Sodium Nitrate 251) không phải là chất
cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết hàm lượng Natri Nitrat INS 251 được phát
hiện trong sản phẩm xúc xích Vietfoods từ 55 100 mg/kg là nằm trong ngưỡng an toàn
cho người sử dụng.
Vietfoods cho biết hậu quả từ thông tin trên báo chí xuất phát từ Đội 14 Chi cục
quản lý thị trường Hà Nội đang ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Vietfoods. “Hơn một tháng qua, cơ sở phải ngừng sản xuất, hơn
100 công nhân nghỉ việc, hàng hóa đều bị thu giữ hoặc bị trả về, thiệt hại tạm tính lên
đến hàng chục tỷ đồng”, thông cáo báo chí của Vietfoods đề cập.21
Với sự xuất hiện của internet là nguồn hỗ trợ cho sự lan truyền nhanh chóng và
hậu quả từ những thông tin sai sự thật đăng tải trên mạng xã hội gây ra là rất lớn.
Trong một số trường hợp, người bị hại rơi vào trầm cảm, xấu hổ, công việc, học tập bị
ảnh hưởng chỉ vì những tin đồn thất thiệt, thậm chí tự tử vì không chịu được áp lực từ
dư luận. Trong lĩnh vực kinh tế, từ người buôn bán nhỏ lẻ đến các công ty, tập đoàn
lớn đều có thể trở thành nạn nhân của những thông tin thất thiệt, bôi nhọ trên mạng xã
hội. Chúng không chỉ tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, dấy lên
sự nghi ngờ, gây ra hoang mang, dao động dẫn đến làm giảm sút lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước mà hệ lụy của những tin “độc” còn ảnh hưởng rất lớn đến đạo
đức, lối sống, nhân cách của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị
phá hoại, văn hóa dân tộc bị mất bản sắc, an toàn xã hội bị đe dọa sẽ tác động mạnh
đến mọi mặt của đời sống xã hội, có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các
giá trị, lối sống và niềm tin.
Như vậy, thông tin sai sự thật dù vô tình hay cố ý đều có khả năng gây ra những
thiệt hại nghiêm trọng. Chính vì thế, việc xác định có thiệt hại xảy ra hay không và

21
Văn Nam (2016), Vietfoods bị thiệt hại nặng sau tin xúc xích gây ung thư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tại địa
chỉ:
https://thesaigontimes.vn/vietfoods-bi-thiet-hai-nang-sau-tin-xuc-xich-gay-ung-thu/, ngày truy cập 09/02/2022.
26

mức thiệt hại như thế nào là điều vô cùng quan trọng trong việc xác định trách nhiệm
bồi thường và phạm vi bồi thường của người gây thiệt hại.
1.3.2. Có hành vi vi phạm pháp luật về thông tin gây thiệt hại
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông
qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm pháp luật về thông tin được hiểu là hành vi không tuân theo
các quy định của pháp luật về thông tin, cụ thể là hành vi thông tin sai sự thật khiến
cho thông tin truyền tải đến đối tượng tiếp nhận không đúng sự thật gây thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân uy tín của cơ quan, tổ chức và
các thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật về thông tin
được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH.
Hành vi vi phạm pháp luật về thông tin được thực hiện phổ biến dưới một số
hình thức sau đây:
Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người gây thiệt hại đã tự đặt
ra và lan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc
phạm đến danh dự của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác.
Hành vi lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện
qua việc người gây thiệt hại tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người
khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình lan truyền là bịa đặt là dấu
hiệu bắt buộc) nhưng vẫn lan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác
biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
Hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực
hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện
kiểm sát, v.v mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi
phạm tội đó.
Hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm
uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm
đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người khác v.v.
Những hành vi vi phạm pháp luật về thông tin nêu trên dẫn đến hậu quả là
thông tin truyền tải là sai sự thật, không thể giữ đúng vai trò của thông tin là phản ánh
sự thật và từ đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân,
uy tín của cơ quan, tổ chức; tài sản và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, cơ quan, tổ
chức.
1.3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về thông tin
và thiệt hại xảy ra
Trong trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật hành vi vi phạm (hay còn gọi
là hành vi trái pháp luật) phải là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thông
27

tin, gây ra hậu quả là thông tin truyền tải không đúng sự thật và từ hậu quả này dẫn
đến gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá
nhân; danh sự, uy tín, tài sản của cơ quan, tổ chức cả về mặt kinh tế lẫn đời sống tinh
thần, thậm chí có thể khiến các nạn nhân có các hành động gây nguy hiểm đến tính
mạng, sức khỏe. “Thông tin sai sự thật” là cầu nối trong mối liên hệ nhân quả giữa
“hành vi gây thiệt hại” và “thiệt hại xảy ra” do hành vi thông tin sai sự thật.
Hành vi vi phạm pháp luật về thông tin phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt
hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân. Hay nói một cách tổng quát, thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật
hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra.
Một thông tin sai sự thật có thể gây ra nhiều thiệt hại khác nhau, việc xác định
thiệt hại nào là thiệt hại trực tiếp do thông tin sai sự thật gây ra có ý nghĩa rất quan
trọng. Bởi nếu chúng ta làm rõ được mối quan hệ nhân quả này, sẽ trả lời được hai câu
hỏi được đặt ra:
- Trách nhiệm BTTH có phát sinh không?
- Mức BTTH được xác định như thế nào nếu nhiều người gây thiệt hại cho một
người hoặc cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi?
Trong lý luận cũng như thực tế mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại xảy ra biểu hiện rất phức tạp. Bởi vì thiệt hại xảy ra thường xuất phát từ nhiều
nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân này tồn tại độc lập, tác động lẫn nhau tạo ra hậu
quả. Vì vậy, “khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt
hại xảy ra, cần thiết phải phân biệt nguyên nhân với những điều kiện nhất định” 22;
“nguyên nhân bao giờ cũng làm phát sinh một hoặc nhiều kết quả nào đó, còn điều
kiện tự nó không thể làm phát sinh bất kể kết quả nào. Điều kiện tồn tại cùng nguyên
nhân trong không gian, thời gian nó đóng vai trò như một hoàn cảnh cụ thể có vai trò
thúc đẩy hoặc kìm hãm nguyên nhân nhanh hay chậm dẫn đến kết quả.”23
Tóm lại, mối quan hệ nhân quả là sự tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý
chí của con người, khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
xảy ra phải bảo đảm tính khách quan, phải đặt trong mối liên hệ tất nhiên, nội tại của
các hiện tượng chứ không được chủ quan mà xác định quan hệ nhân quả.
1.3.4. Có lỗi của người gây ra thiệt hại
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH do thông tin sai
sự thật gây ra. Vì vậy cần phân biệt các hình thức lỗi để ấn định mức BTTH.
Theo quy định tại Điều 364 BLDS 2015 quy định về hình thức lỗi trong trách
nhiệm dân sự nói chung cũng như trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng bao gồm: “Lỗi
trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý. Lỗi cố ý là trường hợp một người
nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và
mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là
trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại,
mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại,
nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.

22
Phùng Trung Tập (2017), Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.64.
23
Phùng Trung Tập, tlđd chú thích 17, tr.65.
28

Trong trường hợp chủ thể gây thiệt hại do thông tin sai sự thật với lỗi cố ý, chủ
thể gây thiệt hại có hành vi thông tin sai sự thật nhận thức rõ hành vi của mình là trái
pháp luật và có thể gây ra thiệt hại cho người khác.Về mặt chủ quan, chủ thể gây thiệt
hại khi thực hiện hành vi thông tin sai sự thật luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra
cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ: Mong muốn có thiệt hại xảy ra;
Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện
ý chí, hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ
hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách
nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hại. Như vậy, “khả năng nhận thức
của người gây ra thiệt hại có mối quan hệ biện chứng với năng lực chịu trách nhiệm
BTTH của cá nhân. Hay nói cách khác, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi có ý thức
của người gây thiệt hại và trong tâm thức của người đó mong muốn thiệt hại xảy ra
cho người khác đã làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người đó.”24
Trong trường hợp người gây thiệt hại do thông tin sai sự thật với lỗi vô ý tức là
chủ thể có hành vi thông tin sai sự đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại
xảy ra mà do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình
tạo ra thì chủ thể đó phải bồi thường.
Người gây thiệt hại dù có lỗi vô ý hay cố ý khi gây thiệt hại cho người khác thì
người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra.
Không vì người gây thiệt hại có lỗi vô ý hay cố ý mà mức BTTH tăng hay giảm. Trừ
trường hợp cá biệt do luật định25 hoặc người gây thiệt hại và người bị thiệt hại thỏa
thuận với nhau mức BTTH thấp hơn so với pháp luật quy định thì người gây thiệt hại
có thể được miễn giảm mức bồi thường.
“Vấn đề mới của BLDS 2015 là “lỗi suy đoán”, có nghĩa là gây thiệt hại là có
lỗi mà không cần chứng minh. Người gây thiệt hại phải chứng minh rằng do bất khả
kháng, do lỗi cố ý của người bị hại có nghĩa là họ không có lỗi cho nên không phải bồi
thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm dân sự thì yếu tố lỗi có thể được xác định cụ thể
nhưng cũng có thể suy đoán là lỗi cố ý hoặc vô ý (Điều 364 BLDS).”26
Thông qua việc xác định chủ thể nào có lỗi, hình thức lỗi (cố ý hay vô ý) có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH, xác định
mức bồi thường và trong việc xét giảm mức bồi thường.
1.4. Sơ lược về quá trình phát triển pháp luật về bồi thường hiệt hại do
thông tin sai sự thật tại Việt Nam.
Thông tin sai sự thật mặc dù đã tồn tại từ lâu đời nhưng các quy định về BTTH
do thông tin sai sự thật vẫn chưa được cụ thể hóa trong một luật chuyên ngành nào mà
dựa trên các quy định chung về trách nhiệm BTTH của BLDS và các quy định về căn
cứ phát sinh trách nhiệm BTTH được ghi nhận ở nhiều ngành luật khác nhau bao gồm
Bộ luật hình sự, Luật Thương mại, Luật Báo chí, Luật An ninh mạng, Luật bảo vệ
người tiêu dùng, Luật Tiếp cận thông tin v.v. Lý giải cho vấn đề này nhóm tác giả cho
rằng phạm vi tác động của thông tin sai sự thật là vô cùng lớn nó bao hàm ở nhiều lĩnh
vực khác nhau do đó, không có một ngành luật nào có thể điều chỉnh được hết các mối
quan hệ phát sinh từ thông tin sai sự thật.

24
Phùng Trung Tập, tlđd chú thích 17, tr.73.
25
Khoản 2 Điều 285 BLDS năm 2015
26
Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.821.
29

Chính vì vậy, khi nghiên cứu về quá trình phát triển các quy định pháp luật về
BTTH do thông tin sai sự thật nhóm tác giả đã nghiên cứu về quá trình phát triển các
quy định BTTH ngoài hợp đồng nói chung được quy định tại BLDS 2005 và BLDS
2015 để làm cơ sở cho các quy định riêng về BTTH do thông tin sai sự thật gây thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Những thay đổi cơ bản của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng27 bao gồm:
1.4.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
BLDS năm 2015 tiếp cận căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH theo hướng người
nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoė, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ
trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác (khoản 1 Điều 584). Đây
được coi là nội dung thể hiện sự thay đổi lớn nhất của BLDS năm 2015 so với BLDS
năm 2005 trong phần trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.28
Theo quy định trên, căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường là (1) có thiệt
hại xảy ra trên thực tế, (2) có hành vi trái pháp luật và (3) có quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra. Như vậy, có thể thấy, theo quy định
của BLDS năm 2015 “lỗi" của người gây thiệt hại không còn là yếu tố bắt buộc mà
người bị thiệt hại phải chứng minh để xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, sự thay đổi này đặt ra vấn đề liệu rằng yếu tố “lỗi” có còn là căn cứ
phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nữa hay không? Theo quan điểm của
nhóm tác giả nhà làm luật bỏ đi cụm từ “do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý” để thắt chặt các
quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Theo đó, người có hành
vi vi phạm dù có lỗi hay không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm BTTH trừ các trường
hợp ngoại lệ mà BLDS năm 2015 đã quy định đó là do trường hợp bất khả kháng và
hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Vì vậy, có thể thấy yếu tố lỗi vẫn là một trong
các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do thông
tin sai sự thật nói riêng.
Điểm mới nữa về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là quy định “Người gây
thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do
sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”29. Như vậy, BLDS năm 2015 đã chuyển
nội dung không phải BTTH trong trường hợp lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại tại
Điều 617 BLDS năm 2005 vào điều luật này.
1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Về nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời (khoản
1 Điều 585 BLDS năm 2015). Đề bảo đảm tính công bằng, hợp lý, Bộ luật bổ sung
quy định “người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường nếu không
có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra là quá lớn so với khả năng kinh tế của họ” 30
27
Đinh Trung Tụng (2017), Những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự 2015, Bộ Tư pháp, Nxb. Lao động, Hà
Nội, tr.209.
28
BLDS năm 2005 “lỗi” là một trong bốn yếu tố cấu thành nên trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và người bị
thiệt hại phải chứng minh người có hành vi gây thiệt hại có lỗi, cụ thể Điều 604 BLDS 2005 quy định “Người
nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý...”, Điều 584 BLDS 2015 đã sửa đổi thành “Người nào có hành vi xâm phạm ...”.
29
Khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015.
30
So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 có các điểm mới sau:
30

(khoản 2 Điều 585). Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được
bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Trên thực tế, thiệt hại xảy ra đối với
người bị thiệt hại có thể xảy ra trường hợp hỗn hợp lỗi của người bị thiệt hại và người
gây thiệt hại. Trong trường hợp này thì bên cạnh người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi
thường, người bị thiệt hại cũng phải chịu trách nhiệm về phần lỗi của mình và sẽ
không được bồi thường phần thiệt hại do mình đã “góp phần” tạo ra thiệt hại đó. Tuy
nhiên, trong BTTH do thông tin sai sự thật việc xác định phần lỗi của người bị thiệt
hại có hay không cũng không dễ dàng, bởi thiệt hại do thông tin sai sự thật mang tính
trừu tượng dẫn đến khó xác định được phần lỗi của mỗi bên.
Ngoài ra, nguyên tắc bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường
nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn,
hạn chế thiệt hại cho chính mình (khoản 5 Điều 585). Đây là nguyên tắc mới được bổ
sung của BLDS năm 2015 để khắc phục tình trạng người bị thiệt hại để mặc cho thiệt
hại xảy ra mặc dù có điều kiện để hạn chế thiệt hại đó. Theo đó, khi có thể hạn chế
thiệt hại mà người bị thiệt hại không thực hiện những công việc cần thiết, hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế thiệt hại thì họ không được bồi thường.
1.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 588 BLDS năm 2015 quy định “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là 03
năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm". So với Điều 607 BLDS năm 2005 31, quy định trên có các nội
dung mới sau:
Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH được nâng lên là 03 năm. Theo
BLDS năm 2005, thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH ngoài hợp đồng chỉ là 02 năm.
Trên thực tế có nhiều trường hợp việc xác định thiệt hại để bồi thường diễn ra rất phức
tạp đặc biệt đối với thiệt hại do thông tin sai sự thật, yêu cầu cần nhiều thời gian để xác
định thiệt hại xảy ra. Việc kéo dài thời gian yêu cầu BTTH đã tạo điều kiện về thời
gian cho người bị thiệt hại tiếp cận được với quyền được yêu cầu Tòa án bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện từ ngày người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. BLDS năm
2005 quy định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường “kể từ
ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Cách tính này gây bất lợi cho người có
quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, bởi vì không phải hành vi xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp nào cũng được phát hiện ngay lập tức, có nhiều trường hợp phải mất
nhiều thời gian người có quyền, lợi ích hợp pháp mới nhận ra quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm trái pháp luật. Nếu theo quy định của BLDS năm 2005, quá
thời hạn 02 năm kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm mà người có quyền,
lợi ích hợp pháp đó không phát hiện ra và yêu cầu Tòa án buộc người xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bồi thường thì mặc nhiên người gây ra thiệt hại sẽ
không phải bồi thường.

+ BLDS năm 2005 quy định đối tượng được cân nhắc để giảm mức bồi thường là “người gây ra thiệt hại (Khoản
2 Điều 605 BLDS năm 2005), còn BLDS năm 2015 quy định đối tượng được giảm mức bồi thường rộng hơn, là
người “chịu trách nhiệm BTTH” như cha mẹ BTTH khi con chưa thành niên mà gây ra thiệt hại;...
+ BLDS năm 2005 quy định giảm mức bồi thường chỉ trong trường hợp do lỗi vô ý, BLDS năm 2015 bổ sung
trường hợp được cân nhắc để giảm mức bồi thường là “không có lỗi”
31
Điều 605 BLDS năm 2005 quy định “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”.
31

Khắc phục hạn chế nói trên, BLDS năm 2015 quy định thời điểm bắt đầu tính
yêu cầu BTTH kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết, hoặc phải biết quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm hại. Quy định này giúp cho người có quyền, lợi ích bị xâm
hại chủ động hơn trong việc yêu cầu Tòa án buộc người gây ra thiệt hại phải bồi
thường. Khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại nhưng người có quyền, lợi ích hợp
pháp đó không phát hiện ra không có nghĩa là người gây ra thiệt hại hết trách nhiệm
với thiệt hại mình đã gây ra vì chỉ cần người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại
phát hiện ra mà không cần quan tâm đến việc hành động gây thiệt hại đó diễn ra từ bao
giờ, người đó vẫn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình phải bồi thường tương xứng với thiệt hại người đó gây ra.
1.4.4. Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng
- Xác định thiệt hại trong trường hợp tài sản bị xâm hại:
Ngoài việc kế thừa các quy định về trường hợp tài sản bị xâm phạm bao gồm:
tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng,
khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, BLDS
năm 2015 đã bổ sung thêm quy định “thiệt hại khác do luật quy định” (khoản 4 Điều
589) để mang tính dự phòng và mang tính hướng dẫn tới các đạo luật khác.
Ngoài ra, một điểm mới nữa trong BLDS năm 2015 về xác định thiệt hại do tài
sản bị xâm hại là tài sản, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản phải bị mất
hoặc bị giảm sút.
- Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: So với Điều 609 BLDS năm
2005, Điều 590 BLDS năm 2015 về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có
những điểm mới sau:
Thứ nhất, BLDS năm 2015 đã tách bạch từng cá nhân được BTTH khi sức
khỏe bị xâm phạm. Cụ thể, nếu trong khoản 2 Điều 609 BLDS năm 2005 không tách
bạch được mức BTTH về tinh thần là cho một cá nhân bị thiệt hại hay cho cả một vụ
án (có thể gồm nhiều người bị thiệt hại về sức khỏe và tinh thần) thì tại khoản 2 Điều
590 BLDS năm 2015 đã có quy định về mức tối đa mà mỗi người có sức khỏe bị xâm
phạm được bồi thường.
Thứ hai, mức tối đa về bồi thường bù đắp về tinh thần tăng lên so với BLDS
năm 200532, theo đó khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015 quy định bên gây ra tổn thất
phải bù đắp về tinh thần cho bên thiệt hại, mức bù đắp do các bên tự thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận được thì mức bù đắp “không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định".
- Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
Quy định về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại có một số điểm mới sau:
Thứ nhất, thiệt hại về vật chất và tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm
phạm được tính cả trước khi cá nhân chết. Nếu Điều 610 BLDS năm 2005 chi liệt kê
các thiệt hại trước khi cá nhân chết được bồi thường là: chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, người bị thiệt hại trước khi chết. Đó chủ yếu là những thiệt
hại về vật chất. Do đó, điều luật chưa bao quát được hết các thiệt hại thực tế mà người
32
Khoản 2 Điều 609 BLDS năm 2005 quy định mức bồi thường về mặt tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận được thì bên gây ra thiệt hại phải bồi thường “tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu
do Nhà nước quy định”
32

chết, người thân thích của người chết phải hứng chịu. Vì vậy, trong phạm vi các thiệt
hại do tính mạng bị xâm hại được quy định tại khoản 1 Điều 591 BLDS năm 2015 đã
bổ sung trường hợp "Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590".
Như vậy, chi phí bồi thường trong trường hợp tính mạng của một người bị xâm phạm
bao gồm cả các chi phí phát sinh từ thời điểm có hành vi xâm phạm tính mạng lúc
người đó chưa chết đến lúc người đó chết và thiệt hại về tinh thần.
Thử hai, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cao hơn so với quy định
tại BLDS năm 200533. Theo đó, BLDS năm 2015 đã tăng số tiền bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần nếu các bên không thỏa thuận được lên “một trăm lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định”.
- Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
Khoản 1 Điều 34 BLDS năm 2015 đã quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt trong quy định của
BLDS năm 2015 quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân không chi được
bảo vệ khi người đó còn sống, mà cả khi người đó chết đi rồi, quyền đó vẫn là bất khả
xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Khi chủ thể nào gây thiệt hại cho danh dự, nhân
phẩm, uy tín thì phải bồi thường. Quy định về xác định thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm có những điểm mới đáng chú ý sau:
Thứ nhất, BLDS năm 2015 đã xóa bỏ sự phân chia giữa hai chủ thể cá nhân,
pháp nhân được bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 34, Theo khoản
1 Điều 592 BLDS năm 2015, cá nhân và pháp nhân đều có thể bị xâm phạm đến danh
dự, nhân phẩm và uy tín.
Thứ hai, phạm vi xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín được mở
rộng không chỉ dừng lại ở chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực
tế bị mất hoặc bị giảm sút mà mở rộng ra các “thiệt hại khác do luật quy định”.
Thứ ba, người phải bồi thường do xâm phạm trái pháp luật danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người khác không chỉ là người trực tiếp xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của người khác mà bao gồm tất cả người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm.
Thứ tư, các mức bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thần trên được xác định
cho từng người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
Thứ năm, về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, mức tối đa
cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 592);
- Xác định thời điểm hưởng BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Điều 593 BLDS năm 2015 đã xác định cụ thể thời điểm tính BTTH từ thời điểm
mất hoàn toàn khả năng lao động hoặc từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm

