You are on page 1of 18

beatnik style trapeze dress pea coat mondrian dress le smoking safari jacket

“Tôi không thích biến phụ nữ trở thành một khái niệm trừu tượng của thời trang. Tôi
không thích nói “cô phải mặc như thế này”… Tôi không phải là một nhà độc tài.”

Yves Saint Laurent


Yves
Saint
Laurent
Yves Henri Donat Mathieu-Saint-Laurent
(01/08/1936 - 01/06/2008)

Là NTK thời trang người Pháp, một trong


những tên tuổi vĩ đại của ngành thời trang
Pháp thế kỷ XX.

Sinh ra tại Oran, Algeria, là con trai của


giám đốc một công ty bảo hiểm, trong một
gia đình quý tộc Pháp.
17 tuổi, ông tham gia vào một cuộc thi thiết kế với ban giám khảo cuộc thi gồm những tên tuổi lớn của
làng may mặc thời bấy giờ là Balmain, Givenchy, Balenciaga và đoạt giải nhất. Lúc đó bố ông nhận ra tài
thiết kế của con trai và đồng ý cho con ghi tên vào trường Chambre Syndicale de la Haute Couture.

Sau khi ra trường, Yves Saint Laurent đến Paris lập nghiệp với “vốn liếng” là giải nhất cuộc thi
International Wool Secretariat với thiết kế là chiếc váy cocktail vào năm 1954.

Tài thiết kế của Yves Saint Laurent lọt vào mắt của Michel de Brunhoff - nguyên giám đốc tạp chí Vogue
và được giới thiệu tới nhà tạo mốt Christian Dior lừng danh. Năm 1955, Dior mời Yves Saint Laurent về
thực tập và hai năm sau bổ nhiệm ông vào vị trí trợ lý.
1957
Yves trở thành giám đốc sáng tạo sau khi Christian Dior bất ngờ
qua đời vì đột quỵ.

Ông vùi đầu vào công việc, tự nhốt mình vào trong một căn
phòng, vẽ đến 800 bức phác họa khác nhau cho một bộ sưu tập.

Đỉnh cao chỉ trong vòng một đêm thức trắng, Saint Laurent đã
phác thảo 1000 mẫu để chọn ra tâm điểm cho buổi ra mắt bộ
sưu tập đầu tiên dưới nhà Dior vào 01/1958.

Yves đã sáng tạo ra chiếc váy hình thang (trapeze dress) được
tán dương bởi giới phê bình, khi nó giải phóng người phụ nữ
khỏi hình dáng bó sát cơ thể khỏi bộ váy xoè rộng chít eo - thiết
kế New Look đặc trưng của Dior, mà vẫn thanh nhã, sang trọng.
1958 - 1960
Thành công từ bộ sưu tập
mùa Thu-Đông năm 1958
và 1960 của Saint Laurent
đã tạo dựng xu hướng
phong cách hobble skirts và
beatnik cho nhà Dior.

Cũng trong dịp này, Yves gặp


Pierre Bergé, người trở thành
bạn tâm giao và hỗ trợ sự
nghiệp, tình cảm lẫn tinh thần
cho ông đến tận cuối đời.

“Saint Laurent
đã cứu giúp nước Pháp”
1961
Saint Laurent và người tình Pierre Bergé thành lập nên
thương hiệu YSL (Viết tắt của Yves Saint Laurent).

Pierre Bergé đã thuyết phục nhà tỷ phú người Mỹ J.Marck


Robinson tài trợ cho bộ sưu tập thời trang haute couture đầu
tiên gắn nhãn hiệu YSL.

Với sự hỗ trợ của nhà tỷ phú, chỉ 10 năm sau khi tung ra thị
trường, thương hiệu này đã đuổi kịp Dior về cả hai mặt:
doanh thu lẫn uy tín.

NO. JAN 203


DẤU ẤN ĐỘC TÔN
Nhà thiết kế thời trang đầu tiên tuyển dụng người
dân tộc thiểu số làm người mẫu trên sàn catwalk.

Người đầu tiên đặt ra tiêu chuẩn mới cho thế giới
thời trang bằng cách nữ tính hóa các đường nét căn
bản trong trang phục dành cho nam giới.

Nhà thiết kế đầu tiên cho ra mắt dòng sản phẩm


may sẵn “Ready To Wear” - một trong những di sản
quan trọng nhất ông để lại cho thế giới thời trang
ngày nay.

