You are on page 1of 2

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 7

 Vấn đề thực tiễn, Vấn đề nghiên cứu

- Vấn đề thực tiễn là những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn gặp phải

Ví dụ: Tình trạng sử dụng mạng facebok hiện nay của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới
trẻ.Vấn đề nghiên cứu là việc chuyển những vấn đề thực tiễn sang tri thức khoa học cần tìm hiểu

Ví dụ: Từ tình trạng sử dụng mạng facebook đặt ra vấn đề nghiên cứu là tìm hiểu những hành vi
ảnh hưởng tới việc sử dụng MXH facebook của người dân Việt Nam.Vấn đề nghiên cứu là việc
chuyển những vấn đề thực tiễn sang tri thức khoa học cần tìm hiểu

 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu (objective) là cái đích nghiên cứu mà người nghiên cứu vạch ra để thực
hiện, để định hướng nỗ lực tìm kiếm; là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu.

Ví dụ: Nghiên cứu, đo lường, phân tích, xem xét và điều chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng Facebook tại Việt Nam.

 Đối tượng nghiên cứu

Là sự vật, hiện tượng hoặc mối quan hệ nào đó cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên
cứu (mô tả, đánh giá hiện trạng, dự báo phát triển, xây dựng phương án,..)

Ví dụ: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố
này bao gồm: tính xã hội ,tính vị tha, tính thực tế ảo, tính dễ sử dụng ,tính hữu dụng và tính khích
lệ

 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không
gian và lĩnh vực nghiên cứu gọi là phạm vi nghiên cứu

Ví dụ: Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 363 người sử dụng Facebook tại ba thành phố
Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

 Lý thuyết, lý thuyết khoa học

Là: hệ thống khái niệm về các nhân tố và mối quan hệ giữa chúng, thể hiện cách nhìn nhận về
quy luật của thế giới

Ví dụ: Hệ thống khái niệm về mạng xã hội, tính xã hội, tính vị tha, tính khích lệ,....

 Câu hỏi nghiên cứu

Là câu hỏi đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức
khoa học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thức đó ở trình
độ cao hơn;
Ví dụ: Facebook có thể được dùng với hữu ích như một công cụ kinh doanh đặc biệt là đối với
những doanh nghiệp trẻ đầy tiềm năng không ?

Facebook có đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu thông tin cần thiết đối với người dùng như các trang
mạng xã hội khác không, để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đổi mới đó Facebook đã làm
gì?

 Giả thuyết nghiên cứu

Là một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc
bác bỏ. Xét trong quan hệ giữa giả thuyết với câu hỏi nghiên cứu, thì giả thuyết chính là “câu trả lời”
vào “câu hỏi” nghiên cứu đã nêu ra

Ví dụ: Giả thuyết nghiên cứu đưa ra là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng facebook là : :
tính xã hội (social identity), tính vị tha (altruism), tính thực tế ảo (telepresence), tính dễ sử dụng
(perceived ease of use), tính hữu dụng (perceived usefulness) và tính khích lệ (perceived
encouragement).Kết quả cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng Facebook
tại Việt Nam là tính hữu dụng, tính dễ sử dụng và tính khích lệ. Bên cạnh đó có 12 giả thuyết
được ủng hộ trong số 14 giả thuyết kiến nghị.

 Khung lý thuyết (hay mô hình NC)

Khung lý thuyết là sự thể hiện có logic các nhân tố, biến số và mối liên hệ liên quan trong công
trình NC.

Ví dụ: mô hình TAM. Các biến được Kwon & Wen (2009) bổ sung vào mô hình TAM để nghiên
cứu chuyên sâu về MXH bao gồm: tính khích lệ, tính xã hội, tính vị tha, tính thực tế ảo và biến
hành vi thực tế sử dụng.

 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp NC: là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình
công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học;

Ví dụ: Trong bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính và định lượngNghiên cứu định
tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng
đến hành vi này. Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra
quyếtđịnh, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào.Nghiên cứu định lượng là phương
pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được
những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê,
phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu.

You might also like