33
Khoản 2 Điều 610 BLDS năm 2005 quy định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận
không thành thì mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần “không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà
nước quy định”
34
BLDS năm 2005 đã tách cá nhân và pháp nhân có các tiêu chí bị xâm phạm khác nhau, trong đó, cá nhân có
đầy đủ các tiêu chí về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì pháp nhân chỉ có các tiêu chí về danh dự và uy tín (khoản 1
Điều 611). Trong thực tế đã xảy ra trường hợp chủ thể bị xâm phạm không là cá nhân mà là một công ty (pháp
nhân) và đối tượng của họ bị xâm phạm không là “danh dự, uy tín, tài sản” như việc xâm phạm đến sổ kiểm định
xe (không là tài sản)
33

chết hoặc từ thời điểm người con đã thành thai của người chết sinh ra và còn sống.
Quy định này của BLDS năm 2015 khắc phục những bất cập của BLDS năm 2005 về
xác định thời điểm người bị thiệt hại được hưởng bồi thường, góp phần đảm bảo cho
việc áp dụng pháp luật được thống nhất.
1.5. Quan niệm của một số nước trên thế giới và Việt Nam về thiệt hại và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
1.5.1. Quan niệm về thiệt hại do thông tin sai sự thật
1.5.1.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới
Việc xác định thiệt hại do thông tin sai sự thật của một số nước trên thế giới chủ
yếu dựa vào các quy định về thiệt hại trong Bộ luật Dân sự của quốc gia đó. Nhìn
chung, theo quy định pháp luật dân sự của một số nước như Pháp, Nga, Trung Quốc và
Đức đều xác định thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất
và thiệt hại về tinh thần. Pháp luật các nước nêu trên không chỉ quy định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại là các thiệt hại thực tế mà còn là các nguồn lợi có thể có nếu các
thiệt hại không xảy ra.
Ở Pháp, thiệt hại cũng được quy định trong Bộ luật Dân sự Pháp. Thiệt hại cấu
thành khoản bồi thường tài chính mà một người bị thiệt hại về mặt tinh thần hoặc thiệt
hại về tài sản hoặc cả hai. Mức độ thiệt hại tùy thuộc vào tổn thất thực tế và lợi nhuận
bị mất (Điều 1149 Bộ luật Dân sự) nhưng nếu là hư hỏng thì quyền được bồi hoàn chi
phí sửa chữa chỉ giới hạn ở giá trị thay thế của nó. Có 3 loại thiệt hại được đưa ra:
- Thiệt hại về thể chất: thiệt hại cho sức khỏe hoặc sự toàn vẹn về thể chất hoặc
tinh thần của con người.
- Định kiến đạo đức: thiệt hại về tình cảm, định kiến hoặc đạo đức. Nhìn chung
việc chứng minh cũng như ước tính thiệt hại về mặt tinh thần cũng như thiệt hại
phi vật chất đôi khi có thể khó khăn.
- Thiệt hại về vật chất: thiệt hại đối với tài sản của một người và lợi ích tài chính
của họ.
Tất cả những thiệt hại này có thể được giảm hoặc khắc phục bằng cách BTTH
về mặt tài chính.
Tại Liên bang Nga, theo quy định của phần 3 Điều 17, Điều 29 của Hiến pháp
Liên bang Nga, mọi người người đều có thể bày tỏ ý kiến và niềm tin của mình theo
bất kỳ cách thức hợp pháp nào mà không vi phạm các quyền và tự do của người khác.
Trường hợp gây ra thiệt hại cho quyền và lợi ích của người khác thì phải BTTH. Thiệt
hại được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga như sau: “Thiệt
hại được hiểu là những chi phí mà người có quyền bị vi phạm đã hoặc sẽ phải thực
hiện để khôi phục quyền bị vi phạm, tổn thất hoặc thiệt hại về tài sản của mình (thiệt
hại thực tế), cũng như thu nhập bị mất mà lẽ ra người này đã nhận được trong điều
kiện lưu thông dân sự bình thường nếu quyền của người đó không bị xâm phạm (mất
lợi nhuận). Nếu người bị vi phạm quyền nhận được lợi tức do hậu quả của việc này thì
người bị vi phạm quyền có quyền yêu cầu bồi thường, cùng với những thiệt hại khác
về số lợi tức bị mất với số tiền không thấp hơn thu nhập đó”.
Và theo tinh thần của Điều 151 Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga thì thiệt hại tinh
thần được hiểu là những đau khổ về thể chất hoặc tinh thần do những hành vi vi phạm
quyền nhân thân của cá nhân hoặc xâm phạm lợi ích phi vật chất của công dân cũng
34

như trong trường hợp khác do pháp luật quy định. Từ những quy định được đưa ra, có
thể thấy thiệt hại có thể là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, danh nghĩa và thực
tế, vật chất và đạo đức.
Đối với thiệt hại về tài sản cũng được chia thành thiệt hại thực tế và lợi nhuận
bị mất. Thiệt hại thực tế là những chi phí mà một người phải gánh chịu hoặc sẽ phải
thực hiện để khôi phục các quyền bị vi phạm, làm mất mát hoặc hư hỏng tài sản của
mình. Lợi nhuận bị mất là khoản thu nhập bị mất mà lẽ ra người này nhận được trong
điều kiện lưu thông dân sự bình thường nếu quyền của họ không bị vi phạm (Điều 15
Bộ luật dân sự Liên Bang Nga). Theo quan điểm của luật sư Elena Rybalchenko của
Tập đoàn Pepeliaev cho biết: “Việc chứng minh số lợi nhuận bị mất sẽ khó hơn vì lợi
nhuận bị mất là giả thuyết”. Anton Tomilin, người đứng đầu bộ phận phá sản tại Mitra
cho biết “Có một thực tế là xác lập số lợi nhuận bị mất bằng cách chỉ định giám định
tài sản”, điều này, không những để xác nhận tổn thất mà còn cả mối quan hệ nhân quả
giữa tổn thất và hành vi vi phạm luật gây thiệt hại.35
Khi xác định thông tin mà nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường có gây mất
uy tín hay không, cũng như để đánh giá nhận thức của họ, cần tính đến thực tế là thông
tin được phổ biến có thể thu hút sự chú ý của các bên thứ ba theo nhiều cách khác
nhau (nghĩa bóng, ngụ ý, xúc phạm, v.v.). Trong trường hợp cần thiết, Toà án Liên
bang Nga chỉ định một chuyên gia ngôn ngữ học hoặc nhờ một chuyên gia tâm lý học
để tư vấn.36
Ở Trung Quốc, rất phổ biến hai khái niệm bồi thường tổn thất và BTTH, có hai
định nghĩa chính về tổn thất và thiệt hại về mặt lý thuyết, một là định nghĩa tổn thất là
hậu quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu và xác định thiệt hại là hậu quả của việc
xâm phạm quyền sở hữu và quyền nhân thân, theo bản chất của quyền và quyền lợi bị
xâm phạm. Hai là định nghĩa tổn thất là thiệt hại tài sản theo bản chất của thiệt hại còn
thiệt hại khác với tổn thất là thiệt hại không phải là tài sản. 37 Thiệt hại được quy định
trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc được quy định tại Điều 1179, Điều 1182, Điều 1183.
Cụ thể các thiệt hại bao gồm:
- Thiệt hại về thân thể: đó là các chi phí hợp lý để điều trị và phục hồi chức năng,
chẳng hạn như chi phí y tế, chi phí điều dưỡng, chi phí đi lại, chi phí dinh
dưỡng, tiền ăn ở bệnh viện, v.v cũng như thu nhập bị giảm sút do mất việc. Nếu
bị khuyết tật còn có tiền phương tiện trợ giúp, tiền bồi thường thương tật, nếu tử
vong thì được bồi thường chi phí mai táng, tiền tuất.
- Thiệt hại về tính mạng: chi phí y tế, tang lễ và chi phí hợp lý khác.
- Thiệt hại về tinh thần.
Bộ Luật Dân sự Đức không xác định khái niệm thiệt hại. Các học giả có nhiều ý
kiến khác nhau về cách xác định thiệt hại, điều này trở thành một trong những yếu tố
gây tranh cãi trong lĩnh vực BTTH của Đức. Nhìn vào lịch sử của Luật bồi thường
thiệt hại từ thời cận đại, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các tranh chấp chủ yếu về
nội dung và phạm vi yêu cầu BTTH đều có thể do sự khác nhau giữa các khái niệm về
35
практики, В. (2022). Взыскиваем убытки: тенденции судебной практики. Retrieved 14 March 2022, from
https://pravo.ru/story/218240/.
36
"Обзор практики рассмотрения судами дел по спорам о защите чести, достоинства и деловой
репутации" (утв. Президиумом Верховного Суда РФ 16.03.2016) / КонсультантПлюс. (2022). Retrieved 14
March 2022, from https://www.consultant.ru/document/.
37
王利明:《违约责任论》,中国政法大学出版社 1996 年版
35

thiệt hại. Khái niệm thiệt hại ở Đức đương đại bắt nguồn từ quan niệm truyền thống về
thiệt hại tự nhiên. Khái niệm truyền thống về thiệt hại tự nhiên có thể được hiểu theo
hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, thiệt hại được hiểu là một thực tế hoàn toàn khách quan. Theo khái
niệm này, sự xuất hiện và mức độ thiệt hại được biết đến là điều kiện để Thẩm phán
đưa ra phán quyết hợp pháp, chứ không phải là kết quả của phán quyết pháp lý. Như
một thực tế khách quan, thiệt hại có thể và chỉ có thể được phát hiện thông qua các
phương pháp của khoa học tự nhiên, và không nên bị ảnh hưởng bởi các suy đoán giá
trị chủ quan của con người. Có một câu ngạn ngữ trong luật La Mã: “Mức độ tồn tại
của lợi ích là vấn đề của thực tế, không phải của luật.” Truyền thống này của luật La
Mã vẫn còn thống trị cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
người ta dần nhận ra rằng khái niệm thiệt hại do tự nhiên gây ra là chưa đủ. Khi quyền
và lợi ích bị xâm phạm thì nó có được coi là thiệt hại không và ở mức độ nào thì nó
được coi là thiệt hại, điều này bị ảnh hưởng bởi những giá trị xã hội và một trật tự
pháp luật nhất định. Hơn nữa, quá trình tư duy hiểu biết về thiệt hại của con người
không chỉ là một quá trình máy móc và lôgic của khoa học tự nhiên, và phán đoán giá
trị là điều tất yếu.38
Thứ hai, thiệt hại được xem xét trên thực tế đối với các quyền cụ thể. Thiệt hại
có thể được nhìn nhận dưới góc độ vĩ mô, trừu tượng hoặc vi mô, cụ thể. Dưới góc độ
vĩ mô và trừu tượng, mọi quyền và lợi ích mà người bị hại được hưởng được coi là
tổng thể và được quy đổi thành một lượng nhất định theo giá trị của chúng. Theo cách
này, thiệt hại đơn giản có nghĩa là sự thay đổi trong một loạt các con số và bất kỳ thay
đổi nào trong các quyền cụ thể mà nạn nhân được hưởng đều bị bỏ qua. Ngược lại,
quan điểm vi mô, cụ thể không chỉ tập trung vào những thay đổi trong giá trị tài sản
của nạn nhân mà còn cả thiệt hại trên thực tế đối với tài sản đó. Quan niệm truyền
thống về thiệt hại tự nhiên quan sát thiệt hại từ góc độ vi mô và chú ý đến những thay
đổi về tình trạng thực tế của các quyền và lợi ích cụ thể đã bị xâm phạm.
Friedrich Mommsen, người tiên phong và là người sáng lập ra luật bồi thường
thiệt hại hiện đại của Đức, đã tổng kết và đơn giản hóa luật bồi thường thiệt hại phức
tạp thời trung cổ bằng cách xác định khái niệm thiệt hại, và tạo ra “lý thuyết lãi suất”
nổi tiếng thế giới. Trong lý thuyết về lợi ích của mình, xuất bản năm 1855, ông đã định
nghĩa thiệt hại là sự khác biệt giữa hai tổng số. Khi tính toán thiệt hại, người ta giả
định tổng tài sản của nạn nhân sẽ là bao nhiêu nếu thiệt hại không xảy ra, sau đó trừ
tổng tài sản giả định này vào tổng tài sản hiện tại của nạn nhân, và phần chênh lệch là
thiệt hại.39 Lý thuyết của Mommsen dựa trên giả định rằng “thực tế thiệt hại đã không
xảy ra”, vì vậy, bắt đầu từ Heck, phương pháp tính toán thiệt hại này còn được gọi là
“Phương pháp tính toán thiệt hại” (Differenzypothese) theo lý thuyết. Có thể thấy
rằng, khái niệm thiệt hại của Mommsen về bản chất cũng là khái niệm về thiệt hại tự
nhiên, vì ông cũng cho rằng thiệt hại chỉ là một sự thật khách quan thuần túy, và quá
trình xác định thiệt hại cần loại trừ ảnh hưởng của các phán đoán giá trị. Ông chỉ ra
rằng sự tồn tại và mức độ thiệt hại chỉ phụ thuộc vào hai con số và thiệt hại xảy ra như
38
Điều 6:95 Bộ luật dân sự Hà Lan năm 1991 quy định thiệt hại là "thiệt hại phải được khắc phục theo nghĩa vụ
khắc phục của pháp luật, bao gồm thiệt hại về tài sản và các thiệt hại khác". Điều 2: 101 của "Các nguyên tắc cơ
bản của Luật Tra tấn Châu Âu" do Nhóm Công tác về Luật Tra tấn Châu Âu (European Group Tort Law) soạn
thảo và Điều 2: 201 của "Dự thảo Bộ luật Dân sự Châu Âu · Luật Trách nhiệm Tra tấn" do Nhóm Nghiên cứu
soạn thảo (Nhóm nghiên cứu một Bộ luật Dân sự Châu Âu) tương ứng Các tiêu chuẩn "có thể bồi thường" và "có
liên quan về mặt pháp lý" đã được thêm vào trước khi có thiệt hại.
39
Friedrich Mommsen, Zur Lehre Dem Interesse, Braunschweig 1855, S.3.
36

thế nào không quan trọng. Theo nghĩa này, học thuyết của Mommsen là một nỗ lực để
tránh những phán xét giá trị của quan tòa bằng phương pháp khoa học tự nhiên thuần
túy (toán học). Theo quan điểm của Mommson, quá trình xác định thiệt hại không hơn
gì một phép trừ. Có thể thấy quan điểm về thiệt hại của Mommsen là vĩ mô và trừu
tượng, ông tập trung vào những thay đổi trong tổng số tài sản của nạn nhân mà bỏ qua
thiệt hại thực tế đối với các quyền và lợi ích cụ thể. Quan sát trừu tượng và vĩ mô này
giúp con người không chỉ hạn chế tác động tiêu cực của thực tế đối với quyền bị xâm
phạm trực tiếp (thiệt hại trực tiếp) mà còn xem xét tác động của thực tế đối với tài sản
khác của nạn nhân (thiệt hại do hậu quả).
1.5.1.2. Quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do thông tin sai sự thật
Thông tin sai sự thật đã tồn tại ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam,
tuy nhiên khi nó đã trở thành một vấn đề nóng đáng lo ngại trên thế giới đặc biệt từ sau
cuộc khủng hoảng truyền thông từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 thì ở Việt
Nam vấn đề này trở nên được quan tâm khi có sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Bởi khi đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, các thông tin sai sự thật về dịch
bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và “trở thành tác nhân gây hoang mang, tâm lý bất ổn,
hoảng loạn trong nhân dân; ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với các chủ
trương, biện pháp phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước. Sẽ càng nguy hiểm hơn,
khi những tin giả này bị các đối tượng chống đối, thù địch, phản động lợi dụng nhằm
mục đích tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân
tộc.”40
Dù có những biểu hiện khác nhau, song điểm chung nhất của thông tin sai sự
thật là việc phản ánh sai sự thật. Với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin đặc
biệt là truyền thông xã hội thì điều này hết sức nguy hiểm. Bởi trên thực tế, những
thông tin sai sự thật phát tán trên mạng xã hội gắn với các tính năng như bình luận,
chia sẻ, livestream (phát trực tiếp), chỉ trong thời gian ngắn, những thông tin này đã
trực tiếp tác động đến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành vi của người dùng mạng
xã hội.
Hiện nay, chưa có một đánh giá pháp lý cụ thể nào về thiệt hại của thông tin sai
sự thật. Luật Báo chí năm 2016 chỉ mới xác định thiệt hại của thông tin sai sự thật trên
báo chí là thiệt hại về uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Luật cạnh tranh 2018 thiệt hại do thông tin sai sự thật do hành vi cung cấp
thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây thiệt hại về uy tín, tình trạng tài chính
hoặc các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 41 Trong lĩnh vực chứng khoán,
thông tin sai sự thật còn gây thiệt hại về tài sản cho cá nhân, cơ quan và tổ chức. Điều
8 Luật Quảng cáo 2012, được sửa đổi năm 2018, hành vi quảng cáo không đúng về
chất lượng, công dụng của sản phẩm, hàng hóa là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu hành vi
này gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng có thể khởi kiện nhà sản
xuất cùng với người có hành vi quảng cáo sai sự thật đó để yêu cầu bồi thường thiệt
hại.42

40
Tạ Quang Đạo (2021), “Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch covid-19”, Báo điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam, tại địa chỉ: https://dangcongsan.vn/canh-bao-thong-tin-gia/bai-1-muon-kieu-tin-gia-tin-sai-su-
that-ve-dich-covid-19-589097.html, ngày truy cập: 09/10/2021.
41
Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
42
Yến Anh (2021), “Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, luật sư nói gì?”, Người Lao Động, tại địa chỉ:
https://nld.com.vn/van-nghe/nghe-si-quang-cao-sai-su-that-luat-su-noi-gi-20210604153143864.htm, ngày truy
cập: 14/10/2021.
37

Dưới góc độ pháp lý, thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra là những hậu quả
do người gây thiệt hại gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần. Sự
thiệt hại về vật chất là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật
bảo vệ; thiệt hại về vật chất có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Tổn thất
về tinh thần được hiểu là thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín
bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình
cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin, v.v và cần phải được bồi thường
một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Đây là những thiệt hại trực tiếp và
gián tiếp do hành vi thông tin sai sự thật gây ra.
1.5.2. Quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
1.5.2.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới
Ở Pháp, tự do ngôn luận là một nguyên tắc vô hình. Bất cứ ai cũng có thể tự do
bày tỏ ý kiến tích cực hay tiêu cực về một chủ đề hoặc về một người. Đây là một
quyền cơ bản được ghi nhận trong Tuyên ngôn về Nhân quyền năm 1789. Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Pháp quy định tại Điều 11: Tự do trao đổi tư tưởng và
quan điểm là một trong những quyền quý nhất của con người, mọi công dân có thể tự
do nói, viết, công bố nhưng họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền quyền tự
do này theo quy định của pháp luật, bao gồm trách nhiệm BTTH cho nạn nhân. Điều
1240 BLDS Pháp quy định “Bất kỳ người nào có hành vi nào gây ra tổn hại cho
người khác đều có nghĩa vụ khắc phục hậu quả do hành vi có lỗi của mình gây ra”,
Điều 1241 tiếp tục quy định “Mọi người phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà
mình đã gây ra không chỉ bởi hành vi của mình, mà còn bởi sự cẩu thả hoặc thiếu
thận trọng do mình gây ra”. Cụ thể đối với những lời phỉ báng hoặc xúc phạm trước
công chúng (trên internet, trong quán bar, tại nơi làm việc,..) đối với một người về giới
tính, khuynh hướng tình dục hoặc khuyết tật của họ thì ngoài phải chịu phạt và những
cáo buộc về hình sự, nguyên đơn còn có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại. 43 Các nạn
nhân của các hành vi phỉ báng và xúc phạm có thời hạn 03 tháng để nộp đơn tố cáo tội
phạm. Ngoài ra, khi nội dung của phỉ báng hoặc xúc phạm ảnh hưởng đến bạn có
thuộc nhóm dân tộc, quốc gia, chủng tộc hoặc tôn giáo cụ thể hay không thì thời hạn
giới hạn có thể kéo dài đến 01 năm. Các cá nhân tự xưng là nạn nhân của hành vi xúc
phạm là có căn cứ khi viện dẫn Điều 1382 BLDS để được bồi thường; vẫn cần thiết
rằng trích dẫn của nạn nhân trình bày các sự kiện có hại trong ý nghĩa của điều này và
Thẩm phán cần lưu ý rằng sự tồn tại của ít nhất là định kiến đạo đức.44 Để tăng thêm
mức bồi thường của nguyên đơn phải chỉ ra rằng những thông tin có ý xúc phạm được
đưa ra có tính chất khinh thường và hàm ý thái quá, chúng được nói ở nơi công cộng
và lặp đi lặp lại, sự cố ý làm mất uy tín của nguyên đơn.
Ở Trung Quốc, các thông tin sai sự thật trên mạng cần phải chịu trách nhiệm
dân sự: Thông tin sai sự thật trên mạng xâm phạm đến uy tín, danh dự của cá nhân,
pháp nhân, tổ chức khác. Điều 1024 Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định “Các chủ
thể dân sự được hưởng quyền về danh tiếng. Không tổ chức, cá nhân nào được xâm
phạm quyền uy tín của người khác bằng các hành vi xúc phạm, vu khống, v.v.” Theo
Điều 179 Bộ luật Dân sự Trung Quốc mới được ban hành, các hình thức chịu trách
43
Diffamation : code pénal et propos diffamatoires (peine, plainte) (2022), available at:
https://www.dossierfamilial.com/vie-pratique/droit-et-justice/infractions/diffamation-injure-calomnie-que-
risquez-vous-345366, accessed: 13 March 2022.
44
B. Starck, Essai d’une théorie générale de la responsabilité civile…, thèse de droit, Paris, L. Rodstein, 1947 ;
E. Worms, Les attentats à l’honneur. Diffamation, injures, outrages, etc., Paris, Perrin, 1890.
38

nhiệm dân sự bao gồm việc chấm dứt vi phạm và bồi thường tổn thất, loại bỏ ảnh
hưởng, khôi phục danh tiếng, xin lỗi, v.v. Điều 995 Bộ luật Dân sự quy định “Trong
trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm (là các quyền về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, tên, chức danh, danh tiếng, danh dự, quyền riêng tư, v.v mà các chủ thể dân sự
được hưởng) bị xâm phạm, người bị hại có quyền yêu cầu người gây án phải chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật này và pháp luật khác. Những người có
danh tiếng bị xâm phạm cũng có thể yêu cầu hình phạt thích đáng để khôi phục danh
tiếng của họ. Và việc phát tán tin tức giả mạo trên mạng, nếu thỏa mãn với các quy
định nêu trên, người bị xâm phạm danh tiếng có thể yêu cầu bồi thường và yêu cầu
khôi phục danh tiếng của mình; người gây ra thiệt hại về danh tiếng sẽ phải bồi thường
bất kể hành vi của thủ phạm là do lỗi cố ý hay do vô ý. Đối với hành vi xâm phạm
quyền uy tín trong luật dân sự, phán quyết phải dựa trên việc đánh giá của các cá nhân
trong xã hội có bị xúc phạm hay không, và việc bồi thường phải được thực hiện. Trong
trường hợp này cần xem xét đến danh tính của cả hai bên, mức độ thương tật và các
yếu tố khác. Trong các trường hợp khác nhau, số tiền tương ứng sẽ được xác định cụ
thể (tham khảo Bản án dân sự số 223 của Tòa án tối cao 51 năm Taishang Zi). Nghĩa
vụ “xác minh hợp lý” (xuất phát từ Giải thích số 509) có nghĩa là khi một tác nhân
phát tán những nhận xét xâm phạm danh tiếng của người khác, người đó phải có nghĩa
vụ xác minh một cách hợp lý xem những nhận xét đó có đúng hay không. Điều 1025
đã đưa ra 3 trường hợp để một người phải chịu trách nhiệm khi đưa tin, phản ánh dư
luận xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác: (1) Bịa đặt hoặc xuyên tạc lịch
sử, (2) Không thực hiện nghĩa vụ xác minh hợp lý nội dung không chính xác nghiêm
trọng do người khác cung cấp, (3) dùng lời lẽ xúc phạm để hạ thấp uy tín của người
khác. Ngoài 3 trường hợp trên đây thì các trường hợp còn lại người có hành vi vi phạm
không phải chịu trách nhiệm dân sự.
Các quy định của Bộ luật Dân sự Trung Quốc trong chương Bồi thường thiệt
hại thể hiện rõ nguyên tắc người gây thiệt hại thì phải bồi thường một khoản tiền. Cụ
thể, Điều 1179 quy định “Người nào xâm phạm người khác và gây thương tích phải
bồi thường các chi phí hợp lý để điều trị và phục hồi chức năng, chẳng hạn như chi phí
y tế, chi phí điều dưỡng, chi phí đi lại, tiền ăn ở bệnh viện, v.v cũng như thu nhập bị
giảm sút do mất việc. Nếu do khuyết tật thì được bồi thường tiền phương tiện trợ giúp,
tiền bồi thường thương tật, nếu tử vong thì được bồi thường chi phí mai táng, tiền
tuất”. Điều 1182 quy định trong trường hợp thiệt hại về tài sản “Trường hợp thiệt hại
về tài sản do xâm phạm quyền, lợi ích cá nhân của người khác thì được bồi thường
theo mức thiệt hại mà bên bị xâm phạm hoặc lợi ích mà người bị xâm phạm có được”.
Điều 1183 quy định trong trường hợp thiệt hại về tinh thần “Nếu gây thiệt hại nghiêm
trọng về tinh thần do xâm phạm quyền và lợi ích nhân thân của cá nhân thì người bị
xâm phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần; Nếu thiệt hại nghiêm
trọng về tinh thần do cố ý hoặc do sơ suất thô bạo xâm phạm vào đối tượng cụ thể có ý
nghĩa nhân thân đối với cá nhân thì người bị xâm phạm có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại về tinh thần”. Việc BTTH không phụ thuộc vào yếu tố lỗi, trong trường hợp
người bị thiệt hại và người gây thiệt hại không có lỗi thì cả hai bên cùng chia sẻ thiệt
hại theo quy định của pháp luật”. Việc BTTH do các bên thỏa thuận, nếu không thống
nhất thì bồi thường một lần, nếu có khó khăn thì trả nhiều lần nhưng phải thực hiện
biện pháp bảo đảm.
Pháp luật Liên bang Nga có những quy định nhằm bảo vệ các quyền về nhân
thân và tài sản của các chủ thể trong xã hội. Điều 21 Hiến pháp Liên Bang Nga quy
39