Nhà thiết kế thời trang đầu tiên còn sống được phép
tổ chức triển lãm cá nhân ở Bảo tàng Nghệ thuật
Metropolitan năm 1983.
SIGNATURE
LOOKS
Từ những năm tháng rực rỡ nhất trong sự
nghiệp vào những năm 60, Yves Saint Laurent
đã thiết lập nên DNA của thương hiệu mang
tên mình: Gợi cảm, mạnh mẽ và sang trọng.
TRAPEZE DRESS
Dior S/S Collection, 1958

Chiếc váy đưa tên tuổi của ông trở


thành tâm điểm chú ý trên toàn thế
giới nhờ vẻ đẹp giản dị mà thanh lịch.

Phiên bản nhẹ nhàng, ít bị gò bó hơn


của “New Look” với hình dáng bồng
bềnh và vòng eo tự do.

Sự tinh nghịch trong tinh thần tuổi trẻ.


BEATNIK
STYLE
The Dior Years, 1958-1960

Nguồn cảm hứng chính của Yves cho cả bộ sưu


tập Thu-Đông 1960 tại Christian Dior và cả nhãn
hiệu cùng tên sau này.

Lấy ý tưởng từ văn hóa phản kháng của một bộ


phận tầng lớp thanh niên những năm 50-60, ông
đề cập đến kiểu dáng và kết cấu thể hiện cảm giác
thách thức như da cá sấu, áo khoác motor và bốt
cao đến đùi.

Nâng tầm chiếc áo khoác da như một trang phục


haute couture.
PEA COAT
YSL 1st Collection, 1962

Mở đầu cho bộ sưu tập đầu tiên dưới tên thương hiệu
YSL năm 1962 trên con phố Spontini.

Thiết kế mẫu áo khoác dạ xanh sẫm, hai hàng nút lấy


cảm hứng từ trang phục của thủy thủ.

Đánh dấu phong cách đặc trưng của ông: Mượn trang
phục nam để hướng đến việc giải phóng người phụ nữ
khỏi những lớp quần áo cồng kềnh, giúp họ cảm thấy tự
tin và thoải mái.
MONDRIAN
LOOK
YSL F/W Collection, 1965

Thể hiện niềm say mê của ông đối


với hội họa và phá vỡ những ranh
giới nghiêm ngặt về thời trang lúc
bấy giờ.

Lấy cảm hứng từ trường phái hội


họa của Piet Mondrian, sáng tạo ra
chiếc đầm ngắn không eo đặc trưng
với những ô màu sặc sỡ sắp đặt
cạnh nhau, với đường màu đen giao
nhau giữa các khối màu sắc chính.
Nàng thơ của “Le Smoking”
LE SMOKING
YSL “PopArt” Collection, 1966

Cấu trúc được sử dụng để mặc trong


phòng hút thuốc nhằm bảo vệ quần áo
khỏi mùi thuốc lá.

Thiết kế vẫn được duy trì các quy tắc


riêng biệt của kiểu dáng nam giới
nhưng đồng thời cũng thích ứng với
hình dạng của cơ thể phụ nữ

Phát đi tinh thần nổi loạn của nữ giới,


tạo nên những cơn sao chép rộng
khắp ở cả Pháp và Mỹ.
Helmut Newton's
Le Smoking

Pha bấm máy của cố nhiếp ảnh gia


Helmut Newton cho tạp chí Vogue
Pháp năm 1975 đã tạo nên một hình
tượng thời đại khẳng định đẳng cấp
của Le Smoking.

Biểu tượng kinh điển cho bộ Le


Smoking trong thời trang: Nổi loạn
mà vẫn quyến rũ và kín đáo.
Lấy cảm hứng từ nguồn
gốc Algeria của Yves
SAFARI JACKET
Saint Laurent.

Chiếc áo được thiết kế


theo phong cách quân
đội phẳng phiu với
những chiếc túi vá lớn.
YSL S/S Collection, 1968

Một lần nữa chứng minh


khả năng xóa mờ ranh
giới giữa nam tính và nữ
tính của Yves Saint
Laurent bằng ngôn ngữ
thời trang.
“Yves Saint Laurent cùng với Coco Chanel là những nhà thiết kế thời trang quan trọng nhất của
thế kỷ 20 bởi họ đã thay đổi cuộc sống của phụ nữ trên toàn thế giới.
Chanel gửi tự do đến cho những người phụ nữ và Yves Saint Laurent cho họ sức mạnh.
Chúng ta có thể thấy điều đó ngày hôm nay”

Pierre Bergé

You might also like