định “Nhân phẩm của cá nhân được Nhà nước bảo vệ. Không có gì có thể xâm phạm”
và “Không ai bị tra tấn, bạo lực, đối xử hoặc trừng phạt tàn nhẫn hoặc hạ nhục con
người.” Điều 23 còn quy định thêm “Mọi người có quyền về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân và gia đình, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình”.
Việc thực hiện các quyền Hiến định nhằm bảo vệ các lợi ích vô hình được quy
định cụ thể trong Bộ luật Dân sự Liên bang Nga. Điều 12 quy định về cách bảo vệ
quyền công dân trong đó có các biện pháp: Khôi phục tình trạng đã tồn tại trước khi vi
phạm quyền, thưởng bằng hiện vật, sự bồi thường, bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Để một người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chứng minh: có sự
tổn thất thực tế và mức độ của tổn thất đó; hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại; mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi sai trái và thiệt hại xảy ra.
Pháp luật Dân sự Liên Bang Nga cũng quy định người gây ra thiệt hại thì phải
bồi thường. Và nguyên tắc bồi thường toàn bộ tổn thất cũng được quy định trong Bộ
luật Dân sự Liên bang Nga, cụ thể tại Điều 15 quy định: “Người có quyền bị vi phạm
có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường toàn bộ những tổn thất đã gây ra cho
mình, trừ trường hợp pháp luật hoặc hợp đồng có quy định khác” và “Nếu người bị vi
phạm quyền nhận được lợi tức do hậu quả của việc này thì người bị vi phạm có quyền
yêu cầu bồi thường, cùng với những thiệt hại khác về số lợi tức bị mất với số tiền
không thấp hơn thu nhập đó”. Như vậy, khi hành vi thông tin sai sự thật gây thiệt hại
thì việc bồi thường không những được thực hiện cho các thiệt hại đã mất mà còn cả
những thiệt hại được hình thành trong tương lai. Khoản 3 Điều 1099 tiếp tục quy định:
“Việc bồi thường thiệt hại về tinh thần được thực hiện không phụ thuộc vào việc thiệt
hại về tài sản là đối tượng phải bồi thường.” Khoản 9 Điều 152 quy định “Công dân bị
phát tán thông tin làm mất uy tín danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín kinh doanh của
mình, cùng với việc bác bỏ thông tin đó hoặc cải chính, có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại và bồi thường thiệt hại về tinh thần do việc lan truyền những thông tin đó”.
Tuy nhiên, các thông tin sai sự thật xuất hiện làm mất uy tín, danh dự, nhân phẩm, uy
tín kinh doanh không phải lúc nào cũng được BTTH. Khoản 4 Điều 152 Bộ luật Dân
sự Liên bang Nga quy định “Trong trường hợp thông tin làm mất uy tín danh dự, nhân
phẩm, uy tín kinh doanh của công dân đã được biết đến rộng rãi và việc cải chính này
không thể gây chú ý cho công chúng thì công dân có quyền yêu cầu xóa thông tin liên
quan, cũng như ngăn chặn hoặc cấm phổ biến thêm các thông tin cụ thể bằng cách thu
hồi và tiêu hủy mà không có bất kỳ khoản bồi thường nào, các bản sao của những
người chia sẻ thông tin được thực hiện với mục đích đưa vào lưu thông dân sự có chứa
thông tin cụ thể, nếu không có việc tiêu hủy các bản sao đó của người chia sẻ thông
tin, việc loại bỏ các thông tin liên quan là không thể”. Tòa án đưa ra quyết định yêu
cầu bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín nếu có sự kết hợp của ba điều kiện: thông tin
phải làm mất uy tín, bị phổ biến và không đúng sự thật. Trong trường hợp này, người
nộp đơn có nghĩa vụ chứng minh sự thật về việc phổ biến thông tin của người chống
lại khiếu nại và bản chất gây mất uy tín của thông tin này. Bị cáo cũng có nghĩa vụ
chứng minh những thông tin do mình phổ biến là đúng sự thật.
Các quy định về BTTH được quy định từ Điều 249 đến Điều 257 Bộ luật Dân
sự Đức. Khoản 1 Điều 249 là điểm khởi đầu của các quy định cơ bản và phân tích lý
thuyết về luật BTTH của Đức. Mặc dù không quy định rõ ràng khái niệm bồi thường
thiệt hại của Munsen như một định nghĩa pháp lý, nhưng nó kết hợp hầu hết các yếu tố
trong lý thuyết "sự khác biệt giả định" vào hệ thống luật BTTH hiện hành ở Đức. Theo
quy định tại khoản này, người có nghĩa vụ BTTH phải khôi phục lại tình trạng như
40

trước đây nếu tình tiết làm phát sinh nghĩa vụ BTTH không xảy ra. Mặt khác, đoạn
này cũng kế thừa kết quả quy nạp của Monsen và đơn giản hóa Luật Bồi thường thiệt
hại cũ của thời Trung cổ. Theo lý thuyết chung của Đức, Khoản 1 Điều 249 Bộ luật
Dân sự Đức thiết lập nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Theo nguyên tắc này, phạm vi
của nghĩa vụ BTTH nói chung không liên quan đến các yếu tố như nguyên nhân gây ra
thiệt hại, hoàn cảnh xảy ra thiệt hại, và ý đồ chủ quan của người xâm phạm, mà chỉ
liên quan đến mức độ thiệt hại của chính nó. Điều này ngoại lệ với trường hợp lỗi hỗn
hợp: trong trường hợp người bị thiệt hại và người bị xâm phạm đều có lỗi để xảy ra
thiệt hại thì việc so sánh lỗi của hai bên có ảnh hưởng quyết định đến mức độ giảm
nhẹ trách nhiệm BTTH của người xâm phạm nên lỗi của người xâm phạm cũng là
ngoại lệ, trở thành yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi trách nhiệm BTTH. Tóm lại, thiệt
hại càng lớn thì nghĩa vụ BTTH càng lớn và mức bồi thường không thể nhiều hơn
hoặc ít hơn. Theo cách hiểu ngày, pháp luật dân sự Đức không chỉ xem xét riêng mức
độ thiệt hại của bản thân và nguyên nhân gây ra thiệt hại, mà còn xem xét vấn đề mức
bồi thường bao nhiêu một cách riêng biệt với vấn đề có phải bồi thường hay không. Về
nguyên tắc, các yếu tố như nguyên nhân gây ra thiệt hại, hoàn cảnh xâm phạm, lỗi cố ý
của người xâm phạm chỉ liên quan đến việc xác lập nghĩa vụ BTTH (có phải bồi
thường hay không); và phạm vi của nghĩa vụ BTTH (mức bồi thường bao nhiêu) chỉ
do mức độ thiệt hại của chủ thể bị thiệt hại quyết định.
Trong Bộ luật Dân sự Đức, Thiệt hại được bồi thường không chỉ là những thiệt
hại về tài sản, những thương tật về thân thể, sức khoẻ, quyền tự do, quyền tự quyết
định về tình dục mà còn là các lợi nhuận bị mất. Cụ thể, Điều 253 Bộ luật Dân sự Đức
quy định: “(1) Trong trường hợp thiệt hại không phải là thiệt hại về tài sản thì chỉ được
bồi thường bằng tiền trong những trường hợp pháp luật quy định. (2) Nếu phải bồi
thường thiệt hại do thương tật về thân thể, sức khỏe, quyền tự do hoặc quyền tự quyết
định về tình dục, thì cũng có thể yêu cầu bồi thường hợp lý bằng tiền cho những thiệt
hại không phải là thiệt hại về tài chính.” Điều 252 còn quy định: “Thiệt hại được bồi
thường bao gồm cả phần lợi nhuận bị mất. Bất kỳ khoản lợi nhuận nào có thể được
trong tương lai với điều kiện bình thường hoặc trong các trường hợp đặc biệt, đặc biệt
là theo các sắp xếp và biện pháp phòng ngừa, được coi là đã bị mất”.
1.5.2.2. Quan niệm của Việt Nam
Ở Việt Nam có nhiều quan điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đưa
ra. Theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Oanh - giảng viên khoa pháp luật Dân sự,
Trường Đại học Luật Hà Nội: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn
hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.” Còn theo tác giả
Đỗ Chinh: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại
trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy
định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì
phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra”. Quan điểm khác cho rằng: “Bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi (cố ý hoặc vô
ý) gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản
của pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Trong đó, bên vi phạm và gây thiệt hại có
nghĩa vụ bù đắp toàn bộ thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu”. Trong khoa học
Luật Dân sự, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu “Là một bộ phận hợp
thành của chế định trách nhiệm dân sự; là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa chủ
41

thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại; là biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với chủ thể
có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ thể khác”.
Tương tự các nước trên thế giới, Việt Nam cũng quan niệm trách nhiệm BTTH
do thông tin sai sự thật là một trách nhiệm pháp lý dân sự. Như ở Mục 1.1.4 nhóm tác
giả đã đưa ra khái niệm về Bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật: “Bồi thường
thiệt hại do thông tin sai sự thật là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó, chủ thể (cá
nhân, cơ quan, tổ chức, chủ thể khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến thông tin giả gây thiệt hại về vật chất và tinh thần của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì
phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình qua việc khôi phục, bù đắp những tổn thất
và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra”. Việt Nam cũng thể hiện
nguyên tắc “người gây thiệt hại thì phải trả tiền”. Người gây thiệt hại do thông tin sai
sự thật sẽ phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp cho các thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín; thiệt hại về tài sản; thậm chí là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ
của chủ thể bị thiệt hại.
Pháp luật của Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm này. Theo Khoản 1 Điều 584
Bộ luật Dân sự quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác”. Theo đó, Khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự quy định “Cá nhân bị thông tin
làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ
thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai
và bồi thường thiệt hại”. Có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam đã thể hiện nguyên tắc
“người gây thiệt hại thì phải trả tiền”, “thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ
và kịp thời”. Nguyên tắc này đã được thừa kế và phát triển từ những quy định của Bộ
luật Dân sự 1995. Các quy định của pháp luật đã thể hiện một cách rõ ràng trách nhiệm
của người gây thiệt hại do thông tin sai sự thật trong việc bồi thường những chi phí
nhằm khắc phục thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại “Thiệt hại
thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức
bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác”. BTTH toàn bộ được hiểu là thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi
thường bấy nhiêu. Đây là nguyên tắc được áp dụng trong hầu hết các vụ việc liên quan
đến BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra trên thực tế có được bồi thường
toàn bộ hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: người bị thiệt hại có đưa ra
được đầy đủ các căn cứ chứng minh cho tất cả các loại thiệt hại không (có những thiệt
hại rất khó chứng minh như tiền xe ôm đi lại để kiểm tra sức khỏe); người bị thiệt hại
có lỗi đối với thiệt hại xảy ra với mình không; các bên có thỏa thuận về mức bồi
thường hay không; người chịu trách nhiệm BTTH có được giảm mức bồi thường hay
không. Do đó, nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế, thiệt hại thực tế có thể được xác định
cụ thể nhưng người bị thiệt hại có thể không được bồi thường toàn bộ thiệt hại. Bồi
thường kịp thời được hiểu ngay là khi thiệt hại xảy ra, người chịu trách nhiệm BTTH
phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Việc khắc
phục này thậm chí phải được thực hiện trước khi tranh chấp về BTTH được Tòa án có
thẩm quyền giải quyết. Nguyên tắc này được thể hiện trong một số trường hợp cụ thể
như: BTTH do người của pháp nhân gây ra; BTTH do người làm công người học nghề
gây ra.
42

Về nguyên tắc, khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền
thỏa thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ đó.
Do đó, trong quan hệ BTTH do thông tin sai sự thật, các bên có thể thỏa thuận về tất
cả các vấn đề liên quan như mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi
thường. Việc thỏa thuận này có thể diễn ra trước, trong hoặc sau khi tranh chấp về
BTTH đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp các bên không có
thỏa thuận, các vấn đề pháp lý có liên quan đến BTTH sẽ được giải quyết theo quy
định của pháp luật. Ví dụ, nếu không thỏa thuận về mức độ bồi thường thì thiệt hại
phải được bồi thường toàn bộ.
Tóm lại, vấn đề BTTH do thông tin sai sự thật là một vấn đề còn rất mới mẻ cả
về lý luận lẫn thực tiễn ở Việt Nam. Các quy định của pháp luật về BTTH do thông tin
sai sự thật thể hiện đây là một loại trách nhiệm do gây thiệt hại, là một dạng của trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, áp dụng đối tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thông
tin sai sự thật gây thiệt hại cho quyền và lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị
thiệt hại.
43

TIỂU KẾT CHƯƠNG I


Trong phạm vi Chương I, nhóm tác giả đã góp phần xây dựng khái niệm thông
tin sai sự thật và bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật. Phân tích, làm rõ một số
vấn đề lý luận về BTTH do thông tin sai sự thật như các đặc điểm pháp lý, cơ sở, điều
kiện phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật. Bên cạnh
đó, nhóm tác giả đã so sánh sự thay đổi của BLDS năm 2015 với BLDS năm 2005 để
đưa ra nhận xét về quá trình phát triển của quy định pháp luật Dân sự Việt Nam về
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do thông tin sai sự thật nói
riêng. Ngoài ra, nhóm tác giả còn nghiên cứu, tham khảo quan niệm của một số nước
trên thế giới về bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật để học hỏi, áp dụng. Đây là
những nội dung lý luận chung nhất và quan trọng nhất của đề tài, làm cơ sở để nhóm
tác giả phân tích thực trạng của phá luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do thông tin
sai sự thật tại Chương 2.
44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG


THIỆT HẠI DO THÔNG TIN SAI SỰ THẬT
2.1. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật
Để xác định trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật gây ra pháp luật Việt
Nam dựa trên các nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự chung. Việc xác định nghĩa
vụ BTTH dựa trên nguyên tắc chủ thể nào gây thiệt hại chủ thể đó có trách nhiệm bồi
thường. Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm BTTH, quyền yêu cầu BTTH do thông
tin sai sự thật được quy định ở nhiều văn bản pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau
như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Báo chí, Luật An ninh
mạng, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật Tiếp cận thông tin, v.v các văn bản dưới luật
và cả trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp.
Theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 công dân có quyền được bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Đây là quyền nhân thân
của mỗi người, được pháp luật bảo vệ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn,
bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Và khoản 2 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận: “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có
quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của
pháp luật.”
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật an ninh mạng và các
văn bản pháp luật có liên quan quy định về quyền yêu cầu BTTH do thông tin sai sự
thật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Điều 34 BLDS năm 2015 quy định về quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân:
“1. Danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình,...
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được
đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng
chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức,
cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì
ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin
xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”
Trong trường hợp thông tin sai sự thật xâm phạm đến quyền tài sản của chủ sở
hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản cũng có quyền yêu cầu BTTH theo quy
định tại Điều 170 BLDS năm 2015: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với
45

tài sản bồi thường thiệt hại.”. Tương tự, các trường hợp chủ thể có hành vi thông tin
sai sự thật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe 45 thì người bị thiệt hại cũng có quyền
yêu cầu BTTH theo quy định BLDS.
Bên cạnh những quy định về quyền yêu cầu BTTH, BLDS còn quy định về
nghĩa vụ BTTH của cá nhân, tổ chức, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật về
thông tin gây thiệt hại; Căn cứ phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại 46; Nguyên tắc
bồi thường thiệt hại47; Xác định thiệt hại48; Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường hiệt
hại49. Ngoài ra, tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Có thể thấy quy định của BLDS 2015 chỉ mới dừng lại ở các quy định về BTTH
do thông tin sai sự thật xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể là cá nhân
mà chưa quy định về quyền yêu cầu BTTH do thông tin sai sự thật của cơ quan, tổ
chức, đồng thời chưa quy định cụ thể các trường hợp thông tin sai sự thật xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe và tài sản. Tuy nhiên, những quy định chung về trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng của BLDS đã là cơ sở tương đối đầy đủ để chủ thể bị thiệt hại
do thông tin sai sự thật được BTTH.
Chế tài hình sự được áp dụng đối với cá nhân vi phạm nếu thỏa mãn các yếu tố
cấu thành tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định. Hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015
quy định một số tội liên quan đến các hành vi đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự
thật bao gồm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 50; Tội vu khống51; Tội quảng cáo sai sự
thật52; Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông 53; Tội
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân54; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 55. Đặc
điểm chung của các tội này đó là về mặt khách quan người phạm tội có hành vi sử
dụng các thông tin sai sự thật xâm phạm đến các khách thể được luật hình sự bảo vệ đó
là quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền sở
hữu tài sản. Người phạm tội khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm của các tội
nêu trên ngoài phải chịu các chế tài hình sự theo quy định của BLHS còn phải trả lại
tài sản, sửa chữa hoặc BTTH; buộc công khai xin lỗi theo quy định tại Điều 48 BLHS
năm 2015: “1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc BTTH vật chất đã được xác định do
hành vi phạm tội gây ra; 2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa
án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”
Chế tài hành chính được áp dụng khi cá nhân, tổ chức vi phạm các trật tự công
được pháp luật bảo vệ, được quy định trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
45
Điều 33, Điều 590 và Điều 591 BLDS năm 2015
46
Điều 584 BLDS năm 2015
47
Điều 585 BLDS năm 2015
48
Điều 589 đến Điều 592 BLDS năm 2015
49
Điều 588 BLDS năm 2015
50
Điều 174 BLHS năm 2015
51
Điều 156 BLHS năm 2015
52
Điều 197 BLHS năm 2015
53
Điều 288 BLHS năm 2015
54
Điều 331 BLHS năm 2015
55
Điều 117 BLHS năm 2015
46

hội trong đó có lĩnh vực thông tin. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong
trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi thông tin sai sự thật. Điều 34 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 quy định: Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây
nhầm lẫn
“Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc
gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng,
trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”
Khi thông tin sai sự thật xuất hiện và lan truyền nhiều hơn trên không gian
mạng, Luật An ninh mạng năm 2018 ra đời để đáp ứng các yêu cầu quản trị mạng,
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trên không gian mạng. Trong đó Điều 8
Luật An ninh mạng quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian
mạng, bao gồm: “1. Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện
tử vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; các hoạt động chống Nhà nước;
xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng. Thông tin sai sự
thật, làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hoạt động mại dâm, tệ nạn
xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…”
Điều 9 của Luật an ninh mạng năm 2018 cũng quy định rõ việc xử lý vi phạm
pháp luật về an ninh mạng. Theo đó, người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật
này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông việc kiểm soát các thông tin trên các trang
báo chính thống là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà làm báo nói chung để có thể gửi tới
bạn đọc những ấn phẩm báo chí phản ánh đúng sự thật, chứa đựng các thông tin xác
thực, hữu ích. Tuy nhiên, môi trường báo chí vẫn là một mảnh đất màu mỡ để các đối
tượng xấu lợi dụng phát tán thông tin sai sự thật. Vì vậy, Luật Báo chí năm 2016 quy
định về các Hành vi bị nghiêm cấm; Quyền và nghĩa vụ của nhà báo; Cải chính trên
báo chí; Xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí.
“ Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý…
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh
hùng dân tộc….
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa
án.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
47

3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:


a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích
của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân
dân;...
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí
về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
Điều 42. Cải chính trên báo chí
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải
chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ
bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên
máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1
Điều 52 của Luật này.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà
báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát
phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác
giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền
sau nội dung thông tin cải chính.
Điều 59. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí
…5. Trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động báo chí vi phạm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
này, còn phải công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật.”
Theo đó, các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo
chí không được đăng phát các thông tin sai sự thật nhằm vào những mục đích gây hại,
chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc xâm phạm danh dự,
uy tín, nhân phẩm của cá nhân,... Đối với những trường hợp thông tin sai phải cải
chính và xin lỗi bên cạnh đó nếu gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Ngoài ra, trong lĩnh vực thương mại quyền lợi của người tiêu dùng khi tiếp cận
các thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quy định rất cụ thể tại Khoản 2
Điều 8; điểm a,b,c khoản 1 Điều 10 và Điều 11 Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó,
người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc,
xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và
thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
48

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nghiêm cấm có hành vi lừa dối
hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu,
cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp,...Và tổ chức, cá nhân vi phạm
các quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy phạm vi tác động của thông tin sai sự thật là vô cùng to lớn vì vậy
các quy định về BTTH do thông tin sai sự thật được quy định ở rất nhiều văn bản pháp
luật khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau mà không có văn bản pháp lý chuyên
ngành nào điều chỉnh cụ thể. Mặc dù được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật
khác nhau nhưng đây cũng là một cơ chế để phân loại các thiệt hại có thể gây ra bởi
thông tin sai sự thật trong các lĩnh vực khác nhau, làm cơ sở cho việc BTTH được diễn
ra dễ dàng, chính xác hơn.
2.2. Chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
Cũng tương tự như các quan hệ pháp luật dân sự khác, trong quan hệ BTTH do
thông tin sai sự thật gây ra, bao gồm 2 bên: chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường (bên
bị thiệt hại) và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường (bên có trách nhiệm bồi thường do có
hành vi thông tin sai sự thật gây thiệt hại). Bên bị thiệt hại do thông tin sai sự thật là
bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm và uy tín. Bên có trách nhiệm bồi thường là tổ chức, cá nhân và các chủ
thể khác có hành vi vi phạm pháp luật về thông tin gây thiệt hại.
2.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thiệt hại do hành vi thông tin sai sự thật gây ra bao gồm hai loại: gây hoang
mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho
hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ (gây thiệt hại cho chủ
thể đặc biệt: nhà nước) và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác. Các chủ thể bị thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra có quyền yêu cầu
tổ chức, cá nhân có hành vi thông tin sai sự thật BTTH theo quy định của pháp luật
a) Chủ thể có quyền yêu cầu BTTH do hành vi thông tin sai sự thật gây hoang
mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho
hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.
Trong trường hợp thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây
thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà
nước hoặc người thi hành công vụ thì chủ thể bị thiệt hại được xác định là Nhà nước.
Nhà nước là chủ thể đặc biệt, theo đó, việc gây thiệt hại cho nhà nước sẽ phải
bồi thường thiệt hại. Do đó, về nguyên tắc, Nhà nước - chủ thể đặc biệt trong quan hệ
pháp luật có quyền yêu cầu người có hành vi thông tin sai sự thật gây thiệt hại phải bồi
thường.
Điều 187 BLTTDS năm 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo
vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo
quy định của pháp luật”. Do đó, về nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
các chủ thể bị thiệt hại, Nhà nước là chủ thể đặc biệt, là đại diện của nhân dân có
quyền yêu cầu người có hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân,
49

gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, gây
mất uy tín của Đảng và Nhà nước bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật
chưa quy định cụ thể về quyền yêu cầu BTTH của nhà nước khi có thiệt hại do hành vi
thông tin sai sự thật gây ra.
b) Chủ thể có quyền yêu cầu BTTH do hành vi thông tin sai sự thật xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 công dân có quyền được bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Đây là quyền nhân thân
của mỗi người, được pháp luật bảo vệ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn,
bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Và khoản 2 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận: “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có
quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của
pháp luật.”
Trường hợp chủ thể có hành vi thông tin sai sự thật gây thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản cho người khác thì cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu cá nhân đó BTTH theo quy định từ Điều 589 đến
Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015:
(1) Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường khi thông tin sai sự thật gây thiệt hại
về tài sản:
Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công
nhận và bảo vệ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 163 và Điều 185 Bộ luật Dân sự có
quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền sở hữu:
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với
tài sản của mình. (Điều 163 BLDS năm 2015)
- Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có
quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình
trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng
ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. (Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu
BLDS năm 2015)
Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ, ngăn cản
bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản
bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, khi hành vi thông tin sai sự thật gây thiệt hại về tài sản thì chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó đương nhiên có quyền yêu cầu BTTH.
(2) Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp thông tin sai
sự thật gây thiệt hại về sức khỏe
Đối với thiệt hại về sức khỏe theo khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015 quy định:
“...Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người
50

đó gánh chịu…”. Có thể hiểu rằng, người có quyền yêu cầu bồi thường là người bị
thiệt hại về sức khỏe hoặc người đại diện hợp của người bị thiệt hại do hành vi trái
pháp luật về thông tin gây ra.
Và theo điểm a tiểu mục 1.5 mục 1 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP
ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành quy định: “Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm
phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại”. Tổn thất về sức khỏe là những
mất mát, đau đớn về thể chất và tinh thần của người trực tiếp bị thiệt hại về sức khỏe.
Không những họ, người thân thích của họ cũng chịu ảnh hưởng về tinh thần và những
tổn thân phát sinh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi một người bị xâm phạm sức khỏe thì
những người thân thích của họ có bị thiệt hại về tinh thần hay không và họ có phải là
đối tượng được bồi thường khoản tiền này? Hiện nay, pháp luật dân sự chưa quy định
cho những người thân thích của người bị xâm phạm đến sức khỏe được hưởng khoản
tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.Việc cho những người thân thích của người bị xâm
phạm đến sức khỏe được hưởng khoản tiền này cũng là cần thiết và phù hợp với thực
tế.
(3) Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi thông tin sai sự thật gây
thiệt hại về tính mạng
Căn cứ khoản 2 điều 591 BLDS 2015: “2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại
theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh
thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại,
nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi
dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền
này…”
Theo quy định của pháp luật, người có quyền yêu cầu BTTH về tính mạng do
hành vi thông tin sai sự thật gây ra là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã
trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại có quyền yêu
cầu BTTH.
Ngoài ra, người thân thích của người bị thiệt hại tính mạng cũng có quyền yêu
cầu bồi thường tổn thất về tinh thần. Quy định như vậy là hợp lý, vì khi thiệt hại về
tính mạng xảy ra, những người thân thích của người bị thiệt hại phải chịu nỗi đau mất
mát về tinh thần rất lớn.
Vì vậy, trường hợp có thiệt hại về tính mạng do thông tin sai sự thật gây ra, đại
diện hợp pháp của người bị thiệt hại và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu
không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng,
người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại có quyền yêu cầu BTTH do hành vi
trái pháp luật về thông tin gây nên.
(4) Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp thông tin
sai sự thật gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín
Theo quy định tại khoản 5 Điều 34 BLDS 2015 quy định về Quyền được bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín: “Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu
người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại” và Điều
51

592 về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì chủ thể có quyền yêu
cầu BTTH là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra.
Tuy nhiên, tương tự đối với trường hợp thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
những người thân thích của những người bị thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm cũng phải chịu tổn thất về tinh thần. Do đó, việc bổ sung quyền yêu cầu
BTTH do tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người thiệt hại về danh
dự, nhân phẩm, uy tín là điều cần thiết.
Như vậy, người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể khởi kiện hành
vi vi phạm ra tòa án để yêu cầu BTTH (mức yêu cầu bồi thường phụ thuộc vào thiệt
hại mà người bị xâm phạm có thể chứng minh được).
2.2.2. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản của cá nhân; uy tín,
tài sản của cơ quan, tổ chức được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. “Người nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” (khoản 1 Điều 584 BLDS năm
2015)
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật
khác có liên quan đã quy định về vấn đề BTTH ngoài hợp đồng, chủ thể có trách
nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật bao gồm những cá nhân, tổ chức, chủ thể khác có
hành vi vi phạm pháp luật về thông tin gây thiệt hại cho người khác. “Trường hợp
không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không
đúng”. (Điều 34 BLDS năm 2015)
Theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự 2015 về BTTH do người của pháp
nhân gây ra: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong
khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại
thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền
theo quy định của pháp luật”.Theo đó, khi người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì dù người đó có lỗi hay không có lỗi, pháp
nhân vẫn phải BTTH cho người bị thiệt hại. Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt
hại, pháp nhân có quyền yêu cầu người của pháp nhân có lỗi trong việc gây thiệt hại
phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp nhân phải bồi
thường thiệt hại do người của mình gây ra nếu họ có hành vi thông tin sai sự thật gây
thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Đối với chủ thể có hành vi thông tin sai sự thật gây thiệt hại là cá nhân, không
phải khi sinh ra họ đã có năng lực chịu trách nhiệm dân sự. Cá nhân gây thiệt hại chỉ
phải chịu trách nhiệm BTTH khi có đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự. Theo quy
định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chủ thể có nghĩa vụ phải bồi
thường do hành vi gây thiệt hại của mình hoặc do người khác gây ra, trách nhiệm bồi
thường được quy định như sau:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
52

chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải
bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người
giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được
giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không
có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vấn đề BTTH do nhiều người
cùng gây ra như sau: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó
phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng
người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu
không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng
nhau.”. Như vậy, trong trường hợp nhiều người cùng có hành vi thông tin sai sự thật
thì phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại, mức bồi thường tùy thuộc vào mức
độ lỗi của từng người để xác định. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp một thông tin sai
sự thật được đưa ra thì có cần phải kiểm chứng tính chính xác của thông tin đó trước
khi chia sẻ và bình luận hay không, và nếu một người chia sẻ, bình luận các thông tin
sai sự thật đó mà không kiểm chứng thì có phải liên đới BTTH cho người bị thiệt hại
không. Thực tiễn các quy định của pháp luật vẫn chưa dự liệu được vấn đề này, vì vậy
cần phải có hướng hoàn thiện pháp luật để phù hợp với sự vận động của xã hội hiện
nay.
Tóm lại, chủ thể có trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật gây ra là các tổ
chức, cá nhân, chủ thể khác có hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong
nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của
cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc thù của thông tin sai sự thật khó kiểm soát nên
nhiều trường hợp có thiệt hại xảy ra nhưng người bị thiệt hại vẫn không được bồi
thường một khoản chi phí nào do không xác định được người gây thiệt hại. Trường
hợp này, họ chỉ bảo vệ nhân thân bằng việc yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là
không đúng theo Điều 34 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không xác định được
người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị
đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng”. Điều này gây
khó khăn cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của
mình.
2.3. Hành vi vi phạm pháp luật về thông tin
Mối quan hệ về BTTH ngoài hợp đồng do thông tin sai sự thật phát sinh khi có
hành vi vi phạm pháp luật về thông tin gây thiệt hại đến cá nhân, tổ chức và các chủ
thể khác. Hiện nay do chưa có văn bản pháp luật chuyên ngành về thông tin nói chung
cho nên các quy định của pháp luật về hành vi thông tin sai sự thật được quy định rải
rác trong các văn bản pháp luật khác nhau như BLDS năm 2015; Điều 117, 156, 174,
53

288, 331, 588 BLHS năm 2015; Điều 9 Luật Báo chí năm 2016; điểm c,d khoản 1
Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018; khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng
năm 2010, khoản 3 khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018; điểm h khoản 1 Điều
320 Luật thương mại năm 2005, khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi bổ sung
2018,v.v.
Có thể thấy hành vi thông tin sai sự thật rất đa dạng, trong mỗi lĩnh vực khác
nhau chúng được thể hiện dưới các dạng khác nhau, nhưng chủ yếu được thực hiện
dưới các hình thức sau:
- Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý,
kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo
và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân,
lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc;
- Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây
thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
- Bịa đặt một thông tin hoàn toàn sai sự thật nhắm vào mục đích gây thiệt hại cho
cá nhân, cơ quan, tổ chức;
- lan truyền thông tin sai sự thật, việc lan truyền này có thể thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau như: sao chép làm nhiều bản gửi đi nhiều nơi, kể lại cho
người khác nghe, đăng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Vu khống người khác;
- Cung cấp, lưu trữ, chia sẻ thông tin sai sự thật;
- Xuyên tạc thông tin hoặc hình ảnh chân thực, ví dụ như tiêu đề được tạo ra
mang tính giật gân hơn, thường được phổ biến bằng “clickbait” (một dạng
quảng cáo sai, sử dụng văn bản siêu liên kết hoặc liên kết hình thu nhỏ được
thiết kế để thu hút sự chú ý và để lôi kéo người dùng theo liên kết đó và đọc,
xem hoặc nghe đoạn nội dung trực tuyến được liên kết, với đặc điểm xác định
là lừa đảo);
- Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu,
công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
- Mạo danh các nguồn tin, trang web chính hãng, chẳng hạn bằng cách sử dụng
thương hiệu của một hãng thông tấn đã được thành lập, v.v.
Phương thức thực hiện các hành vi nêu trên có thể thông qua nói trực tiếp hoặc
qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc qua các phương thức khác: nhắn tin qua
điện thoại di động, email, fax, thư từ, v.v.
Như vậy, pháp luật nước ta quy định khá đầy đủ và chi tiết về các dạng hành vi
của thông tin sai sự thật trong từng lĩnh vực cụ thể, đây là căn cứ để người tiến hành tố
tụng dễ dàng áp dụng khi có nhiều đối tượng tác động khác nhau của hành vi trái pháp
luật về thông tin. Tuy nhiên, việc chưa có một luật chuyên ngành quy định về thông tin
sai sự thật cũng sẽ gây ra không ít khó khăn cho người tiến hành tố tụng trong việc tìm
căn cứ pháp lý để giải quyết vụ việc. Cùng với đó, sự đa dạng về hành vi thông tin sai
sự thật và sự phức tạp, tinh vi của hình thức biểu hiện sẽ gây nhiều trở ngại trong việc
xác định mối tương quan giữa hành vi và mức độ gây thiệt hại.
54

2.4. Thiệt hại được bồi thường và xác định thiệt hại
2.4.1. Thiệt hại được bồi thường
Mục đích của việc áp dụng chế tài trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật là
khắc phục những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi có hành vi thông tin
sai sự thật gây thiệt hại. Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế chỉ có thể được hiện đầy đủ và
chính xác khi xác định “toàn bộ thiệt hại” là bao nhiêu và trên cơ sở đó ấn định mức
bồi thường. Thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra gồm các thiệt hại về tài sản, tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức được bồi
thường theo quy định từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
55

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người
mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị
thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính
mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1
Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh
chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không
thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 quy định “nghiêm cấm hành vi đưa
thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh
tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành
công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. Theo
đó thiệt hại về hành vi thông tin sai sự thật gây ra được đưa ra trong luật An ninh mạng
2018 bao gồm hai loại: gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động
kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi
hành công vụ (gây thiệt hại cho chủ thể đặc biệt: nhà nước) và xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Các chủ thể bị thiệt hại do thông tin
sai sự thật gây ra có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi thông tin sai sự thật
BTTH theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông
tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung
cấp;
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.”
56

Trong Luật này, thiệt hại do thông tin sai sự thật chỉ là gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng chứ chưa xác định các thiệt hại khác như thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức
khỏe, tính mạng trong khi các thông tin sai sự thật về hàng hoá, dịch vụ cũng có thể
gây ra những thiệt hại này.
Khoản 2 Điều 321 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trường hợp hành vi vi
phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Có thể thấy, thiệt
hại do thông tin sai sự thật được xác định trong luật và nghị định về Thương mại gồm
có: gây hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường, thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong
lĩnh vực báo chí, trong đó có quy định về hậu quả của các hành vi thông tin sai sự thật.
Nhìn chung, thiệt hại do thông tin sai sự thật được quy định trong Luật Báo chí khá
đầy đủ, bao gồm: gây hoang mang cho nhân dân, gây chiến tranh tâm lý; Gây chia rẽ
giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng
vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị,
chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo
các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; Gây
hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của
cộng đồng; Xâm phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em; Đe dọa,
uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên.
Có thể thấy, thiệt hại mà thông tin sai sự thật gây ra cho xã hội là rất lớn và
nghiêm trọng. Có thể chia thành 2 loại thiệt hại sau đây:
Thiệt hại trực tiếp: là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan, thực tế và
có cơ sở chắc chắn để xác định: tài sản bị mất mát, hư hỏng, v.v.
Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy đoán khoa học
mới có thể xác định được thiệt hại. Đối với thiệt hại này chỉ mang tính giả định, không
có cơ sở khoa học chắc chắn để xác định thì không được đưa vào khoản thiệt hại để áp
dụng trách nhiệm bồi thường. Ví dụ về thiệt hại gián tiếp: uy tín kinh doanh, hạnh
phúc gia đình, v.v.
Tuy nhiên, không phải thiệt hại nào cũng được bồi thường, nguyên tắc bồi
thường trong Bộ luật Dân sự 2015 là “thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và
kịp thời”, điều này cho thấy chỉ những thiệt hại thực tế mới được bồi thường, còn
những thiệt hại suy đoán hoặc không có căn cứ xác định thì không được bồi thường.
Đối với các thiệt hại thực tế, về nguyên tắc thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì được
bồi thường bấy nhiêu. Đây là nguyên tắc được áp dụng trong hầu hết các vụ việc liên
quan đến BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do thông tin sai sự thật nói riêng.
Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra trên thực tế có được bồi thường toàn bộ hay không còn phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: người bị thiệt hại có đưa ra được đầy đủ các căn cứ
chứng minh cho tất cả các loại thiệt hại không (có những thiệt hại rất khó chứng minh
như thông tin sai sự thật gây thiệt hại đến hạnh phúc gia đình); người bị thiệt hại có lỗi
đối với thiệt hại xảy ra với mình không; các bên có thỏa thuận về mức bồi thường hay
57

không; người chịu trách nhiệm BTTH có được giảm mức bồi thường hay không. Do
đó, nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế, có thiệt hại xảy ra nhưng người bị thiệt hại có thể
không được bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trường hợp ngoại lệ, thiệt hại thực tế chỉ được bồi thường một phần khi có đủ
các yếu tố:
Về mặt chủ quan: Người có hành vi trái pháp luật không thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại
sẽ xảy ra hoặc đã thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng do cẩu
thả hoặc quá tự tin cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên
đã thực hiện hành vi đó và đã gây ra thiệt hại ngoài mong muốn của mình (lỗi vô ý).
Về mặt khách quan: Xét về hoàn cảnh hiện tại, người gây thiệt hại không có
khả năng kinh tế để bồi thường toàn bộ thiệt hại vì thiệt hại xảy ra quá lớn đối với khả
năng kinh tế của họ. (đưa vào phần lỗi)
Tóm lại, thiệt hại bồi thường bao gồm hai nhóm là thiệt hại về tinh thần và thiệt
hại về vật chất. Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy
định tại Điều 589 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều
590 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 591 BLDS;
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 592
BLDS. “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm
phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu
nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là
pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ
chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin,... vì bị hiểu nhầm và cần phải
được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.”56
2.4.2. Xác định thiệt hại
Pháp luật Dân sự quy định “thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu”. Vì
vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra là một công việc hết sức quan trong và là tiền đề để
yêu cầu BTTH. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại là một công việc rất phức tạp. Trong
nhiều trường hợp, các đánh giá về sự thiệt hại mang tính tương đối. Chưa có một
ngành luật cụ thể nào quy định về việc xác định thiệt hại của thông tin sai sự thật nên
để xác định được thiệt hại của thông tin sai sự thật cần dựa vào các quy định chung của
Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị quyết 03/2006 NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về BTTH ngoài hợp đồng. Các điều từ 589 đến 592
Bộ luật Dân sự 2015 và Phần II Nghị quyết 03/2006 quy định về các loại thiệt hại
được bồi thường và cách thức xác định thiệt hại một cách khái quát.
Thứ nhất, để xác định thiệt hại về tài sản Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: “Tài sản bị mất, tài sản bị huỷ hoại
hoặc hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí để ngăn chặn,
hạn chế và khắc phục thiệt hại, các tài sản khác do pháp luật quy định”.

56
Điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
58

Tài sản bị mất là trường hợp tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không thể tìm lại
được. Đây là trường hợp tài sản bị thiệt hại hoàn toàn không thể khắc phục được, do
đó người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. “Trường hợp tài sản đã
bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc
tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài
sản trên thị trường tại thời điểm tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc tại
thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại”.57 Tuy nhiên, đây chỉ là cách
giải quyết đối với tài sản cùng loại.
Nếu tài sản bị mất là tài sản đặc định thì việc định giá tài sản phải được tiến
hành bởi cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền trong việc định giá tài sản. Khi giải
quyết bồi thường đối với tài sản bị mất cũng cần phải xem xét đến yếu tố cũ, mới, độ
hao mòn của tài sản.
Tài sản bị hủy hoại là những tài sản bị thiệt hại nặng, không thể phục hồi chức
năng như ban đầu. Việc xác định thiệt hại đối với tài sản bị hủy hoại giống như trường
hợp tài sản bị mất.
Tài sản bị hư hỏng là những tài sản bị hỏng hóc một hoặc nhiều bộ phận, làm
giảm hay mất khả năng sử dụng tài sản. Theo Khoản 2 Điều 23 Luật Bồi thường của
Nhà nước năm 2017 thì đối với tài sản bị hư hỏng việc bồi thường được xác định theo
2 trường hợp: Nếu tài sản bị hư hỏng có thể khắc phục, sửa chữa lại được thì thiệt hại
được xác định là chi phí cần thiết, hợp lý, bỏ ra để khôi phục, sửa chữa tài sản. Những
chi phí này được tính theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường; Nếu tài
sản hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định
giống với trường hợp tài sản bị mất.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản (hoa lợi, lợi tức đáng ra chủ
sở hữu có thể khai thác từ tài sản); lợi ích mà chủ sở hữu tài sản không thể khai thác
được tài sản trong thời gian sửa chữa, khắc phục; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế
và khắc phục thiệt hại; các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Thứ hai, xác định thiệt hại về sức khoẻ, thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm được
hiểu là những tổn thất, mất mát về mặt vật chất cũng như tinh thần mà người có hành
vi gây ra cho người bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 về
những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chức
năng bị mất, bị giảm sút. Những chi phí này bao gồm: tiền thuê phương tiện đi cấp
cứu, tiền viện phí, tiền bồi dưỡng, tiền làm các bộ phận giả, và các dịch vụ chữa bệnh
khác (nếu có).
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: Nếu người bị
thiệt hại có thu nhập ổn định thì thu nhập thực tế bị mất được xác định Thu nhập thực
tế bị mất = thời gian điều trị x tiền công (tiền lương)/tháng. Nếu người bị thiệt hại có
thu nhập thực tế nhưng thu nhập thực tế của các tháng khác nhau thì thu nhập thực tế
bị mất được xác định Thu nhập thực tế bị mất = thời gian điều trị x tiền thu nhập bình
quân/ tháng. Nếu người bị thiệt hại có thu nhập thực tế không ổn định và không xác
định được thì thu nhập thực tế bị mất được xác định Thu nhập thực tế bị mất = thời
gian điều trị x tiền thu nhập trung bình của lao động cùng loại/ tháng58.
57
Khoản 1 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
58
Điểm a tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
59

Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy ra tai nạn
và sau khi điều trị. Những thu nhập này phải là những thu nhập thường xuyên, thực tế
và hợp pháp của họ.
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại. Để có thể xác định thu nhập thực tế bị giảm sút thì cần thực hiện
các bước:
Bước một: xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị có hay không. Nếu có thì tổng thu nhập là bao nhiêu.
Bước hai: lấy tổng thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời
gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định như trên. Nếu
không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch là thu
nhập thực tế bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế không mất.
Tổn thất tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu là khái niệm trừu tượng. Tuy
nhiên, mức tổn thất về tinh thần có thể dựa vào các căn cứ sau: tình trạng thể chất và
tinh thần của người bị thiệt hại, mức độ và tính chất nghiêm trọng của sự tổn hại về
tâm lý và thân thể, quan hệ nhân thân, lứa tuổi…
Thứ ba, xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều
591 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590.
Chi phí hợp lý cho việc mai táng. Chi phí mai táng được hiểu là những khoản
chi cho việc chôn cất hay mai tang gồm các khoản: mua quan tài, các vật dụng cần
thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, thuê xe tang, hương, nến, hoa, tiền thuê thợ kèn,
xe tang, v.v. Theo khoản 4 Điều 25 Luật Bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017 và
khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014, khoản trợ cấp mai táng được xác định =
10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người bị thiệt hại mất.
Tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước
khi chết. (Ví dụ: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao
động)
Khoản tiền bù đắp về tinh thần. Đây là khoản tiền bồi thường cho những người
thân thích của người bị chết: là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị
thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của
người bị thiệt hại.
Thứ tư, xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Theo
Điều 592 BLDS 2015 thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao
gồm:
Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại. Như chi phí cần thiết cho việc
thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm, danh dự, uy tín, nhân phẩm của người bị thiệt
hại. Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc uy tín, danh dự
nhân phẩm bị xâm hại, chi phí đi lại, chi phí yêu cầu cơ quan có chức năng xác minh
sự việc v.v cùng các chi phí khác để khắc phục, hạn chế thiệt hại.
60

Thu nhập thực tế bị giảm sút hoặc bị mất. Theo quy định của pháp luật cá nhân
bị xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín dẫn tới thu nhập thực tế bị giảm sút hoặc
mất thì việc xác định khoản thiệt hại này được xác định như đối với TH cá nhân bị
xâm phạm tới sức khỏe.
Bù đắp tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Ngoài ra, các tổn thất về tinh thần được áp dụng trong các thiệt hại về sức khỏe,
tính mạng và danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Nhìn chung, các quy định pháp luật về xác định thiệt hại tương đối đầy đủ
nhưng trên thực tế việc xác định thiệt hại còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với
thiệt hại do thông tin sai sự thật mang tính trừu tượng và khó xác định mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật về thông tin và thiệt hại xảy ra.
2.5. Mức bồi thường
Khi đã xác định được có thiệt hại thực tế xảy ra, cần xác định mức bồi thường
để người bị thiệt hại được bù đắp một khoản hợp lý. Mức bồi thường do thông tin sai
sự thật được hiểu là một khoản tiền cụ thể do pháp luật quy định buộc người có hành
vi thông tin sai sự thật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín
và tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây thiệt hại phải bồi thường. Pháp luật Dân
sự đã quy định việc xác định mức bồi thường trong các trường hợp xâm phạm đến sức
khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của các nhân, cơ quan, tổ chức; các
trường hợp được giảm mức bồi thường và quy định về việc thay đổi mức bồi thường
khi không còn phù hợp với thực tế.
Về việc xác định mức bồi thường, Bộ luật Dân sự 2015 xác định theo nguyên
tắc “thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Đối với các thiệt hại
khác nhau, pháp luật quy định về mức bồi thường khác nhau. Trong trường hợp thiệt
hại về vật chất, việc xác định mức BTTH phụ thuộc vào việc bên bị thiệt hại có thể
chứng minh các khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra và phải có chứng từ hoặc giấy biên
nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại là bao
nhiêu thì sẽ được bồi thường mức tương xứng. Còn đối với tổn thất về tinh thần nhà
làm luật quy định mức bồi thường đối với các thiệt hại về tinh thần do các bên thỏa
thuận. “Sở dĩ pháp luật khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau bởi vì BTTH vừa là
quyền vừa là trách nhiệm của các bên liên quan. BTTH nói chung được khuyến khích
thỏa thuận thì bồi thường tổn thất về tinh thần lại càng phải khuyến khích thỏa thuận,
bởi lẽ mục đích của bồi thường tổn thất về tinh thần chính là nhằm bù đắp thiệt hại về
tinh thần, chia sẻ nỗi đau, làm xoa dịu đau thương mất mát mà người bị thiệt hại phải
chịu”.59 Nếu không thoả thuận được, thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm
phạm là không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; không quá 100 lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với thiệt hại về tính mạng, không quá 10
lần mức lương cơ sở do Nhà nước ấn định với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Tuy nhiên, nguyên tắc xác định thiệt hại được bồi thường là toàn bộ thiệt hại
thực tế, việc xác định này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại về vật chất.
Còn đối với các thiệt hại về tinh thần thì không thể xác định theo nguyên tắc bồi
thường toàn bộ thiệt hại bởi thiệt hại về tinh thần mang tính trừu tượng, không thể cân
59
Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị
xâm phạm, Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.65.
61

đo, đong, đếm nên việc xác định mức thiệt hại cụ thể bao nhiêu để xác định mức
BTTH cho phù hợp là không thể. Nhà làm luật chỉ quy định về mức bồi thường tối đa
đối với các thiệt hại về tinh thần, tức là trong mọi trường hợp thiệt hại đều được bồi
thường theo mức tối đa hay Toà án phải ấn định chính xác số tiền bồi thường là bao
nhiêu? Nếu Toà án ấn định số tiền bồi thường thì căn cứ vào đâu để Toà án có thể làm
việc đó thì pháp luật chưa quy định rõ ràng về vấn đề này dẫn đến chưa có sự thống
nhất trong việc xác định số tiền bồi thường đối với các Toà trong các vụ việc cụ thể và
việc xác định số tiền bồi thường mà các Tòa đưa ra vẫn không có căn cứ cụ thể để giải
thích cho nguyên đơn và bị đơn hiểu.
Bên cạnh đó, việc quy định nguyên tắc bồi thường ngang bằng liệu có còn phù
hợp khi về mặt hình thức, bồi thường ngang bằng không tính có tính răn đe chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà mới chỉ bù đắp được những tổn thất mà người
bị thiệt hại do thông tin sai sự thật phải gánh chịu nhưng trên thực tế chế độ bồi thường
này không xem xét đến các chi phí khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ví dụ như chi
phí luật sư, chi phí thu thập tài liệu, chứng cứ,..do những chi phí này không được tính
là tổn thất thực tế của người bị thiệt hại, vì vậy người bị thiệt hại không được bù đắp
những khoản này. Như vậy, ngay cả khi người bị thiệt hại có được bồi thường ngang
bằng thì họ vẫn phải gánh chịu những tổn thất nhất định. Chính vì vậy, chế độ bồi
thường ngang bằng đã không khuyến khích được người bị thiệt hại tiến hành khởi kiện
bồi thường tới tòa án ngay cả khi quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Việc giảm mức BTTH cho người gây thiệt hại có thể được thực hiện trong
trường hợp người gây ra thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so
với khả năng kinh tế của mình. 60 Có thể thấy người chịu trách nhiệm BTTH chỉ có thể
được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây: Không có lỗi hoặc có lỗi
vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. “Quy định này chỉ định
hình mà không quy định về định tính việc giảm mức bồi thường bao nhiêu? Việc giải
quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi (vô ý nặng,
nhẹ). Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định mức bồi thường” 61.
Mặt khác, theo quy định của Bộ luật Dân sự trong trường hợp chủ thể hành vi vi phạm
pháp luật không đủ khả năng bồi thường thì có thể giảm mức bồi thường thấp hơn thiệt
hại thực tế. Về mặt lý luận, bản chất của bồi thường ngang bằng chỉ là bù đắp hoặc bổ
khuyết những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, tức là hoàn toàn không có
tính trừng phạt. Nếu như vậy, bồi thường thấp hơn thiệt hại thực tế càng không có tính
trừng phạt. Như vậy, có thể thấy, BTTH theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam
hiện nay không đảm bảo bù đắp được thiệt hại thực tế cũng như không có tính trừng
phạt. Nói cách khác, quy định của pháp luật Việt Nam chưa tạo được cơ chế khuyến
khích đương sự khởi kiện đòi BTTH để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
thay đổi mức bồi thường.62 Mức BTTH không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do
có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường
đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về
tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức BTTH

60
Khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.
61
Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.316,317.
62
Khoản 3 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015
62

không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của
người gây thiệt hại.
2.6. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường
Thời hiệu là một khoảng thời gian do pháp luật quy định. Theo quy định tại
Điều 149 BLDS năm 2015:
“1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát
sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của
một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án
cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời
hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 150 BLDS năm 2015 “3. Thời hiệu khởi
kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì
mất quyền khởi kiện.”
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người
có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”
(Điều 588 BLDS năm 2015). Nếu hết thời hạn của thời hiệu 03 năm, thì mất quyền
khởi kiện. Thời hiệu được bắt đầu tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu
chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Quyền khởi kiện chỉ tồn
tại khi thời hiệu khởi kiện vẫn còn, nếu hết thời hiệu khởi kiện, chủ thể bị xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp không còn quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Việc mất quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp được xem như chế tài đối
với chủ thể có quyền vì đã không tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của
mình. Nếu không quy định thời hiệu khởi kiện, các tranh chấp dân sự sẽ không được
giải quyết nhanh chóng, kịp thời và bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có
thể kiềm chế vô hạn bên vi phạm bằng mối đe dọa thường trực sẽ khởi kiện vào bất kỳ
thời điểm nào. Điều đó làm cho tính ổn định trong quan hệ dân sự không được duy
trì63.
Tuy nhiên, những thiệt hại liên quan đến quyền nhân thân của cả nhân như thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng không áp dụng thời hiệu theo quy định trên. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 155 BLDS năm 2015 thì không áp dụng thời hiệu trong trường hợp
yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản. Những thiệt hại về quyền nhân
thân bao gồm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì người khởi kiện có
quyền khởi kiện bất cứ lúc nào mà không bị giới hạn thời hiệu 03 năm kể từ ngày biết
hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm như trường hợp gây
thiệt hại về tài sản và các lợi ích khác. Có thể nói quy định này là một điểm tiến bộ bởi
quyền nhân thân là quyền bất khả xâm phạm được Hiến pháp ghi nhận. Vì vậy, việc
không giới hạn thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH trong trường hợp có thiệt hại về các

63
Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án - Tập 2, Nxb. Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 859-860.
63

quyền nhân thân vừa thể hiện tính răn đe của pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi cho
người bị thiệt hại.
Ngoài ra, việc tăng thời hiệu khởi kiện từ 02 năm thành 03 năm của BLDS năm
2015 so với BLDS năm 2005 như đã đề cập ở Chương 1 của đề tài đã góp phần cải
thiện, đảm bảo quyền được BTTH cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại nói
chung và thiệt hại do thông tin sai sự thật nói riêng. Bởi việc thu thập chứng cứ, chứng
minh thiệt hại do thông tin sai sự thật không hề đơn giản việc tăng thời hiệu yêu cầu
BTTH đã giúp người bị thiệt hại có thêm cơ hội để chứng minh cho yêu cầu của mình
là xác đáng và được nhận khoản tiền bồi thường hợp lý.
64

TIỂU KẾT CHƯƠNG II


Trong Chương II của công trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã phân tích các quy
định của pháp luật hiện hành về vấn đề BTTH do thông tin sai sự thật như cơ sở pháp
lý; chủ thể được bồi thường, chủ thể có trách nhiệm bồi thường; hành vi vi phạm pháp
luật về thông tin gây thiệt hại; thiệt hại được bồi thường; xác định thiệt hại; mức bồi
thường và thời hiệu khởi kiện BTTH ngoài hợp đồng do thông tin sai sự thật. Từ đó,
nhóm tác giả đã chỉ ra những hạn chế của quy định pháp luật hiện hành, nguyên nhân
của những hạn chế đó làm tiền đề để tác giả đưa ra một số phương hướng hoàn thiện
pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành chế tài BTTH do thông tin sai
sự thật trong Chương 3 của đề tài.
65

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP


HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO THÔNG TIN SAI SỰ THẬT
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật qua một số vụ việc cụ thể về bồi thường
thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra
3.1.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại
do thông tin sai sự thật
BLDS năm 2015 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm
2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng là các văn bản pháp lý quan trọng
làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề
BTTH do thông tin sai sự thật gây ra. Trong những năm gần đây những vụ án tranh
chấp BTTH về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm do
thông tin sai sự thật ngày càng nhiều và hầu hết đều được Tòa án thụ lý, giải quyết.
Qua khảo sát 56 bản án từ năm 2017 đến năm 2022 64 có nội dung liên quan đến BTTH
do thông tin sai sự thật được giải quyết tại Tòa án Nhân dân các cấp, nhóm tác giả
nhận thấy:
Thứ nhất, cơ sở của việc giải quyết BTTH do thông tin sai sự thật gây thiệt hại
phát sinh dựa trên đơn khởi kiện của người bị hại. Xuất phát từ những hành vi bịa đặt,
xuyên tạc, lan truyền thông tin sai sự thật, người bị hại có thể yêu cầu gỡ bỏ thông tin
sai sự thật, đăng bài cải chính công khai và BTTH nếu có thiệt hại xảy ra.
Thứ hai, trong các vụ án Dân sự về BTTH do thông tin sai sự thật, người bị
thiệt hại hầu hết là yêu cầu BTTH về danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản trường hợp
yêu cầu bồi thường về sức khỏe, tính mạng do thông tin sai sự gây thiệt hại thật hầu
như chưa được đề cập đến. Nguyên nhân của vấn đề này không phải vì thông tin sai sự
thật không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng mà vì hành vi thông tin sai sự thật
thông thường sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do đó
người bị thiệt hại không có quyền yêu cầu bồi thường. Ví dụ: người tiếp nhận thông tin
quảng cáo sai sự thật về công năng của loại thực phẩm chức năng nhưng được phóng
đại có thể chữa bệnh nên người đó đã tin tưởng và sử dụng loại thực phẩm chức năng
đó thay vì đi khám và được kê thuốc chữa bệnh. Tình trạng bệnh tình không những
không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu chuyển nặng. Như vậy, trong trường hợp này
nguyên nhân trực tiếp khiến cho bệnh tình của bệnh nhân kia trở nặng là do không
uống thuốc chữa bệnh, nhưng nguyên nhân sâu xa lại là do thông tin quảng cáo sai sự
thật của loại thực phẩm chức năng có công dụng thần kì kia.
Thứ ba, thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra được nguyên đơn trình bày trong
đơn khởi kiện và được Tòa án xác minh qua quá trình nghiên cứu hồ sơ và thu thập tài
liệu, chứng cứ, chứng minh. Nguyên đơn phải chứng minh được thiệt hại thực tế xảy
ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thông tin sai sự thật với thiệt hại đó. Từ đó,
làm căn cứ để Tòa án đánh giá và ấn định mức bồi thường. Hầu hết các mức bồi
thường được Tòa án ấn định rất thấp so với mức yêu cầu nguyên đơn đưa ra do nguyên
đơn không cung cấp được chứng cứ chứng minh mức thiệt hại. Nhiều vụ án tuy có yêu
cầu nhưng nguyên đơn không được bồi thường do không chứng minh được thiệt hại
xảy ra.
64
Xem phần phụ lục.
66

Ví dụ: Bản án số 129/2019/DS-ST65 về “Tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm” của Tòa án nhân dân
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vụ án liên quan đến việc: Nguyên đơn ông Cao
Văn T làm đơn xin nghỉ việc tại Công ty TNHH N vào ngày 01/4/2019, công ty chấp
thuận đơn xin nghỉ việc và đã ban hành quyết định thôi việc cùng ngày. Công ty đã
giải quyết đầy đủ các chế độ cho ông T. Nhưng ông T gửi mail cho một số người
trong công ty với nội dung ông bị sa thải. Ông Ngô Hoàng H1 bức xúc nên đã sử dụng
email cá nhân (do công ty cấp để sử dụng cho công việc) gửi email cho những người
mà ông T đã gửi thông tin bị sa thải với nội dung: “Vừa qua công ty có xử lý kỷ luật
bằng hình thức buộc thôi việc ngay lập tức đối với các nhân viên có tên Phan Nhật Ch
và Cao Văn T, vì tính vi phạm của nhân viên...vì vậy Ban giám đốc công ty quyết định
buộc thôi việc ngay lập tức”. H1 thừa nhận đã sử dụng mail công ty cấp cho cá nhân
sử dụng vào công việc đưa ra thông tin không đúng là mang tính chất cá nhân. Việc
ông H1 đưa thông tin không đúng lên nội bộ công ty TNHH N là ảnh hưởng đến danh
dự, nhân phẩm của ông T nên ông T đã khởi kiện ra tòa yêu cầu Công ty N Ban hành
văn bản bác bỏ thông tin về kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Cao Văn T gửi đến toàn
bộ cán bộ công nhân viên và niêm yết tại công ty. Tổ chức xin lỗi, cải chính tôi công
khai trước cán bộ công nhân viên của Công ty; Yêu cầu bồi thường chi phí mời người
đại diện theo ủy quyền là 10.000.000đ (mười triệu đồng); Yêu cầu thanh toán khoản
tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là 10
tháng tiền lương cơ sở do Nhà nước quy định tạm tính là 1.300.000 đồng x 10 tháng =
13.000.000 đồng. Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử, do không cung
cấp được tài liệu, chứng cứ gì khác chứng minh đối với yêu cầu trên, Hội đồng xét xử
xét thấy không có cơ sở chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Cao Văn T.
Tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Cao Văn T với bị
đơn Công ty TNHH N về việc tranh chấp yêu cầu BTTH ngoài hợp đồng do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Thứ tư, về phương thức BTTH, Tòa không ấn định là bồi thường một lần hay
nhiều lần mà sẽ ấn định thời hạn để thực hiện nghĩa vụ BTTH, nếu hết thời hạn không
thực hiện thì lãi suất sẽ được tính theo quy định của pháp luật. Việc Toà án giải quyết
yêu cầu BTTH đều dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 200666.
Thứ năm, nhiều vụ án việc xác định có hay không có hành vi xâm phạm thường
gặp nhiều khó khăn do hành vi thông tin sai sự thật xảy ra trên không gian mạng, với
những hình thức tinh vi như dùng nick ảo. Việc xác định đúng và đầy đủ nhân thân,
thông tin liên lạc và địa chỉ cư trú của người có hành vi xâm phạm qua internet để thực
hiện việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết gặp nhiều trở ngại.
Việc xác định địa chỉ truy cập có thể được thực hiện thông qua các công dụng dò IP
của thiết bị, tuy nhiên, việc dò IP thiết bị truy cập không khả quan khi người dùng sử
dụng thiết bị công cộng, sử dụng các thiết bị không thuộc quyền sở hữu của người đó,
hoặc người dùng di chuyển qua nhiều địa điểm. Chưa kể đến một số website có tính
năng và cam kết bảo mật thông tin tài khoản người dùng để tránh bị đánh cắp thông tin
cá nhân, khi đó, các website này sẽ tự động mã hóa các thông tin được cung cấp bởi
65
Bản án số 129/2019/DS-ST “V/v: Tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm” của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
66
Về nguyên tắc, Nghị quyết này hết hiệu lực khi BLDS 2005 hết hiệu lực từ ngày 01/01/2017(khoản 4 Điều
154 Luật BHVBQPPL 2015). Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản thay thế nên từ sau ngày 01/01/2017, các
thẩm phán thường vận dụng tinh thần của Nghị quyết này mà không trích dẫn trực tiếp.
67

người dùng. Đặt trong tình huống người được che giấu thông tin cá nhân có hành vi
thông tin sai sự thật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài
sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thì các cam kết không tiết lộ danh tính có thể là
rào cản trong việc nhanh chóng xác định địa chỉ cư trú của người vi phạm, cũng như
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Ví dụ: Bản án số: 76/2018/DS-PT ngày 05/4/2018 về việc tranh chấp bồi
thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm của TAND tỉnh Tây Ninh
Nội dung: Chị A1 biết chị Hồ Ngọc A3 do ở gần nhà. Đầu năm 2017, chị A3
dùng mạng xã hội Facebook với tên gọi “A4” để đăng tải những hình ảnh cá nhân của
chị A1 kèm theo những lời lẽ vu khống cho rằng chị A1 và chồng chị A3 có quan hệ
tình cảm. Ngoài ra, chị A3 còn đến nơi cư trú của chị A1 báo với trưởng ấp và những
người sống tại địa phương những thông tin tương tự. Những hành vi của chị A3 là vu
khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị A1, gây tổn thất về mặt tinh thần cho
chị A1, chị đang đi làm phải nghỉ phép 01 tuần. Trong khi đó, chị A3 cho rằng tài
khoản Facebook có tên “A4” là của chị nhưng đã bị đánh cắp mật khẩu, các thông tin
mà tài khoản “A4” đăng tải chị đã được biết nhưng chị không phải là người đăng.
Yêu cầu khởi kiện: Chị A1 khởi kiện yêu cầu chị A3 phải bồi thường thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm với số tiền 13.000.000 đồng và xin lỗi
công khai nơi chị A1 sinh sống.
Bản án sơ thẩm tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Hồ Thị A1.
Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Chị A3 thừa nhận facebook mang tên “A4”
mà chị A1 cung cấp là của mình nhưng bị lấy cắp mật khẩu, các thông tin trên
facebook của chị được chị A1 chụp lại và cung cấp cho Tòa án không phải do chị đăng
tải. Tuy nhiên, chị A3 không chứng minh được tài khoản facebook của mình bị lấy
cắp; Mặt khác, chị A3 thừa nhận khi phát hiện trang facebook của mình đăng tải
những hình ảnh, thông tin cá nhân của chị A1 thì chị A3 không thực hiện các nghĩa vụ
của mình đối với tài khoản cá nhân, không đăng tin đính chính hay có biện pháp nào
thể hiện trách nhiệm đối với tài khoản cá nhân trên mạng xã hội facebook. Ngoài ra,
cùng thời gian nói trên, chị A3 còn đến địa phương cư trú của chị A1 gặp Trường ban
quản lý của chị A3 để trao đổi thông tin có nội dung trùng khớp với nội dung đăng tải
trên facebook cá nhân của chị A1. Từ những phân tích nêu trên, có căn cứ xác định tài
khoản facebook mang tên “A4” là của chị A3 tạo lập, tài khoản này đã đăng tải những
thông tin xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chị A1 là có thật.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Sửa bản án sơ thẩm, buộc chị A3 bồi thường thiệt
hại cho chị A1 số tiền 5.000.000 đồng. Không chấp nhận yêu cầu của chị A1 về việc
buộc chị A3 xin lỗi công khai tại nơi cư trú.
Như vậy, trong vụ án này việc xác định có hay không việc bị đơn sử dụng mạng
xã hội đưa thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là rất khó
khăn, dẫn đến tình trạng xét xử khác nhau giữa hai cấp xét xử.
3.1.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật qua một số vụ việc điển hình đã
được giải quyết qua những năm gần đây
Như đã nêu ở mục 3.1.1, nhóm tác giả đã khảo sát 56 bản án từ năm 2017 đến
năm 2022 của TAND về việc giải quyết tranh chấp BTTH do thông tin sai sự thật 67,

67
Xem phần phụ lục
68

nhóm tác giả nhận thấy còn một số bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật của Tòa
án như sau:
Thứ nhất, vấn đề về mức bồi thường cho thấy đối với các vụ án mà các đương
sự không thoả thuận được với nhau về mức BTTH thì Toà án quyết định mức bồi
thường còn có nhiều bất cập. Các Tòa còn chưa thống nhất được với nhau về căn cứ để
áp dụng mức bồi thường mà việc định lượng khoản tiền bồi thường dựa vào nhận thức
chủ quan của Toà án. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do các quy định của pháp
luật còn chưa rõ ràng, việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm
quyền còn chậm trong khi đó các vấn đề bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
còn mới và các thiệt hại mà thông tin sai sự thật gây ra chủ yếu là các thiệt hại về tinh
thần nên rất trừu tượng, vì vậy nhận thức của các Toà án về vấn đề này còn chưa thống
nhất.
Ví dụ 1: Bản án số 04/2018/DS-ST68 ngày 17-5-2018 về việc tranh chấp bồi
thường về danh dự, nhân phẩm, uy tín có nội dung như sau: Vào khoảng 10 giờ 30
phút tại đám tang ông Trương Tiến L ở thôn B, xã Q, huyện L, bà Q có những lời lẽ
thô bạo, tục tĩu, không đúng sự thật bôi nhọ danh dự, làm nhục bà Nguyễn Thị L trước
đám đông để làm mất uy tín bà L. Bà L đã viết đơn khởi kiện tại TAND huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu bà Q bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín, uy hiếp
bạo lực tinh thần, đe dọa xâm hại thể xác là 12.100.000 đồng (Mười hai triệu một trăm
mười nghìn đồng); Buộc bà Q phải bồi thường toàn bộ chi phí để hạn chế khắc phục
thiệt hại cụ thể: Bà đi xin chữ ký người làm chứng xác định việc bà Q hại bà là sự thật
02 ngày tiền công lao động tự do hiện tại địa phương bà đang làm là 250.000đồng/1
ngày công, bằng 500.000 đồng; xăng xe đi lại trong việc xác minh chứng cứ trong việc
bà quyết xâm hại bà 50.000 đồng. Tổng số tiền đề nghị bà Q bồi thường cho bà là
12.650.000 đồng (Mười hai triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng chẵn); Buộc bà Q
công khai xin lỗi bà trước địa phương nơi bà đang cư trú. Nhận định của Toà án về yêu
cầu BTTH của nguyên đơn về việc yêu cầu đòi bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm hại “Việc bà Q chửi tục, đuổi bà L tại đám tang là nơi đông người có thể dẫn
đến sự hiểu lầm của bà con hàng xóm nên cần buộc bà Q phải bồi thường một khoản
tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho bà
L tương ứng với 01 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định là: 01 x 1.300.000 đồng
= 1.300.000 đồng.”
Trong vụ án trên, Toà án đưa ra mức bồi thường thiệt hại là 1 tháng lương cơ
sở, nhưng Toà án không đưa ra căn cứ giải thích vì sao Tòa lại đưa ra mức bồi thường
là 1 tháng thay vì chấp nhận mức yêu cầu mà nguyên đơn đưa ra. Từ đó đặt câu hỏi là
liệu Toà án đã xem xét đến phạm vi mà thông tin sai sự thật đó lan truyền chưa khi
hành vi thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác diễn
ra tại đám tang là nơi tụ tập đông người. Bên cạnh đó, Toà án đã xem xét đến việc
người bị thiệt hại còn là một đảng viên, trạm trưởng trạm y tế có sức ảnh hưởng đến
nhiều người và vấn đề về uy tín là rất quan trọng với nguyên đơn hay chưa. Đối chiếu
với mức bồi thường mà Toà án đưa ra để bồi thường cho nguyên đơn thì nhóm tác giả
cho rằng mức bồi thường 01 tháng lương cơ sở là quá ít đối với các thiệt hại mà người
bị thiệt hại phải gánh chịu.
Ví dụ 2: Tại Bản án số: 20/2022/DS-ST 69 ngày 20-01-2022 về việc tranh chấp
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm với nội dung: Vào ngày
68
Bản án số 04/2018/DS-ST “V/v: Tranh chấp bồi thường về danh dự, nhân phẩm, uy tín” của TAND huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
69

03/10/2021, bà Nguyễn Ngọc G có gọi điện thoại cho bà Dương Bé C, yêu cầu bà C
không được tiếp tục liên lạc với ông Trần Quốc Yên (chồng bà G). Trong lúc tức giận,
bà có chửi tục và nói bà G có quan hệ bất chính với ông Hai Lóc. Việc này đã được bà
G ghi âm lại. Bà G nộp đơn khởi kiện đến TAND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
để yêu cầu bà C công khai xin lỗi bà G tại Tòa án và bồi thường tổn thất tinh thần cho
bà số tiền 14.900.000 đồng (bằng 10 tháng lương cơ sở). Sau đó nguyên đơn thay đổi
chỉ yêu cầu bà C công khai xin lỗi tại Tòa án và bồi thường tổn thất tinh thần số tiền là
10.000.000 đồng. Toà án nhận định về yêu cầu bồi thường thiệt hại: Việc bà C chửi tục
và nói bà G có quan hệ bất chính với ông Hai Lóc khi nói chuyện điện thoại với bà G
vào ngày 03/10/2021 là thực tế có xảy ra.Việc bà C chửi tục, đặt điều nói bà G có quan
hệ bất chính với ông Hai Lóc đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà G.
Trong khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ, do bà C có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà G nên bà
C phải có trách nhiệm xin lỗi và bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh
thần cho bà G theo quy định của pháp luật; Tuy hành vi xâm phạm của bà C không
gây ra thiệt hại thực tế cho bà G, nhưng đã làm cho bà G buồn phiền, từ đó ảnh hưởng
xấu đến tinh thần của bà G nên cần buộc bà C bồi thường cho bà G một khoản tiền
nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần mà bà G phải gánh chịu. Do các đương sự không
thỏa thuận được việc bồi thường và mức bồi thường, căn cứ vào mức độ tổn thất về
tinh thần của bà G (Bà C xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà G bằng lời nói
khi bà G và bà C nói chuyện điện thoại với nhau, việc này chỉ có bà G và bà C biết) thì
mức bồi thường tổn thất về tinh thần cho bà G được xác định bằng 03 tháng lương cơ
sở do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường là phù hợp.
Ở bản án này, Toà án có căn cứ đến phạm vi lan truyền của thông tin sai sự thật
để yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, thông tin
sai sự thật mà bị đơn đưa ra lại trong quá trình nói điện thoại với nguyên đơn, tức là
thông tin này hoàn toàn không có khả năng lan truyền đến người thứ ba, trong khi
thiệt hại của thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến tinh thần càng lớn khi mức độ lan
truyền của thông tin càng rộng. Mặt khác, Tòa án không hề nhắc đến việc bà C nói
thông tin sai sự thật đó trong lúc tức giận (sau khi Bà G yêu cầu bà C không được liên
lạc với ông Yên) mà việc gây nên sự tức giận của bà C là do sự kích động của bà G.
Khi nói ra những lời này thì có thể bà C không xúc phạm, hạ nhục bà G với người
khác, không hoàn toàn có ý định xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà G mà
chỉ nói để trút cơn giận lên bà G.
Thứ hai, vấn đề chứng minh thiệt hại cho thấy đối với tổn thất về tinh thần các
Toà còn chưa thống nhất trong việc các thiệt hại tinh thần có cần phải chứng minh hay
không hay là đương nhiên được BTTH đối với thiệt hại về tinh thần. Theo quy định
của Nghị quyết 03/2006 “Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh
thần” thì điều này được hiểu là khi thông tin sai sự thật gây thiệt hại về danh dự nhân
phẩm, uy tín thì người bị thiệt hại đương nhiên được hưởng một khoản tiền để bù đắp
tổn thất tinh thần. BLDS 2015 và Nghị quyết 03/2006 đã thừa nhận nguyên tắc suy
đoán tổn thất tinh thần, tuy nhiên thực tế khi giải quyết các yêu cầu BTTH do thông tin
sai sự thật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, có trường hợp Tòa án không

69
Bản án số: 20/2022/DS-ST “V/v: Tranh chấp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín” của TAND huyện Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
70

chấp nhận mức bù đắp tinh thần, hoặc xác định mức bù đắp thấp hơn mức thiệt hại tinh
thần.
Ví dụ 1: Tại bản án số: 22/2017/DS-ST70 ngày 20/06/2017 về việc tranh chấp
bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm với nguyên đơn là bà Nguyễn Thị M cho
rằng nị đơn bà Lâm Thị H nói bà M có quan hệ tình dục giữa ban ngày với ông Dương
Văn T, cư ngụ tại ấp T, xã Q, thị xã N, tỉnh Sóc Trăng tại quán nước của Bà Nguyễn
Thị Ch, có bà Đặng Thị T và bà Võ Thị M chứng kiến. Bà Nguyễn Thị M có đơn yêu
cầu đến TAND thị xã N, tỉnh Sóc Trăng để yêu cầu bà H bồi thường tổn thất về danh
dự, nhân phẩm cho bà số tiền là 15.000.000 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, có căn cứ để
HĐXX xác định bà Lâm Thị H có nói xấu bà Nguyễn Thị M "Quan hệ tình dục với
ông Dương Văn T" thông qua lời khai của những người làm chứng. Bà M cho rằng bà
H nói xấu bà M làm bà không dám nhìn mặt hàng xóm, bà tức giận không dám làm
các công việc hằng ngày [...], làm cho con cái mất niềm tin nhưng hiện nay con cái đã
tin tưởng bà trở lại. Toà án nhận định “Ngoài lời trình bày, bà M không cung cấp được
chứng cứ gì chứng minh có thiệt hại xảy ra. Hội đồng xét xử thấy rằng, qua hành vi
của bà H thực hiện ngày 24/11/2016 không làm phát sinh thiệt hại cho bà M về tài sản
cũng không có những thiệt hại về tinh thần như bị người thân, bạn bè, xã hội hiểu lầm,
xa lánh… Vì vậy, yêu cầu khởi kiện của bà M buộc bà H bồi thường thiệt hại về danh
dự, nhân phẩm là không có căn cứ để HĐXX chấp nhận.” Trong trường hợp này, có
thể thấy Toà án chưa đánh giá đúng về thiệt hại tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm mà nguyên đơn phải gánh chịu. Toà án chưa xem xét đến việc bà M
phải lo lắng, buồn rầu, xấu hổ, tức giận...; khoảng thời gian mà bà M chịu đựng khi
con cái không tin tưởng mình; sau khi nghe những thông tin sai sự thật bà H đưa ra. Từ
đó thấy rằng, việc Toà án nhận định hành vi của bà H không làm phát sinh thiệt hại về
tài sản và tinh thần và không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của bà M là chưa
phù hợp. Mặt khác thiệt hại về tổn thất tinh thần do suy đoán nên mọi trường hợp khi
có hành vi thông tin sai sự thật xâm phạm danh dự, nhân phẩm của bà M, bà H đương
nhiên phải bồi thường cho bà M. Tòa án yêu cầu bà M phải chứng minh cho thiệt hại
về tinh thần là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Ví dụ 2: Theo Bản án số 50/2020/DS-ST 71 ngày 22-9-2020 về việc tranh chấp
bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại của TAND huyện
Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, nội dung vụ án liên quan đến việc chị Nguyễn Thị B
ngang nhiên đăng hình ảnh của chị Phan Thị Trúc L trên tài khoản facebook của chị B
là Ánh Tuyết và còn dùng những lời lẽ lẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị
với nội dung “con nhỏ này quen cả trăm thằng, vạn rẻ tiền này; vạn lăn loàn, con
người dơ bẩn này; con này ở ngoài xấu vải mập như con heo, mặt háp; loại đàn bà
mất phẩm chất”. Chị Phan Thị Trúc L đã nộp đơn khởi kiện ngày 21 tháng 5 năm
2020 tại TAND huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu để yêu cầu chị B phải công khai xin
lỗi chị và bồi thường tổn thất tinh thần số tiền 4.000.000 đồng. Nhận định của Toà án
về nội dung vụ án “Hành vi đăng tải những thông tin không đúng sự thật của chị B
đối với chị L đã ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chị L [...] nên chi L
yêu cầu chị B phải công khai xin lỗi là có căn cứ nên được chấp nhận. Xét yêu cầu bồi
thường tổn thất tinh thần: hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật của chị L đã
xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chị L, do đó chị L yêu cầu chị B bồi
70
Bản án số: 22/2017/DS-ST “V/v tranh chấp bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm” của TAND Thị xã N,
tỉnh Sóc Trăng.
71
Bản án số 50/2020/DS-ST “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm” của TAND huyện
Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
71

thường tổn thất tinh thần số tiền 4.000.000 đồng là phù hợp quy định nên có căn cứ
chấp nhận”. Tại bản án này, có thể thấy Toà án cho rằng, hành vi của bị đơn đương
nhiên gây thiệt hại đến tinh thần cho nguyên đơn và phải bồi thường mà nguyên đơn
không cần phải chứng minh về các thiệt hại tinh thần.
Như vậy, có thể thấy cùng là tổn thất tinh thần do thông tin sai sự thật nhưng có
Tòa thì yêu cầu nguyên đơn phải chứng minh còn có Tòa thì không yêu cầu.
Thứ ba, về việc các Tòa xác định tổn thất tinh thần do thông tin sai sự thật còn
có nhiều bất cập. Theo điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết 03/2006/NĐ -
HĐTP quy định “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là người bị
thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy
uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản
tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu; Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân
và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do
danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin,
… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ
chức phải chịu”. “Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình
thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình, v.v), hành vi xâm
phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…”
Tại bản án số 13/2020/DS-ST72 ngày 28/8/2020 về việc tranh chấp bồi thường
thiệt hại danh dự, nhân phẩm giữa nguyên đơn là bà Hoàng Thị Đ và bị đơn là bà
Nguyễn Thị Ngọc G. Bà Đ trình bày: Do giữa con gái bà và con gái bà G mâu thuẫn
nhau nên con bà G đăng trên mạng xã hội nhiều nội dung xúc phạm danh dự, nhân
phẩm con gái bà. Con bà làm đơn gửi đến Công an huyện Cẩm Mỹ nên con bà G bị xử
lý vi phạm hành chính. Từ đó bà G có mâu thuẫn với bà, thường xuyên nhắn tin chửi
bới bà không biết dạy con bằng những từ ngữ thô tục. Bà đã nín nhịn nhưng vào ngày
05/7/2018 khi bà đi chợ XT thì gặp bà G, bị bà G đuổi đánh và dùng những lời lẽ thô
tục để chửi bới tiếp. Sang ngày 06/7/2018 bà báo cáo sự việc lên Công an xã XĐ, đến
ngày 05/09/2018 thì được mời lên làm việc. Bà đang ngồi làm việc trong phòng Công
an xã thì bị bà G đạp cửa xông vào, tiếp tục dùng từ ngữ thô tục để chửi bới, thóa mạ
xúc phạm danh dự, nhân phẩm bà. Khi được Công an xã can ngăn thì bà G ra giữa sân
UBND xã XĐ tiếp tục dùng lời lẽ thô tục để chửi bới xúc phạm bà, dọa đánh bà bất cứ
nơi nào nếu gặp mặt. Thấy thái độ của bà G quá hung dữ nên Công an xã XĐ có cử
người đưa bà về nhà. Sau đó bà G liên tục nhắn tin điện thoại chửi bới, xúc phạm bà.
Bà đã cố nín nhịn. Vậy mà trong năm 2019, bà G đi khởi kiện ông Hoàng Kim S
(chồng của bà) để đi đòi nợ riêng của ông ấy thì bà G lại tiếp tục dùng điện thoại nhắn
tin chửi bới, rêu rao bà ăn giựt tiền của bà G. Bà có yêu cầu bà G không được bôi xấu
bà vì số nợ đó không liên quan đến bà thì bà G đăng tin lên mạng xã hội (facebook),
nhắn tin và đi khắp xóm nói bà ăn giựt tiền, chửi bới bà bằng những từ ngữ thô tục
nhất”. Sự việc này đã được bà G xác nhận là có thực. Từ những sự việc được bà Đ
trình bày, nhóm tác giả cho rằng để có căn cứ xác định mức bồi thường phù hợp Tòa
án cần xem xét đến hành vi và thái độ của người gây thiệt hại. Có thể thấy hành vi của
bà G cố ý thông tin sai sự thật về việc bà giựt tiền, dùng lời lẽ thô tục để xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Đ và con gái. Hành vi của bà G được thực hiện
nhiều lần kéo dài với khoảng thời gian dài. Sau khi bị xử phạt hành chính bà G còn
tiếp tục hành vi của mình, thậm chí khi được mời lên làm việc tại công an xã thì bà G
72
Bản án số 13/2020/DS-ST “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm” của TAND huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
72

vẫn không cảm thấy hối hận về hành vi của mình mà còn “đạp cửa xông vào, tiếp tục
dùng từ ngữ thô tục để chửi bới, thóa mạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm bà G” cho
thấy được hành vi của bà G là hung hăng, coi thường pháp luật. Căn cứ từ những phân
tích trên có thể thấy hành vi của bà G đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà Đ, làm bà Đ
chịu đựng sự tức giận, khó chịu, nín nhịn trong thời gian dài, cảm thấy xấu hổ khi bị
bà G chửi bới tại chợ XT, lo lắng khi bị bà G doạ đánh,v.v.
Tại bản án số: 08/2021/DS-ST73 ngày 18-01-2021 về việc tranh chấp bồi thường
thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín; Bà Nguyễn Thị L nộp đơn khởi kiện đến TAND
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang yêu cầu bà Nguyễn Thị Trúc B bồi thường thiệt hại
danh dự, nhân phẩm, uy tín với số tiền 14.900.000 đồng vì cho rằng: Vào tháng
6/2019, bà phát hiện chị B dùng tài khoản facebook của mình là B Nguyen để đăng
hình ảnh, biển số xe honda của bà và từ ngữ trên facebook, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của bà. Chị B đăng ở chế độ công khai nói bà bị ngáo đá, là con điên, kêu
gọi mọi người tránh xa bà ra [...] Trong phần nhận định của Toà án có đưa ra nhận
định “thiệt hại xảy ra không nghiêm trọng vì phạm vi lan truyền thông tin nêu trên chỉ
ở trong nhóm bạn bè của chị B [...] buộc chị B phải bồi thường cho bà L 5 lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định [...]”. Có thể thấy, trong vụ án này, Tòa xác định
mức độ lan truyền và phạm vi ảnh hưởng của thông tin sai sự thật còn có bất cập. Tòa
án chưa đánh giá chính xác mức độ lan truyền nhanh chóng của mạng xã hội đặc biệt
là facebook. Khi thông tin sai sự thật đặc biệt là những thông tin có ý xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người khác được đăng tải lên facebook thường thu hút rất
nhiều sự quan tâm của mọi người. Khi chị B đăng tải thông tin ở chế độ công khai thì
không chỉ bạn bè của chị B có thể nhìn thấy mà tất cả mọi người dùng facebook có thể
tiếp cận được thông tin này. Chưa kể đến việc những người thấy thông tin này có thể
like, bình luận, chia sẻ thì mức độ lan truyền của thông tin càng ở phạm vi rộng hơn.
Do đó xác định phạm vi gây thiệt hại như trên là không đúng với thiệt hại thực tế xảy
ra đối với người bị thiệt hại dẫn tới mức bồi thường được xác định không phù hợp.
Thứ tư, còn chưa có sự thống nhất giữa các Toà án khi giải quyết các vụ án liên
quan đến việc yêu cầu BTTH đối với hành vi tố cáo sai sự thật từ đó dẫn đến việc khi
giải quyết yêu cầu BTTH của nguyên đơn chưa làm cho các đương sự đồng tình.
Việc xác định hành vi tố cáo sai sự thật có phải chịu trách nhiệm bồi thường
hay không vẫn còn có ý kiến khác nhau giữa Tòa Sơ thẩm và Tòa phúc thẩm. Theo đó,
chủ thể có hành vi tố cáo sai sự thật chỉ phải bồi thường khi chứng minh được người tố
cáo sai sự thật cố ý và có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín xảy ra.
Ví dụ 1: Vào ngày 24/02/2020 bà Nguyễn Thị C đến Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an huyện AA tố giác ông Đoàn Ngọc A có hành vi giao cấu với con gái ruột của
bà là cháu Nguyễn Khánh Hà, sinh ngày 31/10/2010 khi nghe con gái kể cho bà nghe
bị ông Đoàn Ngọc A sát nhà của bà C có hành vi giao cấu với cháu Hà khoảng 04 - 05
lần tại giường trong nhà ông A. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện AA tiến
hành kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm. Ngày 03/4/2020 Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an huyện AA ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 19, do không có
sự việc phạm tội xảy ra. Nguyên đơn ông Đoàn Ngọc A yêu cầu Tòa án giải quyết:
Buộc bà Nguyễn Thị C phải công khai xin lỗi ông tại cuộc họp dân tại Ủy ban nhân
dân xã AB; buộc bà C phải bồi thường cho ông tiền mất thu nhập là 12.000.000 đồng,
do từ ngày Cơ quan điều tra triệu tập ông là ngày 24/02/2020 đến ngày có quyết định
73
Bản án số: 08/2021/DS-ST ngày 18-01-2021 “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy
tín” của TAND TAND huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
73

không khởi tố vụ án là ngày 03/4/2020 (40 ngày), ông không dám đi làm, ông nhục
nhã, không có tinh thần làm việc, không suy nghĩ làm ăn gì được nên trong việc mua
bán ông phải mướn người chạy xe để chở hàng mỗi ngày là 500.000 đồng. Ngoài ra,
ông yêu cầu bà C phải bồi thường cho ông tiền tổn thất tinh thần là 10.390.000 đồng.
Tổng cộng ông A yêu cầu bà C bồi thường cho ông số tiền 22.390.000 đồng.74
Bản án Dân sự sơ thẩm số 55/2020/DS-ST ngày 24/9/2020 của Toà án nhân dân
huyện AA, tỉnh Tiền Giang xử: “Buộc bà Nguyễn Thị C phải công khai xin lỗi ông
Đoàn Ngọc A tại cuộc họp dân tại Ủy ban nhân dân xã AB, huyện AA, tỉnh Tiền
Giang; buộc bà Nguyễn Thị C phải bồi thường cho ông Đoàn Ngọc A số tiền
22.390.000 đồng. Thực hiện ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Thực hiện
ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật[...]” Như vậy, Tòa Sơ thẩm thấy rằng việc
tố giác sai sự thật và trái pháp luật của bà C đã gây thiệt hại về tinh thần cho ông A và
phải bồi thường thiệt hại này. Ngày 15/3/2021, bà Nguyễn Thị C có đơn kháng cáo sửa
đổi, bổ sung với nội dung yêu cầu chấp nhận kháng cáo của bà C, sửa Bản án dân sự
sơ thẩm số 55/2020/DS-ST ngày 24/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện AA, tỉnh Tiền
Giang, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bà C đồng ý hỗ trợ cho
ông Đoàn Ngọc A 1.000.000 đồng tiền xe đi đến Công an huyện theo giấy triệu tập.
Tại bản án Dân sự phúc thẩm số: 115/2021/DS-PT ngày 23/03/2021 của TAND
tỉnh Tiền Giang nhận định “Bà C thực hiện tố giác tội phạm tại Công an huyện AA
theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với hành vi của ông Đoàn Ngọc
A mà bà C cho rằng có dấu hiệu xâm hại con của bà C là cháu Nguyễn Khánh Hà [...]
không có tài liệu, chứng cứ khác chứng minh cháu Nguyễn Khánh Hà được người
khác hướng dẫn, dụ dỗ, tố giác, báo thông tin giả nên không xem xét xử lý vi phạm
hành chính đối với bà Nguyễn Thị C. Cho nên, hành vi tố giác của bà C không trái
pháp luật”. Toà phúc thẩm quyết định “Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn
Thị C; Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 55/2020/DS-ST ngày 24/9/2020 của Toà án nhân
dân huyện AA, tỉnh Tiền Giang”.
Ví dụ 2: Tháng 11/2017 cháu Kiều Nguyệt N, sinh ngày 04/3/2007 là con gái
của bà Trần Thị H, ông Kiều Anh C cho rằng: “Vào ngày 24/11/2017 cháu N bị ông
Cao Anh X thực hiện hành vi giao cấu” và theo kết quả giám định, tại giấy chứng nhận
thương tích ngày 28/11/2017 của Bệnh viện đa khoa huyện L ghi nhận màng trinh của
cháu N rách cũ điểm 1H, 5H, 7H và 11H; đồng thời tại kết luận giám định ngày
27/12/2017 Phân viện pháp y quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Màng
trinh của Kiều Nguyệt N đường kính 2cm, có vết rách cũ ở vị trí khoảng 1H, 5H, 7H
và 11H … nên bà Trần Thị H đã làm đơn tố giác về hành vi xâm phạm tình dục của
ông X đối với cháu N đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện L để xem xét, giải
quyết. Mặc dù kết quả xác minh của cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện L kết
luận: “Không đủ cơ sở vật chất kết luận ông Cao Anh X có hành vi hiếp dâm cháu N”.
Nay ông X yêu cầu bà H, ông C phải bồi thường danh dự, uy tín nhân phẩm bao gồm:
Chi phí khám bệnh 1.560.000 đồng; Tổn thất thu nhập bị mất từ tháng 11/2017 đến
tháng 01/2019 là 15 tháng bình quân mỗi tháng 3.000.000 đồng là 45.000.000đ; Tổn
thất về tinh thần 13.000.000đ.75

74
Bản án Dân sự phúc thẩm số: 115 /2021/DS-PT “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy
tín” của TAND tỉnh Tiền Giang.
75
Bản án Dân sự phúc thẩm số: 111/2020/DS-PT “V/v: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của
TAND tỉnh Bình Phước.
74

Bản án Dân sự sơ thẩm số 21/2020/DS-ST ngày 07/05/2020 TAND huyện L,


tỉnh Bình Phước tuyên xử: “Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Cao Anh
X; Buộc bà Trần Thị H và ông Kiều Anh C phải bồi thường cho ông Cao Anh X số tiền
13.000.000 đồng (Mười ba triệu đồng) [...]”. Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà H đã gửi
đơn đến cơ quan Công an huyện L, các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Phước và Đài
truyền hình VTV và đài truyền hình VTC đăng tin là mức lan truyền trong cộng đồng
là rất lớn, đăng tin khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn như vậy xúc phạm
đến danh dự của ông X. Cấp sơ thẩm xác định bà H có lỗi nên đã tuyên buộc bà H, ông
C phải bồi thường tổn thất tinh thần cho ông X với số tiền 13.000.000 đồng là không
đủ cơ sở, bởi bà H, ông C là cha, mẹ ruột của cháu N làm đơn tố giác ông X đến các
cơ quan có thẩm quyền như lời trình bày của cháu N không phải hành vi trái pháp luật,
không phải là lỗi của bà H, ông C. Ngày 14/5/2020 bị đơn ông Kiều Anh C, bà Trần
Thị H có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Phước xét xử lại vụ án theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn. Ngày 14/5/2020 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L, tỉnh Bình Phước
Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 08/QĐKNPT-VKS-DS toàn bộ bản án dân sự sơ
thẩm số 21/2020/DS-ST ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện L. Đề
nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm theo hướng hủy toàn bộ bản
án.
Bản án Dân sự phúc thẩm số: 111/2020/DS-PT ngày 14/07/2020 của TAND
tỉnh Bình Phước nhận định “[...] Việc bà H, ông C với tư cách là cha, mẹ ruột của
cháu Kiều Nguyệt N làm đơn tố giác ông Cao Anh X đến các cơ quan tố tụng như lời
trình bày của cháu N không phải hành vi trái pháp luật, không phải là lỗi của bà H,
ông C mà vì mục đích bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho cháu N và ngăn ngừa
việc cháu N bị xâm hại là phù hợp với quy định tại các Điều 4, Điều 8, Điều 26 Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [...] cần chấp nhận một phần kháng cáo của bị
đơn và sửa bản án sơ thẩm.” Toà án Phúc thẩm quyết định “Chấp nhận một phần yêu
cầu kháng cáo của bị đơn ông Kiều Anh C, bà Trần Thị H; Chấp nhận một phần
kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L, tỉnh Bình Phước; Sửa
Bản án dân sự sơ thẩm số 21/2020/DS-ST ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân
dân huyện L, tỉnh Bình Phước; Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
ông Cao Anh X về việc yêu cầu bị đơn bà Trần Thị H, ông Kiều Anh C bồi thường
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm”.
Có thể thấy cùng một vụ việc nhưng ở hai cấp Tòa khác nhau đánh giá thiệt hại
hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, cần quy định rõ ràng về trách nhiệm BTTH trong trường
hợp tố cáo sai sự thật để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
3.2.1. Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật
của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật
Ngày nay, khi xã hội bước sang giai đoạn phát triển mạnh của công nghệ thông
tin đặc biệt là mạng xã hội bên cạnh những tác động tích cực mà nó mang đến chúng ta
không thể phủ nhận những thách thức mà con người phải đối mặt. Thách thức lớn nhất
và có thể xem là vấn nạn của thế kỷ XXI là vấn đề thông tin sai sự thật và hậu quả mà
nó mang lại, không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
mà nó còn liên quan đến vấn đề an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, v.v. Các hành
75

vi thông tin sai sự thật ngày càng diễn ra một cách tinh vi, khó kiểm soát và gây thiệt
hại ngày càng lớn đòi hỏi pháp luật phải có các chế tài mạnh hơn đối với các vấn đề
liên quan đến thông tin sai sự thật. Và chế tài BTTH có thể được xem xét là một trong
những chế tài quan trọng nhất bởi nó không chỉ mang tính chất trừng phạt và phòng
ngừa như chế tài hình sự, chế tài hành chính mà còn nhằm để khắc phục, bù đắp những
thiệt hại xảy ra, tức là những vấn đề liên quan trực tiếp tới người bị thiệt hại. Tuy
nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam lại chưa có các quy định cụ thể về vấn đề BTTH
do thông tin sai sự thật từ đó dẫn đến việc khởi kiện của người bị thiệt hại và việc giải
quyết của cơ quan có thẩm quyền còn gặp nhiều khó khăn.
Trước đây, căn cứ theo Chương XXI BLDS năm 2005 quy định về Trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành
Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP để hướng dẫn áp dụng quy định về BTTH ngoài
hợp đồng. Đến nay, sau khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời, thay đổi một số nội dung quy
định về trách nhiệm BTTH, nhưng lại chưa có vVăn bản pháp luật mới được ban hành
hướng dẫn áp dụng, dẫn đến việc áp dụng pháp luật về vấn đề này còn nhiều vướng
mắc, không thống nhất.
Vì vậy, nhóm tác giả mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về phương hướng hoàn
thiện pháp luật về BTTH do thông tin sai sự thật nhằm giúp các cơ quan có thẩm
quyền định hướng để xây dựng pháp luật.
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật
Trên cơ sở thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện hành về BTTH do thông tin
sai sự thật và từ thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về BTTH do thông tin sai sự
thật ở nước ta thời gian qua, cũng như qua việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về áp
dụng trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật của các quốc gia đi trước, nhóm tác
giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về BTTH do thông tin sai
sự thật như sau:
3.2.2.1. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ở Điều 585 BLDS năm 2015 quy định:
“Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Theo đó, chỉ những thiệt
hại thực tế mới được bồi thường còn những thiệt hại do suy đoán hoặc không có căn
cứ xác định thì không được bồi thường. Thực tế cho thấy, nguyên tắc bồi thường toàn
bộ chỉ áp dụng được với trường hợp tài sản bị xâm phạm do thông tin sai sự thật, bởi
vì giá trị của tài sản bị xâm phạm có thể được xác định bằng cách đo lường. Trong
trường hợp đối tượng bị xâm phạm là các giá trị nhân thân như sức khỏe, tính mạng,
danh dự nhân phẩm, uy tín thì việc xác định thiệt hại sẽ rất khó, bởi vì các giá trị nhân
thân và tiền tệ không phải là các đại lượng ngang giá nên không thể dùng tiền để đo
giá trị nhân thân bị tổn hại. Do đó, khi các giá trị nhân thân bị xâm phạm, mức độ
BTTH chỉ là tương đối chứ không thể tuyệt đối như các thiệt hại về tài sản. Vì vậy, cần
xác định nguyên tắc BTTH toàn bộ đối với các thiệt hại về tài sản; còn đối với các
thiệt hại về quyền nhân thân cần dựa trên nguyên tắc bồi thường tương xứng với mức
độ thiệt hại.
Ngoài ra, như đã đề cập ở Chương 2 quan điểm của nhóm tác giả cho rằng
BTTH theo nguyên tắc toàn bộ hay còn gọi là nguyên tắc “ngang bằng” thực chất chỉ
dừng lại ở việc bù đắp những khoản thiệt hại thực tế mà chưa có tính trừng phạt và
cũng không khuyến khích đương sự theo đuổi vụ kiện để tự bảo vệ quyền lợi của
76

mình. Đặc biệt đối với những vụ kiện về thông tin sai sự thật do tính chất khó khăn
trong việc thu thập chứng cứ, chứng minh nên người bị thiệt hại có tâm lý e ngại trong
việc kiện đòi bồi thường. Chính vì vậy, cần thay đổi nguyên tắc bồi thường ngang
bằng thành “bồi thường đa bội” như một số nước đã áp dụng. “Bồi thường đa bội” có
hai ưu điểm: Một là, nó đảm bảo tính đầy đủ của việc bồi thường tổn thất cho chủ thể
bị thiệt hại, chỉ có như vậy mới có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của người bị thiệt hại; Hai
là, chế độ bồi thường loại này có tính trừng phạt, từ đó có tác dụng răn đe và ngăn
chặn người có hành vi vi phạm không tiếp tục thực hiện hành vi bị pháp luật cấm. Về
vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo và học tập quy định tại Điều 31 Luật Giao dịch
công bằng năm 2015 của Đài Loan: “Theo yêu cầu của người bị tổn thất như quy định
ở Điều trên, trên cơ sở xem xét tính chất của hành vi vi phạm, nếu vi phạm là cố ý thì
tòa án có thể ước định mức bồi thường nhiều hơn thiệt hại thực tế nhưng không được
vượt quá 3 lần thiệt hại thực tế đã được chứng minh”. Tuy nhiên, với tinh thần nhân
đạo cũng như dựa trên tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả
mạnh dạn đề xuất ngoài khoản thiệt hại thực tế bị đơn sẽ phải bù đắp cho nguyên đơn
5% tổng số thiệt hại mà nguyên đơn đã chứng minh được.
Khoản 5 Điều 585 BLDS năm 2015 quy định: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm
phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”. Đây là nguyên tắc
BTTH mới trong BLDS năm 2015. Điểm mới này là một sự tiến bộ so với BLDS năm
2005. Nó cụ thể hóa một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy
định tại khoản 3 Điều 3 BLDS năm 2005 đó là: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập,
thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”.
Tuy nhiên, quy định này cũng có hạn chế ở chỗ, nếu thiệt hại xảy ra ngay khi có hành
vi xâm phạm mà việc ngăn chặn, hạn chế cũng không thể làm cho những thiệt hại “đã
xảy ra” trở thành “chưa xảy ra”, đặc biệt đối với những thiệt hại do hành vi thông tin
sai sự thật thì người bị thiệt hại rất khó để phát hiện cũng như kịp thời ngăn chặn
những thiệt hại xảy ra. Do đó, việc không ngăn chặn, hạn chế chỉ nên được sửa đổi
theo hướng như sau: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường một
phần hoặc toàn bộ nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp
lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”. Tức là nên thêm cụm từ “một
phần hoặc toàn bộ” vào giữa cụm từ “không được bồi thường” và cụm từ “nếu thiệt hại
xảy ra”, điều này giúp đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại.
3.2.2.2. Quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường, chủ thể có trách
nhiệm bồi thường
Thứ nhất, về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường khi bị thiệt hại do thông tin
sai sự thật. Thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra bao gồm những thiệt hại về quyền
nhân thân và quyền tài sản. Đối với các thiệt hại về quyền nhân thân do gắn liền với
các cá nhân nên pháp luật chỉ quy định về quyền yêu cầu BTTH cho cá nhân trong
trường hợp có thiệt hại về các quyền nhân thân bao gồm sức khỏe, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm, uy tín. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong trường hợp danh dự, uy tín của cơ
quan, tổ chức bị xâm hại do hành vi thông tin sai sự thật thì dựa vào căn cứ pháp lý
nào để thực hiện quyền yêu cầu BTTH. Mặc dù không quy định rõ quyền được bảo vệ
danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức trong BLDS nhưng theo quy định về xác định
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 592 BLDS năm 2015 thì cơ quan, tổ
chức cũng có quyền yêu cầu BTTH trong trường hợp này. Dù vậy để có căn cứ rõ ràng
77

hơn BLDS nên bổ sung quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức như
đã quy định quyền này đối với cá nhân tại Điều 34 BLDS năm 2015.
Ngoài ra, quyền yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần của những người thân
thích của người bị thiệt hại chỉ được quy định trong trường hợp tính mạng bị xâm
phạm. Theo quan điểm của nhóm tác giả quy định này chưa hợp lý bởi trong trường
hợp sức khỏe hoặc danh dự, nhân phẩm, uy tín của người thân bị xâm phạm thì những
người thân thích cũng sẽ phải chịu những tổn thất về tinh thần như sự buồn phiền, tủi
nhục, xa lánh,v.v. Nhất là đối với thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra khi chưa
được cải chính lẽ tất nhiên những người thân thích của người bị thiệt hại sẽ phải gánh
chịu những tổn thất tinh thần không kém so với người trực tiếp bị thiệt hại. Ví dụ:
Thông tin sai sự thật có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều đứa trẻ khi bố hoặc mẹ
chúng bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bởi các thông tin sai sự thật, đặc biệt là
với các thông tin xuất hiện trên mạng xã hội có tính lan truyền cao, khi đi đến trường
học những đứa con của họ sẽ bị bạn bè bàn tán, xa lánh, nói xấu gây ảnh hưởng đến sự
phát triển tinh thần của trẻ nhỏ, những lời vu khống, bịa đặt kia vô tình đã tạo nên
bóng đen tâm lý của không chỉ chính người trực tiếp bị tác động bởi nó mà còn đối với
những người thân thích của họ. Chính vì vậy để đảm bảo các quyền lợi của đương sự
BLDS cần bổ sung quy định về quyền yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần cho những
người thân thích của người bị thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại về sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nếu như họ chứng minh được thiệt hại này thực tế
xảy ra.
Thứ hai, về chủ thể có trách nhiệm bồi thường do thông tin sai sự thật. Như đã
phân tích ở Chương 2, phương thức thực hiện hành vi thông tin sai sự thật rất đa dạng
và trên thực tế thông tin sai sự thật được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau mới có
thể gây thiệt hại. Ví dụ: Một thông tin sai sự thật được A đăng tải trên Facebook, sau
đó có rất nhiều người vào bình luận và chia sẻ thông tin sai sự thật; hoặc trường hợp
một trang báo đăng tải thông tin sai sự thật, sau đó có rất nhiều trang báo khác cùng
đăng tải nội dung sai sự thật đó. Vậy câu hỏi đặt ra rằng những người chia sẻ hay đăng
phát lại thông tin sai sự thật này có phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH hay không,
pháp luật chưa quy định rõ về vấn đề này? Bởi trên thực tế một thông tin sai sự thật
không được lan truyền rộng rãi thì mức độ tác động hay thiệt hại mà nó gây ra cũng
giảm đi đáng kể, những hành vi chia sẻ hoặc đăng phát lại trên dù vô tình hay cố ý
cũng đã khiến thiệt hại trở nên nghiêm trọng hơn. Theo quan điểm của nhóm tác giả
đối với hành vi chia sẻ, đăng phát lại thông tin sai sự thật sẽ phải liên đới chịu trách
nhiệm BTTH. Trong trường hợp vô ý chia sẻ hoặc do không biết thông tin này sai sự
thật nên đã chia sẻ thì phải chứng minh được là do vô ý hoặc không có lỗi sẽ được xem
xét giảm trách nhiệm bồi thường. Còn các trường hợp cố ý khác sẽ phải liên đới chịu
trách nhiệm bồi thường tùy thuộc vào mức thiệt hại đã gây ra. Quy định như vậy có ý
nghĩa một phần giảm bớt gánh nặng cho người gây thiệt hại, một phần nhằm khuyến
khích, vận động các cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm kiểm chứng thông tin trước
khi chia sẻ, đăng phát lại để giảm thiểu tác động cũng như thiệt hại do thông tin sai sự
thật gây ra.
3.2.2.3. Quy định cụ thể về yêu cầu chứng minh thiệt hại do thông tin sai sự
thật
Mục 5 Phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của
BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định về nghĩa vụ chứng
minh của các đương sự:
78

“Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt
hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên
nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu,
chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường
toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường
thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài
liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.”
Hướng dẫn trên đã phần nào làm rõ và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật
về yêu cầu chứng minh BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do thông tin sai sự
thật nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất, về yêu cầu chứng minh thiệt hại do thông tin sai sự thật. Như đã đề
cập ở chương 1 thiệt hại do thông tin sai sự thật bao gồm thiệt hại về quyền tài sản và
thiệt hại về quyền nhân thân hay nói cách khác là những thiệt hại về vật chất và tổn
thất về tinh thần. Thiệt hại về vật chất có thể xác định cụ thể thông qua các phương
pháp khác nhau, và người bị thiệt hại phải chứng minh các thiệt hại yêu cầu bồi thường
nhưng phải bảo đảm nguyên tắc hợp lý. Thiệt hại về tinh thần không thể xác định cụ
thể bằng các đơn vị đo lường, vì vậy người bị thiệt hại không phải chứng minh cho yêu
cầu của mình, bởi đây là những thiệt hại đương nhiên khi tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Tuy nhiên, BLDS hiện nay không quy định rõ
ngoại lệ về yêu cầu chứng minh cho các thiệt hại về tinh thần. Dẫn tới việc áp dụng
của một số Tòa án còn chưa thống nhất.
Thứ hai, về nghĩa vụ chứng minh lỗi của đương sự, các quy định pháp luật
không quy định cụ thể trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người yêu cầu BTTH. Tuy
nhiên trên thực tế, khi giải quyết các tranh chấp BTTH do thông tin sai sự thật, hầu
hết, bên bị thiệt hại đều phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. Do đó, để giảm
bớt gánh nặng này và thống nhất áp dụng quy định của pháp luật cần bổ sung nội dung
quy định nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Theo đó, “Người yêu cầu bồi thường
thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại”. Đây là quy định cần
thiết trong việc áp dụng quy định pháp luật, đảm bảo tính thống nhất giải quyết vụ án.
Không vì người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý trong khi gây thiệt hại mà
mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng theo tính chất lỗi, mà không xem xét thêm
các yếu tố khác. Tương tự như vậy, cũng không vì lý do thiệt hại thực tế mà bên bị
thiệt hại gây ra cho phía bên gây thiệt hại không đáng kể (có thiệt hại nhưng không
lớn), thì buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, dù người bị thiệt hại có lỗi
do cố ý. Vì như vậy sẽ mâu thuẫn ngay chính trong phán quyết của hội đồng xét xử, đó
là, khi lượng hình phạt có xem xét đến tình tiết giảm nhẹ “người bị hại có lỗi”, nhưng
khi xem xét đến trách nhiệm dân sự của bên gây ra thiệt hại (bị cáo), thì lại không đề
cập đến quy định tại khoản 4 Điều 585 BLDS 2015.
Trên thực tế rất nhiều trường hợp cho rằng thông tin do mình tạo ra hoặc lan
truyền nhưng không biết đó là thông tin sai sự thật và cũng không có khả năng lường
trước được thiệt hại có thể xảy ra thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
79

Theo quan điểm của nhóm tác giả trường hợp này mặc dù người gây ra thiệt hại chứng
minh được họ không có lỗi hoặc do lỗi vô ý thì vẫn phải BTTH, và không có lỗi hay
do lỗi vô ý chỉ nên làm căn cứ để được giảm mức bồi thường. Quy định như vậy sẽ
làm tăng tính răn đe, hiệu quả của pháp luật trong việc ngăn chặn, giảm thiểu thông tin
sai sự thật cũng như đảm bảo quyền được BTTH của chủ thể bị thiệt hại. Vì nó khiến
cho mọi chủ thể trước khi phát tán thông tin có trách nhiệm trong việc kiểm chứng, tạo
ý thức sàng lọc thông tin để tránh các hậu quả tiêu cực do thông tin sai sự thật.
Thứ ba, về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án
hiện nay được quy định đầy đủ tại Điều 97 đến Điều 106 BLTTDS năm 2015. Tuy
nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ chứng minh thiệt hại xảy ra do thông tin sai sự thật
như đã đề cập từ phần tính cấp thiết cũng như thực tiễn xét xử các vụ án cho thấy đa
phần mặc dù có thiệt hại thực tế xảy ra nhưng do không thể chứng minh được nên các
đương sự không nhận được khoản tiền bồi thường hợp lý. Vì vậy, Tòa án cần phải
hướng dẫn đương sự về các phương thức để thu thập chứng cứ, chứng minh để có thể
đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quan điểm của nhóm tác giả, tùy từng lĩnh vực liên quan thông tin sai sự
thật sẽ có cách chứng minh khác nhau. Chẳng hạn đối với trường hợp thông tin sai sự
thật đăng trên các trang mạng truyền thông đại chúng rất khó để tìm được nguồn tin ấy
bắt đầu từ đâu hoặc có thể bị xóa bỏ. Các đương sự có thể thu thập chứng cứ bằng
cách yêu cầu các cơ quan chức năng truy vết, khôi phục thông tin đó, các khoản chi
phí cho việc thu thập chứng cứ người bị thiệt hại có thể xuất trình hóa đơn, chứng từ
liên quan để được bồi thường; Một trường hợp đa số khác mà đương sự khó có thể
chứng minh được đó là trường hợp có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín do thông
tin sai sự thật. Trường hợp này người bị thiệt hại có thể lập phiếu khảo sát đối với
những người đã tiếp nhận thông tin sai sự thật về mình để xác định xem sự giảm sút về
danh dự, nhân phẩm, uy tín là bao nhiêu % sau khi thông tin sai sự thật xuất hiện;
Ngoài ra, để được bù đắp khoản thiệt hại về sức khỏe do thông tin sai sự thật các Tòa
án thường yêu cầu nguyên đơn chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thông tin sai sự
thật với tình trạng sức khỏe mà người bị thiệt hại bị ảnh hưởng. Rất nhiều vụ án
nguyên đơn xuất trình giấy khám chữa bệnh cho kết quả sức khỏe không tốt nhưng lại
không được bồi thường. Theo quan điểm nhóm tác giả việc Tòa án bác yêu cầu với lý
do như vậy là không hợp lý, nguyên đơn có thể chứng minh bằng cách xuất trình giấy
khám chữa bệnh trong khoảng thời gian gần nhất trước khi có thông tin sai sự thật để
đối chiếu với tình trạng sức khỏe hiện tại làm căn cứ. Và đối với sức khỏe tinh thần bị
ảnh hưởng ví dụ như chứng mất ngủ, căng thẳng thần kinh, v.v theo nhóm tác giả
nguyên đơn có thể không cần thiết phải chứng minh mối quan hệ nhân quả.
3.2.2.4. Xây dựng hệ thống phương pháp để xác định mức độ thiệt hại do
thông tin sai sự thật gây ra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường do thông tin sai sự thật, người
bị thiệt hại phải xác định mức độ thiệt hại và chứng minh thiệt hại. Tuy nhiên, nhiều
trường hợp người thiệt hại không thể tự xác định thiệt hại hoặc mức thiệt hại do người
bị thiệt hại đưa ra không được người có trách nhiệm bồi thường chấp thuận do không
có chứng cứ khoa học chứng minh. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, người bị
thiệt hại đưa ra mức bồi thường bị cho là quá cao và không có căn cứ; hầu hết mức bồi
thường được chấp nhận là do sự thỏa thuận của các bên, nếu không thể thỏa thuận
được sẽ được quyết định dựa trên mức tối đa mà pháp luật quy định cho chủ thể bị
thiệt hại được bồi thường.
80

Thiệt hại do thông tin sai sự thật gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại
do tổn thất về tinh thần, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn
áp dụng quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
ta có thể xác định:
Đối với trường hợp thông tin sai sự thật gây thiệt hại về vật chất có thể dễ dàng
xác định được mức độ thiệt hại thông qua các biện pháp khác nhau như định giá tài sản
của tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc thông qua các giấy tờ, hóa đơn, v.v. để làm căn
cứ xác định mức độ thiệt hại một cách cụ thể.
Tuy nhiên, đối với trường hợp thông tin sai sự thật gây tổn thất về tinh thần thì
rất khó để có thể xác định được mức độ thiệt hại là bao nhiêu? Vấn đề này cần phải
căn cứ vào từng vụ việc cụ thể và hoàn cảnh cụ thể để xác định. Dựa trên hướng dẫn
cách xác định thiệt hại trong BTTH nói chung tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP theo
đó, khi xác định mức độ tổn thất tinh thần do thông tin sai sự thật cần dựa vào sự ảnh
hưởng của thông tin sai sự thật đối với cá nhân, tổ chức tùy vào từng trường hợp:
Trường hợp gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì phải xem xét hình thức
xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình,…), hành vi xâm phạm,
mức độ lan truyền thông tin sai sự thật có ý xúc phạm; Trường hợp thông tin sai sự
thật gây tổn hại đến sức khỏe phải xem xét về nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội,
sinh hoạt gia đình và cá nhân; Đối với trường hợp thông tin sai sự thật gây thiệt hại về
tính mạng còn phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ
trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt
hại… Hướng dẫn này đã khá cụ thể trong việc xác định thiệt hại do tổn thất tinh thần
nói chung, tuy nhiên qua thực tiễn xét xử nhóm tác giả nhận thấy các Tòa hiện nay
chưa phân tích rõ các căn cứ để xác định mức bồi thường cụ thể điều này khiến đương
sự không hiểu rõ lý do tại sao lại được hưởng mức bồi thường như vậy dẫn đến việc
kháng cáo. Bên cạnh đó, điểm bất cập ở chỗ đối với thiệt hại do tổn thất tinh thần là
thiệt hại do suy đoán, đương sự không bắt buộc phải chứng minh để được BTTH vậy
việc thu thập những thông tin trên sẽ tiến hành như thế nào?
Ngoài ra, nhóm tác giả đề xuất phương pháp để xác định mức độ tổn thất tinh
thần do thông tin sai sự thật dựa trên các tiêu chí: Mức độ nghiêm trọng của hành vi
thông tin sai sự thật (mục đích, hình thức lỗi của người gây thiệt hại); Hậu quả của
hành vi thông tin sai sự thật với mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín đối
với cá nhân, cơ quan, tổ chức (thân thể, tinh thần, sự nghiệp; sự ảnh hưởng đến hạnh
phúc gia đình; ảnh hưởng về tâm lý, tình cảm của những người thân thích); Mức độ
phổ biến của thông tin sai sự thật, dựa trên số lượng người đã tiếp cận thông tin đó
hoặc thống kê số lượng người truy cập trang web có chứa thông tin sai sự thật; Khoảng
thời gian dự kiến của thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; Điều kiện,
hoàn cảnh (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, v.v) của người bị thiệt hại; Danh tính của
người gây thiệt hại (trong trường hợp người gây thiệt hại là người có tầm ảnh hưởng
lớn tới xã hội việc thông tin sai sự thật của họ sẽ có tác động lớn hơn so với người bình
thường); Phần lỗi của người bị thiệt hại trong việc gây thiệt hại cho chính mình.
Quy định chi phí khác trong trường hợp BTTH do xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín là một trong những điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự năm 2015. Quy định
này tạo ra giải pháp mở để Tòa án các cấp xem xét các khoản chi phí phù hợp khác
chưa được kê khai để yêu cầu bồi thường. Nhưng kể từ khi Bộ luật Dân sự 2015 có
hiệu lực thi hành thì chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn về loại chi phí này. Do đó,
cần ban hành văn bản hướng dẫn việc ghi nhận các chi phí liên quan do hành vi gây
81

thiệt hại như: chi phí tư vấn pháp luật, thuê luật sư, chi phí điều trị bệnh tâm thần, trầm
cảm, chi phí tổ chức cải chính thông tin sai sự thật, v.v. vì các chi phí này đều phát
sinh trên cơ sở hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác.
3.2.2.5. Quy định về mức bồi thường
Mức BTTH được xác định theo nguyên tắc, thiệt hại được bồi thường toàn bộ
và kịp thời; tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự nếu sự thỏa thuận đó không trái
pháp luật, đạo đức. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đều có thể xác định
được mức độ thiệt hại một cách cụ thể đặc biệt đối với các thiệt hại do thông tin sai sự
thật gây ra.
Đối với các thiệt hại về vật chất do thông tin sai sự thật có thể tính được thành
tiền, mức BTTH được xác định trên mức thiệt hại thực tế mà nguyên đơn chứng minh
được thông qua việc xuất trình hóa đơn, chứng từ, thẩm định giá. Chi phí hợp lý cho
việc BTTH là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù
hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí. Có thể thấy các quy
định về mức bồi thường do thông tin sai sự thật gây ra thiệt hại về vật chất đã giúp cho
người bị thiệt hại có cơ sở để được bồi thường thỏa đáng.
Tuy nhiên, đối với các thiệt hại tổn thất về tinh thần do thông tin sai sự thật gây
ra lại còn vướng nhiều tranh cãi. Thiệt hại về quyền nhân thân là những thiệt hại về
tinh thần của cá nhân. Bản chất các quyền nhân thân không mang tính chất tài sản nên
việc xác định mức bồi thường bằng tiền chỉ mang tính tương đối. Những chi phí hợp lý
cho việc ngăn chặn, hạn chế thiệt hại đến quyền nhân thân được xếp vào loại thiệt hại
về vật chất và có thể xác định cụ thể mức bồi thường. Nhưng thiệt hại về tổn thất tinh
thần thì pháp luật chỉ có thể quy định mức tối đa mà người bị thiệt hại có thể được bồi
thường. Như bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm mức tối đa là 10 lần mức lương cơ sở; sức khỏe bị xâm phạm tối đa 50 lần
mức lương cơ sở; tính mạng bị xâm phạm tối đa 100 lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định. Định lượng mức bồi thường này được đặt ra còn thiếu căn cứ xác định
cụ thể và chưa khách quan khi không xem xét đến thực trạng, hoàn cảnh của người bị
xâm phạm như về độ tuổi, nghề nghiệp, tính chất nghề nghiệp, sự ảnh hưởng của thông
tin sai sự thật đối với người bị thiệt hại v.v.
Vì vậy, quy định về mức BTTH như trên sẽ gây khó khăn khi áp dụng vào từng
vụ việc cụ thể. Chúng ta cần khẳng định khoản tiền “bù đắp tổn thất về tinh thần”
không phải là đại lượng để xác định những thiệt hại về tinh thần mà người bị thiệt hại
hoặc người thân thích của họ bị tổn thất. Bởi lẽ, những tổn thất về tinh thần không thể
xác định được một cách chính xác hoặc tương đối chính xác như thiệt hại về vật chất;
mức độ tổn thất về tinh thần nhiều hay ít không phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của
hành vi xâm phạm và cũng không phụ thuộc vào hình thức lỗi của người xâm phạm
(cố ý hay vô ý), mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất
mát về tình cảm, con người của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân.
Mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm cũng là vấn đề khó xác
định, chúng ta không thể đưa ra các tiêu chí chung, đối tượng bị thiệt hại hoặc loại
thiệt hại cho mọi trường hợp, mà tùy từng trường hợp cụ thể để xác định. Khi xác định
mức độ tổn thất tinh thần, trên thực tế mỗi Thẩm phán, mỗi Tòa án đánh giá một khác
nên dẫn đến tùy nghi khi áp dụng mức bồi thường tổn thất tinh thần. Do đó, người tiến
hành tố tụng cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các điều kiện về nhân thân của
82

người bị thiệt hại mới có thể đưa ra mức bồi thường phù hợp, đảm bảo lợi ích của các
bên liên quan.
Ngoài ra, nhà làm luật không quy định mức tối thiểu cho thiệt hại tổn thất về
tinh thần để người áp dụng pháp luật có thể tùy nghi quyết định trong trường hợp cụ
thể. Tuy nhiên sự tùy nghi này có thể sẽ khiến người bị thiệt hại được bồi thường
không thỏa đáng. Chẳng hạn, ta có thể thấy so với thiệt hại về sức khỏe thì thiệt hại về
tính mạng nghiêm trọng hơn rất nhiều vì vậy có thể quy định mức tối đa của thiệt hại
về sức khỏe sẽ bằng với mức tối thiểu của thiệt hại về tính mạng.
Bên cạnh đó trong trường hợp được giảm mức bồi thường chưa có quy định cụ
thể sẽ được giảm bao nhiêu và căn cứ vào đâu để xác định mức giảm đó hiện nay chưa
có quy định. Theo quan điểm của nhóm tác giả, mức giảm BTTH sẽ dựa trên sự thỏa
thuận của các đương sự trong vụ án nếu như không thể thỏa thuận mức giảm tối đa là
không quá 50% thiệt hại ban đầu khi chưa được giảm mức bồi thường. Quy định như
vậy sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ tranh chấp được
bảo đảm, người gây thiệt hại hại có khả năng BTTH còn người bị thiệt hại cũng sẽ
nhanh chóng được nhận khoản tiền bồi thường.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt
hại do thông tin sai sự thật.
Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn xét xử BTTH do thông tin sai sự
thật, nhóm tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về BTTH do thông tin sai sự thật như sau:
Một là, phát huy vai trò của lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong
phòng, chống thông tin sai sự thật. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần khẩn
trương thể chế hóa, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực tiễn; tích cực xây
dựng khuôn khổ pháp luật một cách khoa học, tiến bộ để đảm bảo an toàn, trật tự xã
hội tạo môi trường thông tin lành mạnh. Để quản lý tốt, cần nhanh chóng tiếp tục hoàn
thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật với các điều khoản cụ thể, rõ ràng, sát thực,
phù hợp, theo kịp tốc độ biến động của truyền thông, v.v thay vì chỉ dừng ở quy tắc
điều chỉnh mang tính khuyến nghị đạo đức và văn hóa. Kịp thời bổ sung, hoàn thiện
các văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn để bảo đảm môi trường pháp lý minh
bạch, công khai và bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân.
Các cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm pháp lý đối với các thông tin đưa lên
các loại hình truyền thông hoặc trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày. Đồng thời, cần có
cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thông tin,
truyền thông trở thành chủ thể tích cực ứng phó với thông tin sai sự thật. Bên cạnh đó,
cần tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cung
cấp thông tin kịp thời đầy đủ theo Luật Tiếp cận thông tin, thực hiện tốt trách nhiệm
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Hai là, Tòa án nhân dân Tối cao cần thường xuyên tổng kết, đánh giá tình hình
áp dụng pháp luật trong lĩnh vực bồi thường do thông tin sai sự thật. Qua đó kịp thời
sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và kịp thời hướng
dẫn các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm tính thống nhất giữa
các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả nước về việc áp dụng pháp luật.
Ba là, cần nghiên cứu tiến hành sửa đổi các luật liên quan đến thông tin sai sự
thật như Luật Báo chí; Luật An ninh mạng; Luật Quảng cáo, Luật bảo vệ người tiêu
83

dùng v.v. theo hướng có quy định cụ thể và rõ ràng về định tính hóa và định lượng hóa
những tiêu chí để chế tài mọi hành động và cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc sản
xuất, lan truyền cũng như sử dụng thông tin sai sự thật. Đặc biệt, về chế tài BTTH do
thông tin sai sự thật có mối liên hệ trực tiếp tới chủ thể bị tác động bởi thông tin sai sự
thật thì càng cần thiết phải quy định rõ ràng để thống nhất và đạt hiệu quả trong việc
áp dụng pháp luật, đảm bảo quyền và các lợi ích hợp pháp giữa các bên liên quan.
Trong đó, cần xây dựng định nghĩa tương đối hẹp và sáng tỏ về khái niệm thông tin sai
sự thật. Đồng thời bổ sung những quy định xử lý mang tính trừng phạt “mạnh tay” đối
với các đối tượng tạo lập và phát tán thông tin sai sự thật nhằm răn đe và làm gương
cho những đối tượng đang có ý đồ tương tự.
Bốn là, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử có phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp tốt, có trình độ năng lực chuyên môn giỏi nhằm nâng cao chất lượng
xét xử đáp ứng với các nhu cầu và sự vận động của thực tiễn đặt ra.
Năm là tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với
Tòa án để nhanh chóng xác minh thông tin sai sự thật, ngăn chặn, khoanh vùng kịp
thời sự lan truyền của thông tin sai sự thật để giảm thiểu tác động của nó đến với cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Đồng thời phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ đủ phát hiện,
ngăn chặn, cảnh báo và xử lý kịp thời đối với hành vi thông tin sai sự thật cũng như
các đối tượng tạo lập, tán phát thông tin sai sự thật, tránh để bị động dẫn đến hậu quả
không mong muốn. Bên cạnh đó để xác định thiệt hại khi có thông tin sai sự thật cần
nghiên cứu các phương thức khác nhau cả về y học, tâm lý học, v.v giúp ích trong việc
xác định mức BTTH tương xứng với mức độ tổn thất do thông tin sai sự thật gây ra
đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Sáu là, cần nâng cao hiệu quả công tác hòa giải đối với các vụ án dân sự nói
chung và đối với tranh chấp về BTTH do thông tin sai sự thật nói riêng trên tinh thần
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh
chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, v.v”. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng
của công tác hòa giải trong việc giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt BTTH do thông
tin sai sự thật là lĩnh vực đặc thù khó khăn trong việc chứng minh cũng như xác định
mức bồi thường, vì vậy khi tổ chức hòa giải thành sẽ có ý nghĩa tiết kiệm thời gian,
kinh phí mà vẫn đạt hiệu quả cao trong việc phân định quyền, nghĩa vụ của các bên
liên quan.
Bảy là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức
tuân thủ pháp luật không tạo lập, lan truyền, sử dụng thông tin sai sự thật gây tổn hại
đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Mọi người dân
cần cảnh giác trước thông tin sai sự thật, tránh để bị “dắt mũi”, cuốn theo cuồng dư
luận không phân biệt được thông tin nào đúng, thông tin nào sai dẫn đến những thiệt
hại không đáng có. Bên cạnh đó, cần ra sức loại bỏ, tẩy chay thông tin sai sự thật vì
một môi trường thông tin lành mạnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
84

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Trong chương III của công trình nghiên cứu nhóm tác giả đã đánh giá thực tiễn
áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật của Tòa án các cấp dựa
trên các bản án đã được công bố từ năm 2017 đến năm 2022 mà nhóm tác giả thu thập
được. Qua đó, phát hiện ra những ưu điểm và những hạn chế cần phải khắc phục để
giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật một cách hợp
tình, hợp lý. Nhóm tác giả đã đề xuất một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về
BTTH nói chung và BTTH do thông tin sai sự thật nói riêng như các quy định về
nguyên tắc BTTH; chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường, chủ thể có trách nhiệm bồi
thường; yêu cầu chứng minh thiệt hại; xác định thiệt hại và mức BTTH. Đồng thời,
nhóm tác giả cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi
thường thiệt hại do thông tin sai sự thật để đảm bảo cho quá trình giải quyết các vụ án
tranh chấp về BTTH do thông tin sai sự thật đạt hiệu quả cao, góp phần bảo vệ quyền
và lợi ích của các đương sự, đảm bảo công bằng xã hội và nhằm răn đe, giáo dục,
phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi phạm pháp luật về thông
tin nói riêng.
85

KẾT LUẬN
Thông tin sai sự thật không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự trợ
giúp của internet, thông tin sai sự thật mới thật sự trở thành một “đại dịch” của xã hội.
Thông tin sai sự thật có thể xuất phát từ sự vô ý, tùy tiện, thiếu trách nhiệm hoặc chủ ý
của người tạo ra và lan truyền, nhằm phá hoại và trục lợi về kinh tế, làm giảm uy tín,
hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân; đầu độc dư luận và sự phát triển
lành mạnh, dân chủ của xã hội. Vấn nạn thông tin sai sự thật đã, đang và sẽ tiếp tục tồn
tại, len lỏi phát tán trong cộng đồng với những nội dung, quy mô và trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, gây nhiều hệ lụy tiêu cực, đe dọa sự lành mạnh thông tin và ổn định
trật tự xã hội. Chính vì vậy, các chế tài liên quan đến việc ngăn chặn, giảm thiểu tác
hại của thông tin sai sự thật càng phải được quan tâm và hoàn thiện để có thể ứng phó
trước sự biến đổi không ngừng của thông tin sai sự thật. Chế tài BTTH do thông tin sai
sự thật là một trong những chế tài quan trọng bởi nó không chỉ mang tính chất răn đe,
trừng phạt đối với những chủ thể đã, đang và sẽ có hành vi thông tin sai sự thật mà còn
liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt
hại bởi thông tin sai sự thật.
Tuy nhiên, chế tài BTTH do thông tin sai sự thật hiện nay chưa được cơ quan có
thẩm quyền nghiên cứu, tổng kết, đánh giá việc áp dụng pháp luật. Đây là một nội
dung tương đối phức tạp, có phạm vi rộng và tính trừu tượng cao nên việc áp dụng còn
nhiều vướng mắc trong thực tiễn. Đề tài “Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do
thông tin sai sự thật - thực trạng và giải pháp” đã tập trung khai thác và đưa ra một số
định hướng để giải quyết các bất cập hiện nay trong việc áp dụng chế tài BTTH do
thông tin sai sự thật. Thông qua việc định nghĩa thông tin sai sự thật, xác định phạm vi
trách nhiệm BTTH do thông tin sai sự thật; nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp luật
trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến thông tin sai sự thật để xác định căn cứ
BTTH cũng như các dạng hành vi thông tin sai sự thật. Từ đó đánh giá thực trạng, chỉ
ra những bất cập, thiếu sót của các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm
BTTH do thông tin sai sự thật. Liên hệ thực tiễn trong công tác giải quyết các yêu cầu
BTTH do thông tin sai sự thật của các Tòa án trong những năm gần đây. Cuối cùng,
nhóm tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về
nguyên tắc BTTH, chứng minh thiệt hại, xác định chủ thể có quyền yêu cầu và có
trách nhiệm BTTH, phương thức xác định thiệt hại do thông tin sai sự thật, căn cứ xác
định mức BTTH. Cùng với các giải pháp để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
BTTH do thông tin sai sự thật.
Đề tài “Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do thông tin sai sự thật - thực
trạng và giải pháp” là một đề tài mới và có phạm vi nghiên cứu rộng vì vậy, những
phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật mà nhóm tác giả
đưa ra còn chưa đầy đủ và chưa thể đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan. Nhóm
tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn cụ thể của các thầy, cô giáo để giúp
cho đề tài khoa học của nhóm tác giả được hoàn thiện hơn./.
86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Bộ luật Dân sự 2005.
3. Bộ luật Dân sự 2015.
4. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
5. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
6. Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.
7. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
8. Luật Quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018.
9. Luật Báo chí năm 2016.
10. Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017.
11. Luật an ninh mạng năm 2018.
12. Luật Cạnh tranh 2018.
13. Hiến pháp Liên bang Nga.
14. Bộ luật Dân sự Liên bang Nga.
15. Bộ Luật Dân sự Đức.
16. Bộ luật Dân sự Pháp.
17. Bộ luật Dân sự Trung Quốc.
18. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Hà Nội.
19. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Sách tham khảo, chuyên khảo; giáo trình, tập bài giảng; đề án, đề tài khoa học;
luận văn, luận án;
20. Catherine Elliott and Frances Quinn, Tort Law, Pearson Longman, seventh edition
published 2009- p.2.
21. Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án - Tập
2, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Đoàn Phan Tâm (2001), Thông tin học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Phùng Trung Tập (2017), Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
87

24. Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học
Quốc gia Hà Nội.
25. Đinh Trung Tụng (Chủ biên, 2017), Những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự
2015, Bộ Tư pháp, Nxb Lao động, Hà Nội.
26. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
28. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách
khoa - Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
29. 王利明:《违约责任论, 中国政法大学出版社, 1996 年版
Bài tạp chí khoa học; kỷ yếu hội thảo; báo cáo thống kê; án lệ;
30. Allcott, Gentzkow (2017), “Social Media and Fake News in the 2016 Election”,
Journal of Economic Perspectives, 31 (2): 211-36.
31. Nguyễn Thị Phương Châm, Ngô Thu Trang (2020), Tiến trình phát triển pháp luật
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ - Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và
pháp luật, Hà Nội.
32. Himma-Kadakas, Marju (2017), “Alternative facts and fake news entering
journalistic content production cycle”, Cosmopolitan Civil Societies: An
Interdisciplinary Journal, 9 (2), 25–41, doi:10.5130/ccs.v9i2.5469
33. Bản án số 04/2018/DS-ST “V/v: Tranh chấp bồi thường về danh dự, nhân phẩm,
uy tín” của TAND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
34. Bản án số: 22/2017/DS-ST “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại về danh dự,
nhân phẩm” của TAND Thị xã N, tỉnh Sóc Trăng.
35. Bản án số 50/2020/DS-ST “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm” của TAND huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
36. Bản án số 13/2020/DS-ST “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại danh dự, nhân
phẩm” của TAND huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
37. Bản án số: 111/2020/DS-PT “V/v: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng” của TAND tỉnh Bình Phước.
38. Bản án số: 08/2021/DS-ST ngày 18-01-2021 “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt
hại danh dự, nhân phẩm, uy tín” của TAND huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
39. Bản án số: 115 /2021/DS-PT “V/v: Tranh chấp bồi thường thiệt hại danh dự, nhân
phẩm, uy tín” của TAND tỉnh Tiền Giang.
40. Án lệ Tòa án Tối cao ngày 24/03/1993, Tuyển tập án lệ dân sự quyển 47 số 4.
88

41. UNESCO (2005), Development of Information Literacy through School Libraries


in South-East Asian Countries (IFAP Project 461RAS5027), Bangkok, 12p.
Website
42. Yến Anh (2021), “Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, luật sư nói gì ?”, tại địa chỉ:
https://nld.com.vn/van-nghe/nghe-si-quang-cao-sai-su-that-luat-su-noi-gi-
20210604153143864.htm, ngày truy cập: 23/12/2021.
43. Tạ Quang Đạo (2021), “Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch covid-
19”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập tại:
https://dangcongsan.vn/canh-bao-thong-tin-gia/bai-1-muon-kieu-tin-gia-tin-sai-su-
that-ve-dich-covid-19-589097.html, ngày truy cập: 09/10/2021.
44. Nguyễn Hồng Hải Đăng (2020), “Tin giả: Không dễ định nghĩa”, Tia sáng, tại địa
chỉ: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Tin-gia-Khong-de-dinh-nghia-
24187, ngày truy cập 02/09/2021.
45. Văn Nam (2016), “Vietfoods bị thiệt hại nặng sau tin xúc xích gây ung thư”, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn, tại địa chỉ: https://thesaigontimes.vn/vietfoods-bi-thiet-hai-
nang-sau-tin-xuc-xich-gay-ung-thu/ , ngày truy cập 09/02/2022.
46. Coronavirus FAQs: Smoking & Vaping May Put You At Higher Risk (2021), tại
địa chỉ: https://tobaccofreeca.com/viet/health/covid-19-and-tobacco-what-you-
need-to-know/, ngày truy cập 05/03/2022
47. Tuyên bố của WHO: hút thuốc lá và COVID-19 (2020), tại địa chỉ:
https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/25-05-2020-who-statement-tobacco-
use-and-covid-19, ngày truy cập 05/03/2022.
48. Facts, W., Meanings, M., & Difference (2020), “Misinformation” vs
“Disinformation”: Get Informed On The Difference, tại địa chỉ:
https://www.dictionary.com/e/misinformation-vs-disinformation-get-informed-on-
the-difference/, ngày truy cập: 22/09/2021.
49. практики, В. (2022). Взыскиваем убытки: тенденции судебной практики, tại
địa chỉ: https://pravo.ru/story/218240/, ngày truy cập: 14/02/2022.
50. "Обзор практики рассмотрения судами дел по спорам о защите чести,
достоинства и деловой репутации" (утв. Президиумом Верховного Суда РФ
16.03.2016)/КонсультантПлюс (2022), tại địa chỉ:
https://www.consultant.ru/document/, ngày truy cập: 14/03/2022
51. Friedrichmommsen, Zurlehrevondeminteresse, Braunschweig 1855, S.3
52. Diffamation : code pénal et propos diffamatoires (peine, plainte) (2022). tại địa
chỉ: https://www.dossierfamilial.com/vie-pratique/droit-et-justice/infractions/
diffamation-injure-calomnie-que- risquez-vous-345366, ngày truy cập
13/03/2022.
89

PHỤ LỤC

STT TÊN BẢN ÁN THỜI GIAN TOÀ ÁN NỘI DUNG

1 Bản án số: 06/2017/DS- 27/11/2017 TAND tỉnh Kiện đòi bồi


PT Sơn La thường thiệt hại
ngoài hợp đồng

2 Bản án số: 21/07/2021 TAND quận Yêu cầu cải


67/2021/KDTM-ST Ba Đình, Tp chính thông tin,
Hà Nội gỡ bài viết, xin
lỗi công khai và
bồi thường tổn
thất”

3 Bản án số: 22/2021/DS- 29/06/2021 TAND Tp Tranh chấp bồi


ST Huế, tỉnh thường thiệt hại
Thừa Thiên do nhân phẩm,
Huế danh dự bị xâm
phạm

4 Bản án số: 05/2021/DS- 03/02/2021 TAND Tranh chấp


ST Thành phố danh dự, nhân
TN, tỉnh TN phẩm

5 Bản án số: 65/2021/DS- 21/10/2021 TAND Yêu cầu bồi


ST huyện Long thường thiệt hại
Hồ, tỉnh do danh dự,
Vĩnh Long nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

6 Bản án số: 01/2020/DS- 06/03/2020 TAND quận Tranh chấp về


ST Sơn Trà, Tp yêu cầu xin lỗi,
Đà Nẵng cải chính công
khai và bồi
thường thiệt hại
ngoài hợp đồng

7 Bản án số: 23/2020/DS- 28/09/2020 TAND quận Yêu cầu cải


ST Hoàn Kiếm, chính, xin lỗi
Tp Hà Nội công khai và và
bồi thường thiệt
hại
90

8 Bản án số: 51/2021/DS- 13/04/2021 TAND Yêu cầu bồi


ST huyện Đầm thường thiệt hại
Dơi, tỉnh Cà về danh dự,
Mau nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

9 Bản án số: 05/2020/DS- 04/06/2020 TAND thị xã Tranh chấp dân


ST H, tỉnh Đồng sự về đòi bồi
Tháp thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

10 Bản án số: 58/2020/DS- 17/04/2020 TAND Tranh chấp liên


ST huyện Hoài quan đến yêu
Nhơn, tỉnh cầu buộc thu
Bình Định hồi, chấm dứt
việc sử dụng
hình ảnh...

11 Bản án số: 129/2019/DS- 26/11/2019 TAND thành Tranh chấp yêu


ST phố Biên cầu bồi thường
Hoà, tỉnh thiệt hại ngoài
Đồng Nai hợp đồng do
danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị
xâm phạm

12 Bản án số: 39/2019/DS- 22/08/2019 TAND quận Tranh chấp bồi


ST 2, Tp Hồ Chí thường thiệt hại
Minh do danh dự, uy
tín bị xâm phạm

13 Bản án số: 59/2021/DS- 24/09/2021 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Phước thường thiệt hại
Long, tỉnh do danh dự,
Bạc Liêu nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

14 Bản án số: 20/2022/DS- 28/06/2021 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Thới thường thiệt hại
Bình, do danh dự,
nhân phẩm, uy
91

tín bị xâm phạm

15 Bản án số: 08/2021/DS- 18/01/2021 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Cai thường thiệt hại
Lậy, tỉnh danh dự, nhân
Tiền Giang phẩm, uy tín

16 Bản án số: 01/2021/DS- 04/02/2021 TAND Bồi thường thiệt


ST huyện Giao hại do cơ quan
Thuỷ, tỉnh tiến hành tố
Nam Định tụng gây ra
trong hoạt động
tố tụng hình sự

17 Bản án số: 50/2020/DS- 22/09/2020 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Phước thường thiệt hại
Long, tỉnh do danh dự,
Bạc Liêu nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

18 Bản án số: 04/2021/DS- 23/03/2021 TAND Đòi bồi thường


ST huyện Cầu thiệt hại ngoài
Kè, tỉnh Trà hợp đồng
Vinh

19 Bản án số: 120/2017/DS- 13/12/2017 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Trần thường thiệt hại
Văn Thời, ngoài hợp đồng
tỉnh Cà Mau do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

20 Bản án số: 25/2017/DS- 05/09/2017 TAND Tp Tranh chấp bồi


ST Bạc Liêu, thường thiệt hại
tỉnh Bạc ngoài hợp đồng
Liêu

21 Bản án số: 15/2018/DS- 31/10/2018 TAND thị xã Tranh chấp về


ST A, tỉnh Gia bồi thường thiệt
Lai hại do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm
92

22 Bản án số: 121/2017/DS- 13/12/2017 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Trần thường thiệt hại
Văn Thời, ngoài hợp đồng
tỉnh Cà Mau do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

23 Bản án số: 22/2017/DS- 20/06/2017 TAND thị xã Tranh chấp bồi


ST N, tỉnh Sóc thường thiệt hại
Trăng về danh dự,
nhân phẩm

24 Bản án số: 15/2021/DS- 28/05/2021 TAND Bồi thường thiệt


ST huyện Hớn hại do danh dự,
Quản, tỉnh nhân phẩm, uy
Bình Phước tín bị xâm phạm

25 Bản án số: 20/2022/DS- 20/01/2022 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Trần thường thiệt hại
Văn Thời, do danh dự,
tỉnh Cà Mau nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

26 Bản án số: 222/2020/DS- 11/12/2020 TAND Bồi thường thiệt


ST huyện Trần hại danh dự,
Văn Thời nhân phẩm

27 Bản án số: 59/2021/DS- 24/09/2021 TAND Tranh chấp bồi


ST huyện Phước thường thiệt hại
Long, tỉnh do danh dự,
Bạc Liêu nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

28 Bản án số: 432/2021/DS- 04/05/2021 TAND Tp Tranh chấp bồi


PT Hồ Chí Minh thường thiệt hại
do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

29 Bản án số: 17/2021/DS- 07/06/2021 TAND tỉnh Tranh chấp yêu


PT Quảng Trị cầu bồi thường
thiệt hại do
danh dự, nhân
93

phẩm, uy tín bị
xâm phạm

30 Bản án số: 28/2021/DS- 04/06/2021 TAND thị Yêu cầu bồi


ST Xã Giá Rai, thường thiệt hại
tỉnh Bạc danh dự, nhân
Liêu phẩm

31 Bản án số: 74/2021/DS- 07/04/2021 TAND tỉnh Bồi thường thiệt


PT Cà Mau hại, danh dự,
nhân phẩm

32 Bản án số: 04/2021/DS- 23/03/2021 TAND Đòi bồi thường


ST huyện Cầu thiệt hại ngoài
Kè, tỉnh Trà hợp đồng
Vinh

33 Bản án số: 07/2021/DS- 08/01/2021 TAND tỉnh Tranh chấp bồi


PT Cà Mau thường thiệt hại
danh dự, nhân
phẩm

34 Bản án số: 240/2020/DS- 18/08/2020 TAND tỉnh Tranh chấp bồi


PT Bến Tre thường thiệt hại
do danh dự,
nhân phẩm bị
xâm phạm

35 Bản án số: 518/2020/DS- 16/06 /2020 TAND Tp Yêu cầu cải


PT Hồ Chí Minh chính, xin lỗi

36 Bản án số: 124/2020/DS- 30/07/2020 TAND thị xã Tranh chấp bồi


ST Hoài Nhơn, thường thiệt hại
tỉnh Bình do danh dự,
Định nhân phẩm, uy
tín bị xâm
phạm.

37 Bản án số: 13/2020/DS- 28/08/2020 TAND Tranh chấp đòi


ST huyện Cẩm bồi thường thiệt
Mỹ, tỉnh hại danh dự,
Đồng Nai nhân phẩm
94

38 Bản án số: 51/2020/DS- 27/04/2020 TAND Yêu cầu bồi


ST huyện Gò thường thiệt hại
Công Tây, do danh dự,
tỉnh Tiền nhân phẩm, uy
Giang tín bị xâm phạm

39 Bản án số: 80/2020/DS- 16/07/2020 TAND tỉnh Tranh chấp bồi


PT Sóc Trăng thường thiệt hại
do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

40 Bản án số: 02/2020/DS- 14/05/2020 TAND Tranh chấp về


ST huyện Thanh bồi thường thiệt
Sơn, tỉnh hại ngoài hợp
Phú Thọ đồng do danh
dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm
phạm

41 Bản án số: 10/2022/DS- 24/02/2022 TAND thị xã Tranh chấp về


ST Duyên Hải, bồi thường thiệt
tỉnh Trà hại danh dự,
Vinh nhân phẩm, sức
khỏe và tổn thất
tinh thần

42 Bản án số: 16/2019/DS- 28/02/2019 TAND tỉnh Tranh chấp bồi


PT Đồng Tháp thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
do danh dự,
nhân phẩm uy
tín bị xâm phạm

43 Bản án số: 66/2018/HS- 25/10/2018 TAND Về tội “Vu


ST huyện Thanh khống”
Chương, tỉnh
Nghệ An

44 Bản án số:111/2020/DS- 14/07/2020 TAND tỉnh Tranh chấp về


PT Bình Phước bồi thường thiệt
hại ngoài hợp
đồng
95

45 Bản án số: 30/2021/DS- 28/06/2021 TAND Yêu cầu bồi


ST Huyện Thới thường thiệt hại
Bình, tỉnh Uy tín, danh dự,
Cà Mau nhân phẩm

46 Bản án số: 11/09/2020 TAND Tỉnh Bồi thường thiệt


72/2020/DS-PT Phú Thọ hại và danh dự,
nhân phẩm, uy
tín

47 Bản án số: 162/2020/DS- 26/06/2020 TAND tỉnh Tranh chấp dân


PT Đồng Tháp sự về bồi
thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

48 Bản án số: 18/2020/DS- 04/06/2020 TAND tỉnh Tranh chấp về


PT Nam Định bồi thường thiệt
hại ngoài hợp
đồng

49 Bản án số: 13/2019/DS- 26/02/2019 TAND tỉnh Tranh chấp bồi


PT Bạc Liêu thường thiệt hại
về danh dự, uy
tín

50 Bản án số: 306/2020/DS- 13/11/2020 TAND Tỉnh Buộc xin lỗi cải
PT Bến Tre chính công khai

51 Bản án số: 115/2021/DS- 23/3/2021 TAND tỉnh Bồi thường thiệt


PT Tiền Giang hại do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

52 Bản án số: 24/02/2022 TAND Thị Tranh chấp về


10/2022/DS-ST xã Duyên bồi thường thiệt
Hải, tỉnh Trà hại danh dự,
Vinh. nhân phẩm, sức
khỏe và tổn thất
tinh thần
96

53 Bản án số:16/2022/DS-PT 04/03/2022 TAND tỉnh Tranh chấp bồi


Đăk Nông thường thiệt hại
ngoài hợp đồng

54 Bản án số: 03/2022/DS- 19/01/2022 TAND tỉnh Tranh chấp bồi


PT Hậu Giang thường thiệt hại
do danh dự,
nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm

55 Bản án số: 23/2020/HS- 14/02/2020 TAND tỉnh Về tội “Vu


PT Thái Nguyên khống”

56 Bản án số: 07/2019/HS- 28/05/2019 TAND Về tội “Vu


ST huyện Lang khống”
Chánh, tỉnh
Thanh Hoá

(Nguồn: Công bố bản án, quyết định của tòa án, tại địa chỉ:
https://congbobanan.toaan.gov.vn/. )

You might also like